Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 34 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

********

CẨM NANG
ỨNG DỤNG TMR CHO
CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- NĂM 2015 -


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
********

Cẩm nang

ỨNG DỤNG TMR
CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


MỤC LỤC
Lời mở đầu...................................................................4
Phần 1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của bò sữa.........7
Phần 2. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi bò
sữa..........................................................................11
1. Nhu cầu dinh dưỡng..............................................11


1.1 Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng.......11
1.2 Chất dinh dưỡng cung cấp đạm..................13
1.3 Chất dinh dưỡng cung cấp béo...................14

1. Một số phương thức cho bò ăn............................36
1.1 Cho ăn riêng từng loại thực liệu.................36
1.2 Cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng
số (TMR).....................................................................37
2. Một số khẩu phần thức ăn TMR khuyến cáo sử
dụng............................................................................41
2.1 Khẩu phần thức ăn TMR đang áp dụng thành
công tại Trại Trình diễn và Thực nghiệm bò sữa công
nghệ cao – Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây
trồng – vật nuôi...........................................................42

1.4 Chất dinh dưỡng cung cấp khoáng.............14

2.2 Một số khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa
khuyến cáo sử dụng trên các nông hộ.........................46

1.5 Chất dinh dưỡng cung cấp vitamin.............15

2.3 Một số khẩu phần dành cho bò tơ...............48

1.6 Nhu cầu nước uống.....................................15

3. Phương pháp phối trộn thức ăn TMR và thời điểm
cho ăn..........................................................................49

2. Thức ăn chăn nuôi bò sữa....................................16

2.1 Thức ăn thô.................................................16
2.2 Thức ăn củ quả............................................22

2

Phần 3. Nuôi bò sữa theo khẩu phần phối trộn hỗn
hợp tổng số (TMR)....................................................36

4. Cách thay thế các thực liệu trong khẩu phần thức
ăn................................................................................55

2.3 Thức ăn tinh................................................23

Phần 4. Một số quy trình chế biến thức ăn chăn
nuôi.............................................................................57

2.4 Phụ phế phẩm trong công nghiệp chế biến.24

Một số địa chỉ cần liên hệ.........................................63

2.5 Thức ăn bổ sung..........................................27

Tài liệu tham khảo....................................................64

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

3



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa ở
TP. Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh, góp phần đáng kể
trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn
ngoại thành; nhiều hộ đã tích lũy tăng quy mô nuôi trở
thành doanh nghiệp, trang trại nuôi bò sữa. Tính đến
thời điểm 01/10/2015, tổng đàn bò sữa tại TP. Hồ Chí
Minh đạt 101.134 con, trong đó đàn cái vắt sữa là
49.530 con, năng suất sữa bình quân đạt 5.657
kg/con/năm (16,07 kg/con/ngày).
Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích
đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, người chăn nuôi
chưa chủ động được nguồn cung cấp thức ăn thô xanh
cho bò sữa, và để khai thác được nhiều sữa, các hộ chăn
nuôi có xu hướng “bồi bổ” cho bò như tăng nhiều thức
ăn tinh (cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì,…), giảm thức ăn
thô xanh hoặc thêm thức ăn tinh để bù vào lượng thức ăn
thô bị thiếu hụt nên dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng
trong khẩu phần. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình lên men ở dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng sữa và kèm theo là hàng loạt bệnh do sự
mất cân đối dinh dưỡng (tiêu chảy, chướng hơi,…), suy
giảm khả năng sinh sản (chậm động dục, khó thụ thai,
tăng khoảng cách lứa đẻ,…). Ngoài ra, tập quán khi cho
4

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa


bò ăn của nông hộ thường tách riêng từng loại thức ăn
(cỏ, cám, hèm bia, xác mì,…), làm cho môi trường dạ cỏ
thay đổi theo loại thức ăn khác nhau ăn vào, ảnh hưởng
đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ, nếu mỗi lần cung
cấp thức ăn gây xáo trộn môi trường dạ cỏ sẽ ảnh hưởng
ngay đến kết quả tiêu hóa.
Tạo môi trường dạ cỏ luôn ổn định, góp phần tăng
sinh khối hệ vi sinh vật để chuyển hóa hiệu quả nhất
thức ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, giảm
thiểu bệnh tật thông qua việc sử dụng khẩu phần thức ăn
phối trộn hỗn hợp tổng số (TMR) trong chăn nuôi bò
sữa, mà nhiều nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến đã
ứng dụng.
Nhằm hỗ trợ kiến thức cho người chăn nuôi, qua
kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc
Cẩm nang “Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa” do
Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với
Trung tâm Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi biên
soạn. Nội dung cuốn sách trình bày về những vấn đề
mấu chốt về khẩu phần thức ăn hợp lý trong chăn nuôi
bò sữa để giúp người chăn nuôi áp dụng góp phần nâng
cao hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nhà thu
mua về chất lượng sữa. Chúng tôi hy vọng quyển cẩm
nang này sẽ giúp ích cho những bạn đọc muốn gắn bó
với nghề chăn nuôi bò sữa có được những kiến thức cơ
bản để đi đến thành công trong chăn nuôi.
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

5



Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của Quý bạn đọc để chất lượng cẩm nang ngày càng
tốt hơn.
Chúc bạn đọc thành công.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẦN 1

ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA
CỦA BÒ SỮA
Bò là gia súc nhai lại nên cơ quan tiêu hóa có cấu
tạo đặc biệt:
- Miệng: chức năng lấy thức ăn, tiết nước bọt và
nhai lại.
- Dạ dày bò: được chia làm 4 túi gồm dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó, dạ cỏ và dạ tổ
ong là thùng lên men lớn, chứa rất nhiều vi sinh vật cộng
sinh tiêu hóa chất xơ; dạ lá sách giúp hấp thu và lọc thức
ăn; dạ múi khế giúp tiêu hóa thức ăn bằng dịch vị giống
như ở gia súc dạ dày đơn.
Khi bò ăn, thức ăn được nhai và thấm nước bọt rồi
nuốt xuống dạ cỏ. Khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn, bò
bắt đầu quá trình nhai lại. Đó là quá trình thức ăn được
ợ từ dạ cỏ lên miệng và tại đây, trong vòng một phút,
thức ăn được nhai nghiền mịn, trộn lẫn với nước bọt và
được nuốt trở lại. Nhờ nhai lại, tất cả các loại thức ăn thô
đều được nghiền nhỏ, mịn. Cùng với sự phân giải vi sinh
vật trong thời gian thức ăn lưu lại ở dạ cỏ, độ bền của

thành tế bào các loại thức ăn bị giảm và phá hủy, các
thành phần dinh dưỡng được giải phóng dần, các phần
thức ăn chìm sâu dần xuống phần dưới túi bụng dạ cỏ.

6

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

7


Và từ đây, thức ăn được đẩy tới dạ tổ ong và sau đó tới
lỗ thông giữa dạ tổ ong và dạ lá sách. Quá trình tiêu hóa
diễn ra như vậy, làm vơi dần lượng chất chứa trong dạ cỏ
và bò sữa lại tiếp nhận những thức ăn mới. Khi tới dạ
múi khế, thức ăn được tiêu hóa như ở động vật dạ dày
đơn.
Như vậy, tổng thời gian bò sữa nhai lại trong một
ngày đêm dài hay ngắn tùy thuộc vào loại thức ăn trong
khẩu phần. Thông thường, bò sử dụng khoảng 35 – 40%
thời gian trong ngày để nhai lại (ợ thức ăn rồi nhai lại).
Ngoài ra, để bò sữa nhai lại được tốt, cần bảo đảm cho
chúng ở trong trạng thái hoàn toàn yên tĩnh. Bất kỳ một
hành động gây xáo trộn nào đều có thể làm gián đoạn
quá trình nhai lại và ảnh hưởng không tốt đến quá trình
tiêu hóa thức ăn.
- Ruột: tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Dạ lá sách


Dạ
cỏ

Thực quản
Dạ múi khế

- Tỷ lệ thức ăn tinh thô không phù hợp.
- Đặc điểm của nguồn thức ăn thô.

Miệng

Ruột
non

Thông thường, khoảng 65% nguồn dưỡng chất
cung cấp cho bò sữa từ sự chuyển hóa các chất do quá
trình lên men thức ăn và sinh khối từ xác của hệ vi sinh
vật trong dạ cỏ, phần thức ăn còn lại sẽ được tiêu hóa bởi
chính men tiêu hóa của bò ở dạ múi khế và trong ruột
non. Với sự đa dạng về chủng loài vi sinh vật, phát triển
nhanh chóng về sinh khối sẽ cung ứng nguồn dưỡng
chất có phẩm chất cao cho bò để sản xuất sữa có giá trị
về dinh dưỡng cao cấp dễ tiêu cho con người. Mỗi loài
vi sinh vật sẽ phân giải và sử dụng một số chất chuyên
biệt trong nguồn thức ăn của bò, trong một môi trường,
độ pH ổn định sẽ tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật tối
ưu cho bò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp môi
trường dạ cỏ có thể thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn đến
sự lên men thức ăn trong dạ cỏ. Các nguyên nhân chủ

yếu là:

Dạ tổ ong

- Phương pháp cho ăn không thích hợp.
- Đặc điểm của những thức ăn bổ sung nhất là
thức ăn cung đạm.
- Sự thiếu hay thừa một số khoáng chất cũng làm
pH dạ cỏ tăng hoặc giảm.

Hình 1: Sơ lược bộ máy tiêu hóa bò sữa
(Nguồn: Lê Đăng Đảnh, 2007)
8

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

9


Như vậy, tạo môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi
sinh vật dạ cỏ tồn tại, hoạt động và phát triển là điểm
mấu chốt để nâng cao hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

PHẦN 2

NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN
CHĂN NUÔI BÒ SỮA
1. Nhu cầu dinh dưỡng

Thông thường, chi phí thức ăn trong chăn nuôi bò
sữa chiếm 30 – 40% /tổng chi phí. Do đó, khẩu phần ăn
của bò phải đảm bảo được ổn định cả về chất lượng và
chủng loại thức ăn để mang lại hiệu quả sản xuất tối đa.
Thành phần thức ăn nuôi dưỡng bò sữa bao gồm các
chất dinh dưỡng sau:
1.1 Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng:

Hình 2: Khả năng tiêu hóa ở dạ cỏ
(Nguồn: Lê Đăng Đảnh, 2007)

Năng lượng rất cần thiết cho các hoạt động của cơ
thể, trong đó chất xơ, chất bột đường và chất béo là
những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho
bò sữa. Trong trường hợp thức ăn cung cấp không đủ
năng lượng cho bò, chúng phải huy động năng lượng dự
trữ trong cơ thể dẫn đến sụt cân. Vì vậy, người chăn nuôi
phải chú ý cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho đàn bò.
1.1.1 Chất xơ
Bò sữa tiêu hóa chủ yếu nhờ vào hệ vi sinh vật
của dạ cỏ lên men để tạo thành các acid béo bay hơi. Các
acid béo này được sử dụng để chuyển hóa thành năng
lượng cho bò. Ngoài ra, nó còn sử dụng để tổng hợp nên

10

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa


11


mỡ của cơ thể và di chuyển đến tuyến vú để tổng hợp
thành mỡ sữa, đường sữa và đạm sữa. Chất xơ còn giúp
cho dạ dày, ruột nhu động. Như vậy, chất xơ ngoài ý
nghĩa là chất dinh dưỡng, còn cần thiết để đảm bảo độ
choán của dạ dày. Hàm lượng chất xơ thích hợp cho bò
sữa là 16 - 25% vật chất khô trong khẩu phần. Trường
hợp hàm lượng chất xơ trong khẩu phần quá thấp (dưới
13%) sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và giảm tỷ lệ mỡ trong
sữa. Ngược lại, khi hàm lượng chất xơ trong khẩu phần
quá cao sẽ làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, giảm
giá trị năng lượng/kg chất khô khẩu phần, giảm khả
năng tiêu hóa ở dạ cỏ và giảm tỷ lệ mỡ trong sữa.
Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các
loại cỏ, rơm, phụ phế phẩm nông nghiệp.
1.1.2 Chất bột đường
Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất
và cân bằng năng lượng. Gồm 2 thành phần chính là tinh
bột và đường (tinh bột có nhiều trong hạt ngũ cốc, khoai
tây, khoai lang, khoai mì; còn đường có nhiều trong
ngọn mía, rỉ mật đường,…).
- Tinh bột khi vào dạ cỏ phần lớn được vi sinh vật
dạ cỏ lên men phân giải thành các đường đơn và được
hấp thu để cung cấp năng lượng.
- Đường và các sản phẩm phân giải tinh bột là
nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho bò sữa,
12


Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

ngoài ra còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho hệ vi
sinh vật dạ cỏ phát triển.
Thiếu hoặc thừa chất bột đường đều làm rối loạn
hoạt động sống của hệ vi sinh vật dạ cỏ, làm rối loạn quá
trình tiêu hóa thức ăn, sự đồng hóa và hấp thu các chất
dinh dưỡng khác. Cụ thể là khi cho bò ăn khẩu phần dư
thừa chất bột đường, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, giảm
khả năng tiêu hóa chất xơ, làm tăng lượng acid lactic
thấm vào máu gây độc, là một trong những nguyên nhân
gây bệnh đau móng, què chân ở bò sữa. Ngược lại, khi
cho bò sữa ăn thiếu chất bột đường thì khẩu phần thiếu
năng lượng, giảm sản lượng sữa.
1.1.3 Chất béo
Chất béo được sử dụng trong khẩu phần để làm
tăng năng lượng thức ăn của khẩu phần nhất là cho bò
sữa ở giai đoạn đầu của thời kỳ tiết sữa. Ở giai đoạn này
năng lượng thu được từ thức ăn thường thấp hơn năng
lượng bò cần để cho sản phẩm vì vậy bò thường bị giảm
trọng lượng.
1.2 Chất dinh dưỡng cung cấp đạm
Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò. Nó là thành
phần quan trọng tạo nên cơ bắp, nuôi thai và tạo đạm
trong sữa. Nhu cầu đạm trên bò sữa phụ thuộc vào năng
suất sữa. Năng suất sữa cao thì nhu cầu đạm cũng cao,
khi thiếu đạm trong khẩu phần thì bò biếng ăn, lông xù,
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

13



giảm sản lượng sữa, đường cong tiết sữa không đạt đỉnh
cao, giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu của chu kỳ sữa,
ảnh hưởng đến lên giống và tỷ lệ đậu thai, giảm sức đề
kháng đối với bệnh tật, bê sinh ra có trọng lượng thấp,…
Những thức ăn giàu đạm là cỏ non, cỏ họ đậu, dây
đậu phộng, khô dầu đậu phộng, khô dầu đậu nành, bột
cá, hèm bia, urê...
1.3 Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo
Nhu cầu về chất béo ở bò không cao. Chất béo có
thể được sử dụng để cung cấp năng lượng, đặc biệt là
trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa, khi mà năng
lượng trong khẩu phần phải cao để cung cấp đầy đủ cho
bò.
Thông thường, chất béo có nhiều trong các loại
hạt và các loại khô dầu (khô dầu dừa, khô dầu bông
vải,…).
1.4 Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng
Chất khoáng cần cho việc tạo xương, nuôi thai và
tạo ra các khoáng chất trong sữa. Nhu cầu chất khoáng
ở bò sữa rất cao, một phần phải cung cấp từ thức ăn, một
phần phải được bổ sung thêm vì trong thức ăn không đủ
hoặc không cân đối. Thức ăn của bò chủ yếu có nguồn
gốc từ thực vật, cho nên nếu vùng nào thừa hay thiếu
chất khoáng trong đất sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hay
thừa chất khoáng trong thức ăn và bò nuôi ở vùng đó
cũng bị thiếu hay thừa chất khoáng.
14


Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Thiếu chất khoáng bò sẽ còi cọc, chậm lớn. Nếu
trong giai đoạn nuôi con, thiếu khoáng bò sẽ tự tiêu hao
khoáng trong cơ thể, sinh ra tình trạng mềm xương và
nhiều chứng bệnh khác, đặc biệt là các chứng bại liệt
trước và sau khi sinh. Có thể bổ sung khoáng cho bò sữa
bằng các loại bột xương, bột sò và các loại premix. Biện
pháp bổ sung có hiệu quả nhất là bổ sung khoáng dưới
dạng đá liếm.
1.5 Chất dinh dưỡng cung cấp vitamin
Tuy nhu cầu vitamin của bò thấp nhưng nếu thiếu
thì quá trình trao đổi chất sẽ ngưng trệ và bò không phát
triển được. Thông thường, bò rất cần các vitamin A, B,
D. Các vitamin khác thì hệ vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng
hợp được, đủ cho nhu cầu của bò.
- Vitamin A, B rất cần thiết để duy trì sức khỏe và
cho sữa. Nó có nhiều trong cỏ xanh, cỏ ủ chua, bắp
hạt,….
- Vitamin D có nhiều trong các loại thức ăn ủ
chua, cỏ khô, xác đậu, hèm bia. Khi bò nuôi nhốt, không
được tắm nắng sẽ bị thiếu viatamin D, làm ảnh hưởng
đến sự hấp thu canxi.
1.6 Nhu cầu nước uống
Bò cần nước cho các chức năng hoạt động cơ thể,
sản xuất sữa, điều hòa thân nhiệt. Lượng nước uống phụ
thuộc vào khối lượng cơ thể, năng suất sữa, nhiệt độ môi
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

15



trường, loại thức ăn và khẩu phần ăn, đặc biệt bò sữa cần
nước cho quá trình sản xuất sữa. Hàng ngày bò cần một
lượng nước khá lớn bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ
thể. Thiếu nước là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng
suất sữa. Tốt nhất là luôn có đủ nước sạch cho bò sữa
uống suốt ngày đêm.
sau:

Nước uống cho bò phải đảm bảo được 4 yêu cầu

+ Tự do (thỏa mãn theo nhu cầu): trong máng
uống phải luôn có sẵn nước cho bò uống tự do.
+ Sạch: không có thức ăn thừa, nhiễm phân, nước
tiểu và rêu.
+ Ngon: không mùi, không vị, mát.
+ Lành: không có nguy cơ gây bệnh do ký sinh
trùng, kim loại nặng,…
2. Thức ăn chăn nuôi bò sữa
Bò sữa là động vật nhai lại, có dạ dày bốn túi, có
khả năng tiêu hóa và sử dụng nhiều loại thức ăn khác
nhau. Thức ăn của bò sữa được chia làm 3 nhóm chính
sau:
2.1 Thức ăn thô:
Là loại thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm
lượng chất dinh dưỡng có trong 1 kg thức ăn thấp (có
nghĩa bò phải tiêu thụ một lượng lớn loại thức ăn này
16


Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

mới có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ
thể). Đây là thức ăn chủ yếu của bò, hàm lượng chất xơ
thô trong loại thức ăn này lớn hơn 18%. Thành phần chủ
yếu của thức ăn thô là chất xơ. Ngoài ra, trong thức ăn
thô cũng có chứa một ít tinh bột, các chất đường dễ tan
và một lượng đáng kể đạm thô, muối khoáng và các
vitamin. Hàm lượng đường dễ tan ở thân cao hơn ở lá và
khi cây ở giai đoạn ra hoa thì hàm lượng đường đạt cao
nhất. Ngược lại, hàm lượng đạm tổng số sẽ giảm đi theo
mức độ trưởng thành của cây.
Thức ăn thô làm đầy dạ cỏ đảm bảo sự hoạt động
bình thường chức năng dạ cỏ, làm tăng tỷ lệ béo trong
sữa. Các loại thức ăn thô gồm: thức ăn thô xanh, thức ăn
thô khô, thức ăn củ quả, phụ phẩm công nghiệp,…
(1) Thức ăn thô xanh: bò cần thức ăn thô xanh cho
nhai lại, cung cấp cơ chất cho vi sinh vật dạ cỏ và cho
tiêu hóa ở dạ cỏ. Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ,
thân lá cây còn xanh (ngọn mía, thân cây bắp, ngọn lá
khoai mì,…). Đặc điểm chung của các loại thức ăn thô
xanh là chứa nhiều nước (60 - 85%), dễ tiêu hóa, các
chất dinh dưỡng có tỷ lệ khá cân đối, có tính ngon miệng
và bò thích ăn, chứa nhiều đạm và vitamin có chất lượng
cao, đôi khi có chứa những chất kích thích sinh trưởng,
sinh sản và khả năng tiết sữa,…
- Cỏ tự nhiên và cỏ trồng:
+ Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo mọc
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa


17


trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây,…
Thành phần dinh dưỡng của cỏ tự nhiên biến động rất
lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai
đoạn phát triển của cỏ (cỏ non hay cỏ già) và thành phần
các loại cỏ có trong thảm cỏ.
+ Cỏ trồng bao gồm: cỏ voi, VA06, stylo, ruzi,
mulato, cỏ sả,… Trồng cỏ để đảm bảo nhu cầu có nguồn
thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm.
Trong đó, cỏ voi hoặc cỏ VA06 nên thu hoạch vào thời
điểm 40 – 45 ngày tuổi, số lượng đốt cỏ từ 5 – 6 lóng, lá
cỏ từ 7 – 9 lá, lá đầu tiên từ gốc vẫn còn màu xanh; cỏ
ruzi thu hoạch ở độ tuổi từ 45 – 50 ngày tuổi, số lượng
đốt cỏ từ 3 – 4 lóng, lá cỏ từ 4 – 6 lá, không có bất kỳ
một lá nào ngã màu vàng; cỏ sả thu hoạch lúc 30 – 35
ngày tuổi.
Cỏ tươi cần chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần. Khi
có đủ cỏ nên cho bò ăn tự do. Sử dụng cỏ tự nhiên cần
lưu ý tránh cho bò bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng
cách: sau khi thu cắt về phải rửa sạch để loại bỏ bụi, các
hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu,… Đối với cỏ còn non
hoặc thu cắt ngay sau khi trời mưa, cần phải phơi héo
(một nắng) để giảm lượng nước gia tăng hàm lượng vật
chất khô trong cỏ, đề phòng bò bị chướng bụng, đầy hơi,
đồng thời tăng lượng thức ăn ăn vào.
Lượng cỏ cho bò ăn thay đổi tùy theo từng đối
tượng. Trung bình mỗi ngày có thể cho một con bò ăn
18


Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

khoảng 30 - 35 kg cỏ (10 – 12% thể trọng). Trong điều
kiện trồng cỏ thâm canh ở nước ta, mỗi hecta cỏ trồng có
thể đủ cung cấp thức ăn xanh cho 10 con bò sữa.
dần.

- Ngọn mía: Có thể cho bò ăn tươi hoặc ủ cho ăn

Đây là phần ngọn thải ra ngay sau khi thu hoạch
thân cây mía làm đường. Thông thường, ngọn mía
chiếm khoảng 30% của cả cây (lá ở ngọn mía chiếm
10%). Như vậy, với năng suất mía bình quân 45 - 50
tấn/ha thì mỗi ha thải ra khoảng 12 tấn ngọn mía và số
ngọn mía của mỗi ha có thể nuôi 5 - 6 con bò trên 3
tháng tuổi (mỗi con bò ăn 25 kg ngọn mía/ngày).
Ngọn mía cho bò ăn tốt nhất là ngay sau khi thu
hoạch. Mặc dù ngọn mía có hàm lượng đường và xơ
cao, nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác,
do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như là một loại thức ăn
để bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ
xanh trong một thời gian dài. Ngọn mía chặt nhỏ, ủ xanh
với hỗn hợp urê - rỉ mật bò rất thích ăn, đây là nguồn
thức ăn dự trữ cho bò rất tốt vào vụ đông xuân.
- Vỏ và đọt dứa: Vỏ và đọt dứa chứa nhiều đường
nhưng thiếu đạm và xơ. Chính vì vậy, không nên sử
dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn thức ăn xanh. Mặt
khác, trong vỏ dứa chứa nhiều men bromelin nên khi
cho thú ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi.


Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

19


- Thân cây bắp (gồm cả trái): tùy theo giống bắp,
mùa vụ và kỹ thuật canh tác (đủ nước tưới hay không),
có thể thu hoạch lúc 75 – 80 ngày tuổi (làm thức ăn
tươi), mỗi cây có ít nhất một trái, trọng lượng trái/cây
đạt > 35%, trái bắp chín sáp, hạt đồng đều, lá khô tối đa
trên một cây là 3 lá (tính từ gốc lên), các cây phải đạt sự
đồng đều. Đối với bắp sử dụng ủ chua nên thu hoạch bắp
chín sáp ở thời điểm 85 – 90 ngày tuổi.
- Ngọn lá khoai mì: Giàu đạm (18 – 20% vật chất
khô) nhưng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm thú chậm
lớn hoặc có thể gây chết khi dùng hàm lượng cao.
Nấu chín ngọn lá khoai mì làm giảm bớt độc tố
nhưng tiêu tốn nhiều chất đốt và nhân công. Ủ chua có
thể loại bỏ gần như hoàn toàn độc tố, lại dự trữ được lâu
dài. Có thể thu ngọn lá khoai mì trước khi thu hoạch củ
20 – 30 ngày mà không làm ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng củ.

Cỏ tươi non được phơi sấy khô nhanh có giá trị dinh
dưỡng cao hơn cỏ già quá lứa, cỏ khô từ cỏ họ đậu có
hàm lượng đạm và khoáng (đa lượng và vi lượng) cao
hơn từ cỏ hòa thảo.
Đây là phương pháp bảo quản thức ăn dễ thực
hiện, cho phép ta dự trữ thức ăn với khối lượng lớn để

dùng vào những thời điểm khan hiếm thức ăn. Tuy
nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luôn thấp hơn thức
ăn ủ chua.
- Cỏ khô Alfalfa: Được nhập khẩu với giá rất đắt,
tuy nhiên chất lượng rất tốt (đạm tối thiểu 16%, vật chất
khô tối thiểu 87%), tỷ lệ thân và lá tương đối đồng đều,
sử dụng được ngay, có thể thay thế hoàn toàn hoặc một
phần thức ăn thô xanh trong khẩu phần.

(2) Thức ăn thô khô: bao gồm cỏ khô, rơm lúa,…

- Rơm lúa: Mặc dù rơm lúa chứa nhiều chất dinh
dưỡng khó tiêu hóa, nghèo đạm và muối khoáng nhưng
sau khi thu hoạch được phơi khô, dự trữ cẩn thận vẫn là
nguồn thức ăn thô quý cho bò.

- Cỏ khô: Là loại thức ăn thô xanh đã được sấy
khô hoặc phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời và được dự trữ
dưới hình thức đóng bánh hoặc đánh đống. Giá trị dinh
dưỡng của cỏ khô phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng
của các loại cỏ tươi dùng phơi khô, kỹ thuật phơi sấy và
điều kiện bảo quản. Độ ẩm thích hợp để bảo quản cỏ khô
là dưới 15%, nếu trên 18% cỏ dễ bị mốc, khó bảo quản.

Rơm có hàm lượng xơ cao (36 – 42%), nghèo
đạm (3 - 5%), béo (1 – 2%), khoáng chất (trừ Kali) và
vitamin. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của rơm thấp (30 –
40%) do vách tế bào rơm bị lignin hóa cao. Bình thường
khi cho ăn tự do, bò có thể ăn tối đa lượng rơm khô bằng
khoảng 2% thể trọng. Rơm lúa thường được sử dụng

để tăng lượng chất xơ, đảm bảo độ choán dạ dày,

20

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

21


tăng lượng xơ trong khẩu phần, nhất là với những khẩu
phần thiếu xơ. Nếu nuôi bò chỉ bằng rơm đơn thuần may
ra chỉ đủ năng lượng cho duy trì cơ thể, không có năng
lượng thừa để sản xuất thịt, sữa, mà tỷ lệ tiêu hóa lại
thấp vật nuôi không ăn được nhiều. Chính vì rơm có giá
trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa thấp nên có thể áp dụng
một số biện pháp chế biến rơm như: ủ với urê hoặc kiềm
hóa rơm để rơm mềm hơn, bò thích ăn hơn đồng thời để
làm tăng hàm lượng đạm cũng như tỷ lệ tiêu hóa và giá
trị dinh dưỡng của rơm.
2.2 Thức ăn củ quả:
Gồm các loại như khoai lang, khoai mì, khoai
tây,.... đây là loại thức ăn nhiều nước (70 – 90%), nghèo
đạm, béo, xơ, và khoáng chất nhưng giàu tinh bột,
đường và vitamin A, B, C; có mùi vị thơm ngon bò thích
ăn; các chất hữu cơ trong thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu
nên giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn này không
thua kém thức ăn hạt.
Thức ăn củ quả thường được dùng để cải thiện

những khẩu phần ít nước, nhiều xơ, nghèo chất bột
đường. Lượng thức ăn củ quả trung bình mỗi ngày cho
bò 4 - 5 kg. Bò ở thời kỳ nuôi con cho ăn khoai lang, bí
đỏ sản lượng sữa tăng nhưng sử dụng bí đỏ thì sản lượng
sữa cao hơn. Trước khi cho bò ăn phải loại bỏ củ thối
hỏng, sùng, rửa sạch đất cát, riêng khoai mì phải ngâm
nước cẩn thận để hạn chế acid cyanhydric gây ngộ độc
22

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

cho bò. Khi cho ăn quá nhiều củ quả, vi sinh vật sẽ lên
men đường và tinh bột nhanh chóng tạo thành acid
lactic. Loại acid này sẽ nâng cao độ acid, giảm độ pH dạ
cỏ. Lúc này, acid lactic sẽ không tiếp tục lên men tạo
thành acid propionic trong dạ cỏ mà chúng được hấp thu
vào máu, phá vỡ sự cân bằng acid – kiềm trong máu và
gây nên ngộ độc. Do vậy, mức độ cho ăn củ quả phụ
thuộc vào sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần và
khi cho ăn nên thận trọng, không cho ăn nhiều cùng lúc.
2.3 Thức ăn tinh:
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm
lượng chất dinh dưỡng rất cao, hàm lượng chất xơ thấp,
lên men và tiêu hóa nhanh. Căn cứ vào hàm lượng chất
dinh dưỡng chủ yếu có trong thức ăn người ta chia thức
ăn tinh thành 2 nhóm: thức ăn cung cấp năng lượng và
thức ăn cung cấp đạm.
- Thức ăn cung cấp năng lượng gồm những loại
thức ăn giàu chất bột đường, có hàm lượng đạm thô dưới
20% như các loại bắp hạt, hạt bông vải, khô dầu hạt

bông vải, khoai mì lát,….
- Thức ăn cung cấp đạm gồm những loại thức ăn
có hàm lượng đạm thô lớn hơn hoặc bằng 20% (tính trên
vật chất khô) như các loại hạt họ đậu, các loại khô dầu
(khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phộng,…), bột thịt, bột
cá,….

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

23


Hiện nay, loại thức ăn tinh được sử dụng phổ biến
trong chăn nuôi bò sữa là cám hỗn hợp như cám con cò,
cám UP, Green feed, … Các loại thức ăn này có chất
lượng tương đương nhau nhưng khác nhau về giá cả.
Người chăn nuôi cần tính toán để có hiệu quả kinh tế tốt
nhất.
Mặc dù thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh
dưỡng cao nhưng không nên cho ăn quá nhiều làm ảnh
hưởng xấu đến tiêu hóa chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa,
dẫn đến một số bệnh về trao đổi chất và chân móng,
thậm chí làm cho bò chết ngay vài giờ sau khi ăn. Tuy
nhiên, với bò cao sản cần phải bổ sung thức ăn tinh mới
đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa, không
nên hòa thức ăn tinh với nước và không cho ăn quá
nhiều thức ăn tinh ở mỗi cữa ăn.
Bò sữa thuộc loài nhai lại, thức ăn chính là thức
ăn thô (cỏ tươi, cỏ khô, rơm rạ, thân cây bắp,…). Do đó,
không nên có quan niệm sai lầm là muốn cho bò sữa sản

xuất nhiều sữa cần phải cho ăn nhiều thức ăn tinh. Vì
thức ăn tinh chỉ là thức ăn bổ sung, số lượng nhiều hay
ít tùy theo loại bò (bò đang mang thai, nuôi con, khai
thác sữa hay cạn sữa,…).
2.4. Phụ phế phẩm trong công nghiệp chế biến
Đây là những sản phẩm phụ từ công nghiệp chế
biến nông sản, được sử dụng để thay thế một phần thức
24

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

ăn thô hoặc thức ăn tinh. Bao gồm các loại:
- Xác đậu nành: Là phụ phẩm của quá trình chế
biến sữa đậu nành và đậu hủ. Xác đậu nành có hàm
lượng đạm thô cao, mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hóa. Tuy
nhiên, cần lưu ý là không nên cho ăn xác đậu nành với
các loại thức ăn chứa nhiều urê, vì xác đậu nành có chứa
men phân giải urê, nếu cho ăn cùng lúc và với số lượng
lớn 2 loại thức ăn này, sẽ làm urê phân giải nhanh chóng
tạo ra lượng lớn NH3 gây ngộ độc cho bò sữa. Tốt nhất
khi cho ăn xác đậu nành, nên chia làm nhiều cữ ăn để
đảm bảo an toàn cho bò.
- Hèm bia: Là loại thức ăn có hàm lượng đạm thô
cao, nhiều nước (70 - 90%), mùi vị thơm ngon, chứa
nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, thành phần xơ trong
hèm bia rất dễ tiêu nên có tác dụng kích thích vi sinh vật
phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển. Hèm bia còn chứa
các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon
miệng và làm tăng khả năng tiết sữa của bò nuôi trong
điều kiện nhiệt đới.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hèm bia
phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nước của nó, thời gian bảo
quản cũng như nguồn gốc xuất xứ. Hèm bia ướt dễ bị
phân giải, nếu bảo quản lâu dài thì quá trình lên men sẽ
làm làm mất dinh dưỡng và tăng độ chua, tốt nhất chỉ
cho bò ăn trong vòng 48 giờ. Để kéo dài thời gian
bảo quản hèm bia cần cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%.
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

25


Đối với bò sữa cho ăn hèm bia, sản lượng sữa tăng lên
rõ rệt nhưng không nên thay thế hèm bia vượt quá 1/2
lượng thức ăn tinh trong khẩu phần và không nên cho ăn
trên 15 kg hèm bia/con/ngày. Bởi vì cho ăn nhiều hèm
bia (trên 25 kg/con/ngày) sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất
xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo giảm chất lượng sữa.
Tốt nhất là trộn hèm bia cho ăn cùng với thức ăn tinh
chia làm nhiều bữa trong ngày.
- Xác mì: Là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh
bột từ củ khoai mì. Xác mì chứa nhiều tinh bột (khoảng
60%) nhưng lại rất nghèo đạm. Xác mì có thể dự trữ khá
lâu do một phần tinh bột trong xác mì bị lên men và tạo
ra pH = 4 - 5. Xác mì tươi có vị hơi chua bò thích ăn.
Mỗi ngày có thể cho bò ăn 10 - 15 kg xác mì tươi; cũng
có thể phơi, sấy khô để làm nguyên liệu trộn thức ăn.
- Xác thơm (vỏ thơm): xác thơm là phụ phẩm của
chế biến thơm đóng hộp. Xác thơm có hàm lượng đường
cao, mùi thơm, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi

cho bò ăn nhiều xác thơm sẽ gây rát lưỡi (do men Bromelin trong thơm gây phân hủy đạm) và mất cân đối
chất xơ, đạm. Vì vậy, chỉ nên cho bò ăn xác thơm hạn
chế (dưới 15 kg/con/ngày). Có thể ủ men vào xác thơm
khoảng 2 – 3 ngày trước khi cho bò ăn, để xác thơm
mềm, men Bromelin bị phân giải bớt, bò sẽ thích ăn
hơn.
- Rỉ mật đường: Là phụ phẩm của quá trình sản
26

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

xuất đường. Do chứa nhiều đường nên rỉ mật là nguồn
cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa
nhiều các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng rất cần
thiết cho bò. Rỉ mật thường được sử dụng để bổ sung
đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính trong
bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa,… Do có
vị ngọt nên bò rất thích ăn. Tuy nhiên, cũng chỉ nên cho
ăn 1 - 2 kg/con bò, không nên cho ăn nhiều trên 2 kg vì
rỉ mật nhuận tràng có thể gây tiêu chảy. Nên cho ăn rải
đều để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột ảnh hưởng
không tốt đến vi sinh vật phân giải chất xơ.
2.5 Thức ăn bổ sung:
Là loại thức ăn được thêm vào khẩu phần với số
lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt
như: chất đạm, chất khoáng, vitamin,… Hiện nay, thức
ăn bổ sung thường được sử dụng là urê, đá liếm hoặc
vitamin.
- Urê: Sở dĩ bò sử dụng được urê là vì trong dạ cỏ
của chúng có hệ vi sinh vật có khả năng chuyển hóa urê

thành đạm cung cấp cho cơ thể bò. Cứ 100g urê chứa
261 - 282g đạm tổng số hoặc 200g đạm tiêu hóa. Có thể
sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn
với rỉ mật đường, trộn với một số thành phần làm bánh
dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Tuy nhiên, bổ
sung quá nhiều urê sẽ gây ngộ độc. Do vậy, khi sử dụng
urê cần chú ý những vấn đề sau:
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

27


+ Chỉ sử dụng urê khi khẩu phần thiếu đạm.
+ Phải cung cấp đầy đủ chất dễ lên men (bột,
đường, cỏ xanh) vào khẩu phần của bò để giúp cho hệ vi
sinh vật dạ cỏ có đủ năng lượng nhằm sử dụng NH3 phân
giải ra từ urê và tổng hợp nên đạm, nếu không bò sẽ bị
ngộ độc và chết.
+ Đối với bò trước đó chưa sử dụng urê thì cần có
thời gian làm quen: hàng ngày cho ăn từng ít một và thời
gian làm quen kéo dài 5 - 10 ngày.
+ Chỉ sử dụng urê cho bò trưởng thành, không sử
dụng cho bê vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của chúng chưa phát
triển hoàn chỉnh.
+ Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò không
thích ăn, vì vậy cần trộn lẫn urê với một số loại thức ăn
khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để bò dễ ăn và cho
ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
+ Trộn thật đều và tránh urê vón cục. Không hòa
urê vào nước cho bò uống trực tiếp.

+ Mức bổ sung urê trong khẩu phần không quá
30g/100 kg thể trọng/ngày (sử dụng urê quá liều bò rất
dễ bị ngộ độc).
- Thức ăn bổ sung khoáng: Các chất khoáng có
vai trò rất quan trọng đối với bò, đặc biệt là đối với bò
sữa. Nó tham gia vào các chức năng của cơ thể, giúp
28

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

phát triển khung xương, phát triển bào thai và sản xuất
sữa. Do thức ăn của bò có nguồn gốc thực vật nên khẩu
phần thường dễ thiếu các chất khoáng, kể cả khoáng đa
lượng và vi lượng, do vậy cần phải bổ sung các chất
khoáng vào khẩu phần.
Trong thực tế việc cung cấp từng chất khoáng
riêng lẻ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với khoáng vi
lượng rất cần thiết nhưng lại cần với số lượng rất nhỏ,
rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, thường
phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định
dưới dạng premix khoáng, dùng để trộn với các loại
thức ăn tinh, hoặc bổ sung khoáng cho bò dưới dạng đá
liếm, bằng cách treo tảng đá liếm ở chuồng nuôi.
Hiện nay, một sai lầm khá phổ biến ở người chăn
nuôi bò sữa là hòa cám hỗn hợp, phụ phế phẩm (hèm
bia, xác mì, xác nành,…) vào nước khi cho bò ăn. Việc
này làm giảm phẩm chất thức ăn và thất thoát lượng
khoáng trong thức ăn. Khi pha nước, các chất khoáng do
nặng sẽ lắng xuống và bò có khuynh hướng ăn thức ăn
nổi và lơ lửng, làm lãng phí lượng khoáng bổ sung và

gây nên tình trạng thiếu khoáng ở bò sữa.
Biểu hiện thường thấy khi thiếu khoáng là bò đi
lại khó khăn. Đặc biệt, đối với bò cao sản. Tuyệt đối
không bổ sung tự do khoáng Canxi và Phospho cho bò
trong giai đoạn chờ đẻ, bò sẽ gặp một số vấn đề về sức
khỏe sau khi sinh.
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

29


Một số loại thức ăn sử dụng phổ biến

Cỏ VA06
Cỏ Mulato II

Cỏ Stylo
Cỏ Ruzi

Cỏ sả lá lớn

30

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cỏ Alfalfa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

31



Các loại thức ăn bổ sung

Các hình thức dự trữ thức ăn

Ủ chua cỏ

Đá liếm
Ủ chua thân cây bắp

Rơm ủ urê
Rỉ mật đường
32

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

33


Các máy móc thiết bị phục vụ phối trộn
và phân phối thức ăn TMR

Máy trộn thức ăn TMR

Máy xay thức ăn hạt

Xe trộn và phân phối

thức ăn TMR
chuyên dụng

Xe phân phối
thức ăn TMR
chuyên dụng
Máy băm thái cỏ
34

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

35


PHẦN 3

NUÔI BÒ SỮA THEO KHẨU PHẦN
PHỐI TRỘN HỖN HỢP TỔNG SỐ (TMR)
1. Một số phương thức cho bò ăn
1.1 Cho ăn riêng từng loại thực liệu
Thông thường, các hộ chăn nuôi bò sữa ở TP. Hồ
Chí Minh đều áp dụng phương thức cho ăn riêng từng
loại thực liệu; trong đó, thức ăn tinh được cho bò ăn
trước hoặc sau khi vắt sữa bằng cách trộn chung với
nước; sau đó mới cho bò ăn thức ăn thô. Đây là việc
cung cấp chất dinh dưỡng không phù hợp với đặc điểm
sinh lý của bò sữa, nếu mỗi lần cung cấp thực liệu gây
xáo trộn môi trường dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết

quả tiêu hóa.
Theo Đinh Văn Cải và ctv (1995), khi cho bò sữa
ăn khẩu phần nhiều thức ăn tinh, quá trình tiêu hóa làm
sản sinh nhiều acid béo bay hơi trong dạ cỏ, pH dịch dạ
cỏ giảm, bò nhai lại ít hơn, nước bọt tiết ít hơn so với
khẩu phần chứa nhiều thức ăn thô giàu xơ. Khi nước bọt
tiết ít, acid sản sinh không được trung hòa, pH dạ cỏ
giảm mạnh. Ở mức pH thấp (thấp hơn 6) vi khuẩn phân
giải xơ hoạt động kém, dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu hóa xơ
của khẩu phần, từ đó lượng thức ăn tiêu thụ cũng giảm
và sản lượng sữa giảm theo; bò bị rối loạn tiêu hóa.
36

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Ngoài ra, việc chuyển đột ngột từ thức ăn thô sang thức
ăn tinh, làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây
độc là một nguyên nhân gây ra bệnh đau móng, què
chân ở bò sữa.
1.2 Cho ăn theo khẩu phần phối trộn hỗn hợp tổng số
(TMR)
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong
chăn nuôi bò sữa trên thế giới. Ở nước ta, phương pháp
này cũng được một số nhà chăn nuôi bò sữa ở TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
- Định nghĩa TMR:
TMR (Total Mixed Ration): là khẩu phần kết hợp
giữa thức ăn thô xanh, thức ăn tinh (gồm các loại thức ăn
hạt, các nguyên liệu cung cấp năng lượng, đạm,…), các

phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp, các chất bổ sung
khoáng, vitamin và các chất phụ gia được phối trộn với
một tỉ lệ nhất định thành một khẩu phần hỗn hợp hoàn
chỉnh, đồng nhất và cân bằng dưỡng chất, đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của bò.
- Ưu điểm của thức ăn TMR:
+ Đầy đủ dinh dưỡng: năng lượng, vật chất khô,
đạm, béo, xơ... đáp ứng nhu cầu, thích hợp với sinh lý
tiêu hóa, giảm biến động pH dạ cỏ.
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

37


+ Trộn lẫn được các loại thức ăn có mùi vị không
dễ chịu, bò không thể lựa chọn loại nguyên liệu mà
chúng thích và loại bỏ thức ăn mà chúng không thích.
+ Toàn đàn được ăn cùng thời gian, giảm thiểu sự
cạnh tranh.
+ Kiểm soát hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua
biến động lượng sữa hàng ngày, từ đó điều chỉnh phù
hợp nhu cầu; giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác
được nhiều kỳ sữa.
+ Tiết kiệm nhân công, tăng năng suất lao động
do tăng cơ giới hóa trong các khâu chăn nuôi.
+ Lượng dưỡng chất như nhau góp phần ổn định
độ pH hệ vi sinh vật dạ cỏ giúp bò chuyển hóa hiệu quả
thức ăn thành sữa, nâng cao khả năng sinh sản, cải thiện
thể trạng, tăng năng suất, chất lượng sữa.

Trên báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày
23/11/2004, theo tính toán của Lê Đăng Đảnh, nếu
người chăn nuôi không cung cấp đủ thức ăn thô có giá
trị protein cần thiết cho đàn bò, thì bù vào đó phải cho
ăn từ 0,4 – 0,5 kg thức ăn tinh cho mỗi kg sữa sản xuất,
từ đây làm cho bò dễ bị xáo trộn về tiêu hóa, gây ra hiện
tượng acid máu (acidosis) dẫn đến bò bị đau móng, khó
thụ thai, lượng sữa không đạt được đỉnh cao của chu kỳ
sữa.... và đây là nguyên nhân làm cho mỗi bò sữa sẽ mất
khoảng 250 - 500 kg sữa trong 1 chu kỳ sữa. Do đó,
38

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

người chăn nuôi cần cho bò ăn theo khẩu phần phối trộn
hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), nhất là trong giai đoạn đầu
của chu kỳ sữa.
- Hiệu quả sử dụng khẩu phần TMR:
Hiện nay, phương thức cho bò ăn theo khẩu phần
phối trộn hỗn hợp tổng số (TMR) đang được khuyến cáo
áp dụng. TMR là khẩu phần cân bằng dinh dưỡng, trong
đó nhóm thức ăn tinh và thô được trộn lẫn với nhau theo
khẩu phần định lượng. Phương pháp cho ăn này đảm
bảo cùng một lúc bò được ăn các loại thức ăn khác nhau
với lượng phù hợp nhu cầu, giúp ổn định hệ vi sinh vật
dạ cỏ, giảm các nguy cơ gây xáo trộn tiêu hóa, từ đó
giúp sử dụng hiệu quả lượng thức ăn ăn vào và nâng cao
khả năng sản xuất của bò sữa. Hiện nay, các nước chăn
nuôi bò sữa tiên tiến như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Israel,
Hàn Quốc,... đều sử dụng khẩu phần thức ăn TMR để

nuôi bò sữa HF, năng suất sữa trung bình đạt 30kg
sữa/con/ngày, riêng tại Israel năng suất sữa bình quân
đạt 37kg sữa/con/ngày.
Tại Việt Nam, các nhà chăn nuôi dẫn đầu trong
ngành nông nghiệp nội địa như Vinamilk, TH True
Milk, Dalat Milk, Mộc Châu Milk đều đã áp dụng triệt
để phương pháp cho ăn theo TMR. Bên cạnh đó, một số
trang trại và các nông hộ có quy mô đàn cao (> 50 con)
cũng áp dụng khẩu phần TMR trong chăn nuôi bò sữa.
Theo kết quả thử nghiệm khẩu phần thức ăn TMR tại
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

39


trại bò sữa An Phước, Long Thành – Đồng Nai của Lê
Đăng Đảnh và Lê Thị Thu Hà (2006) cho thấy năng suất
sữa tăng so với không sử dụng là 1,94 kg/con/ngày, tiết
kiệm 14,52% chi phí thức ăn để sản xuất 1kg sữa; Kết
quả thử ngiệm khẩu phần thức ăn TMR tại trại bò sữa Lê
Văn Phi, xã An Nhơn Tây - Huyện Củ Chi của Nguyễn
Thị Liễu Kiều (2007) cho thấy năng suất sữa bình quân
tăng so với không sử dụng TMR là 2,42 kg/con/ngày,
chênh lệch chi phí thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất giữa hai
lô là 250 đ/kg sữa và mức chênh lệch lợi nhuận là
12.600 đ/con/ngày; Kết quả thực hiện chương trình thử
nghiệm thức ăn TMR theo công nghệ Israel của Trung
tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi
(8/2014 – 5/2015) tại địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn
và Quận 12, cho thấy đàn bò có sử dụng khẩu phần

TMR, năng suất sữa tăng từ 2,9 – 6,9 kg/con/ngày, đạt
đỉnh sữa ở cuối tháng thứ 2 chu kỳ sữa, cá biệt có con
đạt đỉnh sữa là 30 – 32 kg/con/ngày, năng suất sữa tăng
đều qua các tháng và duy trì thời gian cho sữa cao kéo
dài hơn 60 ngày; ngược lại đàn bò không sử dụng khẩu
phần TMR, đỉnh sữa vào tháng thứ 2 của chu kỳ, chỉ duy
trì thời gian cho sữa cao khoảng 20 – 30 ngày, sau đó
năng suất sữa giảm rất nhanh, không duy trì được đỉnh
sữa kéo dài so với đàn bò được ăn khẩu phần TMR.
Ngoài ra, chất lượng sữa ở đàn bò có sử dụng khẩu phần
TMR đều đạt tiêu chuẩn của nhà thu mua (Vinamilk,
Friesland Campina). Điều này cho thấy, các hộ chăn
40

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

nuôi bò sữa cần thay đổi phương thức cho bò ăn theo
TMR để nâng cao năng suất, chất lượng sữa, cải thiện
sức khỏe, sức đề kháng, khả năng sinh sản, nâng cao thu
nhập trong chăn nuôi bò sữa.

Giữ ổn định môi trường dạ cỏ

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Hình 3Hiệu quả sử dụng khẩu phần thức ăn TMR
(Nguồn: Lê Đăng Đảnh, 2007)

41


2. Một số khẩu phần thức ăn TMR khuyến cáo
sử dụng

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

41


42
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa
43

Bảng 1. Khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa
(Nguồn: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi)

2.1 Khẩu phần thức ăn TMR đang áp dụng thành công tại Trại Trình diễn và
Thực nghiệm bò sữa công nghệ cao – Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống
cây trồng – vật nuôi


44
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa
Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa
45

Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần cho các nhóm bò tại trại
(Nguồn: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi)

Bảng 2. Khẩu phần thức ăn TMR cho bò tơ hậu bị, bê tơ lỡ

(Nguồn: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng – vật nuôi)


2.2 Một số khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa
khuyến cáo sử dụng trên các nông hộ

46

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

Cẩm nang Ứng dụng TMR cho chăn nuôi bò sữa

47


×