Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo đề xuất đường tỉnh 392 Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 45 trang )

Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh
MỤC LỤC
PHẦN A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN.............................................................................3
PHẦN B.
CĂN CỨ LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN...........................................................................4
PHẦN C.
NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN...............................................................................5
I. Sự cần thiết đầu tư....................................................................................................................... 5
1. Bối cảnh chung.............................................................................................................................. 5
2. Hiện trạng của dự án...................................................................................................................... 7
3. Hệ thống giao thông liên quan....................................................................................................... 9
4. Sự cần thiết đầu tư....................................................................................................................... 10
5. Mục tiêu của dự án...................................................................................................................... 10
6. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP..................................................................................10
II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án.........................................................................................11
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.........................................................................................11
2. Địa điểm thực hiện dự án............................................................................................................. 12
3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư..............................................................12
4. Yêu cầu về kỹ thuật..................................................................................................................... 13
5. Thiết kế sơ bộ.............................................................................................................................. 18
6. Tổng mức đầu tư của dự án.......................................................................................................... 21
III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh...........................................................22
IV. Dự báo nhu cầu vận tải............................................................................................................ 23
1. Nội dung dự báo.......................................................................................................................... 23
a. Phương pháp dự báo................................................................................................................... 23
b. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải của vùng.....................................................................................24
2.Kết quả đếm lưu lượng phương tiện các tuyến xung quanh khu vực dự án....................................26
3. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải trên tuyến dự án..........................................................................28
V. Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.................................................................33
1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội.......................................................33


2. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án...................................................................34
VI. Phân tích tài chính dự án........................................................................................................ 34
+ Nhận bàn giao lại công trình hạ tâng kỹ thuật từ nhà đầu.............................................................37
VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án...............................................................37
IX. Các hỗ trợ của Nhà nước........................................................................................................ 38
1. Vốn hỗ trợ của Nhà nước tham gia thực hiện dự án 0 đồng..........................................................38
2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư................................................................................................................ 38
X. Kế hoạch thực hiện dự án......................................................................................................... 38
1. Dự án công trình đường giao thông (Dự án BT):.....................................................................39
2. Dự án đối ứng (xây dựng các khu đô thị):................................................................................39
1. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ............................39
2. Quản lý thực hiện dự án............................................................................................................... 39
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................... 40
I. Kết luận...................................................................................................................................... 40
II. Kiến nghị................................................................................................................................... 40
PHỤ LỤC 1:................................................................................................................................... 42
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

1


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH..................................................................42
PHỤ LỤC 2:.................................................................................................................................. 102
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ........................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 3:.................................................................................................................................. 103
CÁC BẢN VẼ ĐỀ XUẤT............................................................................................................. 103

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)


2


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ
---------O0O---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------O0O---------

Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2017

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỈNH 392 KÉO DÀI
TỪ THỊ TRẤN TỨ KỲ ĐẾN PHÀ QUANG THANH
PHẦN A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh 392 kéo dài từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà
Quang Thanh
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với nhà đầu tư: UBND tỉnh Hải
Dương.
3. Nhà thầu Tư vấn lập đề xuất dự án: Công ty CP TVTK Đường bộ.
4. Địa điểm, quy mô, diện tích đất sử dụng:
Theo phương án phân kỳ đầu tư kiến nghị để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP
-


Địa điểm: Huyện Tứ Kỳ và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

-

Quy mô và yêu cầu kỹ thuật (theo phương án phân kỳ đầu tư):
- Quy mô: Đường cấp IV đồng bằng
- Yêu cầu về kỹ thuật:
+ Tốc độ thiết kế 60km/h
+ Bán kính đường cong bằng tối thiểu: Rmin=250m (đảm bảo tiêu chuẩn đường
cấp III)
+ Độ dốc dọc tối đa: i=5%, cầu i=4% (đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III)
+ Bề rộng nền đường: Bn=9m, mặt đường Bm=7m bằng bê tông nhựa
+ Kết cấu cầu: Cầu BTCT và BTCT DƯL vĩnh cửu, Bc=9m.

-

Diện tích sử dụng đất: Khoảng 11,7 ha .

5. Tổng vốn đầu tư (dự kiến):
Phương án 2 A

719,28 tỷ đồng
575,83 tỷ đồng

Phương án 2B

556,30 tỷ đồng

Phương án 1


6. Vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án: 0 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

3


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

7. Loại hợp đồng dự án: Đề xuất hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
8. Phương án tài chính sơ bộ:
+ Diện tích khu đất đối ứng
+ Giá trị quỹ đất đối ứng

99,90 ha
781,05 tỷ

+ Giá trị đối trừ

770,73 tỷ

+ Chi phí còn phải nộp ngân sách nhà nước.

10,33 tỷ

9. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

PHẦN B. CĂN CỨ LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chỉnh phủ về đầu tư
theo hình thức đối tác công tư
Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2016 Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ
dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu
tư theo hình thức đối tác công tư
Thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2016 Quy định một số nội dung về
quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn
nhà đầu tư
Thông tư 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy
định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP
Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về Công bố suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm
2016.
Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

4


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030
Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030
Văn bản số 3175/UBND – VP ngày 5/12/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc
chấp thuận lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án PPP ngành giao thông
Các văn bản pháp quy khác có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và các quy
chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng hiện hành.
Báo cáo thẩm định số 983/BC-SKHĐT ngày 17/7/2017 của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh
Hải Dương và các ý kiến tham gia của các Sở ban ngành và địa phương về đề xuất Dự án
đầu tư xây dựng đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, thị xã Chí Linh theo hình thức đối
tác công tư.
Văn bản số 921/Heco-PĐ2 ngày 10/8/2017 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế
Đường bộ về việc giải trình các ý kiến của các Sở, ban ngành về đề xuất Dự án đầu tư
xây dựng đường tỉnh 398B nối QL37 với QL18, thị xã Chí Linh theo hình thức đối tác
công tư.
Thông báo số 120/TB-VP ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về kết luận của
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái tại cuộc họp Lãnh đạo UBND tỉnh ngày
21/8/2017.
PHẦN C. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
I. Sự cần thiết đầu tư

1. Bối cảnh chung
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm giữa tam giác
phát triển kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố
như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Vị trí của
Hải Dương có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, có vai trò quan trọng làm cầu
nối thủ đô Hà Nội với TP cảng Hải Phòng, TP du lịch Hạ Long. Theo Quy hoạch phát
triển Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương thì định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
như sau:
- Phát huy những thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong tỉnh; xây dựng cơ sở vật chất KTXH. Phát
huy nguồn lực con người, tiềm năng văn hoá truyền thống, năng lực khoa học công nghệ,
nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ. Trong quá trình phát triển và hội nhập
quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong cũng như bên ngoài vùng ĐBSH. Xây dựng
các huyện, thị xã trong tỉnh trở thành các điểm hấp dẫn về đầu tư du lịch. Tạo dựng nền
sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng,
đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở khai thác tối đa và hợp lý các
thế mạnh của tỉnh.
- Xây dựng Hải Dương thành tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực
trong vùng ĐBSH. Từng bước xây dựng KCHT hiện đại, hình thành hệ thống đô thị
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

5


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển kinh tế và
thu hút, thúc đẩy phát triển lan toả về mọi mặt đời sống - xã hội trên toàn tỉnh.
- Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó

công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hoá - xã hội tiên
tiến.
a) Về kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11% - 11,5%/năm, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng bình quân 1,8%/, khu vực công nghiệp tăng bình quân 12,6% 12,8%/năm, khu vực dịch vụ tăng bình quân 12,3% 12,5%/năm.
- Cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm
2020 là: 13,3% - 50,2% - 36,5%.
- GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.400 - 3.500 USD.
- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 16% - 16,5%/năm.
- Huy động ngân sách/GDP vào năm 2020 đạt 14 - 15%; thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn tăng bình quân 16 - 16,5%/năm.
- Vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 – 2020 đạt 410 - 420 ngàn tỷ đồng.
b) Về xã hội:
- Giữ ổn định mức tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%.
- Cơ cấu lao động trong các khu vực: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng dịch vụ đến năm 2020 là 30% - 35,5% - 34,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 75%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5 - 2%/năm.
- Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng năm xuống dưới 4%.
- Đến năm 2015 có 15 - 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng đạt 50%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng xuống dưới 12%, theo
chiều cao/tuổi xuống dưới 18% vào năm 2020.
- Bình quân có 25 giường bệnh/1 vạn dân (không tính các trạm y tế xã), có 8 bác sỹ/1
vạn dân vào năm 2020.
- Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 80% vào năm 2020.
- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới đạt trên 60% vào năm 2020.
c) Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh vào năm 2020 đạt 22,5% – 23%.
- Tỷ lệ xử lý rác thải đô thị vào năm 2020 đạt trên 95%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải nguy hại

đạt 100% vào năm 2015.
- Tỷ lệ các khu công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh
môi trường đạt 100% vào năm 2015; Tỷ lệ các cụm công nghiệp hoạt động có hệ thống
xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100% vào năm 2020.
- Tỷ lệ các hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2020.
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải Hải Dương đã tường bước
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

6


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

được cải thiện và hoàn chỉnh chất lượng cao mang lại bộ mặt mới phục vụ đắc lực cho
nhu cầu vận tải của tỉnh Hải Dương và liên thông các tỉnh lân cận Hưng Yên, Quảng
Ninh và Hải Phòng, điển hình các trục đường quốc lộ như QL5, QL18, đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và các Quốc Lộ Ql37, QL38, QL10.
Trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, việc xây dựng đường
tỉnh 392 kéo dài từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh để đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân địa phương, nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa huyện Tứ Kỳ và huyện
Thanh Hà nói riêng , từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Hải
Dương nói chung.
Như vậy việc xây dựng đường tỉnh 392 kéo dài có ý nghĩa quan trọng trong việc
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh nói chung và huyện Tứ Kỳ, Thanh
Hà nói riêng.
2. Hiện trạng của dự án
Dự án nghiên cứu đi qua địa phận thị trấn Tứ Kỳ, xã Tây Kỳ, xã Kim Xuyên huyện
Tứ Kỳ, xã Thanh Hồng, Thanh Cường thuộc huyện Thanh Hà.
Đường tỉnh 392

Đường tỉnh 392 đi theo hướng vòng cung, bắt đầu tại điểm giao QL38 tại thị trấn Kẻ
Sặt, huyện Bình Giang, tuyến đi xuống phía Nam đến địa phận xã Lam Sơn, huyện
Thanh Miện (điểm giao với ĐT392B), tuyến đi vòng sang phía Đông giao với QL37 (tại
xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang), tuyến đi chung với QL37 một đoạn khoảng 1km rồi
tách ra và kết thúc tại điểm giao ĐT391 tại thị trấn Tứ Kỳ. Tuyến đi qua các huyện Bình
Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ, với tổng chiều dài 37,63km.
Đường tỉnh 392 cắt qua các quốc lộ, đường tỉnh: QL38, QL37, ĐT395, ĐT394,
ĐT393, ĐT392B, ĐT399, ĐT396B, ĐT391.
Địa hình tuyến:
Địa hình Đoạn Sặt - Phủ đi qua khu dân cư xen kẽ đồng ruộng, mương thủy lợi; đoạn
nằm trong thị trấn Sặt dân cư đông đúc, hình thành dãy phố hai bên; đoạn qua khu các cơ
quan chuyên môn của huyện có đường gom dọc chạy song song và mương thủy lợi bên
trái tuyến, bên phải là ruộng canh tác nông nghiệp. Đoạn trong thị tứ Phủ dân cư đông
đúc, hình thành dãy phố hai bên; điểm trong thị trấn Sặt giao cắt với đường tỉnh 394 và
394B.
Đoạn Phủ - Chương địa hình dân cư xen lẫn ruộng canh tác, ao hồ, mương thủy lợi.
Đoạn Chương - Bóng: địa hình chủ yếu qua khu vực ruộng canh tác, xen kẽ khu dân
cư, tại ngã tư Bóng dân cư đông đúc hình thành dãy phố hai bên.
Đoạn Bóng - Cầu Ràm: địa hình chủ yếu qua khu vực ruộng canh tác xen kẽ dân cư
nhỏ, mương thủy lợi, ao hồ nhỏ. Đoạn qua khu vực xã Vạn Phúc đi chung với đê sông
Mới, đoạn đi qua xã Nghĩa An đi chung với đê sông Cửu An; ,bên trái là vườn tược, dân
cư xen kẽ.
Đoạn cầu Ràm - Tứ Kỳ: đây là đoạn tuyến mở mới qua khu vực ruộng canh tác, địa
hình bằng phẳng, đoạn đầu và cuối qua khu dân cư; đoạn trong thị trấn Tứ kỳ qua khu
vực các cơ quan huyện, trường học, bệnh viện, sân vận động.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

7



Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

Nhìn chung toàn tuyến các đoạn qua khu vực dân cư hành lang đường bị lấn chiếm
xây dựng công trình phụ, lều quán, trồng cây...ảnh hưởng đến ATGT và thoát nước công
trình.
Tình trạng kỹ thuật tuyến:
Địa hình Đoạn Sặt - Phủ: được cải tạo nâng cấp toàn bộ theo tiêu chuẩn đường cấp
III, nền đường rộng 12,0m; mặt đường 11m mặt đường thảm bê tông nhựa, móng đường
bằng cấp phối đá dăm; chất lượng kỹ thuật tương đối tốt. Hệ thống cầu cống bảo đảm tải
trọng H30-XB80.
Đoạn Phủ - Chương: Đã được cải tạo nâng cấp đường cấp III, còn 01 km giao với
đường cao tốc HN-HP (Km8-Km9) đang chờ đầu tư cùng với nút giao cao tốc.
Đoạn Chương - Bóng: đạt tiêu chuẩn đường cấp IV châm trước ; bề rộng nền đường
7,5m; mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường bằng đá dăm thấm nhập nhựa, móng đường
bằng cấp phối. Chất lượng đoạn này ở mức độ trung bình, khả năng thông xe tốt.
Đoạn Bóng - Cầu Ràm: đạt tiêu chuẩn đường cấp IV châm trước ; bề rộng nền đường
7,5m; mặt đường 5,5m; kết cấu mặt đường bằng đá dăm thấm nhập nhựa, móng đường
bằng cấp phối. Chất lượng đoạn này ở mức độ trung bình, khả năng thông xe tốt.
Đoạn cầu Ràm - Tứ Kỳ: Được đầu tư xây dựng mới năm 2003- 2004 đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV nền đường 9m; mặt đường 6m; kết cấu mặt đường bằng đá dăm thấm nhập
nhựa, móng đường bằng cấp phối. Chất lượng đoạn này ở mức độ trung bình, khả năng
thông xe tốt.
Cầu cống: Toàn tuyến có 9 cầu/ 158,45m dài; hệ thống cầu cống bảo đảm tải trọng
H13-X60 (một số cầu cống bảo đảm tải trọng H30-XB80) đảm bảo phương tiện qua lại
an toàn.
Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm, lưu lượng xe trung bình
khoảng 4130 xcqđ/ngày đêm.
1.


Quy hoạch ĐT392
Giai đoạn 2011 - 2020:
Quy hoạch kéo dài tuyến từ điểm cuối tuyến tại thị trấn Tứ Kỳ (điểm giao ĐT391)
về phía Đông, tại khu vực xã Tứ Xuyên (huyện Tứ Kỳ) cắt qua sông Thái Bình sang xã
Thanh Hồng (Thanh Hà), tuyến đi tiếp qua xã Thanh Cường và kết thúc tại phà Quang
Thanh (trên đoạn tuyến này có đoạn ĐT390 chuyển thành ĐT392 dài khoảng 2km); đoạn
kéo dài này được hình thành trên một số đường huyện, đường xã hiện có và xây mới một
số đoạn với tổng chiều dài khoảng 9,5km.
Như vậy sau khi quy hoạch ĐT392 hình thành một vòng cung khép kín phía Nam
tỉnh Hải Dương đi từ thị trấn Sặt (giao QL38) đến phà Quang Thanh.
Quy mô kỹ thuật:
- Đoạn Km0-Km15 giữ nguyên đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
- Đoạn Km15 – giao QL37 nâng cấp cải tạo đạt cấp III (trong đó đoạn giao QL37
được điều chỉnh nắn tuyến đi thẳng và được đầu tư theo dự án QL37).
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

8


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

- Đoạn QL37 đến ĐT391 giữ nguyên cấp IV (có điều chỉnh cục bộ hướng tuyến
đoạn đầu cầu Vạn, phía xã Minh Đức).
- Kéo dài ĐT392 theo đường huyện Chợ Yên - Đò Bầu, tuyến vượt sông Thái Bình
sang xã Thanh Hồng đi phà Quang Thanh đạt cấp III;
- Xây dựng phà qua sông Thái Bình nối Tứ Kỳ và Thanh Hà.
Giai đoạn 2021-2030:
- Nâng cấp, cải tạo đoạn QL37 đến ĐT391 lên cấp III.
- Xây dựng mới cầu qua sông Thái Bình và cầu Quang Thanh đạt tiêu chuẩn H30XB80.

Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015:
- Nâng cấp cải tạo đoạn cuối tuyến từ ĐT391 đến phà Quang Thanh đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV, xây dựng phà qua sông Thái Bình .
- Nâng cấp cải tạo (đoạn Chương - Bóng) khoảng 6 km trong đoạn Km15 - giao
QL37 đạt cấp III;
3. Hệ thống giao thông liên quan
3.1. Hệ thống giao thông đường bộ
3.2. Các dự án liên quan
- Dự án cắm mốc chỉ giới quy hoạch một số tuyến đường mở mới để quản lý theo
quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương do công ty
CP tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương lập năm 2012.
- Quy hoạch chung điều chỉnh thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ đến năm 2020 đã được
UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 5/6/2007.
- Dự án đường Tây Nguyên kéo dài và đoạn tuyến thuộc trục đường chính thị trấn
Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ do UBND huyện Tứ Kỳ là Chủ đầu tư và đang được triển khai lập
báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, dự kiến thời gian triển khai dự án từ năm 2018.
a. Đường Tây Nguyên kéo dài:
+ Điểm đầu: Ngã ba đường Tây Nguyên với đường tỉnh lộ 391;
+ Điểm cuối: Giao với quy hoạch đường trục chính thị trấn Tứ Kỳ.
b. Đường trục chính thị trấn Tứ Kỳ:
+ Điểm đầu: giao với đường qui hoạch B=24m (đường qui hoạch này giao với
đường tỉnh 391 tại Km16+480, giáp với KDC cầu Họ);
+ Điểm cuối: giao với đường qui hoạch B=20,5m (đường qui hoạch này giao với
đường tỉnh 391 tại Km20+255, giáp với khu dân cư La Giang);
Chiều dài đoạn tuyến trục chính thiết kế là 4.012m; đường Tây Nguyên kéo dài
607,28m; Tổng chiều dài 4.619,28m;
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật:
+ Đường đô thị Vtk=60km/h
+ Đường Tây Nguyên kéo dài: Bnền = B mặt đường + B hè = 2x7 + 2x5 = 24m;
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)


9


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

+ Đường trục chính thị trấn Tứ Kỳ (đoạn dài 4.012m): Nền đường thiết kế Bnền =
B lề + B mặt đường + Bhè = 2+ 12 + 7 =21,0m.
4. Sự cần thiết đầu tư
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông vận tải Hải Dương đã từng bước
được cải thiện và hoàn chỉnh chất lượng cao mang lại bộ mặt mới phục vụ đắc lực cho
nhu cầu vận tải của tỉnh Hải Dương và liên thông các tỉnh lân cận Hưng Yên, Quảng
Ninh và Hải Phòng, điển hình các trục đường quốc lộ như QL5, QL18, đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và các Quốc Lộ QL37, QL38, QL10.
Trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, Việc xây dựng đường
tỉnh 392 kéo dài từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh sẽ tăng cường liên hệ, đẩy mạnh
phát triển kinh tế xã hội hai huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà. Mặt khác sẽ hoàn chỉnh ĐT 392
hình thành vòng cung khép kín phía Nam từ Tây sang Đông kết nối Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng nâng cao đời sống của nhân dân địa phương tạo tiền đề thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đường
bộ tỉnh.
5. Mục tiêu của dự án
Xây dựng đường tỉnh 392 kéo dài từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh để đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân, giúp tăng khả năng liên kết huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà, kết
nối và hoàn thiện mạng lưới giao thông, kết nối các khu dân cư tập trung nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế và du lịch, tăng sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài của huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà nói riêng, cũng như của tỉnh Hải Dương nói
chung.
6. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, cân đối nguồn vốn hết sức nan giải đối với phát
triển hạ tầng giao thông, nếu không có những đột phá trong phương thức quản lý cũng
như những mô hình thu hút nguồn lực xã hội, chỉ chờ vốn ngân sách, vốn trái phiếu, hạ
tầng giao thông không thể được phát triển đồng bộ, kịp thời. Đối với Nhà đầu tư, việc chủ
động được nguồn vốn là cơ hội và lợi thế rất lớn để triển khai thực hiện hoàn thành dự án
có hiệu quả.
Với những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới trong
thời gian gần đây, đặc biệt là việc thắt chặt đầu tư công, các đầu tư dự án theo hình thức
PPP, BT, BOT sẽ là sự lựa chọn hợp lý, thể hiện cụ thể qua các lợi thế sau:
Hình thức đầu tư truyền thống được tài trợ từ thuế và nợ công. Nhà nước tài trợ toàn
bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vượt trội. Việc vận hành và bảo dưỡng do nhà nước quản
lý, nhà thầu không chịu trách nhiệm sau khi kết thúc thời gian bảo hành.
Trong chi tiêu công cộng, PPP là hợp tác công - tư mà theo đó Nhà nước cho phép tư
nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với
mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được
khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức
hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ
mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân vì tận dụng được tiềm lực tài chính và
quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Trong hình thức đầu tư truyền thống, do thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án bị kéo
dài dẫn tới chi phí thực tế trượt xa dự toán ban đầu. Bên cạnh đó, các chi phí vận hành và
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

10


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

bảo dưỡng biến động khó xác định nên hiệu quả đầu tư rất thấp. Đối với PPP, sự ổn định

của dòng chi phí đầu tư được thể hiện qua việc Chính phủ chỉ thanh toán khi có dịch vụ.
Chính phủ sẽ xác định những yêu cầu đối với dự án, giao cho tư nhân thiết kế, tài trợ, xây
dựng và vận hành dự án đáp ứng các tiêu chí dự án trong dài hạn. Doanh nghiệp dự án (tư
nhân) sẽ nhận được khoản thanh toán trong suốt vòng đời của hợp đồng PPP theo một
thỏa thuận trước và không trả thêm cho phần vượt dự toán.
Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân
sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công tư (PPP) có khả năng như
một đòn bẩy đối với các nguồn tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải
thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện
nay.
Thuận lợi: Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của
khu vực tư nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích
(thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài
chính cho dự án. Các rủi ro liên quan đến thiết kế và xây dựng; nhu cầu thị trường; chi
phí vận hành và bảo dưỡng được chuyển từ nhà nước sang tư nhân một phần hoặc toàn
phần. Chắc chắn về ngân sách. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong
việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp.
Khi đầu tư dự án giao thông theo hình thức PPP, Nhà nước, Nhà đầu tư và xã hội
cùng sẽ đạt được các mục tiêu hài hòa và hiệu quả kinh tế. Trong đó, Nhà nước không
phải cân đối nguồn vốn rất lớn để đầu tư nhưng vẫn đạt được chiến lược, mục tiêu trong
thời gian ngắn có thể đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội, góp phần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đồng thời, nguồn vốn
ngân sách nhà nước có thể được ưu tiên để đầu tư các lĩnh vực an sinh xã hội (y tế, giáo
dục….) hiện đang rất bức thiết.
Đầu tư các dự án theo hình thức PPP đang được khuyến khích thực hiện và Chính
phủ đã cụ thể hóa tại Nghị định số 15/2015/NĐ- CP ngày 14/4/2015 về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư, qua đó, tạo hành lang pháp lý và nhiều điều kiện thuận lợi cho các
Nhà đầu tư.
II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án
1. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án

Căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày
28/12/2010 của UBND tỉnh Hải Dương.
Trên cơ sở kết quả dự báo nhu cầu vận tải, quy hoạch giao thông vùng, do nhu cầu
vận tải trên tuyến chưa cao (việc hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp III theo quy hoạch
sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau), trước mắt đầu tư phân kỳ theo quy mô là đường cấp
IV đồng bằng Vtk = 60km/h (TCVN 4054 – 2005), các yếu tố hình học đảm bảo theo quy
mô là đường cấp III theo quy hoạch:
TT
1
2
3

Tiêu chuẩn kỹ thuật
Cấp đường
Vận tốc thiết kế, km/h
Quy mô cắt ngang

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

Giá trị
Cấp IV đồng bằng
60km/h
9m
11


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh


TT

Tiêu chuẩn kỹ thuật
Giá trị
+ Bề rộng mặt đường
2 x 3,5 = 7,0m
+ Bề rộng lề gia cố
2 x 0,5 = 1,0m
+ Lề đường
2 x 0,5 =1,0m
4
Bán kính đường cong nằm tối thiểu (Rmin)
250
5
Độ dốc dọc lớn nhất (%)
5
6
Tải trọng tính toán cầu cống
HL93
7
Tần suất thiết kế
+ Nền đường, cống, cầu nhỏ
4%
+ Cầu lớn, cầu trung
1%
8
Cường độ mặt đường yêu cầu (Mpa)
130
2. Địa điểm thực hiện dự án
Địa điểm xây dựng: tuyến đi qua địa phận các huyện Tứ Kỳ và huyện Thanh Hà, tỉnh

Hải Dương.
3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư
Dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh ĐT.392 kéo dài từ Thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang
Thanh, tỉnh Hải Dương theo hình thức PPP được thiết kế với tiêu chuẩn kỹ thuật đường
cấp IV đồng bằng. Theo nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số
100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010. Cọc GPMB được tính từ chân
taluy hoặc mép ngoài công trình mỗi bên ra 1m. Theo điều 16 mục 2 cọc GPMB được
tính từ mép cầu sang mỗi bên ra 7m.
a. Nguyên tắc đền bù
Việc đền bù phải tiến hành tới từng hộ dân trên nguyên tắc công khai, công bằng, hợp
lý giá cả đền bù dựa trên những quy định khung giá của Chính phủ và UBND tỉnh, có
xem xét đến thực tế của địa phương và giá đền bù của các dự án đã và đang được triển
khai trên cùng địa bàn để quy định giá cả đền bù.
Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi Nhà nước thu hồi
đất được đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc bằng tiền
theo giá đất có cùng mục đích sử dụng. Người sử dụng đất bất hợp pháp, khi bị Nhà nước
thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất và phải tự chịu mọi chi phí tháo dỡ giải toả
mặt bằng theo yêu cầu của Nhà nước.
Đối với cây trồng hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sản
lượng thu hoạch của 1 vụ tính theo thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông
sản, thuỷ sản thực tế ở địa phương tại thời điểm đền bù.
Đối với cây trồng lâu năm: Nếu cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới
bắt đầu thu hoạch thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu
hồi. Nếu cây trồng đang ở thời kỳ thu hoạch thì đền bù theo giá trị còn lại của vườn cây.
Nếu là cây lâu năm thu hoạch 1 lần thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí
chăm sóc tính đến thời điểm thu hồi đất. Nếu là cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ
đền bù chi phí việc chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
b. Tổ chức thực hiện

Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư tuân thủ theo Nghị định số 11/2010/NĐCông ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

12


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ quy định
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và
Quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 8/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy
định hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất xây
dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông và các văn bản hiện hành khác.
Công tác này được thực hiện như một Tiểu dự án độc lập.
c. Khối lượng GPMB dự kiến
Nhu cầu sử dụng đất của dự án sơ bộ khoảng 11,7 ha; tuyến đi qua địa phận thị trấn
Tứ Kỳ, xã Tây Kỳ, xã Tứ Xuyên thuộc huyện Tứ Kỳ, xã Thanh Hồng thuộc huyện Thanh
Hà. Diện tích chiếm dụng chủ yếu là đất vườn vải, đất nông nghiệp và một số nhà dân
cũng bị ảnh hưởng. Diện tích đất chiếm dụng của từng xã như sau:
Tứ Kỳ thuộc huyện Tứ Kỳ
Xã Tây Kỳ thuộc huyện Tứ Kỳ
Xã Tứ Xuyên thuộc huyện Tứ Kỳ
Xã Thanh Hồng thuộc huyện Thanh Hà

1.200 m2
36.000 m2
7.560 m2
72.240 m2


4. Yêu cầu về kỹ thuật
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tình hình dân cư, các vị trí khống chế (đền, chùa,
miếu, mộ...) và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn thực tế, TVTK đã nghiên cứu và đề
xuất 3 phương án tuyến như sau:
a. Phương án tuyến 1 (theo Phương án kiến nghị trong dự án cắm mốc chỉ giới quy
hoạch một số tuyến đường mở mới để quản lý theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT
trên địa bàn tỉnh Hải Dương (đợt 1) do công ty CP TVXD giao thông Hải Dương lập
năm 2012)
Điểm đầu tuyến: Giao ĐT 391 tại Km18+730 tuân thủ theo Điều chỉnh QH chung thị
trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ 2005 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt 24/10/2006 cách vị
trí điểm giao hiện tại giữa ĐH191 và ĐT391 khoảng 40m về phía Bắc.
Đến Km0+500 tuyến nhập vào ĐH 191, tim tuyến đi bám theo ĐH 191, đến qua khu
vực Làng Vội km2+040 tuyến đi tách về bên phải ĐH 191 tuyến đi mới hoàn toàn đi qua
khu vực đồng ruộng xen kẽ là dân cư thưa thớt.
Tuyến vượt qua sông Thái Bình (cách vị trí bến đò Bầu khoảng 250m về phía Nam)
đi qua khu vực đồng ruộng và khu dân cư xen kẽ vườn vải. Tuyến rẽ trái, vượt đường cao
tốc Hà Nội – Hải Phòng (Km66+770 theo lý trình đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng)
sau đó tuyến đi qua khu vực đồng ruộng xen kẽ dân cư thưa thớt, đi trùng một đoạn với
đường hiện trạng xã Thanh Hồng rồi giao với ĐT 390 tại Km35+310 (lý trình ĐT 390)
qua xã Thanh Cường. Điểm cuối giao với đường đê sông Văn Úc cách phà Quang Thanh
khoảng 300m về phía Bắc (vị trí xây dựng cầu Quang Thanh dự kiến) kết nối sang đường
tỉnh 360 bên phía huyện An Lão – Hải Phòng. Về vị trí cầu Quang Thanh dự kiến, TVTK
cũng đã làm việc với Sở GTVT Hải Phòng và được biết thành phố Hải Phòng chưa có
chủ trương triển khai xây dựng cầu Quang Thanh, theo định hướng quy hoạch GTVT Hải
Phòng đường tỉnh 360 sẽ được nâng cấp lên cấp III đồng bằng trong tương lai, do đó vị
trí cầu Quang Thanh đề xuất kết nối với ĐT 360 bên phía Hải Phòng đến thời điểm này
cơ bản là phù hợp.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

13



Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

Hướng tuyến thẳng, đẹp, hài hòa chiều dài tuyến ngắn, tuy nhiên khối lượng giải
phóng mặt bằng tương đối lớn.
Chiều dài tuyến phương án 1 là 7,4Km (tính đến đường tỉnh 390, chưa bao gồm
đoạn từ đường 390 đến sông Văn Úc để kết nối sang đường tỉnh 360 của Thà
nh Phố Hải Phòng dài 1,8Km)
b. Phương án 2:
Phương án tuyến 1 hướng tuyến thẳng đẹp, chiều dài tuyến ngắn, tuy nhiên chi phí
xây dựng cao (do xây dựng cầu vượt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), khối lượng
giải phóng mặt bằng tương đối lớn. Do đó TVTK đã nghiên cứu và đề xuất phương án 2
với mục đích tận dụng tối đa đường cũ, không xây dựng cầu vượt đường cao tốc, giảm
thiểu khối lượng xây dựng công trình và khối lượng đền bù GPMB. Hướng tuyến cụ thể
như sau:
Phương án 2A
Điểm đầu tuyến: điểm giao ĐH 191(Chợ Yên - đò Bầu) với ĐT 391 tại Km18+760
thị trấn Tứ Kỳ, tuyến đi trùng đường ĐH 191 hiện trạng (B nền =8m; B mặt đường =7m)
để tận dụng tối đa đường cũ, tránh đền bù GPMB do tuyến đi qua khu vực dân cư đông
đúc thị trấn Tứ Kỳ. Khi thực hiện xây dựng theo quy hoạch sẽ mở rộng theo tim tuyến
quy hoạch.
Sau đó tuyến đi bám hoàn toàn theo ĐH 191 (B nền =7,5 – 9m; B mặt = 5,5 – 7m) để
tận dụng tối đa đường cũ, hạn chế khối lượng đền bù GPMB, bình diện tuyến cơ bản vẫn
đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Trong đó đoạn
tuyến từ km1+150 – km1+600: theo phương án 1 Tuyến đi tách đường cũ hướng tuyến
thẳng đẹp tuy nhiên phải GPMB một số nhà dân dọc tuyến. Phương án 2 đề xuất tuyến đi
bám đường cũ, tận dụng được đường cũ, khối lượng GPMB dân cư ít hơn.
Đến khu vực xã Tứ Xuyên hai bên ĐH 191 hiện trạng là khu đất quy hoạch khu dân

cư mới xã Tứ Xuyên đã được UBND huyện Tứ Kỳ phê duyệt theo quyết định số
5300/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 hành lang đường bộ ĐH 191 có bề rộng 32m giữa hai
khu đất. Do đó đề xuất tim tuyến đi bám theo ĐH 191 giữa hai khu đất (nếu tuyến đi tách
đường cũ về phía Bắc sẽ phải GPMB trường học xã Tứ Xuyên, nếu tách đường cũ về
phía Nam như PA1 thì sẽ GPMB dân cư) sau đó tuyến vượt sông Thái Bình tại vị trí cách
bến đò Bầu khoảng 65m về phía Nam. Vượt sông Thái Bình tuyến rẽ trái đi song song
với đường đê cách đường đê khoảng 200m rồi đi dưới cầu Tứ Xuyên (cầu vượt sông Thái
Bình của đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng). Tuyến rẽ phải đi về bên phải đường xã
Thanh Hồng tránh các khu đông dân cư, tuyến qua khu vực vườn vải xen kẽ khu dân cư
thưa thớt xã Thành Hồng rồi vượt sông Trung Thủy Nông (ranh giới xã Thanh Hồng và
Thanh Cường).
Tuyến giao đường tỉnh 390 tại Km35+230 (lý trình ĐT 390) đi vào địa phận xã
Thanh Cường đi qua khu vực vườn, ruộng xen kẽ dân cư thưa thớt rồi kết thúc giao với
đường đê (điểm dự kiến xây dựng cầu vượt sông Văn Úc) tại vị trí cách phà Quang
Thanh khoảng 300m về phía Bắc (trùng với phương án 1).
Chiều dài tuyến phương án 2A là 7,71Km (tính đến đường tỉnh 390, chưa bao gồm
đoạn từ đường 390 đến sông Văn Úc để kết nối sang đường tỉnh 360 của Thành Phố Hải
Phòng dài 1,8Km)
Phương án 2B (kiến nghị chọn)
Trên cơ sở dự án đường Tây Nguyên kéo dài do UBND huyện Tứ Kỳ là chủ đầu tư,
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

14


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

đề xuất phương án 2B: Điểm đầu tuyến Km0+00 trùng với điểm cuối của dự án đường
Tây Nguyên kéo dài của huyện Tứ Kỳ, thuộc địa phận huyện Tứ Kỳ, vượt sông Nhân Lý,

đi qua khu vực đồng ruộng xen kẽ đất vườn, cắt qua khu vực dân cư thôn Kim Xuyên xã
Tây Kỳ, rồi nhập vào phương án 2A tại Km1+600, tuyến đi thẳng vượt sông Thái Bình
tại vị trí cách bến đò Bầu khoảng 65m về phía Nam. Vượt sông Thái Bình tuyến rẽ trái đi
song song với đường đê cách đường đê khoảng 200m rồi đi dưới cầu Tứ Xuyên (cầu vượt
sông Thái Bình của đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). Tuyến rẽ phải đi về bên phải
đường xã Thanh Hồng tránh các khu đông dân cư, tuyến đi qua khu vực vườn vải xen kẽ
khu dân cư thưa thớt xã Thanh Hồng rồi vượt sông Trung Thủy Nông (ranh giới xã Thanh
Hồng và Thanh Cường). Tuyến giao cắt với đường tỉnh 390 tại Km7+420 (Km35+230-lý
trình ĐT 390) đi vào địa phận xã Thanh Cường qua khu vực vườn, ruộng xen kẽ dân cư
thưa thớt. Điểm cuối giao với đường đê sông Văn Úc tại vị trí cách phà Quang Thanh
khoảng 300m về phía Bắc, thuộc địa phận huyện Thanh Hà.
Phạm vi tính toán phương án tài chính đầu tư trong dự án này chỉ nghiên cứu đến nút
giao với đường tỉnh 390 tại Km7+420 (Km0+00-Km7+420). Tổng chiều dài tuyến
khoảng 7,42km (tính đến đường tỉnh 390, chưa bao gồm đoạn từ đường 390 đến sông
Văn Úc để kết nối sang đường tỉnh 360 của Thành Phố Hải Phòng dài 1,8Km)
Hiện nay cầu Quang Thanh vượt sông Văn Úc kết nối sang huyện An Lão TP Hải
Phòng chưa có chủ trương triển khai, mặt khác do việc bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn đồng thời để đảm bảo mục tiêu dự án đầu tư theo hình
thức PPP đạt hiệu quả cao, TVTK đề xuất phương án phân kỳ trước mắt chỉ đầu tư xây
dựng đến vị trí giao ĐT 390, sau đó tận dụng hoàn toàn đoạn tuyến ĐT 390 và 390A
(đường hiện tại B nền=9m, B mặt đường = 7m) để ra bến phà Quang Thanh kết nối sang
Hải Phòng. Khi có chủ trương xây dựng cầu Quang Thanh sẽ đầu tư đoạn tuyến còn lại từ
ĐT 390 ra cầu Quang Thanh để tuyến đường đạt hiệu quả khai thác tốt nhất.
Một số hình ảnh hiện trạng đoạn tuyến thuộc địa phận huyện Tứ Kỳ
Điểm
đầuTT
PA2A
giaoBn=8m;
ĐT391 Bm=7m
ĐH 191

đoạn
Tứ Kỳ

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

15


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh
ĐH 191 đoạn
Vị trí
xã vượt
Tứ Xuyên
sông Thái
Bn=7,5m;
Bình Bm=5,5m

Một số hình ảnh hiện trạng đoạn thuộc địa phận huyện Thanh Hà
Phương
PA1 đi qua
án 2thôn
tại km5
Tiêntuyến
Kiều,đidân
quacưkhu
khá
vườn
đôngvải,
đúc,tránh

GPMB
khulớnmộ lớn

ĐiểmPA1
cuốiđituyến
qua UBND
giao đêxã
sông
Thanh
VănCường
Úc (2 PA)

Mặt cắt ngang điển hình đi dưới cầu Tứ Xuyên (PA2)

c. So sánh lựa chọn phương án tuyến:
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

16


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

STT

Hạng mục chính

Ưu điểm

+ Tổng chiều dài Bình diện tuyến thẳng đẹp,

tuyến: 7,4km. Tổng chiều dài tuyến ngắn nhất
CPXD: 431,43 tỷ đồng L=7,4km
+ Chiều dài đường:
Phương 6,48km, CPXD phần
đường: 92,93 tỷ đồng
án 1
+ Chiều dài cầu:
0,92km, CPXD phần
cầu: 338,5 tỷ đồng

Nhược điểm
+ Chi phí xây dựng lớn do
phải xây dựng cầu vượt
đường cao tốc HN – HP
+ Chi phí GPMB lớn do đi
qua các khu dân cư: đoạn
qua thôn Kim Xuyên (xã Tây
Kỳ); thôn Lập Lê, Tiên Kiều
xã Thanh Hồng.
+ Đi qua UBND xã Thanh
Cường mới xây dựng

+ Tổng chiều dài + Tận dụng tối đa đường
tuyến: 7,71km. Tổng cũ, giảm thiểu khối lượng
CPXD: 357,21 tỷ đồng xây dựng công trình và
+ Chiều dài đường: GPMB.

+ Chiều dài tuyến lớn:
7,71km.


+ Yếu tố hình học không
được tốt như PA1. Tuy nhiên
7,06km, CPXD phần + Đi dưới cầu Tứ Xuyên cơ bản vẫn đảm bảo yếu tố
đường: 100,8 tỷ đồng
nên không phải xây dựng hình học theo tiêu chuẩn
Phương
cầu vượt đường cao tốc
đường cấp III. Một số đoạn
án 2A + Chiều dài cầu:
0,65km, CPXD phần + Chi phí xây dựng và có thể phải châm chước yếu
tố hình học để hạn chế
cầu: 256,41 tỷ đồng
GPMB thấp.
GPMB như đoạn qua thị trấn
Tứ Kỳ, đoạn đi trùng ĐH
191
từ
Km1+250

km1+690.
+ Tổng chiều dài + Yếu tố hình học đạt tiêu + Đoạn qua thôn Kim Xuyên
tuyến: 7,42km. Tổng chuẩn đường cấp III đồng xã Tây Kỳ, trước khi nhập
CPXD: 353,28 tỷ đồng bằng.
vào PA2A khối lượng GPMB
+ Chiều dài đường: Đi dưới cầu Tứ Xuyên nên nhà dân khá lớn.
Phương 6,77km, CPXD phần
án 2B đường: 96,87 tỷ đồng
+ Chiều dài cầu:
0,65km, CPXD phần
cầu: 256,41 tỷ đồng


không phải xây dựng cầu + Tuyến đường chỉ phát huy
vượt đường cao tốc
hiệu quả khi dự án xây dựng
+ Chi phí xây dựng thấp đường Tây Nguyên kéo dài
được xây dựng hoàn thành.
nhất.

Ghi chú: chiều dài các phương án tuyến so sánh chưa bao gồm đoạn từ tuyến đường
380 đến sông Văn Úc để kết nối sang đường tỉnh 360 của Thành phố Hải Phòng.
Sau khi phân tích, so sánh các yếu tố kinh tế kỹ thuật, TVTK kiến nghị lựa chọn
phương án 2B. Tuy nhiên phương án tuyến này chỉ phát huy hiệu quả, đảm bảo tính kết
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

17


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

nối khi được triển khai đồng bộ cùng dự án đường Tây Nguyên kéo dài do UBND huyện
Tứ Kỳ là Chủ đầu tư.
Phân tích kết nối các phương án tuyến với ĐT392 hiện tại và định hướng trong
tương lai
Đường tỉnh 392 hiện tại đoạn qua thị trấn Tứ Kỳ bắt đầu từ cầu Vạn (bề rộng cầu 7m)
rồi đi trùng đường Tây Nguyên và kết thúc tại điểm giao ĐT 391 tại Km18+240.
Trong giai đoạn hiện nay ĐT 392 hiện tại kết nối với dự án ĐT 392 kéo dài thông qua
ĐT 391 (đối với phương án tuyến 1 và 2A) và thông qua dự án đường Tây Nguyên kéo
dài đối với phương án 2B.
TVTK cũng nghiên cứu và định hướng kết nối trực tiếp với ĐT 392 trong tương lai

khi nhu cầu vận tải tăng cao và bố trí được nguồn vốn xây dựng, chi tiết các phương án
kết nối như sau:
Phương án 1: vẫn kết nối với ĐT392 hiện tại thông qua cầu Vạn hiện tại và đường
Tây Nguyên, tuy nhiên đầu cầu Vạn hiện tại phía xã Minh Đức tồn tại hai đường cong
nằm ngược chiều liên tiếp R=60m nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Đề xuất điều
chỉnh đoạn tuyến này bắt đầu từ km35+770 (ĐT392 hiện tại) thuộc địa phận xã Minh
Đức tuyến tách ĐT 392 hiện tại về bên trái qua khu vực đồng ruộng, rồi cắt qua khu dân
cư đầu cầu Vạn, tuyến cách đường cũ khoảng 180m về phía Bắc (đi vào khu dân cư thưa
thớt để hạn chế GPMB nhà dân) sau đó nhập vào đầu cầu Vạn phía xã Minh Đức. Chiều
dài đoạn tuyến điều chỉnh L=1,35km. Mặt khác, cầu Vạn hiện tại có bề rộng 7m, trong
tương lai để hoàn chỉnh quy mô đường cấp III cần xây dựng bổ sung thêm 1 cầu bên cạnh
có bề rộng B=7m và phân làn tổ chức giao thông 1 chiều trên mỗi cầu.
Phương án 2: xây dựng đoạn tuyến ĐT 392 mới phù hợp với quy hoạch chung thị
trấn Tứ Kỳ. Tuyến tách đường cũ về bên phải tại Km34+880 ĐT 392 hiện tại thuộc xã
Minh Đức huyện Tứ Kỳ, cắt qua khu vực ruộng. Đến khu vực làng Vạn, tuyến cơ bản
bám theo QHC TT Tứ Kỳ cắt qua khu dân cư thôn Vạn (đi vào phạm vi ít nhà dân để hạn
chế GPMB) rồi đến vị trí cầu Vạn 2 (theo QHC TT Tứ Kỳ). Qua sông Vạn tuyến tiếp tục
bám theo hướng tuyến trong QHC TT Tứ Kỳ. Đến khu vực Làng Vội thuộc xã Tây Kỳ
tuyến rẽ trái tránh GPMB khu dân cư rồi nhập vào PA2 tại vị trí cầu vượt sông Thái Bình.
Tổng chiều dài đoạn tuyến này L=5,7km.
Với cả hai phương án kết nối trên, tuy chưa thực hiện được ở giai đoạn hiện nay, do
hạn chế về nguồn vốn TVTK cũng đề xuất triển khai cắm mốc quản lý quy hoạch theo
quy mô đường cấp III để tương lai khi nhu cầu vận tải tăng cao, bố trí được nguồn vốn có
thể triển khai ngay.
(Chi tiết các phương án tuyến xem bản vẽ bản đồ hướng tuyến kèm theo)
5. Thiết kế sơ bộ
a. Bình đồ tuyến
Bình đồ tuyến đường thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng đồng thời hạn chế tối đa giải phóng
mặt bằng.

- Phù hợp với vị trí cầu.
- Đảm bảo sự hài hòa giữa bình diện và trắc dọc.

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

18


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

- Kết qủa thiết kế: Đoạn tuyến đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III, các đường cong đều
bố trí đường cong chuyển tiếp theo tiêu chuẩn.
b. Cắt dọc tuyến
Đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Cắt dọc tuyến thiết kế theo cao độ tương ứng với mực nước H4% đối với đường và
H1% đối với cầu, H5% thông thuyền. Các đoạn đi qua kênh mương đảm bảo cao độ đặt
cống phù hợp với hiện trạng.
- Đối với các đoạn đường cũ cao độ thiết kế bám theo cao độ đường hiện tại. Cao độ
đường đỏ các đoạn qua khu dân cư được thiết kế để ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của các
hộ dân hai bên đường nhất.
c. Cắt ngang tuyến
Cắt ngang tuyến được thiết kế theo quy mô đường cấp IV đồng bằng bề rộng nền
đường Bnền= 9m, Bmặt= 8m. Trong đó:
 Bề rộng mặt đường:
2x 3,5m = 7,0 m.
 Bề rộng lề gia cố:

2x 0,5m


= 1,0 m.

 Bề rộng lề đất:
2 x 0,5m = 1,0 m.
Đối với đoạn tuyến qua khu vực dân cư đông bố trí rãnh dọc BTCT 2 bên tuyến để
thu nước mặt đường.
d. Nền đường
Nền đường thông thường:
Nền đường đắp qua khu vực cánh đồng lúa, hoa màu... được đào bỏ lớp đất không
thích hợp trên bề mặt thiên nhiên với chiều dày 0,3m - 0,5m; đối với đoạn qua ao hồ vét
bùn với chiều dày 0,5 – 1,0m.
Nền đường được đắp cát độ chặt K ≥ 0,95 mái taluy đắp bao bằng đất với độ dốc
1/1,5; lớp nền thượng dày 50cm dưới đáy kết cấu áo đường được đắp bằng đất chọn lọc
đạt độ chặt K ≥ 0,98.
Nền đường đất yếu:
Tại các vị trí xuất hiện đất yếu, nền đường được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn trước
khi đắp, giải pháp xử lý bằng bấc thấm, đào thay đất... Giải pháp cụ thể sẽ được nghiên
cứu chi tiết trong giai đoạn triển khai tiếp theo.
e. Mặt đường
Để phù hợp với kết cấu các đường khác trong khu vực và kết cấu mặt đường bền
vững, TVTK thiết kế cấu tạo kết cấu mặt đường mềm như sau:
+ Lớp mặt là lớp bê tông nhựa chặt cấp cao A1 với thời hạn thiết kế 15 năm.
+ Lớp móng: Cấp phối đá đăm, là loại vật liệu thông dụng sẵn có tại địa phương.
Mặt đường dự kiến được lựa chọn có mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc ≥ 130 Mpa, bao
gồm các lớp như sau:
- Bê tông nhựa C19 dày 7cm
- Lớp cấp phối đá dăm loại I (Dmax=25mm) dày 15cm
- Lớp cấp phối đá dăm loại I (Dmax=37,5mm) dày 30cm
- Lớp đất đắp K98 dày 50cm.
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)


19


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

Đối với mặt đường trên mặt đường cũ, sử dụng kết cấu tăng cường bằng bê tông
nhựa, bù vênh bằng bê tông nhựa hoặc cấp phối đá dăm.
f. Nút giao
Các nút giao trên tuyến được tổ chức theo phương án giao bằng tự điều khiển.
g. Công trình thoát nước
Các cống ngang được xây dựng tại các vị trí cần thoát nước lưu vực và tại các vị trí
cắt qua kênh, mương thủy lợi. Khẩu độ cống được xác định dựa trên kết quả tính toán lưu
lượng cần thoát đối với các cống lưu vực và kết quả làm việc, thống nhất thỏa thuận với
các cơ quan quản lý, khai thác thủy lợi của địa phương trên cơ sở hiện trạng các công
trình thủy lợi, nhu cầu sử dụng, khai thác của địa phương và quy hoạch hệ thống thủy lợi
khu vực trong tương lai.
Ống cống bằng BTCT chịu lực, móng cống dùng bê tông C16 đúc sẵn trên lớp đệm
đá dăm đầm chặt dày 10cm.
Kết cấu đầu cống (cống tròn) là BTXM C12 (với các kết cấu móng, sân cống thượng
hạ lưu ...) và đá hộc xây vữa xi măng M100 để gia cố mái ta tuy đường trên đỉnh cống.
Cống thoát nước khẩu độ lớn bằng BTCT C30.
h. Công trình cầu
Xây dựng các cầu trên tuyến với bề rộng B cầu = 9m. (Trong tương lai khi hoàn
chỉnh quy mô đường cấp III sẽ xây dựng bổ sung thêm 1 cầu có bề rộng tương tự
bên cạnh)
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cầu:
+ Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCTDƯL và BTCT theo tiêu chuẩn 22TCN 27205.
+ Tải trọng thiết kế: HL93, người 3KN/m2.

+ Tần suất thiết kế: P = 1% cho cầu lớn và cầu trung, P=4% cho cầu nhỏ.
+ Tính không thông thuyền cầu vượt sông Thái Bình: BxH=50x7m.
Giải pháp kết cấu phần trên:
+ Với các cầu không yêy cầu tĩnh không lớn sử dụng kết cấu nhịp dầm bản, dầm I,
dầm Super-T giản đơn BTCT DƯL có chiều dài từ 21m đến 40m.
+ Với cầu vượt sông Thái Bình sử dụng kết cấu nhịp dầm hộp BTCT DƯL thi công
theo phương pháp đúc hẫng căn bằng.
Giải pháp kết cấu phần dưới:
+ Sử dụng kết cấu mố trụ BTCT đổ tại chỗ, đặt trên hệ móng cọc BTCT. Tùy từng
vị trí có thể sử dụng móng cọc khoan nhồi (cho các mố trụ lớn) và móng cọc BTCT đúc
sẵn.

trình

STT

Tên cầu

I

Phương án 1
Nhân Lý
0+560

1

Sơ đồ cầu

Chiều
dài


Chiều
rộng

Kết cấu
phần trên

Kết cấu
phần dưới

1x21

31.1

9

Dầm bản BTCT DƯL

Mố
BTCT /

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

CPXD
8,34

20


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài

Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh
STT

Tên cầu


trình

Sơ đồ cầu

Chiều
dài

Chiều
rộng

Kết cấu
phần trên

Kết cấu
phần dưới

CPXD

cọc đúc
sẵn
2

Thái
Bình


3+230

39.15+2x40+
39.15+62+95+62
+39.15+2x40+
39.15

3

Vượt CT

5+270

39.15+40+42.5
+45+42.5+40+
39.15

4

Thanh
Cường

7+300

1x33

II

9


Dầm SuperT / Dầm
hộp BTCT
DƯL

298.6

9

Dầm SuperT BTCT
DƯL

41.6

9

Dầm I BTCT DƯL

9

Dầm bản BTCT DƯL

Mố
BTCT /
cọc đúc
sẵn

8,36

9


Dầm SuperT / Dầm
hộp BTCT
DƯL

Mố trụ
BTCT /
cọc khoan
nhồi

235,09

9

Dầm I BTCT DƯL

Mố
BTCT /
cọc đúc
sẵn

12,98

549.2

Mố trụ
BTCT /
cọc khoan
nhồi


223,95

Mố trụ
BTCT /
cọc khoan
nhồi
Mố
BTCT /
cọc đúc
sẵn

93,2

12,98

Phương án 2 (2A và 2B)
1

Nhân Lý

2

Thái
Bình

3

Thanh
Cường


0+100

1x21

3+300

39.15+2x40+
39.15+62+95+62
+39.15+2x40+
39.15

7+300

1x33

31.1

580.2

41.6

i. An toàn giao thông
Thiết kế đầy đủ hệ thống vạch sơn, biển báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
báo hiệu đường bộ, QCVN 41:2016/BGTVT ngày 08/4/2016.
6. Tổng mức đầu tư của dự án
a. Cấu thành và phương pháp lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư được lập theoThông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của
Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao
gồm: chi phí xây dựng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án;
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình;
chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí
xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng ước tính theo suất vốn đầu tư tại
quyết định 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ xây dựng.
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật
kiến trúc, cây trồng trên đất ...
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

21


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

- Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và các chi phí khác: tính bằng 1 5% chi
phí xây dựng.
- Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh
chưa lường trước được và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thi công.
b. Dự kiến tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án được dự kiến sơ bộ như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT

Hạng mục công việc

Phương án 1

Phương án 2A


Phương án 2B

1

Chi phí bồi thường GPMB (cả
dự phòng)

120,92

81,84

68,72

2

Chi phí xây dựng và thiết bị

431,43

357,21

353,28

Chi phí QLDA, TVĐT và chi
phí khác
Chi phí dự phòng

64,71

53,58


52,99

49,61

41,08

40,63

52,60

42,11

40,68

719,28

575,83

556,30

3
4
5

Chi phí lãi vay trong thời
gian xây dựng

Tổng cộng


Ghi chú: tổng mức đầu tư được lập theo chiều dài các phương án tuyến chưa bao
gồm đoạn từ tuyến đường 390 đến sông Văn Úc để kết nối sang đường tỉnh 360 của
Thành phố Hải Phòng.
III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh
Các tác động đến môi trường của dự án chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn thi công
công trình và quá trình khai thác, sử dụng sau này. Có rất nhiều nguồn tác động đến môi
trường, nhưng báo cáo này chỉ phân tích các tác động do xây dựng hệ thống giao thông
và các công trình liên quan gây ra. Mức độ tác động của việc xây dựng công trình giao
thông đến môi trường thể hiện như sau:
STT

Các nhân tố bị tác động

Mức độ bị ảnh hưởng

1

Đất

Tác động tiêu cực mức trung bình

2

Nước mặt

Tác động tiêu cực mức trung bình

3

Nước ngầm


Tác động tiêu cực mức nhẹ

4

Không khí

Tác động tiêu cực mức đáng kể

5

Chất thải rắn

Tác động tiêu cực mức trung bình

6

Tiếng ồn

Tác động tiêu cực mức đáng kể

7

Di tích lịch sử, công trình văn hóa

Tác động tích cực

8

Cây xanh, mặt nước


Tác động tiêu cực mức trung bình

9

Chất lượng cuộc sống

Tác động tích cực

10

Kinh tế xã hội

Tác động tích cực

Tác động xảy ra trong giai đoạn GPMB và san nền chủ yếu tập trung vào việc thay
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

22


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch mới. Việc GPMB và thay đổi mục đích sử dụng
đất phù hợp với quy hoạch chung của xã, phát triển mạng lưới giao thông theo quy hoạch
chung của tỉnh nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên có ảnh hưởng tốt đến kinh
tế xã hội của vùng.
Tác động thay đổi hệ sinh thái: một phần hệ sinh thái nông lâm nghiệp chuyển sang
hệ sinh thái đô thị. Hệ sinh thái trong khu vực là tương đối thuần, không có các loài động

thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ cần bảo vệ. Cùng với sự công nghiệp hóa, đô thị
hóa khu vực thì những thay đổi hệ sinh thái là chấp nhận được, không có ảnh hưởng xấu.
Thay đổi bề mặt phủ: Một phần diện tích đất nông nghiệp sẽ được bê tông hóa khi
xây dựng đường cùng các công trình liên quan, làm giảm diện tích đất có khả năng thấm,
giữ nước và tiêu thoát nước (đất ruộng, ao hồ, kênh mương...), do vậy có thể dẫn đến hiện
tượng ngập úng khi có mưa to. Tuy nhiên khi xây dựng công trình giao thông đã bố trí hệ
thống các cống thoát nước và hoàn trả hệ thống kênh mương tiêu nước theo quy hoạch
nên không làm ảnh hưởng đến xấu đến môi trường.
Ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn thi công: các tác động của tiếng ồn trong quá trình
thi công do các thiết bị thi công gây nên.
Ô nhiễm bụi đất, đá cát tác động trực tiếp lên người công nhân thi công tại công
trường và tại các đoạn qua khu dân cư và ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng đến
sức khoẻ cộng đồng.
Ô nhiễm chất thải rắn: Việc thi công sẽ tạo ra những đoạn tuyến đào đắp mới. Nước
mưa làm xói mòn và rửa trôi lớp đất này và đưa xuống dòng chảy sông, tăng tình trạng
bồi lắng và làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm. Mặt khác việc tập trung một lượng
lớn công nhân thi công sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải sinh hoạt. Cùng với tình
trạng ô nhiễm do dòng nước chảy tràn như đã nêu ở trên, nước thải sinh hoạt có nguy cơ
tạo ra tình trạng phú dưỡng tại các hồ nuôi.
Chiếm dụng đất cho công trình, ảnh hưởng đến nguồn sống và điều kiện sống của
những người phải chịu tái định cư: Chiếm dụng đất thổ cư, chuyên dụng và đất canh tác
thường gây ra những tác động xã hội nghiêm trọng. Mức độ này sẽ tăng nhanh khi số
người bị ảnh hưởng càng nhiều. Chiếm dụng đất gây ảnh hưởng nhiều nhất và mức độ
ảnh hưởng lớn nhất so với chiếm dụng đất canh tác và chiếm dụng đất chuyên dùng khác.
Khi giải phóng mặt bằng cho dự án cũng có nghĩa là hộ buộc di cư được cấp đất ở mới và
quỹ đất dự phòng sẽ bị giảm (thông thường là đất phát triển dành cho việc lập gia đình
mới) hoặc đất canh tác. Sau khi kết thúc dự án, ở các nút giao cắt hoặc gần các điểm
thuận lợi khác thường xuất hiện trào lưu di cư mới. Đây không phải là trường hợp hồi cư
mà sức hút mặt đường lôi kéo họ, và một lần nữa bức tranh phân bố di cư bị thay đổi, kể
cả việc gia tăng dân số cơ học.

IV. Dự báo nhu cầu vận tải
1. Nội dung dự báo
a. Phương pháp dự báo
Dựa trên các số liệu thống kê gồm: lưu lượng giao thông qua các tuyến khu vực, số
liệu đếm xe trong các ngày từ 23/3/2017 - 25/3/2017, số liệu thống kê của cơ quan quản
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

23


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

lý Đường Bộ, số liệu thống kê phát triển kinh tế khu vực dự án và tỉnh Hải Dương. Tư
vấn tính toán phân tích đánh giá lưu lượng xe phát triển trong tương lai bằng phương
pháp phân tích mô hình 4 bước như sau:
+ Bước 1: Mô hình Phát sinh và Thu hút chuyến đi - ước tính số lượng các chuyến
đi phát sinh và thu thút theo từng khu vực phân tích;
+ Bước 2: Mô hình Phân bổ chuyến đi - ước tính số lượng chuyến đi thực hiện giữa
các khu vực phân tích;
+ Bước 3: Mô hình Tỷ lệ đảm nhận phương thức - ước tính số lượng chuyến đi thực
hiện bằng các phương thức vận tải khác nhau giữa các khu vực;
+ Bước 4: Mô hình Phân bổ giao thông - ước tính số lượng chuyến đi trên đường
đối với từng phương thức vận tải khác nhau.
Hình: Sơ đồ mô hình dự báo 4 bước
Đầu vào
Khung KT-XH
hiên tai & tương lai

BƯƠC 1

Phát sinh và thu
hutchuyên đi

Số chuyên đi phát sinh
và thu hut theo khu
vưc

BƯƠC 2
Khoangcách
giưacácvung

Phân bô chuyên đi

Ma trân OD

BƯƠC 3
Số phương tiên
đang sở hưu

Phân chia phương
thưc
BƯƠC 4

Manglươi tương lai

Ma trân OD theo
phương thưc

Phân bô giao thông


Lượng giao thông
được phân bô

Đánh giá

Chỉ số đánh giá
hoatđộng

b. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải của vùng
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ, là khu vực trung tâm kinh tế năng động
và là đầu tàu kinh tế quan trọng của khu vực phía Bắc.
Sơ đồ luồng hàng hóa, hành khách liên tỉnh giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ (qua địa bàn
tỉnh Hải Dương) với các vùng trong cả nước:

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

24


Đề xuất dự án PPP: DA ĐTXD ĐT 392 kéo dài
Từ thị trấn Tứ Kỳ đến phà Quang Thanh

Hình: Tổng nhu cầu vận tải hàng hóa liên tỉnh năm 2020, 2030
Đơn vị: Nghìn tấn

Năm 2020

Năm 2030

Ghi chú: Chữ màu tím là nhu cầu nội vùng, chữ màu đỏ là nhu cầu phát sinh, màu

xanh là nhu cầu thu hút, chữ màu nâu là nhu cầu đi lại giữa các vùng.
(Nguồn: Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm
2030)

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Đường bộ (HECO)

25


×