Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Nhật Bản - Giới thiệu điều kiện tự nhiên và tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 30 trang )

Phần 1: Điều kiện tự nhiên và
thiên nhiên.
NHẬT BẢN

TỔ 1


LỜI MỞ ĐẦU
NHẬT BẢN - Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến đất nước có hoa anh đào
nổi tiếng, hay còn là đất nước được biết đến với tên gọi “đất nước mặt trời
mọc”.Nhật Bản còn là nơi có ngọn núi Phú Sĩ cao 3776m, là cái nôi của nền văn
hóa đặc sắc đa dạng với những con người thân thiệt, hiếu khách, với nền khoa
học tiên tiến. Vậy đất nước ấy có gì đặc biệt? Đất nước ấy có điều kiện tự nhiên
và thiên nhiên như thế nào? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu nhé!

Núi Phú Sĩ – địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Nhật Bản
(Nguồn: www2.travel.com.vn)

(Nguồn: vi.wikipedia)

2


1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LÃNH THỔ
Để tìm hiểu về Nhật Bản, ta phải biết đến vị trí của đất nước này trên bản
đồ. Nhật Bản là một đảo quốc hình vòng cung nằm ở phía Đông Châu Á và
phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản có vị trí cụ thể ở tọa độ 35º00´B đến
136º00´Đ. Vốn được gọi là quốc đảo bởi bốn bề bao quanh là các biển và đại
dương. Chính vì vậy mà Nhật Bản không tiếp giáp với bất kì quốc gia hay lãnh
thổ nào trên đất liền. Phía Đông Bắc, Nhật Bản tiếp giáp với Biển Ookhot. Phía
Đông Nhật Bản là Thái Bình Dương, phía Nam là biển Hoa Đông (Trung Quốc)


và phía Tây là Biển Nhật Bản.

Lược đồ thế giới (Nguồn: MAP[N]ALL.COM

Lãnh thổ Nhật Bản trải ra theo một
vòng cung dài khoảng 3800 km trên biển
Thái Bình Dương, được hợp thành bởi 4
đảo lớn : Hô-cai-đo, Hôn-su (chiếm 61%
tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng
nghìn đảo nhỏ. Tổng diện tích Nhật Bản lên
đến 377906,95km², đứng thứ 60 trên Thế
giới.

Sơ đồ Nhật Bản (Nguồn: waitbutwhy)
3


Dù không tiếp giáp với quốc gia nào nhưng Nhật Bản lại ở khá gần các
nước lớn như Nga, Trung Quốc,... Đây chính là thuận lợi của Nhật Bản trong
việc nhập khẩu nguyên liệu, buôn bán, giao lưu với các nước lớn bằng đường
biển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Với bốn bề bao quanh bởi đại
dương, Nhật Bản cũng dễ dàng phát triển các ngành kinh tế biển, các nghề đánh
bắt cá và hải sản, cũng như các ngành về du lịch. Nhật Bản cũng có thị trường
rộng lớn do nằm trong vùng kinh tế năng động.

(Nguồn:sưu tầm)

Tuy vậy nhưng Nhật Bản cũng gặp rất nhiều khó khăn do không tiếp giáp
trên đất liền nên khó khăn trong việc giao lưu buôn bán trên đất liền. Nhật Bản
nằm ở khu vực vành lửa của Thái Bình Dương – vùng đất không ổn định nên

thường gặp nhiều thiên tai như : sóng thần, núi lửa hoạt động, động đất, bão lũ...

4


Thảm họa ở Nhật Bản: Núi lửa hoạt động – sóng thần (Nguồn:suutam)

2. ĐỊA HÌNH
Nhật Bản là một quần đảo với trên 6.800 đảo lớn nhỏ là những đỉnh của
các dãy núi được nâng lên gần cạnh bên ngoài thềm lục địa. Khoảng 73% địa
hình Nhật Bản là vùng đồi núi. Với địa hình như vậy, Nhật Bản có vô vàn dãy
núi cao, trong đó phải kể đến 3 núi nổi tiếng thuộc dãy alps Nhật Bản là Hida,
Kiso, và Akaishi. Ngoài ra,tại Nhật Bản, chạy dọc từ Bắc vào Nam có 7 vành
đai núi lửa trong đó có khoảng 200 núi lửa đang hoạt động. Nhật Bản có một số
đỉnh núi cao trên 3.000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2.000 mét. Và ngọn núi
cao và nổi tiếng nhất Nhật Bản là núi Phú Sĩ cao 3.776 mét. Nhật Bản có rất ít
đồng bằng, chủ yếu là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Đồng bằng lớn nhật Nhật
Bản là Kanto trên đảo Honshu. Diện tích các cánh đồng được canh tác chiếm
12.3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1.1%. Ngoài ra, xen lẫn những núi
ở Nhật Bản còn có bồn địa và

(Nguồn: wikipedia)

(Nguồn: Sưu tầm)

cao nguyên.

5



Núi Phú Sĩ – Một biểu tượng của đất nước Nhật Bản (Nguồn: sưu tầm)

Mặc dù địa hình phần lớn là đồi núi, không thuận tiện cho trồng trọt
nhưng lại có khá nhiều cảnh quan đẹp, phục vụ cho không nhỏ cho ngành du
lịch của Nhật Bản. Đồng bằng ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại vô cùng màu mỡ
thuận tiện cho trồng trọt và đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều dân cư và cơ
sở kinh tế nhất. Đường bờ biển dài bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh thuận lợi cho
xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ.
Bên cạnh những thuận lợi, địa hình Nhật Bản vẫn còn tồn tại những khó
khăn sau: Địa hình chủ yếu là đồi núi khiến giao thông đi lại gặp nhiều khó
khăn. Địa hình bất ổn do có nhiều núi lửa dễ xảy ra động đất, núi lửa phun trào.
Đồng bằng nhỏ hẹp cũng khiến Nhật Bản thiếu đất trong việc canh tác.

6


Hình ảnh núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản (Nguồn: baomoi)

Động đất ở Nhật Bản (Nguồn; xuatkhaulaodong)

7


3. ĐẤT ĐAI

Cách đồng lúa ở Nhật Bản (Nguồn:baoviet)

Nhìn hình ảnh trên ta có thể thấy được một cánh đồng tuyệt đẹp và một
yếu tố không thể thiếu để tạo nên những cánh đồng như vậy đó chính là đất. Và
đặc điểm đất đai của Nhật có gì đặc biệt ?


(Nguồn:Violet)

Như đã biết thì Nhật Bản là một quốc đảo với khoảng 80% diện tích là
đồi núi vì vậy diện tích đồng bằng Nhật Bản khá nhỏ hẹp, chỉ bao gồm một
phần diện tích nhỏ rìa lãnh thổ, ven các biển và đại dương.

8


Đồi núi đất feralit Nhật Bản (Nguồn: newszing)

Đất đai của Nhật Bản hạn chế về cả số lượng, diện tích và chất lượng .
Với sông ngòi ngắn và dốc đất phù của Nhật Bản nhiều cát không phù hợp để
trồng lúa nước nhưng lại phù hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm. Tiếp đên
là đất đồi núi ( đất feralit ) của Nhật Bản chiếm diện tích rất lớn gây khó khăn
cho ngành nông nghiệp của quốc gia này, nhưng đúng là “ Có cái khó mới ló
cái khôn “ người Nhật đã sử dụng đất một cách vô cùng hợp lý bằng cách trồng
rừng phát triển lâm nghiệp xen lẫn trồng cây ăn quả, cây trồng lâu năm.
Với những khó khăn như vậy gần như tạo hóa đã quay mặt đi với Nhật
Bản nhưng họ đã biết tận dụng những khó khăn từ đất đai biến nó trở thành lợi
thế. Họ đã biến đất đồi núi trở thành các thửa ruộng bậc thang, dùng đất đồi núi
trồng chè. Bên cạnh đó họ còn biến những thửa ruộng truyền thống thành các
danh lam thắng cảnh bằng cách tạo nên những điểm nhấn riêng biệt với bức
tranh khổng lồ trên bề mặt ruộng lúa hay trang bị thêm hệ thống đèn led trên
những thửa ruộng bậc thang tạo lên khung cảnh tuyệt vời.

Cánh đồng lúa Shiroyone Senmaida (Nguồn: newszing)

Đất đai Nhật Bản tuy nghèo nàn nhưng nhưng cư dân ở đất nước mặt trời

mọc đã biết biến các khó khăn trở thành thuận lợi và sự cố gắng của người
Nhật Bản đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng vào nền nông nghiệp của Việt
Nam với nhưng thuận lợi mà tạo hóa đã ban cho.
9


4. KHÍ HẬU
Nhật Bản là quốc gia với hơn
ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái
Bình Dương của Châu Á kéo dài từ vĩ
tuyến 45º33´ B đến 20º25´ B. Với lãnh
thổ kéo dài khoảnh 25 vĩ tuyến này khí
hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa,
nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Phía
Bắc thuộc kiểu khí hậu ôn đới gió mùa
còn phía nam thuộc kiểu khí hậu cận
nhiệt gió mùa. Đặc điểm địa lý Nhật
Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí
hậu chủ yếu:

Lược đồ các đới khí hậu Châu Á (Nguồn: WordPress)

Thứ nhất và vùng Hokkaidō - vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa
đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo
thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông
.

Cảnh quan vùng Hokkaidō (Nguồn: vi.wikipedia)

Tiếp đến là biển Nhật Bản, trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây

Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát
mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất
nóng bức do hiện tượng gió Phơn.
10


Lược đồ Biển Nhật Bản (Nguồn:vi.wikipedia)

Đối với phần trung tâm cao nguyên thì lại là một kiểu khí hậu đất liền
điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày
và đêm. Lượng mưa nhẹ.
Tại vùng biển nội địa Sento, các ngọn núi của vùng Chunggoku và
Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu mát dịu cả
năm.

Vùng Biển nội địa Sento(Nguồn:Vi.wikipedia)

Ở Biển Thái Bình Dương - Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh với ít
tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.

11


Cuối cùng là quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt
đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa
mưa. Bão ở mức bình thường.

Quần đảo Ryukyu (Nguồn: vi.wikipedia)

Với điều kiện khí hậu đa dạng, Nhật Bản có cơ cấu cây trồng, cảnh

quan vô cùng đa dạng . Khí hậu ôn đới ở miền Bắc và cận nhiệt gió mùa ở
miền Nam tạo nên khí hậu đa dạng và thuận lợi để phát triển du lịch.

Quang cảnh 4 mùa ở Nhật Bản (Nguồn: Tugo)

12


Nhưng song hành với những thuận lợi đó, Nhật Bản phải đối chọi với bão
lũ thường xuyên xảy ra và lạnh giá về mùa đông.

Cảnh núi Phú Sĩ (Nguồn:tour)

Sóng thần tại thành phố Miyako, Iwate, Nhật Bản

(Nguồn:isenpal)

13


5. SÔNG NGÒI

Hình ảnh một con sông ở Nhật Bản (Nguồn:viwikipedia)

Sông ngòi ngắn, dốc nhưng có lưu lượng lớn. Đó là những đặc điểm
đặc trưng của sông ngòi Nhật Bản. Sông ngòi ở Nhật Bản chủ yếu có giá trị về
thủy điện. Những nhà máy thủy điện nơi đây thường có quy mô vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, nó còn có giá trị về tưới tiêu và du lịch. Khi kể đến thuận lợi thì ta
lại nhắc đến những hạn chế khó khăn của những con sông đó là vào mùa hè thì
những con sông nhỏ, ngắn dẫn đến tình trạng thiếu nước cung cấp cho sản xuất,

sinh hoạt.

14


máy
thủy điện
(Nguồn: Golden
Tour) – con sông dài
Đầu tiênNhà
phải
nhắc
đến Kurobe
sông Shinano
dài 367km
nhất nước Nhật. Nó bồi đắp cho đồng bằng Niigata màu mỡ hơn và rất thích
hợp trồng lúa. Nó chạy qua thành phố xinh đẹp Niigata, một phong cảnh nhìn
trên cao tuyệt đẹp. Ở đây ta còn được biết đến đó là nơi du thuyền nổi tiếng giúp
cho sự phát triển mạnh về du lịch cũng như làm ăn kinh tế. Sau đây là một số
hình ảnh về khung cảnh thơ mộng của thành phố Niigata bên bờ sông Shinano
vào sáng sớm và ban đêm trong du thuyền:

(Hình ảnh trích nguồn: Thông tin du lịch Niigata)

15


(Hình ảnh trích: Thông tin du lịch Niigata)

16



(Hình ảnh trích: Thông tin du lịch Niigata)

Tiếp đó là sông Tone, sông Ishikari, sông Teshio, sông Kitakami…. Đặc
biệt sông Tone có chiều dài hàng thứ 2 và lưu vực rộng lớn hàng thứ nhất Nhật
Bản, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế của vùng thủ đô TOKYO
–Tone là một trong nhưng sông tiêu biểu của nước Nhật.

Hình ảnh sông Tone (Nguồn :wikiwand)

Khung cảnh yên bình, đẹp đẽ với một không gian trong lành. Mang đến
những xúc cảm mới mẻ cho những người tìm hiểu về nó lại càng say sưa , thắm
thiết hơn , chỉ mong 1 lần được đến đây!!!

17


Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến các mạch suối nước nóng tự nhiên từ địa
hình núi lửa của mình. Đó cũng là lợi thế thu hút, hấp dẫn khách du lịch góp
phần tăng trưởng về du lịch cũng như kinh tế. Một số địa điểm suối nước nóng
nổi tiếng và thu hút khách du lịch như Yufuin Onsen, Hakone, Kusatsu,....

Suối kusatsu (Nguồn interour.vn)

Suối Yufuin Onsen (Nguồn:interour.vn)

Và còn rất rất nhiều các con suối nước nóng vô cùng đẹp và giúp cho
nhũng ngày làm việc mệt mỏi trở nên tươi trẻ, tràn ngập sức sống hơn. Bên cạnh
đó còn giúp chữa rất nhiều bệnh , tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, qua đây ta thấy

được ra thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều nhưng cũng lấy đi rất
nhiều, chúng ta phải biết tận hưởng, luôn mang lại thật nhiều niềm vui, sức khỏe
cho mình.
Tại Nhật có những hồ nổi tiếng như: Biwako (tỉnh Shiga), Kasumigaura
(tỉnh Ibaraki-Chiba), Saroma (tỉnh Hokkaidō); chiếm khoảng 1% diện tích đất
Nhật Bản.

hồ Bikawo- chiếm 1/6 tỉnh Chiba (Nguồn: japan hoppers)

18


6. TÀI NGUYÊN VÀ
KHOÁNG SẢN
Như ta đã biết, Nhật
Bản được biết đến là một quốc
đảo, bởi vậy bao quanh lãnh
thổ Nhật Bản là các biển và đại
dương thông nhau: phía Đông,
phía Nam là Thái Bình Dương;
phía Tây Bắc là biển Nhật
Bản; phía Tây là biển Đông
Hải và phía Đông Bắc là biển
Okhotsk.

Bản đồ biển Nhật Bản (Nguồn: viwikipedia)

Bờ biển ở Nhật Bản rất đa dạng, khúc khuỷnh lồi lõm tạo thành vô số
vịnh, bán đảo. Nhật Bản có chiều dài đường bờ biển lên đến 29 751km và đứng
thứ 1 trong Châu Á và thứ 5 trên Thế giới. Đây chính là một lợi thế của Nhật

Bản trong việc phát triển các ngành kinh tế biển. Trong đó phải kể đến ngành
công nghiệp hải cảng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nhật Bản khi
đóng góp 99% thu nhập từ trao đổi với nước ngoài và 42% thu nhập từ buôn
bán trong nước. Bên cạnh đó một số cảng lớn như cảng Nagoya, cảng Tokyo,
cảng Osaka, cảng Kobe,...còn là một địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch.

Hải cảng yokohama (Nguồn:dulichhoangviet.vn).

19


Hải cảng Kobe (Nguồn:tournhathan.com).

Hải cảng Nagoya (Nguồn:techonlogyMag.net).

Biển Nhật Bản có sự giao thoa,
gặp gỡ giữa các dòng biển lạnh từ
phía Bắc và các dòng biển nóng từ
phía Nam tạo nên vùng nước hòa trộn
giữa các dòng biển. Điều này đã tạo
nên môi trường sống lí tưởng cho các
loài cá sống cả ở nước nóng và lạnh,
tạo nên những ngư trường cá phong
phú đa dạng như cá thu, cá mòi, cá
hồi, mực, cá trích, cá cốc, cá ngừ,....

Các dòng biển ở Nhật Bản (Nguồn:WordPress)

20



Ngư trường cá (Nguồn:Japan Hoppers).

Chính sự đa dạng này đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của Nhật
Bản, khi nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trở thành một ngành kinh tế
quan trọng đối với các vùng ven biển. Hàng năm, sản lượng xuất khẩu cá của
Nhật Bản lớn hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới, đóng góp hàng chục triệu
tấn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Điều này cũng phần nào lí giải cho
việc Nhật Bản là một trong những nước đánh bắt cá lớn nhất trên Thế Giới. Nhờ
điều kiện thuận lợi từ biển mà chất lượng mặt hàng cá Nhật Bản vô cùng tốt dẫn
đến giá cả của chúng cũng không hề rẻ nhưng vẫn đừng săn đón trên các thị
trường trong và ngoài nước, trong số đó phải kể đến cá ngừ vây xanh được
mệnh danh là món cá đắt nhất Trái Đất - giá của nó có thể lên đến gần 37 tỷ
VNĐ/ con.

21


Chợ cá (Nguồn: Tepbac).

22


Bảng giá trung bình của cá ngừ Nhật Bản năm 2015(Yên/kg)(Nguồn : cafef.vn).

Một trong những điểm sáng của “xứ sở hoa anh đào” chính là du lịch biển. Với
phần đất liền được bảo bọc bởi đại dương xung quanh kết hợp với đường biển
dài, Nhật Bản có vô số bãi biển đẹp thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến
để tham quan mỗi năm. Những bãi biển ở đây không chỉ có cảnh quan tuyệt đẹp
mà còn có các hoạt động giải trí hấp dẫn phù hợp là nơi nghỉ dưỡng lí tưởng.

Nổi tiếng nhất phải kể đến là biển Kujukuri, Ozuna, Emerald,...

Bãi biển Kujukuri (Nguồn: Gobaltravel).

Bãi biển Ozuna (Nguồn: Gobaltravel)
23


Bên cạnh những thuận lợi mà biển đem lại cho kinh tế Nhật Bản thì một
trong những khó khăn mà đất nước này gặp phải chính là thiên tai đặc biệt phải
kể đến bão, sóng thần,.... Các thiên tai này đã ảnh hương không nhỏ đến kinh tế
Nhật Bản cũng như đời sống của người dân nơi đây.

Bão Talim đổ bộ vào Nhật Bản năm 2017
(Nguồn:baomoi).

Sóng thần (Nguồn:sưu tầm).

Vốn là một nước nghèo
tại nguyên thiên nhiên, thế
nhưng Nhật Bản lại có diện tích
rừng đứng đầu châu Á và đứng
thứ 5 trên thế giới với tổng diện
tích là 251,2 triệu km. Tỉ lệ diện
tích rừng bao phủ so với diện
tích đất là 66.5%. Điều này đã
giúp Nhật Bản có một môi
trường sinh thái rừng vô cùng
đa dạng và phong phú bảo gôm
nhiều loại rừng.


Lược đồ thể hiện diện tích rừng bảo phủ Nhật Bản
(Nguồn:guptonjapan)

24


Rừng tre Sagano tuyệt đẹp ở Kyoto (Nguồn: sưu tầm)

Nhờ những đặc điểm thuận lợi về rừng, ngành lâm nghiệp của Nhật Bản
ngày càng phát triển, cung cấp gỗ cho các ngành xây dựng, chế tác, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp và cung cấp các dược liệu quý hiến cho y
học, phục vụ đời sống của người dân Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản thu hoạch cây dược liệu
(Nguồn: sưu tầm).

Gỗ Hinoki (Nguồn: thietkenoithatmaket).

Diện tích rừng rộng lớn với độ che phủ cao đã tạo ra bầu không khí trong
lành, xanh – sạch - đẹp, Nhật Bản đã trở thành một trong những đất nước sạch
và trong lành nhất thế giới. Đồng thời, những cánh rừng tuyệt đẹp nơi đây đã
thu hút không ít khách du lịch đến tham quan, giúp ngành du lịch Nhật Bản
càng phát triển.

25


×