Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU CNXHKH LIÊN MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.21 KB, 6 trang )

TÍNH TẤT YẾU CỦA LIÊN MINH GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI GIAI CẤP NÔNG
DÂN VÀ TẦNG LỚP TRÍ THỨC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là tất yếu khách
quan của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa . Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức là vấn đề có tính chất chiến lược lâu dài, có tính chất sinh tử của mọi
quá trình cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Điều này được xác định trong cương lĩnh và
đường lối chung của các Đảng Cộng sản, Lênin chỉ rõ: "Nhân tố thắng lợi không phải ở chỗ công
nhân tức vô sản hoàn toàn chiếm ưu thế trong dân số toàn quốc và ở tính tổ chức của họ mà là ở chỗ
vô sản được ủng hộ của người nông dân nghèo khổ và bị phá sản" .
Điều đó cho thấy, để bảo đảm sự thắng lợi của cuộc cách mạng, liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác là một tất yếu khách quan. Muốn
đưa cuộc cách mạng vô sản đến thắng lợi phải làm cho cuộc cách mạng đó có tính nhân dân. Điều đó
có nghĩa là Đảng của giai cấp công nhân phải vạch ra được đường lối chiến lược, sách lược cụ thể, có
hiệu quả nhằm thu hút và tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia. Điều này vô cùng quan trọng
đối với một nước tiểu nông như nước ta.
Như vậy, trong cách mạng XHCN liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức là vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan này được thể hiện
trên những phương diện chủ yếu sau:
1. Xuất phát từ Vị trí, vai trò của các thành viên trong khối liên minh.
+ Giai cấp công nhân: Là chủ thể quan trọng nhất trong liên minh-chủ thể lãnh đạo liên minh..
+ Giai cấp nông dân
Nông dân là một lực lượng đông đảo ở nông thôn, là những người lao động sản xuất trong lĩnh
vực nông nghiệp, được hình thành trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình
phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Giai cấp nông dân có cơ cấu không thuần nhất, không
có sự cố kết chặt chẽ cả về kinh tế lẫn về tư tưởng và tổ chức. Theo sự phân tích của Lênin, nông dân
có bản chất 2 mặt: trước hết họ là người lao động, đây là mặt cơ bản nhất, không chỉ quyết định vai
trò của họ trong sản xuất vật chất, mà còn làm cho họ có khả năng là một lực lượng cách mạng; mặt
khác họ là những người tư hữu nhỏ, đây là mặt hạn chế đối với giai cấp nông dân. Tuy nhiên tư hữu
nhỏ của người nông dân khác về bản chất so với tư hữu lớn tư bản. Người nông dân không dựa trên



tư hữu nhỏ của mình để bóc lột các giai cấp và các tầng lớp khác. Song tư hữu nhỏ của người nông
dân luôn gắn với nền sản xuất nhỏ, nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội làm cho tính cách
mạng của người nông dân không triệt để.
Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập nên dễ bị ngộ nhận về chính trị và manh động
trong các cuộc đấu tranh tự phát. Giai cấp nông dân không có khả năng tự giải phóng khỏi các chế độ
tư hữu, càng không thể là một giai cấp lãnh đạo xây dựng một xã hội mới. Muốn thoát khỏi bần cùng,
nghèo nàn và lạc hậu, họ phải gắn với giai cấp trung tâm của thời đại và chịu sự lãnh đạo của giai cấp
đó.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học và công nghệ, giai cấp nông dân
ngày càng bị thu hẹp. Nhưng chất lượng của giai cấp nông dân ngày càng được nâng lên, vì vậy vai
trò của họ ngày càng được khẳng định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nông dân, nông thôn,
nông nghiệp bao giờ cũng là vấn đề có tính chất chiến lược của mọi chế độ xã hội.
Ở nước ta trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, người nông dân luôn đứng vững
trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ với thiên nhiên để tạo ra nguồn lương thực thực phẩm nuôi
sống cả dân tộc, anh dũng, quật cường trong đấu tranh với giặc ngoại xâm và chế độ phong kiến để
bảo vệ độc lập tự do và nhân phẩm. Là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số trong tổng số
người lao động, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta thực chất là sự nghiệp giải phóng giai cấp nông
dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, trong cuộc cách mạng ấy giai cấp nông dân luôn là quân chủ
lực. Người nông dân không chỉ là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản
kề vai sát cánh với giai cấp công nhân vì sự nghiệp giải phóng chính mình mà họ còn là nguồn cung
cấp vô tận sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng đó.
Nông dân Việt Nam không những là lực lượng đông đảo trong xã hội mà còn là người lao
động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Với tư cách là người lao động, giai
cấp nông dân cùng với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức, tạo ra của cải vật chất để bảo đảm sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, không chỉ tạo dựng cho
người nông dân Việt Nam lòng yêu nước, tính quật cường bất khuất, mà còn rèn luyện cho họ tính
cần cù siêng năng, lòng sáng tạo và sức chịu đựng bền bỉ. Đó là những đức tính quý báu để người
nông dân Việt Nam có thể kề vai sát cánh cùng với giai cấp công nhân thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.



Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam luôn phát huy truyền thống tốt đẹp đó của giai cấp nông dân. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông dân Việt Nam đã đi với giai cấp công nhân trong toàn bộ quá trình cách mạng nước ta.
Mỗi chặng đường thành công của sự nghiệp cách mạng đã để lại những bài học quý báu về sức mạnh
vĩ đại của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Từ thực
tiễn của sự nghiệp cách mạng, có thể thấy, người nông dân Việt Nam với tiềm năng cách mạng vĩ đại,
khi được trang bị tư tưởng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sẽ trở thành
một lực lượng cách mạng hùng hậu.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đạt được trên đất nước ta, có phần đóng góp rất to lớn
của giai cấp nông dân. Người nông dân thực sự được đổi đời, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã có nhiều
thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày một nâng cao. Tuy vậy, trên thực tế
nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều điều phải lo lắng, phải giải quyết,
giai cấp nông dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Thực trạng đó đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có
những chính sách phù hợp, cụ thể và kịp thời để giải quyết thỏa đáng lợi ích thiết thực của nông dân,
nông nghiệp. Đặc biệt là khi chúng ta bước vào hội nhập, nhằm tạo sự gắn bó của người nông dân với
sự nghiệp cách mạng của Đảng.
+ Đội ngũ trí thức
Do sự phân công lao động trong xã hội đã hình thành nên một bộ phận lao động trí óc, đó là
tầng lớp trí thức. Trí thức có phương thức lao động đặc thù, đó là lao động trí tuệ cá nhân, tư duy
khoa học độc lập. Do đó họ được đào tạo để có trình độ học vấn chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực
lao động của mình và được xã hội thừa nhận.
Lao động của trí thức không chỉ tạo ra những sản phẩm góp phần quyết định đối với tồn tại xã
hội mà còn quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của xã hội ở cả đời sống vật chất lẫn đời sống
tinh thần.
Trí thức là một tầng lớp xã hội chứ không phải là một giai cấp, bởi trí thức không đại biểu cho
một phương thức sản xuất riêng. Do đó trí thức càng không đại diện cho một phương thức sản xuất
mới nên không có vai trò lịch sử lãnh đạo cách mạng để thay thế xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội
mới. Trong chủ nghĩa tư bản trí thức cũng bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Tuy nhiên họ
không thể tự giải phóng vì ở họ không có hệ tư tưởng độc lập, họ tiếp thu và chịu ảnh hưởng hệ tư



tưởng của giai cấp thống trị. Trí thức muốn tồn tại và phát triển phải gắn với giai cấp thống trị và
ngược lại giai cấp thống trị nào cũng cần có đội ngũ trí thức riêng của mình. Ở mọi quốc gia, trí thức
đều là bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ của đất nước. Họ có nhiều khả năng, điều kiện tiếp cận với những
thành tựu khoa học và ứng dụng, truyền bá những tri thức khoa học vào sản xuất, vào đời sống. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa không thể thiếu sự tham gia của đội ngũ trí thức. Trong thời đại mà khoa học
và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vai trò của đội ngũ trí thức càng tăng lên.
Đội ngũ trí thức tham gia vào cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một trong những động lực có ý
nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng đó. Do vậy, giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình phải xây dựng được khối liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Trí thức ở Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo. Các bộ phận cấu thành đội ngũ
trí thức là rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy nhiên, khi được sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, trí thức đã trở thành một lực lượng cách mạng quan
trọng, với nhiều đóng góp to lớn. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng luôn coi trí thức là
vốn quý của đất nước: Trí thức là tài sản quý báu và là nguồn động lực để phát triển đất nước. Đội
ngũ này có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển xã hội. Họ đóng góp trí tuệ, tham mưu
cho Đảng hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và là lực lượng chủ chốt trong nghiên cứu
khoa học, trong việc truyền bá, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa đường lối chính sách của Đảng
vào cuộc sống. Họ là nguồn lực, là chủ thể đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tầng lớp trí thức Việt Nam đang từng bước trở thành một trong
những lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong tiến trình phát triển của đất nước. Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn coi trọng công tác giáo dục, chính trị và tư tưởng đối với đội ngũ trí thức, đồng thời có
những chính sách hợp lý, thỏa đáng để thu hút đội ngũ trí thức trong nước và ngoài nước gắn bó và
phục vụ cho lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Đảng ta khẳng định: "Tạo điều kiện thu nhận thông
tin, tiếp cận với các thành tựu mới của khoa học và văn hóa thế giới, nâng cao kiến thức chuyên môn,
trình độ chính trị; khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phổ biến
các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật có giá trị; phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ
xứng đáng các tài năng. Tổ chức tốt lực lượng cán bộ khoa học và văn hóa, nghệ thuật thực hiện các
chương trình, đề tài nghiên cứu của nhà nước. Phát huy vai trò của trí thức trong việc xây dựng luật

pháp và chính sách" .


2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng giải phóng người lao động về mọi
phương diện, do đó nó tạo ra khối liên minh tự nhiên giữa các giai tầng trong xã hội vì lợi ích của
chính mình. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ,
nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc tập hợp lực lượng, việc huy động
sự sáng tạo của cả một cộng đồng vào sự nghiệp vĩ đại đó, là vấn đề có tính chất quyết định bảo đảm
sự thắng lợi. Lênin chỉ rõ: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa
giai cấp vô sản - đội tiên phong của những người lao động với đông đảo những tầng lớp lao động
không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, người dân, trí thức)" .
Chủ nghĩa xã hội ngay từ khi mới ra đời đã gắn bó không chỉ với giai cấp công nhân, nông dân
mà còn cả với lực lượng trí thức tiến bộ và chân chính. Cũng chính nhờ có một bộ phận trí thức gắn
với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mà giai cấp công nhân ý thức được sứ mệnh lịch sử của
mình, xác định được phương hướng - mục tiêu của cuộc đấu tranh. Chính thông qua những người trí
thức cách mạng ở mỗi quốc gia, mà chủ nghĩa xã hội thâm nhập được vào cuộc đấu tranh của nhân
lao động. Trong di huấn của mình, Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Sự nghiệp giải phóng giai cấp công
nhân đòi hỏi phải có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học và các chuyên gia khác. Vấn đề là ở chỗ giành
quyền lãnh đạo không chỉ có bộ máy chính trị mà còn phải toàn bộ nền sản xuất - xã hội nữa mà ở
đây cần đến những kiến thức vững chắc, chứ không phải những luận điểm huyênh hoang rỗng tếch" .
Cách mạng không chỉ có nhiệt tình mà còn phải có trí tuệ. Không đảm bảo trí tuệ sẽ kìm hãm
sự phát triển, thậm chí sẽ làm cuộc cách mạng đi tới thất bại. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, giai
cấp công nhân và Đảng của nó không chỉ tự đào tạo những người có học từ giai cấp mình mà còn
phải biết thu nạp, biết sử dụng những người có học thuộc các giai tầng khác vào đội ngũ của mình.
Giai cấp công nhân và nông dân cần tầng lớp trí thức để giúp họ có được những tri thức, có khả năng
phân tích so sánh tổng hợp tiến trình cách mạng thế giới và vận dụng các quy luật khách quan vào
công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước. Công nhân, nông dân cần tri thức để xây dựng, định hướng
phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tính toán khoa học, nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.

Ngược lại xuất phát từ mục tiêu và tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tầng lớp trí
thức không thể đứng riêng rẽ độc lập ngoài cuộc đấu tranh đó. Muốn tồn tại và phát triển được, trí


thức phải gắn với giai cấp công nhân và nông dân. Chính nhờ những hoạt động của công nhân và
nông dân mà sản phẩm của đội ngũ trí thức trở thành những giá trị vật chất thiết thực phục vụ đời
sống xã hội. Hoạt động của công nhân và nông dân là trường học thực tế của trí thức, là nơi kiểm
nghiệm khách quan, các phát minh sáng tạo của họ. Chính hoạt động thực tiễn của công nhân và nông
dân lại là động lực thúc đẩy khoa học phát triển, thúc đẩy tài năng của tầng lớp trí thức phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nhân và nông dân...
nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng trí thức... vì lẽ đó trong sự nghiệp cách mạng xây dựng chủ
nghĩa xã gội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang và công - nông - trí cần phải đoàn
kết chặt chẽ thành một khối" .
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng.Về mặt chính trị, liên minh là nền tảng vững chắc cho nhà nước trong
sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về mặt kinh tế, sự kết hợp giữa công nghiệp
với nông nghiệp, với dịch vụ khoa học và công nghệ, trong một cơ cấu kinh tế thống nhất đã tạo ra sự
tất yếu gắn bó giữa công nhân - nông dân và trí thức.
Theo Lênin, phải có sự gắn bó tác động biện chứng giữa các thành viên trong khối liên minh
mới có thể thủ tiêu được toàn bộ nạn nghèo khổ, bệnh tật và bẩn thỉu. Trước một sự biện minh như
thế, không một thế lực đen tối nào có thể đứng vững được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×