Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đề cương ôn địa chất công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.97 KB, 21 trang )

Đề cương ôn tập môn Địa chất công trình
Câu 1: Nêu sự hình thành và phân loại đá macma?
Đá macma được hình thành từ dung dịch macma khi chúng bị nguội lạnh, đông
cứng mà thành
Dựa vào nguồn gốc thành tạo, đá macma chia làm 2 loại:
-

Đá macma xâm nhập
Đá macma phun trào

Dựa vào lượng SiO2, người ta chia đá macma thành 4 loại:
-

Đá axit (SiO2 > 65%): như đá granit, liparit, pocfia thạch anh
Đá trung tính (SiO2: 55 ÷ 65%): như đá điorit,sienit,pocficit
Đá bazơ (SiO2: 45 ÷ 55%):như gabro, bazan
Đá siêu bazơ (SiO2 < 45%):như peridotit, đunit

Câu 2: Đá macma xâm nhập là gì? Thế nằm của đá macma xâm nhập? Đặc điểm
mỗi loại?
-

Đá macma xâm nhập: là loại đá được hình thành khi macma xâm nhập
vào các khe nứt, nguội đi và đông cứng lại
Thế nằm của đá macma xâm nhập và đặc điểm:
o Dạng nền: Kích thước lớn, đá vây quanh không bị biến đổi thế
nằm,ranh giới không xác định được
o Dạng nấm: hình nấm, kích thước nhỏ hơn, đá vây quanh phía trên
bị uốn cong
o Dạng lớp Do macma xâm nhập vào các khe nứt cắt qua tầng đá vây
quanh, chiều dày nhỏ nhưng kéo dài


o Dạng mạch: do macma âm nhập vào khe nứt mặt lớp, đông cứng
như 1 lớp của đá vây quanh

Câu 3: Trình bày các kiểu kiến trúc của đá macma, mỗi kiểu đặc trưng cho loại đá
nào, vì sao?
Có 4 loại kiến trúc:
-

MS

Kiến trúc toàn tinh: tất cả khoáng vật trong đá đều kết tinh, mẫu khoáng
vật lớn, ranh giới phân cách có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đặc trưng
Page 1


-

-

-

cho loại đá macma xâm nhập sâu, vì dung dịch macma mất nhiệt chậm,
khoáng vật có thời gian kết tinh
Kiến trúc pocfia(ban tinh): chỉ thấy bằng mắt thường một số tinh thể lớn
rải rác trên nền tinh thể rất nhỏ (vi tinh hay ko kết tinh). Đặc trưng cho
loại đá macma xâm nhập nhưng nông hơn kiến trúc toàn tinh, dung dịch
macma mất nhiệt nhanh hơn
Ẩn tinh: tinh thể rất nhỏ, không phân biệt bằng mắt thường, chỉ nhìn thấy
dưới kính hiển vi. Đặc trưng cho đá xâm nhập nông hoặc các đá
mạch,khối lượng dung dịch macma nhỏ, điều kiện mất nhiệt nhanh

Kiến trúc thủy tinh: đặc trưng cho đá phun trào khi dung dịch mất nhiệt
quá nhanh, đá không kịp kết tinh

Câu 5: Trình bày các loại đá macma, đặc điểm mỗi loại?
Dựa vào hàm lượng SiO2 trong đá macma, người ta chia làm 2 loại:
-

Đá macma axit: hàm lượng SiO2 > 65%
Đá macma bazơ: hàm lượng SiO2 < 55%

Câu 6: Định nghĩa đá biến chất? Các loại đá biến chất?
-

-

Đá biến chất là do đá trầm tích hay đá macma dưới tác dụng của nhiệt độ
cao, áp lực lớn hay do các phản ứng hóa học với macma bị biến đổi mãnh
liệt về thành phần, tính chất mà thành
Các loại biến chất đá:
o Biến chất tiếp xúc
o Biến chất động lực
o Biến chất khu vực

Câu 7: Trình bày hiện tượng biến chất tiếp xúc,tác nhân gây biến chất, đặc điểm
của quá trình biến chất?
-

MS

Biến chất tiếp xúc là hiện tượng xảy ra ở khu vực tiếp giáp giữa khối

macma nóng chảy với đá vây quanh
Tác nhân: Do nhiệt độ, khí, thành phần dung nham…
Đặc điểm: các tác nhân làm biến đổi thành phần và tính chất của đá kề nó
VD: Nếu chỉ có tác dụng của nhiệt độ, đá trầm tích bị biến đổi thành đá
phiến đốm hoặc đá sừng

Page 2


Câu 8: Trình bày hiện tượng biến chất động lực,tác nhân gây biến chất, đặc điểm
của quá trình biến chất?
-

Biến chất động lực là biến chất xảy ra dưới tác dụng của áp lực cao
Tác nhân: Áp lực cao sinh ra trong quá trình kiến tạo
Đặc điểm: Đá bị mất nước,giảm độ rỗng, liên kết chặt hơn
VD: đá mica, đá gơnai

Câu 9: Trình bày hiện tượng biến chất khu vực, tác nhân gây biến chất, đặc điểm
của quá trình biến chất?
-

Biến chất khu vực: là loại biến chất xảy ra ở dưới sâu dưới tác dụng đồng
thời của áp lực lớn và nhiệt độ cao.
Đặc điểm: Tác dụng biến chất sẽ tăng lên theo độ sâu, thể hiện rõ rệt ở độ
sâu 6-8km, có thể xuất hiện “nóng chảy” cục bộ trong đá

Câu 10: Trình bày hiện tượng biến chất trao đổi, tác nhân gây biến chất, đặc điểm
của quá trình biến chất?
-


Biến chất trao đổi là một dạng của biến chất tiếp xúc,xảy ra ở chỗ liền kề
giữa nhân tố biến đổi và đá ban đầu
Tác nhân: Do nhiệt độ cao tác động làm xuất hiện sự trao đổi chất giữa đá
ban đầu với đá bị biến đổi
Đặc điểm: Làm biến đổi thành phần hóa học của đá, tạo thành các đá mới

Câu 11: Trình bày sự hình thành đá trầm tích? Các loại đá trầm tích?
a.

b.

MS

Sự hình thành đá trầm tích chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – tạo vật liệu trầm tích: phá hủy đá ban đầu và tạo nên các
hạt vụn, dung dịch
- Giai đoạn 2 – vận chuyển và trầm đọng: dưới tác động của gió, nước, vật
liệu trầm tích được vận chuyển và tuyển lựa, trầm đọng lại thành các lớp
hạt vụn hoặc bùn sét hoặc kết tủa dung dịch trầm tích mềm – rời
- Giai đoạn 3 – nén chặt, keo kết: dưới tác dụng của nước và trọng lực, các
dung dịch kết tủa trong nước, trầm tích mền rời được nén chặt hoặc gắn
kết lại thành đá
Các loại đá trầm tích: có 3 loại
- Trầm tích vụn
- Trầm tích sét
- Trầm tích sinh hóa
Page 3



Câu 13: Thế nằm của đá trầm tích?
-

-

Thế nằm nguyên sinh: chủ yếu là dạng song song nằm ngang
Thế nằm thứ sinh: từ dạng song song nằm ngang chịu tác dụng của biến
động, kiến tạo sang thế nằm dạng chéo,uốn thường gặp trong trầm tích
gió và trầm tích cửa sông. Ở nơi dòng nước uốn khúc thường hình thành
thế nằm dạng thấu kính
Trong thực tế, để thể hiện thế nằm của tầng đá thường dùng khái niệm
đường hướng dốc và góc dốc:
+ Đường phương là giao tuyến của mặt tầng đá với mặt phẳng nằm
ngàng, đó là phương kéo dài của tầng
+ Đường dốc: là nửa đường thẳng nằm trên mặt tầng đá, vuông góc
với đường phương và có chiều quay về phía dốc của tầng đá
Vị trí của đường dốc được xác định bằng góc dốc α và góc phương vị
β. Được kí hiệu α ‫ ﮮ‬β
VD:thể hiện thế nằm của điểm A: 240 40 ‫ﮮ‬

Đường hướng
dốc

240
40

Đường phương

Câu 19: Nguyên nhân gây nên nếp uốn của các lớp đất đá? Các loại nếp uốn?
-


-

Nếp uốn được hình thành do các hoạt động kiến tạo làm biến dạng các
cấu trúc và cấu tạo ban đầu ở vỏ quả đất, hình thành kiến trúc và cấu tạo
mới.
Các loại nếp uốn: nếp lồi, nếp lõm

Câu 20: Thế nào là nếp uốn? Các yếu tố hình học và thế nằm của nếp uốn?

MS

Page 4


-

-

Nếp uốn là cấu tạo uốn khúc của lớp đá do biến dạng dẻo gây ra, các tầng
đá bị uốn cong, có thể bị nghiêng đảo đi nhưng vẫn không bị mất tính
liên tục của nó
Các yếu tố hình học của nếp uốn:
o Mặt trục: là mặt đi qua đỉnh vòm, chia nếp uốn ra làm phần đều
nhau
o Cánh: là phần tầng đá bị nghiêng bởi 2 bên mặt rục
o Đường trục: giao tuyến giữa mặt trục với tầng đá
o Vòm nếp uốn: phần uốn cong chuyển tiếp từ cánh bên này sang
cách bên kia


Cánh

Mặt trục

Đường trục

-

Các yếu tố thế nằm:
o Đường phương – góc phương vị đường phương
o Đường hướng dốc – góc phương vị hướng dốc
o Góc dốc –

Câu 21: Nguyên nhân hình thành đứt gãy trong tầng đá? Mô tả đặc điểm của một
đứt gãy?

MS

Page 5


-

Nguyên nhân: chuyển động kiến tạo làm phá hủy các kiến trúc và cấu tạo
ban đầu ở vỏ quả đất , hình thành các hình thái kiến trúc và cấu tạo mới.
Đặc điểm của một đứt gãy:
o Trong quá trình dịch chuyển, đá ở phạm vi lân cận bị nghiền nát
vụn
o Tầng đá bị mất đi tính liên tục và hoàn chỉnh


Câu 22: Đứt gãy kiến tạo là gì? Các yếu tố của một đứt gãy? Các loại đứt gãy đất
đá?
a.

b.

Đứt gãy kiến tạo: là sản phẩm của sự phá hủy kiến tạo có dịch chuyển, dưới
tác dụng của các lực kiến tạo trong đá suất hiện các ứng suất vượt quá giới
hạn bền của nó làm cho đá bị phá hủy
Các yếu tố của một đứt gãy:
- Mặt đứt gãy: là mặt phá hủy, theo đó các đá ở 2 bên mặt có sự dịch
chuyển tương đối
- Cánh: bộ phận của đá nằm ở bên mặt đứt gãy
- Đường đứt gãy: là giao tuyết của mặt đứt gãy với địa hình, là đường thể
hiện đứt gãy trên bản đồ địa chất
- Góc của mặt đứt gãy: Góc hợp thành của mặt đứt gãy với mặt phẳng nằm
ngang
Cánh trên

Mặt đứt gãy

Cánh dưới

MS

Page 6


c.


Các loại đứt gãy:
- Đứt gãy thuận: là những đứt gãy trong đá, mặt đứt gãy dốc về phía đá
trượt xuống (đứt gãy trượt theo hướng dốc có cánh trên có khuynh hướng
di chuyển xuống dưới và cánh dưới trồi lên)
- Đứt gãy nghịch: đứt gãy trượt theo hướng dốc có cánh trên di chuyển lên
phía trên còn cánh dưới di chuyển xuống dưới. Khi đứt gãy phát triển
mạnh sẽ thành đứt gãy nghịch chờm.
- Đứt gãy ngang: có 2 cánh không di chuyển theo phương đứng mà dịch
chuyển tương đối theo phương ngang.

Câu 23: Dấu hiệu nhận biết đứt gãy trên thực địa?
-

Nơi có mạch đá xâm nhập
Thác nước, sông
Vành đáy của địa hình xối mòn không đồng đều
Sông suối chảy dọc theo đứt gãy
Tượng đá có mạch dốc

Câu 24: Phân biệt khái niệm “khe nứt”, “hệ khe nứt”, “hệ thống khe nứt”?
-

Khe nứt:sản phẩm của quá trình biến dạng và phá hủy, hầu như không có
dịch chuyển của đá dưới tác dụng của ứng lực
Hệ khe nứt: một nhóm khe nứt song song nhau
Hệ thống khe nút: nhiều hệ khe nứt cắt nhau.

Câu 25: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nứt nẻ của khối đá: RQD, mô đun kẽ nứt, hệ
số nứt nẻ, tỷ số vận tốc truyền sóng, chỉ số khối đá? Ưu và nhược điểm của mỗi
loại đánh giá?

Câu 27: Thế nào là hiện tượng phong hóa đá? Các loại phong hóa đá?
-

-

MS

Phong hóa đá: là quá trình biến đổi, phân vụn, phân hủy của đá trên bề
mặt trái đất dưới tác dụng của các nhân tố: khí quyển, thủy quyển, sinh
vật…v.v
Các loại phong hóa đá:
o Phong hóa vật lý(cơ học): chỉ có tác dụng phong hóa đá thành đất,
không làm thay đổi thành phần của đá
o Phong hóa hóa học: do tác dụng hóa học của tác nhân khí quyển
khí, nước..v.v..làm cho thành phần khoáng vật của đá bị biến đổi
Page 7


o

Phong hóa sinh học: là phong hóa lý học và hóa học do hoạt động
của thế giới sinh học

Câu 28: Động đất là gì? Các nguyên nhân gây ra động đất?
-

Động đất là sự chấn động của vỏ quả đất (còn gọi là địa chấn)
Các nguyên nhân gây ra động đất:
o Do đất sụt: xảy ra do khối đât ở trên nóc các hang động, công trình
ngầm ..v.v bị sụt lún đột ngột ở gần mặt đất

o Do nói lửa: ở khu vực gần núi lửa hoạt động
o Do hoạt động kiến tạo: gây ra hủy diệt lớn
o Do con người: nổ bom, mìn..v.v

Câu 29: Các phản ứng của nền đối với động đất?
-

Làm sụt lún công trình, lún thêm, lún không đều
Tạo ra lực làm lật, trượt công trình
Tạo ra khe nứt, chia cắt địa hình trên mặt đất
Có thể làm hóa lỏng nền công trình khi cát ở nền (cát chảy)

Câu 30: Các thang đo độ mạnh của động đất? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mạnh
động đất?
a.

Các thang đo độ mạnh của động đất
- Theo độ Richter:
M = log
A: Biên độ dao động cực đại của trận động đất
: Biên độ của trận động đất chuẩn
-

Theo 12 cấp độ MSK
W
A: Biên độ dao động
T: Chu kỳ dao động
Công thức liên hệ:

b.

MS

I0: độ mạnh theo 12 cấp
M: độ mạnh theo độ Richter
h: độ sâu xảy ra động đất
Các yếu tố ảnh hưởng:
Page 8


-

-

-

Tính chất đàn hồi đất đá ở nền công trình:
o Nếu là nền đất thì phạm vi lan ra hẹp nhưng biên độ lớn ( A >
100mm)
o Nếu là nền đá thì phạm vi lan ra rộng nhưng biên độ nhỏ chỉ vài
mm
Nước dưới đất: chứa trong các lỗ rỗng của đất đá: khi mực nước dưới đất
càng sâu thì ảnh hưởng của động đất đến công trình càng nhỏ
VD: Độ sâu của nước ngầm là từ 0 thì trị số tăng thêm cấp động đất là 1
Độ sâu là 4m thì trị số tăng thêm là 0.5
Độ sâu là 10m thì trị số tăng thêm là 0
Địa hình có hiện tượng trượt?, đứt gãy, hang động….
Cấp công trình

Câu 32: Trượt mái dốc là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt mái dốc?
a.


b.

Trượt mái dốc
Là hiện tượng đất đá ở sườn dốc di chuyển theo một mặt trượt nào đó dưới
tác dụng của trọng lực.
Các nguyên nhân gây ra trượt mái dốc
- Độ dốc của sườn hoặc mái dốc bị tăng lên
- Độ bền đất giảm: ướt, giảm độ chặt…
- Áp lực thủy tĩnh và thủy động lên đất gây ra biến dạng thấm
- Biến đổi trạng thái ứng suất trong đất
- Những tác động bên ngoài: chất tải lên sườn,mái dốc, dao động địa chấn,
động đất

Câu 40: Sóng thần là gì? Các đặc điểm của sóng thần?
a.

Sóng thần:

Câu 41: Đất chảy là gì? Các loại đất chảy và các biện pháp xử lý đất chảy?
a.

b.

MS

Đất chảy (Cát chảy): là hiện tượng cát hạt mịn nhỏ, các chất bụi trong điều
kiện bão hòa nước có khả năng di chuyển tựa như chất lỏng vào những công
trình đào hoặc cắt khoan
Các loại đất chảy:

- Cát chảy giả: là hiện tượng cát chảy do áp lực thủy động gây ra ( nước
đẩy đi). Áp lực thủy động: θ

Page 9


: dung trọng của nước
J : gradient thấm
: vận tốc thấm.

Để áp lực thủy động đẩy được đất cát thì : ( :dung trọng đẩy nổi của đất)
= 1g/
Vậy để hạt cát trôi được thì gradient thấm phải lớn hơn dung trọng đẩy nổi
Cát chảy thật: là loại đất có keo hữu cơ – khoáng vật bám trên bề mặt hạt
đất, tạo lớp màng trơn tựa như dầu nhờn, làm cho các hạt dễ trượt lên
nhau và chảy, tựa dịch thể dẻo nhớt
- Phân biệt:
o Cát chảy thật có màu xám xanh, xám đen, có mùi mốc, xúc cát
thấy cát chảy thật nặng tay hơn
o Đống cát chảy giả có dạng nón, nốt chân in trên đất lâu bị xóa
Các biện pháp xử lý cát chảy
- Phải có tài liệu địa chất: phạm vi phân bố, độ sâu, bề dày lớp cát chảy,
các lớp nằm trên và dưới, tính chất cơ lý các lớp đất, mực nước ngầm,
gradient thấm, công trình lân cận, phương pháp thi công.
- Xử lý nền cát chảy: Khi xây dựng công trình trên nền cát chảy ( khống
chế tải trọng công trình)
o Tăng kích thước móng để giảm áp lực
o Thiết kế lớp dăm, sạn đệm hoặc lớp bê tông đệm ở dưới đáy móng
o Khi tầng đất chảy ở gần mặt đất và có bề dày không lớn thì nên đặt
móng ở tầng dưới, chặt và ổn định hơn hoặc trên lớp đệm bằng cát,

dăm. Khi móng đặt sâu thì sử dụng móng cọc, giếng chìm, giếng
chìm hơi ép
- Xử lý hố móng:
o Hạ thấp mực nước ngầm, bố trí các hố khoan, hạ thấp mực nước
xuống cách đáy hố móng 1m
o Chắn cát chảy: đóng cừ bao quanh hố móng,giếng chìm, giếng
chìm hơi ép, đông kết đất đá
-

c.

MS

Page 10


Câu 42: Xói ngầm là gì? Các điều kiện phát sinh, phát triển xói ngầm và các biện
pháp xử lý?
a.
b.

c.

Khái niệm: Xói ngầm là hiện tượng nước làm di chuyển các hạt nhỏ hay vật
chất có trong các khe nứt, lỗ rỗng đất đá khỏi vị trị ban đầu
Điều kiện phát sinh:
- Điều kiện về kết cấu của đất đá: có lỗ rỗng hoặc khe nứt đủ để các hạt lọt
qua được
o
D: cỡ hạt lớn có đường kính D

d: cỡ hạt nhỏ có đường kính d
- Điều kiện về dòng thấm: Điều kiện về dòng thấm phải đủ lớn để hòa tan
hay tách vỡ mối liên kết trong các hạt.
- Đối với đất rời thì năng lượng cơ học phải đủ để đẩy nổi các hạt vụn, tức
là gradient dòng thấm phải lớn hơn hoặc bằng dung trọng đẩy nổi của các
hạt vụn rời theo công thức: Jth
o Jth: gradient thấm tới hạn
o : dung trọng đẩy nổi của đất đá
- Độ dốc giới hạn để các hạt bắt đầu bị đẩy đi xác định theo công thức
Nếu : bắt đầu xảy ra xói ngầm
Biện pháp:
- Điều tiết dòng chảy, khống chế mực nước dao động
- Kéo dài dòng thấm: sàn phủ, cừ, màn chống thấm
- Gia cố đất đá: giảm độ rỗng, liên kết các hạt bằng phương pháp keo kết
bằng chất silic, nhựa đường để cải tạo tính chất đất đá
tăng Jth: đầm chặt, phụt vữa, bố trí tầng lọc ngược.
- Tăng bề dày lớp phủ, san lấp ao đầm, hố trũng ở hạ lưu, bố trí giếng giảm
áp.

Câu 43: Karst là gì? Các hình thái karst?
a.

MS

Khái niệm:
- Karst là hiện tượng địa chất tự nhiên sinh ra do tác dụng của nước dưới
đất hay nước trên mặt hòa tan đá tạo ra các hình thái đặc biệt gọi là địa
hình karst như: hang động ngầm, sông ngầm..v.v
- Do đó, làm kết cấu của đá thay đổi, khả năng thấm nước tăng lên và khả
năng chịu lực giảm

Page 11


b.

Các hình thái karst:
- Đá tai mèo và rừng đá: là hình thái đặc trưng cho karst mặt. Đất đá không
đồng nhất, trên cây đá, cột đá bị chia, xẻ nhỏ hơn hình thành các chỏm
nhọn hoắt, nhấp nhô như tai mèo
- Phễu karst và động hút nước: karst có dạng phễu, dạng hang động..kích
thước vài m đến vài chục m, thường dưới đáy phễu, dưới đáy động hút
nước có phủ một lớp tàn tích vụn nát
- Động karst và sông ngầm: kích thước karst có khi tới hàng trăm mét, phổ
biến là hang chục mét, các động karst được nối với nhau bởi các đường
hầm karst
- Vùng trũng và thung lũng karst: khi karst ngầm phát triển mạnh, Các
hang động mở có thể gây sụt vòm, tạo nên các vùng trũng karst Khi vùng
trũng có kích thước lớn hay nhiều vùng trũng ăn thông với nhau gọi là
thung lũng karst

Câu 44: Các biện pháp xử lý karst?
-

-

Dùng biện pháp điều tiết dòng chảy và thiết bị tiêu nước để ngăn chặn
không cho nước trên mặt và nước dưới đất chảy vào tầng đá bị Karst hóa
nhằm hạn chế, ngăn ngừa Karst phát triển
Phụt xi măng qua các hố khoan bịt kín các kẽ nứt và hang hốc để làm đá
liền khối, tăng thêm độ bền, độ ổn định và độ cách nước

Nén chặt và gia cố đất đá
Xây các tường chắn nước để ngăn nước từ rãnh Karst
Làm màn chống thống đề phòng mất nước do thấm qua nền
Các biện pháp kết cấu để chống karst: xây móng trụ sâu, làm đệm đá
dăm, bê tông hoặc bê tông cốt thép lót vào dưới móng

Câu 45: Hãy nêu nguồn gốc hình thành nước dưới đất?
-

Thuyết thấm: được thành tạo khi nước mưa, nước tưới ngấm vào trong
đất đá qua các lỗ rỗng, khe nứt
Thuyết ngưng tụ: do hơi nước ngưng tụ lại trong các khe rỗng của đất đá
( nước nguồn gốc sơ sinh)
Thuyết chôn vùi: nước hình thành trong các lỗ rỗng của tầng cuội sỏi
long sông, tầng cát ven biển ( nước nguồn gốc trầm tích)

Câu 46: Nêu các dạng và trạng thái tồn tại của nước dưới đất?
MS

Page 12


-

-

Nước trong khoáng vật: nằm trong thành phần cấu tạo mạng tinh thể của
khoáng vật
Nước kết hợp (hút bám): nước liên kết mặt ngoài của hạt đất do lực
tương tác giữa các phân tử nước với bề mặt hạt đất, chủ yếu là lực điện

trường
Nước tự do
o Nước mao dẫn: là một dạng nước tự do, tồn tại trong các lỗ rỗng
và khe nứt nhỏ (khe nứt có bề rộng < 2mm) của đất đá dưới sức
căng của bề mặt – lực mao dẫn
o Nước trọng lực: không liên kết với bề mặt hạt và không chịu lực
căng bề mặt. Nó có khả năng di chuyển dưới tác dụng của trọng
lực tức là dưới ảnh hưởng của chênh lệch áp lực.

Câu 47: Nêu định nghĩa tầng chứa nước, tầng cách nước, tầng bán thấm?
-

Tầng chứa nước: tầng đất đá có khả năng chứa nhiều nước, và giữ lượng
nước lớn, dễ di chuyể hệ số thấm k m/s, đất đá dẫn nước tốt
Tầng cách nước: tầng đất đá không thấm nước (k m/s), khả năng dẫn
nước ít, nước di chuyển rất chậm
Tầng bán thấm: tầng đất đá cho phép nước thấm qua rất ít, nước di
chuyển rất chậm như đá ít nứt nẻ, á sét

Câu 48: Thế nào là tầng chứa nước bị chặn, tầng chứa nước không bị chặn? Đặc
điểm mỗi tầng, vẽ hình minh họa?
-

Tầng chứa nước bị chặn: có tầng có mái và tường là 2 tầng cách nước
(tầng nước áp lực)
Tầng chứa nước không bị chặn: có mái là một mặt thoáng tự do, không
có tầng đất đá không thấp nằm trên

Câu 49: Hãy nêu và giải thích các đặc trưng: độ rỗng, độ thấm nước và độ nhả
nước của tầng chứa nước?

-

-

MS

Độ rỗng: (%)
Vr : thể tích lỗ rỗng
V : thể tích của đất đá
Đất đá có độ rỗng càng lớn thì khả năng chứa nước càng lớn
Hệ số thấm kc
Page 13


Định luật Darcy: Lượng nước thấm qua đất trong đơn vị thời gian tỷ lệ
thuận với diện tích tiết diện nhưng tỷ lệ nghịch với chiều dài mẫu
-

Độ nhả nước : là lượng đất đá có khả năng giải thoát dưới trọng lực từ đất
đá bão hòa
(%)
Wbh: độ chứa nước bão hòa
Wpt: độ chứa nước phân tử

Câu 50: Nêu và phân tích vị trí thích hợp cho việc bố trí giếng cung cấp nước?
Vị trí thích hợp cho việc bố trí giếng cung cấp nước tùy thuộc vào lưu lượng
chảy tới giếng:

 Để tăng Q ta phải tăng k,m,H
-


Bề dày tầng đất đá bão hòa là lớn nhất
Bố trí ở gần vùng cấp nước có nguồn cấp nước bổ sung như sông, hồ
Bố trí ở nơi có hệ số thấm cao (để tăng k), tức là nơi có tầng đá nứt nẻ
mạnh hay nhiều cát sỏi
Bố trí ở nơi có bề dày tầng chứa nước (m) là lớn nhất

Câu 52: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất?
-

Thành phần nước trên mặt ( nước, sông hồ,..v.v) thấm xuống
Nấm, vi khuẩn gây bệnh trong đất xâm nhập vào nguồn nước
Thành phần đất đá: phản ứng giữa nước và đất đá
Dao động mực nước ngầm: bốc hơi, lượng nước tăng lên nếu nước ngầm
ở gần mặt đấ
Các hoạt động của con người: chôn rác thải,sử dụng phân bón thuốc trừ
sâu.

Câu 59: Mục đích của công tác nghiên cứu trong phòng khảo sát sơ bộ trước khi
khảo sát hiện trường thực nghiệm? Nội dung thực hiện?
a.

b.
MS

Mục đích:
- Nhận định sơ bộ đặc trưng địa chất khu vực
- Tận dụng tối đa tài liệu địa chất sẵn có  đề ra khối lượng cần khảo sát
Nội dung thực hiện:
Page 14



-

-

Thu thập các tài liệu địa chất ở quanh vùng cần xây dựng
Đọc và phân tích tài liệu địa chất đó: khối lượng đất đá, những hiện
tượng địa chất nào, các biện pháp xử lý (nguyên lý kế thừa) từ đó chọn
phương pháp và nội dung khảo sát
Tiến hành khảo sát sơ bộ ở thực địa để kiểm tra tài liệu

Câu 60: Mục đích công tác khoan đào thăm dò? Các phương pháp khoan thăm dò?
a.

b.

Mục đích công tác khoan đào thăm dò:
- Công tác khoan đào thăm dò dùng để tạo ra vết lộ địa chất, giúp cho việc
tìm hiểu trực tiếp tình hình địa chất ở độ sâu không lớn
Các phương pháp khoan thăm dò:
- Khoan xoay: dụng cụ phá hoại đất đá xoay liên tục và tạo áp lực lớn để
phá hoại đất đá: đất đá mềm và cứng trung bình có thể dùng lưỡi khoan
hợp kim, đá cứng dùng lưỡi khoan kim cương hay khoan bi.
- Khoan đập: đất đá bị phá hoại do lực đập của dụng cụ
- Khoan xoay – đập: là hình thức kết hợp khoan đập và xoay, đất đá bj phá
hoại chủ yếu do năng lượng đập và sau đố phát triển lên do ứng lực quay
và ứng lực trục.

Câu 61: Trình bày cơ sở bố trí mật độ, độ sâu khoan thăm dò,nội dung mô tả, ghi

chép thu thập thông tin, ưu và nhược điểm của phương pháp khoan thăm dò?
a.

b.

MS

Cơ sở bố trí mật độ, độ sâu khoan thăm dò….
- Mật độ và độ sâu khoan thăm dò dựa trên cơ sở: giai đoạn khảo sát, tài
liệu tham khảo đã có, quy mô và tầm quan trọng của công trình; tiêu
chuẩn, quy phạm khảo sát xây dựng hiện hành cho từng ngành cụ thể
- Cách bố trí điểm thăm dò: bố trí theo tuyến vuông góc hoặc song song
với đường phương của lớp đá, bố trí theo mạng lưới, bố trí theo trục
móng, bố trí theo chu vi công trình
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
o Khoan được qua các lớp đá cứng, thăm dò được nguồn nước dưới
đất,có thể nghiên cứu cấu tạo địa chất ở độ sâu lớn
o Lấy mẫu để nghiên cứu
o Thí nghiệm thực hiện ngoài trời, quan trắc nên thường cho kết quả
tương đối chính xác vì quan sát được trực tiếp được bằng mắt
thường các hiện tượng địa chất
Page 15


-

Nhược điểm:
o Kinh phí cao, tốn nhiều nhân công
o Vận chuyển, bố trí mặt bằng


Câu 62: Bản chất của phương pháp thăm dò địa chấn? Các phương pháp thăm dò
địa chấn? Phạm vi áp dụng của từng phương pháp?
a.

b.

c.

Bản chất của phương pháp thăm dò địa chấn:
Dùng sóng địa chấn nhân tạo để xác định:
- Độ sâu, độ nghiêng của đá gốc
- Độ sâu mực nước ngầm, hang động ngầm
- Xác định sơ bộ thành phần thạch học  dùng để thăm dò dầu khí
Các phương pháp thăm dò địa chấn và phạm vi áp dụng
- Phương pháp sóng phản xạ
- Phương phap sóng khúc xạ
thường dùng phương pháp sóng khúc xạ
Phạm vi áp dụng
Phương pháp sóng phản xạ khó sử dụng.
Phương pháp sóng khúc xạ có thể xác định độ sâu mực nước ngầm, hang
động ngầm với độ sâu lớn. Xác định được chiều dài lớp đất mềm trên đá
gốc..v.v

Câu 63: Trình bày cơ sở phương pháp đo điện trở suất? Các phương pháp đo và
các cách bố trí điện cực?

A

M


N

B
Vôn kế

a.

b.

MS

Cơ sở phương pháp điện trở suất:
Các loại đất đá khác nhau hoặc có mức độ chứa nước không giống nhau sẽ
có điện trở suất khác nhau.
Độ sâu khảo sát
Các phương pháp đo và cách bố trí điện cực:
- Nguồn điện nối với đất ở 2 điểm A và B
Page 16


-

-

Đo cường độ dòng điện giữa các điện cực cấp điện A và B và thế hiệu
giữa các điện cực M và N cho phép tìm được điện trở của đất đá, sự biến
đổi cảu trị số này theo chiều sâu và từ đó lập được mặt cắt địa chất
Có 2 cách bố trí điện cực:
o Wemmer: AM = MN = NB =a

o AB ≥ 5 MN

Câu 65: Trình bày các phương pháp xuyên thăm dò ( mô tả thí nghiệm, chỉ số đọc
của mỗi phương pháp và phạm vi áp dụng)?
Có 2 phương pháp xuyên thăm dò là xuyên động và xuyên tĩnh:
a.

b.

Xuyên động: (xuyên tiêu chuẩn SPT)
- Nguyên lý của phương pháp này là cho quả tạ nặng: 10kg, 50kg, 62.5 kg
rơi từ độ cao ~ 0.5m. Sức kháng xuyên được xác định theo số lần quả tạ
rơi để mũi xuyên đi sâu vào đất 30cm.Từ thực nghiệm lập được quan hệ
giữa sức chịu tải của nền đất với số lần quả tạ rơi cho từng loại đất có độ
sệt B (đất loại sét) và độ chặt tương đối D (với đất loại cát)
- Phạm vi áp dụng: tiện lợi cho thí nghiệm đất nền, thích hợp cho đất loại
cát, đặc biệt là cát không bão hòa nước, như thường gặp khi khảo sát nền
đường, sân bay….
Xuyên tĩnh:
- Mũi xuyên được ấn từ từ vào đất dưới 1 áp lực nhất định (tốc độ 2 –
3cm/s). Sức kháng xuyên xác định theo lực xuyên và hình dạng mũi.
- Phạm vi áp dụng: thích hợp nhất trong nền đất không có lẫn cuội sỏi, đặc
biệt là nền bồi tích mềm yếu, độ sâu từ 10- 30m

Câu 66: Trình bày phương pháp thí nghiệm cắt cánh ?

MS

Page 17



-

Khi cánh quay đất bị cắt theo mặt trụ với chiều cao h, đường kính d. Khi
đó sức chống cắt : (kg/)
Trong đó: :momen xoắn lớn nhất kg.cm
K: đại lượng không đổi của cánh cắt (), phụ thuộc vào chiều
cao h và đường kính d của nó
)

Câu 67: Trình bày phương pháp thí nghiệm nén ngang ( nén hông) trong lỗ khoan?

MS

Page 18


Trong đó:

dP - số gia áp lực
dr – số gia biến dạng
hệ số nở hông của đất
- bán kính của buồng dưới áp lực ban đầu

MS

Page 19


Câu 68: Trình bày phương pháp thí nghiệm bàn nén?


Câu 69: Trình bày phương pháp thí nghiệm đổ nước trong hố đào?
Khi xác định tính thấm nước của tầng nước gần mặt đất, ta có thể sử dụng phương
pháp đổ nước thí nghiệm trong hố đào

Tuy nhiên để xác định chính xác hơn có thể tính theo công thức:
MS

Page 20


Trong đó:

Q: lưu lượng nước đổ ()
K: hệ số thấm (m/ng)
F: tiết diện của vòng trụ trong

Hk: áp lực mao dẫn hình thành do nước thấm vào đất, bằng 0.5
chiều cao mao dẫn
h: bề dày lớp nước trên mặt đất
Z: chiều sâu thấm
-

MS

Phạm vi áp dụng: không có nước ngầm gần đáy hố, tính thấm của đất đá
ít thay đổi theo phương đứng, không có xen tầng kẹp không thấm nước.
Thường dùng tính lượng nước tổn thất do thấm quanh bờ hồ chứa, ở đáy
và mái kênh dẫn, nền đường, nền ruộng


Page 21



×