Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 66 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

GIỚI THIỆU
MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

Hà Nội 2011


DANH SÁCH NHÓM SOẠN THẢO

1. TS. Phạm Anh Cường, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
2. PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Đại học quốc gia Hà Nội; Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường
Việt Nam.
3. TS. Dương Minh Tú, Cục Giám định và kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ
thực vật
4. ThS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
5. TS. Phạm Quang Thu, Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp
6. ThS. Trần Trọng Anh Tuấn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
7. ThS. Nghiêm Thị Phương Lê, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
8. ThS. Nguyễn Lương Duyên, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
9. CN. Trương Minh Tâm, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
10. ThS.Nguyễn Đình Tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
11. ThS. Nguyễn Thiên Tạo, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................4


MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM. .Error! Bookmark
not defined.
1. VIRÚT GÂY BỆNH CHÙN NGỌN CHUỐI (Banana bunchy top virus-BBTV).............5
2. VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ ĐỘNG VẬT..........7
3. NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ (Phytophthora cinnamomi )........................................9
4. VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus).................................11
5. ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata)........................................................13
6. ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii)........................................15
7. ỐC SÊN CHÂU PHI (Lissachatina (Achatina) fulica)...........................................16
8. TÔM CÀNG ĐỎ (Cherax quadricarinatus ).......................................................18
9. BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima).......................................19
10. SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus )...................................................21
11. CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus)..................................................23
12. CÁ TỲ BÀ LỚN (Pterygoplichthys pardalis).....................................................25
13. CÁ TỲ BÀ (Hypostomus punctatus)................................................................27
14. CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus)..................................................................29
15. CÁ ĂN MUỖI (Gambusia affinis)..................................................................31
16. CÁ VƯỢC MIỆNG BÉ (Micropterus dolomieu).................................................33
17. CÁ VƯỢC MIỆNG RỘNG (Micropterus salmoides)...........................................34
18. CÁ HỔ (Pygocentrus nattereri)......................................................................35
19. CÁ RÔ MO TRUNG QUỐC (Siniperca chuatsi)................................................36
20. RÙA TAI ĐỎ (Trachemys scripta subsp.elegans)................................................38
21. CÁ SẤU CU BA (Crocodylus rhombifer)..........................................................40
22. HẢI LY NAM MỸ (Myocastor coypus)............................................................41
23. BÈO TÂY (Eichhornia crassipes)...................................................................42
24. CÂY CỨT LỢN (Ageratum conyzoides)...........................................................44
26. CỎ LÀO ĐỎ (Eupatorium adenophorum /Ageratina adenophora)..........................48
27. CÚC LIÊN CHI (Parthenium hysterophorus).....................................................49
28. CÂY CÚC LEO (Mikania micrantha)..............................................................50
29. TRINH NỮ MÓC (Mimosa diplotricha)...........................................................52

30. CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra)...............................................................54
31. KEO GIẬU (Leucaena leucocephala)..............................................................56
32. CÂY NGŨ SẮC (Lantana camara).................................................................58
33. CÂY TRÀM QUINQUENERVIA (Melaleuca quinquenervia)...............................60

3


4


LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến với hàng nghìn ki-lô-mét biên giới và
biển. Tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành
phần loài và các hệ sinh thái nhưng kém bền vững dưới tác động do sự thay đổi của các
yếu tố môi trường, trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai.
Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường
khác nhau như theo con đường nhập khẩu có chủ đích phục vụ công tác nuôi, trồng, sản
xuất, kinh doanh hoặc du nhập theo con đường tự nhiên và không chủ đích của con người.
Trong thời gian gần đây, sinh vật ngoại lai xâm hại xuất hiện ngày càng nhiều và đã
gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp. Ví dụ như loài ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài
thuộc danh mục 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2000). Tuy
mới xâm nhập vào Việt Nam trong khoảng hơn 20 năm nay nhưng ốc Bươu vàng đã trở
thành dịch hại, gây tác hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp. Theo số liệu thống kê
chưa đầy đủ, hàng năm Chính phủ đã phải chi hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt ốc Bươu
vàng, nhưng đến nay loài ốc này vẫn đang tiếp tục gây hại cho mùa màng. Rùa tai đỏ,
Tôm càng đỏ, cây Mai dương,... cũng đã trở thành những loài ngoại lai xâm hại nguy
hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.

Những loài này tuy đã được quốc tế cảnh báo nhưng vẫn tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam.
Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại này có khả năng bùng phát và gây hậu quả nghiêm
trọng khi chúng thiết lập được quần thể ngoài tự nhiên.
Trước sự đe dọa của các loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường với
chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đa dạng sinh học đã từng bước xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm kiểm soát và quản lý chúng.
Nhằm cảnh báo và tăng cường nhận thức của cộng đồng về các loài sinh vật ngoại lai xâm
hại ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan biên soạn và xuất bản cuốn sách “Giới
thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam”.
Cuốn sách giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học, biện
pháp phòng ngừa và sự phân bố của loài nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, ngăn ngừa và
kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam.

5


1. VIRÚT GÂY BỆNH CHÙN NGỌN CHUỐI (Banana bunchy top
virus-BBTV)
Tên tiếng Việt khác: Bệnh chùn đọt chuối, bệnh xoăn lá, bệnh chuối đực, bệnh đuôi gà,
bệnh chuối dụt, bệnh xẹ.
A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh
Nguồn gốc:
Virút gây bệnh chùn ngọn chuối (BBTV) lần đầu tiên được phát hiện tại Hawaii vào
năm 1889.
Đặc điểm hình thái:
Virút BBTV trước đây thuộc nhóm luteovirus nhưng hiện này được công nhận là
một loài thuộc chi Nanovirus.
Triệu chứng bệnh:
Đối với những cây sau khi bị lây nhiễm rệp muội, ở lá thứ hai sẽ xuất hiện một vài

sọc xanh-tối hoặc các chấm trên một số gân nhỏ ở phần dưới phiến lá. Các sọc tạo thành
“hình móc” khi chúng lan vào gân giữa và rất dễ nhìn thấy ở mặt dưới của lá khi có ánh
sáng chiếu qua. Các triệu chứng “chấm - gạch” đôi khi cũng có thể quan sát thấy ở cuống
lá. Lá tiếp sau lá thứ hai khi còn đang cuốn có thể xuất hiện các sọc hơi trắng dọc theo
các gân thứ cấp. Khi lá mở ra, các sọc này có màu xanh - tối. Chiều dài và chiều rộng
phiến lá của các lá kế tiếp trở nên ngắn và hẹp hơn. Mép lá thường bị cong ngược và
vàng úa. Các lá nhiễm bệnh trở nên khô, giòn và thẳng đứng hơn so với lá bình thường.
Ở các chồi nhú ra từ gốc cây chuối bị nhiễm bệnh, lá đầu tiên khi xuất hiện sẽ có biểu
hiện bệnh nặng. Các lá xếp theo hình hoa hồng và nhỏ hơn bình thường với các mép bị vàng
úa sau đó sẽ bị chết. Các sọc xanh - tối thường là biểu hiện của bệnh trên lá.

Hình 1. Cây chuối bị bệnh virút gây bệnh
chùn ngọn chuối.

Hình 2. Kiểm tra triệu chứng bệnh virút
gây bệnh chùn ngọn chuối

6


B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Môi giới truyền bệnh
Virút gây bệnh chùn ngọn chuối (BBTV) được truyền bởi loài rệp muội chuối
(Pentalonia nigronervosa) và phát tán qua các vật liệu trồng trọt nhưng không lây nhiễm
qua con đường cơ học.
Rệp muội chuối (Pentalonia nigronervosa) được xem là véctơ truyền bệnh chùn
ngọn chuối và được phát hiện đầu tiên ở Úc vào năm 1925. Rệp chuối phân bố toàn cầu
và gây hại trên nhiều loài thuộc họ Chuối (Musaceae) và một số loài thuộc họ Ráy
(Araceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ Chuối pháp (Heliconiaceae), họ Thiên điểu
(Strelitzeaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

Rệp muội chuối được phát hiện nhiều trên phần thân ngầm dưới đất, vỏ ngoài và
trên chồi non của cây chuối. Số lượng rệp muội chuối giảm nhiều khi gặp điều kiện khô
hạn.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
Hiện nay, trên thế giới chưa có giống chuối kháng bệnh BBTV. Biện pháp phòng
trừ rệp chuối có hiệu quả nhất là tiêu huỷ những cây bệnh và sử dụng nguyên liệu giống
đã được kiểm tra virút. Biện pháp phòng trừ phải được thực hiện trên phạm vi rộng nhằm
tránh sự tái lây nhiễm của bệnh đối với những cây mới trồng. Sử dụng các loại thuốc trừ
rệp để diệt trừ véctơ truyền bệnh.
D. Phân bố ở Việt Nam
Bệnh xuất hiện và gây hại tại các vườn chuối ở một số tỉnh, thành phố như Vĩnh
Long (Long Hồ), Tây Ninh (Gò Dầu), Đồng Nai (Định Quán),…
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
BBTV đã được ghi nhận xâm hại tại nhiều nước trên thế giới như ở châu Á (Trung
Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Pakistan, Philíppin, Sri Lanka, Đài Loan,
Việt Nam), châu Phi (Burundi, Nam Phi, Côngô, Ai Cập, Gabon, Malawi, Rwanda), châu
Mỹ (Hoa Kỳ) và châu Đại dương (Samoa, Úc, Fiji, Guam, New Caldonia, Papua New
Guinea, Tonga, Tuvalu và quần đảo Wallis và Futuna).

7


2. VI KHUẨN (Yersinia pestis) GÂY BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHUỘT VÀ
ĐỘNG VẬT
Tên tiếng Việt khác: bệnh dịch hạch đen
A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh
Nguồn gốc: Châu Á
Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Yersinia pestis (trước đây gọi là Pasteurella pestis, Bacterium pestis), có
dạng hình ôvan, kích thước 1,5 - 2 x 0,5 - 0,7 micromet, nhuộm gram âm, không sinh

nha bào, không di động, sinh trưởng chậm ở các môi trường nuôi cấy (ưa khí và kỵ khí)
nhiệt độ thích hợp 28 - 37°C, pH 7,2 - 7,4, không lên men đường lactoza, sacaroza, urê (-),
indole (-), sức đề kháng kém: dễ bị ánh sáng mặt trời giết chết trong vài giờ, ở nhiệt độ
55°C thời gian vi khuẩn chết là 30 phút, ở 100°C vi khuẩn chết sau 1 phút. Các thuốc
khử trùng thông thường như hợp chất phenol 1%, cloranin 3%, lyzyl 1% có khả năng
tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dịch hạch trong vài phút.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Bệnh dịch hạch thường biểu hiện ở 4 thể:
Thể hạch: Thời kỳ ủ bệnh: trung bình là 2 - 5 ngày, ngắn nhất vài giờ, dài nhất là 8
- 10 ngày, không có biểu hiện lâm sàng.
Thể nhiễm khuẩn khuyết (còn gọi là “dịch hạch đen”): Bệnh phát đột ngột, cấp tính
mặc dù hạch ngoại vi chưa bị sưng, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng gây sốt
cao 40 - 41°C, kèm theo những cơn rét run, bệnh nhân kích động, cuồng sảng hoặc li bì,
nôn nhiều, ỉa lỏng, bụng chướng, có rối loạn về tim mạch và hô hấp, xuất huyết da, niêm
mạc, phủ tạng.
Thể phổi tiên phát: thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ vài giờ sau phát bệnh, rất đột ngột,
sốt cao 40 - 41°C kèm rét run, mạch nhanh, huyết áp giảm, bệnh nhân thấy mệt mỏi,
nhức đầu, khó chịu ngày càng tăng, chưa có triệu chứng về hô hấp.

Hình 3. Vi khuẩn dịch hạch ở phổi

Hình 4. Thể hạch ở người

Thể phổi thứ phát: thường gặp hơn thể phổi tiên phát, xuất hiện sau các thể khác
(thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiên lượng
thường nặng.

8



B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Môi giới truyền bệnh
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch là loài vi khuẩn có khả năng lây theo máu, hệ bạch
huyết, hệ thống lưới nội mô và qua vật truyền là bọ chét. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có
hai môi trường sống chính là trong dạ dày của một số loài bọ chét và trong máu hoặc mô
của các loài động vật gặm nhấm. Vi khuẩn này được ghi nhận có khả năng lây nhiễm
trong tự nhiên đối với trên 203 loài động vật gặm nhấm và 14 loài thỏ.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
Đối với hệ thống y tế cấp cơ sở cần phải thực hiện công tác giám sát, báo cáo (đột
xuất và định kỳ) nhằm phòng tránh bùng phát dịch bệnh. Giám sát vật chủ và véc tơ
truyền bệnh dịch hạch như giám sát, diệt trừ các loài chuột và Bọ chét tại các tỉnh, thành
phố trong cả nước. Ngăn ngừa sự du nhập của bệnh dịch hạch từ nước ngoài vào Việt
Nam. Ở những vùng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao phải thường xuyên theo dõi kết
quả giám sát dịch tễ học, dịch hạch để chủ động phòng chống. Tập huấn phòng chống
bệnh dịch hạch cho các cơ sở y tế, mạng lưới cộng tác viên. Tuyên truyền giáo dục cộng
đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp nhà ở và kho tàng hợp
lý, đặt bẫy chuột, phá bỏ nơi sinh sống của chuột và Bọ chét. Chuẩn bị sẵn sàng số lượng
thuốc điều trị, hoá chất, phương tiện, nhân lực phục vụ dập dịch.
D. Phân bố ở Việt Nam
Bệnh xuất hiện khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố trong cả nước sau những năm
giải phóng, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai (Long Khánh, Tân Phú), thành
phố Hồ Chí Minh (Củ Chi), Tây Ninh, Bạc Liêu và Cà Mau. Hiện nay, bệnh dịch hạch
chưa thấy tái phát tại Việt Nam.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch được ghi nhân xâm hại tại các nước trên thế giới như
Hoa Kỳ, Algeria, Kenya, Môzămbíc, Bolivia, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang
Nga, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,...

9



3. NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ (Phytophthora cinnamomi )
Tên tiếng Việt khác: Không có
A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh
Nguồn gốc: Đông Nam Á (Inđônêxia)
Đặc điểm hình thái nấm gây bệnh
Sợi nấm thường có các mấu nhỏ, rộng tới 8 mi-crô-mét (µm), những nốt phồng lên
trên sợi nấm ở dạng bó, dạng hình cầu, đường kính trung bình là 42 µm. Bào tử túi mỏng
(rộng 3 µm), được sinh ra từ các túi bào tử rỗng hoặc đôi khi từ các cành bào tử. Các túi
bào tử hình ê-líp, hình trứng rộng, kích thước 57 x 33 µm (cao nhất đến 10 x 40 µm),
không nhú, dầy đặc, phần đầu mảnh, không rụng. Các túi noãn có đường kính trung bình
40 µm, thành nhẵn, đổi thành màu vàng theo tuổi. Noãn kép kích thước 21-23 x 17 µm.

Hình 5. Sợi nấm và bào tử nấm
gây bệnh thối rễ

Hình 6. Cây bị bệnh chết khô do
nấm gây bệnh thối rễ

10


Triệu chứng bệnh
Nấm gây bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi gây thối các nhánh rễ lớn, dẫn đến
cây chủ bị khô và chết. Những rễ lớn hơn hiếm khi bị gây hại. Một số triệu chứng khác
như héo, loét thân (làm cây bị chết đột ngột), giảm năng suất, giảm kích cỡ quả, chảy
gôm, thối gốc (nếu lây nhiễm thông qua vết ghép sát mặt đất) và đen lõi (đối với quả
dứa).
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Đặc điểm sinh thái học của nấm gây bệnh

Các túi bào tử giải phóng bào tử vào nước trong đất và bơi tới các rễ nhỏ (diễn ra
phản ứng hoá học với các chất tiết của rễ), bám vào và nẩy mầm trên bề mặt của rễ. Việc
xâm nhập vào bên trong rễ xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi nảy mầm. Sau đó, nấm lan
rộng trong các rễ nhánh non, gây thối và có thể lan rộng tới phần gốc của thân cây. Các
bào tử này cũng có thể bị bắn văng lên trên bề mặt đất và lây nhiễm tới thành phần phía
trên của cây trồng. Nhiệt độ, độ ẩm và pH của đất đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
sinh sản của nấm.
Nấm gây bệnh thối rễ có thể sống trong các phần tàn dư của thực vật đã chết và
thời gian sống sót khá dài. Hậu bào tử của nấm có thể sống sót tới 6 năm nếu độ ẩm của
đất vượt quá 3%.
Lan truyền
Nấm gây bệnh thối rễ lan truyền qua gió, nước mưa, nước tưới, bụi đất hoặc từ bụi
bám theo máy móc, dụng cụ canh tác nông nghiệp, con người và gia súc, gia cầm.
Tác hại
Các loại cây trồng bị bệnh thối rễ nặng nhất là cây lê ở Hoa Kỳ (California), Úc và
Nam Phi. Cây dứa bị bệnh đen lõi quả và thối rễ cũng rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó,
loài nấm này cũng gây hại nghiêm trọng cho các rừng bạch đàn ở Úc. Tại các vùng có
khí hậu ôn hoà, nấm cũng gây hại nghiêm trọng cho các cây cảnh có giá trị cao và cây
bụi của ngành sản xuất cây giống.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
- Sử dụng các biện pháp canh tác để phòng trừ bệnh như làm giảm độ ẩm của đất,
tiêu nước, tăng cường sự thông thoáng của đất hoặc phơi đất dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các giống cây trồng có tính kháng bệnh.

11


- Sử dụng các loại thuốc trừ nấm nội hấp đặc biệt là hợp chất fosetyl aluminium,
axít phosphonic và metalaxyl.
D. Phân bố ở Việt Nam

Nấm gây bệnh thối rễ xuất hiện trên một số loại cây trồng, cây dược liệu hoặc cây
hoang dại tại Việt Nam như ở Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Nấm gây bệnh thối rễ được ghi nhận xâm hại tại các nước ở Bắc Mỹ và Úc.

12


4. VIRÚT GÂY BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza virus)
Tên tiếng Việt khác: Cúm A H5N1
A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái và triệu chứng bệnh
Nguồn gốc: được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1878 tại Ý.
Đặc điểm hình thái
Virút gây bệnh cúm gia cầm có dạng hình cầu gai với nhiều sợi trên bề mặt. Virút
có 2 gai glycoprotein là protein gây ngưng kết hồng cầu hemagglutinin (HA), enzyme
tan nhầy neuraminidase (NA) và một số lượng hạn chế protein M2, loại protein đã được
nghiên cứu từ bề mặt virút. Bên trong virút là 8 sợi RNA được chờ để nhân lên từ một
sợi chính.
Trong số 15 chủng virút cúm gia cầm hiện chỉ có biến chủng H5, H7 và H9 là
được biết đến với khả năng lây lan qua người từ loài chim. Thế giới lo ngại rằng, nếu
virút cúm gà trải qua chuyển đổi kháng nguyên với một loại virút cúm ở người thì một
loại biến thể mới tạo thành sẽ có khả năng lây lan cao và rất nguy hiểm đối với loài
người. Một biến thể như vậy có thể gây ra một đại dịch toàn cầu, tương tự như cúm Tây
Ban Nha đã làm chết hơn 20 triệu người trong năm 1918. Nhiều nhà chuyên gia y tế lo
ngại khi loại virút cúm gia cầm đột biến đến mức có thể vượt qua rào cản về loài vật chủ
(từ chim qua người) thì sẽ dễ dàng đột biến để có thể lây truyền từ người qua người.

Hình 7. Ảnh virút cúm gia cầm chụp qua kính hiển vi điện tử
Triệu chứng bệnh
Người bị nhiễm virút cúm gia cầm thường có triệu chứng biểu hiện như hắt hơi, sổ

mũi, khó thở, sốt nhẹ trong vài ngày. Nếu chụp phim phổi sẽ cho thấy phổi bị tổn thương
khá nặng và tràn khí ở hai màng phổi, xuất hiện những chấm trắng trên cả hai lá phổi.
Sau đó, người bệnh sẽ khó thở nặng, sốt cao và có thể tử vong.
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Môi giới truyền bệnh
Virút cúm gia cầm truyền lan theo các loài chim di cư theo mùa và lây bệnh cho gia
cầm ở các nước vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Virút cúm gia cầm tiếp tục lây lan
từ gia cầm bị bệnh sang người và có thể lây truyền từ người bị bệnh sang người khoẻ
mạnh.

13


Tác hại của bệnh
Sự kiện bùng phát cúm gia cầm trong tháng 01 năm 2005 đã ảnh hưởng tới 33/64
tỉnh, thành phố tại Việt Nam, dẫn đến phải tiêu hủy gần 1,2 triệu con gia cầm. Hơn 140
triệu con gia cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy.
Tại Việt Nam, đã có trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ được khẳng định do virút cúm
gia cầm truyền bệnh từ người sang người. Trong thời gian từ năm 2003 - 2009, tại Việt
Nam đã có tổng số 111 người bị nhiễm cúm gia cầm và 56 người đã tử vong.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
Các biện pháp kiểm soát bao gồm hạn chế thương mại đối với các loài gia cầm,
kiểm dịch thực phẩm, y tế tại các nông trại, chợ thực phẩm tươi sống, kiểm dịch, giám
sát và tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi phát hiện bệnh cúm gia cầm cần nhanh chóng có
hành động dập dịch.
D. Phân bố ở Việt Nam
Năm 2005, virút gây bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện và gây hại tại 33/64 tỉnh,
thành phố trong cả nước.
Đến tháng 3 năm 2011, virút gây bệnh cúm gia cầm còn xuất hiện và gây hại tại 7
tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát được

các ổ dịch cúm gia cầm H5N1. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh cúm
gia cầm tại các tỉnh, thành phố là rất cao, đặc biệt vào mùa đông.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Châu Á là nguồn gốc của dịch cúm gia cầm, ngoài ra dịch cúm còn ghi nhận tại
một số nước trên thế giới như Úc, Anh, Nam Phi, Scốtlen, Ailen, Mêxicô, Pakistan và
Hoa Kỳ.

14


5. ỐC BƯƠU VÀNG (Pomacea canaliculata)
Tên tiếng Việt khác: Ốc quả táo vàng
A. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Vùng ôn đới Bắc Ác-hen-ti-na tới lưu vực sông Amazon
Đặc điểm hình thái
Ốc Bươu vàng là loài ốc nước ngọt có kích thước lớn (có thể lên đến 10cm), có
hình dạng tương đối tròn, những cá thể được nuôi trang trí trong bể cá thường nhỏ hơn
một chút. Vỏ thông thường có màu nâu hoặc xanh, có dạng xoắn ốc. Một số giống nuôi
tại hồ có thể có màu vàng. Màu sắc cơ thể ốc Bươu vàng thay đổi từ màu tối, gần như
đen tới kem nhạt. Ốc Bươu vàng đẻ trứng thành từng ổ bám vào các giá thể cách mặt
nước khoảng 50 cm. Ổ trứng ốc Bươu vàng mới đẻ có màu đỏ hoặc hồng đậm, khi sắp
nở chuyển sang màu hồng nhạt. Ốc con nở ra rơi xuống nước, sau 2 ngày vỏ ốc cứng lại,
ốc mới nở bò trong nước. Ốc non: ăn tảo, các mầm lúa, lá cây mềm. Ốc cái có mai lõm
vào trong, miệng hơi loe hơn con đực.

Hình 8. Ốc Bươu vàng và ổ trứng.
Hình 9. Lúa bị Ốc Bươu vàng hại
(Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)
Đặc điểm gây hại
Ốc Bươu vàng là loài ăn thực vật, phàm ăn, ăn rất khỏe. Thức ăn chính của loài này

là cây lúa non, các lá cây thủy sinh mềm, chúng ăn bề mặt của lá tạo thành nhiều lỗ
thủng chỉ bỏ lại phần gân lá.
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Vòng đời ốc Bươu vàng: Thời gian từ khi đẻ trứng đến khi nở ra ốc non kéo dài từ
5 - 7 ngày, ốc non là 2 ngày, ốc trưởng thành là 60 ngày. Ốc Bươu vàng sống trong môi
trường nước ngọt hoặc đất sình lầy. Loài này thích bóng râm, di chuyển theo nguồn nước
và thời gian ngủ nghỉ qua đông kéo dài đến 6 tháng.

15


Ốc non ăn tảo, các mầm lúa, lá cây thủy sinh mềm, phàm ăn, lớn rất nhanh, khoảng
60 ngày từ ốc non thành ốc trưởng thành, 2 - 3 ngày sau có thể cặp đôi, sinh sản. Con cái
đẻ trứng thành từng ổ bám vào giá thể ở cao hơn mặt nước khoảng 50cm (cây lúa, cỏ dại,
cây thủy sinh) vào chiều mát hoặc sáng sớm. Mỗi ổ trứng có khoảng từ 25 trứng đến 500
trứng, tỉ lệ trứng nở 80%, đẻ trứng trên thân cây lúa, cây cỏ (phần ở trên mặt nước), trên
gốc cây ven bờ ao, sông rạch.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
- Thường xuyên tổ chức bắt ốc, phá ổ trứng triệt để, đều khắp trên các ruộng.
- Đặt, cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng nơi có nước để thu các ổ trứng.
- Đặt các lưới chắn ở mương dẫn nước vào ruộng ngăn không cho ốc Bươu vàng di
chuyển, lây lan theo dòng nước vào ruộng.
- Thả vịt vào ruộng trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc non.
- Đào rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung trong rãnh để bắt, diệt.
- Có thể dùng thuốc gốc Metaldehyde để phòng trừ ốc Bươu vàng.
D. Phân bố ở Việt Nam
Ốc Bươu vàng phân bố rộng tại 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Ốc Bươu vàng được ghi nhận xâm hại tại nhiều nước trên thế giới như châu Á
(Cămpuchia, Trung Quốc, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaixia, Philíppin, Đài

Loan và Việt Nam); châu Mỹ (Cộng hoà Dominica).

16


6. ỐC BƯƠU VÀNG MIỆNG TRÒN (Pomacea bridgesii)
Tên tiếng Việt khác: Ốc thần bí
A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Nam Mỹ
Đặc điểm hình thái
Ốc Bươu vàng miệng tròn có kích thước 4 - 5 x 4,5 - 6,5 cm. Vỏ của loài ốc này
xoắn 5 - 6 vòng. Miệng vỏ ốc tương đối rộng và có hình ôvan. Ốc Bươu vàng miệng tròn
có màu sắc từ nâu tự nhiên, vàng, bạch tạng, hạt dẻ, màu xanh, màu ngọc bích, đôi khi là
màu tím và đỏ tía có hoặc không có sọc.

Hình 10. Ốc Bươu vàng miệng tròn

Hình 11. Ổ trứng ốc Bươu vàng miệng tròn

B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Ốc Bươu vàng miệng tròn hoạt động mạnh về ban đêm. Thức ăn ưa thích của loài
này là xác thực vật phân hủy và mục nát, thức ăn nuôi cá. Khi thiếu thức ăn, ốc có thể ăn
hại các cây sống.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
Để diệt trừ ốc Bươu vàng miệng tròn thường áp dụng biện pháp thủ công như thu
bắt và diệt bằng tay hoặc có thể sử dụng các loài vật nuôi như vịt hoặc cá (Trắm đen),
đặc biệt hiệu quả đối với ốc non; khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhuyễn thể hóa
học.
D. Phân bố ở Việt Nam
Ốc Bươu vàng miệng tròn xuất hiện rải rác tại một số tỉnh/thành vùng trồng lúa

đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long của Việt Nam.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Thông tin xâm hại về loài ốc Bươu vàng miệng tròn được ghi nhận tại các n ước lưu
vực sông Amazôn như Bôlivia, Braxin, Paraguay, Pêru.

17


7. ỐC SÊN CHÂU PHI (Lissachatina (Achatina) fulica)
Tên tiếng Việt khác: Ốc ma
A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Tanzania (Châu Phi)
Đặc điểm hình thái
Ốc Sên châu Phi có vỏ hẹp hình nón, từ đuôi đến đỉnh vỏ có 7 - 9 vòng xoắn khi ốc
trưởng thành. Vỏ thường có màu nâu đỏ với sọc vàng, hoặc không có sọc, màu sắc vỏ có
thể biến đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng, phổ biến là màu
cà phê sáng. Con trưởng thành có chiều dài vỏ lên đến 20 cm, tuy nhiên thường chỉ dài
từ 5 - 10 cm. Cân nặng trung bình khoảng 32 gram.

Hình 12 và 13. Ốc Sên châu Phi
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Ốc Sên châu Phi là loài ốc cạn, sinh sống ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và
độ ẩm cao, trong nhiều hệ sinh thái như đất nông nghiệp, đất ven biển, rừng tự nhiên,
rừng trồng, đất ven sông, đầm lầy, khu vực đô thị, những nơi có cây mục, bụi rậm. Loài
ốc này có thể phát triển mạnh tại bìa rừng, rừng tái sinh và rừng trồng. Khi điều kiện khô
hạn, ốc thường nằm bất động trong một thời gian. Ốc Sên châu Phi ưa thích hoạt động ở
nhiệt độ từ 9 - 29 oC và sống được ở nhiệt độ thấp 2 oC (ngủ nghỉ đông) và ở nhiệt độ cao
30oC (ngủ nghỉ hè).
Ốc Sên châu Phi được coi là một trong những loài ốc cạn gây hại nghiêm trọng cho
cây trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với mật độ cao ốc Sên châu Phi có thể

ăn hại, phá hủy thảm thực vật.
Trong nông nghiệp: tại vùng nhiệt đới, ốc Sên châu Phi gây ra thiệt hại cho nông
nghiệp như làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra, ốc Sên châu Phi còn là vật truyền
các tác nhân gây bệnh cho cây trồng.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
Sử dụng biện pháp thu bắt và diệt bằng tay. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử
dụng thuốc trừ nhuyễn thể.

18


D. Phân bố ở Việt Nam
Ốc Sên châu Phi phân bố rải rác tại một số tỉnh/thành phố trong cả nước nhưng tập
trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long và rải
rác tại các tỉnh khác trong cả nước.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Loài ốc Sên châu Phi đã ghi nhận xâm hại tại các nước trên thế giới như ở châu Á
(Bangladesh, Cămpuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Maldives, Miến
Điện, Philíppin, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam), châu Phi (Côte d’lvoire,
Kenya, Mauritius, Réunion, Seychelles, Togo), châu Mỹ (Hoa Kỳ [Hawai], Guadeloupe,
Martinique, Đảo Virgin của Hoa Kỳ, Braxin), châu Đại Dương (American Samoa,
French Polynesia, Papua New Guinea, Samoa, Đảo Solomon).

19


8. TÔM CÀNG ĐỎ (Cherax quadricarinatus)
Tên tiếng Việt khác: Tôm hùm nước ngọt
A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Papua New Guinea, Úc

Đặc điểm hình thái
Tôm càng đỏ có kích thước lớn và có vỏ cứng. Vỏ có màu xanh rêu điểm một số
vạch màu đỏ trên phần lưng. Trên càng con đực có vệt biểu bì màu đỏ không bị kitin hoá.

Hình 14 và 15. Tôm càng đỏ
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Tôm càng đỏ là loài tôm nước ngọt, thường sống ẩn nấp trong các hang hốc, rễ cây
thủy sinh lớn ven bờ nước hoặc trong ao, hồ, ruộng. Loài Tôm này là loài ăn tạp, thức ăn
gồm các loài thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu
thức ăn.
Tôm càng đỏ có khả năng sinh sống ở nhiều loại môi trường khác nhau như từ vùng
ven biển nước lợ tới môi trường nước ngọt, môi trường sống ưa thích là những nơi có dòng
chảy chậm ở vùng thượng lưu sông và tại các hồ, đầm phá. Tôm càng đỏ chỉ phân bố ở
vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu vực nước có nhiệt độ cao hơn 10oC.
Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây bệnh bao gồm
virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
- Nghiêm cấm nhập khẩu, nhân nuôi tại các thuỷ vực của Việt Nam.
- Tiếp tục điều tra, khảo sát sự hiện diện của Tôm càng đỏ tại các thuỷ vực đã từng
tiến hành nuôi thử nghiệm trước đây hoặc các vùng thuỷ vực khác nhằm bao vây, diệt trừ.
- Tuyên truyền, vận động người dân không nuôi Tôm càng đỏ.
D. Phân bố ở Việt Nam
Tôm càng đỏ được nhập vào Việt Nam từ năm 2002 và được nuôi thử nghiệm tại
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Cuối năm 2004, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có Chỉ thị cấm nuôi Tôm càng đỏ. Hiện tại Tôm càng
đỏ không có mặt tại các thủy vực của Việt Nam.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Tôm càng đỏ đã được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại các nước trên thế giới
như Nam Phi, Mêxicô, Jamaica, Puerto Ricô, Úc.


20


9. BỌ CÁNH CỨNG HẠI LÁ DỪA (Brontispa longissima)
Tên tiếng Việt khác: Bọ dừa
A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Là loài bản địa của Inđônêxia, Papua New Guinea và Trung Quốc (Quảng
Đông).
Đặc điểm hình thái
Bọ cánh cứng hại lá dừa có kích thước nhỏ, màu da cam và đen, dài khoảng 10 mm
rộng khoảng 4 mm. Đầu và râu đầu màu đen, mảnh lưng ngực màu vàng nâu. Con cái
trưởng thành thường có kích thước lớn hơn con đực trưởng thành. Trứng có màu nâu,
kích thước khoảng 1,4 mm x 0,5 mm, sâu non dài 8 - 10 mm, nhộng dài 9 - 10 mm, rộng
2 mm.
Lá non của cây dừa bị hại nhìn như cây bị cháy.

Hình 16. Cây dừa bị Bọ cánh cứng hại Hình 17. Vòng đời Bọ cánh cứng hại lá dừa
(Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)
B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Bọ cánh cứng hại lá dừa thường sống trong môi trường có nhiệt độ dao động từ 24
- 28 C. Loài này xuất hiện ở vùng đất nông nghiệp, rừng trồng và đặc biệt ưa thích cây
họ dừa dưới 4 năm tuổi. Sâu non và trưởng thành tập trung gây hại chủ yếu ở lá non,
những phần không bị che khuất. Sâu non ăn lớp biểu bì và mô dậu của lá dừa non tạo
thành những sọc trên lá và chúng còn ăn cả ngọn cây.
o

Bọ cánh cứng hại lá dừa xâm hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây,
nhưng cây con bị thiệt hại nặng hơn, còn các cây hơn 10 năm tuổi có sức chống chịu tốt
nên ít bị ảnh hưởng. Tác hại của Bọ cánh cứng hại lá dừa kết hợp với sự gây hại của kiến
vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho cây bị thiệt hại trầm trọng. Sự tấn

công liên tục của Bọ cánh cứng hại lá dừa sẽ làm cho cây có hình thái tơi tả, trái ít và
rụng trái non.

21


Trong những năm qua tại tỉnh Bến Tre, đã có 5.352 hécta/51.560 hécta dừa của
toàn tỉnh bị nhiễm Bọ cánh cứng hại lá dừa với tỷ lệ từ 15 - 20%. Tại huyện Tiểu Cần,
tỉnh Trà Vinh có khoảng 70% số cây dừa trong tổng số 650.000 cây dừa trong huyện bị
Bọ dừa gây hại ở các mức độ khác nhau. Nghiêm trọng nhất là những cây dừa từ 3 - 5
năm tuổi.
Hiện nay, Bọ cánh cứng hại lá dừa tiếp tục gây hại dừa và các loài cây cùng họ tại
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Bình Định,... do thời tiết nóng và khô
nên việc phóng thả ong đen ký sinh nhập nội nhằm diệt trừ Bọ cánh cứng hại lá dừa
không đạt hiệu quả do ong ký sinh không thiết lập được quần thể trong điều kiện thời tiết
này.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát
- Biện pháp cơ học: chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn
nhằm hạn chế môi trường sinh sản của Bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây; cắt
bỏ, tiêu hủy lá bị Bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và
dừa mới trồng nếu thấy xuất hiện Bọ cánh cứng hại lá dừa với số lượng ít nên tiến hành
bắt thủ công.
- Biện pháp hóa học: dùng thuốc Ambush phun 4 tuần 1 lần; nhúng cây con vào
dung dịch Ambush hoặc phun lên bề mặt lá trước khi chuyển ra trồng (pha 3g Ambush +
15g chất kết dính Agral, pha vào 15 lít nước và khuấy đều) hoặc dùng Actara bơm vào
thân cây dừa, cách gốc dừa 1 - 1,5 m. Đục lỗ nghiêng 45 độ, sâu khoảng 3 - 4 cm, bơm
thuốc, dùng đất sét bít lỗ lại.
- Biện pháp sinh học: dùng ong đen ký sinh (Asecodes hispinarum). Quần thể ong
ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể Bọ cánh cứng ở một mức độ
thấp không gây hại cho cây dừa.

D. Phân bố ở Việt Nam
Bọ cánh cứng hại lá dừa phân bố tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và duyên hải Nam
Trung Bộ.
E. Thông tin ghi nhận xâm hại trên thế giới
Bọ cánh cứng hại lá dừa được ghi nhận là sinh vật ngoại lai xâm hại tại các nước
trên thế giới như Philíppin, Thái Lan, Trung Quốc (Hải Nam), Cămpuchia.

22


10. SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus )
Tên tiếng Việt khác: Sâu róm hại thông
A. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái
Nguồn gốc: Trung Quốc và các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Đặc điểm hình thái
Sâu róm thông trưởng thành có dạng ngài, trên cánh trước ở khu trung tâm có một
túm lông màu trắng. Gần mép ngoài cánh có 8 chấm đen, tạo thành hình số 3. Con đực
râu hình lông chim, con cái râu hình răng lược đơn, nhìn mắt thường giống như hình sợi
chỉ. Sâu non: Có 6 tuổi với những chùm lông trên lưng nên gọi là Sâu róm. Tuổi của Sâu
róm thông kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Nhộng của loài sâu này thuộc loại nhộng màng được
bao bọc bằng kén do kết tơ thành. Mỗi năm sâu sinh trưởng, đẻ trứng từ 3 đến 4 lứa, một
lứa có khoảng trên dưới 400 quả trứng, sau một tuần đẻ trứng là sâu tự chết...Trứng của
sâu hình tròn cứng được đẻ thành từng ổ với nhiều hàng trên lá thông. Lúc mới đẻ có
màu xanh xám, lúc sắp nở có màu tím hồng.
Loài Sâu róm này bay ngoài đường cứ có ánh sáng đèn là tự tìm đến, thời gian sâu
đậu nhiều nhất từ khoảng 19 giờ tối đến 4 giờ sáng.

23



Hình 19. Rừng thông bị Sâu róm hại

Hình 18. Ngài Sâu róm thông

24


B. Đặc điểm sinh thái và tác hại
Sâu non của Sâu róm thông có hai dạng màu nâu đậm hoặc đen. Sâu non phát triển
qua 6 tuổi, sâu tuổi 1 có chiều dài 4,9 - 10,7 mm; sâu tuổi 2 dài 8,0 - 14,2 mm; sâu tuổi 3
dài 11,2 - 21,3 mm; sâu tuổi 4 dài 17,9 - 31,5 mm; sâu non tuổi 5 dài 26,5 - 46,5 mm; sâu
tuổi 6 dài 38 - 58 mm.
Màu sắc của ngài Sâu róm thông từ xám bạc, xám nâu, nâu vàng hoặc nâu đen.
Kích thước ngài đực: dài 21 - 32 mm, sải cánh dài 38 - 62 mm; ngài cái: dài 20 - 32 mm,
sải cánh dài 42 - 80 mm.
Sâu róm thông sinh sản từ 2 - 5 lứa/năm tuỳ theo vùng phân bố, độ cao, khí hậu và
điều kiện cây chủ. Tại Hải Nam (Trung Quốc) thời gian phát dục của Sâu róm thông lứa
đầu tiên (mùa hè) là 53 ngày, lứa tiếp theo là 74 ngày; trong khi đó, lứa tiếp theo (có thời
gian ngủ nghỉ đông) dài từ 260 - 310 ngày.
Sâu non bắt đầu gây hại vào mùa xuân khi nhiệt độ trên 10°C. Sâu non mới nở
thường ăn các mép đầu lá làm đầu lá bị cong và biến thành màu vàng. Sâu non tuổi 2 và
các tuổi lớn hơn ăn toàn bộ phần đầu hoặc có thể ăn vào phần giữa của lá gây đứt gẫy lá.
Khi mật độ quần thể cao, chúng có thể ăn trụi toàn bộ lá làm cây chết vì không còn khả
năng quang hợp.
Sâu róm thông xâm nhập gây hại nặng nề cho các rừng thông trồng ở các tỉnh phía
Bắc Việt Nam từ những năm 1960 khi mở rộng diện tích trồng giống thông nhập từ
Trung Quốc. Hiện nay, Sâu róm thông có xu thế dần chuyển dịch gây hại vào các tỉnh
phía nam Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có
14.354 ha thông bị nhiễm Sâu róm, trong đó có 4.097 ha bị hại nặng.
C. Kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát

Áp dụng chương trình phòng trừ tổng hợp Sâu róm hại thông bao gồm:
- Điều tra, giám sát Sâu róm hại thông từ 5 - 7 lần/năm tại các vùng có nguy cơ
xâm hại cao. Điều tra, theo dõi, phát hiện sớm những ổ dịch để kịp thời xử lý khi diện
tích bị sâu hại còn nhỏ và cây chưa bị sâu ăn hại.
- Phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc nhằm khống chế quần thể sâu hại ở d ưới
ngưỡng gây hại hay dưới ngưỡng kinh tế.
- Sử dụng bẫy ánh sáng để dự báo sự xuất hiện ngài Sâu róm và tiêu diệt chúng.
- Không nên trồng thuần loại, mà trồng hỗn giao, có thể là trẩu, keo lá tràm hoặc
cây phủ đất. Chọn loài thông trồng phù hợp với vùng sinh thái của nó.
- Khai thác và bảo vệ những côn trùng có ích bằng cách bảo vệ thực bì cây lá rộng,
cây có hoa vì chúng là nơi trú ngụ và là nguồn thức ăn của những loài ký sinh, ăn thịt
Sâu róm thông, đồng thời không phun thuốc bừa bãi.
- Có thể sử dụng thuốc sinh học diệt sâu như chế phẩm Boverin, BT, Virus và một
số thuốc ức chế sự lột xác của sâu.
- Chọn cây có tính chống chịu cao đối với Sâu róm thông.
D. Phân bố ở Việt Nam

25


×