Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng khai thác đá và hoàn thiện công tác quản lý khai thác ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.21 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

cK

in

h

tế

H

uế

**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

họ

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ HOÀN THIỆN

ại

CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐÁ Ở

Tr

ườ


n

g

Đ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BIỆN THỊ THƠM

NIÊN KHÓA: 2014 - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
**************

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế

THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐÁ VÀ HOÀN THIỆN

h


CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC Ở

ại

Sinh viên thực hiện:

họ

cK

in

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TS. Nguyễn Đức Kiên

Đ

Biện Thị Thơm

Giáo viên hướng dẫn:

g

Lớp: K48 Kinh tế và QLTNMT

ườ
n

MSV: 14K4011373


Tr

Niên khóa: 2014 - 2018

Huế, 05/2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận
tình, chu đáo của Quý Thầy Cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế trong suốt quãng
thời gian 4 năm học tập tại trường đã cho em những kiến thức vô cùng bổ ích, quý
báu để em chuẩn bị hành trang vững bước trên những chặng đường tiếp theo. Đặc
biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên đã nhiệt

uế

tình dành nhiều thời gian, công sức quý báu để hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

H

Cùng với đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị

tế

đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, các anh

h


thuộc Phòng Khoáng sản đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập

in

nghề nghiệp tại cơ quan, đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn

cK

thành bài khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài khóa luận một cách hoàn chỉnh

họ

nhất song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong Quý Thầy,
Cô, các bác, các anh chị và bạn bè đóng góp ý kiến để khóa luận của em ngày càng

ại

hoàn thiện hơn.

Tr

ườ
n

g

Đ


Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Biện Thị Thơm


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................... viiii

uế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

H

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

tế

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................................2


in

h

2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2

cK

3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3

họ

4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu ....................................................................................3
4.2 Phạm vi về không gian ..............................................................................................3

ại

4.3 Phạm vi về thời gian ..................................................................................................3

Đ

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................3

ườ
n

g


5.2 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................................4
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................5

Tr

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................6
1.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản......................................................................................6
1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoáng sản......................................................................6
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại khoáng sản.....................................................................6
1.1.1.2 Vai trò của khoáng sản ........................................................................................7
1.1.2 Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản ........................................................8
1.1.3 Khái niệm về quản lý hoạt động khoáng sản..........................................................9
1.1.3.1 Khái niệm về quản lý...........................................................................................9
SVTH: Biện Thị Thơm

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

1.1.3.2 Quản lý nhà nước về khoáng sản.........................................................................9
1.1.3.3 Vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước về khoáng sản ....................................11
1.1.3.4 Nội dung quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản........................................12
1.1.4 Hoạt động khai thác đá .........................................................................................14
1.1.5 Các hoạt động quản lý khai thác đá......................................................................15
1.1.5.1 Xây dựng bộ máy quản lý khai thác tài nguyên đá ...........................................15

1.1.5.2 Xây dựng hệ thống văn bản quản lý khai thác đá .............................................16

uế

1.1.5.3 Công tác cấp giấy phép hoạt động khai thác đá ................................................17

H

1.1.5.4 Các chính sách thu trong lĩnh vực khai thác đá.................................................17

tế

1.1.5.5.Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác đá...............................20
1.1.5.6 Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm .......................................................20

in

h

1.1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khai thác đá ....................................20
1.1.6.1 Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .........................................................................20

cK

1.1.6.2 Yếu tố thuộc địa phương ...................................................................................21
1.1.6.3 Yếu tố doanh nghiệp khai thác đá .....................................................................22

họ

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác đá...................................................................22


ại

1.2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới....................................................22

Đ

1.2.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam............................................................24
1.3 Bài học kinh nghiệm................................................................................................25

ườ
n

g

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC ĐÁ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........................................................27
2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu ...............................................................................27

Tr

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................27
2.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình......................................................................................27
2.1.1.2 Khí hậu thủy văn: ..............................................................................................28
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................28
2.1.2 Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội ....................................................................30
2.1.3 Tiềm năng tài nguyên khoáng sản – tài nguyên đá tỉnh Thừa Thiên Huế............31
2.2 Thực trạng khai thác đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................33
2.2.1 Tài nguyên của các mỏ, điểm mỏ đá xây dựng ....................................................33
SVTH: Biện Thị Thơm


iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

2.2.2 Số lượng doanh nghiệp được cấp phép khai thác.................................................35
2.2.3 Hiện trạng mỏ của các đơn vị khai thác ...............................................................36
2.2.3.1 Thị xã Hương Trà ..............................................................................................36
2.2.3.2 Huyện Phú Lộc ..................................................................................................40
2.2.3.3 Huyện Nam Đông và Huyện A Lưới.................................................................41
2.2.4 Tình hình sử dụng đá xây dựng ............................................................................42
2.2.5 Chỉ số giá xây dựng ..............................................................................................43

uế

2.2.6 Những tác động tiêu cực.......................................................................................44

H

2.2.6.1 Đối với hoạt động khai thác chế biến đá ...........................................................44

tế

2.2.6.2 Đối với công tác quản lý nhà nước....................................................................44
2.2.6.3 Đối với chính sách, pháp luật về khoáng sản ....................................................45

in


h

2.2.6.4 Đối với các vấn đề xã hội ..................................................................................45
2.3 Công tác quản lý nhà nước về khai thác đá trên địa bàn Thừa Thiên Huế ............46

cK

2.3.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ..................................................46
2.3.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ...........................................................47

họ

2.3.3 Công tác cấp giấy phép khai thác đá ....................................................................47

ại

2.3.4 Quy trình quản lý khai thác đá .............................................................................49

Đ

2.3.5 Các chính sách thu trong lĩnh vực khai thác đá....................................................51
2.3.5.1 Thuế tài nguyên .................................................................................................51

ườ
n

g

2.3.5.2 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản................................................................52

2.3.5.3 Phí bảo vệ môi trường: ......................................................................................52
2.3.5.4 Các khoản thu của các địa phương trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ..................53

Tr

2.3.6 Công tác thanh tra kiểm tra ..................................................................................54
2.4 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá ........................55
2.4.1 Thông tin về các hộ dân sống tại khu vực gần mỏ đá Khe Đáy, thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................................................55
2.4.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến người dân ........................................58
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHAI THÁC.............................................................................................69

SVTH: Biện Thị Thơm

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

3.1. Định hướng về quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản – tài nguyên đá đến năm
2020 định hướng 2030...................................................................................................70
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản đá trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................................................71
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước ..................................71
3.2.2 Giải pháp bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường, phát triển bền vững trong
hoạt động khoáng sản ....................................................................................................71


uế

3.2.3 Các giải pháp về vốn ............................................................................................72

H

3.2.4 Giải pháp về công nghệ, thiết bị và nghiên cứu khoa học....................................72

tế

3.2.5. Các giải pháp khác...............................................................................................72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................73

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in


h

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74

SVTH: Biện Thị Thơm

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

TSCĐ

Tài sản cố định

HH


Hàng hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

KT

Kinh tế

VLXD

Vật liệu xây dựng

MT

Môi trường

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

NK

Nhập khẩu

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

XD

Xây dựng

QH

Quy hoạch

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h


tế

H

uế

CN

SVTH: Biện Thị Thơm

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các khoản thu trong khai thác tài nguyên.....................................................17
Bảng 2.2: Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ...................................................................19
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu KT – XH giai đoạn 2015 – 2018 ......................................31
Bảng 2.4: Tài nguyên của các mỏ, điểm mỏ khoáng sản đá xây dựng .........................33
Bảng 2.5: Sản lượng khai thác đá qua các năm.............................................................36

uế

Bảng 2.6 Thống kê hiện trạng mỏ tại Thị xã Hương Trà ..............................................39

H


Bảng 2.7 Thống kê hiện trạng mỏ tại Huyện Phú Lộc ..................................................40

tế

Bảng 2.8 Thống kê hiện trạng mỏ tại huyện Nam Đông và A Lưới .............................41
Bảng 2.9: Năng lực sản xuất, nhu cầu đá xây dựng (nghìn m3) ....................................42

in

h

Bảng 2.10: Chỉ số giá đá xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................43

cK

Bảng 2.11 Các quy định về hoạt động khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế.....................47
Bảng 2.12: Bảng giá tính thuế tài nguyên đá làm vật liệu xây dựng.............................51

họ

Bảng 2.13: Giá tính tiền cấp quyền khai thác đá...........................................................52
Bảng 2.14: Khoản thu các đơn vị khai thác đá trên địa bàn năm 2017 .........................53

ại

Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra hoạt động khai thác đá ....................................................54

Đ


Bảng 2.16 : Thông tin về trình độ học vấn ....................................................................57
Bảng 2.17: Thông tin về số năm sống ở đây và cơ cấu gia đình...................................58

ườ
n

g

Bảng 2.18: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về ô nhiễm tiếng ồn của người dân ..............60
Bảng 2.19: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về ô nhiễm môi trường .................................61
Bảng 2.20: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về ô nhiễm nguồn nước ................................63

Tr

Bảng 2.21: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về sạt lở đất đá..............................................64
Bảng 2.22: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về mất an toàn giao thông ............................66
Bảng 2.23: Đánh giá mức độ ảnh hưởng về sức khỏe...................................................67
Bảng 2.24: Đánh giá mức độ ảnh hưởng dòng chảy của sông ......................................68

SVTH: Biện Thị Thơm

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................29

Biểu đồ 2.2 Số lượng DN khai thác đá xây dựng các khu vực .....................................35
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giới tính............................................................................................56

H

uế

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ nghề nghề nghiệp..............................................................................57

tế

DANH MỤC HÌNH

h

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thừa Thiên Huế .............................................................27

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ


cK

in

Hình 2.2: Bản đồ các mỏ, điểm mỏ đá xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế .......................32

SVTH: Biện Thị Thơm

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Họ và tên sinh viên: Biện Thị Thơm
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Tài nguyên Môi trường
Niên khóa: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Kiên
Tên đề tài: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐÁ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHAI THÁC Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

uế

Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội,

H

để đảm bảo đáp ứng đủ cơ sở hạ tầng phải cần một lượng lớn vật liệu xây dựng, trong


tế

đó đá là một trong những loại vật liệu được khai thác và sử dụng nhiều nhất trên thế
giới.

in

h

Tuy nhiên, việc khai thác đá một cách quá mức, bừa bãi, tràn lan sẽ gây ảnh

cK

hưởng rất lớn đến người dân khu vực, ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác đá
làm vật liệu xây dựng ở Thừa Thiên Huế bên cạnh những mặt tích cực còn có những

họ

tiêu cực cần khắc phục. Chính vì vậy, quản lý hoạt động khai thác đá một cách hiệu
quả, bền vững, an toàn là định hướng chiến lược quan trọng mà các nhà quản lý hướng

ại

tới nhằm phát huy tối đa nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho đất nước,

về môi trường.

Đ


cải thiện đời sống người dân khu vực mỏ đá và các vùng lân cận nhưng vẫn đảm bảo

g

Từ thực tế đó, em đã lựa chọn đê tài “Thực trạng khai thác đá và hoàn thiện

ườ
n

công tác quản lý khai thác ở tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm phân tích thực trạng khai
thác đá hiện nay, những thành tựu đạt được trong công tác quản lý, đồng thời cũng đưa

Tr

ra những giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho hoạt
động khai thác trong những năm tiếp theo.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khai thác đá và quản lý khai thác cũng như những
ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường, đời sống của người dân sống
xung quanh khu vực mỏ đá Khe Đáy, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

SVTH: Biện Thị Thơm

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên


- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, hướng tới mục tiêu
quan trọng nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo ngăn chặn
đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người ở khu vực.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp
- Phương pháp tham khảo, chuyên gia
- Phương pháp xử lý số liệu

uế

* Các kết quả đạt được

H

- Khóa luận góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan

tế

đến hoạt động khai thác đá, quản lý nhà nước về khai thác đá.

- Phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động khai thác đá, những ảnh hưởng

in

h

của hoạt động khai thác đá đến người dân sống ở quanh mỏ đá Khe Đáy, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

cK


- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác đá bền vững

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tiếp theo.

SVTH: Biện Thị Thơm

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng trong phát

triển của kinh tế xã hội của một đất nước và những lĩnh vực hạ tầng được chú trọng
đầu tư là hệ thống giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, công nghệ bưu
chính viễn thông, y tế, giáo dục,… Tất cả các hoạt động này đều có nhu cầu lớn về vật
liệu xây dựng, trong đó đá là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến được khai

uế

thác và sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

H

Ở Việt Nam, theo Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương

tế

hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2018” của ngành xây dựng, tốc độ đô thị hóa đạt
khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016), tăng rất nhanh so với khu vực vì vậy,

in

h

phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện là một trong những trọng tâm của nước ta
hiện nay. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để làm vật liệu xây

cK

dựng – cụ thể là đá, một cách quá mức của các doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận,
nếu không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước sẽ dẫn đến một hệ lụy tất yếu là sự suy


họ

thoái về tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững.

ại

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của

Đ

miền Trung, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng.
Trong những năm qua, toàn tỉnh đã tập trung vào việc phát triển du lịch – dịch vụ

ườ
n

g

thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được mục tiêu đó, Thừa Thiên Huế sẽ phải đồng
bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở kĩ thuật. Năm 2018, tỉnh sẽ triển khai nhiều dự án đầu tư
trọng điểm với tổng mức đầu tư lớn như: dự án bến cảng số 2 Chân Mây, dự án nhà ga,

Tr

sân đỗ đường lăn song song ở sân bay quốc tế Phú Bài, dự án tòa nhà Vincom ở trung
tâm Thành phố Huế, … để hoàn thành các dự án này phải cần một lượng rất lớn vật
liệu xây dựng trong đó có đá.
Do nhu cầu sử dụng và nhu cầu phục vụ xây dựng tăng nhanh tạo động cơ thúc
đẩy việc khai thác đá một cách bừa bãi, tràn lan gây ảnh hưởng đến người dân khu
vực, ô nhiễm môi trường. Bên cạnh các công ty đã đảm bảo thực hiện tốt các quy định

của pháp luật trong hoạt động khai thác thác đá thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như
việc nổ mìn trong khai thác khiến các hồ khai thác đá bị đào rất sâu, mạch nước ngầm
SVTH: Biện Thị Thơm

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

không còn, hoa màu chết héo do thuốc khói, đất canh tác bị vùi lấp, nhiều công ty khai
thác khoáng sản dù đã hết hạn cấp phép vẫn ngang nhiên khai thác rầm rộ, đất đá thải
không được đưa vào bãi thải, việc thải đá ngay tại khu vực mỏ đã dẫn đến nguy cơ sạt
lở và mất an toàn nhất là trong mùa mưa bão,....
Chính vì vậy, quản lý hoạt động khai thác đá một cách hiệu quả, bền vững, an
toàn là định hướng chiến lược quan trọng mà các nhà quản lý hướng tới nhằm phát huy
tối đa nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho đất nước, cải thiện đời sống

uế

người dân gần khu vực mỏ đá và các vùng lân cận nhưng vẫn bảo vệ được môi trường

H

sinh thái. Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng khai thác đá và

tế

hoàn thiện công tác quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài

khóa luận của mình nhằm phân tích thực trạng khai thác đá hiện nay, những thành tựu

in

h

đã đạt được trong công tác quản lý, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp khắc phục
hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho hoạt động khai thác trong những năm

cK

tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu

họ

2.1 Mục tiêu chung

ại

Tìm hiểu và phân tích thực trạng khai thác đá, công tác quản lý của nhà nước

Đ

đối với hoạt động này, những ảnh hưởng của người dân, đánh giá công tác quản lý ở
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản

ườ
n


g

lý hiệu quả trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như tìm hiểu, phân tích, nghiên

Tr

cứu, thực trạng khai thác và quản lý khai thác đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khai thác, công tác quản lý khai thác đá cũng

như những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến môi trường, đời sống của người
dân sống xung quanh khu vực mỏ đá Khe Đáy, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, hướng tới mục tiêu
quan trọng nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của xã hội nhưng vẫn đảm bảo
giảm, ngăn chặn đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu đến MT, con người ở khu vực.

SVTH: Biện Thị Thơm

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mỏ đá và các nội dung liên quan đến tình hình thực
hiện công tác quản lý khai thác đá ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với đó là các hộ dân

sống quanh vùng mỏ đá chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác đá, công tác quản lý nhà nước

uế

về khai thác đá, các chính sách trong công tác quản lý khai thác đá trên địa bàn tỉnh

H

Thừa Thiên Huế.

tế

4.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu sâu tại thị xã

in

h

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do đây là khu vực có nhiều mỏ đá với trữ lượng và
công suất khai thác lớn nhất trong toàn tỉnh. Đây cũng là nơi chịu nhiều tác động tiêu

cK

cực nhất từ hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
4.3 Phạm vi về thời gian


họ

Số liệu nghiên cứu thứ cấp của các đơn vị từ năm 2015 đến năm 2017

ại

Số liệu sơ cấp điều tra tháng 3 năm 2018

Đ

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

ườ
n

g

Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập thông tin thứ cấp, thu thập
thông tin sơ cấp, tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực khoáng sản.
- Thu thập số liệu thứ cấp: Là thu thập các tài liệu về mỏ đá, tổng hợp từ các tài

Tr

liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của cơ quan ban ngành các cấp như luật,
thông tư, nghị định,… Ngoài ra đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ báo cáo, công
trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, internet,…
- Thu thập số liệu sơ cấp: Là quan sát, điều tra khảo sát thực tế tình hình khai

thác đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua phiếu khảo sát.
Phiếu khảo sát: Tiến hành thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát đối với
50 người dân sống ven khu vực mỏ đá Khe Đáy thuộc thôn Giáp Thượng II và thôn

SVTH: Biện Thị Thơm

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

Giáp Thượng III, Phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế theo
phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân.
Khu vực mỏ đá Khe Đáy – Thị xã Hương Trà là địa điểm điều tra vì:
Theo ý kiến của chuyên gia phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Thị xã Hương Trà là nơi tập trung nhiều mỏ đá với công suất, trữ lượng lớn nhất trong
toàn tỉnh, cụ thể về tổng CSKT là 1.120 nghìn m3/năm, gấp 4 lần huyện Phú Lộc, gấp
gần 6 lần huyện Nam Đông, gấp hơn 9 lần huyện A Lưới. Riêng địa bàn thị xã Hương

uế

Trà, có 12 đơn vị khai thác đá chiếm hơn 50% số lượng các đơn vị trong toàn tỉnh,

H

trong 12 đơn vị đang thăm dò khai thác, Mỏ đá Khe Đáy do Công ty TNHH Trường

tế


Sơn khai thác trực tiếp với quy mô, trữ lượng và CSKT thực tế lớn nhất cụ thể CSKT
thực tế năm 2017 là 800 nghìn m3/năm chiếm hơn 70% CSKT toàn tỉnh và gấp rất

in

h

nhiều lần các công ty khác trong toàn thị xã. Mặt khác, cũng theo ý kiến chuyên gia,
khu vực quanh mỏ đá Khe Đáy là nơi tập trung nhiều hộ dân sống và chịu ảnh hưởng

cK

của các hoạt động khai thác đá nhất với số lượng là 105 hộ, khu vực các mỏ đá còn lại
hầu như không có dân cư sinh sống hoặc đã được di dời về các nơi khác.

họ

Do sự hạn chế về thời gian, sinh viên lựa chọn địa bàn khu vực mỏ đá Khe Đáy

ại

để nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá đến đời sống người dân

Đ

như là một nghiên cứu điển hình cho toàn tỉnh.
Tổng số dân của hai thôn khoảng 105 hộ do đó quy mô N = 105, sai số kì vọng e

g


= 10% với công thức tính số mẫu điều tra như sau:

ườ
n

n = N/[ 1 + N*(e2)] = 105/[ 1 + 105*(0,1)2] = 51,219

Với số mẫu n = 51,219 để thuận tiện cho việc tính toán nên chọn điều tra 50 hộ

Tr

theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên.
- Tham vấn chuyên gia: Sinh viên gặp trực tiếp, lấy ý kiến của các chuyên gia

trong lĩnh vực Khoáng sản về khai thác đá & xử lý khắc phục môi MT sau khai thác
làm việc tại Phòng Khoáng sản - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau,
tiến hành phân loại thành từng phần nhất định, chọn lọc, sắp xếp các thông tin theo thứ

SVTH: Biện Thị Thơm

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên


tự ưu tiên về độ quan trọng và cần thiết của thông tin, với các thông tin có số liệu thì
tiến hành tổng hợp theo bảng biểu, biểu đồ, đồ thị cho dễ quan sát, so sánh đối chiếu.
- Đối với thông tin sơ cấp: Thực hiện điều tra thu thập thông tin, mô tả thực
trạng khai thác, những tác động của hoạt động khai thác này đối với đời sống sinh hoạt
người dân và đối với môi trường quanh khu vực khai thác đá, phiếu khảo sát sau khi
hoàn thành sẽ được nhập vào máy tính, tổng hợp phân loại thông tin sau đó xử lý bằng
phần mềm SPSS và EXCEL.

uế

6. Cấu trúc của khóa luận

H

Cấu trúc của khóa luận gồm 3 phần chính: Phần đặt vấn đề, Nội dung và Kết

tế

quả nghiên cứu, Kết luận và Kiến nghị ngoài ra còn có các phần danh mục các từ viết
tắt, danh mục các sơ đồ và bảng biểu, tài liệu tham khảo. Nội dung trọng tâm của khóa

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

in

h

luận là phần Nội dung và Kết quả nghiên cứu bao gồm 3 chương:

cK


Chương 2: Thực trạng khai thác đá và công tác quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế

họ

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý khai thác đá

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

trên địa bàn

SVTH: Biện Thị Thơm

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khai thác tài nguyên nói chung và khai thác đá để làm vật liệu xây dựng nói
riêng là ngành công nghiệp nặng đang được các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam đầu tư nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở
giao thông,… để từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trong thời kì hội nhập hiện
nay. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có nhiều rủi ro, gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho

uế

con người, xã hội, môi trường. Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần có

H

những điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức quản lý nhà nước ngành

tế

khai thác khoáng sản theo hướng sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, vừa

1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoáng sản

cK

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại khoáng sản

in

1.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản


h

phát triển kinh tế nhưng không làm nguy hại đến môi trường.

Khái niệm

họ

Khái niệm khoáng sản có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:

ại

+ Theo Luật Khoáng sản (2010): “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có

Đ

ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất,
bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của nó”[1].

ườ
n

g

+ Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa
học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích
trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân [2]

Tr


Tài nguyên khoáng sản: là các tích tụ của vật chất dưới dạng hợp chất hay đơn

chất trong vỏ của trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người ta có đủ khả năng lấy ra
các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Các tài
nguyên đó thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản, đóng vai trò rất
quan trọng trong phát triển công nghiệp, kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tài nguyên
khoáng sản được chia làm hai nhóm: khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại khoáng sản:
SVTH: Biện Thị Thơm

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

- Theo mục đích và công dụng người ta chia ra thành các dạng khoáng sản sau:
Khoáng sản năng lượng hay nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than
bùn, than,...), khoáng sản kim loại hay quặng (các loại quặng kim loại đen, kim loại
mà, kim loại quý,…), khoáng sản phi kim loại (đá vôi, cát, đất sét,…), nguyên liệu đá
màu (ngọc thạch anh, rhodolit, đá mã não, canxedon, kim cương, hồng ngọc,…), thủy
khoáng (nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất), nguyên liệu khoáng – hóa (apatit
và các muối khác như photphat, barit, borat,…)

uế

- Theo trạng thái vật lý người ta chia ra thành các dạng sau: Khoáng sản rắn


H

(quặng kim loại), khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng), khoáng sản khí (khí đốt,

tế

khí trơ)

- Theo nguồn gốc người ta chia ra thành các dạng sau: Nội sinh (sinh ra trong

in

h

lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất)
1.1.1.2 Vai trò của khoáng sản

cK

Hoạt động khai thác thác khoáng sản có từ lâu đời, lúc đầu chỉ là khai thác đá,
sắt đồng, … để làm công cụ phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, luyện vũ khí để chống giặc

họ

ngoại xâm. Dần dần, khai thác khoáng sản trở thành một nghề, khoáng sản dần trở

ại

thành vật không thể thiếu trong cuộc sống của con người nó thể hiện ở nhiều lĩnh vực


Đ

khác nhau:

- Trong công nghiệp: Tài nguyên khoáng sản là nguồn nhiên liệu phục vụ cho

ườ
n

g

hầu hết các ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế
biến, lọc dầu, hóa chất,… cụ thể là đá vôi dùng cho sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu
xây dựng; quặng sắt dùng cho ngành luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, công

Tr

nghiệp phân bón, công nghiệp hóa chất. Trữ lượng, chủng loại, chất lượng tài nguyên
khoáng sản chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức xí nghiệp công nghiệp.
- Trong nông nghiệp: Sản phẩm khoáng sản sau khi qua chế biến trở thành công
cụ sản xuất cho nông nghiệp (máy móc, thiết bị). Công nghiệp hóa chất cung cấp phân
bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp.
- Trong du lịch – dịch vụ: Các khoáng sản có giá trị du lịch lớn như bùn khoáng
nước nóng (suối nước nóng Sơn Kim – Hà Tĩnh, suối nước nóng Thanh Tân – Thừa
Thiên Huế), các hoạt động tạo việc làm cho dân cư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
SVTH: Biện Thị Thơm

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

hội, thu hút khách nước ngoài đến tham quan nghỉ dưỡng, mở rộng quan hệ hợp tác
giữa các nước.
- Trong Giao thông vận tải: cung cấp nguyên liệu chính làm cầu đường, làm các
phương tiện giao thông vận tải khác, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giao thông vận
tải qua hoạt động vận chuyển.
- Trong hoạt động ngoại thương: Khoáng sản là mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
của nước ta, tạo nguồn thu đáng kể cho đất nước, nước ta hiện nay chủ yếu xuất khẩu

uế

dầu thô sang Trung Quốc.

H

1.1.2 Khái quát về hoạt động khai thác khoáng sản

tế

Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng
cơ bản mỏ, khai đào phân loại, làm giàu và các hoạt động có liên quan. Khai thác

in

h

khoáng sản là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi

cK

là mở mỏ) cho đến khi kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường). Việc
khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu

họ

chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với

ại

quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Đ

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm rõ ràng về thăm dò, sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát huy mọi nguồn lực để thăm dò, khai thác, chế

g

biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

ườ
n

* Đặc điểm của hoạt động khai thác khoáng sản
- Chủ thể khai thác là tổ chức hoặc hộ kinh doanh có đăng kí ngành nghề khai


Tr

thác khoáng sản, đối tượng khai thác là khoáng sản.
- Hoạt động khai thác khoáng sản có tác động xấu đến môi trường
+ Tác động đến môi trường đất: do chất thải hòa tan đem lại cho đất chủ yếu
các nguyên tố Fe, Ca, Mg dễ tạo ra kết vón làm mất độ màu mỡ cho cây trồng phát
triển. Hoạt động khai thác đá có thể làm sạt lở, đất đá lăn xuống các khu vực đất canh
tác của người dân.

SVTH: Biện Thị Thơm

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

+ Sự ô nhiễm và suy thoái nguồn nước: những chất gây ô nhiễm nguồn nước là
bụi, các chất độc hại sinh ra trong quá trình nổ mìn lẫn vào bụi đá đi vào sông suối,
mạch nước ngầm rồi di chuyển theo dòng chảy lây lan sang các khu vực xung quanh.
+ Sự ô nhiễm không khí: tác nhân là nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển, chế biến
khoáng sản,… Khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc hoạt động cũng gây
ô nhiễm đáng kể.
Bảng 1.1: Lượng khí, bụi thải trung bình do khai thác 300.000m3 đá xây dựng

uế

Đơn vị tính: Kg/năm


Loại chất thải

Khối lượng thải

Nguồn gây bụi

1

Muội khói

354

Nổ mìn phá đá

2

Khí CO

3.100

Nghiền sang

1.780

3

SO2

797


Bốc xếp, vận chuyển

2.161

Khối lượng thải

in

h

tế

H

STT

5.086

Nguồn: WHO

họ

1.1.3.1 Khái niệm về quản lý

cK

1.1.3 Khái niệm về quản lý hoạt động khoáng sản

Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối


ại

tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ

Đ

của tổ chức, đưa các cá nhân làm việc cùng nhau để thực hiện, đạt mục tiêu chung đã
đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động [3]. Các nguồn lực có thể được sử

ườ
n

g

dụng để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên.
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý bao gồm: Hoạch định (xác định mục tiêu, quyết

định công việc cần làm trong tương lai, lên kế hoạch hành động), tổ chức (sử dụng một

Tr

cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch), bố trí nhân lực (phân
tích công việc, phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp), lãnh đạo, động
viên (giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch của tổ
chức), kiểm soát (giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch).
1.1.3.2 Quản lý nhà nước về khoáng sản
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động

SVTH: Biện Thị Thơm


9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự phát luật nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước [4].
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng
điều hành, chi phối, … để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch
sử nhất định [5].
Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể, chính xác thế nào là quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản, tuy nhiên ta có thể hiểu quản lý nhà nước về khai thác khoáng

H

sản để đảm bảo nguồn thu khoáng sản được khai thác hợp lý.

uế

sản là sự tác động có tổ chức, mục đích của nhà nước lên hoạt động khai thác khoáng

tế

Quản lý nhà nước về khoáng sản là một hoạt động cấu thành trong quản lý
chung của Nhà nước, sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý thích hợp tác động

in


h

đến hoạt động thăm dò khoáng sản và khai thác khoáng sản nhằm mục tiêu tiết kiệm,
hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi từng địa phương gắn liền với tổng thể

cK

chung của cả nước và hòa nhập với thế giới. Để thực hiện vai trò quản lý của mình,
Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết như công cụ định hướng (quy hoạch,

họ

chiến lược phát triển), công cụ kinh tế, công cụ pháp lý, công cụ tổ chức, giáo dục.

ại

Trên thực tế, ta đã thấy rõ sự quản lý nhà nước về khoáng sản. Nếu như trước

Đ

đây, trong thời kì bao cấp, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công
ty, công ty của nhà nước thực hiện tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn

ườ
n

g

vốn của nhà nước thì kể từ năm 1996, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã

phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản.
Tuy nhiên, mọi hoạt động liên quan đến khoáng sản vẫn do nhà nước quản lý. Nhà

Tr

nước là người đưa ra các chiến lược, quy hoạch khoáng sản trong từng thời kỳ để phát
triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,… nhà nước đầu tư thăm dò, khai
thác một số loại khoáng sản quan trọng.
Điểm khác biệt giữa quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản với các dạng
quản lý khác đó chính là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý cụ thể
của nó cùng với các công cụ, phương tiện quản lý mà nhà nước sử dụng để tác động
đến hoạt động khai thác khoáng sản.

SVTH: Biện Thị Thơm

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

1.1.3.3 Vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước về khoáng sản
* Vai trò
Ngành khai thác khoáng sản đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt từ cấp phép mỏ, phê
duyệt thiết kế kĩ thuật thi công, tổ chức bộ máy, đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác,
tuyển dụng đào tạo cán bộ, công nhân khai thác, quản lý sử dụng vật liệu nổ ngặt
nghèo,… đến việc tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường đồng thời vẫn
đảm bảo các vấn đề phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, vai trò quản


uế

lý của nhà nước là rất cần thiết và quan trọng để góp phần ổn định phát triển đất nước.

H

Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, với chức

tế

năng, quyền hạn của mình đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các
hoạt động khai thác khoáng sản. Nội dung chính bao gồm:

in

h

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, thu thập, tổng hợp các thông tin cơ bản về địa chất
khoáng sản, đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản, quản lý cơ sở dữ liệu, tài

cK

liệu trong phạm vi cả nước để có kế hoạch quản lý, khai thác khoáng sản.
- Tổ chức lập, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch,

họ

chiến lược mang tính quốc gia về khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý tài nguyên

ại


khoáng sản. Khoanh định các khu vực có tài nguyên, có trữ lượng khai thác công

Đ

nghiệp được phép khai thác và các khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác khoáng sản.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện

ườ
n

g

trong công tác khai thác khoáng sản. Tổ chức thẩm định và cấp giấy phép khai thác
khoáng sản cho các đơn vị có đủ điều kiện cũng như thu hồi giấy phép khai thác
khoáng sản của các mỏ không đủ điều kiện theo quy định. Cho phép chuyển nhượng,

Tr

thừa kế hoạt động các mỏ khai thác khoáng sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, kinh doanh và sử dụng các

loại khoáng sản đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và tránh các tác động có ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
* Nguyên tắc:
Quản lý nhà nước về khoáng sản là một nội dung trong quản lý nhà nước về
kinh tế nên trước hết hoạt động này phải tuân theo các nguyên tắc quản lý nhà nước về
kinh tế nói chung như: nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý theo ngành kết hợp với
SVTH: Biện Thị Thơm


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

quản lý theo địa phương, lãnh thổ, kết hợp hài hòa các lợi ích, mang lại hiệu quả tối
đa. Bên cạnh đó, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Tuân thủ pháp luật, chính sách về khai thác khoáng sản.
(2) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch khai thác khoáng sản.
(3) Chỉ được tiến hành khai thác khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép.
(4) Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội – bảo vệ môi trường.

uế

* Mục tiêu:

H

(1) Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

tế

(2) Hạn chế tác động xấu đến môi trường

(3) Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với khoáng sản mà nhà nước là đại diện

in


h

1.1.3.4 Nội dung quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
Theo Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản dưới luật quản lý nhà nước về

cK

khoáng sản xét trên phạm vi cấp tỉnh gồm những nội dung chủ yếu là:
(1) Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khoáng sản:

họ

Trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác

ại

khoáng sản, có một số nội dung quan trọng là cấp phép, đấu giá quyền khai thác, quản

Đ

lý khối lượng khai thác, thu tiền cấp quyền khai thác.
+ UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông

ườ
n

g

thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, đã được

Bộ Tài nguyên môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản, đồng thời có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại các giấy phép trên,

Tr

chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chấp thuận chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản.
+ Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một điểm mới của Luật Khoáng sản
nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
+ Khối lượng khoáng sản khai thác là căn cứ để xác định các nghĩa vụ tài chính
mà chủ thể khai thác phải thực hiện.

SVTH: Biện Thị Thơm

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Đức Kiên

+ “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” là khoản thu khi nhà nước cấp quyền
khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân. Việc xác định mức thu được căn cứ
vào trữ lượng, chất lượng, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
(2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản: Quy hoạch là cơ sở
cho việc cấp phép, cho thuê đất, đấu giá quyền khai thác khoáng sản và quản lý hoạt
động khai thác khoáng sản. Theo quy định, quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được lập đối với các loại khoáng sản là: khoáng sản làm

uế


vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ

H

đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố, khoáng sản ở bãi thải

tế

của mỏ đã đóng cửa.

Căn cứ để lập quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

in

h

của tỉnh, quy hoạch vùng; Chiến lược khoáng sản, quy hoạch khai thác khoáng sản của
cả nước; Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; Tiến bộ khoa học công nghệ

cK

trong khai thác khoáng sản; Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
(3) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản: UBND tỉnh giao

họ

nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành thuộc tỉnh bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường,

ại


Sở Xây dựng, Sở Công thương, Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở

Đ

Tài chính, Cục thuế tỉnh,... trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.

ườ
n

g

(4) Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch: Nhà nước phải ban
hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy định phù hợp để quản lý hoạt động khai
thác khoáng sản đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Quy định của UBND tỉnh

Tr

ban hành cần đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương.
(5) Thanh kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật: Ở cấp tỉnh, thanh tra,

kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản chủ yếu do Sở Tài nguyên
và Môi trường thực hiện. Quản lý nhà nước dù trên bất kì lĩnh vực nào, phạm vi nào
cũng phải gắn liền với thanh kiểm tra, giám sát và xử lí vi phạm, có thể nói đây chính
là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.

SVTH: Biện Thị Thơm

13



×