Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển miền trung đến việc làm và thu nhập của lao động xã hải dương, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.85 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

in

h

tế

H

uế

------

họ

cK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG

ại

ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG

Đ

XÃ HẢI DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,


Tr
ườ
ng

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐẶNG THỊ THANH THƯƠNG

Khóa học: 2014 - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

cK

in

h

tế

H

uế

------

họ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG

Đ

ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG
XÃ HẢI DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,

Tr
ườ
ng

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn

ĐẶNG THỊ THANH THƯƠNG

PGS.TS Bùi Đức Tính

Lớp: K48 Kinh tế và quản lý TNMT
Niên khóa: 2014 -2018

Huế, tháng 5 năm 2018



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế,
tôi đã hoàn thành đề tài: “Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển miền Trung
đến việc làm và thu nhập của lao động xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế”. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú trong ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường

uế

tỉnh, Chi cục thủy sản, UBND xã cùng toàn thể người dân trên địa bàn xã Hải

H

Dương, thị xã Hương Trà.

tế

Thông qua bài báo cáo thực tập nghề nghiệp này, tôi xin kính gửi lời cám ơn

h

chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, quý thầy cô

in


giáo khoa Kinh tế và Phát triển đã giúp đỡ tận tình, chu đáo, tạo điệu kiện thuận lợi

cK

nhất để tôi có thể trau dồi kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia và tại cơ sở thực
tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Bùi Đức Tính, người đã trực tiếp

họ

hướng dẫn, giảng giải tận tình trong suốt quá trình tham gia thực tập cuối khóa.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị cán bộ trực thuộc cơ sở

ại

thực tập nghề nghiệp – Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo

Đ

điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình quan sát, học hỏi tại cơ quan và góp ý tận tình

Tr
ườ
ng

để bài làm được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Trong quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã phấn đấu và lỗ lực

hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra, song do còn nhiều hạn chế về kĩ năng và
kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi được những sai sót ngoài ý muốn.

Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ quý thầy, cô giáo để bài khóa luận

tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Đặng Thị Thanh Thương
SVTH: Đặng Thị Thanh Thương


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU......................................................i
DANH MỤC BIỀU ĐỒ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... iii

uế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................iv
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................4

H

1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 4

tế


2. Mục tiêu đề tài...................................................................................................... 3

h

2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................... 3

in

2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3

cK

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4

họ

3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

ại

4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................... 4

Đ

4.1.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................. 4

Tr

ườ
ng

4.1.2. Số liệu sơ cấp................................................................................................... 4
4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .................................................................... 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA SỰ CỐ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG.........................6
1.1. Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động ở nông thôn ................................ 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại việc làm ..................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về thu nhập..................................................................................... 7
1.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................................ 7
1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình việc làm................................................................ 7
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu nhập................................................................ 8
SVTH: Đặng Thị Thanh Thương


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.3. Tổng quan về sự cố môi trường ........................................................................... 8
1.3.1. Khái niệm......................................................................................................... 8
1.3.2. Tác động của sự cố môi trường biển ............................................................... 9
1.3.4. Các sự cố tràn dầu trong nước và các biện pháp đã áp dụng......................... 12
1.4. Tổng quan về sự cố môi trường biển miền trung............................................... 14
1.4.1. Sự cố môi trường biển miền Trung và ảnh hưởng của nó đến các tỉnh miền Trung

uế


14

H

1.4.2. Các giải pháp đã được áp dụng để khắc phục sự cố ...................................... 17
1.5. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường............................................... 21

tế

1.5.1. Phương pháp thí nghiệm ngẫu nhiên (Randomization) ................................. 22

h

1.5.2. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (Difference-in-difference) .............. 23

in

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN VIỆC LÀM

cK

VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG XÃ HẢI DƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................................24

họ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................... 28

ại


2.1.3. Đánh giá chung .............................................................................................. 32

Đ

2.2. Giới thiệu về sự cố môi trường biển tại xã Hải Dương ..................................... 33

Tr
ườ
ng

2.2.1. Giới thiệu sự cố và thống kê thiệt hại theo các nhóm đối tượng................... 33
2.2.2. Các biện pháp đã được triển khai .................................................................. 34
2.3. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến việc làm và thu nhập của lao động xã Hải
Dương ....................................................................................................................... 38
2.3.1. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến việc làm của lao động ............... 42
2.3.2. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến sự thay đổi về thu nhập............. 47
2.4. Bồi thường và sử dụng tiền bồi thường ............................................................. 52
2.4.1. Tình hình bồi thường và sử dụng tiền bồi thường ......................................... 52
2.4.2. Đánh giá của lao động về chính sách bồi thường.......................................... 56
2.4.3. Dự báo việc làm và thu nhập trong tương lai của các lao động bị ảnh hưởng bởi sự
cố môi trường biển miền Trung................................................................................ 57
SVTH: Đặng Thị Thanh Thương


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

2.5. Đánh giá chung về ảnh hưởng của sự cố môi trường biển miền Trung đến việc làm và

thu nhập .................................................................................................................... 58
2.5.1. Về mặt tích cực .............................................................................................. 58
2.5.2. Về mặt tiêu cực .............................................................................................. 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ ỔN
ĐỊNH ĐỜI SỐNG LÂU DÀI CHO NGƯỜI DÂN XÃ HẢI DƯƠNG BỊ ẢNH

uế

HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ............................................................60

H

3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................................. 60
3.2. Một số giải pháp cụ thể ...................................................................................... 60

tế

3.2.1. Cải thiện cách thức xác định mức độ ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và bồi

h

thường thiệt hại......................................................................................................... 60

in

3.2.2. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ .............................................................................. 61

cK

3.2.3. Xuất khẩu lao động........................................................................................ 61

3.2.4. Phát triển dịch vụ du lịch biển ....................................................................... 62

họ

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................63
1. Kết luận .............................................................................................................. 63

ại

2. Kiến nghị............................................................................................................ 64

Đ

2.1. Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 64

Tr
ườ
ng

2.2. Đối với người dân bị ảnh hưởng ........................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................65

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

PHỤ LỤC


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
ILO International Labour Organization
Tổ chức lao động quốc tế
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP United Nations Development Program

Tr
ườ
ng

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc


SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình hình chi trả tiền đền bù cho các lao động bị ảnh hưởng................. 35
Biểu đồ 2: Tình hình thu nhập của hộ bị ảnh hưởng theo nghề qua các năm .......... 50
Biểu đồ 3: Đánh giá của lao động về ảnh hưởng của sự cố môi trường biển .......... 51
Biểu đồ 4: Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường của các lao động bị ảnh hưởng............... 55
Biểu đồ 5: Đánh giá của lao động về chính sách bồi thường ................................... 56

uế

DANH MỤC HÌNH

Tr
ườ
ng

Đ

ại

họ


cK

in

h

tế

H

Hình 1: Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà .......................................................... 24

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................... 8
Bảng 2: Thống kê các vụ tràn dầu chính trên biển Việt Nam từ 1997-2001 ........... 13
Bảng 3: Thống kê một số hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề ..................... 15
Bảng 4: Thống kê số người chịu thiệt hại theo các nhóm ngành nghề do sự cố môi
trường biển miền Trung xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến tháng 7/2017 ............ 17


uế

Bảng 5: Giá trị bồi thường thiệt hại đã được phê duyệt và chi trả cho các huyện chịu

H

ảnh hưởng ................................................................................................................. 20

tế

Bảng 6: Đặc điểm về tình hình khí hậu của xã Hải Dương...................................... 25
Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hải Dương giai đoạn 2015 – 2017 ........ 27

in

h

Bảng 8: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Hải Dương qua 3 năm 2015 - 2017
.................................................................................................................................. 30

cK

Bảng 9: Thống kê số lao động chịu sự ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển ........ 33
Bảng 10: Các giải giáp được áp dụng tại xã Hải Dương nhằm đảm bảo an sinh xã

họ

hội sau sự cố môi trường biển .................................................................................. 37

ại


Bảng 11: Quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát ............................................................... 38

Đ

Bảng 12: Tình hình cơ bản về hộ khảo sát ............................................................... 39
Bảng 13: Đặc điểm chung của lao động bị ảnh hưởng phân theo giới tính, độ tuổi và

Tr
ườ
ng

trình độ chuyên môn ................................................................................................. 41
Bảng 14: Thời gian làm việc của 1 lao động giai đoạn 2015-2017.......................... 43
Bảng 15: Thay đổi về việc làm của các lao động bị ảnh hưởng............................... 46
Bảng 16: Kết quả kiểm định mối quan hệ về nhóm việc làm .................................. 46
Bảng 17: Tình hình thu nhập của hộ trước và sau khi xảy ra sự cố môi trường ...... 48
Bảng 18: Bình quân số tiền bồi thường cho các lao động bị ảnh hưởng.................. 52
Bảng 19: Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các lao động bị ảnh hưởng ......... 54
Bảng 20: Nhận định của các lao động bị ảnh hưởng trong thời gian tới.................. 57

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tác động củ
a sựcốmôi trường biển xuất hiện tại Hà Tĩnh tháng 4/2016 đến 4 tỉnh miền
Trung đã và đang đặt ra tính cấp thiết vềviệ
c triển khai các nghiên cứu trường hợp (case studies)
nhằm giảiquyết việc làm và ổn định đờisống cho ngườidân. Xuất phát từđiều kiện thực tếcủa
tỉnh Thừa Thiên Huế,tôi chọn xã HảiDươngể
đnghiên cứu “Ảnh hư
ởng của sựcốmôi trư
ờng biển
Miền Trung đến việ
c làm và thu nhập của lao động xã Hải Dương, ị
thxã Hương à,
Tr tỉnh Thừa
Thiên Huế”. Đềtài tập trung đánh giá tác động của sựcốđến việc làm và thu nhậ
p của lao động xã

uế

HảiDương
chủyếu bằng phương pháp
thống kê mô tả.Từđó, đềxuất một sốgiảipháp nhằ
m giải
quyết sinh kếcho lao động xã HảiDương.

H

Kết quả nghiên cứu về tác động sự cố môi trường biển miền Trung trên địa

tế


bàn xã Hải Dương, thị xã Hương Trà cho thấy: Về việc làm, sự cố môi trường biển
đã làm giảm đáng kể quỹ thời gian của người lao động. Cụ thể, một bộ phận người

in

h

lao động đã làm thêm hoặc chuyển đổi các ngành nghề khác. Năm 2017, các hoạt

cK

động ngư nghiệp có xu hướng hoạt động bình thường trở lại và phần lớn người lao
động vẫn đang tiếp tục hoạt động các ngành nghề cũ. Về thu nhập, do sự thay đổi

họ

trong việc làm của người lao động mà thu nhập trung bình của người lao động bị
ảnh hưởng có giảm nhẹ vào năm 2016, sau đó tăng dần ổn định vào năm 2017. Về

ại

việc sử dụng tiền đền bù của người lao động, lao động bị ảnh hưởng sử dụng tiền

Đ

đền bù nhận được không chỉ cho các mục đích khôi phục lại ngành nghề của mình
mà còn phục vụ cho các chu cầu mua sắm cá nhân.

Tr

ườ
ng

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu sự cố môi trường trên địa bàn xã Hải

Dương, thị Xã Hương Trà, tôi rút ra được rằng sự cố môi trường đã có những tác
động nhất định đến việc làm và thu nhập của người lao động địa phương. Để khắc
phục các hậu quả còn sót lại, chính quyền địa phương cần thực hiện phổ biến các
chương trình, chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động của Chính phủ. Đây là cơ hội tốt
để lao động vừa nâng cao tay nghề, vừa cải thiện thu nhập. Ngoài ra, cần tuyên
truyền vận động để người dân có kế hoạch sử dụng tiền bồi thường một cách hợp
lý. Về phía người lao động, cần chủ động tận dụng có hiệu quả các chính sách của
Nhà nước, sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Sự cố môi trường biển miền Trung xảy ra lần đầu tiên tại Hà Tĩnh vào ngày
6/4/2016 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên cũng như sinh kế
của người dân trên địa bàn các tỉnh duyên hải miền Trung. Trong đó, các vùng biển
từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được nhận định chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
sự cố môi trường này. Sự cố môi trường biển miền Trung không những tác động

đến môi trường sinh thái mà còn gây khó khăn cho các hoạt động khai thác và đánh
bắt thuỷ sản. Mặt khác, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng gây ra nhiều hoang mang,

uế

thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng (Chính phủ, 2016).

H

Cũng theo báo cáo của chính phủ, hậu quả của sự cố môi trường biển là rất

tế

nghiệm trọng. Sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh nói trên giảm mạnh, ước tính
khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích luôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương

in

h

9 triệu con tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Hơn
350 ha nuôi tôm bị chết rải rác, 1.600 lồng nuôi cá bị chết, 6,7 ha diện tích nuôi

cK

ngao bị chết và trên 10 ha nuôi cua bị chết. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh du lịch
tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tỷ lệ khách hủy tour

họ


khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến 50% so với cùng kỳ năm

ại

2015. Đặc biệt, công suất sử dụng phòng tại các địa phương của Hà Tĩnh chỉ đạt từ

Đ

10% đến 20%. Theo tính toán sơ bộ của Chính phủ, sự cố môi trường biển miền
Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 lao động do không có việc làm ổn

Tr
ườ
ng

định và hơn 176.000 người phụ thuộc (Ban tuyên giáo Trung Ương, 2017).
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sự cố môi trường biển tháng

4/2016 tác động lớn đến đời sống khoảng gần 47.500 người, ước tính gần 13.000 hộ
dân ở 230 thôn/xóm, 42 xã/thị trấn của 4 huyện và 1 thị xã: Phong Điền, Quảng
Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Sự cố làm suy giảm hoạt động khai
thác, đánh bắt hải sản của ngư dân, kéo theo đó là nguồn cung và nguồn cầu thuỷ
sản giảm mạnh, các hoạt động dịch vụ liên quan đến kinh doanh thuỷ hải sản và du
lịch biển giảm, làm cho sản xuất kinh danh và đời sống của người dân vùng ven
biển gặp nhiều khó khăn, tác động bất lợi đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
địa phương. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2017)

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.027
ha, giáp với biển Đông về phía Đông, phía Nam giáp cửa biển Thuận An và phía
Tây giáp phá Tam Giang. Nhờ các điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có, xã Hải
Dương trong nhiều năm qua đã tập trung khai thác các thế mạnh về ngư nghiệp và
du lịch, phát triển nghề truyền thống bao gồm chế biến nước mắm, đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, trong tổng số 7 phường và 9 xã trên địa bàn thị xã
Hương Trà, xã Hải Dương chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển miền Trung

uế

nặng nề nhất bởi hầu hết các hộ gia đình đều dựa vào ngư nghiệp là chính. Sự cố đã

H

dẫn đến xu hướng tìm kiếm việc làm mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác.

tế

Xuất phát từ thực tế của địa phương, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự cố môi
trường biển miền Trung đến việc làm và thu nhập của lao động xã Hải Dương,

in

h


thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của
mình.

cK

2. Mục tiêu đề tài
2.1.Mục tiêu chung

họ

Đánh giá ảnh hưởng của sự cố môi trường biển miền Trung đến việc làm và thu

ại

nhập của người dân xã Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khôi

Đ

phục sinh kế bền vững cho người dân ở địa phương.
2.2.Mục tiêu cụ thể

Tr
ườ
ng

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường cũng như

tác động của nó đến hoạt động sản xuất và việc làm của người dân.
- Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển miền Trung đến việc làm và thu


nhập của người dân xã Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục sinh kế bền vững cho người dân

chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trên địa bàn xã Hải Dương.

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các ảnh hưởng của sự cố môi
trường biển miền Trung và ảnh hưởng của nó đến việc làm và thu nhập của người
dân trên địa bàn xã Hải Dương.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi
trường biển miền Trung, bao gồm: hộ nuôi trồng thuỷ sản, hộ đánh bắt thuỷ sản, hộ

uế

làm dịch vụ hậu cần nghề cá và các hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển.

H

3.2.Phạm vi nghiên cứu


tế

- Phạm vi không gian: bài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã Hải
Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

in

h

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác động của sự cố môi trường biển đến việc
làm và thu nhập của người dân thông qua việc so sánh giữa hai thời điểm: trước sự

2018).

họ

4. Phương pháp nghiên cứu

cK

cố môi trường (năm 2015) và sau sự cố môi trường (từ năm 2016 đến tháng 3 năm

ại

4.1.Phương pháp thu thập số liệu

Đ

4.1.1. Số liệu thứ cấp


Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (1) nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận

Tr
ườ
ng

và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu; (2) dùng để thu thập thông tin và số
liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ các cơ quan chức năng của tỉnh,
huyện và xã; các văn bản của chính phủ; và các bài viết trên các tạp chí/ báo/ đài
trong và ngoài nước.

4.1.2. Số liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình: Phương pháp được dùng để thu thập số
liệu sơ cấp. Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ
gia đình theo bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.
Theo báo cáo của UBND xã Hải Dương, tổng số lao động bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi sự cố môi trường biển tại địa phương là 1.407 lao động. Để xác định quy mô
mẫu điều tra, áp dụng công thức xác định cỡ mẫu điều tra của Slovin (1960):

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


.

Trong đó: n là cỡ mẫu cần điều tra

N là tổng số lao động bị ảnh hưởng trực tiếp (N=1.407)
e là sai số kỳ vọng (e=10%)
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện trên cơ sở
danh sách mà cán bộ địa phương cung cấp. Đề tài tiến hành phỏng vấn 95 lao động

uế

bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

H

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu thập

tế

được, dùng để đối chiếu và so sánh số liệu giữa các năm, sự biến động qua các thời

h

kỳ, từ đó đưa ra nhận xét về sự thay đổi đó.

cK

Microsoft Excel 2010 và SPSS 20.


in

- Số liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa và phân tích trên phần mềm

- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê mô tả.

họ

4.3.Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương chuyên trách, chịu trách nhiệm

Tr
ườ
ng

Đ

ại

quản lí và chi trả đền bù thiệt hại cho người dân.

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

5


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA SỰ CỐ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG
1.1. Lý luận về việc làm và thu nhập của lao động ở nông thôn
1.1.1. Khái niệm và phân loại việc làm
Khái niệm việc làm được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) định nghĩa việc làm gồm những người trên một độ tuổi xác định

uế

nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một tuần hoặc một ngày, làm

H

việc được trả lương hay tự trả lương cho mình.

tế

Trong khi đó, điều 13 chương 2 Luật lao động 2012 ghi rõ: “Mọi hoạt động
lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc

in

h

làm.” Theo đó, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Một
là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành


cK

viên trong gia đình, thể hiện tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập
của việc làm. Hai là, hoạt động đó không được pháp luật cấm, thể hiện tính pháp lý

họ

của việc làm.

ại

Như vậy, việc làm là một trong những vai trò của cá nhân trong xã hội. Cụ thể

Đ

hơn, việc làm là một hoạt động nhằm tạo ra thu nhập. Việc làm có thể được thực
hiện tạm thời hoặc kéo dài suốt cuộc đời. Tại Việt Nam, các hoạt động tạo ra thu

Tr
ườ
ng

nhập hợp pháp mới được công nhận là việc làm.
Cũng theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), có thể chia việc làm thành bốn

nhóm chính, đó là: Nhóm thứ nhất, làm một số công việc được trả tiền công hoặc
tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Nhóm thứ hai, có thỏa thuận lao động chính
thức nhưng tạm thời không làm việc trong thời gian được đề cập. Nhóm thứ ba, làm
một số công việc vì lợi nhuận hoặc vì lợi ích cho gia đình dưới dạng tiền mặt hoặc
hiện vật. Nhóm thứ tư, đã làm cho một doanh nghiệp chẳng hạn như một cơ sở kinh

doanh, trang trại hoặc dịch vụ nhưng tạm thời đang không làm việc trong khoảng
thời gian được đề cập đến vì một lý do cụ thể nào đó, được hiểu là “được thuê làm
việc”.

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.1.2. Khái niệm về thu nhập
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào của Việt Nam định nghĩa cụ thể thu
nhập. Tuy nhiên, theo luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, có thể thống kê
một số khoản thu nhập cá nhân gồm:
- Thu nhập từ kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép
hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

uế

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm: tiền lương, tiền công và các

H

khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp.

tế


- Tiền thù lao, tiền nhận được từ tham gia các tổ chức, hiệp hội; Các khoản lợi
ích khác nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; Tiền thưởng, thu nhập từ đầu

in

h

tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng
thưởng, bản quyền, thừa kế, tiền bồi thường v.v

cK

Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm việc làm để được trả lương, cá nhân có thể
tạo ra thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong số đó, có những nguồn thu nhập

họ

mang tính chất bồi thường, đền bù cho cá nhân đó.

ại

1.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đ

1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình việc làm
Đểđánh giá tình hình việc làm của lao động nông thôn, một sốchỉtiêu được sửdụng để

Tr

ườ
ng

đánh giá bao gồ
m:

Tỷlệthất nghiệp: Là tỷlệphần trăm củ
a sốngư
ờithất nghiệp so vớilực lượng lao động. Tỷ

lệthấ
t nghiệp có công thức như sau:
Tn

(%)

Trong đó:
Tn: Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Th: Số người thất nghiệp (người)
Lld: Lực lượng lao động (người)
Tỷsuất sửdụng thời gian làm việc của lao động trong năm: Tỷsuấ
t sửdụng quỹthời gian
làm việc của lao động trong năm là tỷsốgiữa sốngày cá nhân đã sửdụng vào sả
n xuất hoặc dị
ch
vụso với tổng sốngày/ngư
ời có thểlàm việc được trong năm (quỹthời gian làm việc trong năm

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

tính bình quân cho một lao động). Ngày/ngườiởtrên được hiểu là ngày sản xuấ
t trự
c tiếp của lao
động vớithờigian làm việc trong một ngày là 8 giờđồ
ng hồ.Tỷsuất sửdụng quỹthờigian làm việc
của lao động trong năm được tính theo công thức sau:
Tq

(%)

Trong đó:
Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời
àmgian
việc
l của lao động trong năm (%)
Nvl: Số ngày đã đầu tưàov sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ ình
tínhquân
b cho một lao

Tng: Quỹ thời gian
àm
l việc trong năm bình quân của lao động (ng
ày)


uế

động trong năm (ngày)

H

Tỷ suất sử
dụng quỹ thời gian
àml việc của lao động trong năm nói
ên ltrình độ sử dụng lao

tế

động theo ngày và qua đó cho thấy được quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong
năm. Ngày lao động được tính theoàyngchuẩn tức thời gian
àml việc phải đạt 8 giờ
trong một

in

h

ngày.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu nhập

cK

Căn cứ vào quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tiến

họ

hành thực hiện đánh giá thu nhập của hộ gia đình nông thôn qua 5 nhóm sau:

ại

Bảng 1: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng

Đ

cho giai đoạn 2016-2020

Tên nhóm

Thu nhập bình quân (nghìn đồng/người/tháng)

1

Nhóm hộ khá, hộ giàu

Trên 1.500

2

Nhóm hộ trung bình

Trên 1.00 đến 1.500


3

Nhóm hộ cận nghèo

Trên 700 đến 1.000

4

Nhóm hộ nghèo

Từ đủ 700 trở xuống

Tr
ườ
ng

Nhóm

(Nguồn: Quyết định ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, 2015)

Thu nhậ
p bình quân củ
a mộ
t lao độ
ng nông thôn đượ
c tính theo công thứ
c sau: Thu nhập =
Thu từtiền lương,ề
tin công + Thu từsản xuấ
t nông-lâm-ngư + Thu ừ

t sản xuấ
t kinh doanh ngành
nghề,dịch vụ+ Các khoản thu khác

1.3. Tổng quan về sự cố môi trường
1.3.1. Khái niệm

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Uỷ ban bảo vệ môi trường Úc (2012) định nghĩa sự cố ô nhiễm môi trường có
thể là một biến cố hay một chuỗi các hậu quả đã hoặc đang diễn ra mà đã từng hoặc
có khả năng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong tương lai gần. Sự ô nhiễm
này có thể xuất phát từ việc rò rỉ, tràn dầu hay xả thải các loại chất khác nhau ra môi
trường. Theo đó, một sự cố môi trường được xem là nghiêm trọng nếu nó gây ra các
thiệt hại vật chất đối với môi trường, quy định chặt chẽ trong điều 147 của đạo luật
bảo vệ môi trường Úc, bao gồm hai điều kiện chính, đó là:

uế

- Thứ nhất, liên quan đến sự nguy hại thực tế hoặc tiềm tàng đối với sức khoẻ

H


hoặc sự an toàn của con người cũng như hệ sinh thái, dẫn đến thiệt hại tài sản hoặc
kinh tế vượt quá 10.000 đô la Úc.

tế

- Thứ hai, liên quan đến các tổn thất do phải đầu tư các giải pháp khắc phục sự

in

h

cố môi trường.

Trong khi đó, khoản 10 điều 3 luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2014) định

cK

nghĩa sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm

họ

trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

ại

- Một là, bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lỡ đất, núi lửa

Đ


phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hai là, hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của

Tr
ườ
ng

cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng.

- Ba là, sự cố trong tìm kiếm, thăm giò, khai thác và vận chuyển khoáng sản,

dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự
cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác.

- Bốn là, sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy

sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

Như ậ
vy, sựcốmôi trư
ờng có thểđượ
c hiểu là các tác động của tựnhiên hoặc nhân tạ
o đến
môi trường tựnhiên, mang lạisựbiến đổinghiêm trọ
ng đến hệsinh thái, sức khoẻ, sinh kếvà tài
sản của con ngư
ờicũng như ổ
tn thấ

t cho nền kinh tếquốc gia.

1.3.2. Tác động của sự cố môi trường biển

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Theo Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (2017), sự cố môi trường biển gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nền kinh tế quốc gia và các thay đổi trong xã hội. Cụ
thể:
-

Về mặt sinh thái: các sự cố môi trường biển làm thay đổi các đặc tính vật lí

và hoá học của môi trường sống tự nhiên, ảnh hưởng từ các chất độc hại đến sự sinh
trưởng và phát triển của động thực vật biển cũng như các động vật trên cạn tiêu thụ
chúng. Sự cố môi trường biển thậm chí có thể giết chết các cơ thể sống này, làm

uế

biến đổi cấu trúc các quần thể sinh học do ảnh hưởng của chúng đến các cơ thể sống

H


cốt lõi hay làm gia tăng sự sinh sôi các loại tảo trên các bãi triều kéo theo sự thu hẹp

-

tế

nơi sống, giết chết các loại sên biển.

Về mặt kinh tế: sự cố môi trường biển gây ra thiệt hại hàng triệu đô la cho

in

h

ngành đánh bắt cá thương mại, ảnh hưởng đến du lịch, giá trị tài sản, kinh doanh
giải trí và nhiều ngành khác phụ thuộc vào nước sạch.

Về mặt xã hội: động vật nằm trong chuỗi thức ăn bị ảnh hưởng khi được con

cK

-

người tiêu thụ sẽ gây ra những vấn đề về sức khoẻ. Chất độc của những con vật bị ô

họ

nhiễm này được lưu giữ trong mô người và có thể dẫn đến ung thư, dị tật bẩm sinh

ại


hoặc các vấn đề sức khoẻ lâu dài.

Đ

Mặt khác, sự cố môi trường biển cũng gây nên tình trạng thất nghiệp trên
diện rộng đặc biệt đối với những khu vực có thế mạnh về ngư nghiệp. Điều này có

Tr
ườ
ng

thể dẫn đến tình trạng nghèo đói, tệ nạn xã hội, bùng nổ dân số tại các đô thị lớn do
sự di cư để tìm kiếm việc làm mới.

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

1.3.3. Các sự cố môi trường biển điển hình trên thế giới và các biện pháp
khắc phục
1.3.3.1. Nhiễm độc thủy ngân tại vịnh Minamata, Nhật Bản
Từ năm 1908-1969, một thảm hoạ nhiễm độc nước biển xảy ra tại Nhật Bản
do nhà máy hoá chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thuỷ ngân chưa qua xử lí ra
vịnh Minamata và biển Shiranui. Điều này đã làm cho chất thải tích tụ sinh học

trong hải sản ở khu vực biển này, làm bùng phát hiện tượng cá chết trong khoảng

uế

thời gian dài. Mặt khác, cư dân sống quanh vịnh, do ăn phải cá và sò bị ô nhiễm

H

thủy ngân hữu cơ, đã nhiễm bệnh, khiến hệ thống thần kinh trung ương bị hủy hoại

dẫn đến mù, điếc, mất trí, bại thiệt thậm chí tử vong.

tế

nghiêm trọng, tạo nên những cơn đau đớn tột cùng, tình trạng co giật thường xuyên

in

h

Để đòi lại quyền lợi cho người dân, kể từ năm 1929 đến năm 1943 Hợp tác xã
Bắc Minamata đã thắng kiện yêu cần công ty chi trả cho Hợp tác xã 55.600 đô la Mĩ

cK

và một khoản tiền trị giá 41.000 đô la Mĩ để phục hồi lại nghề cá. Năm 1968, nhờ
cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cư dân vịnh Minamata, chính phủ Nhật đã công

họ


bố kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh là thủy ngân trong chất thải của

ại

nhà máy hóa chất của Công ty Chisso. Sau đó, chính phủ đã ban hành các qui định

Đ

và biện pháp giải quyết hậu quả, đồng thời yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm
phải chi trả những khoản đền bù lớn cho các nạn nhân.

Tr
ườ
ng

Tuy nhiên, việc đánh giá thế nào là khoản bồi thường hợp lý gặp rất nhiều khó

khăn. Để được công nhận đạt yêu cầu nhận tiền bồi thường, các bệnh nhân phải
được thừa nhận bởi một vài các ủy ban chứng nhận đặc biệt, dựa theo những triệu
chứng của họ. Hậu quả của căn bệnh vẫn kéo dài cho đến hôm nay khi còn trên
2.000 nạn nhân chưa được công nhân mắc bệnh và vẫn đang đấu tranh giành lại
quyền lợi của mình. (Nguyễn Việt Thi, 2014)
1.3.3.2. Sự cố nổ giàn khoan bang Louisiana, Mĩ
Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP của Anh, ngoài khơi bờ
biển Louisiana, Mỹ gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon. Thảm hoạ xảy ra khi
giàn khoan dầu thô di động phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị
thương. Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, ảnh hưởng đến 5 bang nước Mĩ và bờ biển nước
Anh. Cụ thể, vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển
này. 5 năm sau thảm hoạ, nồng độ dầu thô trong cá ở vùng vịnh vẫn cao hơn mức
bình thường, gây dị tật bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm.
Về mặt kinh tế, Sandberg (2010) cho rằng vụ tràn dầu đã làm cho công nghiệp
hải sản ở khu vực không thể phục hồi khi sản lượng hiện nay thấp hơn 20 lần so với
trước khi vụ nổ xảy ra. Ngoài ra, hiệp hội Du lịch Mĩ ước tính rằng tác động của sự

uế

cố tràn dầu đến du lịch qua vùng Vịnh trong thời gian ba năm có thể vượt quá 23 tỷ

H

đô la, ảnh hưởng đến 400.000 việc làm (Proctor, 2010). Về mặt sức khỏe, theo khảo

tế

sát của Mark Schleifstein (2013), các triệu chứng do tiếp xúc với sự cố tràn dầu là
thở khò khè, thắt chặt ngực, thở dốc, ngứa hoặc chảy nước mắt, nước mũi, phát ban,

in


h

mệt mỏi, tiêu chảy và không thể tập trung. Bên cạnh đó, hơn 40% trong số 1.437
bậc cha mẹ sống trong vòng bán kính 16km ở Louisiana và Florida phát hiện các

cK

triệu chứng về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con họ.
Đến tháng 4 năm 2016, tập đoàn dầu khí BP của Anh chịu phán quyết của toà

họ

án Mĩ với mức phạt 20 tỷ đô la trong vòng 16 năm. Tiền phạt sẽ được sử dụng để

ại

khắc phục hệ quả ô nhiễm môi trường và bồi thường cho 5 bang chịu ảnh hưởng của

Đ

chính quyền địa phương. Kể từ ngày 8 tháng 9 năm 2010, đã có 50.000 đơn yêu cầu
bồi thường, 44.000 người bị mất thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 15.000 khiếu

Tr
ườ
ng

nại vẫn chưa được thanh toán. Các yêu cầu bồi thường là từ các cá nhân và doanh
nghiệp đã được ghi chép đầy đủ và đã nhận được khoản thanh toán từ tập đoàn BP.
1.3.4. Các sự cố tràn dầu trong nước và các biện pháp đã áp dụng


Theo Vũ Thị Bắc (2010), khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn

gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ
các ngành công nghiệp, xây dựng, hóa chất. Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất
là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại
dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm
chí cả các chất phóng xạ.
Ngoài ra, ngành kinh tế hàng hải gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác
cảng biển, kinh doanh vận tải biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, phá đỡ tàu cũ,

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

dịch vụ cung ứng hàng hải, hoạt động logistics cũng góp phần đáng kể gây ra ô
nhiễm và suy thoái môi trường biển. Các hoạt động này thải vào nguồn tiếp nhận là
biển lượng chất thải đáng kể, đa dạng về loại hình, chủng loại và mức độ nguy hại.
Một trong những sự cố môi trường biển phổ biến trong nước đó là do tràn dầu.
Bảng 2 cho biết các vụ tràn dầu trong khoảng thời gian từ năm 1997 dến 2001 gây
ra các thiệt hại cho nền kinh tế biển Việt Nam và được thực hiện bồi thường như
sau:

T


Sự cố

Thời gian

Lượng dầu
tràn

Khánh (Cần Giờ)

Tàu Viva Ocean

16/8/1998

ại

(Panama) chở 5000

Đ

2. tấn phân ure bị tai nạn

19/3/1999

Tr
ườ
ng

tại vùng biển Bãi

Trước (Vũng Tàu)


Tàu

Formosa

41 tấn dầu

cK

Tràn dầu tại Bình

họ

1.

in

h

T

Thiệt hại

tế

S

H

uế


Bảng 2: Thống kê các vụ tràn dầu chính trên biển Việt Nam từ 1997-2001

DO

Diện tích ô
nhiễm là 1,8
km2

Bồi
thường
500 triệu
đồng cho
kinh tế
dân cư

Ảnh hưởng
1.358.280kg

du lịch, tài

N-NH4+ đã

nguyên hải

50.900

tràn ra vùng

sản Bãi


USD

biển

Trước
(Vũng Tàu)

One

(Liberia) chở 66.000
m3 dầu đã đâm vào

3.

tàu Petrolimex 01 của
công

ty

Vitaco

(TP.HCM)

chứa

7/9/2001

1.000 tấn


Không

1,7 triệu

thống kê

USD

25.000 m3 dầu DO tại
Gành Rái (Vũng Tàu)
(Nguồn: Bảo vệ môi trường biển-vấn đề và giải pháp, 2004)

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng nói chung chỉ được nhận biết theo cảm tính,
chưa có số liệu cụ thể. Các sự cố môi trường biển tại Việt Nam chỉ được ghi nhận
và xem xét bồi thường thiệt hại khi thấy được bằng mắt thường như các mảng, vệt,
váng dầu, các tảng, cục dầu ngậm nước đã bị phong hóa ở các mức độ khác nhau.
Cá-nguồn lợi lớn nhất của biển được đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh
mẽ của sự cố dầu tràn. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu
oxy hòa tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó

uế


chịu; dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, cản trở hoạt động kinh tế ở vùng

H

ven biển (Vũ Thị Bắc, 2010).

tế

1.4. Tổng quan về sự cố môi trường biển miền trung

1.4.1. Sự cố môi trường biển miền Trung và ảnh hưởng của nó đến các

1.4.1.1. Khái quát chung về sự cố

in

h

tỉnh miền Trung

cK

Hiện tượng hải sản chết bất thường bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh vào
ngày 6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh: Quảng Bình (10/4/2016), Thừa

họ

Thiên Huế (15/4/2016), Quảng Trị (16/4/2016); trong đó, hải sản chết nhiều tại tỉnh


ại

Hà Tĩnh từ ngày 6 đến ngày 7/4/2016, tỉnh Quảng Bình từ ngày 14 đến ngày

Đ

15/4/2016, tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 16 đến ngày 17/4/2016 và tỉnh Quảng Trị
từ ngày 18 đến ngày 19/4/2016.

Tr
ườ
ng

Hiện tượng hải sản chết có dấu hiệu giảm trong thời gian từ ngày 20 đến ngày

23/4/2016; xuất hiện trở lại vào ngày 24/4/2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tiếp
theo đó là các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, tuy nhiên chỉ mang tính
rời rạc, cục bộ ở từng địa phương. Từ ngày 4 đến ngày 7/5/2016, tình trạng hải sản
chết bất thường tại 4 tỉnh đã giảm hẳn, một số ít cá chết rải rác được ghi nhận tại
Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị và từ ngày 8/5/2016 đến nay thì không còn diễn ra.
Về kinh tế: Sự cố đã gây ra những thiệt hại về kinh tế, trong đó, chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là kinh doanh, dịch vụ du lịch. Theo
kết quả báo cáo, đánh giá sơ bộ của các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, con số thiệt hại
được thống kê như sau:

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính

Bảng 3: Thống kê một số hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi sự cố môi trường biển miền Trung đến năm 2017

Hệ sinh thái biển và
nguồn lợi thủy sản

Khai thác hải sản

Hải sản tự nhiên (chủ
yếu là hải sản sống ở 100 tấn
tầng đáy)
Chủ tàu thuyền khai

40.966 người chịu ảnh

uế

2

Số lượng được thống kê

hại

hưởng trực tiếp, 176.285


H

1

Đối tượng chịu thiệt

Hoạt động

thác hải sản.

người phụ thuộc

tế

STT

9 triệu tôm giống và

Tôm nuôi

phẩm sắp đến kỳ thu

Nuôi trồng thủy sản

cK

3

in


h

khoảng 7 tấn tôm thương

Người lao động (sản

Tr
ườ
ng

Đ

thủy sản và nghề
muối

5

phẩm khai thác trong Giảm thu nhập của khoảng

ại

Dịch vụ hậu cần
4

140 tấn cá

họ

Cá nuôi


hoạch.

khu vực 20 hải lý 19.500 người.
không bán được)
Tỉ lệ khách hủy tour

Kinh doanh, dịch vụ Tour du lịch tại 4 tỉnh
du lịch

chịu ảnh hưởng.

khoảng 50%, công suất sử
dụng phòng giảm từ 40%
đến 50% so với cùng kỳ
năm 2015.

(Nguồn: Tài liệu tuyên truyền Kết quả giải quyết sự cố môi trường biển gây hải sản
chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, 2017)
Về môi trường: Nghiên cứu sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
cho thấy, đa dạng sinh học vùng triều bị suy giảm, có những nhóm sinh vật số loại

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính


và sinh lượng giảm tới 50% và 20%-50% tương ứng. Diện tích các rạn san hô bị tác
động trực tiếp khoảng 450 ha, tại một số điểm khảo sát ban đầu đã được ghi nhận
trung bình 40% đến 60% rạn san hô bị phá hủy.
Nguồn lợi động vật, đặc biệt là mật độ và khối lượng động vật khu vực từ Hà
Tĩnh đến Hải Vân, Sơn Trà bị giảm sút. Nguồn lợi sinh vật không chỉ giảm về trữ
lượng mà còn có thể bị thay đổi cấu trúc nguồn lợi. Tuy nhiên, tại các đảo xa bờ
như Cồn Cỏ, Hòn Gió, thành phần loài, phân bố sinh lợi hầu như không thay đổi.

uế

Về xã hội: Sự cố đã gây tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân, gây ra tác động

H

tiêu cực xã hội, cụ thể như việc giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân. Người dân

tế

nghi vấn về sự đúng đắn, đầy đủ của quá trình thẩm định, phê duyệt của các thủ tục
về đầu tư, xây dựng, môi trường trước khi xây dựng nhà máy, quá trình giám sát

in

h

của các cơ quan chức năng về quá trình các nhà máy vận hành ở Hà Tĩnh và cả ở
những địa phương khác.

cK


Ngoài ra, sự cố cũng gây bất an trong xã hội khi nhân dân lo lắng về việc mất
sinh kế, thất nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm từ hải

họ

sản. Quan trọng hơn hết, sự cố môi trường này ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe

ại

của người dân trong khu vực có sự cố môi trường cũng như người tiêu dùng ở các

Đ

khu vực khác trước mắt và lâu dài.

Tr
ườ
ng

1.4.1.2. Ảnh hưởng của sự cố tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 huyện và 01 thị xã ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp

sự cố môi trường biển, đó là: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị
xã Hương Trà, bao gồm 28 xã, thị trấn vùng ven biển và đầm phá lưu thông với
biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp môi trường biển.
Sự cố môi trường biển trong quí II năm 2016, đã tác động gây ảnh hưởng lớn

đến toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của các ngành nghề đối với các địa
phương ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động khai thác, đánh bắt hải

sản biển của ngư dân giảm, nguồn cung và cầu thủy hải sản giảm mạnh, các hoạt
động dịch vụ liên quan đến kinh doanh thuỷ hải sản và du lịch biển giảm, làm cho
sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân vùng ven biển gặp nhiều khó khăn,
tác động bất lợi quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

SVTH: Đặng Thị Thanh Thương

16


×