Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

giáo trình an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: BIỆN PHÁP PHÕNG HỘ LAO ĐỘNG (PHLĐ) ........................... 3
1.1. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI ............................................ 3
1.2. TAI NẠN LAO DỘNG ......................................................................... 3
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC PHLĐ ................................................... 4
1.4. THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁ NHÂN (PPE) .............................. 4
1.4.1. Các loại PPE ................................................................................. 4
1.4.1.1. Quần áo bảo hộ lao động ....................................................... 4
1.4.1.2. Mũ bảo hộ ............................................................................. 5
1.4.1.3. Dây đai an toàn ..................................................................... 5
1.4.1.4. Giầy bảo hộ .......................................................................... 5
1.4.1.5. Kính bảo hộ .......................................................................... 6
1.4.1.6. Găng tay bảo hộ .................................................................... 6
1.4.1.7. Mặt nạ bảo hộ ....................................................................... 6
1.4.2. Phân loại PPE theo các mối nguy hiểm .......................................... 7
1.4.3. Thủ tục lựa chọn và sử dụng PPE .................................................. 7
1.5. BIỆN PHÁP PHÕNG HỘ LAO ĐỘNG ................................................. 7
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc ................................................................. 7
1.5.1.1. Khái quát chung về chất độc công nghiệp .............................. 7
1.5.1.2. Phân loại các nhóm chất độc ................................................. 8
1.5.1.3. Một số biển báo cần chú ý ..................................................... 9
1.5.1.4. Các biện pháp phòng tránh .................................................... 9
1.5.2. Phòng chống bụi .......................................................................... 10
1.5.2.1. Định nghĩa .......................................................................... 10
1.5.2.2. Phân loại ............................................................................. 10
1.5.2.3. Tính chất hóa lý của bụi ...................................................... 11
1.5.2.4. Tác hại của bụi .................................................................... 12


1.5.2.5. Các biện pháp phòng chống bụi ........................................... 12


1.5.3. Phòng chống cháy nổ................................................................... 13
1.5.3.1. Định nghĩa sự cháy và khái niệm về nổ ............................... 13
1.5.3.2. Các biện pháp phòng chống cháy, nổ và hạn chế cháy nổ lan
rộng ........................................................................................................ 13
1.5.3.3. Chất chữa cháy ................................................................... 15
1.5.3.4. Phƣơng tiên chữa cháy ........................................................ 17
1.5.3.5. Một số biển báo cháy nổ...................................................... 18
1.5.3.6. Tiêu lệnh chữa cháy ............................................................ 18
1.5.4. Thông gió công nghiệp ................................................................ 19
1.5.4.1. Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp ................................... 19
1.5.4.2. Các biện pháp thông gió ...................................................... 20
1.5.4.3. Các hệ thống thông gió ....................................................... 22
1.5.4.4. Biện pháp phòng cháy nổ trong các hệ thống thông gió ....... 24
1.6. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM .................................................................. 26
CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN ................................................... 27
2.1. TÁC HẠI CỦA DÕNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƢỜI ................... 27
2.1.1. Tác dụng kích thích ..................................................................... 27
2.1.2. Gây chấn thƣơng ......................................................................... 27
2.2. CÁC DẠNG TAI NẠN ĐIỆN ............................................................. 29
2.2.1. Các chấn thƣơng do điện ............................................................. 29
2.2.2. Điện giật ..................................................................................... 29
2.3. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN ĐIỆN ....................... 29
2.3.1. Trị số dòng điện .......................................................................... 30
2.3.2. Thời gian dòng điện qua ngƣời .................................................... 30
2.3.3. Đƣờng đi của dòng điện qua cơ thể ngƣời .................................... 30
2.3.4. Tần số dòng điện qua ngƣời ......................................................... 30
2.4. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN ............................................ 30
2.5. PHÂN LOẠI NƠI ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN THEO MỨC NGUY HIỂM . 31



2.6. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN ..................... 31
2.6.1. Các quy định chung về tổ chức trong kỹ thuật an toàn điện .......... 31
2.6.2. Các quy định chung về biện pháp kỹ thuật an toàn điện ............... 32
2.6.2.1. Quy định cách đặt nối đất di động ....................................... 32
2.6.2.2. Quy định an toàn khi làm việc ở bộ phận đang mang điện .... 33
2.7. CÔNG TÁC AN TOÀN ĐIỆN ............................................................ 33
2.7.1. Công tác điện tại nơi ẩm và ƣớt. .................................................. 33
2.7.2. Công tác sử dụng thiết bị điện cầm tay ........................................ 33
2.7.3. Công tác sử dụng thiết bị chiếu sáng di chuyển đƣợc ................... 34
2.7.4. Công tác với cầu chì .................................................................... 34
2.7.5. Công tác với ổ cắm điện .............................................................. 34
2.7.6. Công tác sử dụng máy hàn điện xoay chiều (AC) ......................... 35
2.8. SƠ, CẤP CỨU NGƢỜI BỊ ĐIỆN GIẬT .............................................. 36
2.8.1. Sơ cứu ngƣời bị điện giật ............................................................ 36
2.8.2. Cấp cứu ngƣời bị điện giật........................................................... 38
2.8.2.1. Phƣơng pháp đặt nạn nhân nằm sấp ..................................... 38
2.8.2.2. Phƣơng pháp đặt nạn nhân nắm ngửa................................... 39
2.8.2.3. Hà hơi thổi ngạt .................................................................. 40
2.8.2.4. Xoa bóp tim ngoài lòng ngực .............................................. 41
2.9. MỘT SỐ BIỂN BÁO NGUY HIỂM .................................................... 41
2.10. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ................................................................ 42
CHƢƠNG 3: NGUYÊN TẮC 5S ..................................................................... 43
3.1. KHÁI NIỆM 5S .................................................................................. 43
3.2. TẠI SAO PHẢI 5S? ............................................................................ 44
3.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN 5S ................................................. 44
3.3. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN 5S .............................................................. 45
3.3.1. Seiri – Sàng lọc ........................................................................... 45
3.3.2. Seiton – Sắp xếp .......................................................................... 45
3.3.3. Seiso – Sạch sẽ ............................................................................ 46



3.3.4. Seiketsu – săn sóc ....................................................................... 46
3.3.5. Shitsuke – sẵn sàng ..................................................................... 46
3.4. THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH 5S ................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, nó tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc, xã hội, gia đình và bản thân mỗi
ngƣời lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con ngƣời cũng là một
trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con ngƣời luôn phải
tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trƣờng, v.v... Đây là một quá
trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối
nguy hiểm và rủi ro làm cho ngƣời lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề
nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế đƣợc tai nạn lao động đến
mức thấp nhất?
Để công việc đƣợc hoàn thành một cách trọn vẹn thì sự an toàn của ngƣời lao
động là yếu tố không thể thiếu. Các bạn hoàn toàn có thể đạt đƣợc điều này nếu luôn
quý trọng bản thân, có ý thức tự bảo vệ mình và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về
an toàn lao động mà chúng tôi giới thiệu trong cuốn giáo trình này.
Nội dung giáo trình An toàn lao động gồm:
Chƣơng 1: Biện pháp phòng hộ lao động.
Chƣơng 2: Kỹ thuật an toàn điện
Chƣơng 3: Nguyên tắc 5S
Mặc dù đã đƣợc kiểm tra cẩn thận nhƣng tài liệu chắc chắn còn có sai sót.
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp trong Khoa Điện
– Điện Tử đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho tài liệu này.

Để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn nữa, nhóm tác giả chúng tôi rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp của bạn đọc.
CÁC TÁC GIẢ
ThS. Nguyễn Trung Thị Hoa Trang
ThS. Nguyễn Thị Nhung

1


GIỚI THIỆU MÔ ĐUN
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun:
 Vị trí: Là mô đun bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh về
lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trƣờng.
 Ý nghĩa: Đây là mảng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động nói chung và thợ
điện, điện tử nói riêng công tác trong môi trƣờng công nghiệp.
 Vai trò: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng lao động an toàn.
Mục tiêu của mô đun:
 Về kiến thức:
+ Hiểu đúng những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về
điện cho ngƣời và thiết bị.
 Về kỹ năng:
+ Lắp đặt các hệ thống để bảo vệ an toàn trong công nghiệp và dân dụng
+ Thực hiện các biện pháp sơ, cấp cứu ngƣời bị điện giật.
+ Sinh viên hình thành đƣợc kỹ năng 5S
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề
phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
+ Hƣớng dẫn tối thiểu, giám sát những ngƣời khác thực hiện nhiệm vụ xác
định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
+ Đánh giá chất lƣợng sản phẩm sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của

các thành viên trong nhóm.
Nội dung của mô đun:
Bài 1: Biện pháp phòng hộ lao động.
Bài 2: Kỹ thuật an toàn điện
Bài 3: Nguyên tắc 5S theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Yêu cầu về kiểm tra, đánh gía hoàn thành mô đun
 Phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm
 Phƣơng pháp thực hành kiểm tra tại chỗ
 Thi kết thúc trắc nghiệm
2


CHƢƠNG 1: BIỆN PHÁP PHÕNG HỘ LAO ĐỘNG (PHLĐ)
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này ngƣời học có khả năng:
 Kiến thức: Hiểu rõ các yếu tố nguy hiểm và có hai khi tham gia lao động và
các tai nạn lao động có thể gặp phải trong quá trình lao động. Hiểu rõ các
nguyên tắc phòng hộ lao động.
 Kĩ năng: Thực hiện tốt các kỹ năng phòng hộ lao động
 Thái độ: Yêu cầu ngƣời học có thái độ học tập nghiêm túc.
NỘI DUNG CHI TIẾT
1.1. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI
Yếu tố nguy hiểm có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ
cũng xuất hiện các yếu tốt vật chất có ảnh hƣởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây
tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Cụ thể là:
 Các yếu tố vật lý nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bụi, các bức xạ có
hại, v.v...
 Các yếu tố hóa học nhƣ hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng
xạ, v.v...
 Các yếu tố sinh vật, vi sinh nhƣ các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,

côn trùng, rắn, v.v...
 Các yếu tố bất lợi về tƣ thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xƣởng chật hẹp, mất vệ sinh, v.v...
 Các yếu tố tâm lý không thuận lợi, v.v...
1.2. TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể ngƣời lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động.
Tai nạn lao động có thể đƣợc phân ra làm 3 loại nhƣ sau:
 Chấn thương:
Là tai nạn mà kết quả gây nên những viết thƣơng hay hủy hoại một phần cơ
thể ngƣời lao động, làm tổn thƣơng tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh
viễn, thậm chí gây tử vong. Chấn thƣơng có tác động đột ngột.
 Bệnh nghề nghiệp:
3


Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng
ồn, rung, v.v...) đối với ngƣời lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức
khỏe hay làm ảnh hƣởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của ngƣời lao động.
Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe ngƣời lao động một cách dần dần và lâu
dài.
 Nhiễm độc nghề nghiệp:
Là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể
ngƣời lao động trong quá trình sản xuất.
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC PHLĐ
Mục tiêu của công tác PHLĐ là:
 Thông qua các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại
trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
 Tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn
để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

 Nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính mạng ngƣời lao động và cơ sở
vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lƣợng sản xuất, tăng năng
suất lao động.
1.4. THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁ NHÂN (PPE)
PPE - Personal Protective Equypment: thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, là
thiết bị bảo vệ đƣợc ngƣời lao động dùng khi làm việc để ngăn ngừa tai nạn nghề
nghiệp và giảm mức độ thƣơng tật hoặc bảo vệ ngƣời lao động trƣớc các mối
nguy hiểm và các rủi ro.
1.4.1. Các loại PPE
1.4.1.1. Quần áo bảo hộ lao động
Sử dụng
PPE phải là

Mặc quần áo bảo hộ lao
động mỗi khi làm việc nên là một

thói quen.

thói quen để bảo vệ cơ thể và sức
khỏe của bạn khỏi những nguy
hiểm có thể xảy ra trong quá trình
lao động.
4


1.4.1.2. Mũ bảo hộ
Nên sử dụng

Mũ an toàn để ngăn


mũ bảo hộ mỗi
khi lao động.

ngừa các mối nguy hiểm có
thể xảy ra bởi các vật rơi từ
trên cao xuống hoặc đang di
chuyển trên không và sự cố vô
ý ngã xuống khi làm việc trên
cao.
1.4.1.3. Dây đai an toàn

Đeo dây đai an toàn để ngăn
ngừa các mối nguy hiểm có thể xảy
ra bởi việc ngã từ một vị trí làm việc
ở trên cao.

Khi làm việc

trên cao.

1.4.1.4. Giầy bảo hộ

Mang giày bảo hộ khi làm việc
để ngăn ngừa các mối nguy hiểm có thể
xảy ra bởi các vật sắc, nhọn có thể rơi
trên sàn hoặc chống tĩnh điện hay các
hóa chất nguy hiểm.

5



1.4.1.5. Kính bảo hộ

Bảo vệ mắt

Đeo kính bảo hộ sẽ giúp bạn ngăn
ngừa các mối nguy hiểm có thể xảy ra
bởi các vật đang bay trong không trung
và ánh sáng nguy hại.

1.4.1.6. Găng tay bảo hộ
Đeo găng tay bảo hộ khi lao
động để phòng tránh các mảnh bắn ra
và các nguy hại có thể xảy ra trong khi
hàn hoặc các hoạt động lao động khác
cần phải bảo vệ đôi tay của bạn.

Sử dụng
triệt để găng
tay bảo hộ

1.4.1.7. Mặt nạ bảo hộ

Mang mặt nạ phòng độc khi làm việc ở nơi có khí, khói, bụi độc.
Mang mặt hàn để ngăn các mối nguy hại có thể gây ra bởi tia lửa hoặc các
vật sắc nhọn trong quá trình hàn, hoặc ngăn ngừa rối loại thị giác gây ra bởi ánh
sáng nguy hiểm.
6



1.4.2. Phân loại PPE theo các mối nguy hiểm
Các mối nguy hiểm

Các loại PPE

Khí gas, hơi nƣớc, Hô hấp (mặt nạ hàn, mặt nạ phòng độc), găng tay bảo
bụi, v.v...
hộ, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ, v.v...
Nhiệt bức xạ

Quần áo bảo hộ làm bằng vải chống nóng, chống nhiệt

Hóa chất ăn mòn

Găng tay bảo hộ, mặt nạ bảo hộ, giày bảo hộ, quần áo
bảo hộ.

Ánh sáng nguy hiểm Kính bảo hộ
Tiếng ồn

Nút tai, chụp tai

Rung

Găng tay bảo vệ chống rung

Thiếu oxy

Thiết bị lọc khí, lọc oxy và cấp khí


1.4.3. Thủ tục lựa chọn và sử dụng PPE
 PPE phải đƣợc cung cấp phù hợp với mục đích công việc và sẽ luôn phải đƣợc
sử dụng trƣớc khi tiến hành công việc.
 PPE phải luôn đƣợc sử dụng và phải đƣợc lau chùi, bảo quản sạch sẽ.
 PPE phải đƣợc sử dụng duy nhất cho từng cá nhân (để ngăn ngừa bệnh truyền
nhiễm).
 Nhân viên vận hành phải quen thuộc với việc sử dụng PPE hàng ngày.
1.5. BIỆN PHÁP PHÕNG HỘ LAO ĐỘNG
Nhƣ đã phân tích trong mục 1.2 về những tổn thƣơng con ngƣời có thể gặp
phải trong lao động thì trong mục này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu về các nguyên
nhân cũng nhƣ biện pháp khắc phục tai nạn lao động.
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
1.5.1.1. Khái quát chung về chất độc công nghiệp
Khái niệm: Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi
xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lƣợng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh
do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
Tính độc hại của các hoá chất : Phụ thuộc vào các loại hoá chất, nồng độ,
thời gian tồn tại trong môi trƣờng mà ngƣời lao động tiếp xúc với nó. Các chất
7


độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì chúng dễ thấm vào các tổ chức thần
kinh của ngƣời và gây tác hại tới sức khỏe.
Các chất độc có trong môi trƣờng làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể qua
các con đƣờng nhƣ: hô hấp, tiêu hoá và qua việc tiếp xúc với da.
1.5.1.2. Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất độc

Chất độc


Đƣờng xâm
nhập

Tác hại

Nhóm chất gây Axit, kiềm, vôi Tiếp xúc với Gây tổn thƣơng cho da
bỏng,
kích tôi, v.v...
da và mắt.
và mắt. Bỏng nặng có
thể gây choáng, mê man,
nếu trúng mắt có thể gây

thích da, niêm
mạc.

mù lòa.
Nhóm chất gây Hơi clo, hơi Đƣờng hô hấp
kích
thích crom, NH3, SO2,

Gây ho, viêm họng, co
thắt phế quản, phù phổi,

đƣờng hô hấp

v.v...

NO, NO2 , v.v...


Nhóm chất gây CO, CO2 , C2 H5, Đƣờng hô hấp
ngạt.
CH4 , N2 , v.v...

Chóng mặt, buồn nôn,
hoặc tử vong, v.v...

Nhóm chất độc Các loại Hydro Đƣờng hô hấp Gây suy nhƣợc hệ thần
với hệ
kinh.

thần cacbua,
rƣợu, hoặc tiêu hóa.
xăng, Benzen,
Thuốc trừ sâu,
Chì, H2S, CS2,
v.v...

Nhóm chất gây Thuỷ ngân, chì, Đƣờng
độc với cơ quan phenol, benzen, hóa
nội tạng
mangan,
hợp
chất asen, v.v...

8

kinh nhƣ trí nhớ kém,
mất trí, tê liệt thần kinh,
hôn mê, v.v...


tiêu Gây đau bụng, viêm
thận, sơ gan, ung thƣ
gan, sẩy thai, v.v...


1.5.1.3. Một số biển báo cần chú ý

Hình 1 – 1

Hình 1 – 2

Hình 1 – 3

Hình 1 – 4

Hình 1 – 1: Chất độc

Hình 1 – 2: Chất độc sinh học

Hình 1 – 3: Chất thải nguy hại

Hình 1 – 4: Chất ăn mòn

1.5.1.4. Các biện pháp phòng tránh
 Biện pháp kỹ thuật
 Hạn chế hoặc thay thế các hóa chất độc hại.
 Tự động hoá quá trình sản xuất hoá chất.
 Các hoá chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
 Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.

 Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vực sản xuất.
 Tổ chức hợp lý hoá quá trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận toả ra hơi độc,
đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ,
v.v...
 Biện pháp phòng hộ cá nhân:
 Trang bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE)
 Biện pháp vệ sinh – y tế
 Xử lý chất thải trƣớc khi đổ ra ngoài.
 Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
 Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể sạch sẽ.
 Biện pháp sơ cấp cứu
Khi có nhiễm độc cần tiến hành các bƣớc sau:
 Đƣa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo bị nhiễm độc. Chú ý
giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân.
 Cho uống ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản
9


thông suốt. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng.
 Rửa sạch da bằng xà phòng nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng
nƣớc sạch.
 Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phƣơng pháp giải độc đúng cách (gây nôn,
xong cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nƣớc rồi
uống nƣớc đƣờng gluco hay nƣớc mía, v.v...)
 Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng thì đƣa đi bệnh viện cấp cứu.
1.5.2. Phòng chống bụi
1.5.2.1. Định nghĩa
Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn, có đƣờng kính nhỏ cỡ và micrômét
(m) đến nửa milimét (mm).
1.5.2.2. Phân loại

Có thể phân loại bụi theo 3 cách sau:
 Phân loại theo nguồn gốc:
Bục thực vật : gỗ, bông, v.v...
 Bụi hữu cơ:
Bụi động vật : lông, len, tóc, v.v...
Bụi khoáng chất : thạch anh, amiang, v.v...
 Bụi vô cơ:
Bụi kim loại : sắt, đồng, chì, v.v...
 Bụi nhân tạo: Nhựa hóa học, cao su, v.v...
 Phân loại theo kích thước:
 Bụi bay: là những hạt bụi lơ lửng trong không khí (gọi là aerozon), có kích
thƣớc nhỏ cỡ 0,001m. Bụi này thƣờng gây tổn thƣơng nặng cho đƣờng hô
hấp và phổi vì chúng có thể đƣợc hít sâu vào trong cơ thể.
 Sƣơng khói, sƣơng mù: gồm hơi, khói, các hạt bồ hóng gây ra bởi cháy rừng, ô
nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải xe cộ, động cơ đốt trong và khói
công nghiệp, có kích thƣớc trung bình <10m. Bụi này có thể gây mất tầm
nhìn, gây hại cho đƣờng hô hấp, da và mắt, v.v...

10


 Bụi lắng: khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể (gọi là aerogen), có kích thƣớc
lớn cỡ >10m. Bụi này thƣờng gây tác hại cho da và mắt, gây nhiễm trùng, dị
ứng, v.v...
 Phân loại theo tác hại:
 Bụi gây nhiễm độc: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Benzen, v.v...
 Bụi gây dị ứng: Bông gai, phân hóa học, v.v...
 Bụi gây ung thƣ : Bụi quặng, bụi crom, v.v...
 Bụi gây xơ phổi : Bụi silic, amiang, thạch anh, v.v...
1.5.2.3. Tính chất hóa lý của bụi

1- Độ phân tán
Độ phân tán là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng
lƣợng hạt bụi và sức cản không khí. Hạt bụi càng lớn càng dễ rơi tự do, hạt càng
mịn rơi chậm và hạt nhỏ hơn 0,1 μm thì chuyển động Brao trong không khí.
Những hạt bụi mịn gây hại cho phổi nhiều hơn.
2- Sự nhiễm điện của bụi
Dƣới tác dụng của một điện trƣờng mạnh các hạt bụi bị nhiễm điện và sẽ bị
cực của điện trƣờng hút với những vận tốc khác nhau tùy thuộc kích thƣớc hạt
bụi. Tính chất này của bụi đƣợc ứng dụng để lọc bụi bằng điện.
3- Tính cháy nổ của bụi
Các hạt bụi càng nhỏ mịn diện tích tiếp xúc với oxi càng lớn, hoạt tính hóa
học càng mạnh, dễ bốc cháy trong không khí. Ví dụ nhƣ bột sắt, bột cacbon, bột
côban, bông vải, v.v... có thể tự bốc cháy trong không khí.
Nếu có mồi lữa nhƣ tia lữa điện, các loại đèn không có bảo vệ lại càng
nguy hiểm hơn.
4- Tính lắng trầm nhiệt của bụi
Cho một luồng khói đi qua một ống dẫn từ vùng nóng sang vùng lạnh hơn,
phần lớn khói bị lắng trên bề mặt ống lạnh, hiện tƣợng này là do các phần tử khí
giảm vận tốc từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự lắng trầm của bụi đƣợc ứng dụng
để lọc bụi.

11


1.5.2.4. Tác hại của bụi
Bụi trong không khí, nhất là các hạt < 5m có thể vào tận phế nang của
ngƣời. Bụi có thể gây ra một số bệnh sau:
 Bệnh phổi nhiễm bụi: là do ngƣời hít thở bầu không khí có bụi khoáng, bụi
amiang, bụi than và bụi kim loại. Thƣờng gặp ở những công nhân khai thác,
chế biến, vận chuyển quặng, kim loại, than, v.v...

 Bệnh silicose: là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, v.v...
Bệnh này chiếm 40-70% trong tổng số bệnh về phổi.
 Bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom,
asen, v.v...
 Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét nhƣ bụi vôi, bụi
dƣợc phẩm, thuốc trừ sâu. Bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa,
bụi nhựa than dƣới tác dụng của ánh nắng làm cho da bị ngứa, sƣng tấy, bỏng,
mắt sƣng đỏ, chảy nƣớc mắt.
 Bệnh về mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, v.v... Bụi kiềm hoặc axit gây
bỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù.
 Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ
dày gây tổn thƣơng niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bụi chì gây ra bệnh
thiếu máu, giảm hồng cầu, gây rối loại thận.
1.5.2.5. Các biện pháp phòng chống bụi
 Biện pháp kỹ thuật :
 Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất sinh bụi nhằm cách ly công nhân ra
khỏi nơi phát sinh ra bụi.
 Thay đổi phƣơng pháp công nghệ (VD: trong xƣởng đúc làm sạch bằng nƣớc thay
cho việc làm sạch bằng phun cát).
 Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xƣởng có nhiều bụi.
 Biện pháp phòng hộ cá nhân: Trang bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE)
 Biện pháp vệ sinh – y tế:
 Có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
 Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể sạch sẽ.

12


1.5.3. Phòng chống cháy nổ
1.5.3.1. Định nghĩa sự cháy và khái niệm về nổ

 Định nghĩa sự cháy:
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Đám cháy
là sự cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con ngƣời, gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng con ngƣời và tài sản.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trƣng: Có phản ứng hóa
học, có tỏa nhiệt, phát ra ánh sáng. Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là
sự cháy, thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
 Khái niệm nổ:
Nổ thƣờng có tính cơ học và tạo ra môi trƣờng áp lực lớn làm phá huỷ mọi
thứ xung quanh. Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính:
Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó
không chịu đƣợc áp lực lớn nên bị nổ (nhƣ nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ
nồi hơi các thiết bị áp lực khác, v.v...)
Nổ hóa học: là hiện tƣợng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí
xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
1.5.3.2. Các biện pháp phòng chống cháy, nổ và hạn chế cháy nổ lan rộng
 Các biện pháp phòng chống cháy nổ:
Những biện pháp phòng cháy nổ bao gồm các biện pháp về kĩ thuật, tổ
chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp luật của nhà nƣớc.
Biện pháp kĩ thuật thể hiện ở việc chọn lựa phƣơng pháp sản xuất, chọn vật
liệu kết cấu, vật liệu xây dựng, biện pháp xây dựng và các hệ thống thông tin, báo
hiệu, v.v... Để đảm bảo tránh đƣợc cháy và nổ khi tiến hành các quá trình kĩ thuật,
cần có các biện pháp sau đây:
1) Thay thế các khâu sản xuất nguy hiển bằng những khâu ít nguy hiểm hơn.
2) Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất có tính chất nguy hiểm.
3) Thiết bị phải đảm bảo kín.
4) Nếu quá trình sản xuất phải dùng dung môi, nên chọn dung môi khó bay
hơi, khó cháy thay cho dung môi dễ bay hơi, dễ cháy.
5) Dùng thêm các phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính
cháy nổ của hỗn hợp cháy.

13


6) Cách li hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị,
công đoạn khác.
7) Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chổ sản xuất có liên
quan tới các dễ cháy nổ. Tránh mọi khả năng tạo ra nồng độ nguy hiểm của
chất cháy trong các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.
8) Trƣớc khi ngừng thiết bị để sửa chữa, trƣớc khi đƣa vào hoạt động trở lại
cần thổi hơi nƣớc, khí trơ vào thiết bị đó.
9) Giảm tới mức thấp nhất lƣợng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất. Tất cả
các biện pháp trên cần đƣợc giải quyết tốt ngay từ khi chọn phƣơng án thiết
kế.
 Phương pháp chữa cháy:
Là hoạt động liên tục, chính xác của con ngƣời theo một trình tự nhất định
hƣớng vào gốc đám cháy, nhằm tạo điều kiện để dập tắt đám cháy.
Các phƣơng pháp chữa cháy là:
 Làm loảng chất tham gia phản ứng bằng cách đƣa vào vùng cháy những chất
không tham gia phản ứng cháy, nhƣ CO2, N2, v.v...
 Ức chế phản ứng cháy bằng cách đƣa vào vùng cháy những chất có tham gia
phản ứng, nhƣng có khả năng biến đổi chiều của phản ứng từ phát nhiệt thành
thu nhiệt, nhƣ brommetyl, brometyl, v.v...
 Ngăn cách, không cho oxy thâm nhập vào vùng cháy, nhƣ dùng bọt, cát, chăn
phủ.
 Làm lạnh vùng cháy cho đến dƣới nhiệt độ bắt cháy của các chất cháy.
 Phƣơng pháp tổng hợp. Ví dụ đầu tiên chữa cháy bằng phƣơng pháp làm lạnh,
sau đó bằng phƣơng pháp cách li.
 Hạn chế cháy nổ lan rộng:
Để ngăn chặn đám cháy lan truyền cần dùng các biện pháp sau:
 Trên các đƣờng ống dẫn chất lỏng đặt các van ngƣợc, tấm lƣới lọc và van thuỷ

lực, v.v...
 Trên các đƣờng ống dẫn khí đặt các van thuỷ lực, bộ phận chặn lửa, màng
chống nổ.
 Trên các đƣờng ống dẫn hỗn hợp bụi – không khí đặt các tấm chắn hay van tự
động chặn lửa.

14


 Tại chỗ băng tải nghiêng hay ngang chui qua tƣờng chặn lửa đặt các cửa tự
đóng hoặc màng nƣớc chặn lửa.
 Đặt tƣờng ngăn cháy; chọn khoảng cách chống cháy thích hợp, cửa sổ thích
hợp.
1.5.3.3. Chất chữa cháy
Chất chữa cháy là chất khi tác dụng vào đám cháy sẽ tạo ra những điều kiện
nhất định và duy trì điều kiện ấy trong một thời gian để dập tắt đám cháy.
Chất chữa cháy có thể có nhiều loại khác nhau nhƣ: thể rắn, thể lỏng hay
thể khí. Mỗi thứ có những đặc tính riêng và phạm vi sử dụng nhất định. Tuy nhiên
tất cả các chất chữa cháy đều có những yêu cầu sau:
1) Có hiệu quả cao khi cứu chữa, nghĩa là tiêu hao chất chữa cháy trên đơn vị
diện tích cháy, trong một đơn vị thời gian phải ít nhất, mà kết quả cứu chữa
lại cao nhất.
2) Tìm kiếm dễ dàng và rẻ tiền.
3) Không gây độc đối với ngƣời và vật trong khi sử dụng , bảo quản.
4) Không làm hƣ hỏng các thiết bị cứu chữa và các thiết bị, đồ vật đƣợc cứu.
Kết quả cứu chữa một đám cháy phụ thuộc rất nhiều vào cƣờng độ phun
chất chữa cháy. Cƣờng độ phun chất chữa cháy là lƣợng chất chữa cháy cần thiết
để dập tắt đám cháy trên một đơn vị diện tích và trong một đơn vị thời gian.
Những chất chữa cháy đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:
1- Nước, hơi nước, bụi nước

Nƣớc có nhiệt độ hoá hơi lớn làm
giảm nhanh nhiệt độ bốc hơi. Lƣợng
nƣớc phun vào đám cháy phụ thuộc vào
cƣờng độ phun nƣớc, vào nhiệt độ cháy
và diện tích bề mặt của đám cháy. Để
giảm thời gian phun nƣớc ngƣời ta
thêm một vài hợp chất để giảm sức
căng bề mặt của vật liệu nhƣ bông, len,
lông, v.v...
Trong công nghiệp, hơi nƣớc thƣờng đƣợc sử dụng để chữa cháy. Tác dụng
chính của hơi nƣớc là pha loảng nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ oxi đi
vào vùng cháy.
15


Bụi nƣớc là nƣớc đƣợc phun thành hạt rất bé nhƣ bụi làm tăng đáng kể bề
mặt tiếp xúc của nó với đám cháy. Sự bay hơi nhanh các hạt nƣớc làm nhiệt độ
đám cháy giảm nhanh và pha loãng nồng độ chất cháy, hạn chế sự thâm nhập của
oxi vào vùng cháy.
Lưu ý:
 Không dùng nước để chữa cháy các kim loại hoạt động như K, Na, Ca hoặc
đất đèn và các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1700 o C.
 Không dùng nước để chữa cháy xăng, dầu.
2- Bình chữa cháy bọt hóa học
Bình bọt hóa học gồm hai phần: bình sắt bên ngoài đựng dung dịch natri
bicacbônat (NaHCO 3), bình thủy tinh bên trong đựng dung dịch aluminsunfat
(Al2(SO)3 )

Không đƣợc sử dụng bọt hoá học chữa các đám cháy của kim loại, đất đèn,
các thiết bị điện hoặc các đám cháy có nhiệt độ lớn hơn 1700 oC.

Ngoài bọt hoá học ngƣời ta còn chế tạo một loại bọt khác có tên là “bọt hoà
không khí”. Loại bọt này đƣợc sản xuất bằng cách khuấy trộn không khí với dung
dịch tạo bọt. Bọt hoà không khí tạo ra thể tích bọt lớn hơn hai lần so với bọt hoá
học nên hiệu quả chữa cháy tốt. Bọt hoà không khí cũng dùng để chữa cháy xăng
dầu và các chất lỏng khác.
3- Bột chữa cháy
Là các chất chữa cháy rắn. Đó là các hợp chất vô cơ và hữu cơ không cháy
nhƣng chủ yếu là các chất vô cơ. Bột chữa cháy dùng để chữa cháy kim loại, các
chất rắn và chất lỏng. Dùng khí nén để vận chuyển bột chữa cháy vào đám cháy.
16


4- Các loại khí
Là các chất cháy thể khí nhƣ CO2, N2, v.v... Tác dụng chính là pha loãng
nồng độ chất cháy. Ngoài ra còn có tác dụng làm lạnh đám cháy vì các khí CO2,
N2 thoát ra từ bình khí nén có áp suất cao. Khi giảm áp suất đột ngột đến áp suất
khí quyển thì bản thân khí lạnh đi theo hiệu ứng tiết lƣu (dãn khí đoạn nhiệt).
Lƣu ý: Không được dùng khí chữa cháy để chữa những đám cháy mà chất
cháy có thể kết hợp với nó thành những chất cháy nổ mới.
5- Các chất halogen
Các chất halogen dùng để chữa cháy có hiệu quả rất lớn. Tác dụng chủ yếu
của nó là ức chế phản ứng cháy. Ngoài ra, chất halogen còn có tác dụng làm lạnh
đám cháy. Các chất halogen dễ thấm ƣớt vào các vật cháy, vì vậy thƣờng để chữa
cháy cho các chất khó thấm nƣớc nhƣ bông, vải, sợi.
1.5.3.4. Phương tiên chữa cháy
1- Loại cơ giới:
Phƣơng tiện, dụng cụ chữa cháy cơ giới bao gồm loại di động và cố định.
Phƣơng tiện và dụng cụ chữa cháy di động gồm các loại xe chữa cháy, xe
chuyên dùng, xe thang, xe thông tin và ánh sáng, xe chỉ huy, tuần tra, trang bị cho
các đội chữa cháy chuyên nghiệp của thành phố, thị xã. Xe chữa cháy gồm nhiều

loại nhƣ: xe chữa cháy, xe thông tin và ánh sáng, xe hoà bọt không khí, xe rải vòi,
xe thang, xe chỉ huy và xe phục vụ chiến đấu. Ngoài ra ngƣời ta còn dùng bơm
chữa cháy.

17


Phƣơng tiện chữa cháy cố định nhƣ: hệ thống phun bọt chữa cháy dùng cho
các kho xăng dầu, trƣờng học, cơ quan, xí nghiệp, hệ thống chũa cháy bằng bọt,
bằng khí CO2.
2- Loại thô sơ
Bao gồm các loại nhƣ: bình chữa cháy, bơm tay, các loại dụng cụ chữa
cháy nhƣ: gầu, xô, thang, phuy đựng nƣớc, v.v...
Các loại bình bọt nhƣ : bình bọt hoá học, bình bọt hoà không khí, bình chữa
cháy bằng khí CO2.
3- Phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động
Phƣơng tiện báo cháy và chữa cháy tự động thƣờng đƣợc đặt ở những mục
tiêu quan trọng cần đƣợc bảo vệ.
Phƣơng tiện báo cháy tự động dùng để phát hiện cháy từ đầu và báo về
trung tâm chỉ huy chữa cháy.
Báo cháy tự động còn bao gồm cả thông tin liên lạc hai chiều giữa đám
cháy và trung tâm chỉ huy giữa đám cháy và hệ thống máy tính để có những thông
số kĩ thuật về chữa cháy nhƣ chọn đƣờng đi đến đám cháy, số lƣợng phƣơng tiện,
hoá chất cần dùng và lựa chọn phƣơng án chữa cháy tối ƣu.
Phƣơng tiện chữa cháy tự động là phƣơng tiện tự động đƣa chất chữa cháy
vào đám cháy và dập tắt ngọn lửa.
1.5.3.5. Một số biển báo cháy nổ

Hình 1 – 5


Hình 1 – 6

Hình 1 – 7

Hình 1 – 8

Hình 1 – 5: Biển báo chất dễ cháy

Hình 1 – 6: Biển báo chất oxy hóa

Hình 1 – 7: Biển báo chất nổ

Hình 1 – 8: Biển báo bình nén khí

1.5.3.6. Tiêu lệnh chữa cháy
Khi xảy ra hỏa hoạn, việc đầu tiên các bạn cần làm đó là phải thật bình
tĩnh, sau đó thực hiện chữa cháy theo quy trình sau:
18


Hình 1 – 9: Tiêu lệnh chữa cháy
1.5.4. Thông gió công nghiệp
1.5.4.1. Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp
Tuỳ theo dạng yếu tố độc hại cần khắc phục mà thông gió có thể có những
nhiệm vụ sau đây:
 Thông gió chống nóng:
Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, đƣa không khí
mát và khô ráo vào nhà để đẩy không khí nóng ẩm, oi bức từ trong ra ngoài.
Thông gió chống nóng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
 Đảm bảo đƣợc nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối và vận tốc gió trong toàn nhà

hoặc ở từng khu vực làm việc riêng biệt ở giới hạn mong muốn.
 Thông gió chống nóng chỉ giới hạn trong việc khử nhiệt thừa sinh ra trong
nhà để giữ cho nhiệt độ không khí ở một giới hạn khả dĩ.
 Tại những vị trí làm việc với cƣờng độ lao động nặng hoặc tại những chỗ
làm việc gần các nguồn bức xạ có nhiệt độ cao, cần bố trí hệ thống thổi gió
19


với vận tốc lớn (từ 2-5m/s) để tăng hiệu quả làm mát của môi trƣờng không
khí.
 Thông gió khử bụi và hơi khí độc:
 Tại những nguồn toả bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hệ thống hút không
khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, trƣớc khi thải cần phải lọc sạch bụi hoặc
khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh nhiễm bẩn khí quyển.
 Tổ chức trao đổi không khí, đƣa không khí trong sạch từ bên ngoài vào để
bù lại chỗ không khí đã hút thải đi.
 Lƣợng khí sạch đƣa vào phải đủ để hoà loãng lƣợng bụi hoặc lƣợng khí độc
còn sót lại trong nhà xuống tới mức cho phép.
Tóm lại việc thông gió chống nóng hay thông gió khử bụi và hơi độc cần
kết hợp chặt chẽ với việc bố trí dây chuyền công nghệ.
 Những khu vực có toả nhiều nhiệt, bụi hoặc khí độc cần bố trí cách ly với
các khu vực khác.
 Tận dụng bố trí những thiết bị có tỏa nhiều nhiệt, bụi ở những phòng trống
hoặc ở ngoài trời; các nguồn tỏa nhiệt, bụi độc hại cần đƣợc vây kín và có
hệ thống hút thải, v.v...
1.5.4.2. Các biện pháp thông gió
Xét nguyên nhân gây ra sự lƣu thông và trao đổi không khí giữa bên trong
và bên ngoài nhà thì các biện pháp thông gió có thể phân chia thành: thông gió tự
nhiên và thông gió nhân tạo hay còn gọi là thông gió cơ khí.
1- Thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên là trƣờng hợp thông gió mà sự lƣu thông không khí từ
bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra ngoài thực hiện đƣợc nhờ yếu tố tự
nhiên nhƣ nhiệt thừa và gió.
Dƣới tác dụng của nhiệt tỏa ra, không khí phía trên nguồn nhiệt bị đốt nóng
và trở nên nhẹ hơn không khí nguội xung quanh. Không khí nóng và nhẹ tạo thành
luồng bốc lên cao và theo các cửa bên trên bốc ra ngoài. Đồng thời, không khí
nguội xung quanh trong phân xƣởng và không khí mát ngoài trời theo các cửa bên
dƣới đi vào nhà thay cho phần không khí đã bốc lên cao làm hạ thấp nhiệt độ
trong phòng.

20


Nhƣ vậy, nhờ có nguồn nhiệt mà hình thành đƣợc sự trao đổi không khí
giữa bên trong và bên ngoài.

Trƣờng hợp ngoài trời có gió và gió thổi chính diện vào nhà thì trên mặt
trƣớc của nhà áp suất của gió có trị số dƣơng gọi là mặt đón gió, còn trên mặt phía
sau thì áp suất gió có trị số âm gọi là mặt khuất gió. Nếu trên mặt đón gió và
khuất gió có mở cửa thì gió sẽ thổi qua nhà từ phía áp suất cao đến phía áp suất
thấp. Kết quả ta vẫn đƣợc sự lƣu thông và trao đổi không khí giữa bên trong và
bên ngoài nhà, nhƣng khác với trƣờng hợp trên, ở nay sự trao đổi không khí la do
gió gây ra.
Trong hai trƣờng hợp thông gió tự nhiên nêu trên, bằng cách bố trí hợp lý
các cửa thông gió. Do đó ngƣời ta còn gọi các trƣờng hợp thông gió nói trên là
thông gió có tổ chức.
2- Thông gió nhân tạo
Thông gió cơ khí là trƣờng hợp thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng
động cơ điện để làm không khí chạy từ chỗ này sang chỗ khác. Bằng máy quạt và
đƣờng ống nối liền với nó ta có thể lấy không khí trong sạch ngoài trời thổi vào

trong nhà hoặc hút không khí nóng và ô nhiễm trong nhà thải ra ngoài. Nhƣ vậy
thông gió cơ khí có hai trƣờng hợp: hệ thống thông gió cơ khí thổi vào và hệ
thống thông gió hút ra.
 Trƣờng hợp thổi vào thƣờng đƣợc áp dụng khi chỉ cần đƣa không khí mát
và trong sạch vào một số vị trí làm việc cần thiết, còn những khu vực khác
của phân xƣởng có thể sử dụng thông gió tự nhiên.

21


×