BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
ĐINH VIẾT TUYÊN
THỰC TRẠNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG
CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY CÔNG NGHIỆP VÀ
HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62 720117
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ MINH KỲ
GS.TSKH. VŨ MINH THỤC
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này , tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ , tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo , các nhà khoa học , các cán bộ . Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành
tới:
Tập thể Ban lãnh đạo , Phòng đào tạo sau đại học , Bộ môn Dịch tễ học của
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tập thể thầy giáo hướng dẫn khoa họcđã hết lòng giúp đỡ
, hướng dẫn và
động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trì nh nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể lãnh đạo, đồng nghiệp của Bệnh viện đa
khoa Xanh Pôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
, chia sẻ công việc trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động của Công
ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan , anh chị em cộng tác viên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình , bố mẹ , anh chị em,
bạn bè và người vợ yêu quý đã luôn ở bên cạnh động viên , chia sẻ khó khăn cũng
như giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Đinh Viết Tuyên
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Đinh Viết Tuyên, Nghiên cứu sinh khóa 32 chuyên ngành Dịch Tễ
Học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ƣơng.
1. Đây là Luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
trực tiếp của PGS.TS. Lê Minh Kỳ; GS.TSKH. Vũ Minh Thục.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Ngƣời viết cam đoan
Đinh Viết Tuyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN......................................................................3
1.1.1. Môi trƣờng lao động công nhân dệt may...................................................3
1.1.2. Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng ................................................................6
1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân dệt
may .............................................................................................................. 12
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG .........................................................................................................................19
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 19
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 22
1.3. CÁC GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG .................................................................................26
1.3.1. Các giải pháp dự phòng .................................................................... 26
1.3.2. Các giải pháp điều trị viêm mũi dị ứng....................................................32
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39
2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................ 39
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 39
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 40
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 40
2.1.4. Các giai đoạn của nghiên cứu ........................................................... 41
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 41
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................... 42
2.2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 45
2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu ................................................................ 50
2.2.5. Phƣơng pháp, kỹ thuật thu thập thông tin: ........................................ 52
2.2.6. Khống chế sai số ............................................................................... 61
2.3. QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..........................................61
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ............................................................61
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 62
3.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN .........................................................62
3.1.1. Môi trƣờng lao động ......................................................................... 62
3.1.2. Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng tại Công ty Hoàng Thị Loan ...... 66
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ......................... 72
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ ỨNG..... 77
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 77
3.2.2. Kết quả cận lâm sàng ........................................................................ 79
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ...........................................................82
3.3.1. Hiệu quả lâm sàng ............................................................................. 82
3.3.2. Hiệu quả cận lâm sàng ...................................................................... 90
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 91
4.1. VỀ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN .........................................................91
4.1.1. Về thực trạng môi trƣờng lao động ................................................... 91
4.1.2. Về thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng .......................................................95
4.1.3. Về một số yếu tố liên quan............................................................... 97
4.2. VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM MŨI DỊ
ỨNG .............................................................................................................. 106
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 106
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................... 109
4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP ............................................................................. 110
4.3.1. Hiệu quả lâm sàng ........................................................................... 110
4.3.2. Hiệu quả cận lâm sàng .................................................................... 120
4.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................ 123
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
1. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG
DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG
NHÂN MAY CÔNG NGHIỆP ........................................................................... 124
1.1. Thực trạng môi trƣờng lao động ........................................................ 124
1.2. Thực trạng bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông và các yếu tố
liên quan .................................................................................................... 124
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ
ỨNG ...................................................................................................................... 125
2.1. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 125
2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 125
3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARIA
Allergic Rhinitis and its Impact Asthma - Tổ chức nghiên cứu
tác động của viêm mũi dị ứng lên hen phếquản
BHLĐ
Bảo hộ lao động
CysLTs
Cysteinyl-leukotrienes
DN
Dị nguyên
DNBB
Dị nguyên bụi bông
DNNN
Dị nguyên nghề nghiệp
ĐKLĐ
Điều kiện lao động
HPQ
Hen phế quản
IL
Interleukin
KAP
Knowledge, attitude, practice (Kiến thức, thái độ, thực hành)
KN-KT
Kháng nguyên - kháng thể
LTA4
Leukotriene A 4
LTRAs
Anti leukotrienes - Thuốc kháng leukotrien
MDĐH
Miễn dịch đặc hiệu
NLĐ
Ngƣời lao động
TCVSCP
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
VKM
Viêm kết mạc
VMDƢ
Viêm mũi dị ứng
VMDƢNN
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
WHO
World Health Organization – Tổ chức y tế thế giơi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu ......................................................................... 50
Bảng 2.2. Đánh giá mức phản ứng của test lẩy da .................................................... 58
Bảng 3.1. Kết quả đo vi khí hậu tại các nhà máy ...................................................... 62
Bảng 3.2. Bụi bông trong môi trƣờng lao động công ty........................................... 64
Bảng 3.3. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 66
Bảng 3.4. Tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân ......................................... 67
Bảng 3.5. Thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi tại các phân xƣởng của công
nhân ............................................................................................................................... 67
Bảng 3.6. Tỉ lệ bệnh viêm mũi dị ứng........................................................................ 68
Bảng 3.7. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh mũi họng chung ............................................ 68
Bảng 3.8. Phân bố đối tƣợng viêm mũi dị ứng từng nhà máy theo giới tính ......... 69
Bảng 3.9. Phân bố đối tƣợng mắc viêm mũi dị ứng theo lứa tuổi ........................... 70
Bảng 3.10. Phân bố đối tƣợng mắc viêm mũi dị ứng theo tuổi nghề...................... 70
Bảng 3.11. Kiến thức thái độ thực hành về bệnh VMDƢ trong công nhân ........... 71
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và giới tính .................................. 72
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và lứa tuổi (n=1040) .................. 72
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và tuổi nghề (n=1040) ............... 73
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng khẩu trang của công nhân và
viêm mũi dị ứng (n=1040) .......................................................................................... 74
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc trong 1 ngày với bụi của công
nhân và viêm mũi dị ứng (n=1040) ............................................................................ 75
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiền sử bị hen phế quản và viêm mũi dị ứng
(n=1040) ....................................................................................................................... 75
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tiền sử nổi dát đỏ và viêm mũi dị ứng (n=1040) .. 76
Bảng 3.19. Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và một
số yếu tố nguy cơ (n=1040)......................................................................................... 76
Bảng 3.20. Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mũi (n=317) ............................... 77
Bảng 3.21. Mức độ biểu hiện các triệu chứng tại mắt (n=317) ............................... 78
Bảng 3.22. Tỷ lệ công nhân bị dị hình vách ngăn (n=317) ...................................... 78
Bảng 3.23. Tỷ lệ công nhân bị polype mũi (n=317) ................................................. 79
Bảng 3.24. Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317) .............................. 79
Bảng 3.25. Kết quả xét nghiệm IgE bệnh nhân viêm mũi dị ứng ........................... 80
Bảng 3.26. Kết quả xét nghiệm IgG toàn phần bệnh nhân viêm mũi dị ứng ......... 81
Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng hắt hơi của 2 nhóm nghiên
cứu trƣớc và sau điều trị .............................................................................................. 83
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng ngứa mũi của 2 nhóm
nghiên cứu trƣớc và sau điều trị .................................................................................. 84
Bảng 3.29. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng nghẹt tắc mũi của 2 nhóm
nghiên cứu trƣớc và sau điều trị .................................................................................. 85
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng chảy nƣớc mũi của 2 nhóm
nghiên cứu trƣớc và sau điều trị .................................................................................. 86
Bảng 3.31. Hiệu quả can thiệp về mức độ triệu chứng mất/giảm ngửi của 2 nhóm
nghiên cứu trƣớc và sau điều trị .................................................................................. 87
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp về tình trạng niêm mạc mũi giữa 2 nhóm trƣớc và
sau điều trị ..................................................................................................................... 88
Bảng 3.33. Hiệu quả can thiệp về tình trạng quá phát cuốn dƣới giữa 2 nhóm trƣớc
và sau điều trị ................................................................................................................ 89
Bảng 3.34. Nồng độ IgE trƣớc và sau can thiệp........................................................ 90
Bảng 3.35. Nồng độ IgG trƣớc và sau can thiệp ....................................................... 90
Hình 1.1. Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại ........ 4
Hình 1.2. Vai trò của dị nguyên bụi bông trong cơ chế bệnh lý ...................... 16
Hình 1.3. Sử dụng bình netti pot ...................................................................... 31
Hình 1.4. Máy Súc Rửa Mũi Xoang theo xung nhịp ....................................... 31
Hình 2.1. Vị trí Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan ............................ 39
Hình 3.1. Kết quả nồng độ bụi bông tại các nhà máy (mg/m3) ....................... 65
Hình 3.2. Kết quả Prick test với dị nguyên bụi bông (n=317) ........................ 79
Hình 3.3. Kết quả Hàm lƣợng IgE toàn phần .................................................. 80
Hình 3.4. Kết quả Hàm lƣợng IgG toàn phần .................................................. 81
Hình 3.5. Kết quả lâm sàng sau can thiệp ........................................................ 82
Hình 4.1. Các yếu tố môi trƣờng và di truyền liên quan đáp ứng IgE với dị nguyên121
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nƣớc ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có 1.031 doanh
nghiệp thì đến năm 2017, số lƣợng doanh nghiệp trong ngành khoảng 8770 doanh
nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 17%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến
nay. Toàn ngành dệt may Việt Nam thu hút khoảng 2.5 triệu lao động với tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt xấp xỉ 31 tỷ USD [3][77].
Bên cạnh những thành tựu rất lớn lao trong tăng trƣởng kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân thì vấn đề ô nhiễm môi sinh, ô nhiễm môi trƣờng lao
động tác động tới sức khỏe bệnh tật của ngƣời lao động đang là một vấn đề rất
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm.Đặc thù của ngành dệt may là sử dụng máy
theo dây chuyền công nghệ, mức độ lao động tuy không quá nặng nhọc nhƣng
gò bó, đòi hỏi nhịp độ công nghiệp nhanh,... Tỷ lệ lao động nữ rất cao, chiếm
khoảng 80 – 90% và phần lớn ở độ tuổi 20 – 35 tuổi, thời gian làm việc trung
bình trên 8h/ngày, nhiều khi lên tới 10 – 12h/ngày[12][13][29][66].
Đặc thù của loại hình lao động này là môi trƣờng lao động không thuận
lợi, thƣờng xuyên phải tiếp xúc với bụi bông trong một thời gian liên tục làm
ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, gây ra một số bệnh nghề nghiệp, ảnh hƣởng
không tốt đến sức khỏe công nhân nhƣ các bệnh dị ứng đƣờng hô hấp: Bệnh
bụi phổi bông nghề nghiệp, hen nghề nghiệp, viêm mũi dị ứng... Mặc dù các
yếu tố bệnh căn của dị ứng rất đa dạng, dị ứng với bụi bông là một lĩnh vực
đặc biệt thú vị và có triển vọng trong dị ứng học hiện đại. Sự quan tâm tới dị
nguyên này không ngừng tăng lên, trƣớc hết do sự mẫn cảm với dị nguyên bụi
bông là một trong những nguyên nhân thông thƣờng nhất của các bệnh dị ứng
nghề nghiệp (Hen, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bệnh bụi phổi bông)
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong bệnh dị ứng chung [16][17][19][21][31][96].
2
Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát môi trƣờng lao động và tình hình sức khỏe
của công nhân dệt may trong những năm gần đây[16][17][19][22][28][30].Tuy
nhiên, các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc, mề
đay…đặc biệt là viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông (DNBB) đặc trƣng
cho ngành dệt may còn chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ. Hơn nữa, chƣa có nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả của việc rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý cũng
nhƣ xịt mũi bằng Avamys trong việc phòng và điều trị viêm mũi dị ứng do
bụi bông.
Nghệ An là một trong những thành phố có ngành dệt may phát triển sớm
và tạo một nguồn công việc lớn cho ngƣời lao động tại địa phƣơng và các tỉnh
lân cận. Trong đó, hàng đầu kể đến là Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị
Loan. Đặc thù của ngành dệt may thì nhóm bệnh hô hấp chiếm một tỉ lệ khá
cao, tiêu biểu là tình trạng viêm mũi dị ứng. Vấn đề nghiên cứu thực trạng
bệnh viêm mũi dị ứng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp là rất quan trọng
và cấp thiết nhằm bảm đảm tốt nhất về mặt sức khỏe cho ngƣời lao động khi
làm việc và sinh hoạt tại công ty. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:"Thực trạng viêm mũi dị ứng của công nhân dệt may
công nghiệp và hiệu quả một số giải pháp can thiệp"với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng môi trường lao động, bệnh viêm mũi dị ứng và một
số yếu tố liên quan đến bệnh của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng
Thị Loan, Nghệ An, năm 2016.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng của
công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, năm 2016.
3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp trong phòng chốngvà điều trị
bệnh viêm mũi dị ứng của công nhân Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.
Từ đó đề xuất áp dụng các giải pháp can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe ngƣời lao động một cách khả thi và có cơ sở khoa học.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1.THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, BỆNH VIÊM
MŨI DỊ ỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1.1. Môi trƣờng lao động công nhân dệt may
- Mô tả dây chuyền cung bông và chải dệt [41]
Từ bông kiện Phá kiện bông Xé tay Đƣa vào máy xé trộn
Đƣa sang xé 6 trục (Đánh tơi bông với tốc độ cao để tạp rơi ra ngoài) Đƣa
về hòm tổng chuyển ra 2 đầu cân cuộn thành quả bông cấp cho máy chải.
Đánh xé bông với tốc độ cao Cuộn thành cúi thô Đƣa vào máy
ghép Ghép 5,6 cúi (tăng độ săn của sợi thô) Ra máy thô (ghép 3,4 sợi
để tiếp tục tăng độ săn) Máy xe sợi con Máy ống (đánh thành quả sợi
to) Buồng chuẩn bị dệt Sâu go Máy mắc Máy hồ Máy dệt.
- Qui trình may công nghiệp [45]:
+ Công đoạn may chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản
xuất. Nhiệm vụ chính của công đoạn này là từ nhiều chi tiết bán thành phẩm
lắp ráp thành sản phẩm duy nhất (sản phẩm hoàn thiện). Lực lƣợng lao động
trực tiếp ngồi may chiếm khoảng 80% số lƣợng lao động trong xƣởng. Máy
móc sử dụng chính trong công đoạn này chủ yếu là máy may 1 kim, 2 kim,
máy vắt sổ, máy thùa khuy, đính bọ… Các máy móc đều là thiết bị bán tự
động và chạy bằng điện, NLĐ chỉ cần đạp bàn đạp và giữ nguyên bàn đạp
đƣợc gắn với máy may thì máy may sẽ chạy tự động, và khi nhả bàn đạp thì
máy may sẽ dừng hoạt động.
+ Đặc điểm của may công nghiệp theo dây chuyền là mỗi công nhân
trong một dây chuyền sẽ thực hiện một công đoạn may các chi tiết và lắp
ghép các chi tiết để đến khi hoàn thành sản phẩm ở cuối dây chuyền. Ngƣời
công nhân may ở đầu dây chuyền khi thực hiện xong chi tiết của sản phẩm sẽ
4
chuyển cho ngƣời may công đoạn tiếp theo, mỗi công đoạn, vị trí trong
chuyền đƣợc phân công công việc cụ thể cho NLĐ để chuyên môn hóa. Cuối
chuyền sẽ có bàn kiểm tra sản phẩm nếu phát hiện sản phẩm có lỗi, sai sót ở
công đoạn nào thì sẽ chuyển lại cho ngƣời ở công đoạn đó thực hiện sửa lại.
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại xuất hiện trong qui trình sản xuất:
- Bụi, ồn,
chói lóa hay
thiếu sáng,
thiếu độ
thông thoáng
- Nguy cơ
tai nạn lao
động và mắc
bệnh do các
tác hại nghề
nghiệp,
ecgônômi
Lò hơi
Nguyên vật liệu
Xếp vải, cắt mẫu, ráp
- Bụi
- Nguy cơ tai
nạn lao động
mang vác
- Bụi, ồn
- Nguy cơ tai
nạn lao động
chấn thƣơng
Chuyền may công nghiệp
Là hơi
cung cấp
hơi
- Nhiệt độ,
- Nguy cơ tai
nạn lao
động và
mắc bệnh
do các tác
hại nghề
nghiệp,
ecgônômi
Kiểm tra (KCS)
Gấp – Đóng gói
- Bụi
- Nguy cơ tai
nạn lao động
Kho thành phẩm
Hình 1.1. Dây chuyền may công nghiệp và các yếu tố nguy hiểm, có hại
Các công đoạn và khu vực trong dây chuyền may công nghiệp phát sinh
các yếu tố có hại chủ yếu nhƣ bụi, ồn, nhiệt, thiếu sáng hoặc chói lóa có nguy
5
cơ gây ảnh hƣởng sức khỏe NLĐ và mắc bệnh do nghề nghiệp, tập trung ở
cắt, may, là hơi.
Một số đặc trƣng chủ yếu của may công nghiệp phát sinh những yếu tố
nguy hiểm, có hại chính nhƣ sau:
Vi khí hậu:do điều kiện nhà xƣởng may công nghiệp của các công ty có
qui mô lớn thƣờng thiết kế rộng và lớn để sắp xếp từ 300-500 lao động tƣơng
ứng với 10-12 dây chuyền (mỗi dây chuyền có từ 30-40 bàn may), có nơi còn
bố trí lên tới 600-700 lao động trong một xƣởng may. Do thiết kế nhà xƣởng
rộng và dài nên dẫn đến các hệ thống thông hút gió hoạt động không hiệu quả,
do vậy tốc độ lƣu chuyển không khí trong xƣởng sẽ kém, gây ngột ngạt, khó
thở và ảnh hƣởng đến sức khỏe NLĐ [17][42]. Ở các nhà xƣởng may chỉ lắp
đặt hệ thống thông gió tự nhiên thì có khoảng 50% vị trí lao động có nhiệt độ
vƣợt TCVSLĐ, còn nhà xƣởng lắp đặt hệ thống giàn mát bằng hơi nƣớc thì
con số này giảm còn khoảng 21%, nhà xƣởng lắp đặt hệ thống điều hòa thì tỷ
lệ này là bằng 0… Các yếu tố nhƣ bụi, ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất
may công nghiệp thì hầu hết là đảm bảo TCVSLĐ.
Bụi: đối với may công nghiệp, loại bụi đặc trƣng là bụi bông có lẫn tạp
chất đọng trên vải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bụi phát sinh trong quá
trình sản xuất có thể ảnh hƣởng rất nhiều đến cơ quan hô hấp của NLĐ, dễ gây
nên các bệnh nhƣ Viêm mũi dị ứng, Hen phế quản, Bệnh phổi bụi bông[74].
Qua một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây đánh giá chung về môi trƣờng
lao động may công nghiêp cơ bản nhƣ sau: kết quả đánh giá chung về môi
trƣờng may công nghiệp 2 miền Bắc Nam ở thời điểm năm 2001 cho thấy
nhiệt độ trong các xƣởng may cao hơn TCVSLĐ và cao hơn nhiệt độ ngoài
trời từ 1,2 đến 2,60C, độ ẩm thƣờng đạt TCVSLĐ; đối với bụi và tiếng ồn thì
ở tất cả các vị trí trong dây chuyền may hầu hết là đạt và nằm trong giới hạn
TCVSLĐ. Tác giả Nguyễn Thế Công cũng cho biết kết quả nghiên cứu môi
trƣờng lao động trong xƣởng may công nghiệp ở năm 2002 thấy tốc độ gió
nhiều vị trí làm việc tuy đạt TCVSLĐ nhƣng chỉ dao động từ 0,55-
6
0,62m/s.Nguyễn Thị Bích Liên (2003) [Trích dẫn từ 21], khi nghiên cứu về
môi trƣờng lao động và sức khỏe của công nhân Công Ty Dệt 8/3, đã cho kết
quả: Tại một số khu nhƣ khu máy cung bông, khu máy kéo sợi thụ nhiệt độ
cao hơn bên ngoài từ 2-5 độ, trong những ngày nóng, nhiệt độ trong những
nơi này có thể lên tới 37- 40 độ. Tốc độ gió tại hầu hết các điểm sản xuất
đƣợc nghiên cứu đều thấp hơn Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, những yếu tố này
đều có ảnh hƣởng tới sức khỏe công nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá môi
trƣờng lao động và ĐKLĐ trong ngành may ở khu vực phía Bắc, kết quả quan
trắc vào thời điểm năm 2007 cho thấy nhiệt độ trong các công ty may dao
động từ 28-320C, đối với môi trƣờng lao động may công nghiệp có nhiều bụi
nhẹ, nếu độ ẩm quá thấp sẽ giảm khả năng kết dính của bụi, bụi dễ dàng phát
tán trong không khí. Theo kết quả nghiên cứu về ĐKLĐ, môi trƣờng lao động
cụ thể tại một nhà máy may công nghiệp thuộc Công ty Dệt May Hà Nội
(2005) cho thấy nhiệt độ trong xƣởng từ 29,7-31,00C đạt và thấp hơn
TCVSLĐ (do nhà xƣởng lắp đặt hệ thống giàn mát), nồng độ bụi hô hấp dao
động từ 0,01-0,03mg/m3, và nồng độ bụi toàn phần chỉ từ 0,2-0,35 mg/m3
(các loại bụi đo đƣợc đều đạt và thấp hơn TCVSLĐ). Nghiên cứu, đánh giá
môi trƣờng lao động tại Công ty May Đồng Nai (2007) cũng cho thấy tại một
số vị trí sản suất trong xƣởng may có một số yếu tố có hại trong môi trƣờng lao
động chƣa đạt TCVSLĐ nhƣ: nhiệt độ, tốc độ gió, cƣờng độ chiếu sáng, cƣờng
độ tiếng ồn và khí CO2[Trích dẫn từ 21].
1.1.2. Tình hình bệnh viêm mũi dị ứng
1.1.2.1. Định nghĩa
VMDƢ là tình trạng viêm niêm mạc mũi với vai trò của kháng thể IgE,
thƣờng xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên đƣờng hô hấp, với các biểu hiện bệnh
lí đặc trƣng bởi các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi và/hoặc ngứa
mũi. Các triệu chứng này kéo dài thƣờng ít nhất hai hay nhiều ngày liên tiếp
hoặc nhiều hơn một giờ trong hầu hết mọi ngày (ARIA-WHO 2017) [54].
7
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh viêm mũi dị ứng
VMDƢ là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại viêm mũi, nó cũng là
một trong những dạng dị ứng phổ biến nhất trong các rối loạn về dị ứng. Ở
Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ VMDƢ chiếm từ 10 -18%
dân số. Ở Nhật, thƣờng xuyên có 20% dân số bị mắc chứng VMDƢ [41][83].
Với tỷ lệ mắc bệnh cao, dịch tễ học của VMDƢ đang đƣợc quan tâm rất
nhiều. Song sự nắm bắt về dịch tễ học của VMDƢ trên thực tế rất rời rạc vì
những thông tin chăm sóc sức khoẻ ban đầu đều khó tìm và ít nhiều đều bị
thiếu hụt. Trong khi đó, những nghiên cứu rộng rãi ở cộng đồng đôi khi do
nhiều lý do, đã không làm test dị ứng. Vì vậy, việc chẩn đoán phân biệt
VMDƢ và viêm mũi không dị ứng thƣờng khó.
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong mấy thập kỷ gần đây, những nghiên cứu trong cộng đồng ở nhiều
nơi trên thế giới cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của VMDƢ nói riêng và
bệnh dị ứng hô hấp nói chung. Theo Kim BK và cộng sự (2014) điều tra tại
Hàn Quốc cho thấy tỷ lệ VMDƢ là 13,3% và ngày càng tăng ở trẻ em [81].
Ngoài ra, tuy số liệu không đủ song ngƣời ta cũng thấy đƣợc tỷ lệ VMDƢ
ngày một tăng dần ở các nƣớc đang phát triển và công nghiệp hóa [26][32]. Ở
một số nƣớc châu Á nhƣ Hồng Kông, Trung quốc có một số nghiên cứu đƣa
ra tỷ lệ VMDƢ vào khoảng 40% [39][90][111][119].
Các quốc gia có tỷ lệ mắc VMDƢ thấp nhƣ: Indonexia, Anbani, Romani,
Georgia và Hy Lạp . Trong khi đó các nƣớc có tỷ lệ rất cao là Australi a, New
Zealan và Vƣơng quốc Anh. Những năm 90 của thế kỷ XX, theo điều tra quốc
gia cho thấy VMDƢ ở ngƣời lớn chiếm 25,9 % tại Pháp và 29% tại Vƣơng
quốc Anh trong đó viêm mũi mạn tí nh ở ngƣời lớn phổ biến hơn ở trẻ em[26].
Năm 2006 - 2007, Masafumi Sakashita và cộng sƣ̣ đã nghiên cƣ́u
VMDƢ ở Nhật Bản đã chỉ ra tỷ lệ VMDƢ ở ngƣời trƣởng thành (20 - 49 tuổi)
là 44,2% và không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi [90]. Tại Trung quốc,
8
nghiên cứu Su N, Lin J và cộng sự trên 47216 ngƣời tại 18 thành phố thông
qua phỏng vấn cho thấy tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 17,6% [111].
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Là một đất nƣớc nhiệt đới, tỉ lệ bệnh nhân bị VMDƢ quanh năm ở
Việt Nam khá cao. Ô nhiễm môi trƣờng và sự xuất hiện của những dị
nguyên mới đóng vai trò tác nhân quan trọng . Dù chƣa có số liệu thống kê
cụ thể nhƣng VMDƢ có xu hƣớng ngày càng tăng cao tại thành phố và
phát triển nhanh trong những năm gần đây .
Ở Việt Nam từ năm 1969, VMDƢ đã đƣợc đề cập đến trong chẩn đoán
và điều trị. Tuy nhiên thời kỳ này, chủ yếu dừng ở mức độ chẩn đoán lâm
sàng và điều trị triệu chứng. Những năm sau đó, hàng loạt các công trình
nghiên cứu về VMDƢ của các tác giả Nguyễn Năng An, Nguyễn Văn Hƣớng
Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, Phạm Văn Thức, Trịnh Mạnh Hùng ... đã
góp phần làm rõ thêm về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đƣa ra các phƣơng
pháp chẩn đoán và MDĐH [2][19][20][24][25][26][27][34].
Khoảng 20% dân số trên toàn cầu đang chịu ảnh hƣởng của căn bệnh
VMDƢ. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc căn bệnh này ở mức cao với khoảng 12,3 18% dân số và đang có xu hƣớng gia tăng bởi ô nhiễm môi trƣờng, chuyển
mùa cộng với sự xuất hiện những kháng nguyên lạ.
Viêm mũi dị ứng bắt nguồn từ những nguyên nhân di truyền, dị ứng với
các dị nguyên là phấn hoa, mùi vị, bụi, nấm, hóa chất, lông thú...hay lệch lạc
cấu trúc vách ngăn mũi. Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng
histamin gây viêm và tiết dịch ở niêm mạc hốc mũi, khoang họng, kết mạc
mắt gây ra các triệu chứng dị ứng nhƣ ngứa mũi, hắt hơi liên tục. Bệnh không
nghiêm trọng đến tính mạng nhƣng theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh
gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hƣởng nhiều đến sức khoẻ, giấc ngủ, học
hành, công việc của ngƣời bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân
chính dẫn đến viêm xoang mạn tính [10].
9
Theo Võ Thanh Quang (2011): Lƣợng bệnh nhân VMDƢ đến khám tại
Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ƣ ngày càng gia tăng và mức độ của bệnh ngày
càng khó kiểm soát hơn [Trích dẫn từ 26]. Phan Dƣ Lê Lợi (2011) cho biết,
ngoài tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi khiến VMDƢ, lƣợng bệnh
nhân bị căn bệnh này đến khám gia tăng vào những thời điểm thời tiết chuyển
mùa với những thay đổi thất thƣờng. Cũng theo Phan Dƣ Lê Lợi (2011): triệu
chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi thành tràng dài,
không thể kiểm soát đƣợc [Trích dẫn từ 39]. Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo
cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt. Nghiên cứu của tác giả Vũ Trung
Kiên (2013) cho thấy tỷ lệ học sinh viêm mũi dị ứng tại Hải Phòng và Thái
Bình 24% và 23% [26].
1.1.2.3. Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp là bệnh thƣờng gặp trong các bệnh lý hô
hấp do nghề nghiệp (chiếm 10 - 15% bệnh lý đƣờng hô hấp trên) [55][60].
Tần suất mắc bệnh thay đổi theo tính chất gây bệnh, điều kiện làm việc
và phƣơng pháp điều tra.
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Slavomír Perečinský và cộng sự (2014) nghiên cứu kéo dài 5 năm
cho thấy viêm mũi dị ứng là bệnh nghề nghiệp hay gặp nhất trong các nghành
công nghiệp sau: thực phẩm, dệt may và nông nghiệp [108]. Tần suất mắc
bệnh còn phụ thuộc vào nồng độ bụi trong không khí. Khi nồng độ bụi từ 1 2 mg/m3 có thể gặp dƣới 5% số công nhân mắc bệnh hen phế quản nghề
nghiệp. Nếu nồng độ bụi giảm hơn (0,7 mg/m3) có thể gặp dƣới 1% số công
nhân mắc bệnh. Theo Schilling, tần suất mắc bệnh có thể tới 89% công nhân
nếu nồng độ bụi là 6 mg/m3 [31].
Chaari và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 600 công nhân học việc
trong ngành dệt may tại khu vực Monastir, Pháp năm 2009 đã cho thấy 120
công nhân học việc (20%) có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với bông trong
10
thời gian học nghề [60]. Các biểu hiện thƣờng gặp nhất là viêm kết mạc
(14,3%) và viêm mũi dị ứng (8,5%). Ngoài ra, có 28 ngƣời (4,6%) có các
triệu chứng của bệnh hen xuyễn. Có tới 45% các học viên mắc hen phế quản
có viêm mũi dị ứng. Chaari cũng thấy rằng các triệu chứng dị ứng phát triển
dần theo thời gian học nghề, cƣờng độ tiếp xúc với bụi bông [60].
Cũng theo Chaari, một nghiên cứu tổng hợp năm 2011 dựa trên 21
nghiên cứu trƣớc đó cho thấy, tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong công nhân có liên
quan tới nghề nghiệp là 9-15% và tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp
trong ngành dệt may ƣớc khoảng 8% [59].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài cho thấy công nhân dệt
may thƣờng bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác.
Nafees AA và cộng sự (2013)cho thấy công nhân dệt may dễ bị các bệnh lý
đƣờng hô hấp nhƣ bệnh phổi bụi bông, ho kéo dài...[94]. Nghiên cứu của các
tác giả khác nhƣ Ozkurt S và cộng sự (2012); Minov J và cộng sự (2006);
Mberikunshe J và cộng sự (2010) cũng cho kết quả tƣơng tự. Các giả giải
thích là nguyên nhân do nồng độ bụi cao và lao động gò bó thƣờng xuyên tạo
ra các stress nghề nghiệp và bệnh lý nghề nghiệp. Nghiên cứu của Chaari N
và cộng sự (2011) cho thấy có sự gia tăng VMDƢ và HPQ ở công nhân dệt
may [59]. Nghiên cứu của Antoine Vikkey Hinson và cộng sự (2016) cho
thấy có 36,9% công nhân may ở Benin bị bệnh đƣờng hô hấp, 44,1% bị
Byssinosis, ngoài ra còn bị các bệnh mũi họng nhƣ : Viêm mũi xoang, viêm
mũi dị ứng, hen phế quản [52]. Nghiên cứu của Fartema Tania và cộng sự
(2014) ở Bangladesh cũng cho thấy viêm mũi dị ứng là bệnh thƣờng gặp ở
công nhân dệt may [70].
Tƣơng tự nhƣ thế, tại Thái Lan, nghiên cứu của Chumchai P (2015) và
Silpasuwan P (2016) cho thấy các triệu chứng dị ứng đƣờng hô hấp tăng cao ở
các công nhân dệt may [64][107]. Vì vậy cần có chƣơng trình hỗ trợ phòng
chống bệnh dị ứng do bụi bông ở công nhân nghành dệt may [64].
11
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trƣớc đây, ở nƣớc ta công nghệ kéo sợi còn rất lạc hậu vì vậy điều kiện
lao động rất xấu, tình trạng bụi vƣợt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
(TCVSCP) lên tới hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độ
bụi càng cao, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn [27][31][45]. Hiện nay
do chính sách mở cửa của nhà nƣớc nên dây chuyền công nghệ đã đƣợc cải
thiện và đầu tƣ nhiều. Qua khảo sát thấy kết quả nồng độ bụi giảm rất nhiều.
Nồng độ bụi trọng lƣợng tại các vị trí đều thấp hơn TCVSCP. Nghiên cứu của
Bùi Thị Tuyết Mai (1983) cho thấy hàm lƣợng bụi tổng hợp đo đạc đƣợc là
12mg/m3 không khí. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Đản (1988) cho thấy hàm
lƣợng bụi môi trƣờng lao động thƣờng là dao động từ 2,2 đến 56 mg/m3 [27].
Nồng độ bụi cao nên nguy cơ gây bệnh phổi bụi bông, hen phế quản, viêm
mũi dị ứng, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp luôn hiện hữu. Nguy cơ dị
ứng với bụi bông là rất cao. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy
Đản, Bùi Thị Tuyết Mai năm 1983 là 15,9% và theo nghiên cứu của Vũ Văn
Sản, Vũ Minh Thục, Phạm Văn Thức năm 2002 tỷ lệ viêm mũi dị ứng nghề
nghiệp do bụi bông là 32,5% [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng và
cộng sự năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi bụi bông là 12,5% vã các
bệnh dị ứng mạn tính là 34% [17].
Cũng theo tác giả Nguyễn Đình Dũng, khi nghiên cứu trên 403 công
nhân tiếp xúc với bụi bông cho thấy số lƣợng mẫu bụi vƣợt TCVSCP chiếm
7,1%, sức khoẻ công nhân tại dây chuyền sợi loại I, II, III chiếm 96,77%.
Tuổi đời công nhân rất trẻ, chủ yếu từ 30-39 (tỷ lệ 54,1%), tuổi nghề từ 11-20
năm (tỷ lệ 60,6%). Tỷ lệ bệnh bụi phổi bông giai đoạn I: 24,8% (tăng theo
tuổi nghề), giai đoạn II: 13,6%, giai đoạn III: 5,4% (trong đó 3,23% có hồi
phục, 2,23% không hồi phục). Tỷ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính ở công
nhân phân theo các giai đoạn: giai đoạn I: 31,7%, giai đoạn II: 10,7%, tỷ lệ giảm từ
đầu đến cuối dây chuyền [17]
12
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình tại ba làng nghề Đa Hội, Minh
Khai và Phong Khê thì các bệnh về hô hấp, tai mũi họng, da liễu và thần kinh
là phổ biến nhất. Tuỳ theo từng loại hình lao động với các yếu tố độc hại khác
nhau mà sức khoẻ của ngƣời lao động tại các nhà máy bị ảnh hƣởng khác
nhau. Bệnh về đƣờng hô hấp chiếm 44,4%, bệnh da liễu 13,15% trong tổng số
ngƣời đƣợc điều tra (năm 1999). Tình hình bệnh tật ở nhóm ngƣời lao động
trực tiếp có tỷ lệ mắc cao hơn so với các nhóm khác. Chủ yếu là dị ứng 20%,
hô hấp 18,57% và các bệnh còn lại có tỷ lệ 1,5%-3,5% [41].
Tóm lại, viêm mũi dị ứng nghề nghiệp vẫn đƣợc nhiều tác giả thừa nhận
là có tỷ lệ mắc cao hơn và cũng dễ chẩn đoán hơn so với VMDƢ do nguyên
nhân khác. Theo một số tác giả, lý do trƣớc hết là do sự tập trung, ổn định của
đối tƣợng nghiên cứu, sự khu trú của môi trƣờng lao động và sau đó là sự bộc
lộ rõ rệt của nguồn dị nguyên gây bệnh [2][19][41].
1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở công nhân
dệt may
1.1.3.1. Dị nguyên bụi bông trong bệnh dị ứng
1.1.3.1.1. Vai trò của dị nguyên bụi bông trong bệnh dị ứng
Dị ứng do bụi bông là một đề tài đáng đƣợc chú ý ở Việt Nam do sự phát
triển của ngành dệt may, số lƣợng công nhân dệt may ngày một tăng, sợi bông
lại là nguyên liệu chủ yếu. Sợi bông ở dạng nguyên liệu thô, là những chất
liệu nhỏ nhƣ sợi tơ, đƣợc hình thành trong quá trình phát triển của quả bông
trên cây bông. Bản chất của sợi bông này chỉ đơn thuần là cellulose, nhƣng
trong quá trình phát triển, môi trƣờng sinh học tổng hợp trong quả bông và
môi trƣờng ô nhiễm ở bên ngoài mà quả bông tiếp xúc khi mở ra đã làm tính
chất sợi bông không còn thuần khiết nhƣ vậy. Trong quá trình sản xuất, bụi
bông đƣợc sinh ra với một lƣợng khá lớn, là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi
dị ứng, hen phế quản, bệnh phổi bụi bông cho những công nhân phải tiếp xúc
hàng ngày với chúng [76][78].
13
Bụi bông thực ra không phải đơn giản chỉ là một chất, mà là sự pha trộn
tổng hợp của nhiều chất. Đa số trong đó là những chất có hoạt tính sinh học.
Điều này đƣợc phản ánh tại Hiệp hội Y tế và an toàn lao động ở Mỹ (The U.S.
OSHA) với định nghĩa bụi bông là ‘Bụi xuất hiện trong không khí trong quá
trình gia công, điều chế bông. Bụi này có thể chứa một hỗn hợp nhiều chất,
bao gồm cả bụi đất, sợi, mảnh thực vật khác, vi khuẩn, nấm mốc, các chất
bẩn và các thành phần khác nhau, được tích luỹ trong quá trình gieo trồng,
chăm bón, thu hoạch, lưu kho hoặc chế biến tiếp theo’
Ngay từ 1937 các tác giả nghiên cứu về vấn đề này đã cho rằng trong bụi
bông có yếu tố làm giải phóng histamin ở phổi. Năm 1920, Bouhyys đã khí
dung bụi bông cho bệnh nhân và phát hiện có sự giải phóng histamine
[39].Evaro và Nicholls (1974) bằng phƣơng pháp sắc ký trên giấy đã tìm thấy
trong DNBB 3 phân đoạn đều có bản chất là glycoprotein.
Sự đánh giá hoạt tính kháng nguyên của dịch chiết bông cho thấy trong
bụi bông có một số thành phần dị nguyên và một số trong đó có nguồn gốc
nấm. Sử dụng kháng huyết thanh thỏ trong điện dị miễn dịch chéo có thể
khẳng định rằng kháng huyết thanh kháng lại dịch chiết nƣớc của bụi bông
không phản ứng với dịch chiết của đế hoa, lá, bao tƣơi và khô. Thành phần có
hoạt tính dị nguyên từ lá bao cây bông chịu đƣợc nhiệt, không mất hoạt tính
trong môi trƣờng axit hoặc kiềm, không tách ra đƣợc bằng nhựa trao đổi ion,
không chƣng cất đƣợc bằng hơi nƣớc và không chiết xuất đƣợc bằng ete. Nó hấp
thụ tốt than hoạt tính và hoà tan tốt trong nƣớc. Nhƣ vậy, bụi bông có đặc tính
DN và là nguyên nhân của các hội chứng và bệnh dị ứng: “sốt nhà máy”,
“chứng ho của thợ dệt”, “phổi bụi bông”, hen phế quản, viêm mũi dị ứng,
mày đay, mẩn ngứa [41].
Tùy theo kích thƣớc, bụi bông đƣợc chia thành 3 loại: bụi trung bình
đƣờng kính <2, Bụi thô đƣờng kính từ 2m đến 7m và Bụi lớn > 7m.Chỉ có
bụi thô và bụi trung bình là gây ra bệnh, còn bụi > 7m không gây bệnh. Nồng độ
14
của bụi trong không khí cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc bệnh. Nồng độ bụi
càng cao, tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp cũng nhƣ VMDƢ càng tăng.
Khả năng gây mẫn cảm của DNBB đã đƣợc xác nhận từ lâu, vai trò của
DNBB trong chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng đã đƣợc công nhận ở nhiều
nƣớc cùng với sự ra đời của các chế phẩm thƣơng mại của nó. Ở Việt Nam,
DNBB do Khoa Miễn dịch – Dị nguyên, Viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng sản
xuất đƣợc sử dụng để làm các test chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân dị ứng
bằng phƣơng pháp điều trị MDĐH tại Khoa Dị ứng lâm sàng- Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ƣơng, Khoa Dị ứng - Miễn dịch- Bệnh viện Bạch Mai, Bộ
môn Dị ứng- Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Khoa Miễn dịch – Dị
ứng - Viện Y học Biển [39][41].
Điều tra của R.G. Love T.A. Smith trong 2153 công nhân dệt ở 15 phân
xƣởng tại Anh thấy VMDƢ là 18%, thở khò khè 31%. Một nghiên cứu ở ấn
Độ trong số 929 công nhân dệt, các tác giả J.R. Parikh, L.J. Bhagia, P.K.
Majumdar, đã đƣa ra tỷ lệ mắc bệnh bụi bông phổi ở phân xƣởng sấy là
29,6% và phân xƣởng chải là 37,8% [41]. Nghiên cứu trong nƣớc của các tác
giả Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục và Nguyễn Thị Vân ở nhà máy Dệt 8-3
Hà Nội thấy tỷ lệ mắc VMDƢ đạt đến 31,02% [19]. Tại Hải Phòng, khi điều
tra ở các công ty dệt, các tác giả Vũ Văn Sản, Vũ Minh Thục, Phạm Văn
Thức và các cộng sự cũng thấy có đến 36% mắc VMDƢ [31]. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu khác trên thế giới và trong nƣớc của Vũ Minh Thục, Vũ văn Sản,
Phạm Văn Thức và một số tác giả khác về sự biến đổi miễn dịch ở những
bệnh nhân VMDƢ do DNBB là công nhân dệt bông và vải sợi cũng khẳng
định đƣợc đặc tính kháng nguyên rất cao của bụi bông [41].
1.1.3.1.2. Cơ chế bệnh sinh Viêm mũi dị ứng do bụi bông[1][39][80][85]
+ Giai đoạn mẫn cảm: DN bụi bông lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể
mẫn cảm tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu với DN bụi bông. Giai đoạn này
chƣa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
15
+ Giai đoạn tức thì: xảy ra trong 10 – 15 phút khi cơ thể tiếp xúc lại với
DN bụi bông đã gây mẫn cảm. Các triệu chứng nhƣ hen, ngạt mũi... là do kết
quả gắn kết giữa IgE và DN bụi bông làm hoạt hóa tế bào mast ở niêm mạc
mũi. Các chất trung gian hóa học giải phóng ra từ các hạt trong tế bào nhƣ
histamin, tryptaza. Các chất trung gian mới hình thành có nguồn gốc từ màng
tế bào nhƣ leucotrien, prostaglandin. Các chất trung gian có nguồn gốc lipit
nhƣ yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng xuất hiện. Đặc tính sinh học của tất cả các
chất này là gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch dẫn đến phù nề, ngạt
mũi. Các tuyến nhầy mũi tăng tiết. Các dây thần kinh hƣớng tâm bị kích thích
làm ngứa mũi, hắt hơi. Các chất trung gian, đặc biệt là histamin, kích thích sợi
thần kinh hƣớng tâm và sợi trục giải phóng các nơropeptit tại chỗ (chất P và
tachykinin). Những chất này lại kích thích tế bào mast thoát hạt. Ngoài ra, DN
bụi bông làm lympho bào T (CD4+Th0) hoạt hóa thành lympho T
(CD4+Th2).
+ Giai đoạn muộn: xảy ra từ 2 – 48 giờ. Đáp ứng tế bào chiếm ƣu thế do
sự tƣơng tác giữa các tế bào dƣới ảnh hƣởng của các cytokin. Tính chất đặc
trƣng của HPQ, VMDƢ... là sự tích tụ tại chỗ các tế bào viêm nhƣ lympho
TCD4, eosinophil, basophil, neutrophil. Trong đó, eosinophil giải phóng ra
một lƣợng rất lớn các protein cơ bản gây độc tế bào biểu mô đƣờng hô hấp và
sự có mặt của các ion kích thích tế bào mast thoát hạt.
Tất cả các biểu hiện trên đều do các cytokin điều biến. Ngoài các tế bào
lympho T, cytokin còn đƣợc tiết ra từ các tế bào mast, basophil, đại thực bào
và tế bào biểu mô. IL-4 kích thích lympho B tăng sản xuất IgE, tăng bộc lộ
các phân tử kết dính (ICAM) ở thành mạch để thu hút các eosinophil đến mô
tổ chức, chuyển lympho Th0 thành lympho Th2, bộc lộ các thụ thể IgE có ái
lực thấp (CD23), ức chế tạo thành IFN, kích thích các tế bào mono biệt hóa
thành tế bào trình diện kháng nguyên. IL-13 kích thích lympho B sản xuất
IgE, bộc lộ thụ thể IgE có ái lực thấp CD23), hoạt hóa tế bào nội mô bộc lộ