Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở xã thăng hưng, huyện chư prông, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 89 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

Đ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở

ho

XÃ THĂNG HƯNG, HUYỆN CHƯ PRÔNG,

h

in

̣c k

TỈNH GIA LAI

́H


́



NGUYỄN THỊ NGA

Khóa học: 2013-2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

Đ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ại

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

ho

Ở XÃ THĂNG HƯNG, HUYỆN CHƯ PRÔNG,

h

in

̣c k


TỈNH GIA LAI

́H


́


Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ NGA

PGS.TS PHAN VĂN HOÀ

Lớp: K47 Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2013 – 2017

Huế, tháng 05 năm 2017


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

ại


Đ

Khoảng thời gian thực tập chưa phải là dài nhưng đủ để em có thể học hỏi thêm
nhiều kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Là một sinh viên kinh tế, chuyên ngành lĩnh vực
nông nghiệp, thời gian thực tập này đã giúp em nắm bắt được những công việc ở cơ quan
cũng như quan sát ngoài thực địa, suy nghĩ nhạy bén hơn. Hơn nữa nó còn giúp em mạnh
dạn và trưởng thành hơn rất nhiều, giúp em càng nhận thức ra rằng để biết được năng lực
bản thân đến đâu thì hãy để thực tế sẽ chứng minh điều đó. Tất cả những bài học mà em
học được điều đáng trân quý trong suốt quảng đời sinh viên của em.
Với sự chỉ đạo dẫn dắt tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phan Văn
Hòa và các cô chú tại cơ quan mà em đã hoàn thành báo cáo này một cách tốt nhất.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phan Văn Hòa,
cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy. Nhờ sự chỉ bảo, hướng
dẫn của thầy mà em đã có thêm những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề
cũng như nội dung của bài báo cáo thực tập. Nhờ đó mà em có thể hoàn thành tốt bài báo
cáo của mình. Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã bám sát nội dung và phương
pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, sự am hiểu kiến thức
chuyên ngành chưa sâu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong nhận được sự góp ý và thông cảm của thầy.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai, đặc biệt là bà con nông dân các thôn trên
địa bàn xã Thăng Hưng đã cung cấp số liệu thực tế giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè, đã luôn bên cạnh
động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn !

h

in


̣c k

ho

́H



́


SVTH: Nguyễn Thị Nga

i


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

Đ

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

ại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3

ho

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 4

̣c k

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 4

in

1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................. 4

h

1.1.1. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................... 4




1.1.2. Nguồn gốc cây cà phê............................................................................................ 5

́H

1.1.3. Các giống cây cà phê ............................................................................................. 6

́


1.1.4. Phân bố .................................................................................................................. 7
1.1.5. Vai trò của cây cà phê ........................................................................................... 8
1.1.5.1. Giá trị kinh tế-xã hội-môi trường ....................................................................... 8
1.1.5.2. Giá trị xuất khẩu ................................................................................................. 9
1.1.5.3. Giá trị đối với y học và sức khỏe...................................................................... 10
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê ......................................... 12
1.1.6.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 12
1.1.6.2. Điều kiện kỹ thuật sản xuất cà phê ................................................................... 14
1.1.6.3. Điều kiện kinh tế-tổ chức sản xuất cà phê ....................................................... 15
1.1.7. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu .......................................................... 16
1.1.7.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ............................................................. 16

SVTH: Nguyễn Thị Nga

ii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

1.1.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 18
1.2.1. Tình hình cà phê thế giới ..................................................................................... 18
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam ................................................................ 21
1.2.2.1 Tình hình chung ................................................................................................. 21
1.2.2.2. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................. 25
1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên và Gia Lai .......................................... 26
1.2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên ......................................................... 26
1.2.3.2.Tình hình sản xuất cà phê ở Gia Lai .................................................................. 28
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT

Đ

CÀ PHÊ TẠI XÃ THĂNG HƯNG HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI ....... 30

ại

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 30

ho

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 30

̣c k

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 30
2.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã......................................................................... 31


in

2.1.4. Tình hình dân số và lao động .............................................................................. 35

h

2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã ............................ 36



2.1.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 36

́H

2.1.5.2. Khó khăn........................................................................................................... 36
2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở xã Thăng Hưng .......................................................... 36

́


2.2.1. Diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng cà phê ............................................. 36
2.2.2. Tình hình trồng mới cà phê ở xã Thăng Hưng .................................................... 37
2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất cà phê ở xã Thăng Hưng .......................................... 38
2.2.3. Tình hình các loại giống cà phê ở xã ở xã Thăng Hưng ..................................... 39
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ điều tra .............................. 39
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ................................................................. 39
2.3.1.1. Đặc trưng của các hộ điều tra ........................................................................... 39
2.3.2.Tình hình sản xuất cà phê của các hộ điều tra ...................................................... 45
2.3.2.1.Tình hình diện tích, năng suất của các hộ điều tra ............................................ 45
2.3.2.2. Chi phí đầu tư cho 1 ha thời kì kiến thiết cơ bản ............................................. 46


SVTH: Nguyễn Thị Nga

iii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

2.3.2.3.Chi phí đầu tư cho môt ha cà phê thời kì kinh doanh........................................ 49
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ nông dân .................................. 53
2.3.4. Hiệu quả sản xuất cà phê thông qua các chỉ tiêu dài hạn .................................... 55
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất cà
phê của xã Thăng Hưng ................................................................................................. 56
2.3.5.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của
các hộ điều tra ................................................................................................................ 56
2.3.5.2. Nhân tố lao động .............................................................................................. 59
2.3.5.3. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của
các hộ điều tra trên địa bàn xã ....................................................................................... 59

Đ

2.3.5.4. Yếu tố về vốn sản xuất ..................................................................................... 62

ại

2.3.5.5. Trình độ kĩ thuật ............................................................................................... 62


ho

2.3.5.6. Ảnh hưởng của yếu tố đầu tư và dịch vụ công ................................................. 62

̣c k

2.3.5.7. Thị trường và giá cả .......................................................................................... 62
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 64

in

3.1. Định hướng phát triển ............................................................................................. 64

h

3.2. Giải pháp................................................................................................................. 65



3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất cà phê ................................. 65

́H

3.2.2. Giải pháp về vốn .................................................................................................. 66
3.2.3. Giải pháp về thị trường ........................................................................................ 66

́



3.2.4. Giải pháp về kĩ thuật............................................................................................ 67
3.2.5. Giải pháp khác ..................................................................................................... 68
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 75

SVTH: Nguyễn Thị Nga

iv


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
: Bảo vệ thực vật

BVTV

Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
: Cây công nghiệp

CPTG

: Chi phí trung gian

ĐVT


: Đơn vị tính.

GSO

: Tổng cục Thống kê (General Statistics Office).

ICO

: Tổ chức cà phê thế giới (International Coffee Oganization).

KTCB

: Kinh doanh

ại

KD

Đ

CCN

: Khấu hao tài sản cố định
: Lao động

̣c k




ho

KHTSCĐ

: Kiến thiết cơ bản

: Nông nghiệp

PNN

: Phi nông nghiệp

SX

: Sản xuất

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

Sở NN&PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

STT

: Số thứ tự

h
́H




: Tổ chức sản xuất

́


TCSX

in

NN

UBND

: Ủy ban nhân dân.

VICOFA

: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
(Vietnam Coffee and Cocoa Association).

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

SVTH: Nguyễn Thị Nga

v



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới giai đoạn 2012-2015 ............... 18
Bảng 1.2: 10 quốc gia dẫn đầu sản lượng cà phê trên thế giới giai đoạn 2010-2015 ... 19
Bảng 1.3: 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê trên thế giới giai đoạn 2010-2015 ........ 19
Bảng 1.4: 10 thị trường nhập khẩu nhiều cà phê trên thế giới giai đoạn 2010-2015 .... 20
Bảng 1.5: 10 thị trường xuất khẩu nhiều cà phê trên thế giới giai đoạn 2010-2015 ..... 20
Bảng 1.6: 10 thị trường đạt giá trị cao về xuất khẩu cà phê năm 2013 ......................... 21
Bảng 1.7: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam năm 2013-2014 phân theo địa phương ..... 22

Đ

Bảng 1.8: Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam 2 năm 2012-2013 ......................... 22

ại

Bảng 1.9: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam .................................. 23
Bảng 1.10: Việt Nam nhập khẩu cà phê nhân, mùa vụ 2012/2013 và 2013/2014 ........ 24

ho

Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất đai của xã Thăng Hưng giai đoạn 2014-2016 ......... 32


̣c k

Bảng 2.2 : Diện tích năng suất sản lượng các loại cây công nghiệp dài ngày của xã
giai đoạn 2014-2016 ...................................................................................................... 34

in

Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động xã Thăng Hưng giai đoạn 2014-2016 .......... 35

h

Bảng 2.4 : Diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng cà phê ở xã Thăng Hưng giai



đoạn 2014-2016 ............................................................................................................. 37

́H

Bảng 2.5 : Diện tích cà phê trồng mới giai đoạn 2014-2016 ........................................ 37

́


Bảng 2.6 : Diện tích cà phê phân theo hình thức tổ chức sản xuất giai đoạn ................ 38
2014-2016 ...................................................................................................................... 38
Bảng 2.7 : Tình hình các loại giống cà phê ở xã Thăng Hưng giai đoạn 2014-2016.... 39
Bảng 2.8 : Tình hình nhân khẩu và lao đông của các hộ điều tra năm 2016 ................. 40
Bảng 2.9 : Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất cà phê .............................................. 41
Bảng 2.10 : Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2016 .... 43

Bảng 2.11 : Phân tổ diện tích cà phê thu hoạch của các nông hộ điều tra năm 2016 ... 45
Bảng 2.12 : Phân tổ năng suất cà phê của các hộ điều tra năm 2016 ............................ 45
Bảng 2.13 : Chi phí đầu tư suất cà phê thời kì KTCB của các hộ điều tra.................... 47
Bảng 2.14 : Chi phí đầu tư sản xuất cà phê thời kì kinh doanh của các hộ điều tra...... 52
Bảng 2.15 : Kết quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra năm 2016 ............................ 53

SVTH: Nguyễn Thị Nga

vi


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Bảng 2.16 : Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ điều tra năm 2016 ............... 54
Bảng 2.17 : Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê thông qua các chỉ tiêu dài hạn .............. 56
Bảng 2.18. Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân 1 ha đến kểt quả và hiệu quả
sản xuất cà phê của các hộ điều tra................................................................................ 57
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính trên
1ha ................................................................................................................................. 61

ại

Đ
h

in


̣c k

ho
́H


́


SVTH: Nguyễn Thị Nga

vii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 150 năm nay ( kể từ năm 1850 khi người
Pháp đưa cây cà phê vào Việt Nam) và đến nay nó đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cà
phê được trồng chủ yếu ở các vùng đồi núi phía Bắc và nhiều nhất ở vùng Tây
Nguyên. Trong đó, Gia Lai được xem là một trong những tỉnh trồng nhiều cà phê
nhất vùng.


Đ

Khóa luận này được thực hiện nhằm mục tiêu tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu

ại

quả sản xuất cà phê tại xã Thăng Hưng huyện Chư Prông thuộc tỉnh Gia Lai trong giai
đoạn 2014 - 2016. Trên cơ sở đó, đề ra định hướng và các biện pháp nhằm nâng cao

ho

hiệu quả sản xuất cà phê của xã trong thời gian tới.

̣c k

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương
pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

in

Dữ liệu phục vụ đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng nông nghiệp và

h

phát triển nông thôn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai cùng các tài liệu có liên quan, qua



quá trình tổng hợp, phân tích xử lý thành số liệu thứ cấp phục vụ cho khóa luận.


́H

Kết quả nghiên cứu: Sau khi tìm hiểu, điều tra, tổng hợp về tình hình sản xuất cà
đã có những sự thay đổi và hiệu quả nhất định.

́


phê của xã, tôi nhận thấy hoạt động sản xuất cà phê của xã trong giai đoạn 2014 - 2016
Trong những năm qua, việc phát triển cây cà phê đã đem laị nhiều thành quả cho
xã, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển hơn, các hộ gia đình ở đây đã phát
huy được tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai, tiềm năng khí hậu một cách đúng
mức. Thu nhập của của hộ gia đình ngày càng ổn định và nâng cao. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn cần phải có các giải pháp khắc phục
sớm. Để khắc phục các hạn chế, khó khăn đó tôi đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê của xã trong thời gian sắp tới.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

viii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt
Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Trong đó,
trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho
dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn
nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị cực kì quan trọng.
Trong nhiều năm gần đây, cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu

Đ

chủ lực của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ đô la Mỹ và chiếm một tỷ

ại

trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau lúa
gạo. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao

ho

nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.

̣c k

Hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch
xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt

in

Nam đã vươn lên đứng thứ hai. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các

h


châu lục trên thế giới. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang



ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Sản xuất và xuất khẩu cà

́


phát triển.

́H

phê làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước được củng cố và
Tây Nguyên – vùng đất đỏ bazan với cái nắng, cái gió và bạt ngàn cao su, bạt
ngàn cà phê đã được đi vào thơ, ca, nhạc, họa như một huyền thoại. Đến với Tây
Nguyên là đến với xứ sở của cà phê, một đặc sản nổi tiếng ở đây. Nếu như ai đã từng
đặt chân đến vùng đất này chắc chắn đã và sẽ được thưởng thức hương vị của cà phê,
sẽ được chứng kiến cuộc sống, cảnh vật và con người nơi đây với những nét rất riêng
để rồi khi ra về đọng lại trong lòng nhiều ấn tượng khác nhau về vùng đất Tây Nguyên
huyền thoại.
Người dân Tây Nguyên đa phần họ sinh sống và làm ăn bằng việc trồng cà phê.
Do đó cà phê là cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên, trên 90% diện tích trồng cà
phê của Việt Nam tập trung ở vùng này. Tây Nguyên ngày nay bao gồm 5 tỉnh là: Gia

SVTH: Nguyễn Thị Nga

1



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng. Trong đó, tỉnh Gia lai là một trong
những vùng trọng điểm, có thế mạnh về trồng và phát triển cây cà phê.
Cây cà phê góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm chênh lệch giàu
nghèo giữa các hộ, cở sở vật chất được cải thiện. Nhờ cà phê mà giờ đây nền kinh tế phát
triển, xã hội ổn định hơn, thực tế cho thấy một số hộ đã thoát nghèo nhờ cây cà phê.
Song cũng không thể không kể đến những khó khăn mà người dân gặp phải trong
quá trình sản xuất cà phê. Khó khăn về điều kiện thời tiết, thiên tai, khó khăn trong áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá cả các yêu tố đầu vào…Những vấn đề này
gây cản trở không nhỏ đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân cũng như kết quả
và hiệu quả sản xuất cà phê. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có thêm những

Đ

nghiên cứu của cây cà phê để giúp các hộ dân vừa nâng cao năng suất, sản lượng cà

ại

phê vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh ngành hàng này, từ

ho

đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam trên thị


̣c k

trường thế giới. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Hiệu
quả kinh tế sản xuất cà phê ở xã Thăng Hưng, Huyện Chư Prông, Tỉnh Gia Lai".

h

2.1. Mục tiêu chung

in

2. Mục tiêu nghiên cứu



Trên cơ sở phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cà trên địa bàn xã Thăng

́H

Hưng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất cà phê trên địa bàn xã trong thời gian tới.

́


2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất cây cà phê trên địa

bàn xã Thăng Hưng trong những năm qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây cà
phê trên địa bàn xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

2


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà
phê của nông hộ trên đại bàn xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Xã Thăng Hưng huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi thời gian : Số liệu phân tích được thu thập trong giai đoạn 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu tại phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai. Ngoài ra còn cập nhật thông tin trên

Đ

sách, báo, internet, …


ại

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập được, số liệu

ho

được tổng hợp và xử lí bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

̣c k

- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến của các chuyên gia tại các phòng ban chức
năng, các bộ phận, các đơn vị có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

in

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các bảng biểu để thấy được xu thế biến

h

động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.

- Phương pháp phân tổ thống kê.

́H

chúng với theo từng năm.



- Phương pháp so sánh: Xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh


́


SVTH: Nguyễn Thị Nga

3


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư
thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả

Đ

yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông

ại


nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ

ho

thuật và hiệu quả phân bổ.

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù

̣c k

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để
đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức

in

biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

h

H = K/C

́H



Trong đó :

- H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó
- C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó


́


- K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó

Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: “Hiệu quả kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó”.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

4


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Từ những định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có
thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu
và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những
mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của

những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực
tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương đương. Muốn vậy
phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối

Đ

giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố

ại

đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố

ho

tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như

̣c k

chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện.
Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa

in

hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các

́H

1.1.2. Nguồn gốc cây cà phê




được hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

h

yếu tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt

Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Cách đây 1000

́


năm một người du mục Ethiopia đã ngẫu nhiên phát hiện hương vị tuyệt vời của một
loại cây lại làm cho con người thấy sản khoái và tỉnh táo lạ thường.Từ đó trái cây này
đã trở thành đồ uống của mọi người và lấy tên làng Cafa nơi phát hiện ra cây này làm
tên đặt cho cây.Từ thế kỉ 6 cà phê trở thành đồ uống của mọi người dân Ethiopia và
nhanh chóng lan ra Trung Cận Đông.
Vào thế kỷ thứ 14, những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang
vùng Ả Rập. Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau
được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.
Năm 1710 thương gia Châu Âu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn
sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

5


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì
người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique . Sang cuối thế
kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành
trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn
50 quốc gia trên thế giới.
Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở
gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê Arabica (tức cà phê chè) được trồng
ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh.
Trải qua hơn 150 năm kể từ năm 1850 khi người Pháp đưa cây cà phê vào Việt

Đ

Nam loại cây này đã không ngừng được phát triển. Nếu như giai đoạn đầu, cây cà phê

ại

chỉ được trồng ở một số tỉnh phía Bắc với diện tích nhỏ lẻ, thì đến năm 1975 khi bắt

ho

đầu có những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng cao

̣c k


nguyên, nơi có điều kiện thích hợp để trồng cà phê, hoạt động sản xuất đã được mở
rộng hơn, tuy nhiên vẫn rất manh mún, không tập trung. Đến năm 1986, khi công cuộc

in

đổi mới được tiến hành, cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tổ chức sản xuất

h

với quy mô lớn, tập trung. Đến năm 1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê



lớn thứ tư toàn thế giới, đứng sau Brazil, Colombia và ngang bằng với Indonesia.

́H

Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 nước và vùng lãnh thổ.
Trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai.

́


Riêng cà phê Robusta, Việt Nam đứng trên cả Brazil và trở thành nhà xuất khẩu mặt
hàng này lớn nhất thế giới.
1.1.3. Các giống cây cà phê
Cà phê ở nước ta hiện nay gồm cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà
phê mít (Excelsa).Trong đó cà phê vối chiếm phần lớn diện tích và sản lượng.
*


Cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Excelsa)

Hai loại cà phê này thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích hợp
nhất là 24 - 26 độ °C, lượng mưa thích hợp trên 2000 mm/ năm, độ cao khoảng 6002000 m, mật độ từ 1200-1500 cây/ha. Cà phê vối có hình quả trứng hoặc hình tròn,quả
chín có màu thẩm, vỏ cứng và thường chín vào tháng hai. Đặc biệt cây cà phê này

SVTH: Nguyễn Thị Nga

6


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

không ra hoa kết quả tại các mắc của cành, nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh
nâu bạc. Loại cà phê này thường cho năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh khá, dễ
chăm sóc.
*Cà phê chè (Coffea Arabica)
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè ưa khí
hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét , có lá nhỏ, cây thường thấp. Nhiệt độ thích hợp là
15-30°C, độ cao 1300-1800 mm, lượng mưa thích hợp trên 1800-2000 mm/năm.Cây
có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng
hoặc hình bầu dục, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng, mỗi quả chứa
hai hạt cà phê. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m.Cà phê chè sau khi trồng

Đ


khoảng 3-4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch.Thường cuối vụ thu hoạch cây cà phê

ại

đã phân hoá mầm hoa (cà phê chè tự thụ phấn). Rễ cà phê chiếm 80% lượng rễ ở tầng

ho

đất canh tác từ 0-30cm. Rễ có thể hút sâu tới 1m, bề rộng ra tới mép ngoài tán lá. Cà

̣c k

phê chè có các chủng loại như Typica, Bourbon, Moka, Mondonova, Caturra, Catuai,
Catimor…cà phê chè hay bị sâu bệnh và giá bán không cao hơn so với cà phê vối do

h

1.1.4. Phân bố

in

phân tán, sản lượng ít nên khả năng phát triển còn hạn chế.



Các nước trồng cà phê chè chủ yếu là Brazil, Ethiopia, Colombia, Kenya, Mexico

́H

và Ấn Độ. Các nước trồng cà phê vối chủ yếu là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia và

Uganda, trong đó Việt Nam là quốc gia đứng đầu về sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này.

́


Quốc gia Brazil được xem là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế
giới với sản lượng trung bình hơn 2 triệu tấn/năm, chiếm hơn 25% thị trường quốc tế.
Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê với sản lượng
trung bình 900 ngàn tấn/năm. Các nước xuất khẩu lớn khác là Colombia, Indonesia,
Mexico, Ấn Độ. Những nước tiêu thụ cà phê lớn là Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản.
Cà phê vối được trồng nhiều nhất ở châu Phi và châu Á, trong đó Việt Nam và
Indonesia là hai nước sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, cà phê vối
được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đây là hai vùng chủ lực
sản xuất cà phê của cả nước với năng suất khá cao và chất lượng tốt.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

7


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung ở Sơn La,
Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế. Cà phê chè có chất
lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất
củng thấp hơn 0,9-1,2 tấn/ha so với cà phê vối.

1.1.5. Vai trò của cây cà phê
1.1.5.1. Giá trị kinh tế-xã hội-môi trường
– Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ
lớn, khoảng 500 triệu USD, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu
của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã
hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho

Đ

đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

ại

– Là một ngành sử dụng nhiều lao động, ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê góp

ho

phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế.

̣c k

Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút
khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có

in

thể lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng




trên toàn nền kinh tế quốc dân.

h

2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động

́H

– Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà
nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm,

́


hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

– Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực
hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.Vì cây cà phê thích
hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.
– Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ
để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và
hiệu quả trong hoạt động của mình.
– Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh của
đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh

SVTH: Nguyễn Thị Nga

8



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng
thị phần và lợi nhuận.
– Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà
phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn
được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.
– Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng
của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê.
Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà
phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập.
– Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của

Đ

Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cà phê là một loại

ại

cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà

ho

phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình.


̣c k

– Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà
trong thời buổi nông nhàn. Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người

in

nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và

h

kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng

́H

1.1.5.2. Giá trị xuất khẩu



sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ.

Cà phê của Việt Nam chủ yếu được dùng để xuất khẩu cho các tập đoàn rang xay

́


và thương mại lớn trên thế giới. Cà phê là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả
nước và Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn thứ nhất trên thế giới
Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thu hoạch thì lượng cà phê xuất khẩu

cũng tăng lên không ngừng. Cách đây 21 năm ( năm 1996 ) Việt Nam đã xuất khẩu
221,496 tấn đến năm 2006 đã xuất khẩu được 775,457 ng/tấn , đây là năm xuất khẩu
cao nhất từ năm 1996 đến nay.
Tính đến nay, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thế hai thứ giới sau
Brazil. Mặt hàng cà phê Việt Nam được đánh giá là một trong 20 mặt hàng cạnh tranh
của Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

9


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Xuất khẩu cà phê những năm qua đã đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt trên 2 tỷ đô la làm tăng đóng góp của ngành cà phê vào
nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăng vị thế của cà phê trong các mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và từng bước mở rộng chứng tỏ uy
tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân
sống, Việt Nam còn xuất khẩu cà phê hòa tan sang 25 quốc gia vùng và lãnh thổ, trong
đó Nhật Bản, Mỹ , Đài Loan , Đức…
Thị trường nhập khẩu chính cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, trong đó 10
nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khối EU và

Đ


Mỹ, so với những năm trước thì thị trường xuất khẩu cà phê tập trung vào các nước

ại

Singapore, Hồng kông, Nhật Bản chiếm tới 60% trong 10 nước nhập khẩu lớn nhất.
Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê ngày càng được nâng lên từ thị trường trung

ho

gian vào thị trường tiêu thụ trực tiếp mặc dù đây là những thị trường yêu cầu về chất

̣c k

lượng, vệ sinh an toàn rất cao.

Xuất khẩu cà phê có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó vừa

in

cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho

h

quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.



1.1.5.3. Giá trị đối với y học và sức khỏe


Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học

́H

Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung

́


cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta
chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị
ung thư ở người.
Về mặt dinh dưỡng, trong 100g hạt cà phê có: 2,2g nước; 8,6g protein; 11g chất béo;
36,7g đường; 2g cafein; 9g chất xơ; 6g axit tanic; 120mg canxi; 170mg photpho; 42mg
sắt; 3mg natri; 12mg vitamin B2; 3,5g vitamin PP…Nếu uống cà phê với số lượng thích
hợp và đúng cách thì xét về mặt nào đó, thức uống này rất có lợi đối với sức khoẻ.
Cà phê có tác dụng trong việc làm giãn nở và thu nhỏ các nhánh phế quản, tác
động đến hệ tim mạch, làm tăng khả năng cung cấp máu của tim, làm tăng nhịp đập,
có hiệu quả điều trị nhất định đối với bệnh huyết áp thấp và bệnh hen suyễn. Ngoài ra,

SVTH: Nguyễn Thị Nga

10


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa


uống cà phê còn làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy sự hấp thu và tăng cường trao
đổi chất trong cơ thể. Một số tác dụng khác của cà phê như sau :
- Cà phê kích thích hoạt động trí óc: Nhóm nghiên cứu của GS Andrew Scholey,
Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức và Khoa học nơron thuộc Đại học Northrumbia
(Anh) khẳng định cà phê rất tốt cho não. Bởi trong hạt cà phê cafein chiếm 1 – 2%, có
tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức làm việc của trí óc.
- Cà phê chống bệnh tiểu đường type II: Các nhà khoa học Mỹ cho biết uống cà
phê điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II. Theo tiến sỹ Martin
thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ), chất axit chlorogenic có trong cà phê đã giúp cơ thể
xử lý tốt lượng đường glucose trong máu.

Đ

- Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan : Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên

ại

10.000 người tình nguyện do Viện nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận và tiêu hóa
đã chứng minh cafein trong cà phê và trà giảm nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống

ho

và hiện tượng béo phì gây ra.

̣c k

- Cà phê tốt cho trẻ sinh non: Một cuộc nghiên cứu trên hơn 2.000 trẻ sinh non ở
Canada, Úc và Anh cho thấy những đứa trẻ nào được cho uống một ít cà phê có thể


in

khắc phục được một số khiếm khuyết ở phổi mà chúng mắc phải do bị sinh thiếu

h

tháng. Những đứa trẻ này khi sinh ra bị thiếu cân và hệ hô hấp chưa phát triển toàn



diện. Do đó, chúng phải thở bằng máy. Theo dõi sức khỏe của một nhóm trong số trẻ
nói trên sau khi chúng được cho uống một ít cà phê trong một khoảng thời gian, nhóm

́H

nghiên cứu thấy rằng chúng ít phụ thuộc hơn vào máy và phổi cũng ít bị tổn hại hơn.

́


Lý do là vì chất caffein có trong cà phê có tác dụng kích thích hô hấp.

- Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng : Nhiều tài liệu y
học nói đến tác dụng của cafein làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm
nguy cơ bị lên cơn hen. Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đã khẳng định điều này.
Một công trình ở Ý, theo dõi trên 70.000 người đã khẳng định caffeine là “khắc tinh”
của bệnh hen. Nếu uống từ 2 đến 3 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ bị các cơn hen tấn
công giảm được 28%. Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của
những người hay bị triệu chứng này. Vì nó có tác dụng làm giảm sự giải phóng
histamin vào trong máu, vốn là nguyên nhân gây dị ứng.

- Cà phê giúp giảm đau : Những loại thuốc giảm đau thường chứa cafein. Bởi
cafein đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng

SVTH: Nguyễn Thị Nga

11


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

được hấp thụ nhanh chóng. Một tách cà phê hay một trà nóng có thể làm bạn khỏi đau
đầu. Quả vậy, nếu những chất làm giãn mạch thường gây đau đầu thì caffeine lại làm
cho mạch máu co lại.
- Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn : Hoạt chất trong cà phê là
cafein – một chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn. Điều này
chắc ai cũng nhận thấy sau 10-15 phút uống chút cà phê. Sự sảng khoái ấy tác động
đến cả tâm lý, khiến người ta dễ tính, sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh, sẵn
sàng gật đầu.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê
1.1.6.1. Điều kiện tự nhiên

ại

Đ

a. Đất đai


Tại các vùng địa lý khác nhau thì năng suất và chất lượng cà phê cũng có sự khác

ho

biệt tương đối rõ rệt. Sự khác biệt này có thể do thành phần đất, chất dinh dưỡng, quy
mô đất khác nhau giữa các vùng. Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể

̣c k

phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc xám. Trong

in

đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Đất có độ dốc từ 0-150,

h

thích hợp nhất là dưới 80, thích hợp có giới hạn nhỏ là 8-150, có khả năng thoát nước



và giữ ẩm tốt. Không nên trồng cà phê chè trên đất dốc > 200; độ xốp trên 60%, đất dễ

́H

thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn
của lớp đất mặt (0-20cm) trên 2,5%, pHKCL4,5-6. Các loại đất phong hóa từ Pooc-

́



phia, đá vôi, sa phiến thạch, granit...nếu có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được
cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.
b. Thời tiết khí hậu
+ Nhiệt độ
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố quan trọng mang tính giới hạn đối
với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Phạm vi nhiệt độ thích hợp phụ thuộc
vào từng loại, từng giống cà phê. Mỗi loại cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất
trong từng ngưỡng nhiệt độ nhất định. Cây cà phê vối thích hợp với khí hậu xích đạo
điển hình, sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 –26 °C. Cây cà phê
chè ưa nóng ẩm với nhiệt độ 24-26°C là thích hợp và nhiệt độ tới thấp không dưới

SVTH: Nguyễn Thị Nga

12


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

7°C. Cà phê mít thích hợp với nhiệt độ 23-25 độ °C, nó nhạy cảm với lạnh hơn là khô.
Nói chung là cây cà phê cần nhiệt độ từ 20-25°C, biên độ nhiệt là 15-30°C ngoại trừ
cây cà phê vối có khả năng thích nghi ở nơi có biên độ nhiệt lớn hơn từ 5-32 °C.
+ Lượng mưa
Sau nhiệt độ, lương mưa là yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng
suất và kích thước của hạt cà phê. Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng

có lượng mưa hàng năm 1.500 – 1.800 mm, khi lượng mưa dưới mức 800-1000mm thì
dù có được phân bố tốt , ngành trồng cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả năng sinh lời
giảm sút. Ở nước ta nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng lượng mưa phân bố không
đều, lượng mưa tập trung khoảng 70-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước.

Đ

Mùa khô thường kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20-30%,

ại

do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng, để khắc phục tình trạng này,

̣c k

+ Ánh sáng

ho

tưới nước là biện pháp hàng đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cà phê.
Bản chất của cây cà phê là cây ưa che bóng cây cà phê vối thích hợp ánh sáng

in

trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê



+ Độ ẩm không khí


h

hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.

́H

Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
cà phê vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình thoát hơi nước của cây. Độ ẩm không khí

́


thích hợp với cây cà phê là từ 70% trở lên. Độ ẩm không khí càng cao càng tốt đối với
cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn cây cà phê ra hoa. Cây cà phê (Vối) thích hợp trong
điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.
+ Gió
Cây cà phê xuất xứ từ khí hậu nhiệt đới ẩm nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương đối
lặng gió. Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển
cây cà phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng ,các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá
trình thoát hơi nước của cây vì vậy cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió. Khi lập
vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê. Tốc độ gió thích hợp là 2 - 3
m/giây trong lô trồng.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

13


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm đòi hỏi những điều kiện sinh thái
tương đối khắc khe.Vì vậy cần nắm vững yêu cầu sinh thái của từng loại để phân vùng
quy hoạch cho thích hợp nhằm khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.
Trong hai yếu tố sinh thái chính của cây cà phê là khí hậu và đất đai thì yếu tố khi hậu
đóng vai trò mang yếu tố quyết định. Đối với đất đai ta có thể khắc phục được bằng
các biện pháp kỹ thuật canh tác, cải tạo đất, nhưng đối với yếu tố khí hậu mặt dù có áp
dụng biện pháp kỹ thuật canh tác củng chỉ ít nhiều hạn chế bớt tác hại của nó chứ
không thể làm thay đổi được. Vì vậy, khi quy hoạch vùng trồng phải đặc biệt xem xét
đến yếu tố khí hậu trước sau đó mới tới yếu tố đất đai.
1.1.6.2. Điều kiện kỹ thuật sản xuất cà phê

Đ

Nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cà phê. Hiện nay,

ại

hàng loạt những tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất
cà phê. Những nhân tố kỹ thuật tác động lớn nhất đến sản xuất cà phê bao gồm:

ho

+ Giống

̣c k


Chất lượng giống ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình sản xuất cà phê.
Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra các giống cây có năng suất, chất lượng cao, có khả



+ Nhân tố lao động

h

trên diện rộng.

in

năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường và thích ứng được điều kiện ngoại cảnh

Ảnh hưởng mạnh nhất là của yếu tố lao động, khi tăng 1% công lao động thì

́H

tăng năng suất 2.65%. Vì sản xuất cà phê đòi hỏi người sản xuất phải có được những

́


hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý sản xuất cây công nghiệp này. Trình độ học
vấn của chủ hộ sản suất cà phê là cơ sở để nắm bắt được những kiến thức.
+ Phân bón và thuốc BVTV
Trong các khoản chi phí mà các hộ dân phải đầu tư cho quá trình sản xuất của
mình thì yếu tố về phân bón và thuốc BVTV là không kém phần quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến kết quả thu hoạch của hộ. Cách thức đầu tư và quy trình bón phân và

phun thuốc BVTV cũa mỗi hộ sẽ quyết định đến năng suất từ vườn cây đem lại. Tùy
từng điều kiện đất đai, khí hậu mà liều lượng bón và phun thuốc cho hợp lý. Các kết
quả nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy N và K là hai nguyên tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến năng suất cà phê.

SVTH: Nguyễn Thị Nga

14


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS Phan Văn Hòa

+ Biện pháp kỹ thuật
- Những biện pháp kỹ thuật mới có ý nghĩa rất lớn với ngành cà phê.Cây cà phê
không những cho sản phẩm có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn hạn chế
được những tác hại, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính những tiến bộ kỹ thuật
này đã hợp thành nhóm các nhân tố kỹ thuật sản xuất mà chúng ta cần quan tâm để
việc sản xuất cà phê cho hiệu quả cao nhất.
1.1.6.3. Điều kiện kinh tế-tổ chức sản xuất cà phê
a. Thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất cà phê gì ? Như thế nào? để đạt hiệu
quả cao do thị trường quyết định. Cho nên, cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy người sản

Đ

xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường. Khi thị trường ngày


ại

càng phát triển, làm cho cà phê hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, đòi hỏi về số

̣c k

b. Vốn

ho

lượng và chất lượng cà phê hàng hoá ngày càng cao.
Muốn nâng cao trình độ sản xuất cà phê hàng hoá thì phải có vốn đầu tư và nâng

in

cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ sản xuất cà phê hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu



hệ thống tài chính tín dụng.

h

nhập và khả năng tích luỹ của các nông hộ cũng như sự đầu tư của nhà nước thông qua

́H

c. Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước


Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê hàng hoá.

́


Nếu không có sự can thiệp của nhà nước trong nên kinh tế thị trường thì quá trình sản
xuất cà phê hàng hoá tự phát khó tránh khỏi những rủi ro dẫn đến lãng phí cho nền
kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Do đó cần có
chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước để định hướng và tác động đúng hướng thúc
đẩy nâng cao sản xuất cà phê hàng hoá.
Nhóm các nhân tố này cũng rất quan trọng vì nó cho có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm nhóm các nhân tố tự nhiên và nhân tố kỹ thuật. Điều kiện tự nhiên dù có thuận lợi
tới đâu nhưng nếu không có các biện pháp kinh tế-tổ chức sản xuất cà phê hợp lý thì
hiệu quả đạt được cũng không cao.Tóm lại, khi sản xuất cà phê thì mỗi nhân tố trên
đều có ảnh hưởng theo chiều hướng, mức độ khác nhau nên cần phải được chú trọng

SVTH: Nguyễn Thị Nga

15


×