Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ôn tập ngữ văn 9 giới thiệu chung tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.99 KB, 22 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGỮ VĂN 9
***

1


CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Nguyễn Dữ)
1. Giới thiệu chung
- Thể loại: truyện truyền kì.
- Xuất xứ: là truyện thứ 16 của Truyền kì mạn lục.
- Được tái tạo trên cơ sở truyện cổ tích: “Vợ chàng Trương”.
- Chủ đề: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có
nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (Ghi chép tản mạn điều kì lạ được
lưu truyền)
- Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện.
- Được xem như một “Áng thiên cổ kì bút”.
- Nội dung: Kể về những người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống
bình yên nhưng các thế lực tàn bạo xô đẩy vào những cảnh ngộ oan
khuất, bất hạnh hay những tri thức phong kiến có tâm huyết nhưng bất
mãn với thời cuộc.
3. Tóm tắt
- Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính.
- Vũ Nương ở nhà, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ. Đêm đêm ôm con
vào lòng, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo rằng đó là cha của Đản.
- Khi Trương Sinh trở về, bé Đản không nhận cha. Trương Sinh ngờ vợ
không giữ được sự chung thủy, nổi cơn ghen tuông và giận dữ.
- Vũ Nương thanh minh hết cách nhưng Trương Sinh không tin, còn đánh
đưởi nàng ra khỏi nhà. Quá tuyệt vọng, Vũ Nương gieo mình xuống sông


tự vẫn.
- Trước tấm lòng trong sạch của Vũ Nương, Linh Phi đã cứu nàng và để
nàng sống dưới thủy cung.
- Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh vô cùng đau khổ. Khi đứa con chỉ
vào chiếc bóng trên vách, Trương Sinh mới hiểu ra mọi chuyện những đã
quá muộn.
- Trương Sinh lập đàn cầu khấn, Vũ Nương hiện về một lần rồi biến mất
mãi mãi.

2


TRUYỆN KIỀU
(Nguyễn Du)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Ra đời vào khoảng đầu TK XIX, viết bằng chữ Nôm, dài 3254 câu lục
bát.
- Dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân
(Trung Quốc).
- Có tên gốc “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đau đứt ruột), dân
gian hay gọi tắt là “Truyện Kiều”).
2. Các phần
- Phần I: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần II: Gia biến và lưu lạc.
- Phần III: Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung
a, Giá trị hiện thực
- Là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn
bạo (Xã hội đồng tiền).
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội

phong kiến xưa.
b, Giá trị nhân đạo
- Là tiếng nói ngợi ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
- Là tiếng nói đồng cảm thiết tha trước số phận con người, đặc biệt
là những kẻ tài hoa nhưng bạc mệnh.
→ Thương cảm nhưng đồng thời cũng tự thương cho chính mình.
- Là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ, đanh thép những thế lực tàn bạo đã
chà đạp những người lương thiện.
- Là tiếng nói thấu hiểu lẽ đời, việc đời.
4. Giá trị nghệ thuật (được đánh giá là tập đại thành của văn học dân
tộc với những thành tựu nổi bật về ngôn ngữ và thể loại)
- Thể thơ dân tộc: lục bát.
- Ngôn ngữ tiếng Việt đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật biểu đạt, biểu
cảm và có tính thẩm mĩ cao.
- Nghệ thuật tự sự, bút pháp tả cảnh, tả tình hết sức tinh tế, điêu luyện.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc:
• Nhân vật chính diện (Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ
Hải,…) : sử dụng bút pháp ước lệ, phong cách bác học, hàm
xúc, ngôn từ trang nhã, tinh tế,…
3


• Nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Hồ Tôn
Hiến,…) : sử dụng bút pháp tả thực, ngôn ngữ Thuần Việt,
phong cách bình dân, sinh động, giàu sức gợi,…
Các đoạn trích chính
STT
1
2


3

4

5

Đoạn trích

Vị trí
Đoạn trích nằm trong phần I (Gặp gỡ và
Chị em Thúy Kiều
đính ước).
- Đoạn trích nằm trong phần I (Gặp gỡ và
đính ước).
Cảnh ngày xuân
- Nằm sau phần giới thiệu gia đình Kiều
và hai chị em Kiều, Vân.
- Đoạn trích nằm trong phần II (Gia biến
và lưu lạc).
- Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu
xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ
Kiều ở lầu Ngưng Bích
mất vốn ben lựa lời khuyên giải, dụ dỗ.
Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn
khi nàng bình phục sẽ gả cho người tử tế
rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng
Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
- Đoạn trích nằm trong phần II (Gia biến
và lưu lạc).
- Sau khi bị thằng bán tơ vu oan, gia đình

Kiều lâm vào cảnh tan tác, đau thương.
Mã Giám Sinh mua Kiều Của cải bị cướp đoạt, cha và em trai bị kẻ
sai nha “đầu trâu mặt ngựa” bắt bớ, khảo
tra, đánh đập dã man. Kiều đành gạt nước
mắt, gác mối tình đầu đẹp đẽ với Kim
Trọng để bán mình cứu cha và em trai.
- Đoạn trích nằm ở cuối phần II (Gia biến
và lưu lạc).
Thúy Kiều báo ân, báo oán - Sau khi lấy Từ Hải, Kiều bước lên địa vị
một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là
địa vị của một người quan tòa.

4


ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Hoàn cảnh bấy giờ:
• Trước Cách mạng tháng 8: Văn học có xu hướng bế tắc, bị
dồn vào bước đường cùng → không nhận thức được ánh sáng
Cách mạng.
• Sau Cách mạng tháng 8: Một diện mão mới đến với Văn
học, đất nước đang trong tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc” và
năm 1946 Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
- Được in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề hay cũng chính là hình ảnh của những con người có cùng
chung chí hướng, lí tưởng - đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới,

đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm Cách mạng và kháng
chiến.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những
người lính Cách mạng. Tình đồng chí đã giúp người lính vượt lên trên
mọi khắc nghiệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù.

5


BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt
trên tuyến đường Trường Sơn.
- Được in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề khá dài → độc đáo, mới lạ, thu hút người đọc.
- Làm nổi bật hình ảnh trung tâm và xuyên suốt bài thơ: “những chiếc xe
không kính”. Qua đó ta thấy được tính chất khốc liệt của chiến tranh.
- Từ “Bài thơ” tưởng như là thừa, là không cần thiết nhưng thực chất nó
làm nhấn mạnh cách khai thác hiện thực. Viết về cuộc chiến nhưng không
đề cập tới sự gian khổ mà nói tới chất thơ của tuổi trẻ và vẻ đẹp tâm hồn
của những người lính Trường Sơn. Qua đó, ta thấy được sự nối liền giữa
hai thế giới nghệ thuật: thơ và phi thơ. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp hiện
thực và lãng mạn, giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ trong Phạm
Tiến Duật.

6



ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết năm 1958, sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng
Ninh.
→ Hồn thơ nảy nở trở lại, dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất
nước, về niềm vui lao động.
- Được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
2. Nhan đề bài thơ
- Nhan đề làm nổi bật đối tượng phản ánh tỏng tác phẩm. Đó là những
người lao động (những ngư dân miền biển).
→ Tạo sự khác biệt về đề tài, cảm hứng của Huy Cận mà trước nay chưa
từng có.
- Gợi không khí lao động vui tươi, nhộn nhịp, khẩn trương trong giai
đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954.
- Sau khi đọc xong thì người đọc có thể cảm nhận sâu sắc hơn về nhan
đề: Đó là cuộc hành trình của những người con làng chài lưới. Khúc ca
của họ hay cũng chính là khúc ca mà tác giả dâng tặng cho cuộc đời và
cho quê hương đất nước.

7


BẾP LỬA
(Bằng Việt)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang đi du học ở nước ngoài.
- Được in trong tập “Hương cây - Bếp lửa” (1968).
2. Ý nghĩa nhan đề
- Là một hình ảnh thực, quen thuộc với rất nhiều gia đình Việt Nam trong

suốt một thời gian dài.
- Gợi trong lòng người đọc sự ấm áp qua hình ảnh “ngọn lửa” để rồi sau
này khi đọc xong bài thơ ta thấy “ngọn lửa” là hình ảnh mang tính chất
biểu tượng lớn: hình tượng của tình bà cháu. Đó là sự che chở và vòng
tay yêu thương của bà trong suốt những năm tháng tuổi thơ gian khó, là
sự trân trọng và lòng biết ơn của người cháu mà năm tháng, thời gian
không thể xóa nhòa.
→ Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng củi, than mà còn được nhen lên
bằng cả tình yêu.
- Bài thơ đi từ hình ảnh bếp lửa thực rồi tới những suy ngẫm về bà, về
tình yêu của bà dành cho cháu và rộng hơn là tình cảm quê hương, đất
nước.

8


KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
(Nguyễn Khoa Điềm)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khi miền Tây
Thừa Thiên. Đây cũng là thời kì cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ
đang ở giai đoạn rất cam go, quyết liệt.
2. Nhan đề bài thơ
- Là một nhan đề khá dài, để lại ấn tượng mạnh với người đọc.
- Góp phần đưa người đọc về với tuổi thơ mà ở đó, lời ru của mẹ đã chắc
cánh cho con từ thuở nằm nôi → Gợi mở tính chất, chức năng của lời ru:
không chỉ để ru trẻ vào giấc ngủ mà khúc hát ấy còn vươn tới những vấn
đề chính trị.
- Đối tượng tâm tình chính là những em bé - em Cutai, những em bé lớn
lên trong những hoàn cảnh đặc biệt - trên lưng mẹ → Gợi mở về tình yêu

thương tha thiết đồng thời cũng là nỗi nhọc nhằn mà cả mẹ và em cùng
trải qua.

9


ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác năm 1978 (3 năm sau khi miền Nam giải phóng,
đất nước hoàn toàn thống nhất) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Được in trong tập thơ “Ánh trăng”.
2. Ý nghĩa nhan đề
- “Ánh trăng” là một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào
những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ, để họ nhận
ra những điều sai trái, hướng con người ta đến những giá trị đích thực của
cuộc sống.
- Nhan đề bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng: “Ánh trăng” như ánh sáng
của hàng nghìn ngọn nến, thắp sáng mọi góc tối của con người, thức tỉnh
con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng
gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời những người lính.

10


LÀNG
(Kim Lân)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Tóm tắt

- Ông Hai là người làng Chợ Dầu, hưởng ứng lời kêu gọi của cụ Hồ, ông
đưa gia đình đi tản cư.
- Ở nơi tản cư, hôm nào ông cũng sang nhà bác Thứ hàng xóm để khoe về
ngôi làng mà ông vô cùng tự hào và yêu thương. Và ở đó, ngày nào ông
cũng ra phòng tin tức để nghe những tin tức về cuộc kháng chiến. Ông sẽ
rất vui nếu nghe được tin tức về làng Chợ Dầu của mình.
- Một hôm, tại quán nước, ông nghe được tin tức từ những người tản cư
từ dưới lên: làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu
hổ, cúi gằm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám
nói chuyện với ai, nơm nớp lo sợ bị bà chủ nhà đuổi đi.
- Buồn khổ quá, ông tâm sự với thằng Út con ông cho khuây khỏa. Ông
có ý định về làng nhưng về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ nên ông đã
từ bỏ ý định đó.
- Sau khi nghe tin đồn được cải chính, mặc dù nhà bị Tây đốt nhưng ông
vẫn hồ hởi và vui mừng khôn xiết.
3. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề chỉ có một tiếng → Ngắn → Dễ gây ấn tượng cho người đọc
ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Gợi về một đề tài quen thuộc, gần gũi trong những sáng tác văn học, đó
là tình yêu quê hương đất nước → Dễ tạo được sự đồng điệu trong lòng
người đọc.
- Là một nhan đề mang tính khái quát: không dùng để chỉ một ngôi làng
cụ thể mà còn để nói đến biết bao ngôi làng khác trên đất nước Việt Nam
→ Tác giả không chỉ đề cập tới tình cảm của một mình ông Hai mà còn
muốn nói đến tình cảm của biết bao người con của dân tộc Việt bấy giờ.
4. Tình huống truyện
- Truyện chỉ có một tình huống tâm lý duy nhất: ông Hai nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc.
→ Đơn giản những gay gắt và thử thách được nội tâm nhân vật. Qua đó
bộc lộ suy nghĩ và phẩm chất cao quý của nhân vật ông Hai.


11


LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Là kết quả của chuyến đi thực tế đến Lào Cai mùa hè năm 1970.
- Rút từ tập “Giữa trong xanh” (in năm 1972).
2. Tóm tắt
- Trước khi nghỉ hưu, ông họa sĩ có chuyến đi thực tế đến Lai Châu. Trên
chuyến xe, ông gặp một cô kĩ sư trẻ mới ra trường.
- Họ được bác lái xe giới thiệu về Sa Pa và về người cô độc nhất thế gian.
Đó là anh thanh niên làm ở trạm khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh
Yên Sơn.
- Đến Yên Sơn, xe dừng lại, họ làm quen với anh thanh niên, được nghe
anh kể về công việc của mình: đo gió, đo mây, đo chấn động mặt đất,…
để báo về trung tâm, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Ông họa sĩ cảm mến, muốn kí họa anh nhưng anh đã từ chối và giới
thiệu cho ông những người khác, mà theo anh họ xứng đáng hơn.
- Chia tay anh thanh niên, cô kĩ sư trẻ rất xúc động, một ấn tượng khó tả
dấy lên trong lòng cô, không chỉ vì bó hoa rất to mà còn vì bó hoa của
những háo hức, mơ mộng mà anh tặng cho cô.
3. Ý nghĩa nhan đề
- Tính từ “lặng lẽ” được đặt lên trước danh từ “Sa Pa” nhằm nhấn mạnh
tính chất của địa điểm được nói tới.
- Đây là một nhan đề vừa mang tính chất tượng hình vừa mang tính chất
hiện thực.
- “Lặng lẽ” không chỉ dùng để chỉ sự lặng lẽ của thiên nhiên mà đó còn là
sự cống hiến âm thầm của những con người lao động mới trên Sa Pa.

4. Tình huống truyện
- Thực chất chỉ là một cuộc gặp gỡ của anh thanh niên làm ở trạm khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn và những vị khách trên chuyến xe đến Lai Châu:
ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
→ Ý nghĩa: để cho nhân vật chính xuất hiện một cách tự nhiên và được
xuất hiện thông qua những ấn tượng và điểm nhìn của các nhân vật khác.
Qua đó, những phẩm chất của anh thanh niên được bộc lộ một cách khách
quan hơn.

12


CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1966, khi tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam
Bộ.
2. Tóm tắt
- Sau 8 năm đi kháng chiến, ông Sáu trở về nhà thăm vợ và con.
- Ở nhà, ông có đứa con tám tuổi chưa hề biết mặt. Trước khi trở về ông
rất hồi hộp, xúc động. Khi trở về, đứa bé con ông lại nhất định không
chịu nhận ông.
- Suốt những ngày ở nhà, ông luôn vỗ về, tìm cách gần gũi, muốn nghe
một tiếng gọi “ba” từ con gái những không được.
- Lúc lên đường, bé Thu mới gọi “ba”, không cho ba đi, chỉ đồng ý cho
ba đi khi ba hứa lúc về mua cho nó cây lược.
- Những ngày ở chiến khu, ông Sáu bắt được khúc ngà voi, ông bắt tay
làm chiếc lược ngà, thực hiện lời hứa với con gái. Ông làm cây lược bằng
tất cả tình thương con tha thiết.
- Không may, chưa kịp trao chiếc lược cho con, ông đã bị trúng đạn địch.

Biết không thể qua khỏi, ông đã gửi lại chiếc lược cho ông Ba mang về
tận tay cho bé Thu con ông.
3. Tình huống truyện
- Sau tám năm đi kháng chiến, khi ông Sáu trở về thì con gái ông không
chịu nhận ông cho dù ông có cố gắng thể nào đi chăng nữa. Chỉ khi lên
đường, con ông mới chịu nhận ông.
- Ông Sáu dành tất cả tình yêu thương làm chiếc lược tặng con gái. Cây
lược làm xong chưa kịp trao cho con thì ông đã trúng đạn và hy sinh
4. Ý nghĩa nhan đề
- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác
phẩm.
- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng,
thiêng liêng.
- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề tác phẩm, nhà văn
Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư
tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc và giàu ý
nghĩa:
•Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ
thương của người cha chiến sỹ.

13


•Với ông Sáu: chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó
chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái
và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận khi ông đã trót đánh con trong
một lần nóng giận.
→ Với nhan đề “Chiếc lược ngà”, nhà văn không chỉ cho người đọc thấy
tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía
những nỗi đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra đối với không chỉ

một gia đình ông Sáu mà còn đối với biết bao gia đình khác trên đất nước
Việt Nam thời bấy giờ.

14


CON CÒ
(Chế Lan Viên)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1962, khi miền Bắc đang bắt tay xây dựng Chủ nghĩa xã
hội.
- Được in trong tập “Hoa ngày thường chim báo bão”
2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề ngắn những ẩn chứa hàm ý sâu sắc.
- “Con cò” là hình ảnh thực rất đỗi quen thuộc trong đời sống của con
người Việt Nam. Cùng với con trâu, con cò từ lâu đã trở thành biểu tượng
của nông nghiệp. Nó đã vỗ cánh bay vào những câu thơ, những câu ca
dao, tục ngữ… → Dễ tạo được sự đồng điệu trong lòng người đọc.
- Nhan đề góp phần ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình mẫu tử và ý
nghĩa của lời ru.

15


MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua
đời.
- Được in trong tập “Huế mùa xuân”.

2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề gợi một đề tài quen thuộc trong thơ ca nghệ thuật.
- Nhan đề thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của nhà thơ: ông sử dụng một
tính từ, một từ láy, một từ tượng hình (“nho nhỏ”) để định ngữ cho danh
từ “mùa xuân” → Mùa xuân từ một hình tượng vô hình trở thành một
hình tượng hữu hình, cụ thể.
- “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ gợi những gì đẹp đẽ, tinh
túy nhất của thiên nhiên, sự sống, thể hiện một lẽ sống cao đẹp, một ý
thức khiêm nhường. Nó cũng góp phần thể hiện sự thống nhất giữa cái
“tôi” với cái “ta”, giữa “cá nhân” với “cộng đồng”, giữa “cái riêng” và
“cái chung”.

16


VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1976, khi Viễn Phương có cơ hội ra thăm miền Bắc, đó
cũng là lúc lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mới khánh thành.
- Được in trong tập “Như mây mùa xuân”.
2. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề gợi nhắc đến hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc (Bác
Hồ).
- Gợi một sự thật hiển nhiên: Bác Hồ đã ra đi → Tạo được sự đồng điệu
với người đọc vì nó gợi lên một cảm xúc thành kính, trân trọng và thân
thương.

17



SANG THU
(Hữu Thỉnh)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác vào gần cuối năm 1977.
- Được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
2. Ý nghĩa nhan đề
- Là một nhan đề ngắn, gợi đề tài quen thuộc trong các sáng tạo nghệ
thuật.
- Tạo được dấu ấn ngay từ cách đặt nhan đề: để động từ “sang” đứng
trước danh từ “thu” → Người đọc có thể thấy tác giả đang cảm nhận từng
nhịp đi, từng nhịp chuyển của thời gian để rồi bắt gặp những khoảnh khắc
rất đẹp của thiện nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa.
3. Mạch cảm xúc
- Là những xúc cảm của nhà thơ về thiên nhiên đất trời trong giây phút
chuyển mùa từ gần đến xa.
→ Từ đó hướng đến sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người và cuộc
đời.

18


NÓI VỚI CON
(Y Phương)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1980, một năm sau khi con gái đầu lòng của nhà thơ ra
đời (1979).
- Năm 1980, thời kì con người trở nên lưu manh hơn, lừa lọc nhiều hơn
và đang dần bị tha hóa.
→ Y Phương nói với con hay cũng chính để tâm sự với bản thân mình.

2. Ý nghĩa nhan đề
- “Nói với con” đơn thuần là một lời nhắn nhủ đầy yêu thương của một
người cha đối với con gái mình.
- Nhan đề cũng phần nào khái quát được ý nghĩa của bài thơ: bài thơ đi từ
những kỉ niệm gần gũi, thân thương để nâng lên thành lẽ sống; từ tình
cảm gia đình cho tới tình cảm với quê hương, đất nước.

19


BẾN QUÊ
(Nguyễn Minh Châu)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1954.
- Được in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985.
2. Tóm tắt
- Nhĩ nhìn ra cửa sổ ngắm hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng
sớm và bãi bồi bên kia sông.
- Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ.
- Nhĩ sai con trai sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình nhưng con
trai anh lại sa vào một đám chơi phá cờ thế bên hè phố.
- Lũ trẻ con hàng xóm giúp Nhĩ trở người dậy. Nhĩ lại nghĩ đến vợ, cảm
nhận thấm thía về vẻ đẹp tâm hồn vợ.
- Ông giáo Khuyến sang thăm, hoảng hốt trước vẻ mặt bất thường của
Nhĩ khi thấy Nhĩ cố nhô người, giơ một cánh tay ra phía ngoài cửa sổ
khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
 Tóm tắt truyện “ Bến quê” khoảng 5 -6 dòng:
Buổi sáng đầu thu. Nhĩ bị bệnh nặng nằm bên cửa sổ để Liên - vợ anh
săn sóc. Anh nghĩ suốt đời mình đã làm vợ khổ. Nhĩ nhìn qua cửa sổ đã
phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước

cửa sổ nhà anh và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt chân lên
vùng đất ấy, anh cũng biết rằng sẽ không bao giờ thực hiện được điều ấy.
Anh sai thằng Tuấn (con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh
quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muộn chuyến
đò. Bọn trẻ hàng xóm sang giúp anh. Cụ giáo Khuyến ghé vào hỏi thăm.
Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra hiệu khẩn thiết cho một người
nào đó.
3. Ý nghĩa nhan đề
- “Bến quê” là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Nó vừa có ý nghĩa biểu
tượng sâu sắc vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các hình ảnh trong
truyện, làm nổi bật chủ đề của truyện.
- “Bến quê” hay cũng chính là bến đỗ, là điểm tựa, là những gì quan trọng
nhất và thân thương nhất đối với cuộc đời của mội con người → Thông
qua tác phẩm, tác giả muốn thức tỉnh mọi người: hãy trân trọng những giá
trị đích thực của cuộc sống, tránh những điều vòng vèo chùng chình.
4. Tình huống truyện

20


- Nhĩ là một người từng đi khắp thế gian những cuối đời phải cột mình
bên chiếc giường bệnh, tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ
của người khác mà chủ yếu là Liên - vợ anh.
- Trong những ngày tháng cuối đời, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi
bên kia sông, rất muốn sang nhưng lại không thể thực hiện được mong
muốn ấy.
- Nhĩ nhờ con trai thực hiện giúp mình khao khát ấy nhưng rồi cậu ta lại
sa và đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong
ngày.
→ Tác giả đã tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch. Qua đó ta thấy

được cuộc sống và số phận con người luôn chứa đựng những điều bất
thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước
muốn, những hiểu biết và toan tính của ta.

21


NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
2. Tóm tắt
Truyện kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung
phong ở tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống
trong một cái hang dưới chân cao điểm. Công việc của họ là quan sát máy
bay địch ném bom, đo khối lượng đất để san lấp hố bom, đánh dấu những
quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt
với cái chết nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn
nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, mơ mộng. Họ rất gắn bó
và yêu thương nhau dù mỗi người có một cá tính riêng. Trong một lần
phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng và hết lòng
chăm sóc cho cô. Một cơn mưa đá chợt đến rồi chợt đi đã gợi lên trong
lòng Phương Định bao nhiêu hoài niệm, bao nhiêu khát khao.
3. Ý nghĩa nhan đề
- “Những ngôi sao xa xôi” biểu trưng cho vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên
xung phong: Phương Định, Nho và chị Thao. Ở họ luôn có những phẩm
chất tốt đẹp, chính nhưng điều đó tạo nên sức tỏa sáng kì diệu. Ánh sáng
ấy không phô trương, ta phải nhìn kĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu
của nó.
- “Những ngôi sao xa xôi” là một chi tiết nhỏ cuối truyện. Khi Phương

Định nhìn ngắm những ngôi sai, cô nhớ lại những kỉ niệm khi còn ở
thành phố → Dù trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, những cô gái
vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, thơ ngây và trong sáng.
4. Ngôi kể
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng:
• Tạo một điểm nhìn phù hợp để tái hiện lịch sử chiến tranh khốc
liệt.
• Khiến người đọc thấy được rõ nét vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn
cùng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.

22



×