Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.18 KB, 14 trang )

BỆNH HEN GÀ (CRD)
(Bệnh hô hấp mãn tính)


Khái niệm
 Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia

cầm, nhưng phổ biến hơn cả là ở gà và gà tây. Bệnh có
các triệu chứng đặc trưng là viêm thanh dịch có fibrin
trên các cơ quan đường hô hấp, gầy yếu, giảm sản
lượng.
 Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh "hen".
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum
(MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae
(MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng
cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà.
 Đây là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế lớn trong
chăn nuôi gà đặc biệt ở các nơi thường xuyên có các
bệnh như: viêm đường hô hấp do virus, bệnh
Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh
cúm gia cầm…


Lịch sử và địa dư bệnh lý
Lịch sử bệnh
- 1936 Nelson là người đầu tiên mô tả bệnh ở Bắc Mỹ và
gọi tên là bệnh Coryza và đặt tên là Coccobacillaris.
- 1943 J. Delaplane và H. Stuart đã mô tả và chứng minh
rằng mầm bệnh có kích thước trung gian giữa vi khuẩn
và virus, về sau thống nhất gọi tên là Mycoplasma.
- 1961 trong cuộc họp của tổ chức dịch tể thế giới thống


nhất gọi tên bệnh là Mycoplasmosis respiratoria
avium.
Địa dư bệnh lý
Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh được
chú ý từ năm 1969, có nhiều cuộc điều tra huyết thanh
học cho tỷ lệ nhiễm khá cao.


1.Căn bệnh
Bệnh hen gà (Chronic Respiratory Disease) viết tắt
là CRD, do Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây
nên.
Nguyên nhân:
-  Gà bố mẹ mắc bệnh truyền sang gà con qua phôi
-  Lây lan qua tiếp xúc, mật độ vi khuẩn
Mycoplasma có trong chuồng nuôi cao.
-  Mật độ các loại vi khuẩn kế phát cao trong khi
sức đề kháng của cơ thể giảm.
-  Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém thông thoáng.
Bệnh thường gặp ở gà con, nặng nhất trong giai
đoạn từ 3 tuần – 3 tháng tuổi.
Gà ≥ 3 tháng tuổi thường mắc ở thể mang trùng.


1.Căn bệnh
-Đối với gà thịt: bệnh xảy ra nhiều nhất ở gà thịt 48 tuần tuổi. Thiệt hại kinh tế  rất lớn trên đàn gà
thịt là làm giảm khả năng tăng trưởng, tăng tiêu
tốn thức ăn, tỷ lệ chết cao
-Đối với đàn gà giống và gà đẻ thương phẩm: làm
giảm tỷ lệ sống và giảm sản lượng trứng. Khi mầm

bệnh truyền qua trứng thường làm giảm số lượng
những đàn gà giống. 
Chỉ số
Tỷ lệ (%)
 Bảng
chỉ số thiệt hại thực tế do CRD
gây ra
Tỷ lệ chết

5 - 10

Giảm đẻ

10 - 20

Giảm tăng trọng

10 - 20


Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Mycoplasma đến ký sinh
và làm viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc
mũi và các xoang quanh mũi, thành các túi hơi. Niêm
mạc bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào
lympho và histoxit tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm.
Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt thì các bệnh tích này sẽ
nhẹ, có khi không nhìn thấy. Nhưng nếu sức đề kháng
giảm sút, bệnh tích sẽ nặng hơn và lan tràn. Trường
hợp này thường thấy khi niêm mạc hô hấp bị tổn

thương do các virus viêm phế quản, thanh khí quản,
cúm… bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô
hấp có một số type E.coli ký sinh. Lúc đó niêm mạc sẽ
bị viêm thanh dịch có fibrin, gọi là Mycoplasmosis tạp
nhiễm. Một số trường hợp không có vai trò của
Mycoplasma nhưng Ecoli vẫn gây được những thể bệnh
giống như Mycoplasmosis tạp nhiễm (trường hợp E.coli
kế phát sau một số bệnh do virus).


2.Triệu chứng
-   Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm

túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản.
-   Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, gà
há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cổ cao
hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ
họng.
-   Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt
khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli
hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.
-   Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ…
-   Trên gà đẻ trứng ngoài các triệu chứng trên còn thấy:
giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh
ghép với E.coli sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết
máu.


2.Triệu chứng
Với đàn bị bệnh nặng còn có các

triệu chứng:
 Khớp bị tổn thương.
 Rối loạn thần kinh.
 Sưng khớp.
 Gà bị quèo .
 Nằm một chỗ.
 Không ăn - uống.
 Chết…



3.Bệnh tích
-  Các biến đổi đều tập trung ở đường hô hấp.
-  Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm
theo xuất huyết, bị phủ một lớp dịch nhầy,
đôi khi bịt kín cả phế quản.
-  Túi khí viêm tích dịch (dày và đục). Bề mặt
túi khí đôi khi bị phủ một lớp màng, hay có
các chất như bã đậu đóng thành cục. Nếu
bệnh ghép với E.coli sẽ thấy màng bao quanh
tim và màng bụng viêm, sưng.
-  Mắt gà sưng, có một số gà bị mù bởi tuyến lệ
bị viêm, loét.
-  Trong một vài trường hợp gà bị viêm khớp,
mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị sưng chứa
nhiều dịch vàng loãng.


4. Phòng bệnh
3 bước

Bước 1:Vệ sinh:
-  Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo
độ thoáng chuồng nuôi.
-  Rắc men vi sinh xử lý chuồng nuôi.
-  Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi.


Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh theo một
trong các cách sau:
Cách1
GENTADOX hoặc DOXYCIP20% liều 100gr/2tấn
TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
Cách 2
ENROVET 10% liều 100 ml/2 tấn TT/ ngày,
dùng theo lịch phòng bệnh.


Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng:
   Bổ sung men, vitamin và điện giải
-  UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống
-  Dùng ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít
nước, cho uống 3h/ngày


5. Điều trị
3 bước
Bước 1:Vệ sinh
- Tạo độ thoáng bằng cách kéo bạt ngược, giảm
mật độ gà/m2 chuồng
- Rắc men vi sinh lên nền trấu

- Phun thuốc sát trùng
 
Bước 2: Dùng thuốc điều trị:
 
TYLANVET (100gr)+ DOXYCIP20%(100gr)/1 tấn gà.
Dùng liên tục trong 3-5 ngày, ngày đầu dùng liều
tấn công (gấp 1.5 lần liều điều trị).
 
Bước 3: Bổ trợ tăng cường sức đề kháng:
UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống 



×