Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận luật tố tụng hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.75 KB, 10 trang )

Đề bài số 05: Đánh giá quy định của pháp luật về hoạt động đối thoại trong tố
tụng hành chính.
Lời mở đầu
Tố tụng hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người
tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện,
giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hành chính. Luật tố tụng hành chính năm 2015, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đã có nhiều nội dung thay đổi so với luật tố tụng
hành chính trước đó, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp, quyết tâm cải cách nền
hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong những nội
dung quan trọng được đề cập tại Luật tố tụng hành chính năm 2015 là chế định đối
thoại trong tố tụng hành chính. Đây là điểm mới, lần đầu được triển khai, quy định
cụ thể những trình tự, thủ tục thực hiện đối thoại trong tố tụng hành chính.

I.

Một số vấn đề lí luận chung
1


1.

Cơ sở pháp lí của hoạt động đối thoại trong tố tụng hành chính
Theo Từ điển Tiếng Việt, đối thoại là cuộc nói chuyện qua lại giữa hai hay
nhiều người với nhau hoặc bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên
với nhau để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Theo đó, đối thoại trong tố tụng hành
chính cũng có thể được hiểu theo nghĩa này, có nghĩa là sự bàn bạc, thương lượng,
thỏa thuận giữa người khởi kiện (cơ quan, tổ chức, cá nhân) và người bị kiện (cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền ra các quyết định hành chính, hành vi hành


chính) để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 được quy định tại Điều 20 đối thoại trong
tố tụng hành chính với nội dung: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo
điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án
theo quy định của Bộ luật này”. So với Luật tố tụng hành chính năm 2010, tại Điều
12 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để
các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án”, có nghĩa là Luật tố tụng hành
chính năm 2010 không quy định đối thoại là hoạt động bắt buộc mà Tòa án nhân
dân phải tiến hành cho các bên đương sự trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính. Cụm từ “tạo điều kiện” là quy định tùy nghi, không bắt buộc nên Tòa án có
thể để cho các bên có điều kiện để đối thoại hoặc không đã dẫn đến một số hệ quả
nhất định. Chính những hệ quả này đã dẫn đến việc tại Luật tố tụng hành chính năm
2015, quy định hoạt động đối thoại là thủ tục bắt buộc là có căn cứ, cơ sở. Theo
quy định tại Điều 20 Luật tố tụng hành chính năm 2015, thì ngoài việc quy định
trách nhiệm của Tòa án trong việc tiến hành đối thoại giữa các đương sự, còn phải
tạo điều kiện để đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án hành chính. Có nghĩa
là, Tòa án bắt buộc phải mở phiên đối thoại giữa các bên ít nhất là một lần, và trong
quá trình giải quyết vụ án hành chính, các bên có nhu cầu đối thoại để giải quyết vụ
án hành chính thì Tòa án tổ chức, tạo điều kiện để các bên giải quyết vụ án. Điều
này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân bởi
mọi người thường nghĩ một bên là cơ quan công quyền, đại diện nhà nước, còn bên
2


kia là người dân thì sẽ có sự chênh lệch, và nhắc tới nhà nước là nhắc tới quyền uy
nhà nước, biểu hiện là tính cưỡng chế với các chế tài nghiêm khắc... Tuy nhiên, với
quy định này, người dân có vị thế làm chủ đúng với tinh thần tại Điều 2 Hiến Pháp
2013 về bản chất nhà nước: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực

nhà nước thuộc về Nhân dân...” 1. Không chỉ được quy định tại Điều 20 mà Luật tố
tụng hành chính 2015 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động đối
2.

thoại tại Chương X Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử.
Quy định về hoạt động đối thoại trong tố tụng hành chính
Theo quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các bên đương sự thỏa thuận, thống nhất
với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính, trừ những trường hợp không tiến
hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục
rút gọn quy định các điều 135, điều 198 và điều 246 Luật tố tụng hành chính 2015.
Theo đó, những vụ án không tiến hành đối thoại được được quy định tại Điều 135
bao gồm: “1. Người khởi kiện, người bị kiện, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đã đượcTòaán triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương
sự không thể tham gia đối thoại được vì có lí do chính đáng. 3. Các bên đương sự
thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại”.
Những vụ án hành chính được tiến hành đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử cần được tiến hành theo những nguyên tắc là nền tảng, định hướng của việc
đối thoại, những nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 điều 134 Luật tố tụng
hành chính 2015. Thứ nhất, bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của
đương sự. Việc tiến hành đối thoại có thể được diễn ra tại Tòa án hoặc bất cứ nơi
nào khác nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tính
công khai, dân chủ, có sự tham gia đầy đủ của các bên đương sự (trừ trường hợp có
đơn yêu cầu vắng mặt). Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, và việc
1Hiến Pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Lao động, Trang 11-12

3


tiến hành đối thoại phải diễn ra trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, có nghĩa là các

bên tuân thủ sự điều khiến của Thẩm phán chủ trì phiên đối thoại, các bên tôn trọng
ý kiến của nhau khi bên kia đối đáp hay đưa ra chứng cứ, đề nghị các vấn đề có liên
quan. Thứ hai, không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án
hành chính trái với ý chí của họ. Khi tham gia bất cứ quan hệ pháp luật nào, các
bên đều được bày tỏ ý chí của mình, việc các bên bày tỏ ý chí của mình làm cho
phía bên kia quan tâm đến lợi ích, quyền chính đáng đang quan tâm để giải quyết
vụ án. Việc đối thoại là nhằm thống nhất với nhau để giải quyết vụ án, mà tác động
“ép buộc” có nghĩa là đã vi phạm quy định pháp luật tố tụng hành chính và pháp
luật khác và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bởi quá trình tác động
đó khiến cho các bên đối thoại không có cái nhìn chân thực, chính xác về tình tiết
vụ án, về quyền và lợi ích mà các bên đang quan tâm. Do đó, đảm bảo nguyên tắc
này tạo điều kiện để các bên dãi bày đầy đủ ý chỉ của mình, có như vậy mới đạt
được thỏa thuận. Thứ ba, nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các
đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Các bên trong đối thoại cần
tuân thủ các quy định của pháp luật để đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện về
những nội dung, yêu cầu đặt ra trong cuộc đối thoại. Ngoài ra, tại nguyên tắc này,
các bên tham gia đối thoại cũng phải tôn trọng những lợi ích chung trong đó có giá
trị chuẩn mực đạo đức xã hội, không trái pháp luật nếu không sẽ không được thừa
nhận, Thẩm phán chủ trì ngoài am hiểu quy định của pháp luật còn cần nắm được
các quy định đạo đức, các giá trị chuẩn mực xã hội để định hướng đúng đắn cho
cuộc đối thoại.
Về thủ tục thông báo phiên họp đối thoại, mục đích của việc thông báo phiên
họp đối thoại là giúp cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp biết được thời gian, địa điểm và nội dung của phiên họp đối thoại, ngoài
ra giúp các bên chuẩn bị trước để tiến hành cuộc đối thoại thuận lợi. Điều 136 quy
định thông báo phiên họp đối thoại và thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiến cận công khai chứng cứ: Trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
4



tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa các đương sự, Thẩm phán chủ trì
phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành
phiên họp và nội dung phiên họp; Trường hợp vụ án hành chính không tiến hành
đối thoại được theo quy định tại điều 135 của Luật tố tụng hành chính thì Thẩm
phán tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến
hành việc đối thoại. Việc quy định rõ ràng trách nhiệm thông báo của Thẩm phán
được phân công chủ trì thể hiện tính bắt buộc cần có của công việc này, thể hiện
trách nhiệm trong việc mở phiên đối thoại giữa các bên đương sự của Thẩm phán.
Về thành phần phiên đối thoại, tại điều 137 Luật tố tụng hành chính 2015
quy định thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai
chứng cứ và đối thoại gồm có Thẩm phán chủ trì phiên họp, Thư kí phiên họp ghi
biên bản, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người phiên dịch (nếu có). Ngoài ra, tại
khoản 2 điều 137 quy định trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu
cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan tham gia phiên họp nhằm hỗ trợ cho phiên
đối thoại hoặc hoạt động khác như người làm chứng, người giám định… Bên cạnh
đó, trong vụ án có nhiều đương sự mà đương sự vắng mặt nhưng các đương sự có
mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp thì việc tiến hành phiên họp đó không ảnh
hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành
phiên họp giữa các đương sự vắng mặt, nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp
để có mặt thì tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp,
Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho các đương
sự biết.
Về trình tự phiên họp đối thoại, Điều 138 quy định Thẩm phán chủ trì tiến
hành thủ tục đối thoại theo trình tự như sau: một là, Thẩm phán phổ biến cho đương
sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án dể các bên
liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lí của việc đối
thoại để các bên đương sự tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;
5



hai là người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo
vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải
quyết vụ án; ba là người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về căn cứ ban hành quyết
định hành chính, hành vi hành chính và đề xuất hướng giải quyết; bốn là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bảy bổ sung và đề xuất ý kiến giải
quyết phần liên quan đến họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại phát biểu ý kiến; năm là tùy từng
trường hợp Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị kiến, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó; sáu là
sau khi nghe các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định các
vấn đề các bên đã thống nhấy và chưa thông nhất; cuối cùng Thẩm phán kết luận.
Sau khi kết thúc đối thoại, mọi người tham gia phiên họp có quyền đọc lại hoặc
được nghe đọc để thay đổi, bổ sung và những người tham gia phiên họp phải kí xác
nhận hoặc điểm chỉ, kể cả Thư kí phiên họp ghi biên bản và Thẩm phán chủ trì
phiên họp (Khoản 2 điều 139).
Về việc xử lí kết quả đối thoại, đây là một nội dung mới, lần đầu được quy
định tại Luật tố tụng hành chính nhằm đảm bảo hiệu lực kết quả của thủ tục đối
thoại bởi kết quả đối thoại chó thể theo nhiều chiều hướng khác nhau, điều này sẽ
ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ các bên trong quá trình giải quyết vụ án, do đó
tại điều 140 đã quy định cụ thể, chi tiết về việc xử lí kết quả đối thoại.
II. Đánh giá quy định của pháp luật về hoạt động đối thoại trong tố tụng hành
1.

chính
Về mặt ưu điểm
Thứ nhất, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định rất chi tiết về trình
tự, thủ tục phiên đối thoại, trong đó đề cao vai trò của Thẩm phán. Như đã phân

tích, Thẩm phán với tư cách là người tiến hành tố tụng và chủ thể tiến hành đối
thoại sẽ cung cấp cho các bên đương sự biết về các văn bản pháp luật có liên quan
đến việc đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện để xác định xem khiếu
6


kiện Tòa án đang giải quyết có hợp pháp hay không, đồng thời Thẩm phán có thể
phân tích cho các đương sự hiểu đúng về nội dung của quy phạm pháp luật để họ
có thể quyết định việc giải quyết tranh chấp hành chính. Với căn cứ quy định tại
Điều 20 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đặt trách nhiệm của Tòa án lên cao
trong việc có trách nhiệm và phải tạo điều kiện để các bên đương sự đối thoại để
giải quyết vụ án.
Thứ hai, Luật tố tụng hành chính 2015 xây dựng thủ tục pháp lí rõ ràng với
nguyên tắc quy định chặt chẽ tạo xương sống cho hoạt động đối thoại. Việc chỉ ra
những hoạt động không được tiến hành đối thoại nhằm đảm bảo lợi ích chung của
nhà nước, của xã hội, của các bên đương sự. Với quy định thông báo việc đối thoại
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án trong quá trình tiến hành các thủ tục về sau
nhằm giúp giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm, từ đó nâng cao
hiệu quả trong công tác giải quyết vụ án hành chính.
Thứ ba, với quy định khá rõ ràng từ Điều 134 đến Điều 140 giúp người dân
được đảm bảo vị thế bình đẳng so với vị thế bên bị kiện là cơ quan nhà nước, từ đó
tạo được môi trường công lý, giúp các bên tiếp xúc, trao đổi với nhau, hiểu nhau về
quan điểm, từ đó có thể dẫn đến việc giải quyết được các mâu thuẫn và tranh chấp
giữa các bên, nâng cao mối quan hệ giữa nhân dân với các cơ quan công quyền
theo hướng tích cực, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Về mặt hạn chế
Thứ nhất, việc đối thoại yêu cầu gặp gỡ giữa hai bên, nhưng trước đó đã có
các phương thức giải quyết hành chính khác đã không có hiệu quả, sự gặp mặt
thương lượng này với sự điều hành của Tòa án nhiều khi chưa có hiệu quả bởi sự

nể nang giữa các cơ quan công quyền và sự thiếu phối hợp do người dân đã mất
nhiều thời gian với phương thức giải quyết trước đó.
Thứ hai, Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thành phần tham dự phiên
họp chỉ có Thẩm phán, thư kí và các bên mà không đề cập đến sự tham dự của Viện
Kiểm sát là thiếu sót, bởi đối thoại là một hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét
7


xử, thuộc phạm trù hoạt động tư pháp mà không có sự kiểm sát của Kiểm sát viên
nên có thể trong một số trường hợp sẽ có sự vi phạm pháp luật hay có vi phạm khác
mà Kiểm sát viên không thể thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị được. Mặt khác,
khi Kiểm sát viên tham gia phiên họp đối thoại sẽ nắm được tình hình, cũng như
thái độ của các bên, từ đó có hướng giải quyết cũng như hỗ trợ Thẩm phán được
giải quyết tốt hơn.
III. Phương hướng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại trong tố
tụng hành chính
Một là, tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tới người
dân để họ hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của mình, đòi hỏi chất lượng cán bộ
công tác tuyên truyền viên cũng cần nâng cao, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính,
bởi tính chất và mức độ thường xuyên, gắn với công tác quản lí hành chính nhà
nước- hoạt động chấp hành và điều hành.
Hai là, tăng cường công tác tập huấn, đi sâu các vấn đề trong Luật tố tụng
hành chính tới cán bộ, công chức thực hiện, áp dụng pháp luật, để nắm vững, hiểu
được các quy định, từ đó đưa ra các quyết định hợp tình hợp lí.
Ba là, Tòa án nhân dân cần phối hợp tốt với Viện kiểm sát trong hoạt động
đối thoại để lắng nghe, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, để kịp thời
phát hiện những thiếu sót trong công tác quản lí hành chính nhà nước, đưa ra các
kiến nghị tới các cấp Ủy, Đảng bộ, chính quyền để khắc phục.
Cuối cùng, kiến nghị các cơ quan, đoàn thể tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn
thiện pháp luật tố tụng hành chính nói chung, trong đó có chế định đối thoại, với

việc kiến nghị thành phần tham dự phiên đối thoại không chỉ có Thẩm phán, thư kí,
các bên đương sự,… mà cần có thêm cả Kiểm sát viên, để Kiểm sát viên trực tiếp
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết án hành chính.
Kết luận
Có thể thấy, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định
mới tiến bộ, thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 48-NQ/TW, Nghị quyết
49-NQ/TW, mà tiêu biểu là chế định đối thoại trong tố tụng hành chính.Với rất
8


nhiều quy định mới, tiêu biểu là hoạt động đối thoại trong tố tụng hành chính, đòi
hỏi Nhà nước và các đoàn thể phải phổ biến sâu rộng hơn nữa tới nhân dân để
người dân biết được các quyền, nghĩa vụ của mình trong tố tụng hành chính, đồng
thời, các cơ quan thực hiện chức năng tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính cần nằm chắc, hiểu rõ các quy định pháp luật và công tâm trong giải quyết vụ
án hành chính, thể hiện tinh thần của đạo Luật này, qua đó phần bảo vệ công lí, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là
dân”, có đảm bảo tốt nhất, hài hòa nhất các lợi ích trong nhân dân mới đảm bảo
được tính ổn định, thông suốt và hiệu quả trong quản lí nền hành chính quốc gia.

Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Hiến Pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Lao

2.
3.

động.
Luật tố tụng Hành chính năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia.

-Bài viết: Những trường hợp tiến hành đối thoại trong thủ tục hành
chính.

9


4.

/>language=vi&nv=news&op=print/tintuckhac/Hieu-qua-tu-cong-tac-doi-thoaitrong-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh-va-nhung-de-xuat-kien-nghi-4051 - Bài viết:
Hiệu quả từ công tác đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính và những đề xuất

5.

kiến nghị.
–Bài viết:
Thủ tục đối thoại trong Tố tụng hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành
chính năm 2015.

10



×