Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.39 KB, 17 trang )

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
BCH HND HUYỆN THÁP MƯỜI
*
Tháp Mười, ngày tháng năm 2017
Số -BC/ĐH
(Dự thảo)
BÁO CÁO
CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN HUYỆN THÁP MƯỜI
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO
NÔNG DÂN NHIỆM KỲ 2012 - 2017
A/- TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN.
1/- Tình hình sản xuất nông nghiệp.
- Về cây lúa: Diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 115.561 ha, tăng
17.315 ha so năm 2012. Sản lượng đạt 650.000 tấn/năm, tăng 112.364 tấn so
năm 2012. Diện tích lúa chất lượng cao chiếm 85% tổng diện tích. Tỷ lệ tưới
tiêu bằng trạm bơm điện chiếm 93% diện tích sản xuất, áp dụng cơ giới hóa
khâu làm đất, thu hoạch đạt 100%.
- Liên kết sản xuất và tiêu thụ: Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ với
đa dạng hình thức như: liên kết giữa công ty với Hợp tác xã, công ty với nông
dân, tổng diện tích liên kết tiêu thụ trên 22.670,57 ha, gồm lúa hàng hóa, lúa
giống, nếp.
- Hoa màu: Diện tích sản xuất đến cuối năm 2017 đạt 971,7ha, tăng 394
ha so với năm 2012. Các mô hình chuyển dịch có hiệu quả và duy trì như: Mô


hình sen thâm canh, Lúa - Dưa hấu, Lúa - mè, trồng rau an toàn.
- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển thuận lợi, tuy nhiên ở
một số thời điểm có lúc giá heo hơi giảm mạnh. Tình hình dịch bệnh được kiểm
soát tốt, chỉ xảy ra rãi rác ở các xã với bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia
cầm công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 85% tổng đàn.
- Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản hiện nay là 620 ha. Trong đó, diện tích
nuôi cá trê 30 ha; diện tích sản xuất cá tra giống đạt 46 ha, cung cấp 40 triệu
con/năm; diện tích 392 ha nuôi ếch kết hợp nuôi cá là mô hình đang được duy
trì, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, nuôi cá sặc rằn 152
ha/134 hộ (tăng 47 ha so với năm 2012). Đã thành lập 03 cơ sở chế biến khô cá
sặc rằn, ếch cung cấp trên thị trường từ 150-300 kg/tháng, Có 22 cơ sở nuôi
động vật hoang dã, đa dạng chủng loại như: baba, các loài rắn, cá sấu, trăn.
2/- Tình hình nông dân, nông thôn.


2

Tình hình tư tưởng, tâm trạng nông dân trong huyện ổn định và tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; Nông dân tích cực
tham gia xây dựng nông thôn mới nên diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; Đời
sống của hội viên, nông dân ngày một nâng lên.
Các mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả tiếp tục được nhân rộng đến các
Chi, tổ Hội; Từng bước xây dựng phong trào nông dân phát triển, góp phần củng cố
tổ chức Hội vững mạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh xuất hiện trên
cây trồng vật nuôi việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, giá
cả một số mặt hàng nông sản xuống thấp; Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã
hội trên địa bàn ổn định; Tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp vẫn còn xảy ra,...gây
bức xúc trong nhân dân.
B/- KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI; VAI TRÒ,

TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI, XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
VÀ THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN.
I/- CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI.
1/- Công tác tuyên truyền, vận động nông dân.
- Thường xuyên tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động
hội viên, nông dân trong đố tập trung tuyên truyền các Chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc; Hiến pháp; Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi); Kết luận số 61-KL/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Nghị quyết của Hội Nông dân các cấp. Đại hội Đảng các cấp tiến
tới Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Bầu cử Quốc hội khóa
XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp và các ngày lễ lớn trong năm; Chỉ thị số 03-CT/TW học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nay là Chỉ thị 05-CT/TW về
việc tiếp tục hoc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2017 và
những năm tiếp theo, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”… kết quả tổ chức được 19.984 cuộc có 685.000 lượt cán bộ, hội viên
nông dân tham dự, đạt 117% so với nghị quyết.
2/- Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên.
- Công tác xây dựng tổ chức Hội luôn được quan tâm. Tổ chức Hội ngày
càng được nâng cao về chất lượng từ huyện đến cơ sở Hội. Trong nhiệm kỳ qua
Hội thường xuyên tổ chức củng cố hệ thống Hội đến nay có 551 tổ (giảm 3 tổ so
với đầu nhiệm kỳ); có 66 chi (giảm 05 chi so với đầu nhiệm kỳ), kết nạp 5.223
hội viên, đạt 307% so Nghị quyết, tổng số hội viên toàn huyện 19.710 hội viên
nông dân, đạt tỷ lệ 81% so với số hộ nông nghiệp và đạt 56,6% so với số hộ nông
dân. Trong đó 12.549 hội viên có thẻ; 4.035 hội viên nữ; 2.308 hội viên là tín đồ
tôn giáo; 1.072 hội viên là đảng viên. Ban Chấp hành là 25 đồng chí. Ban Thường
vụ gồm 07 đ/c, 01 đ/c Chủ tịch, 02 đ/c Phó chủ tịch. Trong 05 năm qua, do luân



3

chuyển, điều động cán bộ, Ban Chấp hành đã thay đổi 10 đ/c, bầu bổ sung 07
đ/c, hiện nay khuyết 03 đ/c. Ở các xã, thị trấn thay đổi và bầu bổ sung 41 đ/c Ủy
viên Ban Chấp hành, 06 đ/c Chủ tịch và 17 đ/c Phó Chủ tịch; Bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác Hội tổ chức mở 61 lớp có trên 2.000 Cán bộ Chi, tổ Hội và nông dân
SXKDG tham dự, cử 30 cán bộ cơ sở Hội tham dự lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác Hội do Trung ương, Tỉnh Hội tổ chức; Tham gia học lớp Đại học 06 đ/c, Trung
cấp 01 đ/c. Kết quả hàng năm đánh giá xếp loại 12 cơ sở Hội vững mạnh, 01 cơ
sở Hội khá, chi Hội 57 chi hội vững mạnh, 09 chi hội khá, 480 tổ hội vững mạnh,
52 tổ hội khá, 19 tổ hội trung bình, không tổ yếu kém.
- Công tác thu, nộp Hội phí hàng năm đạt 100% chỉ tiêu giao. Tính đến
cuối năm 2017 đã xây dựng Quỹ trên 01 tỷ đồng, đã thể hiện được sự tự giác cao
của hội viên, nông dân. Trong đó có 13/13 cơ sở có Quỹ, đạt 164% so với Nghị
quyết.
- Thực hiện Kế hoạch số 16 - KH/HNDT ngày 21/10/2013 về việc sắp xếp
tổ chức, xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, gắn với mô hình hoạt động
kinh tế, xã hội của Hội viên Nông dân, trên cơ sở đó Hội đã xây dựng kế hoạch
số 20 - KH/HNDH ngày 24/10/2013 triển khai, quán triệt và hướng dẫn đến các
cơ sở Hội, phần lớn các cơ sở Hội quan tâm và hướng dẫn các chi, tổ Hội thực
hiện. Kết quả trong thời gian qua đã chuyển đổi 165 tổ tập trung các xã (Mỹ An,
Đốc Binh Kiều, Tân Kiều, Thanh Mỹ, Láng Biển, Mỹ Hòa.....).
3/- Công tác kiểm tra, giám sát.
Hàng năm công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Đầu
năm Hội xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát triển khai đến các cơ sở hội cùng
thực hiện. Kết quả, đã tiến hành kiểm tra 439 cuộc (Huyện Hội kiểm tra 108
cuộc, cấp cơ sở kiểm tra chi, tổ Hội 331 cuộc); thực hiện Điều lệ Hội, các chỉ
tiêu nhiệm vụ hàng năm và phối hợp với Ngân hàng CSXH kiểm tra tổ TK&VV.
Qua kiểm tra, đã kịp thời uốn nắn, tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh các sai sót trong

thực hiện nhiệm vụ.
4/- Công tác thi đua, khen thưởng.
- Về thi đua: Hàng năm, Hội đã xây dựng Kế hoạch phát động phong trào
thi đua thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân tạo
động lực cho phong trào phát triển lang rộng đến từng hội viên, nông dân.
- Về khen thưởng: Trong nhiệm kỳ qua, huyện Hội đã tặng Bằng khen,
Giấy khen cho 83 tập thể và 144 cá nhân (03 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ;
01 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 32 kỷ niệm chương “Vì giai cấp
nông dân Việt Nam” và 03 Bằng khen của Trung ương Hội; 60 Bằng khen của
UBND Tỉnh; 37 Bằng khen của Tỉnh Hội).
II/- VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.
1/- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.


4

- Phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong thực hiện phong trào “nông
dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã
có nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, không chỉ làm giàu cho gia đình
mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển kinh tế, tác động tích cực đến
phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương; Hội Nông dân đã phát động
toàn thể hội viên và nông dân đăng ký hộ SXKDG, hàng năm có trên 14.000 hộ
đăng ký, qua bình xét có trên 7.000 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp
đạt 100% so với Nghị quyết. .
- Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết phong trào Nông dân sản xuất kinh
doanh giỏi, giai đoạn (2012 - 2014; 2014 - 2016) kết quả có 49 hộ nông dân được
UBND huyện tặng giấy khen; có 60 hộ nông dân được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng

giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi, giai đoạn (2012 - 2014; 2014 - 2016), nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào
ngày càng phát triển. Trong thời gian qua, các cấp Hội đã kết hợp ngành nông
nghiệp và các ngành liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật, hội thảo và trình diễn
nhiều mô hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa trong
nông nghiệp, mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm với 1.776 cuộc có 53.289 lượt hội viên, nông dân tham dự, góp phần nâng
cao trình độ sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
- Công tác giảm nghèo luôn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm và
thường xuyên tổ chức tuyên truyền cung cấp thông tin việc làm, thành lập nhiều
mô hình làm ăn kinh tế; tổ chức dạy nghề, hổ trợ sản xuất, đặc biệt là ý thức tự
vươn lên của hộ nghèo. Thông qua các chương trình dự án của địa phương đã
góp phần giảm nghèo, kết quả trong 5 năm đã giúp thoát nghèo 469 hộ; trong đó
Hội Nông dân hướng dẫn giúp đỡ 187 hộ.
2/- Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân.
2.1/- Quỹ hỗ trợ nông dân:
- Huyện được Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác 400 triệu đồng
thực hiện dự án trồng chanh ở xã Thanh Mỹ, có 19 hộ tham gia. Đồng thời cũng
được tỉnh giải ngân 04 dự án (02 dự án nuôi bò ở Mỹ Đông và Đốc Binh Kiều,
01 dự án cải tạo vườn chanh ở xã Đốc Binh Kiều, 01 dự án trồng sen ở xã Mỹ
Hòa) có 43 hộ tham gia với số tiền 1.085 triệu đồng, các dự án đang phát huy
hiệu quả. Riêng ở các cơ sở Hội đã vận động được 1,240 tỷ đồng, đạt 124% so
với nghị quyết. Với nguồn vốn này đã tạo việc làm cho bà con nông dân trong
trồng trọt, chăn nuôi hoặc mua bán nhỏ, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
2.2/- Vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội:
- Hiện nay Hội Nông dân đang quản lý 95 tổ TK&VV, có 5.529 hộ vay, dư nợ
81,689 tỷ đồng, nợ quá hạn 268 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm so với đầu nhiệm kỳ
còn 0,33%. Kết quả đánh giá phân loại có 67 tổ tốt, 25 tổ khá, 2 tổ trung bình, 1 tổ yếu.
Vay vốn thông qua Nghị quyết liên tịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hiện Hội đang quản lý 38 tổ TK&VV, có 326 hộ vay, dư nợ 31,555



5

tỷ đồng, không có nợ quá hạn.
2.3/- Dịch vụ cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp và Hổ trợ Nông dân tiếp
cận khoa học kỹ thuật:
- Phối hợp thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, chuyển giao 2.782
lớp, tập huấn khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm giúp nông dân tiếp cận
với nền sản xuất hiện đại gắn với tiêu thụ hình thành các mô hình mới như: Mô
hình dịch vụ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng Mè (Mỹ Quí), trồng Rau an toàn
(TT Mỹ An), hoa Thiên Lý (Mỹ Đông), Ếch (Phú điền, Mỹ An), cá Sặc Rằn
(Láng Biển), ADC thực hiện cánh đồng mơ ước Tân Kiều, Thị trấn Mỹ An, Mỹ
An), mô hình sinh thái trồng bông trên bờ ruộng (Mỹ Quí, Đốc Binh Kiều, Mỹ
Đông..), chăn nuôi Heo (Mỹ Hòa); tổ phun xịt, sạ hàng (Phú Điền), nuôi Vịt rọ
(Mỹ Hòa, Mỹ Đông, Mỹ Quí, Mỹ An), mô hình cải tạo vườn (cây Chanh ở xã
Thanh Mỹ), tổ công nhân xây dựng (Tân Kiều)…Đây là mô hình chuyển đổi cây
trồng hiệu quả, huyện đang chủ trương tiếp tục duy trì và mở rộng, thu hút trên
86.621 lượt hội viên, nông dân tham gia.
2.4/- Dịch vụ hỗ trợ nông dân thông tin, xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ nông
sản:
- Trong thời gian qua phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân,
đây là nhiệm vụ quan trọng, được Hội tập trung thực hiện từ Huyện đến cơ sở một
cách chặt chẽ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là tăng cường liên kết sản xuất và
tiêu thụ nông sản; đặc biệt là liên kết lúa với các Công ty, doanh nghiệp nhằm tạo thị
trường tiêu thụ ổn định, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hoặc các sản
phẩm liên quan đến nông nghiệp như: Ếch, Cá Sặc rằn, Sen, trứng Vịt,...Kết quả
Huyện có 01 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu Sen Tháp Mười
2.5- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân:
- Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ

tướng Chính phủ, đã tiếp nhận 1.169 đơn, giải quyết thành 945 vụ; nhận cảm
hóa giáo dục tại cộng đồng 25 đối tượng vi phạm pháp luật; phối hợp tuyên
truyền pháp luật cho 7.514 lượt hội viên; trợ giúp pháp lý cho 1.359 lượt cán bộ,
hội viên, nông dân; duy trì sinh hoạt câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” đến
nay có 07 câu lạc bộ đang hoạt động với 255 thành viên và 13 tủ sách, 01 quán
cà phê tư vấn pháp luật.
3/- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức
kinh tế hợp tác.
- Công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển
các hình thức kinh tế hợp tác được tổ chức triển khai từ Huyện đến các cơ sở
Hội, kết quả trong nhiệm kỳ qua triển khai 55 cuộc thu hút trên 7.521 lượt người
tham dự, ngoài ra đã thành lập 19 HTX trong đó có 13 hoạt động theo luật HTX
2012, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như: tưới tiêu, thu mua lúa, phân
bón, phun thuốc, sản xuất giống, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Dự
án VNsat), tham gia mô hình Hội quán (thành lập 02 hội quán)....Ngoài ra còn
thành lập mới 25 THT nâng tổng số lên 135 THT đang hoạt động, .... góp phần


6

tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Thông qua các dịch vụ, HTX, THT có
vai trò tích cực trong việc giúp các hộ nông dân phát triển sản xuất, hình thành
vùng sản xuất theo hướng tập trung, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần quan trọng
vào chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Tháp Mười tập trung các
ngành hàng chủ lực gồm: cây Lúa, cây Sen, con Vịt, cá Sặc Rằn và Ếch. Từ đó,
Hội tập trung tuyên truyền, vận động sâu rộng đến toàn thể hội viên, nông dân
hiểu và tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả
và đang được nhân rộng trên địa bàn như: 10 CLB sản xuất Lúa giống với diện

tích trên 550 ha liên kết giữa các Công ty với Hợp tác xã, Công ty với nông dân
22,670,57 ha, gồm Lúa hàng hóa, Lúa giống, Nếp, 03 THT chăn nuôi Vịt theo
hướng ATSH gắn liên kết đầu vào đầu ra có 26 hộ tham gia với tổng đàn trên
81.000 con, hàng năm cung cấp cho Công ty Vĩnh Thành Đạt, thị trường 30.000
trứng/2 ngày, lãi từ 150 - 200 đồng/trứng và cấp nhãn hiệu truy suất nguồn gốc.
Ếch có 513 hộ nuôi, 02 THT, nuôi Ếch theo hướng VietGap, 01 cơ sở chế biến
khô Ếch cung cấp trên thị trường từ 150 - 300 kg thành phẩm/tháng, cá Sặc Rằn
có 134 hộ nuôi được 152 ha, trong đó15 hộ nuôi theo quy trình VietGap 02 cơ sở
chế biến khô và 36 cơ sở và điểm mua bán và chế biến các sản phẩm từ Sen.
III/- VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
1/- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Hội đã tích
cực phối hợp tuyên truyền, vận động tham gia đóng góp tiền và trên 81.000 ngày
công lao động để thực hiện các công trình như: xây dựng bờ bao, kiên cố hóa kênh
mương 642km, hiến đất làm đường quy thành tiền trên 22,191 tỷ đồng; thắp sáng
đường quê được 262,48 km, hàng rào, cỗng ngõ 78km, xây dựng lộ nhựa 38,63
km; bê tông 150,966 km; rãi đá 47,738 km; tu sửa 49 km lộ nông thôn; phát quang
307 km, xóa nhà tạm 1,592; vận động làm cột cờ, từng bước xóa cầu tạm, xây
dựng cầu Bêtông kiên cố, Hội đã phối hợp vận động hội viên, nông dân tham gia
ngày công lao động xây dựng được 106 cây cầu, do các nhà mạnh thường quân
đóng góp, tổng trị giá trên 10 tỷ đồng. Bảo hiểm y tế tự nguyện đến nay toàn
huyện đạt trên 85%, hàng năm phối hợp với các ban ngành đoàn thể thăm hỏi, chúc
tết và tặng quà cho gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội, quà cây mùa
Xuân cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn….kết quả 750 suất, trị giá trên 200
triệu đồng, góp phần cùng Huyện đạt 07/13 tiêu chí chuẩn nông thôn mới,
riêng các xã còn lại đạt từ 10 -14 tiêu chí.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay các cơ sở Hội đã vận động thành lập mới được
109 tổ hùn vốn cất nhà kiên cố, bán kiên cố, có 561 thành viên, hình thức góp
vốn bằng tiền từ 10-30 triệu đồng/thành viên, bằng xi măng 50 -150 bao xi

măng/thành viên, cất mới được 368/300 căn nhà, đạt 122% so với nghị quyết,
bình quân mỗi căn trị giá trên 200 triệu đồng, vận động các mạnh thường quân,
các tổ từ thiện cất được 19 căn nhà tình thương, cho 19 hộ hội viên nghèo với tổng


7

số tiền 500 triệu đồng, vốn vận động 65 triệu đồng, thành lập 131 Tổ Hùn vốn
mua sắm vật dụng gia đình có 3.214 thành viên tham gia, mức hùn từ 01 đến 02
triệu đồng/ thành viên/ lần, giúp cho trên 2.725 hội viên, nông dân.
2/- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Hàng năm Hội phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền Luật
nghĩa vụ quân sự vận động con em hội viên, nông dân trong độ tuổi khám, đăng
ký thi hành nghĩa vụ Quân sự, kết quả thanh niên lên đường nhập ngũ đạt 100%
chỉ tiêu giao. Bên cạnh Hội còn vận động các nhà mạnh thường quân thực hiện
chính sách hậu phương quân đội, Tết Quân dân như: tiền, quà trị giá trên 65
triệu đồng và cất 01 căn nhà Nghĩa Tình nông dân cho hội viên nghèo.
- Phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào
quần chúng bảo vệ ANTQ; phòng, chống tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh trật
tự; triển khai luật giao thông; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống cháy
nổ kết quả được 215 cuộc, có trên 11.235 lượt hội viên và nông dân tham gia;
Quản lý 75 đối tượng tù tha về, 25 đối tượng theo Nghị định 111-NĐ/CP đến
nay đưa ra khỏi diện quản lý, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân
trong việc giữ gìn an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội, qua đó đã góp phần thực
hiện tiêu chí số 19.
3/- Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hội viên nông dân.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao được nâng cao, đã tạo
được không khí vui tươi, lành mạnh góp phần nâng cao đời sống tinh thần của
người dân. Thường xuyên phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng gia

đình văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”. Hàng năm có 100% hộ hội viên, nông dân đăng ký thực hiện. Kết quả
hàng năm bình xét có 21.541 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, (đạt 106 % so với
Nghị quyết).
- Hàng năm, Hội còn phối hợp tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai, phòng tránh
sốt xuất huyết, tay chân miệng và các hoạt động bảo vệ phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp được tổ chức mạnh mẽ, ra quân chiến dịch bảo vệ môi trường,
thu gom chay lọ thuốc BVTV. Kết quả trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 75 buổi
hội thảo, thành lập 03 điểm thu gom ở các xã (Mỹ An, Đốc Binh Kiều, Mỹ
Đông), bố trí 150 hố rác, thu gom trên 2 tấn chay lọ, bao bì thuốc BVTV góp
phần nâng cao nhận thức của nông dân trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
Qua đó, đã góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường.
IV/- VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG XÂY
DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM.
1/- Tổ chức dạy nghề cho nông dân.
- Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm luôn được quan tâm, từ đầu nhiệm
kỳ đến nay, Hội tích cực phối hợp mở 183 lớp có 2.919 học viên, riêng Hội đăng
ký tổ chức 98 lớp (70 lớp nông nghiệp, 28 lớp phi nông nghiệp). Sau khi học


8

nghề có trên 80% lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Công tác giới thiệu
việc làm Hội tuyên truyền, vận động con em hội viên, nông dân đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài, tham gia các lớp nghề, tham dự sàn giao dịch việc làm.
Hàng năm có trên 5.000 lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh, lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài được 264 lao động (Nhật Bản, Malaysia, Đài
loan, Hàn Quốc) và hiện có 208 lao động đang học định hướng.
2/- Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ

chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và
Hướng dẫn số 637-HD/HNDTW của Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam
thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội trong hệ thống Hội Nông dân.
Hội tập trung triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện kịp thời, lồng ghép tổ chức
triển khai, quán triệt đến hội viên, nông dân trong toàn huyện. Hội thường xuyên
nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn, tâm tư nguyện vọng của nông dân, kịp
thời kiến nghị với cấp ủy, chính quyền sửa đổi, bổ sung các Chủ trương, Chính
sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho phù hợp. Kết quả tổ
chức 136 cuộc giám sát như: việc thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh
VTNN, việc thực hiện các chế độ chính sách các đề án phát triển kinh tế xã hội
ở địa phương, các công trình xây dựng nông thôn mới.
V/- THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN VÀ KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN.
- Triển khai, quán triệt Quyết định số 668-QĐ/HNDTW của Ban Thường
vụ Hội Nông dân Việt Nam về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền nhằm phát huy dân chủ thực hiện quyền, trách nhiệm của Hội và cán bộ,
hội viên, nông dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch
vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp
nông dân được 459 cuộc, có 15.235 lượt người tham dự. Tích cực vận động hội
viên, nông dân tham gia đóng góp văn kiện Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại
hội lần thứ XII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tích cực phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri với
đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội. Qua các buổi tiếp xúc có nhiều ý
kiến kiến nghị về các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa - Xã hội có liên quan đến nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Trong nhiệm kỳ qua, đã bồi dưỡng và giới thiệu cán bộ hội viên ưu tú cho
Đảng xem xét, kết nạp 132 đồng chí vào hàng ngủ của Đảng, đạt 91 % nghị quyết.
- Thực hiện Chỉ thị 07-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân
công Đảng viên sinh hoạt trong các đoàn thể, Hội tham mưu, đề xuất với Cấp ủy

về tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí tham gia. Kết quả các cơ
sở Hội tiếp nhận 207 đảng viên, nâng tổng số 1.061 đảng viên sinh hoạt ở 66 chi
hội qua đó chất lượng hoạt động chi Hội ngày càng được nâng lên.
C/- ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I/- ĐÁNH GIÁ CHUNG.


9

1/-Những kết quả nổi bật, nguyên nhân.
- Trong nhiệm kỳ qua Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện đã tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, có trong tâm, trọng điểm tạo được sự đồng thuận trong nội bộ,
phát huy sức mạnh của hội viên và nông dân trong huyện đã thực hiện hoàn
thành đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại Hội đã đề ra.
- Công tác tổ chức Hội từ Huyện đến cơ sở thường xuyên được cũng cố
và kiện toàn, chất lượng hoạt động của Hội ngày một nâng lên, ba phong trào
lớn của Hội được duy trì phát triển nhiều mô hình mới như: liên kết bao tiêu với
các Công ty, Doanh nghiệp, nuôi Vịt rọ, cải tạo vườn tạp, mô hình liên kết và
tiêu thụ Lúa giống, Lúa hàng hóa... nhiều cách làm hay kịp thời phát hiện được
biểu dương khen thưởng, tình hình sản xuất và đời sống của nông dân ngày một
phát triển đi lên.
- Nguyên nhân đạt được những kết quả trên là do Ban Chấp hành Hội
nông dân huyện luôn có sự tập trung lãnh đạo, cụ thể hóa kịp thời Nghị quyết
Đại hội gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương, Tỉnh Hội qua các phong
trào sát với thực tế, các chính sách tháo gở khó khăn cho sản xuất nông nghiệp,
nông thôn đã phát huy hiệu quả sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội
Nông dân Tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của UBND huyện, sự đổi mới sáng tạo của
Ban Chấp hành và sự quyết tâm của các cấp Hội, đặt biệt nhất là phát huy sự
đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, điều hành của các cấp Hội và sự tham gia
nhiệt tình của Hội viên và quần chúng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết đại

hội.
2/- Hạn chế, yếu kém.
- Trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội, cũng còn một vài cơ sở
thiếu quan tâm, chuyển đổi tổ hội sinh hoạt theo nghề nghiệp còn chậm
- Về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp.
Còn nhiều bất cập, tính tuyên phong gương mẩu trong chuyển đổi tập quán canh
tác và sản xuất theo hướng liên kết và tiêu thụ sản phẩm còn chậm.
- Về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới.
Củng còn một bộ phận nông dân tính tự giác chưa cao, tinh thần đóng góp có mặt
còn hạn chế.
- Về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp nông
dân Việt Nam. Đối với hoạt động Hội ở cơ sở hội lúc còn xem nhẹ trách nhiệm
của mình đối với nông dân trong phát triển các phong trào ở địa phương.
- Trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Củng còn một bộ phận hội
viên, nông dân chưa mạnh dạn đóng góp ý tham gia xây dựng đảng chính quyền.
* Nguyên nhân hạn chế yếu kém.
- Nguyên nhân chủ quan: Năng lực lãnh đạo một vài cơ sở hội có mặt còn
hạn chế, công tác tham mưu cho cấp trên chưa kịp thời, một bộ phận cán bộ, hội
viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực công tác còn nhiều hạn chế.
- Nguyên nhân khách quan: Tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết bất


10

thường việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định làm ảnh
hưởng không nhỏ đến phong trào của Hội và đời sống của người dân nông thôn.
PHẦN THỨ HAI:
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN
NHIỆM KỲ 2018 - 2023.

I/- DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG 5 NĂM TỚI.
1/- Thuận lợi: Tỉnh có chủ chương, chính sách thúc đẩy nông nghiệp nông
dân nông thôn phát triển ngày càng đi vào chiều sâu và toàn diện hơn, đặc biệt là
đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện
đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô lớn, hiện đại và đổi mới
vùng nông thôn.
2/- Khó khăn: Tình hình biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến sản
xuất, sản phẩm nông nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt, chất lượng nguồn
nhân lực nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế sẽ tác
động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Một bộ phận cán bộ Hội ở
cơ sở còn chậm đổi mới về tư duy, trách nhiệm phục vụ chưa cao sẽ làm ảnh
hưởng đến công tác xây dựng Hội trong thời gian tới.
II/- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ.
1/- Mục tiêu tổng quát.
- Tăng cường công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nông dân.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và đào tạo nghề giúp nông
dân có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập và đời sống
của nông dân.
- Xây dựng phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông
thôn, gắn với cuộc vận động xây dưng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp của Huyện.
2/- Chỉ tiêu chung:
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng, đổi mới mô hình sản xuất nông
nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường, hiệu quả, phát triển bền vững.
Gắn với cuộc vận động xây dưng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của Huyện.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động xây dựng Hội, gắn với mô

hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để thu hút, tập hợp, đoàn kết nông dân, xây dựng tổ
chức Hội ngày càng vững Mạnh.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức các cấp hội để lãnh đạo, điều hành thực hiện


11

tốt nhiệm vụ công tác Hội, đồng thời chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nông dân.
3/- Các chỉ tiêu cụ thể.
3.1/- 100% hội viên, nông dân được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán
triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Chỉ
thị, Nghị Quyết, các chương trình, đề án của Huyện, tỉnh Hội.
3.2/- Hàng năm phấn đấu Hội Vững Mạnh; Cơ sở 12 mạnh, 01 khá; Chi
hội từ 85% khá trở lên và không có chi hội yếu kém; tổ vững mạnh: 75%, khá
15%; trung bình 10%.
3.3/ - Phát triển hội viên đến cuốn nhiệm kỳ 2.000 hội viên có 100% cán
bộ Hội được bồi dưỡng kỹ năng công tác Hội.
3.4/- Phấn đấu trong nhiệm kỳ có 100% cơ sở Hội đều có Quỹ hội, vận
động Quỹ hỗ trợ nông dân hàng năm đạt 150 triệu đồng; hùn vốn cất nhà kiên cố
đạt 150 căn.
3.5/-Phong trào nông dân SXKDG hàng năm vận động 15.000 hội viên,
nông dân đăng ký cuối năm có 40% hộ đăng ký đạt nông dân SXKDG các cấp.
Hàng năm Hội Nông dân các cấp xây dựng được 01 đến 02 mô hình liên kết,
hợp tác phát triển sản xuất theo THT và Hợp tác xã kiểu mới.
3.6/- 100% cán bộ Hội và 80% hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, gắn với cuộc vận động xây dưng nông thôn mới và đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện.
3.7/- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 100 % hội viên nông dân khi

có yêu cầu trợ giúp. Phấn đấu cuối nhiệm kỳ các xã, thị trấn thành lập Câu lạc
bộ nông dân với pháp luật.
3.8/- Vận động 100% hội viên đăng ký xây dựng gia đình văn hóa hàng
năm, kết quả cuối năm đạt chuẩn gia đình văn hóa từ 90% trở lên.
3.9/- Hàng năm Hội Nông dân các cấp phối hợp tổ chức được hoạt động
tư vấn hỗ trợ dịch vụ, tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân
trên 5.000 lao động nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
3.10/ - 100% Hội cơ sở phản ánh kịp thời những khó khăn, bức xúc, của
hội viên nông dân và đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên
để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền. Hàng năm bồi dưỡng cán bộ, hội viên ưu
tú và nông dân SXKDG giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.
III/- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.
1/- Công tác xây dựng tổ chức Hội.
1.1/- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.


12

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
cán bộ, hội viên, nông dân, hưởng ứng tích cực việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tổ chức học tập phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết Đại Hội Đảng các cấp; Chương
trình hành động của Huyện ủy; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện;
các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước có liên quan trực tiếp đến
nông nghiệp, nông dân, nông thôn cuối nhiệm kỳ 19.000 cuộc, có trên 700.000
lượt hội viên, nông dân tham gia.
1.2/- Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên.
- Đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt, chú trọng phát triển hội viên
về số lượng và chất lượng. Phấn đấu kết nạp hội viên đạt 100% chỉ tiêu phân bổ

hàng năm, thường xuyên kiện toàn, tổ chức từ huyện đến cơ sở Hội gắn với mô
hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để thu hút, tập hợp, đoàn kết nông dân, xây dựng tổ
chức Hội ngày càng vững Mạnh.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội nhất là cán bộ trẻ
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay. Phấn đấu
100% cán bộ Hội đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn.
1.3/- Công tác kiểm tra, giám sát.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban kiểm tra các cấp; thường xuyên
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra. Hàng năm
giao cho ban Kiểm tra xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất
việc thực hiện Điều lệ Hội, thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác Hội. Thường
xuyên quan tâm và kiện toàn ủy ban kiểm tra cơ sở, tăng cường công tác bồi dưỡng
và nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác kiểm tra.
1.4/- Công tác thi đua, khen thưởng.
- Công tác thi đua, khen thưởng là động lực để khuyến khích, động viên cán
bộ hội viên, nông dân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng năm Hội xây dựng kế hoạch
phát động thi đua, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến. Nội dung thi đua tập
trung chủ yếu vào các chỉ tiêu của Hội và các công trình, phần việc cụ thể để chào
mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện từng phong trào, từng chỉ tiêu làm căn
cứ đánh giá, phân loại, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc.
2/- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông
nghiệp.
2.1/- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt phong trào
nông dân SXKDG; đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo,



13

tham quan mô hình sản xuất có hiệu quả, thành lập tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng
hoá phù hợp với thị trường và có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc
tế, góp phần nâng cao hiệu qủa sản xuất.
- Tiếp tục theo dõi, phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.
- Tích cực vận động Quỹ hỗ trợ nông dân, quản lý tốt vốn vay ủy thác. Tiếp tục
tuyên truyền vận động, giúp đỡ hội viên nông dân thoát nghèo; vận động đóng góp
xây dựng nhà tình thương; góp phần thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu thoát nghèo trong
năm của huyện.
2.2/- Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân.
- Tích cực, chủ động triển khai thực hiện các Kế hoạch phối hợp với Ngân
hàng NN&PTNT huyện, Ngân hàng CSXH huyện và việc đẩy mạnh phát triển
nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất,
huy động các nguồn lực như: vốn, máy thiết bị, công nghệ phục vụ nông nghiệp,
các loại VTNN và các loại cây, con giống đảm bảo chất lượng nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống.
- Phối hợp với các ngành có liên quan, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân
xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp; tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các Hội chợ nông nghiệp thương mại.
2.3/- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức
kinh tế hợp tác.
- Tích cực tham gia thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của
huyện theo ngành hàng chủ lực của huyện (02 cây, 03 con) tuyên truyền, vận
động và hướng dẫn hội viên, nông dân phát triển kinh tế tập thể trong nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm Hội Nông dân xây dựng
được 01 đến 02 mô hình liên kết, hợp tác phát triển sản xuất theo mô hình Hợp
tác xã kiểu mới.
- Đẩy mạnh việc xây dựng đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp theo

hướng hợp tác, liên kết, thị trường, hiệu quả, phát triển bền vững, gắn với xây
dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để thuận lợi cho việc sinh hoạt, hoạt động
nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
- Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
có uy tín làm nòng cốt để xây dựng mô hình và để trở thành tổ trưởng tổ hợp tác
và giám đốc hợp tác xã nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Vận động, hướng dẫn nông dân liên kết, hợp tác hộ với nhau để sản xuất
cùng một loại sản phẩm theo hướng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, thân
thiện với môi trường, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Hội Nông dân các
cấp phải là trung tâm để kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp, liên kết hợp
tác sản xuất và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa hai bên.


14

- Phối hợp với các ngành, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân khởi nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm khơi dậy ý tưởng sáng tạo của nông dân để
khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nhân lực cho phát
triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hiệu quả và bền vững.
3/- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn
mới.
3.1/- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của người dân
trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Tham gia phòng chống dịch bệnh,
phòng, chống tệ nạn xã hội; vận động nông dân thực hiện tốt các quy định về an
toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường nông thôn, tham gia
bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 85% trở lên, cất mới 350 căn nhà kiên cố.
- Vận động nông dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các
công trình phúc lợi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tham
gia xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nhất
là các xã đạt nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, để đến năm 2020 góp phần
đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
3.2/- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Vận động các gia đình hội viên, nông dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ
quân sự và chính sách hậu phương quân đội; mỗi năm phấn đấu thực hiện chỉ
tiêu trên giao. Phối hợp các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ
nguồn”; Vận động đóng góp xây dựng nhà Nghĩa tình nông dân; Vận động các
gia đình hội viên, nông dân không có người vướng các tệ nạn xã hội...
- Phát động mãnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, duy trì
và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh tổ quốc, tăng cường phòng, chống các loại tội phạm; Cán bộ, hội viên
nông dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự ở nông thôn. Tuyên truyền vận động
nông dân tố giác tội phạm, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ma
túy, mại dâm, cờ bạc …
- Phối hợp các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc mâu thuẫn trong
nội bộ nông dân, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn.
3.3/- Tham gia thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa.
- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, Hội Nông dân các cấp tập trung chỉ đạo xây dựng gia đình nông dân văn
hóa, tham gia xây dựng khóm, ấp văn hóa. Phấn đấu hàng năm đạt 90% hộ hội
viên đạt gia đình văn hóa. Vận động nông dân thực hiện nếp sống văn minh, tiết
kiệm trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội... Đẩy mạnh các hoạt động văn


15

hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đảm bảo tham dự đầy đủ các phong trào do Tỉnh

Hội và địa phương phát động.
4/- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp
nông dân Việt Nam.
4.1/- Tổ chức dạy nghề cho nông dân.
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp dạy nghề, tập
huấn, hội thảo, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn; tư vấn giới thiệu
việc làm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, giải quyết việc làm trên 5.000 lao động.
- Tập trung đào tạo về kỹ năng, kiến thức, tay nghề, cách thức tổ chức sản
xuất, hạch toán, quyết toán trong sản xuất, kinh doanh, định hướng, dẫn dắt
nông dân trở thành nông dân chuyên nghiệp, làm chủ thể trong phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
4.2/- Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ chế,
chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia phản biện và đề xuất cơ
chế, chính sách với Đảng và Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của hội viên nông dân.
5/- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn
dân.
- Tiếp tục tham mưu cấp ủy Đảng lãnh đạo thực hiện tốt Chỉ thị 59 của Bộ
chính trị. Giới thiệu cán bộ, hội viên, nông dân ưu tú cho tổ chức Đảng xem xét kết
nạp. Tích cực tham gia đóng góp và xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững
mạnh.
- Trên đây là báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Nông
dân huyện Tháp Mười khóa VIII, nhiệm kỳ 2012 - 2017 và phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khóa IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Nơi nhận:
- Hội Nông dân Tỉnh;
- Đ/c (CT, PCT) HNDT phụ trách Huyện;

- Thường trực HU, UBND Huyện;
- Ban Dân vận Huyện ủy;
- HND các xã, thị trấn;
- Các đ/c UVBCH;
- Lưu VP.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH

Lê Văn Nghề


16


17



×