Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.54 KB, 65 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2013

TÊN CƠNG TRÌNH:

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG
́
CÔNG NGHIỆP CHÊ BIẾN SÂU CỦA TRUNG QUỐC VÀ
GỢI Ý VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Kinh tế quốc tế

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Anh Minh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị Kiều Anh
Phạm Thị Xim
Hoàng Thị Dung
: Nguyễn Ngọc Quang

HÀ NỘI, 2013

1


MỤC LỤC



2


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
1.
CAS
Chinese Academy of Sciences
2.
ECA
Export Credit Agency
3.
EU
Europe Union
Foreign Investment
4.
FIE
Enterpreneur
5.
FDI
Foreign Direct Investment
6.
GDP
Gross Domestic Product
7.
IT
Information Technology
8.

IMF
International Monetary Fund
9.
KHCN
Ministry of Science and
10.
MOST
Technology
National and Engineering
11.
NERC
Research Centers
12.
RMB
Renminbi
13.
R&D
Research and Development
14.
USD
United State Dollar
15.
WTO
World Trade Organization

3

Nghĩa tiếng Việt
Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc
Tổ chức tín dụng xuất khẩu

Châu Âu
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Tổng sản phẩm nội địa
Cơng nghệ thơng tin
Quỹ tiền tệ quốc tế
Khoa học công nghệ
Bộ khoa học và Công nghệ
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
quốc gia
Nhân Dân Tệ
Nghiên cứu và phát triển
Đô- la Mỹ
Tổ chức thương mại thế giới


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm cuối thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc nổi lên như
một trung tâm kinh tế lớn của Châu Á nói chung và thế giới nói riêng. Sau 30
năm thực hiện cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có nhiều biến đổi
sâu sắc, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu Trung Quốc đã vươn lên trở thành
quốc gia lớn thứ hai thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP cao đặc biệt trong
lĩnh vực ngoại thương và xuất nhập khẩu. Từ chỗ đứng thứ 32 trên thế giới về
xuất khẩu năm 1978 thì đến năm 2010 Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất
khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578 tỉ
USD chiếm 10% giá trị xuất khẩu của toàn thế giới. Đặc biệt các mặt hàng
chế biến sâu được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc những năm qua.
Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, có nhiều nét tương

đồng về điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội. Cũng như
Trung Quốc, Việt Nam đang tích cực thực hiện cải cách nền kinh tế theo
hướng chú trong xuất khẩu và đã đạt được rất nhiều thành tựu. Tuy nhiên,
xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, các mặt hàng thơ, có hàm
lượng lao động lớn vẫn chiếm chủ yếu trong tỉ trọng xuất khẩu.
Vậy Việt Nam có nên học tập những kinh nghiệm của Trung Quốc để
thúc đẩy xuất khẩu nói chung và các mặt hàng chế biến sau nói riêng? Xuất phát
từ tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Chính sách thúc
đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơng nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc và gợi
ý vận dụng đối với Việt Nam” để nghiên cứu trong bài viết của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến sâu
của Trung Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho
Việt Nam.
4


Các nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
quốc gia.
- Phân tích, đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến sâu
của Trung Quốc giai đoạn sau đổi mới 1975 tới nay.
- Tìm những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, rút ra những gợi ý
đối với Việt Nam trong thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng chế
biến sâu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
một quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu
của Trung Quốc, tập trung vào các mặt hàng chế biến sâu, trong giai đoạn hội

nhập kinh tế quốc tế và rút ra những gợi ý vận dụng đối với Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch
sử và logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp và phân tích.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, từ viết tắt,
tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày theo 3 chương sau đây:
Chương 1: Những cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
quốc gia
Chương 2: Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khâu các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc
Chương 3: Đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam

5


CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC
ĐẦY XUẤT KHẨU CỦA QUỐC GIA
1.1 Tổng quan về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hố hoặc dịch vụ cho nước ngồi trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là
hoạt động mua bán trao đổi hàng hố (bao gồm cả hàng hố hữu hình và hàng
hố vơ hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hố giữa các
quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc
gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã

xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là
trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể
hiện thơng qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên
phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, khơng
chỉ là hàng hố hữu hình mà cả hàng hố vơ hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất,
nó phản ánh quan hệ thương mại, bn bán giữa các quốc gia trong phạm vi
khu vực và thế giới. Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức
kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “
chiếc chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia. Tạo
ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động
kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh
quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này đươc tiếp tục ngay cả
khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diến ra các hình thức sau: Xuất
khẩu thành hàng hóa hữu hình, hàng hóa vơ hình (dịch vụ); xuất khẩu trực
6


tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đảm nhận; xuất
khẩu gián tiếp (hay ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ
chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hóa hữu
hình. Ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triên.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu.
- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của
đất nước và kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy
vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời
sống nhân dân.
- Tiến hành sản xuất những loại sản phẩm mà họ có lợi thế về một

hoặc nhiều nguồn lực nào đó với chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp hơn
sau đó tiến hành xuất khẩu thì các nguồn lực sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn
và tổng sản phẩm trong nước sẽ tăng lên.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối
ngoại, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngồi đẩy mạnh q trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xuất khẩu là động lực thúc đẩy CNH, HĐH.
- Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có
tiềm năng về xuất khẩu.
- Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ Quốc gia. Xuất khẩu cũng có thể
cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm của quốc tế trong
kinh doanh.
1.1.3 Các phương thức xuất khẩu
Phương thức xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị
tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với
nước ngoài; trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh
nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có
quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán
7


và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khn khổ chính
sách quản lý xuất khẩu của nhà nước.
Phương thức xuất khẩu uỷ thác: Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh
doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không
đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất
khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.
Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt
động xuất khẩu:

+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ
điều kiện bán hàng xuất khẩu.
+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác
xuất khẩu là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước
ngoài. Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự
điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trị là một bên của hợp đồng mua bán
ngoại thương.
Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của
luật kinh doanh trong nước, luật kinh doanh của bên đối tác và luật buôn bán
quốc tế.
Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ
thác giữ vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại
giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận
giữa hai bên ký trong hợp đồng uỷ thác.
Xuất khẩu theo hiệp định: Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo
hiệp định của nhà nước ký kết với nước ngoài. Các doanh nghiệp thay mặt
nhà nước ký các hợp đồng cụ thể và thực hiện các hợp đồng đó với nước bạn.
Xuất khẩu ngồi hiệp định: Bộ phận hàng hố và dịch vụ xuất khẩu
không nằm trong hiệp định của nhà nước phân bổ cho doanh nghiệp.

8


1.2. Nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cơng nghiệp chế
biến sâu
1.2.1 Khái niệm
a) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Dưới góc độ nhà nước: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là tổng hợp các
chính sách, cơng cụ và biện pháp chính sách nhằm gia tăng quy mơ và giá trị

xuất khẩu hàng hóa của quốc gia thơng qua việc giảm bớt hay xóa bỏ các rào
cản đối với xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
b) Công nghiệp chế biến sâu
Mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là các mặt hàng có hàm lượng cao
về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu
khoa học và cơng nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính
năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với mơi trường; đóng một vai
trị rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
1.2.2 Các cơng cụ chính sách thúc đẩy xuất khẩu
1.2.2.1 Chính sách giảm bớt hay xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu
a) Miễn giảm thuế xuất khẩu
Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ tiến hành miễn
hoặc giảm các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá trình sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu. Chính sách này cũng giúp doanh
nghiệp xuất khẩu hạ giá thánh phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
b) Chính sách tỷ giá hối đối

Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đối được thực hiện theo
hướng phá giá đồng nội tệ, thúc đẩy xuất khẩu khi phá giá đồng nội tệ (làm
giảm giá đồng nội tệ) thì tỷ giá hối đối đồng nội tệ với ngoại tệ sẽ tăng, lúc
đó giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ tương đối ở thị trường quốc tế. Việc giá hàng hóa
giảm do tỷ giá hối đối tăng giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
9


trong nước. Tuy nhiên, phải đảm bảo tỷ giá hối đối thực tế kích thích xuất
khẩu về lâu dài và ngăn ngừa tỷ giá nhập khẩu tăng lên cao so với tỷ giá xuất
khẩu.

c) Các biện pháp hành chính
Tiến tới xóa bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính rườm rà gây trở
ngại cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhiều hơn và thuận lợi hơn
1.2.2.2 Chính sách hỗ trợ các ngành các doanh nghiệp xuất khẩu
a)Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng mà chính phủ nước
xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu nước mình, cho doanh nghiệp
nhập khẩu, hoặc ngân hàng bên nhập khẩu (còn được gọi là tín dụng thương
mại) hoặc khoản vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ các dự án và cung cấp
vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, để thúc đẩy xuất khẩu, tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu. Có thể chia ra 2 loại là tính dụng người bán và
tín dụng người mua.
Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu:
- Tín dụng xuất khẩu phải có liên hệ với hạng mục xuất khẩu.
- Lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng của thị trường tiền tệ quốc tế.
- Giá trị tín dụng thơng thường chiểm khoảng 85% giá trị hợp đồng.

b) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tin dụng về xuất khẩu là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi
tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA). Nó đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường
cho các ngân hàng khi vay trung – dài hạn. Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do khơng thanh tốn những
khoản phải thu, phát sinh từ các hoạt động buôn bán những khoản cho vay
trung – dài hạn vì lí do chính trị, thương mại.

10


c) Hồn thuế xuất khẩu

Chính sách hồn thuế xuất khẩu được hiểu một cách đơn giản, đó là
hính thức nhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng
hóa, chính phủ sẽ hồn lại tồn bộ hay một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất và khoản thuế quốc nội mà doanh nghiệp đã nộp trong quá trình sản
xuất cũng như lưu chuyển sản phẩm xuất khẩu trong nước. Chính sách này
giúp cho các doanh nghiệp có thể hạ thấp nhất giá thành hàng hóa xuất khẩu.
d) Thu hút FDI đến các ngành xuất khẩu
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành xuất khẩu giúp
giải quyết vấn đề vốn trong các trong các ngành xuất khẩu, cùng với việc
luồng vốn chảy vào cịn có thể tận dụng được công nghệ, kinh nghiệm quản lý
thị trường để thúc đẩy sự phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của các
ngành xuất khẩu.
Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI là:
- Ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân
nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các ngành xuất khẩu: như
miễn giảm thuế, cung cấp cơ sở hạ tầng…
- Chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngồi.
- Ban hành các văn bản pháp luật về điều chỉnh các hoạt động đầu tư
nước ngồi.
e) Khoa học cơng nghệ

Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về cơng nghệ
đã đưa lồi người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất. Công nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trị
quan trọng trong q trình sản xuất trực tiếp của các quốc gia. Công nghệ sản
xuất được hiểu là tất cả các yếu tố dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh
nghiệp ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Công nghệ càng cao, càng
11



hiện đại thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Và đối với doanh nghiệp xuất khẩu thị
trường thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần đánh giá được
trình độ cơng nghệ sản xuất của họ và xác định được vị trí của mình trên
thương trường để có hướng phát triển công nghệ phù hợp với khả năng nhưng
lại đáp ứng được một đoạn thị trường mục tiêu cho các sản phẩm đầu ra.
f) Xúc tiến thương mại
Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng
thương hiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới. Điều
này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
g) Xây dựng cơ sở hạ tầng

Chú trọng vào hệ thống hạ tầng quốc gia như giao thông, điện nước,
nhà xưởng, kho tàng, bến cảng, kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu cửa
khẩu biên giới... để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại;
hồn thiện chính sách biên mậu, hướng doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để tránh những rủi ro hoạt động thương mại
biên giới; phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa
hoạt động dịch vụ logistics, xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ
logistics, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ logistics.
h) Đào tạo nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng, quyết định trong mọi sự thành
cơng. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu cần phải phát triển nguồn nhân lực, và để
làm được điều đó thì chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp,
hiệp hội tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản
xuất và xuất khẩu.
Các công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng
các chương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc

điểm văn hố, đào tạo về ngơn ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài.

12


Đào tạo phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội
ngũ lao động có kỹ năng, có kinh nghiệp trung thành với doanh nghiệp.
i) Chính sách thị trường xuất khẩu
Để thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ cần phải lựa chọn thị trường, đề xuất
và thực thi chiến lược thị trường đúng đắn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, tự
do thương mại, đa dạng hóa thị trương xuất khẩu là một trong những biện
pháp làm tăng cường xuất khẩu hiệu quả và tránh được rủi ro khi chỉ tập trung
vào một thị trường. Chính phủ cần tăng cường chính sách đối ngoại tạo mối
quan hệ với các nước đồng thời thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm mở
rộng thị trường xuất khẩu.
1.3 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu của Trung Quốc
Trong những năm qua Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu
trong chiến lược hướng về xuất khẩu ,đưa hàng hóa của Trung Quốc vươn xa
trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cùng với q trình cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa thì những lợi thế về lao động, tài nguyên cũng dần mất đi địi hỏi
chính phủ Trung Quốc phải có những chiến lược xuất khẩu phù hợp trong
tương lai để vừa phát huy được những lợi thế tương đối trong nước vừa góp
phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đặc biệt là trong xu
hướng chuyển dịch cơ cấu thương mại quốc tế hiện nay. Có thể nhận thấy việ
thúc đẩy xuấ khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là một điều tất yếu
khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bới lẽ:
Thứ nhất, đổi mới cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Đặc biệt xu hướng
xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu góp phần quan trọng vào q trình cơng

nghiệp hóa hiện đại hóa.
Thứ hai, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trường quốc tế
có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là:

13


- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc
dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia
trên thị trường thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng của hàng hố “vơ hình” nhanh hơn các hàng hố
“hữu hình”.
- Giảm đáng kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm.
- Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ
và khí đốt.
- Tăng nhanh tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là máy
móc thiết bị.
Tình hình trên bắt buộc Trung Quốc phải thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu, chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các ngành công nghiệp chế biến sâu để
đáp ứng kịp thời xu hướng cũng như nhu cầu thị trường thế giới. Giúp hàng
xuấ khẩu trung quốc có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Thứ ba, chỉ có thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh các mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu mới phát huy thế mạnh lợi thế của đất nước về
nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và vị trí địa lý
thuận lợi. Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc xuấ ́t khẩu các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu.
- Dân số đơng chính là điểm mạnh, điểm khác biệt lớn nhất của Trung
Quốc. Chính vì dân số đơng nhất, là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới,
Trung Quốc ln chọn cho mình chiến lược sản lượng, nghĩa là lấy sản lượng
lớn, để giảm giá thành sản xuất; từ đó, có sức cạnh tranh cực mạnh bằng

chính sách giá trên tồn cầu. Từ điểm mạnh mang tính cốt lõi này, mà Trung
Quốc có một loạt các điểm mạnh phát sinh khác. Nguồn nhân lực này vừa là
cơ sở để Trung Quốc phát triển những mặt hàng dựa trên sức lao động là
chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu, vừa là cơ sở cho việc lựa chọn các sản
phẩm nhập khẩu đặc biệt là những máy móc thiết bị sử dụng lao động tập
trung.
14


- Về tài nguyên thiên nhiên đất nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Trung Quốc tương đối phong phú, là cơ sở để Trung Quốc có thể xuất khẩu
một số loại khoáng sản, đồng thời cũng là căn cứ để tiến hành nhập khẩu
những loại còn thiếu phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa đất nước.Trung
Quốc là quốc gia có các vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn, đây là một
điểm khác biệt, giúp Trung Quốc tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và
hạ giá thành trong sản xuất hàng loạt. Chính sự đa dạng và quy mô lớn của
vùng nguyên liệu, nên Trung Quốc đang là điểm đến hấp dẫn đầu tư đối với
hầu hết các cường quốc. Trong nhiều năm sau khi độc lập (1949) Trung Quốc
đã tập trung mạnh mẽ phát triển cơng nghiệp khai khống than, bơ xit, và sản
xuất thép, luyện kim, đặc biệt cơng nghiệp hóa chất của Trung Quốc tương
đối phát triển. Bên cạnh đó, các vùng nguyên liệu cho nghành dệt may, giày
da, và rất nhiều vùng chun canh cây cơng nghiệp đã được hình thành theo
lợi thế tự nhiên của từng vùng.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ tăng cường sức cạnh
tranh của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Một xu hướng của thị trường thế giới hiện nay là các sản phẩm có hàm
lượng khoa học và cơng nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi các sản
phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá và kém sức cạnh tranh. Chu kỳ sống
của các loại sản phẩm xuất khẩu được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, công
nghệ, mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục. Đây là một kết quả tất yếu khi khoa

học kỹ thuật phát triển, bởi chính sự phát triển đó làm giảm giá thành sản
phẩm, sự tiêu hao ít nguyên liệu, dẫn tới nhu cầu về nguyên liệu ngày càng có
xu hướng giảm. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về
giá cả thì khơng cịn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu
theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm
thô và sản phẩm sơ chế. Việc tăng cường xuất khẩu những sản phẩm tinh chế
sẽ giúp chúng ta thu được giá trị xuất khẩu lớn hơn. Mặt khác, cải biến cơ cấu
xuất khẩu sẽ hạn chế việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm không đáp
15


ứng nhu cầu thị trường, hạn chế xuất khẩu bằng mọi giá, bất chấp hiệu quả
kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia.
Cuối cùng, sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế mỗi quốc gia đều
tham gia vào các hiệp ước, hiệp hội khu vực và quốc tế yêu cầu các Trung
Quốc phải có sự chuyển biến nhanh chóng trong thương mại quốc tế, mà nội
dung quan trọng là phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu mà chủ yếu
chuyển dịch sang các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu. Bởi những yếu tố
khách quan cũng như chủ quan, có thể nhìn nhận trong thời gian này, kinh tế
thế giới và khu vực vẫn đang ở trong chu kỳ suy thối, thậm chí dường như ở
đáy của chu kỳ này. Do vậy, những nỗ lực gia tăng sản lượng đã không đủ bù
đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị trường thế giới, đã đến lúc địi hỏi phải có
chất lượng lâu dài về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá. Và Trung Quốc cần phải
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là một tất yếu

16


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU

CỦA TRUNG QUỐC
2.1. Khái quát về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của
Trung Quốc
Sau hơn 30 năm (1979-2013) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế
xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc. Về nhiều mặt, Trung Quốc đang
chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc
độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực
ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng, Trung Quốc đã thu
được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất
nhập khẩu (năm 1978) đến năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc
xuất khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578
tỷ USD, chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu của thế giới (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978
đến năm 2010 ( Đơn vị: tỷ USD , %)
Năm
1978
1985
1990
1995
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Kim ngạch xuất khẩu
Tăng so với năm trước (%)
9,75

27,35
4,6
62,09
18,2
148,78
23
249,2
27,8
762
28,2
969,08
27,2
1218,01
25,7
1317,16
19,3
1201,66
-16
1577,93
31,3
Nguồn: Theo số liệu thống kê Tổng cục hải quan Trung Quốc

Cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978 đã khuyến khích sự phát triển
ngoại thương, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc khơng
ngừng tăng lên qua các năm. Tính đến hết năm 2005, tổng kim ngạch xuất
17


nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1422,1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu
là 762 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới. Chỉ trong vịng 10 năm tính tới năm

2008, xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 23%;
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 31% so với năm trước,
đạt mức gần 1580 tỷ USD. Nếu cứ tiếp tục đà tăng trường này, trong vịng 10
năm tới, Trung Quốc có thể chiếm tới ¼ trị giá hàng xuất khẩu tồn thế giới.
Ngoại thương Trung Quốc đạt được sự cải thiện rõ rệt đặc biệt về
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thơ, sơ chế; tăng
mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động; nâng
tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám.
Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo con đường nâng cấp dần từ
sản phẩm có tính chất tài nguyên là chủ yếu (từ năm 1985 trở về trước) đến
hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép... là chủ yếu (từ năm 1985 đến
năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi sản phẩm điện máy (1993
trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm công nghệ thông tin đang dần
trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc. Cho tới nay, Trung
Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại
mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng
lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng
xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụng lắp ráp, hàng nông
thủy sản chế biến... cho tới các sản phẩm công nghệ thông tin tập trung nhiều
vốn và hàm lượng kỹ thuật cao.

18


Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1990 – 2008)
Đơn vị tính: %
Mặt hàng
1990
1997

2002
2008
Nơng phẩm và nguyên liệu
13,9
7, 4
5, 1
2,6
Khoáng sản
6,8
2, 1
3, 1
1,8
Bán thành phẩm
16,5
15 ,4
13 ,6
14, 8
Sản phẩm cơng nghiệp có kỹ
37,2
43 ,3
36 ,5
30, 5
năng lao động thấp
Sản phẩm cơng nghiệp có
17,5
13,7
12,7
19,4
kỹ năng lao động trung bình
Sản phẩm cơng nghiệp có kỹ

8,0
17 ,2
28 ,2
30, 9
năng lao động cao
100
100
100
100
Nguồn: UN-COMTRADE 2009
Bảng 2.2 cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng cơng nghiệp có kỹ năng cao như máy
tính, máy móc về viễn thơng, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng
dùng nhiều kỹ năng trung bình như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim
khí,... thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc.
Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004)
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

2004

Xuất khẩu hàng công nghệ cao
Giá trị (tỷ
Tốc độ tăng
% trong (1)
USD)
(%)
67,9
9,3
13,7
75,1
10,7
15,1
14,2
101,3
15,6
45,8
15,4
127,3
21,5
37,8
16,9
129,1
24,3
13,0
18,8
158,8
30,0
23,5

18,9
163,2
34,4
14,7
21,1
175,0
40,2
16,9
23,0
223,7
55,8
38,8
24,9
239,8
64,1
14,9
26,7
297,8
67,8
5,8
22,8
397,0
110,3
62,7
27,9
552,8
165,5
50,0
29,9
Nguồn: Martin, Bảng SA 11: China Statistical Yearbook 2001 – 2004;

MOFOM Trade Statistics
Tổng XK hàng chế
tạo (tỷ USD) (1)

19


Những năm 90 đã chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu hàng chế tạo của
Trung Quốc, trong đó các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao ngày
càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng của hàng công nghệ
cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc gia tăng đều đặn trong
những năm 90 và những năm đầu của thế kỷ 21. Đặc biệt, từ năm 2003 xuất
khẩu các sản phẩm công nghệ cao có sự gia tăng nhảy vọt, và xu hướng này
có xu hướng tiếp tục được duy trì.

Ng̀ n: Statistics on Science and Technology, the Chinese Ministry of
Science and Technology
Hình 2.1: Xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc
từ năm 1995 – 2010
Hình 2.1 cho thấy xu hướng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung
Quốc và phần trăm của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1995 tới
năm 2010. Năm 1995, giá trị xuất khẩu công nghệ cao lên tới 10,1 tỷ USD,
chiếm khoảng 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 1995 đến 2010, xuất khẩu
công nghệ cao tăng 30% mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng của
xuất khẩu. Trong năm 2010, xuất khẩu công nghệ cao đạt 492,4 tỷ USD,
chiếm 31,2% trong tổng số sản xuất hàng xuất khẩu. Trước năm 2004, Trung
Quốc liên tục bị thâm hụt thương mại trong các sản phẩm cơng nghệ cao.
Việc mở rộng nhanh chóng của xuất khẩu công nghệ cao trở nên thâm hụt
thương mại vào thặng dư. Đến năm 2010, thặng dư thương mại trong các sản
20



phẩm công nghệ cao đã tăng 79,6 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 44% tổng thặng dư
thương mại của Trung Quốc.
Bảng 2.4: Cấu trúc xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của
Trung Quốc qua các năm (2008-2010)
2008
Mặt hàng

Giá trị

cơng nghệ

(tỷ
USD)

Máy tính và các
thiết bị viễn thông
Công nghệ Khoa
học đời sống
Điện tử
Sản xuất máy tính

2009

% trong
tổng kim
ngạch
XK


Giá trị
(tỷ
USD)

% trong
tổng kim
ngạch
XK

2010
% trong
Giá trị

tổng

(tỷ

kim

USD)

ngạch
XK

308,5

74,2

282,5


74,9

356,0

72,3

13,4

3,2

11,1

2,9

13,9

2,8

55,4

13,3

51,1

13,6

77,5

15,7


6,3
1,5
5,1
1,4
7,7
1,6
tích hợp
Không gian vũ trụ
3,2
0,8
2,7
0,7
3,5
0,7
Quang điện tử
24,6
5,9
20,9
5,6
28,6
5,8
Công nghệ sinh học
0,3
0,1
0,3
0,1
0,4
0,1
Vật liệu
3,6

0,9
3,0
0,8
4,4
0,9
Mặt hàng khác
0,3
0,1
0,4
0,1
0,4
0,1
Tổng
415,6
100
376,9
100
492,3
100
Nguồn: Statistical Report on Science and Technology, No. 8, July 2009,
Chinese Ministry of Sciences and Technology
Cấu trúc xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc được thể hiện trong
bảng 2.4 chỉ ra rằng máy tính, thiết bị viễn thơng và các sản phẩm điện tử
chiếm đa số xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc. Trong năm 2008, xuất
khẩu của máy tính và sản phẩm viễn thơng lên tới 308,5 tỷ USD, khoảng
74,2% tổng xuất khẩu công nghệ cao. Điện tử đứng thứ hai với US $ 55,4 tỷ
đồng (khoảng 13%). Kết hợp lại, hai nhóm hàng này chiếm 91% tổng số.
Phần cịn lại của 9 nhóm cơng nghệ như khoa học đời sống, công nghệ sinh

21



học, hàng không vũ trụ và vật liệu khoa học đóng góp ít hơn 10% xuất khẩu
cơng nghệ cao.
Trong năm 2009, máy tính và thiết bị viễn thơng và điện tử bao gồm
một phần lớn công nghệ cao xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu trong máy
tính và viễn thơng đạt 283 tỷ USD, khoảng 75% của tổng số xuất khẩu công
nghệ cao, điện tử đứng thứ hai với 51 tỷ USD (khoảng 14%). Việc xuất khẩu
kết hợp trong hai loại chiếm gần 90% tổng xuất khẩu công nghệ cao. Điều
đáng đề cập rằng, thương mại máy tính và viễn thơng tạo ra 209 tỷ USD thặng
dư trong khi có 97 tỷ USD thâm hụt trong ngành điện tử. Nhiều người nhập
khẩu các bộ phận và các thành phần, được sử dụng làm trung gian đầu vào,
được phân loại như là thiết bị điện tử. Đây là một trong những lý do gây ra
thâm hụt trong thương mại điện tử. Chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực
CNTT được phân phối giữa các quốc gia và Trung Quốc được tích hợp vào
phần thấp giá trị gia tăng của nguồn cung cấp dây chuyền lắp ráp. Phần lớn và
thặng dư của máy tính và viễn thơng là phù hợp với thực tế là, Trung Quốc
đang ở vị trí cuối cùng giai đoạn sản xuất lắp ráp dây chuyền công nghệ thông
tin và số liệu thống kê thương mại hiện nay gán tồn bộ giá trị của một sản
phẩm cơng nghệ cao lắp ráp nước vận chuyển sản phẩm ở nước ngoài.
Máy tính và các thiết bị viễn thơng, điện tử được thực hiện phần lớn
xuất khẩu công nghệ cao. Xuất khẩu trong máy tính và viễn thơng tổng cộng
US $ 356 tỷ đồng, bằng khoảng 72% của tổng số xuất khẩu công nghệ cao,
điện tử đứng thứ hai với 77,5 tỷ USD. Xuất khẩu kết hợp trong hai loại chiếm
gần 90% của tổng số xuất khẩu công nghệ cao, cho thấy xuất khẩu công nghệ
cao của Trung Quốc bị chi phối bởi hai loại sản phẩm này.
Trong những năm trở lại đây, có thể thấy tình hình xuất khẩu các mặt
hàng cơng nghệ cao của Trung Quốc có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đáng chú ý
nhất là giá trị xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ cao chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng máy tính và các

thiết bị viễn thơng, điện tử là mặt hàng chủ lực có hàm lượng cơng nghệ cao
22


và sử dụng vốn lớn. Nó đã đem lại cho Trung Quốc một nguồn thu đáng kể và
nâng tầm đất nước này trên thị trường quốc tế theo như kế hoạch trung và dài
hạn đã đề ra.

Hình 2.2: Thị phần xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của một số nước
trên thị trường thế giới
Hình 2.2 minh họa thị phần xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của một
số nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo đó có thể thấy, Trung Quốc đã có những
thay đổi vượt bậc từ một nước có thị phần xuất khẩu khơng đáng kể (năm
1995 với khoảng 2-3%) trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu chủ lực
mặt hàng công nghệ cao, vượt qua Mỹ, Nhật Bản và các nước EU.
2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơng nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc.
2.2.1. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thông qua Thuế quan.
2.2.1.1. Miễn giảm thuế quan.
Miễn thuế quan là một công cụ hữu hiệu mà được các quốc gia sử dụng
đẩy mạnh xuất khẩu. Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ
tiến hành miễn hoặc giảm các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá
trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu. Chính sách này cũng
giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

23


Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục được

Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh
tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao.
Ưu đãi thuế quan nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu hoặc đối với những sản phẩm trung gian cho các ngành ưu tiên phát
triển.
Cũng như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc áp dụng cơ chế
miễn giảm thuế để những người xuất khẩu có thể tiếp cận các yếu tố đầu vào
nhập khẩu tại mức giá quốc tế. Theo quy đinh của Luật Hải quan Trung Quốc,
việc miễn giảm thuế nhập khẩu được thực hiện tại thời điểm nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm được nhập vào Trung Quốc chứ khơng thơng qua cơ chế
hồn thuế. Việc miễn giảm thuế được thực hiện chủ yếu đối với nhập khẩu
các mặt hàng cần thiết cho các hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, nhưng
cũng được áp dụng với các mặt hàng máy móc, thiết bị được nhập khẩu để
nâng cao trình độ cơng nghệ trong nước.
Theo Kế hoạch dài hạn lần thứ nhất của Trung Quốc, phương châm
chiến lược: Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Nên chế độ miễn giảm
thuế được áp dụng chủ yếu đối với hai dạng hoạt động gia công và lắp ráp
phục vụ xuất khẩu là “gia cơng bằng ngun liệu của nước ngồi” và “gia
cơng bằng nguyên liệu nhập khẩu”, chính sách miễn giảm thuế tập trung cho
các mặt hàng gia công chứa hàm lượng lao động cao.
Tới giai đoạn thứ hai, chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
nhẹ và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành
phẩm công nghiệp cần nhiều vốn mà chủ yếu là các sản phẩm cơng nghiệp
nặng - hố chất. Chính sách thuế là tiếp tục việc miễn giảm cho các sản phẩm
trung gian nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như máy móc
thiết bị do khách hàng nước ngồi cung cấp cho các doanh nghiệp Trung
Quốc để phục vụ cho hoạt động gia công xuất khẩu. Những doanh nghiệp
24



xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng
năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hang. Các công ty này sẽ được hưởng
thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua những thiết bị được sản xuất trong nước.
Các cơng ty nước ngồi được miễn thuế hồn tồn nếu họ chuyển giao cơng
nghệ vào Trung Quốc.
Sang giai đoạn thứ 3, chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các
doanh nghiệp có đầu tư nước ngồi sản xuất một số loại hàng hố cơng nghệ
cao, hoặc hàng hố định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết
bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh
nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế
ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt,
nhất là ngành ôtô. Đặc biệt, mức giảm thuế xuất khẩu tivi CRT lên đến 17%.
Vào đầu tháng 12, Ủy ban cải tổ và phát triển quốc gia – cơ quan chịu trách
nhiệm chính về lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đã tuyên bố: Ưu đãi thuế
đối với việc mua ơtơ có dung tích động cơ nhỏ sẽ hết hạn kể từ năm 2011.
Việc này đã làm tăng doanh số bán ôtô tháng 11 ở nước này. Theo số
liệu của Hiệp hội ôtô khách Trung Quốc, hơn 1,28 triệu ôtô đã được bán vào
tháng 11- tăng 27% so với năm trước đó và 10,5% so với tháng 10. Các
chuyên gia cho rằng, doanh số ôtô nội địa vượt quá 17,5 triệu chiếc trong năm
2010.
Trong các cố gắng để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Trung Quốc đã có những cam kết với WTO đi xa hơn bất cứ một
nước thành viên nào khác, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu (export
subsidy) và quyền tự vệ của đối tác (safeguards). Một vài nhà nghiên cứu gọi
đó là cam kết WTO+. Tuy nhiên, vì những cải cách gần đây, Trung Quốc có
cơ sở để thực hiện một cách khơng khó khăn lắm một số cam kết khác, cụ thể
là giảm thuế quan, mở cửa thị trường (Market Access).
2.2.1.2. Hoàn thuế xuất khẩu.

25


×