Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) GIỐNG SẠCH THEO TIÊU CHUẨN SQF 1000 TẠI TRẠI GIỐNG THỦY SẢN BÌNH THẠNH, AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus Sauvage, 1878) GIỐNG SẠCH THEO TIÊU
CHUẨN SQF 1000 TẠI TRẠI GIỐNG THỦY SẢN
BÌNH THẠNH, AN GIANG

Họ và tên sinh viên : CHAU XOM MONL
Ngành

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Niên Khóa

: 2004-2008

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2008


KHẢO SÁT KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus
Sauvage, 1878) GIỐNG SẠCH THEO TIÊU CHUẨN SQF 1000
TẠI TRẠI GIỐNG THỦY SẢN BÌNH THẠNH, AN GIANG

Tác giả

Chau Xom Monl


Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu được cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn
Ngô Văn Ngọc

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2008

i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ba mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ về tinh thần lẫn vật
chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để con hoàn thành khóa luận này.
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM;
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện
và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học;
- Đặc biệt, thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình học tập và thực hiện khóa luận;
- Cô Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung Tâm Khuyến Ngư và Giống Thủy
Sản An Giang
- Anh Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trại trưởng Trại Giống Thủy Sản Bình Thạnh.
Đồng thời, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị em nhân viên, công
nhân của Trại GTS Bình Thạnh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH04NT đã động viên giúp đỡ chúng
tôi trong thời gian học tập và quá trình thực hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên khóa luận này không

tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được tốt hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát kỹ thuật ương cá tra (Pangasius hypophthalmus) giống sạch
theo tiêu chuẩn SQF 1000” được thực hiện từ 14/04/2008 đến 03/08/2008 tại Trại
Giống Thủy Sản Bình Thạnh (An Giang).
Quá trình ương cá tra (Pangasius hypophthalmus) từ giai đoạn cá bột (18 - 22
giờ tuổi) lên cá hương, cá giống được thực hiện vào cùng một thời điểm, ao có cùng
diện tích ương (1.400m2), xung quanh bờ ao được gia cố bằng bê tông.
Sau khi cải tạo ao, chúng tôi tiến hành cấp nước và gây thức ăn tự nhiên cho cá
bằng bột huyết kết hợp với zeofish trước khi thả cá bột 1 ngày.
Tuần đầu tiên, chúng tôi sử dụng bột sữa và bột đậu nành để gây thức ăn tự nhiên
cho cá. Các tuần tiếp theo, chúng tôi tiến hành sử dụng thức ăn công nghiệp để tập cho
cá ăn, thay thế nguồn thức ăn tự nhiên.
Các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra 2 ngày/lần và kiểm tra hai lần vào lúc 6 6h30’ và 13 - 13h30’. Kết quả thu được như sau: Nhiệt độ từ 290C - 330C, NH3 từ
0,009 mg/L - 0,03 mg/L, DO từ 4 - 7 mg/L, pH từ 7,5 - 8,5.
Thí nghiệm cho thấy tuần đầu cá phát triển bình thường. Khi tiến hành thay thế
thức ăn tự nhiên bằng thức ăn công nghiệp cá bắt đầu tăng trưởng chậm. Sau một tuần
tập luyện cá đã sử dụng tốt thức ăn công nghiệp.
Kết quả thu được sau 28 ngày ương, cá đạt chiều dài là 7,13cm, trọng lượng là
3,76g.
Khi tiến hành ương 3 ao và thu hoạch chúng tôi nhận thấy hiệu quả của mô hình
ương khá tốt. Tỉ lệ sống của cá khá cao từ 31,1% - 33,1%, cá ít bệnh và lợi nhuận đem
lại rất cao (khoảng 20 triệu đồng/ao trong bốn tuần ương).

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ảnh ................................................................................................. ix
Danh sách các đồ thị........................................................................................................x
Danh sách các phụ lục ................................................................................................... xi
Chương 1. GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1. Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .......................................................................................................4
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................5
2.1 Hiện Trạng và Xu Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Cá Tra .........................................5
2.2 Bước Đầu Thực Hiện Tiêu Chuẩn Quốc Tế SQF 1000CM tại An Giang ................8
2.3. Một Số Kết Quả Bước Đầu ......................................................................................9
2.3.1 Giá bán cá tra giống và tình hình sản xuất, ương nuôi...........................................9
2.3.2 Tình hình nuôi và giá bán cá tra thương phẩm.....................................................10
2.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra.....................................................................................12
2.4.1 Phân loại ...............................................................................................................12
2.4.2 Nguồn gốc và Phân bố..........................................................................................12
2.4.3 Đặc điểm hình thái................................................................................................12
2.4.4 Tập tính và điều kiện sống....................................................................................13
2.4.5 Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................................................................13
2.4.6 Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................13
2.4.7 Sinh sản.................................................................................................................13

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu.......................................................................15
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu ..............................................................................................15
iv


3.3 Đối Tượng Nghiên Cứu...........................................................................................15
3.4 Nguồn Nước Sử Dụng .............................................................................................15
3.5 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................16
3.5.1 Quá trình theo dõi.................................................................................................16
3.5.2 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................16
3.5.3 Khảo sát các chỉ tiêu.............................................................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................18
4.1 Chuẩn Bị Ao Ương..................................................................................................18
4.1.1 Vị trí ao ương........................................................................................................18
4.1.2 Cấu tạo ao .............................................................................................................18
4.1.3 Cải tạo ao ..............................................................................................................19
4.1.4 Cấp nước và gây màu nước ao ương ....................................................................21
4.2 Thả Cá vào Ao Ương...............................................................................................23
4.2.1 Cá bột....................................................................................................................23
4.2.2 Thả cá bột .............................................................................................................23
4.2.3 Mật độ ương .........................................................................................................24
4.3 Chăm Sóc và Quản Lí..............................................................................................24
4.3.1 Thức ăn và cách cho ăn ........................................................................................24
4.3.2 Tập cho gom cầu ..................................................................................................26
4.3.3 Quản lí môi trường ...............................................................................................27
4.3.3.1 Nhiệt độ..............................................................................................................27
4.3.3.2 Độ pH ................................................................................................................28
4.3.3.3 Hàm lượng oxy hoà tan .....................................................................................29
4.3.3.4 Hàm lượng ammonia .........................................................................................30

4.3.4 Sự tăng trưởng của cá ...........................................................................................31
4.3.4.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng ..........................................................................31
4.3.4.2 Sự tăng trưởng về chiều dài ..............................................................................33
4.4 Tỉ Lệ Sống của Cá ở Ba Ao.....................................................................................34
4.5 Hiệu Quả Kinh Tế ...................................................................................................36
4.6 Phòng Trừ Địch Hại và Dịch Bệnh trong Quá Trình Ương ....................................37
4.7 Các Bệnh Thường Gặp và Cách Phòng Trị.............................................................39
v


4.7.1 Bệnh chướng hơi ..................................................................................................39
4.7.2 Bệnh kí sinh trùng ................................................................................................39
4.7.3 Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas....................................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................42
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................................................................45

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS

Bột sữa

ĐN

Bột đậu nành


TĂCN I

Thức ăn công nghiệp dạng bột mịn 40% đạm

TĂCN II

Thức ăn công nghiệp dạng mảnh nhỏ (M) 40% đạm

BKC

Benzyl konium chloride



Thức ăn

P

Trọng lượng

L

Chiều dài

NCSX

Nghiên cứu sản xuất

GTS


Giống thủy sản

LN

Lớn nhất

TB

Trung bình

NN

Nhỏ nhất

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Giá cá tra theo cỡ cá (24/4/2007)...................................................................10
Bảng 4.1 Chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ở 3 ao ương...............................31
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở ba ao ...............................................................................35
Bảng 4.3 Chi phí ương và lợi nhuận ao C1 ...................................................................36
Bảng 4.4 Chi phí ương và lợi nhuận ao C3 ...................................................................37
Bảng 4.5 Chi phí ương và lợi nhuận ao C4 ...................................................................37

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 4.1 Ao ương cá tra ................................................................................................19
Hình 4.2 Hút bùn đáy ao................................................................................................20
Hình 4.3 Bón vôi khử trùng đáy ao ...............................................................................20
Hình 4.4 Ao lắng đã xử lí nước để cấp vào ao ương.....................................................21
Hình 4.5 Cấp nước vào ao ương....................................................................................22
Hình 4.6 Bột huyết dùng để gây nuôi thức ăn tự nhiên.................................................22
Hình 4.7 Tạt hỗn hợp thức ăn cho cá. ...........................................................................24
Hình 4.8 Kiểm tra Moina và sức khỏe cá bột................................................................25
Hình 4.9 Thau thức ăn có bổ sung bột huyết.................................................................25
Hình 4.10 Cho cá ăn tại cầu...........................................................................................27
Hình 4.11 Thu hoạch cá giống. .....................................................................................35
Hình 4.12 Khung bẩy bọ gạo ban ngày .........................................................................38
Hình 4.13 Khung bẩy bọ gạo ban đêm ..........................................................................39
Hình 4.14 Trùng bánh xe (Trichodina) trong nhớt của cá.............................................40
Hình 4.15 CuSO4 dùng trị kí sinh trùng ........................................................................41
Hình 4.17 Cá 7 ngày tuổi...............................................................................................60
Hình 4.18 Cá 14 ngày tuổi.............................................................................................60
Hình 4.19 Cá 21 ngày tuổi.............................................................................................61
Hình 4.20 Cá 28 ngày tuổi.............................................................................................61

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 Sự tăng trọng của cá trong 3 ao....................................................................32
Đồ thị 4.2 Sự tăng trưởng chiều dài của cá trong 3 ao ..................................................34


x


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 Một số chỉ tiêu thủy lý hoá trong quá trình ương ...........................................45
Phụ lục 2 Chiều dài và trọng lượng cá tra trong 3 ao ương...........................................48
Phụ lục 3 Lượng ăn của cá ở 3 ao .................................................................................51
Phụ lục 4 Chi phí 3 ao ương ..........................................................................................57
Phụ lục 5 Một số hình ảnh cá tra từ 7 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi................................60

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản nước ta đã và đang phát triển mạnh,
đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn lợi
thủy sản tự nhiên của nước ta đang bị khai thác một cách bất hợp lí, ngày càng trở nên
cạn kiệt. Theo phương châm khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, ngành thủy sản
nước ta đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn trong phạm vi cả
nước.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, nơi được xem là có tiềm năng lớn
đồng bằng sông Cửu Long và cả nước về sản xuất thủy sản nước ngọt. Bởi An Giang
có điều kiện tự nhiên ưu đãi như nguồn nước có chất lượng nước tốt, nhiều sông, kênh,
rạch, ruộng, ao… Năm 2003, An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt
cao nhất trong toàn quốc, đạt 136.231 tấn, chiếm 20,3% tổng sản lượng thủy sản nước
ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (670.562 tấn, theo Niên giám thống kê 2003) và
13,1% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc (1.038.575 tấn, theo Bộ Thủy Sản, 2004).

Đối tượng nuôi chủ yếu là cá da trơn (trong đó cá tra và basa chiếm hơn 80% tổng sản
lượng), tôm càng xanh, các loài cá bản địa khác (cá lóc bông, rô đồng…) và gần đây là
cá rô phi.
Nuôi trồng thủy sản hiện đóng vai trò rất quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu
của An Giang. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của An Giang năm 2003 đạt được là 66
triệu USD.
Chính sự phát triển nuôi trồng thủy sản đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người
dân trong vùng bao gồm người trực tiếp nuôi cá và người gián tiếp như các hoạt động
dịch vụ sản xuất và cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản và đặc biệt là lĩnh vực chế
biến thủy sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công tác quản lý, quy hoạch vùng nuôi, tổ
chức lại sản xuất, kỹ thuật nuôi và môi trường…cần phải được xem xét và điều chỉnh
1


nhằm đảm bảo cho nghề nuôi cá phát triển theo hướng bền vững. Để ngành này phát
triển bền vững, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá
giống có chất lượng là một trong những vấn đề rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.
Cùng với sự phát triển về chất lượng cũng như về quy mô của các Liên hợp sản
xuất SQF 1000 của công ty SGS để áp dụng cho hệ thống sản xuất giống cá tra của
đơn cá sạch trong tỉnh An Giang nói riêng và trong khu vực nói chung, để có đủ tư
cách tham gia các liên hợp sản xuất cá sạch, TTNC & SXGTS An Giang đã chọn tiêu
chuẩn vị.
SQF: Viết tắt từ chữ : Safe quality food (an toàn chất lượng thực phẩm)
SQF : Hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của
việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF nhằm bảo đảm cho an toàn và chất lượng
trong doanh nghiệp thực phẩm .
Hệ thống này được thiết kế bởi các chuyên viên thực hành SQF, được đánh giá
bởi các chuyên gia đánh giá SQF và được chứng nhận bởi tổ chức được phép chứng
nhận khi thỏa mãn các tiêu chuẩn của SQF.

Kế hoạch SQF là kế hoạch SQF 1000CM hoặc kế hoạch SQF 2000CM tùy
trường hợp
SQF 1000CM : Áp dụng cho người nuôi trồng thủy sản và các nhà sơ chế
SQF 2000CM : Áp dụng cho nhà chế biến
SQF 1000CM : Hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết
quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo
ra những sản phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
CM: Thương hiệu được chứng nhận (Certificated Mark)
 Bộ tiêu chuẩn chất lượng SQF:
- Là bộ tiêu chuẩn dựa trên HACCP được thiết kết cho nghành công nghiệp thực
phẩm.
- Đó là sự thống nhất với những nhà huấn luyện được đăng kí và những chuyên
gia đánh giá có bằng cấp về thực phẩm an toàn được công nhận bởi những bên quốc tế
thứ ba.
- Tập trung vào thị trường giải quyết những mối nguy cho chất lượng cùng với
những mối nguy cho an toàn thực phẩm.
2


- Biểu tượng SQF có thể được sử dụng trên sản phẩm hoặc bì trung gian,
- Được viện SQF của Mỹ chính thức công nhận như là một hệ thống chứng nhận
công khai.
 Bộ tiêu chuẩn chất lượng an toàn SQF 1000CM:
Đây là bộ tiêu chuẩn dựa trên HACCP bảo đảm cho nhà cung cấp trong công
nghệ thực phẩm. Nó được phát triển đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ cho một chương trình
bên thứ ba đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chuẩn này cùng cấp cho nhà cung cấp nguyên
liệu. Chương trình chủ yếu sẽ chuyển khai thực hiện:
- Công tác quản lí quy trình chế biến và rủi ro được cải hiện và quản lí tốt hơn.
- Giảm các chi phí bảo hiểm.
- Giảm lãng phí.

- Các nông dân có thể chứng minh rằng thực hiện tiêu chuẩn SQF họ có trách
nhiệm với môi trường.
Ở An Giang nghề nuôi cá tra đang phát triển mạnh và trên địa bàn tỉnh đã có
công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Agifish sẵn sàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá tra
do nông dân sản xuất. Tuy nhiên để đảm bảo xuất khẩu mặt hàng cá tra chế biến được
ổn định và bền vững lâu dài thì nghành nuôi thủy sản An Giang nói chung và nuôi cá
nói riêng phải đi theo hướng sản xuất ra sản phẩm an toàn. Xuất phát từ yêu cầu thực
tế của thị trường xuất khẩu thủy sản theo định hướng trên năm 2005 UBND tỉnh An
Giang đã phê duyệt cho phép nghành thủy sản trong tỉnh được thực hiện “Chương
trình hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn SQF 100 cho vùng nuôi cá tra tỉnh An Giang trong đó
khâu sản xuất con giống là rất quan trọng.
Tại Trại Giống Thủy Sản Bình Thạnh An Giang khi áp dụng tiêu chuẩn SQF bất
cứ một công đoạn nào ta cũng phải nhận diện phân tích và đánh giá được từng mối
nguy ở từng mối công đoạn, từ đó mới đưa ra những giải pháp, biện pháp kiểm soát
những mối nguy đó. Ví dụ áp dụng vào quy trình chọn con giống, vị trí ao nuôi và
thiết kế ao
 Chọn con giống:
- Nguồn gốc cá bố mẹ phải rõ ràng
- Cá bố mẹ được chọn để sinh sản nhân tạo phải ở những vùng nuôi khác nhau.

3


Ở Bình Thạnh nguồn cá bố mẹ sử dụng đựợc Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II cung
cấp, cá bố mẹ được gắn chíp và được kiểm tra rất kĩ nên rất an toàn.
 Vị trí ao nuôi:
- Mối nguy vật lý: Vùng đất bị sạt lỡ
- Mối nguy hóa học: Đất bị nhiễm phèn, dư lượng thuốc sâu , hóa chất khu công
nghiệp
- Mối nguy sinh vật: Vùng đất bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

- Nguyên nhân: Vị trí ao nuôi không nằm trong vùng quy hoạch, không được
khuyến cáo của cơ quan chuyên ngành, không có ao lắng và ao sử lí nước thải.
- Biện pháp: chọn vị trí ao nào trong vùng quy hoạch, được thông báo của cơ
quan chuyên ngành, có ao lắng và ao sử lí nước thải.
 Thiết kết ao:
- Mối nguy vật lý: Sạt lỡ, rò rĩ
Nguyên nhân: Thiết kế không đạt yêu cầu kĩ thuật (hệ số mái không đảm bảo kĩ
thuật, độ dầm, nén không tốt)
Biện pháp: Tuân thủ kĩ thuật thiết kế dầm, nén tốt
- Mối nguy hóa học: xì phèn thiết kế ao quá sâu
- Mối nguy sinh học: Cá dễ bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nguyên nhân: Thiết kế hệ thống cấp, thoát cùng chung một đường
Biện pháp: Thực hiện đúng kỹ thuật.
Từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông
Lâm T.p Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát kỹ thuật ương cá tra (Pangasius hypoththalmus) giống sạch theo tiêu
chuẩn SQF 1000 tại Trại GTS Bình Thạnh, An Giang”
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Khảo sát một số chỉ tiêu kỹ thuật trong ương nuôi cá tra giống như tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ sống,….
- Hiệu quả kinh tế trong ương cá tra giống sạch tại Trại Bình Thạnh, An Giang.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện Trạng và Xu Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Cá Tra
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan,

Indonesia, là loài cá có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các
nước Đông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này.
Bốn nước trong hạ lưu sông Mê-Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là
Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở Campuchia, tỉ lệ cá tra (Pangasius
hypoththalmus) thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa
(Pangasius bocourti) và cá vồ đém (Pangasius larnaudii bocourti), sản lượng cá tra
nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi
cá nhiều nhất, có 50% số trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một số nước
trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập
niên 70-80
Ðồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống nuôi cá tra và cá basa. Cá
tra nuôi phổ biến trong cả ao và bè, cá basa chủ yếu nuôi trong bè. Hiện nay nuôi cá tra
và basa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở miền
Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này.
Những năm gần đây, nghề nuôi loài cá này phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu
cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. Ðặc biệt, từ khi chúng ta hoàn toàn
chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển triển
vượt bậc. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt
tới 300 - 500 tấn/ha, cá tra và basa nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300 kg/m3 bè.
Trong năm 2002, chỉ tính riêng hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, sản lượng cá tra,
basa nuôi đã đạt 180.000 tấn.
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
Bộ. Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra.

5


Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam Bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu
và có mặt trên thị trường quanh năm.
Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông Mê kông tải về một lượng khổng lồ cung

ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của cư dân. Vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước
sông cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng thì cá cung cấp cho thị trường trở nên khan
hiếm, lúc này cá nuôi hoặc cá lưu giữ trong ao, nhất là cá tra trở thành một nguồn thực
phẩm quan trọng.
Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang, cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao
nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là nuôi cá tra. Có lẽ do An Giang là một trong
hai tỉnh (cùng Ðồng Tháp) có nguồn cá tra giống tự nhiên phong phú vớt trên sông và
nghề cá tra giống phát triển nhất trong cả nước. Tài liệu của Ủy Hội Sông Mê kông
cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt Nam trong thập niên 50 - 70.
Nuôi cá tra truyền thống và ghép với một số loài khác, người dân thu hoạch cá thường
vào cuối năm hoặc những tháng mùa khô. Từ những năm 1970 về trước, khi nghề cá
còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập quán nuôi cá, thì nghề nuôi cá còn
mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, còn các đối tượng khác
thì rất ít. Do đặc tính chịu đựng được môi trường khắc nghiệt nên người nuôi cá tra
không cần phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có kết quả.
Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Tonlé Sap) của Campuchia,
được một số kiều dân Việt Nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu Đốc, Tân
Châu thuộc tỉnh An Giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Ðồng Tháp vào khoảng cuối thập
niên 50 của thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến và bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ
thuật, nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Ðồng bằng sông
Cửu Long có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá bè nhưng tập trung nhất vẫn ở hai tỉnh An
Giang và Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng
nuôi cá bè của toàn vùng.
Nguồn giống cá tra và basa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Hàng
năm, vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn sông Mê-kông
bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Ðồng Tháp) dùng
một loại lưới hình phểu gọi là 'đáy' để vớt cá bột. Cá tra bột được chuyển về ao để
ương nuôi thành cá giống cỡ chiều dài 7 – 10 cm và được vận chuyển đi bán cho người
6



nuôi khắp vùng Nam Bộ. Khu vực ương nuôi cá giống từ cá bột vớt tự nhiên tập trung
chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù lao trên sông
Tiền Giang như Long Khánh, Phú Thuận.
Trong những thập niên 60 - 70 của thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ
500-800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70 - 120 triệu con. Sản lượng vớt cá
bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá
mức của con người. Ðầu thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150 200 triệu con (Vương Học Vinh, 1994). Ðồng thời, khi vớt cá tra, rất nhiều cá bột của
các loài cá khác cũng lọt vào 'đáy' và bị lọc ép để loại bỏ. Khối lượng các loài cá khác
ngoài cá tra có thể gấp 5 -10 lần so với cá tra, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn
lợi cá tự nhiên.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978 và cá basa từ
1990. Ðến năm 1999, khi chúng ta đã chủ động và xã hội hóa sản xuất giống nhân tạo
cá tra và basa thì nghề vớt cá tra bột hoàn toàn chấm dứt. Vào năm 1999, sản lượng cá
bột sản xuất nhân tạo đã cao hơn số lượng những năm trước vớt ngoài tự nhiên. Cho
đến khi có quy định bãi bỏ vớt cá bột, số ' đáy' vớt cá đã giảm chỉ bằng 25% so với
thời kỳ 1975 - 1980.
Cá basa giống trước đây hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình
thức thu bắt cá giống khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt.
Mỗi năm nhu cầu con giống cá basa từ 20 - 25 triệu con. Từ năm 1996, các cơ quan
nghiên cứu như Trường Ðaị học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II,
Công ty Agifish đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa
thành công, đã chủ động giải quyết con giống cho nghề nuôi cá basa.
Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu cá tra, cá basa và tìm được thị trường tiêu thụ
nước ngoài thì nghề nuôi cá tra và basa như bước sang một trang mới. Cùng với thành
công sản xuất đủ nhu cầu giống cá tra và basa nhân tạo, nghề nuôi cá tra và basa trong
bè cũng như trong ao phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thịt tăng lên đột biến trong 3
năm trở lại đây. Cá tra và basa đã trở thành đối tượng xuất khẩu chính với nhiều mặt
hàng chế biến đa dạng, phong phú và được xuất sang hàng chục nước và vùng lãnh thổ
khác nhau. Nhưng nhu cầu thực phẩm trong nước vẫn đang là một thị trường vô cùng

rộng lớn mà chúng ta còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Cá tra hiện đang có
7


sản lượng xuất khẩu nhiều nhất trong các loài cá nuôi nước ngọt, cá basa có nhiều đặc
điểm giống với cá tra nhưng thịt và mỡ có màu trắng nên có giá trị thương phẩm và
xuất khẩu còn cao hơn cá tra.
2.2 Bước Đầu Thực Hiện Tiêu Chuẩn Quốc Tế SQF 1000CM tại An Giang
An Giang là tỉnh đầu nguồn khu vực hạ lưu sông Mê-Kong, với hai nhánh sông
Tiền và sông Hậu chảy qua (170 km) cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt (5.100
km), đã tạo cho An Giang lợi thế và tiềm năng to lớn trong nuôi trồng và khai thác
thủy sản nước ngọt.
“Định hướng quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh đến năm 2010” thì diện tích
nuôi thủy sản của tỉnh An Giang không ngừng tăng lên mà chủ yếu là nuôi ao, trong
đó nuôi cá tra thâm canh là chủ yếu (chiếm 80% cơ cấu). Nghề nuôi cá tra trong ao
phát triển mạnh vì lợi nhuận cao và từ đó quy mô và diện tích nuôi ngày càng có xu
hướng tăng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng tăng nhanh trong giai đoạn từ
năm 1996 - 2005. Nếu như năm 1996 là 48.427 tấn thì năm 2005 con số này là
180.809 tấn.
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, việc nâng cao chất lượng thủy sản nuôi để giữ
vững thị trường và tăng uy tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới được
đặt ra như một thách thức cho các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu. Việc xác định các mối nguy từ nuôi trồng thủy sản đối với người tiêu dùng
như:
Mối nguy vật lý: Bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn, có thể gây thương tích cho
hệ tiêu hoá của người tiêu dùng.
Mối nguy sinh học: Bao gồm các loại ký sinh trùng, virus, các loại vi khuẩn gây
bệnh.
Mối nguy hóa học: Là các hóa chất độc hại, kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử
dụng trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Trong các mối nguy trên thì mối nguy hóa học là quan trọng nhất. Các nhà nhập
khẩu thường lợi dụng để dựng lên các hàng rào kỹ thuật để áp đặt giá cho các nhà xuất
khẩu.
Mong muốn của ngành thủy sản An Giang là tổ chức sản xuất ở vùng nuôi sao
cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng của các thị trường lớn thế giới đòi
8


hỏi. An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế để
làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng thủy sản nuôi. Cuối năm 2002, tỉnh An
Giang đã tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM thông qua Công ty TNHH SGS
Việt Nam. Qua đó, nhận thức việc thực hiện tiêu chuẩn SQF 1000CM nhằm:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng thủy sản Việt Nam và
thế giới trong thời hội nhập.
- Đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu,
đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tránh thiệt hại cho người nuôi và nhà sản xuất do sản phẩm có chứa dư lượng
các chất có hại vượt quá giới hạn cho phép.
2.3. Một Số Kết Quả Bước Đầu
2.3.1 Giá bán cá tra giống và tình hình sản xuất, ương nuôi
Giá cá giống các cỡ đều đã giảm, với tỷ lệ giảm từ 15 - 20%. Như vậy, cá có cỡ
càng lớn, giảm giá trị nhiều . Cá giống giảm giá vì giá bán cá thịt giảm chỉ là phần nhỏ
mà chủ yếu là do nhiều hộ muốn sớm bán cá đi để tránh hao hụt. Nguyên nhân hao hụt
là do đa số ao ương cá đã lớn nên dầy đặc, cộng với nguồn nước kiệt và nóng nên cá bị
sốc. Đồng thời, với giá giảm đi 20% thì các hộ ương giống vẫn còn có lợi nhuận khá.
Nhiều người bán thì nguồn cung tăng, do đó giá giảm càng nhiều.
Có thể điểm qua tình hình sản xuất, ương nuôi và giá cả cá tra giống tại các vùng
nuôi trong tỉnh thời điểm ngày 24/4/2007 như sau:
- Cá tra bột có giá từ 1 - 1,5 đồng/con. Cá bột vẫn giữ được mức giá nầy không
giảm giá trong khi cá tra bố mẹ thành thục tốt, là vì số lượng hộ thu hoạch cá giống

khá nhiều nên nhu cầu mua cá bột vẫn còn cao.
- Cá tra giống có kích cỡ 2.000 con/kg giá khoảng 80 đồng/con, và cá 1.500
con/kg, giá khoảng 120 đồng/con. Giá chỉ giảm nhẹ so tuần trước vì nhu cầu mua vẫn
còn cao.
- Cá tra giống có kích cỡ từ 1 – 3 cm chiều cao: giá giảm khá nhiều so tuần trước,
giảm từ 30 - 500 đồng/con, tùy cỡ cá từ nhỏ đến lớn. Cụ thể giá bán cá tra giống theo
Bảng 2.1 sau:

9


Bảng 2.1 Giá cá tra theo cỡ cá (24/4/2007)
(+), (-)
Ngày tuổi

Số con/kg

Chiều cao

Giá bình quân

Thân (cm)

(đồng/con)

Tăng, giảm
so với
10 ngày trước
(đồng/con)


30 – 40

200 – 220

1

260- 280

-30

45 – 50

120 – 140

1,2

400 – 420

-100

55 – 60

75 – 80

1,5

600 – 620

-100


70 – 75

30 – 35

1,7

850 – 950

-150

85 – 90

20 – 25

2

1.100 - 1.200

-150

100 – 105

16 - 18

2,5

1.800 - 1.900

-250


3,5 – 4

8 – 10

3

2.400 - 2.500

-500

tháng tuổi
Mặc dù hiện tại giá cá tra giống vẫn còn khá cao nhưng có lẽ trong tuần tới, giá
cá tra giống các loại chỉ giảm nhẹ. Bởi vì, tỷ lệ ương giống phổ biến chỉ đạt tối đa là
20% và đồng thời nhu cầu mua cá giống vẫn khá cao.
2.3.2 Tình hình nuôi và giá bán cá tra thương phẩm
- Tình hình giá: Giá mua cá tra có chênh lệch khá nhiều giữa ao nuôi đạt sản
lượng lớn và ao nuôi đạt sản lượng nhỏ. Nhưng giữa cá đạt đúng cỡ 1 kg/con và cá
chưa đạt cỡ 1 kg/con chỉ chênh lệch giá khoảng 200 đồng/kg.
* Với ao nuôi có sản lượng 50 tấn trở lên, thường là loại cá được đánh giá là cá
trắng, trắng hồng, giá mua của các doanh nghiệp trong tỉnh từ 15.000 - 15.500
đồng/kg, giảm khoảng 500 đồng/kg. Có nhiều doanh nghiệp trả giá mua dưới 15.000
đồng/kg, nhưng đa số hộ nuôi không bán. Nhưng vẫn có hộ bán vì nhiều lý do, đã bán
cá tra thịt trắng với giá là 14.500 đồng/kg. Tuy số lượng mua được với giá trên là rất
nhỏ nhưng giá mua đó vẫn được tính là giá để báo cáo và nhận định đó là giá thị
trường. Trong khi có doanh nghiệp chế biến ngoài tỉnh vẫn đến An Giang mua cá tra
ao với giá 15.800 đồng/kg, cao hơn 500 đồng/kg so mức giá bình quân của các doanh
nghiệp trong tỉnh mua.
10



* Với ao nuôi có sản lượng từ vài tấn đến dưới 20 tấn, chất lượng cá thường là
màu thịt vàng hồng và vàng chanh, giá mua từ 14.000 - 14.500 đồng/kg, cũng giảm
khoảng 500 đồng/kg như cá thịt trắng. Có doanh nghiệp trong tỉnh vẫn mua được loại
cá trên với giá 13.000 đồng/kg, vì vẫn có hộ với sản lượng nuôi vài tấn đến dưới 10 tấn
đã kêu bán, và giá mua đó vẫn gọi là giá để báo cáo, cũng như nhận định đó là giá thị
trường và lấy mức giá đó làm cơ sở để trả giá mua với những hợp đồng tiêu thụ có đặt
trước tiền cọc.
Trong ba năm trở lại đây, tỉnh An Giang từ chỗ “cung cấp nguyên liệu cá tra cho
vùng ĐBSCL”, đã trở thành phải “mua nguyên liệu cá tra từ các tỉnh khác về để đủ chế
biến”. Điều này khẳng định rằng, năng lực chế biến xuất khẩu cá tra của các doanh
nghiệp An Giang bao trùm toàn vùng.
Tháng 3/2006, công ty SGS đã chứng nhận cho Trung Tâm Nghiên Cứu và Sản
Xuất Giống Thủy Sản An Giang và 7 cơ sở vệ tinh của Trung Tâm đạt tiêu chuẩn SQF
Ngoài việc thực hiện chương trình SQF trong tỉnh, Ban thực hiện chương trình
SQF 1000CM còn hỗ trợ cho Nông trường Sông Hậu (Sohafarm) lập các hồ sơ và thủ
tục để chứng nhận tiêu chuẩn SQF 2000CM cho nhà máy chế biến của Nông trường và
tiêu chuẩn SQF 1000CM cho nông trại của Nông trường; trong đó, có 4 trại nuôi cá tra
thương phẩm phục vụ xuất khẩu.
Tỉnh An Giang đã đăng ký chứng nhận cho 50 chuyên viên thực hành SQF
1000CM là các cán bộ chuyên ngành của tỉnh để mở rộng mạng lưới tư vấn lập thủ
tục, hồ sơ chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân tham gia các Hội nuôi cá sạch của các
doanh nghiệp trong tỉnh.
Đã thành lập Hội nuôi cá sạch của Công ty AFIEX An Giang và Công ty TNHH
Nam Việt, tập huấn nuôi thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000CM
cho các hộ nuôi cá tra cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Tiếp tục triển khai rộng chương trình SQF 1000CM cho 100% các doanh nghiệp
trong tỉnh thông qua chương trình thành lập Hội nuôi cá sạch của các doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp sẽ tạo cho mình vùng nguyên liệu sạch cung ứng cho nhà máy
chế biến, lấy tiêu chuẩn SQF 1000 làm nền tảng của mối liên kết chủ đạo giữa doanh
nghiệp và người nuôi.


11


2.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở
vùng nước sông Cửu Long.
2.4.1 Phân loại
Cá tra thuộc:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: P. hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.4.2 Nguồn gốc và Phân bố
Cá tra phân bố ở các tầng nước nhưng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy. Cá
có thể sống được ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê-Kông, phân bố ở cả bốn nước: Lào, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan.
Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê-Kông và Chao Phraya
Ở Việt Nam cá tra phân bố từ khu vực Bình Thuận trở vào. Hiện nay, cá được
nuôi ở miền Bắc và miền Trung đặc biệt phân bố nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.4.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra là loài cá da trơn, có đầu rộng dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cận dưới, rộng
ngang không co duỗi được. Răng vòm miệng chia làm 4 đám nhỏ, mỏng năm trên
đường vòng cung. Có 2 đôi râu dài, râu mép kéo dài chưa đạt được đến gốc vây ngực.
Thân thon dài, phần sau dẹp. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ
mép trên của lỗ mang đến vi đuôi. Mặt sau của gốc vi lưng, vi ngực có răng cưa hướng
xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến gốc vi hậu môn.

Khi còn nhỏ, phần đầu và thân có màu xanh lục và 2 sọc màu xanh lục chạy dài
theo chiều dọc của thân, các sọc này lợt dần và mất đi khi cá lớn. Ở cá lớn, mặt lưng
của đầu và thân có màu xanh xám hoặc nâu đen và lợt dần xuống bụng, bụng có màu
trắng bạc. Gốc vi bụng và vi hậu môn màu vàng.

12


2.4.4 Tập tính và điều kiện sống
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, chúng có thể sống trong vùng nước có độ
mặn nhỏ hơn 100/00.
Khoảng pH có thể sống được dao động từ: 5,5 - 8,5.
Là loài hẹp nhiệt phù hợp với điều kiện nhiệt độ cao 26 - 300C.
Lượng hồng cầu của cá tra nhiều so với các loài cá khác.
Cá có cơ quan hô hấp phụ (bóng hơi và da) nên chịu được môi trường có hàm
lượng oxy thấp.
2.4.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Chúng sử dụng được các loại thức ăn khác
nhau như bèo cám, rau muống, cám gạo, ngũ cốc….nhưng thiên về động vật
Giai đoạn cá bột mới nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Khi hết noãn hoàng thì
thích ăn mồi sống vì vậy chúng có thể ăn lẫn nhau trong bể ấp.
Giai đoạn cá giống: cá ăn sinh vật phù du, ấu trùng của giáp xác.
Cá trưởng thành ăn tạp thiên về động vật. Cá có thể ăn mùn bã hữu cơ, xác động
thực vật.
Trong quá trình ương nuôi ở giai đoạn cá bột lên cá giống cá có thể cho ăn cám
gạo, bột đậu nàng, bột sữa….
2.4.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao 2 tháng, chiều dài đạt khoảng 10 - 15cm (14 - 15g). Khi cá
đạt 2,5kg trở lên mức tăng trọng nhanh hơn chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có

thể sống trên 20 năm.
Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ, cá đạt tới 25kg khi được 10 năm tuổi. Nuôi ao 1 năm
cá đạt 1 - 1,5kg/con (năm đầu tiên)
Độ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở năm đầu, cá đực
thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm khi đi vào mùa sinh sản.
2.4.7 Sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 3 năm tuổi, cá cái là 3+ - 4 tuổi. Trọng lượng cá
thành thục đầu tiên khoảng 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở

13


×