Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN, LƯỢNG ĂN VÀ SO SÁNH THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP VỚI THỨC ĂN TỰ CHẾ TRÊN CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.75 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN, LƯỢNG ĂN VÀ SO SÁNH
THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP VỚI THỨC ĂN TỰ CHẾ TRÊN CÁ
LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

Họ và tên sinh viên: ĐỒNG THỊ HỒNG DIỆP
Ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 8/2008


XÁC ĐỊNH SỐ LẦN CHO ĂN, LƯỢNG ĂN VÀ SO SÁNH THỨC ĂN
CÔNG NGHIỆP VỚI THỨC ĂN TỰ CHẾ TRÊN CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides)

Tác giả
ĐỒNG THỊ HỒNG DIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành ngư y

Giáo viên hướng dẫn:
T.S Nguyễn Như Trí

Tháng 8 năm 2008


LỜI CẢM TẠ


Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Nguyễn Như Trí đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học và thực tập tốt nghiệp tại trường. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của Th.S Ngô Văn
Ngọc cùng các anh công nhân và kỹ sư tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm, Tp.HCM.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong thư viện Khoa Thuỷ Sản và các
bạn sinh viên trong lớp Ngư Y 30, lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 30 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Do thời gian thực hiện cũng như kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên
quá trình thực hiện đề tài và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của quí thầy cô cùng các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định số lần cho ăn, lượng ăn và so sánh thức ăn công nghiệp
với thức ăn tự chế trên cá lăng nha (Mystus wyckioides)’’ được tiến hành tại Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng
4/2008 đến tháng 9/2008. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm:
 Thí nghiệm 1: Xác định số lần cho ăn và so sánh thức ăn tự chế với thức ăn
công nghiệp trên cá lăng nha. Thí nghiệm này sử dụng 2 loại thức ăn: Công nghiệp và
tự chế. Mỗi loại thức ăn gồm 3 nghiệm thức nghiệm thức tương đương với số lần cho
ăn trong ngày là 2 lần, 3 lần và 4 lần. Kết quả cho thấy:
Tỷ lệ tăng trọng trung bình: Cá ăn thức ăn tự chế thì tỷ lệ tăng trọng trung bình
ở NT I là 220,33%, NT II là 224%, NT III là 231,26%. Tỷ lệ tăng trọng trung
bình giữa các nghiệm thức của cá ăn thức ăn tự chế sai biệt không có ý nghĩa (P

= 0,8975 > 0,05). Cá ăn thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ tăng trọng trung bình ở
NT I là 207,29%, NT II là 205,62%, NT III là 209,11%. Tỷ lệ tăng trọng trung
bình giữa các nghiệm thức của cá ăn thức ăn công nghiệp sai biệt không có ý
nghĩa (P = 0,9586 > 0,05). Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn công
nghiệp với cá ăn thức ăn tự chế giữa các nghiệp thức sai biệt không có ý nghĩa
(P = 0,668 > 0,05).
Hệ số biến đổi thức ăn (FCR): FCR giữa các nghiệm thức của cá ăn thức ăn tự
chế và giữa các nghiệm thức của cá ăn thức ăn công nghiệp thì sai biệt không có ý
nghĩa (P > 0,05). FCR của cá ăn thức ăn công nghiệp với cá ăn thức ăn tự chế sai biệt
không có ý nghĩa (P = 0,1206 > 0,05).
 Thí nghiệm 2: Xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp. Cho ăn 2 lần/ngày với 4
nghiệm thức.
Tỷ lệ tăng trọng trung bình: Tỷ lệ tăng trọng trung bình của các nghiệm thức:
NT 100 là 466,59%, NT 90 là 469,17%, NT 80 là 447,23%, NT 70 là 400,48%. Tỷ lệ
tăng trọng trung bình của các nghiệm thức sai biệt có ý nghĩa (P = 0,0301<0,05). Cụ

iii


thể là giữa NT 70 với NT 100, NT 90 và NT 80 thì sai biệt có ý nghĩa, giữa các NT 80,
NT 90 và NT 100 sai biệt không có ý nghĩa.
Hệ số biến đổi thức ăn: FCR của các nghiệm thức sai biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê (P = 0,0196 < 0,05). Cụ thể là giữa NT 70 và NT 80 với NT 100 thì sai biệt
có ý nghĩa, giữa NT 90 và NT 100 cũng như NT 70, NT 80 và NT 90 sai biệt không
có ý nghĩa.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa
Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

Danh sách các biểu đồ

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Đặc điểm sinh học cá lăng nha

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

4

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Tập tính sống


4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

5

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

5

2.2. Cơ sở lý thuyết để thành lập thức ăn nuôi cá tôm

6

2.2.1 Nhu cầu năng lượng

6

2.2.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

6

2.2.1.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng

7

2.2.2 Nhu cầu Protein và acid amin

7


2.2.3 Nhu cầu lipid và acid béo

8

2.2.4 Nhu cầu carbohydrate

8

2.2.5 Nhu cầu muối khoáng

9

2.2.6 Nhu cầu vitamin

9

2.3. Thức ăn nhân tạo cho cá tôm

10
v


2.3.1 Thức ăn công nghiệp

11

2.3.2 Thức ăn tự chế

11


2.4. Ảnh hưởng của số lần cho ăn lên sự sinh trưởng và tích lũy gan, mỡ trên cá

12

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

14

3.2. Đối tượng nghiên cứu

14

3.3. Dụng cụ và thức ăn dùng cho thí nghiệm

14

3.4. Bố trí thí nghiệm

15

3.4.1 Cải tạo và sử lý ao

15

3.4.2 Bố trí thí nghiệm


16

3.4.2.1 Thí nghiệm 1

16

3.4.2.2 Thí nghiệm 2

17

3.5. Chăm sóc và quản lý thí nghiệm

18

3.6. Kiểm tra tốc độ tăng trưởng

19

3.7. Các chỉ tiêu theo dõi

19

3.7.1 Tỷ lệ sống

19

3.7.2 Tỷ lệ tăng trọng

20


3.7.3 Hệ số biến đổi thức ăn FCR (Food Conversion Ratio)

20

3.7.4 Chi phí của mỗi loại thức ăn đã sử dụng trong thí nghiệm

20

3.8. Phương pháp xử lý thống kê

20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Các yếu tố môi trường tác động lên sự tăng trưởng của cá

21

4.1.1 Nhiệt độ

22

4.1.2 Ôxy hòa tan trong nước (DO)

22

4.1.3 Độ pH của nước


23

4.1.4 Ammonia

24

4.1.5 Độ trong

25

4.2. Đánh giá về sự tăng trưởng của cá lăng nha

25

4.2.1 Thí nghiệm 1

25

4.2.1.1 Tỷ lệ tăng trọng

25

4.2.1.2 Tỷ lệ sống

30
vi


4.2.1.3 Hệ số biến đổi thức ăn


31

4.2.1.4 Hiệu quả kinh tế

33

4.2.2 Thí nghiệm 2

33

4.2.2.1 Tỷ lệ tăng trọng

33

4.2.2.2 Tỷ lệ sống

37

4.2.2.3 Hệ số biến đổi thức ăn

38

4.2.2.4 Hiệu quả kinh tế

39

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41


5.1 Kết luận

41

5.2 Đề nghị

43

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng
(Hemibagrus guttatus) trên hệ thống sông Hồng.

5

Bảng 3.1 Kết quả kiểm nghiệm thức ăn tự chế (tính bằng %).

14

Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm.

21


Bảng 4.2 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn tự chế TN 1.

26

Bảng 4.3 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn công nghiệp TN 1.

26

Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của cá ở thí nghiệm 1.

30

Bảng 4.5 Hệ số biến đổi thức ăn của cá ở các nghiệm thức TN 1.

32

Bảng 4.6 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá qua các tuần TN 2.

34

Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở mỗi nghiệm thức TN 2.

37

Bảng 4.8 Hệ số biến đổi thức ăn của mỗi nghiệm thức TN 2.

38

Bảng 4.9 Bảng ghi nhận giá bán thức ăn ở mỗi nghiệm thức TN 2.


39

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1 Cá lăng nha (Mystus wyckioides)

.3

Hình 3.1 Hệ thống giai nuôi cá thí nghiệm.

16

Hình 4.1 Cá lăng nha ăn thức ăn công nghiệp lúc bố trí TN 1.

29

Hình 4.2 Cá lăng nha ăn thức ăn tự chế lúc bố trí TN 1.

29

Hình 4.3 Cá lăng nha ăn thức ăn công nghiệp sau 2 tuần TN 1


.29

Hình 4.4 Cá lăng nha ăn thức ăn tự chế sau 2 tuần TN 1.

29

Hình 4.5 Cá lăng nha ăn thức ăn công nghiệp sau 4 tuần TN1.

30

Hình 4.6 Cá lăng nha ăn thức ăn tự chế sau 4 tuần TN 1.

30

Hình 4.7 Cá lăng nha ăn thức công nghiệp sau 6 tuần TN 1.

30

Hình 4.8 Cá lăng nha ăn thức ăn tự chế sau 6 tuần TN 1.

30

Hình 4.9 Cá lăng nha lúc bố trí TN 2.

35

Hình 4.10 Cá lăng nha sau 2 tuần TN 2.

35


Hình 4.11 Cá lăng nha sau 4 tuần TN 2.

35

Hình 4.12 Cá lăng nha ở NT 70 sau 6 tuần TN 2.

35

Hình 4.13 Cá lăng nha ở NT 80 sau 6 tuần TN 2.

36

Hình 4.14 Cá lăng nha ở NT 90 sau 6 tuần TN 2.

36

Hình 4.15 Cá lăng nha ở NT 100 sau 6 tuần TN 2.

36

Hình 4.16 Cá lăng nha ở NT 70 sau 8 tuần TN2.

36

Hình 4.17 Cá lăng nha ở NT 80 sau 8 tuần TN 2.

36

Hình 4.18 Cá lăng nha ở NT 90 sau 8 tuần TN 2.


36

Hình 4.19 Cá lăng nha ở NT 100 sau 8 tuần TN 2.

37

ix


DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Bảng

Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1 Sự biến động nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm.

22

Đồ thị 4.2 Sự biến động hàm lượng ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm.

23

Đồ thị 4.3 Sự biến động pH trong quá trình thí nghiệm.

24

Đồ thị 4.4 Sự biến động hàm lượng ammonia trong quá trình thí nghiệm.


24

Đồ thị 4.5 Sự biến động độ trong trong quá trình thí nghiệm.

25

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn tự chế TN 1.

27

Đồ thị 4.7 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn công nghiệp TN 1.

28

Đồ thi 4.8 So sánh tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ăn thức ăn tự chế với cá
ăn thức ăn công nghiệp TN 1.

28

Đồ thi 4.9 Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức TN 1.

31

Đồ thi 4.10 Hệ số biến đổi thức ăn giữa các nghiệm thức ở TN 1.

32

Đồ thị 4.11 Tỷ lệ tăng trọng trung bình của cá ở các nghiệm thức qua các tuần
TN 2.


35

Đồ thị 4.12 Tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức TN 2.

38

Đồ thị 4.13 Hệ số biến đổi thức của các nghiệm thức ở TN 2.

39

x


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Khi nền kinh tế phát triển thì mức sống của con người ngày càng được cải
thiện và nâng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể. Thịt cá được mọi
người ưa chuộng vì là nguồn đạm giàu protein, ít cholesterol. Vì vậy, nhu cầu tiêu
dùng mặt hàng thủy sản không chỉ tăng về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng
sản phẩm.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu và phát triển một số loài thủy sản
mới để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết. Trong số
các loài thủy sản nước ngọt có tiềm năng, cá lăng nha là loài cá đang được quan tâm từ
các nhà nghiên cứu do có kích thước lớn nhất trong các loài cá lăng, tốc độ tăng
trưởng nhanh, thịt ngon và không xương dăm.
Trong kỹ thuật nuôi loài nào cũng vậy, hiệu quả kinh tế luôn luôn đặt lên hàng
đầu. Do đó, phải sử dụng kỹ thuật nuôi như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao

nhất luôn được người nuôi quan tâm. Muốn đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế
cao, phải nuôi dưỡng bằng những khẩu phần thức ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh
dưỡng cần thiết, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi. Mục đích của nuôi thủy sản là
nâng cao sức sản xuất một cách có hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn. Sức sản xuất
liên quan đến tỉ lệ đầu tư vào (ví dụ như đất, nước, lao động, con giống, thức ăn,…) và
sản phẩm thu được. Một trong những giới hạn chính để nâng cao sản lượng là chi phí
của thức ăn (chiếm 50 – 75% trong tổng chi phí lưu động). Giảm chi phí thức ăn
thường phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các dưỡng chất của động vật nuôi. Điều này
rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của nghề nuôi thủy sản.

1


Cá lăng nha là loài cá mới đang được chú ý vì có giá trị kinh tế cao nhưng vấn
đề về dinh dưỡng, kỹ thuật nuôi như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao,… chưa được
nghiên cứu sâu. Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự chấp nhận của Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM chúng tôi thực hiên đề tài: “Xác định số lần cho
ăn, lượng ăn và so sánh thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế trên cá lăng nha
(Mystus wyckioides)’’.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định số lần cho ăn trong ngày thích hợp với cùng lượng thức ăn trên cá
lăng nha.
- So sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số biến đổi thức ăn của cá lăng
nha khi sử dụng 2 loại thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế.
- Xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp dựa trên số lần cho ăn thích hợp đã được xác
định.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata (có dây sống).
Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống).
Lớp: Osteichthyes (cá xương).
Bộ: Siluriformes.
Họ: Bagridae.
Giống: Mystus.
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949.
Tên Việt Nam: Cá lăng nha hay cá lăng đuôi đỏ.
Tên tiếng Anh: Red tail catfish.

Hình 2.1 Cá lăng nha (Mystus wyckioides).

3


2.1.2 Phân bố
Cá lăng nha phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á, chủ yếu ở
các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông (Smith, 1945; trích bởi Lê
Đại Quan, 2004).
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá lăng nha phân bố hầu như rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.
Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn và lưu vực sông Mê Kông, đôi khi
ở Tonlé Sap và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Thân dài, đầu dẹp ngang, số lược mang 11 – 15, đuôi dẹp bên. Có 4 đôi râu:

một đôi râu mũi kéo dài tới mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên rất dài đến giữa
vây hậu môn. Miệng ở dưới rộng hướng ra phía trước. Môi trên dày và nhô hơn môi
dưới, hàm trên và hàm dưới điều có răng nhỏ, nhọn. Khoảng cách hai ổ mắt rộng, khe
mang rộng, màng mang tách khỏi khe mang. Vây lưng và vây ngực có tia cứng, tia
cứng vây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được
bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Thân có màu xám hoặc xanh đen. Vây đuôi và
mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ. Mép vây
lưng kéo dài đụng gốc vây mỡ. Râu hàm trên của cá có màu trắng đục và to (Chaux và
Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan, 2004).
2.1.4 Tập tính sống
Cá sống thành đàn, ở tầng đáy nơi có nước chảy nhẹ. Cá thích tối, hoạt động về
đêm.
Môi trường sống thích hợp cho cá:
+ pH 6-8.
+ DO >3 mg/L.
+ Nhiệt độ: 28-30oC.

4


2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha là loài cá ưa tối, sống đáy, chui rúc vào những bụi rậm, hốc đá,
hang,… không thích hợp nuôi trong bể kiếng. Cá lăng nha được xếp vào loài cá dữ
(Sterba, 1962; trích bởi Mai Thị Kim Dung, 1998).
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hổ (2001) khi còn nhỏ cá ăn côn trùng ở trong
nước, ấu trùng mũi, giun ít tơ, rễ cây,… cá lớn ăn cả tôm, cua, cá con.
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998, trích bởi Đào Dương Thanh, 2004), cá
lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình, miệng rộng, răng hàm sắc, nhọn,
dạ dày lớn, tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%. Phân tích 25 mẫu thức ăn
trong ruột cá, chỉ số no đầy bằng 1,18, thành phần thức ăn chính là động vật.

Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lăng (Hemibagrus guttatus)
trên hệ thống sông Hồng.
Loại thức
ăn



Tần số bắt
gặp (%)
28
Tỷ lệ khối
lượng (%) 15,8

Tôm

Côn
trùng

Cua

Giun Động vật trên Mùn bã
Hạt
đất
cạn khác
hưu cơ thực vật

36

60


4

4

4

20

12

26,2

36

4

3,2

3,6

3,2

8

(Nguồn: Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 1998).
Thức ăn ưa thích của cá lăng nha là cá nhỏ, giáp xác. Cá có thể ăn thức ăn nhân
tạo nếu được tập luyện.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là một khâu quan trọng trong chu kỳ sống của cá, đảm bảo sự tồn tại
của loài. Khi cá đạt đến một kích cỡ nhất định tương ứng với tuổi thành thục và trong

điều kiện môi trường thích hợp cá sẽ sinh sản. Cá có chiều dài 30 cm trở lên có thể
tham gia sinh sản.
Cá vào bờ sinh sản sau khi nước lên, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 7 và chỉ
sinh sản một lần trong năm (Mai Thị Kim Dung, 1998). Cá đẻ trứng dính vào các vật
thể trong nước (các vật thể cứng, nằm ngang).
Tuổi thành thục: 3 năm.
5


Sức sinh sản thực tế: 15.000 – 20.000 trứng/kg cá cái.
Thời gian tái phát dục: 2 - 2,5 tháng.
Thời gian phát triển phôi: 24 – 36 giờ (ở nhiệt độ 28 – 32oC).
Sự khác biệt về giới tính ở cá lăng nha có thể nhận biết qua những đặc điểm bên
ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, khi thành thục đầu mút ửng
hồng; cá cái có phần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh
dục hình tròn màu hồng và hơi lồi ra (Ngô Văn Ngọc, 2000)
2.2 Cơ Sở Lý Thuyết Để Thành Lập Thức Ăn Nuôi Cá Tôm
Để thành lập thức ăn nuôi tôm cá trước tiên phải hiểu rõ về đặc tính sinh học
cũng như nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Thành phần hóa học của thức ăn nuôi tôm cá
gồm ba nhóm chất cơ bản: glucid, lipid, protein. Ngoài ra, còn có vitamin và các chất
hữu cơ khác.
2.2.1 Nhu cầu năng lượng
Động vật không có khả năng sử dụng năng lượng từ mặt trời như thực vật,
chúng phải sử dụng năng lượng từ thức ăn. Thức ăn sau khi được tiêu hóa sẽ được hấp
thu vào cơ thể. Thông qua quá trình oxy hóa các chất này sẽ sinh ra năng lượng cho cơ
thể động vật hoạt động và phát triển.
Trong sinh học, năng lượng không chỉ được sử dụng cho sự vận động, sự co cơ
mà còn được sử dụng cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhằm thực hiện việc xây
dựng các mô mới, duy trì sự cân bằng áp lực thẩm thấu cơ thể, sự tiêu hóa cũng như sự
hấp thụ các dưỡng chất,...

Năng lượng có trong thức ăn hấp thụ vào trong cơ thể được đốt cháy bởi oxy,
giải phóng CO2 và sinh nhiệt. Do đó, giá trị năng lượng là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh
giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thi Quỳnh Mai, 1996;
trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm, 2003).
2.2.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì
Nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết để cá đạt được một cân
bằng giữa năng lượng hấp thu và tiêu thụ, nghĩa là cá có trọng lượng không thay đổi
6


trong một khoảng thời gian thí nghiệm. Năng lượng duy trì được biểu diễn bằng kcal
(kJ)/kg cá trong 24 giờ và ở một nhiệt độ nhất định.
2.2.1.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng
Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng là năng lượng cần thiết để sản sinh ra một
kg thể trọng cá. Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng thay đổi tùy theo thành phần của
thức ăn. Đặc biệt là tỉ lệ giữa năng lượng protein và năng lượng phi protein (Lê Thanh
Hùng, 2000).
Theo Hepher, 1998 (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000) thì nhu cầu năng lượng
duy trì và năng lượng cho tăng trưởng tăng lên khi trọng lượng cá tăng. Vì vậy, nhu
cầu tổng cộng sẽ càng tăng khi cá càng lớn. Mặc khác, nhu cầu duy trì và nhu cầu tăng
trưởng tăng lên với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng trọng của cá. Do đó, nhu cầu
tương đối (nhu cầu trên một đơn vị trọng lượng) sẽ giảm khi cá càng lớn. Ngoài ra,
nhu cầu duy trì tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhu cầu tăng trưởng. Vì vậy, cá càng lớn
thì lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng một đơn vị sẽ càng lớn.
2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản, chiếm 60
– 70% trọng lượng khô của cơ thể (Halver, 1988 trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000).
Nhiệm vụ chính của protein là xây dựng nên cấu trúc của cơ thể.
Protein trong thức ăn cung cấp các amino acid nhờ quá trình tiêu hóa và thủy
phân. Mục đích của nuôi thủy sản là biến protein từ thức ăn (tự nhiên và nhân tạo)

thành protein cấu tạo cơ thể động vật thủy sản có chất lượng cao.
Protein trong hầu hết các loại thức ăn được chế biến phù hợp thì có khả năng
tiêu hóa cao đối với cá. Hệ số tiêu hóa thức ăn của cá đối với các loại thức ăn giàu
protein thường trong phạm vi từ 75 - 95%. Khả năng tiêu hóa protein có xu hướng
giảm sút khi hàm lượng cacbohydrate trong khẩu phần ăn tăng cao.
Protein đặc biệt ảnh hưởng đến tốc độ lớn. Ăn thiếu protein còn làm cho tôm cá
nhạy cảm với sự nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp, chậm lớn và dễ sinh bệnh.
Vì vậy, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chất lượng cá tôm.

7


Sản phẩm thủy phân cuối cùng của protein là các acid amin. Các nguyên tố
trong thành phần protein gồm N (trung bình 16%), C (50-55%), O (11 – 24%), S (0 –
4%), và đôi khi có các nguyên tố khác như P, Ca, Mg, Cr, I, Zn,… thành phần đặc hiệu
của protein được cơ thể sử dụng là nitơ (Lê Thanh Hùng, 2000).
Quá trình tiêu hóa sẽ phân giải protein trong thức ăn thành amino acid. Các
amino acid này thẩm thấu qua thành ruột và sẽ được vận chuyển đến các tổ chức cơ
thể. Tại đây các chất này được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein đặc trưng của từng
loại cho cơ thể (Lê Thanh Hùng, 2000).
2.2.3 Nhu cầu lipid và acid béo
Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng (8
– 9 kcal/gram). Các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động
vật thủy sản. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như chất vận chuyển vitamin tan
trong dầu và sterol. Ngoài ra, trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol
ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.
Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai (1996): Chất béo gây hương
vị hấp dẫn trong thức ăn tôm cá. Thức ăn tôm cá được phối hợp bằng những nguyên
liệu thông thường đã đảm bảo hơn một nửa khẩu phần, phần còn lại được cung cấp
nhờ sự phối trộn trực tiếp thêm dầu mỡ.

Thành phần chính của chất béo là các acid béo (trên 90%). Do đó, phần quyết
định tính chất của glucid thuộc về các acid béo.
Chất béo khi tham gia vào khẩu phần thức ăn đơn hay khẩu phần hỗn hợp
thường cho những giá trị tiêu hóa từ 82 – 95% đối với cá. Khả năng tiêu hóa chất béo
thường thay đổi rất rõ khi nồng độ thức ăn thấp (Lê Thanh Hùng, 2000).
2.2.4 Nhu cầu carbohydrate
Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất
cho động vật thủy sản. Sự tiêu hóa carbohydrate biến động rất lớn giữa các loài và phụ
thuộc vào thành phần của carbohydrate trong nguyên liệu.
Theo Carmey (1971) thì hoạt động thủy phân tinh bột của động vật thủy sản bị
ảnh hưởng bởi nguồn gốc và số lượng carbohydrate có trong khẩu phần thức ăn. Sự gia
8


tăng carbohydrate chứa trong khẩu phần thường đưa đến kết quả làm giảm hoạt tính
của enzyme.
Hiệu quả sử dụng carbohydrate không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với độ tiêu
hóa carbohydrate. Động vật thủy sản có khả năng tiêu hóa tốt glucose nhưng khả năng
sử dụng glucose rất kém do khả năng biến dưỡng của chúng có giới hạn. Hiệu quả sử
dụng carbohydrate của động vật thủy sản kém được giải thích là do sự tích lũy cao và
quá lâu của glucose trong máu. Vấn dề này được dự đoán là kết quả của việc thiếu
insulin cho quá trình trao đổi chất bình thường của cá (tương tự như động vật hữu nhũ
bị tiểu đường do thiếu insulin). Ngoài ra, khi cá sử dụng một lượng carbohydrate cao
thì dẫn đến hàm lượng glucose trong máu tăng, giảm sinh trưởng (Lê Thanh Hùng,
2000).
2.2.5 Nhu cầu muối khoáng
Hiện nay, đối với động vật người ta xác định có 6 nguyên tố khoáng đa lượng
(Ca, P, Na, Mg, K và Cl), 16 nguyên tố vi lượng (As, Cr, Co, Cu, I, F, Fe, Mn, Mo, Ni,
Se, S, Si, Sn, Zn và V) là cần thiết cho cơ thể động vật.
Vai trò các chất khoáng đối với tôm cá rất đa dạng. Chủ yếu là quá trình tạo

hình đặc biệt như vây, xương,… tham gia quá trình tạo protein, các quá trình enzyme,
duy trì tính ổn định môi trường bên ngoài và sức đề kháng đối với nhiễm trùng (Lê
Thanh Hùng, 2000).
2.2.6 Nhu cầu vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản. Vai trò và nhu cầu vitamin đối với động vật thực sự được quan tâm khi nghề
nuôi thủy sản thâm canh được ra đời.
Vitamin là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏ mà
cơ thể sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu. Chất hữu cơ
này không phải các amino acid hay acid béo thiết yếu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng
trong dinh dưỡng. Động vật thủy sản ăn thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin
sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường
kém và dễ bị bệnh. Một số dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin ở động vật thủy sản đã

9


được ghi nhận như xuất huyết, dị hình, nứt sọ ở cá, đen thân ở tôm, …(Lê Thanh
Hùng, 2000).
Hầu hết các vitamin có vai trò quan trọng như một co-enzyme hay các tác nhân
hỗ trợ enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật. Các vitamin
thường đóng vai trò như tác nhân oxy hóa, chuyển electron từ hợp chất hữu cơ sang
chất nhận oxy trong quá trình oxy hóa của sinh vật.
Vai trò các vitamin đối với cơ thể rất quan trọng, cần thiết cho sự chuyển hóa
chủ yếu của cơ thể. Trong đó, quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng cũng
như quá trình xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể.
Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà có được từ nguồn thức
ăn động vật và thực vật. Nhu cầu toàn bộ của mỗi kg thể trọng tôm cá về các vitamin
chỉ khoảng mấy chục mg mỗi ngày.
Tuy ít như vậy nhưng thiếu vitamin sẽ là nguyên nhân của nhiều rối loạn

chuyển hóa quan trọng. Vì vậy, trong thành phần thức ăn không được để thiếu các loại
vitamin.
2.3 Thức Ăn Nhân Tạo Cho Cá Tôm
Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa
và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể.
Trong tự nhiên, một loại vật chất có thể là thức ăn của loài cá này, giai đoạn
phát triển cơ thể này nhưng chưa hẳn là thức ăn của loài cá khác, giai đoạn phát triển
cơ thể khác. Sự khác biệt đó hoặc là do đặc điểm dinh dưỡng khác theo loài, mà
nguyên nhân chính là khả năng tiếp nhận, tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau theo
loài, sự khác biệt về mức độ hoàn thiện bộ máy tiêu hóa theo giai đoạn phát triển cơ
thể. Đó cũng thể hiện đặc tính loài.
Thức ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của cá. Chất
lượng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. Lựa chọn nguyên liệu
thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai điều kiện cơ
bản là chất lượng và giá thành. Vì vậy, việc hiểu biết về thành phần, tính chất của từng

10


loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết (Lê Thanh Hùng,
2000).
2.3.1 Thức ăn công nghiệp
Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô viên ép do các nhà máy chế biến theo dây
chuyền công nghiệp. Thức ăn viên công nghiệp được tính toán và phối chế hợp lý các
thành phần dinh dưỡng, phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Thức ăn viên có thể ở dạng
chìm, dạng nổi và với kích cỡ khác nhau cho cá ở từng giai đoạn phát triển. Dạng thức
ăn viên nổi thì cá dễ dàng sử dụng hơn. Sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm đảm bảo
được vệ sinh môi trường và giúp cá tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, việc vận chuyển, cho
cá ăn cũng dễ dàng, ít tốn công lao động cho khâu chế biến thức ăn và cho cá ăn.
Thức ăn công nghiệp có những ưu điểm:

+ Bảo quản và tồn trữ được lâu.
+ Có qui mô mở rộng sản xuất, cung cấp số lượng lớn.
+ Chủ động trong việc nuôi trồng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp:
+ Đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho cá tôm.
+ Thức ăn phải lâu tan rã trong nước.
+ Hình dạng và kích cỡ phải phù hợp miệng cá.
+ Màu sắc thích hợp để thu hút cá.
+ Mùi thơm để kích thích tính ăn của cá.
2.3.2 Thức ăn tự chế
Thức ăn tự chế sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để phối trộn và
chế biến cho cá ăn. Các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý để đảm bảo hàm lượng
dinh dưỡng, quan trọng nhất là hàm lượng đạm phải đủ theo nhu cầu. Khi sử dụng
thức ăn tự chế biến cho cá ăn nhằm đạt hiệu quả cao nhất cần chú ý đến các vấn đề
sau:
+ Nguyên liệu để phối trộn thức ăn: Nguồn gốc từ động vật như cá tạp phải
tươi, không bị nhiễm Samonella, bột cá không bị nấm mốc. Nguồn gốc từ thực vật như
tấm, cám, đậu nành không bị mốc, mọt.

11


+ Không được phép sử dụng các hóa chất và thuốc kháng sinh trong danh mục
cấm vào thức ăn trong quá trình phối trộn.
+ Khu vực phối trộn thức ăn phải được vệ sinh hàng ngày và kiểm tra trước khi
sử dụng.
+ Bảo quản nguyên liệu chế biến thức ăn ở những nơi riêng biệt, thoáng và khô
ráo.
2.4 Ảnh Hưởng Của Số Lần Cho Ăn Lên Sự Sinh Trưởng và Tích Lũy Gan, Mỡ
Trên Cá

Nhiều tác giả nghiên cứu trên các loài cá khác nhau đã cho thấy sự ảnh hưởng
rõ rệt của tần số cho ăn lên sự sinh trưởng, biến dưỡng và tích lũy của cá. Cá có thể ăn
thức ăn nhiều hơn khi thức ăn được cung cấp tự do nhiều lần. Nhưng trái lại, việc cung
cấp thức ăn với tần số quá cao thì cũng không có lợi và cá có thể không ăn nữa, thức
ăn dư thừa và chất thải sẽ làm giảm chất lượng nước (Lovell, 1976). Hiểu biết về tần
số cho ăn giúp ích cho việc nuôi cá, tránh được sự cho ăn quá nhiều thức ăn và giảm
được chất thải (Singh R. P. và A. K. Srivastava, 1984).
Singh R. P. và A. K. Srivastava (1984) thực hiện thí nghiệm về tần số ăn trên cá
Heteropneustes fossilis ở kích cỡ 6,84 – 8,83 gam với các nghiệm thức 1, 2, 3, và 4 lần
ăn trong một ngày. Mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. Tổng số cá nuôi là 100 con. Sau một
tháng nuôi, kết quả tăng trọng tốt nhất là 2 lần ăn/ngày. Ngoài ra, thí nghiệm theo dõi
các chỉ tiêu như trọng lượng trung bình trong tuần, phần trăm tăng trọng đạt được đều
rơi vào nghiệm thức 2 lần ăn/ngày là tốt nhất và thấp nhất là 1 lần ăn/ngày.
Andrews J. W. và J. W. Page (1975) làm thí nghiệm trên cá Ictalurus punctatus
bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất với 3 nghiệm thức 1, 2, và 4 lần ăn trong
ngày, cho ăn bằng tay với cá có kích thước 53 gram. Thí nghiệm thứ hai cho ăn bằng
máy tự động với các nghiệm thức 4, 8, 24 lần ăn/ngày với cá có kích cỡ 100 gram. Kết
quả, ở thí nghiệm thứ nhất, tăng trọng và hiệu quả biến đổi thức ăn tốt nhất ở cá ăn 2
lần/ngày và hiệu quả kém nhất ở 1 lần ăn/ngày. Ở thí nghiệm thứ hai không có sự khác
nhau giữa các nghiệm thức (P > 0,05). So với thí nghiệm thứ nhất, ở thí nghiệm thứ
hai cá lấy thức ăn nhiều hơn nhưng hiệu quả biến đổi thức ăn lại kém hơn. Khi tính
chung cho cả 2 thí nghiệm thì kết quả tốt nhất vẫn là nghiệm thức 2 lần ăn/ngày.
12


Bên cạnh những nghiên cứu trên còn rất nhiều nghiên cứu về tần số cho ăn như
Buurma B. J. và J. S. Diana (1994) thí nghiệm trên cá Clarias fuscus. Thierry Boujard
và Pierre Luquet (1995) trên nhóm cá trơn (Silurifomes). Kerdchuen và M. Legendre
(1980) trên cá Heterobranchus longifilis, Sampath K. và T. J. Pandian (1980) trên cá
Channa striatus. Các nghiên cứu này cho thấy tần số cho ăn không chỉ ảnh hưởng đến

khả năng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn mà còn ảnh hưởng đến quá trình biến dưỡng. Cá
cho ăn ở nhiều tần số khác nhau sẽ cho tỉ lệ tăng trọng khác nhau, sự tích lũy các thành
phần trong cơ thể như gan, mỡ và thành phần sinh hóa cũng khác nhau. Trong nghiên
cứu ban đầu ở cá trê nuôi với mật độ cao của Andrews et al. (1971) và Andrews
(1972) thì sau hơn 6 tháng nuôi cá từ 20 gram đã đạt đến kích cỡ thương phẩm 500
gram. Tuy nhiên ở nghiên cứu sau đó thì thời gian giảm xuống dưới 5 tháng nhờ tăng
năng lượng trong khẩu phần ăn và tần số cho ăn 2 lần/ngày (Page và Andrews, 1973).
Ở thí nghiệm này khi cá 500 gram cho ăn với khẩu phần 2,2% thể trọng và 2 lần
ăn/ngày thì hệ số biến đổi thức ăn đạt được tuyệt vời (nhỏ hơn 1,5).
Sự khác nhau trong việc cho ăn với tần số khác nhau cũng có thể do sự khác
nhau của dạ dày ở các loại cá. Khi tăng tần số cho ăn tức chia nhỏ khẩu phần ăn cá sẽ
tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn thay vì cho ăn 1 lần do bị giới hạn bởi sức chứa của
dạ dày (Singh R. P. và Srivastara, 1984). Trên thực tế, kết quả này chưa hoàn toàn
đúng cho mọi đối tượng và mọi giai đoạn tuổi của cá.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
Chúng tôi thực hiện khóa luận từ tháng 4/2008 – 9/2008 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá lăng nha được sản xuất tại Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.3 Dụng Cụ và Thức Ăn Dùng Cho Thí Nghiệm
Dụng cụ dùng trong thí nghiệm bao gồm: 2 giai lưới lớn, 10 bể kiếng có hệ
thống sục khí, 18 giai lưới thí nghiệm 1x1x1,3 m, cọc tre, thau nhựa, giấy kẻ oli, vợt,
cân điện, nhiệt kế, máng cho ăn, máy xay thịt, tủ đá để bảo quản thức ăn, đĩa secchi…

Hóa chất:Test pH, test DO, test NH3.
Thức ăn sử dụng nuôi cá:
+ Thức ăn tự chế: Sử dụng cá tạp là cá rô phi được bắt từ ao của trại hay được
mua ngoài thị trường. Cá được xay nhuyễn nguyên con bằng máy xay thịt. Cá xay
nhuyễn được trộn với thức ăn cao cấp cho cá rô phi FIN25 6164 của công ty
GreenFeed với độ đạm 25% theo tỉ lệ 6/4 rồi được đóng gói bằng bao nylon và được
bảo quản lạnh.
Qua phân tích thành phần dưỡng chất trong thức ăn tự chế tại bộ môn Dinh
Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, chúng
tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1 Kết quả kiểm nghiệm thức ăn tự chế (tính bằng %).
Vật chất khô

Protein

Béo



Khoáng tổng số

35,44

15,12

4,53

2,90

4,90


14


×