Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 5 CUỐI KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.56 KB, 5 trang )

ÔN TẬP KHOA HỌC CUỐI HỌC KÌ 1
Câu 1. Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay

bé gái?
A. Cơ quan tuần hoàn
C. Cơ quan sinh dục
B. Cơ quan tiêu hóa
D. Cơ quan hô hấp
Câu 2. HIV không lây qua đường nào?
A. Đường tình dục
B. Đường máu
C. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con
D. Tiếp xúc thông thường
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Hợp tử phát triển thành ... rồi thành ..., sau khoảng 9 tháng ở
trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
A. hợp tử, phôi
B. phôi, bào thai
C. bào thai, con
D. phôi, em bé
Câu 4. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của xi măng khi được trộn với nước?
A. Hòa tan trong nước.
B. Không hòa tan trong nước.
C. Dẻo, quánh tạo thành mảng.
D. Chóng khô, kết thành tảng.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Các đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài ...
có thể bị ...
A. trời lạnh, xỉn màu
C. nơi ẩm thấp, gỉ
B. không khí, xỉn màu
D. không khí, bị gỉ
Câu 6. Vải lụa thuộc hàng cao cấp được làm bằng loại tơ sợi nào?


A. Tơ sợi bông
B. Tơ sợi nhân tạo
C. Tơ tằm
D. Sợi ni lông
Câu 7. Vi- rút viêm gan A có ở chất thải nào của người bệnh?
A. Mồ hôi
B. Nước tiểu
C. Đờm
D. Phân
Câu 8. Tại sao không nên để các đồ dùng làm bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá thấp?
A. Cao su sẽ bị giòn, cứng.
B. Cao su sẽ bị chảy.
C. Cao su bị chảy và dính.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 9. Các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại có thể thay thế bằng chất liệu nào?
A. Cao su
B. Chất dẻo
C. Tơ sợi
D. Đá vôi
Câu 10. Việc làm nào chúng ta không nên làm khi gặp người phụ nữ mang thai ở nơi công cộng?
A. Nhường chỗ ngồi trên xe buýt.
B. Nhường bước ở nơi công cộng.
C. Chen lấn xô đẩy.
D. Mang đỡ vật nặng.
Câu 11. Bạn có thể làm gì để giúp bố không nghiện rượu, bia?
A. Nói với bố là uống rượu, bia có hại đối với sức khỏe.
B. Nói với bố uống rượu, bia có thể gây ra tai nạn giao thông.
C. Không nói gì với bố vì mình là trẻ con.
D. Nói với bố về tác hại của rượu, bia đối với bản thân người uống và với những người xung
quanh.

Câu 12. Khi bị xâm hại, bạn cần làm gì?
A. Kể ngay việc đó với người tin cậy.
B. Tố cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ( nếu sự việc nghiêm trọng).
C. Không làm gì, im lặng vì không ảnh hưởng đến người khác.
D. Nên làm các việc nêu ở ý A, B.
Câu 13. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng độ tuổi nào?
A. 16 đến 20 tuổi.
C. 13 đến 17 tuổi.
B. 15 đến 19 tuổi.
D. 10 đến 15 tuổi.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt rét không đúng?
A. Là bệnh truyền nhiễm.
B. Là bệnh không có thuốc chữa.


C. Cần giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này.
D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra.
Câu 15. Trứng đã được thụ tinh gọi là...
A. Hợp tử
B. Phôi
C. Bào thai
D. Sự thụ tinh
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của cả cao su và chất dẻo?
A. Dẫn nhiệt tốt.
C. Cứng.
B. Cách điện.
D. Không bị biến đổi khi bị nung nóng.
Câu 17. Khi có người rủ em làm những việc có hại cho sức khỏe, em không nên làm gì?
A. Nói rõ với họ là em không muốn làm việc đó.
B. Giải thích các lí do khiến em không muốn làm việc đó.

C. Nhận lời vì sợ người đó giận.
D. Làm các việc nêu ở ý A, B, C.
Câu 18. Vật liệu nào sau đây dùng làm lốp ô tô, xe máy?
A. Tơ sợi
B. Cao su
C. Chất dẻo
D. Tre
Câu 19. Để bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song người ta sử dụng loại sơn nào?
A. Sơn dầu
C. Sơn bóng
B. Sơn nước
D. Ý A và C là đúng
Câu 20. Vì sao sử dụng đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng thức
ăn có vị chua lâu?
A. Nhôm dễ bị gỉ.
C. Nhôm dễ bị a – xít ăn mòn.
B. Nhôm dễ bị bào mòn.
D. Nhôm nhẹ.
Câu 21. Nhờ đâu mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau?
A. Mối quan hệ.
B. Giao tiếp trong xã hội.
C. Sự sinh sản.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 22. Muốn phòng tránh tai nạn giao thông cần:
A. Chơi đá bóng dưới lòng đường.
B. Học tập để biết rõ luật giao thông đường bộ.
C. Bán hàng quán trên vỉa hè người đi bộ.
D. Xe máy chở hàng hóa cồng kềnh.
Câu 23. Nên bảo quản xi măng như thế nào?
A. Để nơi khô ráo, thoáng mát.

B. Để nước ngấm vào.
C. Để nơi ẩm, thấp.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 24. Vi- rút viêm gan A có ở chất thải nào của người bệnh?
A. Mồ hôi
B. Nước tiểu
C. Đờm
D. Phân
Câu 25. Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng nào?
A. 16 đến 20 tuổi.
B. 15 đến 19 tuổi.
C. 13 đến 17 tuổi.
D. 10 đến 15 tuổi.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt xuất huyết không đúng?
A. Là bệnh truyền nhiễm.
B. Là bệnh truyền nhiễm, không có thuốc đặc trị để chữa.
C. Cần giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này.
D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra.
Câu 27. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là...
A. Hợp tử
B. Phôi
C. Bào thai
D. Sự thụ tinh
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của cao su và chất dẻo?
A. Dẻo và dẫn nhiệt.
B. Cách điện.
C. Không thấm nước.
D. Cứng và dẫn nhiệt.
Câu 29. Lốp ô tô, xe máy được làm bằng vật liệu gì?
A.Tơ sợi

B.Cao su
C. Chất dẻo
D. Tre
Câu 30. Đồ dùng nào thường làm từ tre, mây, song?
A. Bàn, ghế, các đồ trang trí, tặng phẩm.
B. Cửa sắt, song cửa, giá để đồ, tay vịn cầu thang.


C. Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ tặng phẩm.
D. Bàn, ghế, các đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.
Câu 31. Khi sử dụng đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng loại thức
ăn nào sau đây?
A. Thức ăn còn nóng.
B. Thức ăn khô (lạc, hạt vừng,..).
C. Thức ăn có vị chua.
D. Thức ăn đã nguội lạnh.
Câu 32. Ta bảo quản xi măng bằng cách:
A. Để nơi khô ráo, thoáng mát.
B. Để nước ngấm vào.
C. Để nơi ẩm, thấp.
D. Để nơi khuất ánh sáng.
Câu 33. Bệnh viêm gan A lây lan qua đường nào?
A. Hô hấp
B. Tiếp xúc
C. Không khí
D. Tiêu hóa
Câu 34: Trẻ em do ai sinh ra?
A. Bố
B. Mẹ
C. Cả bố và mẹ

D. Cả gia đình
Câu 35: Việc chỉ phụ nữ mới làm được là:
A. Nấu ăn
B. Chăm sóc gia đình C. Mang thai D. Đá bóng
Câu 36: Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
A. Kí sinh trùng
B. Vi khuẩn
C. Vi-rút
D. Côn trùng
Câu 37: Em làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
A. Phải ngủ mùng cả ban ngày và vệ sinh nhà cửa, xung quanh sạch sẽ.
B. Ăn nhiều thịt cá, rau xanh và các loại hoa quả.
C. Ăn chín, uống nước đun sôi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
A. Phải hạn chế ra ngoài nắng và tiếp xúc với những người khác.
Câu 38: Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày?
A. Để tránh bị gió
B. Để tránh bị muỗi vằn đốt
C. Để nhanh lành bệnh
D. Để tránh bị ruồi đậu vào
Câu 39. Trên đường đi học về, em đi bộ, có một người lạ chạy xe lại gần và mời em lên xe để chở về
nhà em sẽ :
A. Em cảm ơn và từ chối 1 cách khéo léo là nhà gần nên có thể tự đi bộ được.
B. Em cảm ơn rồi lên xe đi nhờ vì đi bộ mỏi chân lắm.
C. Em dự định sẽ chỉ đi nhờ một đoạn thôi rồi mới tự đi bộ về nhà.
D. Em sợ quá nên không biết làm gì cả.
Câu 40: Cao su có những tính chất gì ?
A. Đàn hồi tốt; ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh; dẫn điện
B. Cao su có tính đàn hồi tốt; ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh
C. Cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác
D. Đàn hồi tốt; ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan

trong một số chất lỏng khác.
Câu 41. Thép là hợp kim của:
A. Sắt và một số chất khác
B. Sắt và các-bon
C. Sắt và ni-tơ
D. Sắt và ô-xi
Câu 42. Tại sao không nên để các đồ dùng làm bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá thấp?
A. Vì cao su sẽ bị giòn, cứng.
B. Vì cao su sẽ bị chảy ra.
C. Vì cao su bị chảy và dính.
D. Vì cao su sẽ bị đông thành đá.
Câu 43. Tác dụng chính khi bọc nhựa cho tay cầm xong, nồi là gì?
A. Để cho xong, nồi được đẹp hơn.
B. Để cho tay cầm vào đỡ bị trơn.
C. Để cho đỡ bị bẩn tay khi cầm vào.
D. Để bảo vệ tay khỏi bị bỏng khi đun nấu.
Câu 44. Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Theo bạn, biết mình ở giai đoạn nào của cuộc đời thì
có lợi ích gì?


-Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách là ở vào tuổi dậy thì.
-Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển
của cơ thể, sẵn sàng đón nhận mà không hề sợ hãi, bối rối… và tránh được những sai lầm có thể xảy ra
với mỗi người.
Câu 45. a) Thủy tinh thường có những tính chất gì?
b) Loại thủy tinh chất lượng thường được dùng để làm gì?
-Thủy tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và
không bị a-xí tăn mòn
-Thủy tinh chất lượng cao dùng để làm chai, lọ trong thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính
của máy ảnh, ống nhòm…

Câu 46:a) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Nhôm là kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không
nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a -xít ăn mòn.
b) Làm thế nào để đồ dùng làm bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo... không bị gỉ?
Khi sử dụng xong cần phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo
Câu 47. Có ý kiến cho rằng: “Hiện nay, công việc nội trợ là của phụ nữ.” Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Hãy giải thích ý kiến của mình
- Ý kiến đó không đúng.
- Không đúng vì vai trò của nam và nữ ở gia đình hiện nay đã có nhiều thay đổi. Trước kia, nhiều
người cho rằng phụ nữ phải làm tất cả các công việc nội trợ. Ngày này, ở nhiều gia đình, nam giới đã
cùng chia sẻ với nữ giới trong việc chăm sóc gia đình
Câu 48.Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
b) Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
-Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét.
- Gạch, ngói ... được làm bằng đất sét,nung ở nhiệt độ cao và không tráng men.
- Đồ sành,sứ là những đồ gốm, làm tinh xảo và được tráng men
Câu 49. Nêu cách bảo quản những đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng? Làm thế nào để đồ
dùng làm bằng đồng luôn sáng bóng?Cách bảo quản:
-Thường xuyên lau chùi, đánh bóng.
- Không nên để ngoài không khí quá lâu tránh bị xỉn màu.
Để các đồ dùng làm bằng đồng luôn sáng bóng thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau
chùi.
Câu 50. Có nên tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ hay không? Vì
sao?
-Ta nên tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không nên phân biệt nam, nữ.
-Vì vai trò của nam và nữ ở gia đình, xã hội có thể thay đổi. Dù là nam hay nữ cũng đều cần được đối
xử bình đẳng, không phân biệt
Câu 51a) Kể tên một số vật liệu được làm từ đất sét?
b) Hãy cho biết gạch, ngói thường được dùng để làm gì?
-Một số vật liệu được làm từ đất sét: gạch, ngói, nồi đất,…

-Dùng để xây tường, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường, lợp mái nhà…
Câu 52. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa gang và thép.
Giống nhau: đều là hợp kim của sắt và các-bon
Khác nhau: Thành phần của gang có nhiều các-bon hơn thép
Gang giòn còn thép bền, dẻo...
Câu 53: Em hãy kể ra một số tính chất của đồng?
b) Hợp kim của đồng thường được dùng để làm gì?
Đồng thường có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
b) Các hợp kim của đồng hường để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,... ; các nhạc cụ như
kèn, cồng, chiêng,… hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng,…
Câu 54: Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình: Những đồ
dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm
mốc ..




×