Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ VÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ VÂN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN
THI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01
21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS. PHONG


THÁI NGUYÊN - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật trong văn
xuôi Nguyễn Thi dưới sự hướng dẫn của GS. Phong Lê là kết quả nghiên
cứu của cá nhân tôi, kết quả trong Luận văn là trung thực, chưa được công
bố. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 6 năm
2017
Người thực hiện

Đặng Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành
tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Có được Luận văn này em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS. Phong Lê, người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt
quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thế giới nhân
vật trong văn xuôi Nguyễn Thi.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa, phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên, Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Trung tâm học liệu
- Đại học Thái Nguyên, Thư viện quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và

truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho
em trong thời gian
qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các bạn học viên
lớp Văn học Việt Nam K23 trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
động viên, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Luận văn hoàn chỉnh nhất
song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của
quý Thầy Cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm
2017
Tác giả Luận văn

Đặng Thị Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI

CAM

ĐOAN

..........................................................................................................

i


CẢM

LỜI
ƠN

...............................................................................................................
MỤC

ii
LỤC

................................................................................................................... iii
MỞ

ĐẦU

......................................................................................................................
1
1.

do
chọn
đề
...................................................................................................... 1

tài

2.
Lịch

sử
nghiên
cứu
........................................................................................ 2

vấn

đề

3.
Mục
đích
nghiên
cứu
cứu......................................................... 5

vụ

4.
Đối
tượng
nghiên
cứu
......................................................... 6





nhiệm

phạm

vi

nghiên

nghiên

cứu

5.
Phương
pháp
nghiên
.......................................................................................... 6

cứu

6.
Đóng
góp
của
luận
............................................................................................. 7

văn

7.
Cấu
trúc

của
văn................................................................................................ 7

luận

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN.... 8
1.1.
Nguyễn
Thi
trong
toàn
.................................................. 8

cảnh

văn

xuôi

chống

Mỹ

1.2. Chân dung nhà văn và phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi
................................ 16
1.2.1.
Chân
dung
nhà

........................................................................................... 16
1.2.2.
Phong
cách
nghệ
...................................................................................... 18

iii

văn
thuật


1.3.
Nhân
vật

thế
giới
....................................................... 20

nhân

vật

trong

văn

học


1.3.1.
Khái
niệm
nhân
........................................................................................... 20

vật

1.3.2.
Thế
giới
nhân
.............................................................................................. 22

vật

1.3.3.
Vai
trò
của
nhân
vật
................................................... 22

trong

tác

phẩm


1.3.4.
Phân
loại
nhân
vật
............................................................................... 24

văn

văn

học
học

Tiểu
kết
.......................................................................................................................
27
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI
NHÌN

TỪ

PHƯƠNG

DIỆN

NỘI


DUNG

................................................................ 29
2.1. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi là bức tranh chân thực của
chiến tranh nhân dân thần kỳ
..................................................................................... 29
2.1.1.
Bức
chân
dung
của
.................................................... 29

cả

một

2.1.2.
Chân
dung
những
nhân
.............................................................. 45

tập
vật

thể

anh

phản

hùng
diện

2.2. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi mang đậm dấu ấn Nam
Bộ......... 47

iii


2.2.1. Một không gian đậm chất Nam Bộ
................................................................... 47
2.2.2.Tính cách những con người Nam
Bộ................................................................. 51
Tiểu kết
.......................................................................................................................
59
Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
......................................................... 61
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
.............................................................. 62
3.1.1. Chân thực, gần gũi
............................................................................................ 62
3.1.2. Hài hòa giữa miêu tả trực tiếp và gián
tiếp....................................................... 64
3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân
vật................................................................. 69
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân

vật...................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ độc
thoại........................................................................................... 71
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại
........................................................................................... 74
3.3.3. Ngôn ngữ Nam Bộ
............................................................................................ 78
KẾT
LUẬN..............................................................................................................
.. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
........................................................................................ 88

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã qua đi trên một phần ba thế kỷ nhưng
âm vang hào hùng của nó vẫn vọng đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Văn
học đã ghi lại một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Những chiến công
hiển hách, những tấm gương anh dũng, những mối tình thủy chung son sắt,
tình yêu quê hương đất nước....cả những đau thương mất mát không gì bù
đắp nổi cũng được tái hiện trong văn học.
Hậu quả chiến tranh để lại thật tàn khốc bởi vì nó là những dư âm xót
xa, mất mát đọng lại trong những tháng năm hòa bình. Chiến tranh không
phải là định mệnh nhưng nó đã khiến cho bao người phải chịu đựng những
số phận nghiệt ngã. Dư ba của chiến tranh như những con sóng nối tiếp nhau
cứ lan mãi đến ngày sau…. Tất cả những điều ấy được các nhà thơ, nhà văn

thời chống Mỹ và những cây bút thời hậu chiến tập trung sức viết để ngưỡng
vọng, đồng cảm, sẻ chia về một thời quá khứ in đậm dấu ấn cuộc sống của
dân tộc. Văn học góp phần thể hiện mọi thăng trầm của lịch sử. Sức khái
quát hiện thực của văn chương thật mạnh mẽ, sâu rộng, đã phản ánh lịch sử
một thời mà thấm suốt không gian, thời gian của bao thời đại sau này. Đọc
những trang văn của Nguyên Ngọc, Phan Tứ hay của Nguyễn Minh Châu…
không chỉ là hiện thực về cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc mà hơn thế
nữa, ở đó còn là những con người sống, chiến đấu trong chiến tranh, những
con người với đầy đủ tâm trạng, đầy đủ mọi khuôn mặt. Là một nhà văn
chiến sĩ, Nguyễn Thi viết không nhiều, chỉ hơn hai mươi truyện ngắn cùng
vài tiểu thuyết và bút kí nhưng những gì nhà văn để lại thì không hề nhỏ.
Chính những trang viết làm cho biết bao trái tim phải xốn xang nghiền ngẫm
ấy đã làm chúng ta không thể nào quên được. Đọc tác phẩm của Nguyễn Thi
ta bắt gặp lối văn kể chuyện cô đọng duyên dáng, giọng văn phảng phất
tính dân gian nhưng cũng không kém phần hiện đại. Nguyễn Thi đã tái hiện
lại bức tranh sinh động của cuộc sống lao động - chiến đấu của những con
người “chân lấm tay bùn”, suốt đời chỉ biết ruộng đồng nhưng khi cần thiết
thì những đôi tay ấy cũng biết cầm súng để chiến đấu bảo vệ từng bờ tre, liếp
cỏ. Những con người ấy đã đi vào trang văn của Nguyễn Thi rất tự nhiên, tự

6


nhiên như nó vốn có. Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hệ thống nhân
vật trong tác phẩm của mình, từ những con người bình thường, giản dị đến
những người chiến

7



sĩ kiên gan đều được nhà văn khắc họa một cách đầy đủ, trọn vẹn. Nhưng
tiếc thay khi tài năng đang ở độ chín thì người nghệ sĩ tài hoa ấy đã anh
dũng hy sinh trên chiến trường với khẩu súng trên tay và trên lưng vẫn còn
mang theo nhiều bản thảo cùng bao nhiêu dự định lớn lao còn chưa kịp
thực hiện. Những tác phẩm như Ước mơ của đất, Sen trong đồng, Cô gái đất
Ba Dừa, Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung Nghĩa….đã ghi lại dấu ấn nhà văn
Nguyễn Thi trên văn đàn và gây ngạc nhiên cho bao người: một nhà văn
gốc Bắc lại am hiểu về mảnh đất và con người Nam Bộ như đã từng được sinh
ra và lớn lên trên chính mảnh đất này.Đã có nhiều tác phẩm hay viết về con
người Miền Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng các
tác phẩm của Nguyễn Thi không hề bị mờ nhạt mà càng theo thời gian càng
chứa đựng giá trị lịch sử, giá trị nhân văn sâu sắc, thấm đẫm tình người.
Trân trọng và ngưỡng vọng tài năng của Nguyễn Thi nên với luận văn
này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nhân vật - một thế
giới nhân vật vô cùng phong phú trong văn xuôi Nguyễn Thi. Nghiên cứu
nhân vật chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con
người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Trong thực
tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Thi nhưng chưa có công trình chuyên biệt nào đi sâu vào
nghiên cứu thế giới nhân vật cũng như biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân
vật. Với mong muốn được góp thêm tiếng nói một lần nữa để khẳng định tài
năng cũng như những đóng góp của Nguyễn Thi cho nền văn họ dân tộc,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi.
2. Lịch sử nghiên cứu
vấn đề
Nguyễn Thi sống không lâu, viết cũng không nhiều, nhưng gần 40
năm sống và viết ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng về lý tưởng
sống đẹp của một nhà văn chiến sĩ. Những tác phẩm của ông đã phản ánh
được cả một giai đoạn hào hùng của dân tộc nên được giới nghiên cứu, phê
bình và độc giả quan tâm. Cho đến nay có khoảng hàng trăm công trình

nghiên cứu có quy mô lớn nhỏ khác nhau xoay quanh những sáng tác của
Nguyễn Thi. Trong số đó có những bài viết rất đáng tin cậy và có giá trị của
những nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi được đăng tải trên nhiều sách
báo và tạp chí.


Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Thi dành phần lớn sự
quan tâm của mình vào việc khám phá những con người trên nhiều bình
diện khác nhau với cái nhìn đa chiều. Bởi dù thế nào đi chăng nữa thì con
người vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Đầu tiên phải kể đến
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh với quyển Nhà văn, tư tưởng và phong cách
(Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội - 1979) có bài viết Sức sống ngòi bút Nguyễn
Thi điểm qua về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, trong đó tác giả đã có
những nhận xét về sức sống của những sáng tác và phong cách sáng tác
của Nguyễn Thi.
GS Phong Lê và PGS.TS Lưu Khánh Thơ với tác phẩm Nguyễn Thi Viết ở chiến trường. Cuốn sách giới thiệu khá kĩ về niên biểu Nguyễn Thi với
những danh mục sáng tác của ông trong lời mở đầu. Phần một viết về tiểu sử
và sự nghiệp của Nguyễn Thi.Phần hai nghiên cứu về tấc giả Nguyễn Thi.
Phần ba nghiên cứu kĩ về phong cách dân gian, thời gian, không gian nghệ
thuật ở một số tác phẩm tiêu biểu như: Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung
Nghĩa, Những đứa con trong gia đình. Cuối cùng giới thiệu về những hồi ức
và kỉ niệm của nhiều người về nhà văn liệt sĩ này.
Phan Nhân trong Suy nghĩ về khả năng của thể kí đã nhận xét về
Nguyễn Thi và tùy bút Dòng kinh quê hương của ông:“Nguyễn Thi, một cây
bút vốn giàu chất thơ, trước cảnh quê hương bị tàn phá, đã truyền cho ta
những rung cảm đậm đà tình thương và lòng tự hào bằng những hình ảnh
quen thuộc của đất nước rất nên thơ”.
Hà Minh Đức, trong bài viết chung về kí trong thời kì chống Mỹ cứu
nước: “Nguyễn Thi có nhiều cảm xúc đẹp trên những trang tùy bút dòng
kinh quê hương, nhưng dường như anh muốn tập trung và ưu tiên giành

những trang viết để ghi chép về những người anh hùng đẹp của đất nước
quê hương”.
Ngô Thảo có Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Toàn tập, là một bộ sách
tập hợp khá đầy đủ các sáng tác của Nguyễn Thi từ lúc mới bắt đầu cầm bút
cho đến những tác phẩm sau cùng còn chưa kịp hoàn thành. Bên cạnh đó
cũng có giới thiệu, phân tích một số tác phẩm tiêu biểu, chỉ ra các mặt hạn
chế và tích cực đồng thời khẳng định tài năng sáng tác của nhà văn chiến sĩ
Nguyễn Thi.
Năm 1983 Nhị Ca viết quyển Gương mặt còn lại, Nguyễn Thi (Nxb Tác
phẩm mới, Hà Nội - 1983). Với tác phẩm khảo cứu này ông đã nhận được


Giải thưởng của


Hội nhà văn Việt Nam.Trong công trình này Nhị Ca đã đi vào khảo cứu
những tác phẩm tiêu biểu còn lại của nhà văn. Sau này trong quyển Dọc
đường văn học (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội -1997) Nhị Ca viết tiếp về
Nguyễn Thi, chủ yếu là viết về vai trò và đóng góp của Nguyễn Thi cho nền
văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.
Trong quyển Văn học Việt Nam 1945- 1975 (tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội 1990) do Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên cũng có bài giới thiệu về
cuộc đời, sự
nghiệp và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi qua một số tác
phẩm cụ thể.
Nhân kỉ niệm70 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của Nguyễn Thi,
Nguyễn Trọng Oánh đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, con
người và sự nghiệp (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5-1998). Cũng như những
công trình trước, Nguyễn Trọng Oánh viết về những đặc điểm nổi bật của con
người và quá trình sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi. Viết về con người

Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh có đoạn: “Im lặng là một nét đặc biệt của
Nguyễn Thi; im lặng mà viết, im lặng mà đọc sách, im lặng mà quan sát, im
lặng mà suy nghĩ, im lặng để nói rất ít về mình” [27,tr.2 ].
GS Phong Lê với quyển Vẫn chuyện văn và người đề cập đến nhiều
nhà văn trong đó có nói đến Nguyễn Thi và đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Thi.
Nội dung bài viết giới thiệu những nét chính trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Thi những năm gắn bó với Miền Nam như: chọn bối cảnh xây dựng
tác phẩm, xây dựng nhân vật đậm chất sử thi, cuối cùng khẳng định vị trí
của Nguyễn Thi trên văn đàn văn học dân tộc.
Ngô Thảo với bài viết Nhà văn anh hùng Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn
Thi đăng trên báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi tin nhà
văn - liệt sĩ Nguyễn Thi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ nhân dân năm 2011. Bài viết đã khái quát được cả một hành trình
dài sống, chiến đấu và viết cùng những tác phẩm để lại đã ghi dấu ấn của
một nhà văn – chiến sĩ trên văn đàn văn học cách
mạng
.
Ngoài ra còn có những công trình biên soạn tập họp lại những tác
phẩm của


Nguyễn Thi như: Truyện ký Nguyễn Thi (Nxb Giải phóng, Hà Nội - 1969),
Truyện ngắn


Nguyễn Thi (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội - 1996), Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn
Thi Toàn tập (Nxb Văn học, Hà Nội - 1996).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các nhà phê bình có tên
tuổi, tác phẩm của Nguyễn Thi còn được sự quan tâm của nhiều thế hệ sinh
viên, học viên ở các trường Đại học. Đã có nhiều công trình khoa học, công

trình nghiên cứu liên quan đến nhà văn Nguyễn Thi và các tác phẩm của
ông:
Hoàng Thị Sâm với Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Thi, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Trong đó có thống kê, phân loại
tất cả các lời thoại của những nhân vật nữ xuất hiện trong tác phẩm của
Nguyễn Thi dựa trên cơ sở ngôn ngữ học. Từ đó rút ra những đóng góp của
Nguyễn Thi trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ văn chương nghệ thuật.
Nguyễn Thị Kim Quyên, Nguyễn Thị Thơ với đề tài Hình tượng người
nữ chiến sĩ cách mạng trong văn xuôi Nguyễn Thi. Đề tài chủ yếu tập trung
vào những vấn đề: vẻ đẹp hình tượng người nữ chiến sĩ cách mạng và đặc
trưng nghệ thuật xây dựng vẻ đẹp hình tượng người nữ chiến sĩ cách mạng
trong văn xuôi Nguyễn Thi.
Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự
nghiệp cũng như những sáng tác của Nguyễn Thi, chúng tôi nhận thấy
những bài viết của các tác giả trên đã làm sáng tỏ được nội dung sáng tác,
phong cách nghệ thuật và những đóng góp của Nguyễn Thi đối với nền văn
học cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó cũng
đã có một vài tác giả đã dành sự quan tâm đến nhân vật và cách thức thể
hiện nhân vật trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi, đặc biệt là
hình tượng người phụ nữ. Tuy nhiên, phần lớn mới chỉ dừng lại ở cảm nhận,
đánh giá chung qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết mà chưa đi sâu vào
tìm hiểu thế giới nhân vật trong toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn Thi.
Chúng tôi hết sức trân trọng những ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhà
nghiên cứu đi trước và xem đó là những gợi ý quý giá để chúng tôi triển
khai, hoàn thiện tốt đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi

nhằm làm nổi bật sự phong phú về thế giới nhân vật và nét đặc sắc về nghệ
thuật xây dựng nhân vật. Từ đó, chúng tôi muốn khẳng định chiều sâu tư
tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Thi
đối với nền văn học dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên
cứu
3.2.1. Dựa trên những lý luận về nhân vật văn học đã được các công trình
nghiên cứu chuyên biệt xây dựng, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu yếu tố
nhân vật văn học trong các sáng tác của Nguyễn Thi từ góc độ lý thuyết để
thấy được sự đa dạng, phong phú các kiểu loại nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Thi.
3.2.2.Trên cơ sở những lý thuyết đã có, chúng tôi tiến hành phân tích,
khảo sát toàn bộ các tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi,
đặt chúng trong mối tương quan với các sáng tác của các tác giả cùng thời
điểm đó hoặc sau này. Qua đó, để thấy
được những đặc sắc trong thế giới nhân vật, và cả những dấu ấn mang đậm
màu sắc
địa phương làm nên sự khác biệt riêng chỉ có ở Nguyễn Thi so với các nhà
văn khác.
3.2.3. Phát hiện, phân tích những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật chỉ có trong các sáng tác của Nguyễn Thi. Để đi đến khẳng
định một phong cách nghệ thuật với cá tính mới lạ của một nghệ sĩ tài ba.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên
cứu
Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong toàn bộ
các sáng tác của Nguyễn Thi những năm kháng chiến chống Mỹ.
4.2.Phạm vi nghiên
cứu

Đề tài không giới hạn ở một hay vài tác phẩm tiêu biểu mà đi sâu vào
tìm hiểu, nghiên cứu, khái quát toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Thi ở tất
cả các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến tùy bút, kí, ghi chép….
Đối chiếu, so sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác của các tác giả cùng
thời.
5. Phương pháp nghiên
cứu


Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích được sử dụng nhiều
trong quá trình khảo sát để đi sâu vào tìm hiểu nhân vật, từ đó khái quát
lên thành những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi.


Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng để khu biệt
những đặc điểm của nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi với nhân vật của
các nhà văn khác cùng thời và viết cùng đề tài.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: phương pháp này được sử
dụng để làm rõ sự ra đời và đặc điểm của nhân vật trong văn xuôi Nguyễn
Thi trong tương quan với hoàn cảnh xã hội và văn học.
Ngoài ra, các phương pháp và thao tác khác cũng được sử dụng trong
quá trình thực hiện đề tài như: tổng hợp, thống kê, phân loại…..
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi luận văn nhằm
khám phá, phân tích sự đa dạng, phong phú về thế giới nhân vật trong toàn
bộ các sáng tác của ông trong những năm tháng chống Mỹ, cũng như sự
độc đáo, sáng tạo trong việc vận dụng các phương thức nghệ thuật để xây
dựng nên thế giới nhân vật sống mãi với thời gian. Qua đó khẳng định tài

năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp về tư tưởng,
giá trị nhân văn của các tác phẩm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến đề tài và cơ sở lý luận
Chương 2: Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3: Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Thi nhìn từ
phương diện nghệ thuật


Chương
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nguyễn Thi trong toàn cảnh văn xuôi chống Mỹ
Trên bản đồ thế giới, hình ảnh đất nước Việt Nam nhỏ bé nơi ghi dấu
biết bao thăng trầm của lịch sử.Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh đã
phải đương đầu với các thế lực xâm lược lớn nhất thế giới. Chúng ta đã chiến
đấu bằng ý chí, bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để giành lấy chiến
thắng; hơn nữa những chiến thắng đó đã gây nên biết bao nhiêu chấn động
lớn, không những chỉ làm kinh ngạc loài người mà còn ảnh hưởng sâu xa
đến tình hình thế giới.
Và cũng không biết có nền văn học nào, suốt hơn ba mươi năm trời đã
được xây dựng dưới bom đạn, không ngừng phát triển dưới bom đạn; mặc dù
phải chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn trở ngại thế nhưng nền văn học ấy
đã trở thành một trong những nền văn học tiên phong chống đế quốc trong
thời đại ngày nay. Bài học chiến đấu của ngày hôm qua được kể cả bằng văn
học vẫn còn nguyên giá trị với cuộc chiến đấu của ngày hôm nay. Cả một
chặng đường dài lịch sử của dân tộc, ba mươi năm đấu tranh chống đế quốc

thực dân xâm lược có cả những mất mát, đau thương, cả những chiến công
lẫy lừng, những phút giây thẫm đẫm tình quân dân….tất cả đều được phản
ánh trọn vẹn trong văn học.
Ngược dòng thời gian, trở về quá khứ hào hùng vàng son của dân tộc,
làm sao có thể quên được những năm kháng chiến chống Pháp từ1945 1954 là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ðây vừa là thời kỳ mở đầu,
đắp nền cho văn học mới vừa là bước chuyển tiếp của lịch sử ghi nhận nhiều
thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng
tác. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh, văn
học chín năm kháng chiến chống Pháp đã khẳng định sự tồn tại và phát
triển với tầm vóc xứng đáng. Tuy những thành tựu còn ở mức độ ban đầu
nhưng đóng góp chính của nó là mang đến một sắc thái độc đáo, làm bừng
lên khí thế mới chưa từng có trong đời sống văn học dân tộc và đặt được nền
móng vững chắc, đảm bảo sự phát triển rực rỡ của văn học cách mạng
những năm về sau. Để khi bước sang thời kỳ chống Mỹ cứu nước, giai đoạn
những năm 1960 - 1975, chúng ta không còn bỡ ngỡ, lúng túng nữa.


Những bài học của cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp chúng ta


rất nhiều. Hơn thế nữa từ sau 1954 đến 1975, chúng ta đã có một miền Bắc
xã hội chủ nghĩa, một hậu phương lớn để vừa xây dựng, vừa chiến đấu,
không ngừng tạo ra những lực lượng văn học mới bổ sung cho tiền tuyến. Bởi
vậy, văn xuôi giai đoạn này đã khái quát được trọn vẹn bộ mặt cuộc sống đó
là: tiền tuyến lớn và tầm vóc mới của cuộc chiến đấu.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả hai miền từ tháng 8 năm 1964 khi
đế quốc Mỹ đem bom đánh phá miền Bắc, đã đem lại một chuyển biến mạnh
mẽ trong sáng tác, mà biểu hiện nổi bật là sự tập trung thể hiện chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân trong chiến đấu và sản
xuất, nhằm bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh

giải phóng miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. Tính từ thời điểm
lịch sử đó, có thể nói hầu hết các nhà văn đều hướng ngòi bút của mình,
bằng tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không có chút băn khoăn, ngần ngại
nào. Tất cả là vì tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”như lời Hồ chủ tịch đã dạy, vốn là một
lẽ sống, một ý thức thường trực trong lòng mỗi người dân Việt Nam yêu
nước. Đặt trong bối cảnh lịch sử hiện tại khi nhân dân ta ở miền Nam sau
bao năm dưới ách kìm kẹp của Mỹ - Ngụy đã vươn mình lên trong một cuộc
Đồng khởi vĩ đại năm 1960; và giờ đây thừa thắng xông lên vững vàng bước
vào một giai đoạn thử thách mới, khi quân Mỹ cùng với quân đồng minh
đang ngày đêm giày xéo trên mảnh đất quê hương. Cả nước đứng lên đối
mặt với quân thù và những chiến công vang dột đầu tiên của quân và dân
miền Nam với Bình Giã, Ba Gia, Ấp Bắc, Vạn Tường…và liên tiếp tin vui từ
miền Bắc báo về từ Hồng Gai, Lạch Trường, Vĩnh Linh, Cồn Cỏ,… đã chứng
minh một cách rực rỡ cho sức mạnh vô địch của tình yêu đất nước và niềm
tin vào chủ nghĩa xã hội.
Tình yêu lớn đối với Tổ quốc trở thành chủ đề, nguồn cảm hứng vô tận
cho những sáng tạo, trở thành máu thịt trong mọi tác phẩm. Vốn đã là một
chủ đề quen thuộc, trở thành mảng đậm trong văn học hiện đại, nhưng đến
lúc này bỗng hiện lên như một nội dung nổi bật, vì sức dồn tụ của nó, và vì
sự ngân lên ở một cung bậc cao hơn.Tổ quốc - giờ đây, sau Cách mạng
tháng Tám và cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, dòng sông Bến Hải
mặc định trở thành ranh giới chia cắt đất nước,một nửa là miền Bắc đang
xây dựng chủ nghĩa xã hội, một nửa là miền Nam đang chiến đấu chống


đế quốc Mỹ xâm lược. Nỗi nhớ miền Nam, nỗi đau đất nước bị chia cắt trong
lòng mỗi người dân Việt Nam vốn cùng chung một gốc, không lúc nào
không nung nấu suốt từ năm 1954 cho đến lúc này. Đó là tình yêu, là mơ
ước Tổ quốc - thống nhất, một Tổ quốc liền một dải từ Lạng Sơn đến Minh Hải.

Sự gắn bó giữa hai miền và tình cảm Bắc Nam ruột thịt đã từng là chủ đề nổi
bật trong nhiều sáng tác về đề tài kháng chiến chống Pháp trước đây như
Một truyện chép ở bệnh viện (1959) của Bùi Đức Ái; Hoa hướng dương
(1960) của Đoàn Giỏi; bên cạnh đó, đáng chú ý là hình ảnh những người
con miền Nam trên đất Bắc đang quyết tâm góp phần xây dựng chủ nghĩa
xã hội, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất nước
nhà, với những sáng tác trong hai tập Trăng sáng(1960)và Đôi bạn (1962)
của Nguyễn Ngọc Tấn; hay trong Rẻo cao (1961) của Nguyên Ngọc…
Nếu “miền Nam trong lòng miền Bắc” đã là một chủ đề sâu đậm trong
văn xuôi những năm 60, thì “miền Bắc trong lòng miền Nam” cũng trở
thành một nguồn sáng trong biết bao trang viết của nhân dân, của cán bộ
miền Nam những ngày nước sôi lửa bỏng, những ngày diễn ra biết bao vụ
thảm sát tố cộng, diệt cộng, những ngày luật 1059 và máy chém của Mỹ - Diệm kéo lê khắp nơi đàn áp đẫm máu những
người yêu nước kháng chiến, những người mong muốn đất nước thống
nhất.Quên sao được những trang thư, hồi ký Từ tuyến đầu tổ quốc(1963) của
nhiều tác giả mà ở đó tình cảm riêng tư cá nhân lại gắn rất chặt với tình yêu
Tổ quốc, trở thành tình cảm chung của quần chúng cách mạng.Những ngày
tháng sau này, đế quốc Mỹ với tham vọng của mình đã mở rộng chiến tranh
trên phạm vi cả nước, chúng cho ném bom Hồng Gai, Lạch
Trường, Vĩnh Linh, Cồn Cỏ…Cũng từ đây một loạt bút ký, phóng sự, ghi
chép xuất hiện đã kịp thời thông báo tin vui chiến thắng dồn dập của nhân
dân ta, như Nguyễn Khải với Họ sống và chiến đấu (1965); Tuyến lửa (1966)
của nhiều tác giả hay Chúng tôi ở Cồn Cỏ (1966) –Hồ Phương…Đây không
chỉ đơn thuần là những chiến công, hơn nữa còn là khuôn mặt chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam. Bộ mặt đất nước với những con sông, những
nhịp cầu, những bến phà và cả bầu trời, mặt biển…đi vào văn xuôi rất tự
nhiên và dường như mọi vẻ đẹp vốn có của nó lại một lần nữa được người viết
phát hiện, dù trong mưa bom bão đạn thì vẫn cứ đắm say lòng người.



Cùng với mốc lịch sử năm 1965, đánh dấu thời kỳ cả nước chống Mỹ,
hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây, văn xuôi đã kịp thời ghi lại khá rõ những
dấu ấn của cuộc sống, của thời đại. Nếu văn xuôi miền Bắc, dấu ấn đó là chất
chơ, chất trữ tình nồng đậm, ngân lên từ tình yêu Tổ quốc, với hình ảnh đất
nước - con người chưa bao giờ gắn bó với nhau tha thiết đến thế trong một
cuộc ra trận lớn lao, thì văn xuôi cách mạng miền Nam đó là một cơn phẫn
nộ lớn, một tiếng thét căm thù vang dội, vút lên từ trong bóng đêm tăm tối
của một chế độ tàn bạo, từ trong sự kìm kẹp dã man đến tột cùng của kẻ thù,
để ngay sau đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô giá khi con người được cầm
súng đi chiến đấu. Đó còn là niềm vui được giải phóng, là niềm tin vào miền
Bắc xã hội chủ nghĩa mà từ lâu đã trở thành niềm hy vọng, là ước nguyện
tương lai của miền Nam đi trước về sau. Cả một chặng đường dài, chúng ta
dần được chứng kiến sự triển khai của văn xuôi trên tiền tuyến lớn theo hai
hướng.
Trước hết đó là sự mở rộng nhanh chóng phạm vi miêu tả để trong một
thời gian ngắn, văn xuôi có thể nhanh chóng bám được vào những vùng đất
nóng bỏng các chiến công và sự tích anh hùng. Đồng thời gắn bó với quá
trình mở rộng phạm vi miêu tả đó là quá trình nâng cao dần sức khái quát,
khả năng đúc kết, để từ những phác thảo, những ghi chép, những quan sát
riêng lẻ, bộ phận, tiến lên xây dựng những bức tranh lớn, nắm bắt được đặc
sắc riêng của cuộc chiến đấu từng vùng, đánh dấu những chuyển biến lớn
trên mỗi giai đoạn. Chưa bao giờ, hình ảnh cuộc sống lại thâm nhập vào văn
xuôi với đầy đủ những đường nét nổi rõ như vậy.Đó là một cuộc chiến tranh
với rất nhiều hy sinh, văn xuôi cũng không hề giấu giếm điều đó.Mô tả cuộc
chiến đấu dữ dội của dân tộc, không chỉ có những hy sinh mất mát, văn xuôi
còn đề cập đến bộ mặt của kẻ thù. Qua đó khẳng định chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại đánh Mỹ, đặc biệt là hình
ảnh con người trong sự đối mặt với mọi loại kẻ thù.
Nếu chủ nghĩa anh hùng cách mạng là một trong những chủ đề lớn
xuyên suốt trong văn xuôi những năm kháng chiến chống Mỹ, thì chiến đấu

và sản xuất - Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là nền tảng, cơ sở của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, đây cũng là một phần của bộ mặt cuộc sống được văn
xuôi phản ánh. Mặc dù chiến tranh diễn ra trên cả nước, nhưng công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn đang tiếp tục từng ngày, từng giờ và trên cơ
sở nhận thức miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa của cả nước


thì càng phải được xây dựng vững mạnh hơn bất cứ bao giờ. Nắm vững
phương châm vừa sản xuất vừa chiến đấu, sự gắn bó khăng khít giữa tình
yêu đất nước và tình yêu chủ nghĩa xã hội chính là nguồn gốc tạo nên sức
mạnh dù trong bom đạn vẫn giữ được niềm tin, ý chí vững vàng để đi đến
thắng lợi cuối cùng. Đây cũng là nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho văn xuôi giai
đoạn này là phải làm sáng tỏ được hiện thực miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Đâu chỉ có những chiến công của những người lính
trực tiếp cầm súng chiến đấu nơi tuyến lửa, nơi trận địa, ở một bến phà hay
một nhịp cầu nào đó…Mà ở đây, phạm vi mô tả được mở rộng để kịp thời
phản ánh và ca ngợi nồng nhiệt những chiến công của nhân dân trên khắp
các vùng quê, ở mọi thời điểm. Anh hùng không chỉ xuất hiện trong đấu
tranh, trong cuộc đọ súng hay phút giáp mặt với kẻ thù mà trong cuộc sống
đời thường chúng ta vẫn bắt gặp, đâu chỉ có một Tạ Thị Kiều từ vùng đất
nóng bỏng Bến Tre, để sau đó lại có biết bao nhiêu Tạ Thị Kiều khác từ một
góc phố, một vườn hoa. Hay một Thái Văn A trên Cồn Cỏ, để tiếp theo sau
đó là bao nhiêu Thái Văn A khác…Chưa bao giờ trong văn xuôi, chủ nghĩa
anh hùng cách mạng lại nổi lên đậm nét với nhiều biểu hiện phong phú như
vậy, nó làm thành dấu ấn nổi bật của một thời kỳ, như có sức hút mãnh liệt
và lắm khi còn gắn bó với chất thơ, chất trữ tình làm say lòng người. Và cố
nhiên chất thơ chỉ có giá trị khi nó không làm mờ đi mọi đường nét, góc
cạnh của đời sống chiến đấu vốn lúc nào cũng khẩn trương, quyết liệt. Cái
chất thơ ở đây phải nói lên được chất anh hùng cũng như nâng tầm sử thi
của đời sống, vốn luôn là nguyện vọng bức thiết của người viết. Bên cạnh đó

những khía cạnh mới mẻ của đời sống đang đòi hỏi được nêu ra trong một
mối liên quan rằng buộc: Tiền tuyến và hậu phương, chiến đấu và sản xuất,
cái chung và cái riêng, đất nước và gia đình, Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội….
Từ sự gắn bó khăng khít giữa các mặt vốn là điểm mới của cuộc sống sẽ là cơ
sở cho sự ra đời của không ít sáng tác mà ở đó chân dung con người được
soi chiếu dưới nhiều góc độ: Đó là Chuyện nhà của Dương Thị Xuân Qúy, Gia
đình những người đi xa của Đỗ Chu, Trong một gia đình của Vũ Cao… Sự
gắn bó giữa sản xuất và chiến đấu, hình ảnh một cuộc sống vừa là tiền tuyến
vừa là hậu phương, câu chuyện bắn tàu bay Mỹ, bắt phi công… lồng vào câu
chuyện làm ăn, củng cố hợp tác, cải tiến kĩ thuật, xây dựng cánh đồng năm
tấn, mười tấn, với phân gio, hoa bèo… cùng trăm thứ việc bận rộn khác mà
lại thú vị biết


bao. Những công việc nông vụ vốn đã trở nên quen thuộc, gắn bó với nhà
nông, nay đặt trong bối cảnh đất nước có chiến tranh thì lại mang một màu
sắc khác.Nhân dân ta vừa cầm súng chiến đấu bảo vệ những thành quả đã
đạt được vừa tay cuốc tay liềm lao động hăng say làm tròn trách nhiệm của
hậu phương lớn.Mọi mặt của đời sống chiến đấu và sản xuất nền tảng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng đều được ghi lại trên không ít tác phẩm của
những cây bút từ lâu chuyên viết về đề tài nông thôn như Vụ mùa chưa gặt
(1965), Vùng quê yên tĩnh (1974) của Nguyễn Kiên; Đất làng (1974) của
Nguyễn Thị Ngọc Tú; Hương cau - hoa lim (1971) của Chu Văn…
Hướng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm nói cho được
cái mới đang làm nên bộ mặt của đời sống thường ngày. Do vậy, trong văn
xuôi giai đoạn này tập trung đi vào phản ánh công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội như một nền tảng cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhưng càng về sau chính bản thân những vấn đề của chủ nghĩa xã hội với
cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con đường, giữa cái mới và cái cũ, với sự
nghiệp công nghiệp hóa và hợp tác hóa, với quá trình tiến hành đồng thời

ba cuộc cách mạng …. sẽ dần dần có sức chi phối lớn, sẽ là nguồn cảm hứng
lớn đối với không ít nhà văn, đem đến những thành công nhất định nhưng
bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế không đáng kể. Đặc biệt ở mảng đề
tài viết về nông thôn,chúng ta thấy tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội
được phản ánh một cách sôi nổi và cụ thể nhất. Trong Mùa lạc của Nguyễn
Khải viết những năm 1960, qua những nhân vật tích cực như Lâm, Quang,
Cừ, và nhất là những con người từng là nạn nhân của xã hội dưới những dạng
khác nhau như bé Tâm, Đào, Thoa,… nhà văn cho thấy vấn đề đấu tranh
cho một quan niệm đạo đức mới, cho một lối sống mới, lối sống vì lợi ích
chung, mình vì mọi người, phù hợp với yêu cầu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Nhưng cuộc đấu tranh cho cái mới đó ngày càng gay go vất vả vì sự
có mặt của những bóng đen, có thể là những quan niệm, tư tưởng của xã hội
cũ còn lẩn khuất trong đời cản trở quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ thời điểm 1960, sau cuộc Đồng khởi vĩ đại của nhân dân miền Nam
và sự ra đời Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam và trong thời điểm
thiêng liêng như thế; thời điểm hình thành rất nhanh chóng một đội ngũ
người viết ưu tú, gồm những người con tập kết ra Bắc theo Hiệp định
Geneve về Đông Dương năm 1954, hoặc những


×