Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ, BẢO TỒN CÂY GỖ QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN & DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*************************

NGUYỄN NHẬT BẢO

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ, BẢO TỒN
CÂY GỖ QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
& DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2009

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*************************

NGUYỄN NHẬT BẢO

ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ, BẢO TỒN
CÂY GỖ QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
& DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2009

2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY
HO CHI MINH CITY


NGUYEN NHAT BAO

APPLICATION OF GIS IN MANAGEMENT PRACTICES
FOR PRECIOUS WOOD TREES
IN VINH CUU NATURE RESERVE AND HISTORICAL
RELIC
- DONG NAI PROVINCE

LANDSCAPING AND ENVIRONMENT HORICULTURE DEPARTMENT

GRADUATED ESSAY ABSTRACT

Advisor: DINH QUANG DIEP, PhD.


Ho Chi Minh City
May 2009

3


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tiểu luận ngoài lời cảm ơn chân thành Thầy Đinh Quang
Diệp, tập thể giáo viên bộ môn đã tận tâm giúp đỡ hướng dẫn, tôi cũng xin gửi lời
cám ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến:
1. Chuyên gia lâm nghiệp Lê Văn Thu
2. Toàn thể nhân viên khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu đã cung
cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt tiểu luận tốt nghiệp
của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể giáo viên bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên cũng như các Thầy, Cô của trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
đã tận tâm dạy dỗ truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báo cho chúng em
trong suốt 4 năm học qua.
Cuối cùng tôi cũng cám ơn những người bạn xung quanh tôi từ trước đến nay đã
quan tâm giúp đỡ, chia sẽ cùng tôi.
Chân thành cám ơn

4


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .............................................................................................i
Lời cám ơn ........................................................................................ iv

Mục lục .............................................................................................. v
Danh sách các hình...........................................................................vii
Tóm tắt............................................................................................viii

Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................... 1
1.2 Lý do chọn khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu ... 1
1.3 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................... 2
Chương 2 : TỔNG QUAN................................................................ 3
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
lịch sử Vĩnh Cửu ................................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................ 3
2.1.2 Địa hình, địa thế .....................................................................3-4
2.1.3 Đá mẹ - Thỗ nhưỡng.................................................................. 4
2.1.3.1 Đá mẹ ..................................................................................... 4
2.1.3.2 Thỗ nhưỡng .........................................................................4-6
2.1.4 Khí hậu, thủy văn....................................................................... 6
2.1.4.1 Khí hậu ................................................................................... 6
2.1.4.2 Thủy văn................................................................................. 7
2.1.5 Thực vật .................................................................................... 7
2.2 Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
(tiểu khu 92 – huyện Vĩnh Cửu) ......................................................... 8
2.2.1 Vị trí.......................................................................................... 8
2.2.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu ........................................................ 8
2.2.3 Tiềm năng phát triển .................................................................. 8

5


Chương 3 : MỤC TIÊU – NỘI DUNG

– PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU ................................................ 9
3.1 Mục tiêu đề tài.............................................................................. 9
3.2 Nội dung đề tài .......................................................................9-10
3.3 Phương pháp nghiêm cứu ........................................................... 10
3.3.1 Xây dựng dữ liệu ..................................................................... 10
3.3.1.1 Ngoại nghiệp ........................................................................ 10
3.3.1.2 Nội nghiệp ............................................................................ 10
3.3.2 Khai thác dữ liệu và trích xuất thông tin .............................10-11
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................... 12
4.1 Xây dựng dữ liệu ........................................................................ 12
4.1.1 Xây dựng dữ liệu không gian ..............................................12-13
4.1.2 Xây dựng dữ liệu thuộc tính................................................13-15
4.2 Khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý .......................... 15
4.2.1 Truy vấn dữ liệu về Vị trí cây rừng sinh thái
của tiểu khu 92 ............................................................................15-17
4.3 Xây dựng Hotlink cho loài cây ................................................... 17
4.3.1 Các bước xây dựng Hotlink ................................................17-19
4.3.2 Khai thác Hotlink phục vụ công tác quản lý............................. 19
4.4 Biên tập và kết xuất bảng đồ ..................................................19-20
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................... 21
5.1 Kết luận...................................................................................... 21
5.2 Kiến nghị.................................................................................... 21
5.2.1 Đối với Ban Quản Lý Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
& Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu......................................................21-22
5.2.2 Đối với Ban Quản Lý nói chung .............................................. 22
Tài liệu tham khảo.......................................................................... 23
Phụ lục

6



DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Vị trí tiểu khu 92 của khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
lịch sử Vĩnh Cửu ................................................................................ 8
Hình 4.1: Bản đồ khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
tiểu khu 92 dạng Mapinfo (.TAB)..................................................... 12
Hình 4.2: Kết quả truy vấn thông tin về cây “Xuân thôn”. ............... 16
Hình 4.3: Kết quả truy vấn thông tin
về loài cây có “D1_3cm >100 và Than_thang”. ............................... 17
Hình 4.4: Chọn một cây Dầu Song Nàng bất kỳ bằng Hotlink ......... 18
Hình 4.5: Kết quả chọn cây Dầu Song Nàng bằng Hotlink............... 19
Hình 4.6: Bản đồ vị trí cây rừng sinh thái ở tiểu khu 92 ................... 20

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh sách loài cây tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử Vĩnh
Cửu
Bảng 2: Các Chỉ tiêu về loài cây trong Mapinfo

7


TÓM TẮT
Tiểu luận “Ứng dụng GIS trong quản lý, bảo tồn cây gỗ quý hiếm tại khu bảo
tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai” thời gian từ tháng
2/2009 đến hết tháng 5/2009.
Dựa trên các bước thực hiện ngoại nghiệp sau tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên &
Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu nhằm:
- Thu thập dữ liệu thuộc tính hiện trạng rừng.
- Khảo sát, điều tra thực địa phân khu thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích

lịch sử Vĩnh Cửu.
Kết quả thu được qua quá trình thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý tại
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu:
- Xây dựng, hình thành hệ thống dữ liệu: Cây rừng sinh thái.
- Đưa ra kết quả phân tích phù hợp với nhu cầu của nhà quản lý (trích xuất thông
tin: bản đồ cây rừng sinh thái).
- Xây dựng thông tin thuộc tính các loài cây tại tiểu khu 92 của Khu bảo tồn thiên
nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu nhằm phục vụ công tác chăm sóc và bảo tồn hệ
thực vật nơi đây có sự phát triển bền vững và đáp ừng nhu cầu phát triển du lịch
sinh thái tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu.

8


SUMMARY
Subject “GIS technology application in management, preserve precious wood trees
in the preserve to the natural and historical Vinh Cuu, Dong Nai province" from 2 /
2009 to 5 / 2009.
Based on the Nature Reserves Vinh Cuu:
- Collect data attributes in the forest.
- Survey, survey the field of the plants in nature Vinh Cuu.
Results obtained in the process of implementation in order to serve for the
management at the Nature Reserves Vinh Cuu:
- Construction, form data system: The ecological forest.
- In the analysis results matched with the needs of managers (extracted information:
the map of ecological forest trees).
- Building information attributes of tree species in the primary 92 of Nature
Reserves Vinh Cuu to serve the care and conservation of us here in the sustainable
development and meet development needs eco-tourism in Nature Reserves of Vinh
Cuu.


9


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nên đời sống, văn hóa, kinh tế có nhiều chuyển biến lớn ở các thành phố
lớn. Bên cạnh những chuyển biến tích cực cũng sinh ra các mặt tiêu cực.
Đồng Nai, một tỉnh cũng đang trên tầm phát triển khá cao trong những năm gần
đây, với những chính sách mở cửa, cộng với vị trí thuận lợi, tỉnh đã và đang có
nhiều chính sách mở để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Tỉnh Đồng Nai không ngừng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các khu công nghệ kỹ thuật cao… Bên cạnh mặt tích cực của việc thu hút đầu tư,
thu hút lao động thì hậu quả tiêu cực của nó là mật độ xe cộ, khí thải từ các khu
công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng cao.Sự ô nhiễm ngày càng gây ra những
ảnh hưởng nhất định cho người dân xung quanh như dẫn đến sự ô nhiễm của sông
Đồng Nai. Để đóng góp vào công việc ngăn chặn sự ô nhiễm đang xảy ra tôi đã
thực hiện đề tài này vì nó góp phần vào việc quản bá với người dân về sự quan
trọng của môi trường mà họ phải sinh sống.
1.2 Lý do chọn khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
Để phát triển Khu bảo tồn tự nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu thành một
khu du lịch sinh thái bền vững và quản lý cây gỗ quý hiếm trong khu vực rừng tự

1


nhiên ở đây một cách hiệu quả hơn mang lại tiềm năng to lớn cho du lịch sinh thái
của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.


1.3 Ý nghĩa của đề tài
Để công tác quản lý và bảo vệ rừng một cách có hiệu quả việc trồng và sử
dụng rừng tại đây, cũng như hạn chế tối đa việc khai thác rừng trái phép và nguy cơ
cháy rừng để đảm bảo cho sự phát triển rừng bền vững nơi đây. Với sự phát triển
vượt bậc của công nghệ thông tin hiện nay, nhờ đó mà công tác quản lý và bảo tồn
cây gỗ quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu gặp được
nhiều điều kiện thuận lợi hơn, đơn giản hơn, hiệu quả hơn với việc ứng dụng Công
nghệ Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS ). Hệ thống này thay thế việc quản lý thông
tin từ các hồ sơ và bản đồ giấy cồng kềnh trước đây.
Với những lý do trên mà đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng GIS trong quản lý
và bảo tồn cây quý hiếm ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử huyện
Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai.”

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu nằm ở phía Bắc huyện Vĩnh
Cửu, cách thành phố Biên Hòa khoảng 50km.
-

Ranh giới hành chánh như sau:
+ Phía Bắc giáp : tỉnh Bình Phước
+ Phía Nam giáp : sông Đồng Nai và hồ Trị An
+ Phía Đông giáp: Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An
+ Phía Tây giáp : tỉnh Bình Phước và Bình Dương.


-

Tọa độ địa lý:
Từ 11008’55’’ đến 11051’30’’ độ vĩ Bắc
Từ 106090’73’’ đến 107023’74’’ độ kinh Đông.
2.1.2 Địa hình, địa thế:
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu nằm trong vùng trung
gian giữa cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, nên địa hình thấp dần từ phía
Bắc xuống phía Nam theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Phía Bắc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu là những đồi cao có
độ cao tuyệt đối đến 300m và sườn dốc (16-250), được che phủ bởi đất Feralit nâu
đỏ. Đồi trung bình ở phía Nam có độ cao thấp hơn, khoảng 150-200m, sườn ít dốc
8-150, nơi đây đất Feralit nâu đỏ và đỏ vàng phát triển.

3


Càng về phía Nam, địa hình đồi thấp và bán bình nguyên chiếm diện tích khá lớn
(2/3 diện tích Khu Bảo Tồn). Đồi thấp nằm ở phía Tây Nam, độ cao tuyệt đối 80100m, sườn thoải với độ dốc 10-150, chủ yếu là đất Podzolic xám.
Các kiểu địa hình nói trên đã tạo cho Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh
Cửu có sự đa dạng về khí hậu và phân bố thành phần thực vật có nhiều điểm độc
đáo so với các vùng lân cận khác.
2.1.3 Đá mẹ - Thỗ nhưỡng
2.1.3.1 Đá mẹ
Theo tài liệu về tài nguyên đất của tỉnh Đồng Nai thì đất ở đây được hình thành
trên các nhóm đá như:
-

Đá mácma kiềm và trung tính, đại diện là đá Basalt.


-

Đá kết tinh chua như Granit.

-

Đá biến chất giàu Mica và đá trầm tích hạt thô như phiến thạch và sa thạch.

-

Đất phù sa cổ.

2.1.3.2 Thỗ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bàn đồ đất tỉ lệ 1/50.000 (năm 2003) của
Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam cho thấy toàn huyện Vĩnh
Cửu có 6 nhóm đất chính và 11 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất đỏ vàng có
diện tích lớn nhất: 81.058ha, chiếm 74,23% diện tích tự nhiên (DTTN), nhóm đất
phù sa có diện tích 7.478ha chiếm 6,85% DTTN, nhóm đất đen có 3.229ha chiếm
2,96%, nhóm đất xám có 1.603ha chiếm 1,47%, nhóm đất trơ sỏi đá có 225ha chiếm
0,2%. Do có hồ Trị An nên diện tích sông suối và mặt nước chiếm một diện tích
đáng kể: 15.606ha (14,29%DTTN).
Trong khu vực Khu BTTN & DT Vĩnh Cửu có các nhóm, loại đất chính sau:
(1) Nhóm đất đen:
Trong Khu BTTN & DT Vĩnh Cửu có loại đất nâu thẫm trên bazan (Ru),
phân bố diện tích nhỏ ở TK 13A (xã Phú Lý).

4



Đất đen thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu ( bắp, đậu đỗ, rau…), cây
công nghiệp ngắn ngày ( thuốc lá, bông vải, đậu nành…) và các loại cây ăn trái.
Những địa hình thấp có khả năng tưới nên dành cho việc trồng lúa hoặc lúa + màu.
(2) Nhóm đất xám
Đất được hình thảnh chủ yếu trên phù sa cổ, một số hình thành trên đá phiến sét,
phân bố trên các dạng địa hình đồi thuộc TT Vĩnh An, Trị An, Bình Lợi, Thạnh
Phú, Tân An và Vĩnh Tân.
Đất xám ở địa hình cao thoát nước, có tầng đất hữu hiệu dày > 70 - 100 cm,

-

ưu tiên cho việc trồng các cây dài ngày như cao su, điều, cây ăn trái. Đồng thời có
thể trồng các cây hàng năm như lạc, khoai mì, bắp, các loại đậu đỗ.
Đất xám địa hình thấp, có khả năng tưới, nên ưu tiên cho việc trồng lúa, hoa

màu.
-

Đất xám có tầng đất hữu hiệu mỏng < 30 - 50cm, nên ưu tiên cho việc trồng

và bảo vệ rừng.
Nhìn chung nhóm đất xám của huyện Vĩnh Cửu có tầng đất hữu hiệu rất mỏng
và tập trung nhiều trong lâm phần. Vì vậy đất xám sử dụng chính cho sản phẩm
lâm nghiệp.
Trong khu BTTN & DTLS Vĩnh Cửu có loại đất xám gley (Xg) phân bố tập
trung khu vực Bả Hào thuộc các TK 105,108,110,114.
(3) Nhóm đất đỏ
Đất đỏ thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê,
caosu, tiêu. Tuy vậy, ở Vĩnh Cửu, đất đỏ hầu hết nằm trong lâm phần. Vì vậy, đất
đỏ được sử dụng chính cho sản xuất lâm nghiệp.

Trong khu bảo tồn Vĩnh Cửu có 3 loại đát thuộc nhóm này gồm: đất nâu
vàng trên phù sa cổ ( Fp) có diện tích nhiều nhất, phân bố tập trung ở xã Mã Đà và
Hiếu Liêm, đất nâu đỏ trên bazan (Fk) phân bố chủ yếu phái Bắc xã Phú Lý,
ĐakLua ( xem: bản đồ đất kèm theo dự án).
Nhìn chung, đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hóa
diển ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng đất còn chưa

5


tốt và tương đối thuận lợi cho công tác nông- lâm nghiệp, thành phần cơ giới chủ
yếu là sét pha cát.
2.1.4 Khí hậu, thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu
Khu BTTN & DTLS Vĩnh Cửu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, phân mùa rõ rệt và nhiệt độ cao đều trong năm.
Do nằm ở vĩ độ thấp, khu vực Vĩnh Cửu nhận được nhiều năng lượng bức xạ
mặt trời và ít bị ảnh hưởng của gió mủa Đông Bắc. Do đó nhiệt độ không khí trung
bình trong năm cao, với nhiệt độ bình quân 25 - 270C, chênh lệch nhiệt nđộ giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ có 4,20C. Nhiệt độ trung bình tối cao giữa
các tháng là 29 -350C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong năm từ 18 - 250C.
Tổng tích ôn tương đối cao ( 9000 - 97000C) và phân bố đều theo mùa.
Vĩnh Cửu có lượng mưa bình quân năm tương đối cao (2000 -2800mm) và
phân hóa theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
-Mùa khô kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất
thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa của cả năm, trong khi đólượng bốc hơi
rất cao, chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
- Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng
mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Chỉ riêng 4 tháng mưa rất lớn, lượng mưa
đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp

hơn mùa khô.
Phân bố mưa theo không gian, có thể phân thành 3 vành đai chính:
(i) Vành đai phía Bắc giáp Bình Phước có lượng mưa rất cao > 2800 mm và có số
ngày mưa 150 - 160 ngày.
(ii) Vành đai trung tâm huyện có lượng mưa 2400 - 2800 mm và số ngày mưa trong
năm lá 130 – 150 ngày.
(iii) Vành đai phí Nam có lượng mưa thấp nhất nhưng vẫn có trị số 2000 – 2400
mm.

6


2.1.4.2 Thủy văn
Khu BTTN & DTLS Vĩnh Cửu chịu ảnh hưởng của hệ thống sông, hồ như
sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới khu BTTN
& DTLS Vĩnh Cửu với tỉnh Bình Phước.
- Phía Tây có sông Bé, là ranh giới Khu BTTN & DTLS Vĩnh Cửu với tỉnh Bình
Dương.
- Phía Đông và Nam giáp hồ Trị An có diện tích 285 km2, là hồ dự trữ và cung cấp
nước cho hoạt động của nhà máy thủy điện Trị An với công suất 400 MW. Ngoài ra
trên địa bàn còn có hồ Bà Hào trên 400 ha và hồ Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định
mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu và công tác PCCCR của
đơn vị.
- Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ
vào hồ Trị An và Sông Bé như: suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà
Hào…Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô.

2.1.5 Thực vật
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây hồ Trị

An, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km với nhiều thắng cảnh du lịch như Rừng, Hồ,
Khu di tích lịch sử, Khu di tích văn hóa. Đặt biệt nó có nguồn rừng tự nhiên phong
phú. Tổng diện tích tự nhiên của khu bảo tồn tự nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu là
68.788ha với 77 lô rừng trong đó rừng tự nhiên chiếm 52.245ha với quần xã thực
vật bao gồm 614 loài, 390 giống, 111 họ, 70 bộ của 6 hệ thực vật.

7


2.2 Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử (tiểu khu 92 – huyện Vĩnh
Cửu)
2.2.1 Vị trí

Hình 2.1: Vị trí tiểu khu 92 của khu bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
2.2.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu
Chế độ khí hậu, thủy văn chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu, thủy văn của
huyện Vĩnh Cửu
2.2.3 Tiềm năng phát triển
Hiện nay, Tiểu khu 92 đang nằm trong dự án phát triển du lịch sinh thái của huyện
Vĩnh Cửu. Phát triển du lịch sinh thái toàn vùng: tham quan khu bảo tồn thiên
nhiên, di tích chiến tranh…

8


Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG –
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU
3.1 Mục tiêu đề tài
Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý với phần mềm Mapinfo để xây dựng dữ

liệu địa lý phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn cây quý hiếm, công tác kiểm lâm
cũng như phục vụ nhu cầu du lịch tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử
Vĩnh Cửu.
Đưa ra những phương pháp quản lý hiệu quả và bảo vệ nguồn gỗ quý trong
khu rừng tự nhiên.
Cung cấp thông tin dữ liệu cho hoạt động du lịch sinh thái phát triển.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, tự nhiên, môi trường của các cán bộ,
cộng đồng địa phương trong và xung quanh khu rừng. Cũng như các người có liên
quan khác như sinh viên-học sinh, khách du lịch, các nhà chuyên môn…
3.2 Nội dung đề tài
Để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài nghiêm cứu được thực hiện với các nội dung
sau:
 Xây dựng dữ liệu địa lý (không gian và thuộc tính)
Sau khi thu thập số liệu, dữ liệu về cây gỗ trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di
Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu và điều tra từ thực địa, tiến hành xây dựng các lớp dữ liệu
không gian và thuộc tính liên quan đến hiện trạng mảng xanh.
 Khai thác dữ liệu
Sau khi xây dựng các lớp dữ liệu, tiến hành sử dụng chức năng truy vấn dữ liệu của
GIS để khai thác, tổng hợp thông tin cần thiết cho nhà quản lý.

9


 Biên tập và kết xuất bản đồ
Từ các dữ liệu đã có, tạo các bản đồ theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm phục vụ
cho nhu cầu về dịch vụ du lịch tại đây.
3.3 Phương pháp nghiêm cứu
3.3.1 Xây dựng dữ liệu
3.3.1.1 Ngoại nghiệp
+Thu thập số liệu về các dữ liệu thuộc tính và không gian đã có tại khu bảo tồn

thiên nhiên & di tích Vĩnh Cửu.
+ Khảo sát thực địa , xác định vị trí, định danh các loại cây quý hiếm cần quản lý và
bảo tồn tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai.
+Điều tra, thu thập ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản lý tại Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai.
3.3.1.2 Nội nghiệp
Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ trong quá trình điều tra ngoại nghiệp, ta tiến
hành xử lý các dữ liệu thu được.
+ Dựa trên các số liệu thu thập được về vị trí, tọa độ địa lý của các loài cây, đăng ký
khai báo tọa độ với hệ quy chiếu (Projection) của bản đồ là: Vn 2000.
+ Dựa trên tọa độ địa lý đã có ta tiến hành xây dựng các dữ liệu không gian cho lớp:
Vị trí cây rừng sinh thái, giao thông khu bảo tồn…Song song với quá trình tạo dữ
liệu không gian ta cũng tạo dữ liệu thuộc tính trực tiếp cho các lớp này.
+ Dựa trên số liệu thu được về hiện trạng cây gỗ phân bố trong khu bảo tồn, tiến
hành nhập dữ liệu trên phần mền Mapinfo 9.0.
+ Xây dựng thông tin thuộc tính cho từng loài thực vật tại khu bảo tồn dưới dạng
Word (.doc) sau đó liên kết với Mapinfo (bằng chức năng Hotlink trong Mapinfo).
3.3.2 Khai thác dữ liệu và trích xuất thông tin
Việc khai thác và trích xuất thông tin nhằm đáp ứng được các yêu cầu đưa ra thông
tin phục vụ cho công tác quản lý một cách dễ dàng hơn.

10


Với chức năng truy vấn (Query) trong Mapinfo sẽ giúp nhà quản lý đưa ra thông tin
cần quan tâm khi nhập điều kiện của thông tin cần tìm kiếm vào các mục tương
ứng. Ta có loại truy vấn sau:
+ Truy vấn theo thuộc tính

11



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Xây dựng dữ liệu
4.1.1 Xây dựng dữ liệu không gian
Việc xây dựng dữ liệu không gian dựa trên “ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĨNH CỬU TIỂU KHU 92” do Hạt
Kiểm Lâm Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Vĩnh Cửu cung cấp dưới dạng file mapinfo
(.TAB)

Hình 4.1: Bản đồ Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên & Di Tích Lịch Sử Vĩnh Cửu tiểu khu
92 dạng Mapinfo (.TAB)
+ Chọn Projection là: Vn2000
+ Số hóa lớp bản đồ

12


+ Tiến hành số hóa lớp
1)

Vi_tri_cay_rung_sinh_thai (Vị trí cây rừng sinh thái)
4.1.2 Xây dựng dữ liệu thuộc tính
1) Crung_sinhthai: thể hiện vị trí tập trung của các loài cây gỗ chính của tiểu khu
92 thuộc khu bảo tồn tự nhiên và di tích lịch sử Vĩnh Cửu
- STT: Số thứ tự, kiểu số nguyên (Integer).
- Khoanh: Khoảnh, kiểu số nguyên (Integer).
- Tieu_khu: Tiểu khu, kiểu số nguyên (Integer).
- Ten_tram: Tên trạm, kiểu kí tự (Character).

- Ten_cay_khong_dau (Tên cây không dấu): tên loài cây, kiểu kí tự (Character).
- Ten_kh (Tên khoa học): Tên khoa học của cây, kiểu kí tự (Character).
- Thuoc_ho (Thuộc họ): Họ của cây, kiểu kí tự (Character).
- Hotlink: liên kết trực tiếp đến file chứa dữ liệu hình ảnh và nội dung cần quan tâm,
kiểu kí tự (Character).
- So_hieu_anh: Số hiệu ảnh chụp, kiểu số nguyên (Integer).
- Ma_so_cay: Mã số cây rừng, kiểu số nguyên (Integer).
- Toado_X: Kinh độ
- Toado_Y: Vĩ độ
- Cach_tuyen_duong_chinh (Cách tuyến đường chính): khoảng cách của cây đến
tuyến đường chính, kiểu số nguyên (Integer).
- Cach_tuyen_duong_nhanh (Cách tuyến đường nhánh): khoảng cách của cây đến
tuyến đường nhánh, kiểu số thập phân (Decimal 5,1).
- Cay_ban_dia (Cây bản địa): Loài cây phổ biến tại khu vực.
- Cay_quy_hiem (Cây quý hiếm): Loài cây quý hiếm tại khu vực.
- Cvi_cm: Chu vi 1m3 của cây, kiểu số nguyên (Integer).
- D1_3cm: Đường kính 1m3 của cây (cm), kiểu số nguyên (Integer).
- Hvn_m: Chiều cao vút ngọn của cây (m), kiểu số nguyên (Integer).
- Hdc_m: Chiều cao dưới cành của cây (m), kiểu số nguyên (Integer).
- R1, R2, R3, R4: Bán kính tán cây theo 4 hướng (m), kiểu số nguyên (Integer).

13


- Than_canh (Thân cành): Đặc điểm thân cành cây, kiểu kí tự (Character).
- Goc (Gốc): Đặc điểm gốc cây, kiểu kí tự (Character).
- Than_thang, Than_cong_queo, Than_nghieng (Thân thẳng, Thân cong queo, Thân
nghiêng): Đặc điểm của thân cây, kiểu kí tự (Character).
- Re_noi, Re_long_mang, Re_banh_ve (Rễ nổi, Rễ lòng máng, Rễ bành vè): Đặc
điểm của rễ cây, kiểu kí tự (Character).

- Huong_nghieng (Hướng nghiêng): Hướng nghiêng của cây, kiểu kí tự (Character).
- Loai_dat (Loại đất): FP (đất phù xa cổ nâu đỏ), kiểu kí tự (Character).
- Suc_song (Sức sống): Tình hình sinh trưởng của cây, kiểu kí tự (Character).
- Do_cao_m (Độ cao m): Độ cao tại vị trí của cây so với mực nước biển, kiểu số
nguyên (Integer).
- Bieu_hien_sau_benh (Biểu hiện sâu bệnh): Tình hình sâu bệnh hại của cây, kiểu kí
tự (Character).
- KG_sinh_truong_tu_do (Không gian sinh trưởng tự do): Không gian sinh trưởng
của cây tự do, kiểu kí tự (Character).
- KG_sinh_truong_bi_chen_ep (Không gian sinh trưởng bị chèn ép): Không gian
sinh trưởng của cây bị chèn ép, kiểu kí tự (Character).
- Nam_dieu_tra: Năm điều tra cây rừng, kiểu số nguyên (Integer).
- Don_vi_dieu_tra: Đơn vị điều tra, kiểu kí tự (Character).
Ví dụ:

STT

Khoanh

Tieu_khu

Ten_tram

008

8

92

Rang Rang


Ten_cay_khong_dau

Ten_kh

Thuoc_ho

Hotlink

Cam

Parinari annamensis

ROSACEAE

v/Cam.doc

So_hieu_anh

Ma_so_cay

Toado_X

Toado_Y

8

8

723,028


1,254,127

14


Cach_tuyen_duong_chinh Cach_tuyen_duong_nhanh Cay_ban_dia
8

0

Cay_quy_hiem Cvi_cm D1_3cm Hvn_m Hdc_m
138

Than_canh Goc

44

24

16

R1 R2 R3 R4
3

3

4

4


Than_thang Than_cong_queo Than_nghieng
x

Re_noi

Re_long_mang

x

Re_banh_ve Huong_nghieng

Loai_dat

x

FP

Tay

Suc_song

Do_cao_m Bieu_hien_sau_benh KG_sinh_truong_tu_do

B

69

Khong


Nam_dieu_tra

Don_vi_dieu_tra

2009

HKLKBTTNVC

x

4.2 Khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý
4.2.1 Truy vấn dữ liệu về Vị trí cây rừng sinh thái của tiểu khu 92
Truy vấn dựa trên dữ liệu thuộc tính
Ví dụ: Nhà quản lý muốn biết thông tin về cây ”Xuân thôn” trong tiểu khu 92
- Thông tin truy vấn sẽ dựa trên dữ liệu của lớp: Crung_sinhthai
- Các bước truy vấn dữ liệu trong Mapinfo cụ thể như sau:
+ Ta chọn Query/Select. Xuất hiện bảng Select.
* Mục Select records from table: Crung_sinhthai
* Chọn Assist, xuất hiện bảng Expression

15


> Mục Type an expresstion: Ten_cay_khong_dau=”Xuan thon”
> OK
> OK

- Kết quả truy vấn sẽ được hiện ra như hình sau

Hình 4.2: Kết quả truy vấn thông tin về cây “Xuân thôn”.


Truy vấn nhiều thuộc tính
Ví dụ: Nhà quản lý muốn biết thông tin về loài cây có “D1_3cm >100 và
Than_thang” trong tiểu khu 92
- Thông tin truy vấn sẽ dựa trên dữ liệu của lớp: Vi_tri_cay_rung_sinh_thai
- Các bước truy vấn dữ liệu trong Mapinfo cụ thể như sau:
+ Ta chọn Query/Select. Xuất hiện bảng Select.
* Mục Select records from table: Vi_tri_cay_rung_sinh_thai
* Chọn Assist, xuất hiện bảng Expression
> Mục Type an expresstion: “D1_3cm >100 And Than_thang = “x””

16


×