Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

123doc phan tich quan diem cong nghiep hoa hien dai hoa gan voi phat trien nen kinh te thi truong dinh huong xhcn hoi nhap kinh te quoc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.12 KB, 9 trang )

2/ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN LIỀN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Câu hỏi: Phân tích quan điểm Công nghiệp hóa , Hiện đại hóa gắn với
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN & hội nhập kinh tế quốc
tế . Theo anh chị VN phải làm thế nào để thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Trả lời:
Quan điểm Công nghiệp hóa , Hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN & hội nhập kinh tế quốc tế:
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải xây dựng cơ sở vật
chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ
quan trọng đó, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tức là
chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp văn
minh.
Thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyển toàn bộ nền sản
xuất xã hội từ lao động thủ công là chính sang lao động với phương tiện và
phương pháp tiên tiến có năng suất cao.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn
cầu hoá kinh tế, chúng ta phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Nền kinh tế
độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối, chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, không lệ thuộc vào những điều kiện kinh tế chính trị do người khác áp đặt, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức
1


tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế…có năng lực nội sinh về khoa học
và công nghệ; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi
trường…Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập


kinh tế quốc tế và khu vực, từ đó phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo quy luật chung nhất về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì bất cứ sự thay đổi nào của quan hệ
sản xuất, cũng đều là kết quả tất yếu sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong suốt cả quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước
ta rất chú trọng ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, nhiều ngành kinh tế được
đầu tư, từng bước hiện đại. Mặt khác, chúng ta cũng không coi nhẹ việc xây
dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp. Thực tế những năm vừa qua,
trong nông nghiệp, nông thôn, sự thích ứng giữa trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất mới đã tạo ra những bước phát triển quan
trọng trong khu vực kinh tế này.
Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, Đảng ta chỉ rõ phải phát
huy cao độ nội lực, coi nội lực là quyết định, nhưng không được coi nhẹ nguồn
ngoại lực, tranh thủ nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý…
được xem là nguồn bổ sung quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách
chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới, thuận lợi trong việc mở
rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong nước (những mặt hàng có lợi thế). Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững,
2


điều này cần phải được quán triệt trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế, cả trước mắt cũng như lâu dài.
Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ và cải thiện môi trường.
Khái niệm phát triển ngày nay được nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện
hơn. Ngoài chỉ số về tăng trưởng kinh tế (thu nhập bình quân đầu người), phát
triển còn bao hàm nhiều chỉ số quan trọng khác về những giá trị văn hoá và
nhân văn.
Đối với nước ta, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội,
nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và cải
thiện môi trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói, giảm
nghèo…phải được thực hiện ngay trong từng bước đi của quá trình phát triển.
Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, điều đó được quán triệt trong
việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh.
Kinh tế phát triển tạo cơ sở để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.
Quốc phòng, an ninh mạnh tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội
nhanh và bền vững.
Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch chống chủ nghĩa xã hội vẫn
không ngừng chạy đua vũ trang. Hoà bình, ổn định đối với từng quốc gia luôn
luôn bị đe doạ. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác, cần
nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tăng
cường quốc phòng, an ninh.
Để thu hút đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần:

3


Một ưu tiên hàng đầu về chính sách là phải nỗ lực khắc phục các rào cản
đối với việc giải ngân cho các dự án FDI hiện tại. Thủ tục hành chính và giải
phóng mặt bằng luôn luôn là một rào cản rất lớn đối với việc triển khai các dự
án FDI.

Một số nhà đầu tư cao ốc văn phòng cho biết, cùng một dự án như nhau,
nếu ở Trung Quốc hay Thái Lan chỉ cần 1-2 năm để hoàn tất dự án thì ở Việt
Nam thường phải tốn gấp đôi thời gian này vì thủ tục hành chính phiền hà và
vô số phức tạp nảy sinh trong việc giải phóng mặt bằng. Theo kinh nghiệm của
các nước khác, thay vì để nhà đầu tư tự đứng ra đền bù, giải tỏa mặt bằng thì
nhà nước (mà cụ thể là chính quyền địa phương) cần thực hiện những hoạt
động này, sau đó mới tiến hành đấu thầu hay đấu giá một cách công khai và
cạnh tranh.
Các doanh nghiệp FDI đã và đang kêu ca rất nhiều về thực trạng thiếu lao
động, đặc biệt là lao động quản lý và có kỹ năng, nhưng cho đến nay vấn đề
này vẫn chưa được khắc phục. Nếu như Việt Nam muốn thu hút FDI vào những
ngành công nghệ cao, có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn thì không được phép
lặp lại tình huống của Intel khi công ty này chỉ tuyển được 40 nhân viên từ
2.000 cử nhân của 5 trường đại học kỹ thuật lớn nhất Việt Nam. Đáng tiếc là
trong gói kích cầu thứ hai của Chính phủ, giáo dục và đào tạo lại không phải là
một lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất trung hạn 4%.
Cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải cũng là một yếu tố làm nản lòng các nhà
đầu tư. Tình trạng mất điện đột ngột không được báo trước, nhiều tuyến giao
thông huyết mạch thường xuyên tắc nghẽn, hàng hóa bị ách tắc ở cảng... là
những điều đã được phản ảnh đi phản ảnh lại nhiều lần nhưng vẫn không hề
được cải thiện.
Thêm vào đó, với giá nhiên liệu biến động khó lường, có thể nhiều nhà
đầu tư sẽ phải định vị lại địa điểm đầu tư lại gần những thị trường tiêu thụ

4


chính để giảm chi phí vận chuyển, và khi ấy Việt Nam có thể không tận dụng
được một số lợi thế sẵn có của mình. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng để
giảm chi phí cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là yêu

cầu cấp bách không chỉ để thu hút thêm dự án FDI mới mà còn để giữ chân
những dự án hiện hữu.
Mối liên kết lỏng lẻo giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế nội địa cũng là
một điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam. Bằng chứng rõ ràng là công nghệ phụ
trợ của chúng ra rất yếu, và trong nhiều lĩnh vực, để có thể xuất khẩu được thì
cần phải nhập khẩu tới 70-80% nguyên vật liệu từ nước ngoài. Điều này một
mặt hạn chế tác dụng lan tỏa tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong
nước, mặt khác tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Lượng vốn FDI là một chỉ tiêu quan trọng, nhưng hiệu quả của FDI mới
thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dòng vốn FDI đổ vào càng nhiều thì
chúng ta lại càng phải biết chọn lọc sao cho dòng vốn này đóng góp một cách
hiệu quả nhất vào sự phát triển của đất nước.
Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho những dự án FDI tạo ra
sức lan tỏa mạnh mẽ về công nghệ, quản trị, và kỹ năng; đồng thời cần hết sức
thận trọng trước những dự án chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên
nhiên (vốn hữu hạn và ngày càng khan hiếm) và dứt khoát ngăn chặn những dự
án tổn hại đến môi trường vì cái giá phải trả của các thế hệ tương lai có thể lớn
hơn nhiều lần một vài mối lợi trước mắt.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, nên khuyến khích những dự án có
khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để giúp cân bằng cán cân thanh toán, đồng thời
cũng cần ngăn chặn những dự án mang tính đầu cơ để giảm thiểu những rủi ro
tiềm tàng.
Trong phúc có họa. Thời kỳ FDI sôi động vừa qua đã làm cả nền kinh tế
phấn khích với những thành tích thu hút FDI ngoạn mục mà quên mất những
5


nhược điểm nghiêm trọng có tính cơ cấu của việc thu hút FDI ở Việt Nam. Cụ
thể là bên cạnh việc quá phụ thuộc vào FDI như đã phân tích ở trên thì cũng cần
phải thấy là "thành tích" thu hút FDI hơn 60 tỷ USD trong năm 2008 chủ yếu là

do chúng ta quá hào hứng với những siêu dự án liên quan trực tiếp hay gián tiếp
đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (bao gồm đất đai, bờ biển, dầu khí)
mà lãng quên những dự án sản xuất hay dịch vụ như ngân hàng, công nghiệp
nhẹ, nông-lâm-ngư nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Không những thế, sự
phấn khích này cũng làm chúng ta trở nên quá dễ dãi với những đánh giá môi
trường, không chú trọng đúng mức tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng
giáo dục và dạy nghề, thủ tục hành chính liên quan đến FDI
Nếu như trong phúc có họa thì trong họa cũng có phúc. Thời kỳ FDI trầm
lắng hơn như hiện nay cũng là lúc các nhà hoạch định chính sách FDI có điều
kiện ngồi lại một cách điềm tĩnh để đánh giá một cách cẩn thận những gì mình
đã làm được và những gì cần tiếp tục hoàn thiện để có thể cải thiện môi trường
kinh doanh và trên cơ sở đó duy trì và thu hút các dự án FDI một cách bền vững
và hiệu quả nhất. Trên phương diện này, nghiên cứu mới đây của KPMG - một
công ty tư vấn hàng đầu thế giới - về các yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn
địa điểm đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích
3/ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA PHẢI LẤY NGUỒN LỰC
CON NGƯỜI LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ
BỀN VỮNG
Tại sao lại lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững?

 Nguồn lực con người: Là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần,
đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của
con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi
chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là
6


chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.

 Phát triển nhanh và bền vững: Là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng tổn hại đến nhu cầu tương lai”. Phát triển bền vững là một
sự phát triển triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi
trường, không được xem nhẹ cực nào.
 Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
- Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của
một quốc gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 nguồn lực chủ yếu:
vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính
trị và quản lý nhà nước trong đó, nguồn lực con người được coi là yếu
tố cơ bản, quyết định nhất, vì:
• Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua
nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng.
• Nguồn lực con người là một nguồn lực dồi dào, càng dùng càng
phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn
dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa
học và công nghệ, khoa học quản lí, và đội ngũ công nhân lành
nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đòi hỏi nguồn nhân lực cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về
cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ mới.
 Về kinh tế: Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng
kinh tế nhanh và ổn định. Để có tăng trưởng kinh tế phải có
các nhân tố tất yếu : nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các
yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Bởi vì
về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới
góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện
tại và tương lai. Vai trò của người lao động được V.I.Lênin
nhấn mạnh là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại. Con


7


người là một đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất. Nếu
người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học - kĩ
thuật năng suất lao động sẽ cao hơn.
 Con người vừa là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực
vừa là khách thể khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho
sự phát triển kinh tế-xã hội. Đầu tư cho phát triển nguồn lực
con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc
khai thác sử dụng các nguồn lực khác.
 Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư
cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư
cho phát triển con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại
sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng
thụ các lợi ích của sự phát triển. Kinh tế tăng trưởng mang lại
sự giàu có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích
đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người.
 Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát
triển kinh tế.
 Về xã hội: Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, lấy chỉ số phát
triển con người làm mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã
hội. Ở đây, vị trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách
là mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của
phát triển bền vững chủ yếu không phải là tạo ra nhiều hàng
hóa, của cải mà nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con
người, không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, giới tính, vùng
miền.

 Vậy, để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con người một
cách bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của con người để
họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

8


 Từ thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua Đảng ta đã rút ra bài học
kinh nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới : Phát triển
nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững. Quan điểm của Đảng đã thể
hiện sự quan tâm đặc biệt tới con người trước hết và trên hết phải nêu cao
vai trò của con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động
cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên; là phương tiện, là động lực cơ bản của
tăng trưởng kinh tế đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển kinh tếxã hội. Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với những
tuyên bố quốc tế về phát triển bền vững, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầu
lấy con người là trung tâm của sự phát triển.

9



×