Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH TRÍCH TỪ QUÁ TRÌNH Ủ LỤC BÌNH ĐỂ LÀM PHÂN BÓN PHUN CHO CÂY KHOAI MỠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 51 trang )

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH TRÍCH TỪ QUÁ TRÌNH Ủ LỤC BÌNH
ĐỂ LÀM PHÂN BÓN PHUN CHO CÂY KHOAI MỠ

Tác giả

Nguyễn Văn Tấn Tài

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Hoá Học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Lê Trọng Hiếu

Tháng 8/ 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Con kính thành biết ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và hết lòng yêu
thương, tạo điều kiện cho con có được như ngày hôm nay. Xin cám ơn các anh chị em
trong gia đình đã động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường đai học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền
đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
Th.S Lê Trọng Hiếu đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cám ơn cậu Bùi Thanh Phương đã cho con làm thí nghiệm trên đất của cậu.
Xin cám ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp DH05HH đã giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.


T.p Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Người viết

Nguyễn Văn Tấn Tài

ii


TÓM TẮT
Nguyễn Văn Tấn Tài, lớp DH05HH, Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học trường đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, niên khoá 2005 – 2009.
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng dịch trích từ quá trình ủ lục bình để làm phân bón
phun cho cây khoai mỡ”.
Đề tài được thực hiện tại xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, từ
tháng 01 năm 2009 đến 30 tháng 7 năm 2009, dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê Trọng
Hiếu, Bộ Môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả đề tài:


Hàm lượng dinh dưỡng trong dịch trích từ quá trình ủ lục bình

Trong dịch trích lục bình tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng và có hàm
lượng N (0,9%), P2O5 (1,3%), K2O (1,15%) và acid humic (6,47%) tương đối cao. Đây
là loại phân tốt, dễ làm, chi phí thấp và đồng thời giảm được tác hại của lục bình.
 Năng suất khoai mỡ
NT1 (12,67 kg), NT2 (13 kg), NT3 (16 kg), NT4 (17,33 kg), NT5 (26,33 kg),
NT6 (30 kg) và NT7 (32,33 kg).
Các NT1, NT2, NT3 và NT4 chỉ phun dịch trích lục bình thì năng suất không
cao bằng NT5 có bón phân theo nông dân.
NT6 và NT7 bón phân theo nông dân và phun thêm dịch trích lục bình có năng

suất cao hơn NT5, NT7 bón phân theo nông dân và có phun thêm 100% dịch trích lục
bình có năng suất cao nhất.
 Hiệu quả kinh tế
Chi phí ở các NT5, NT6 và NT7 có cao hơn các NT còn lại, nhưng vì năng suất
cao nên lợi nhuận cũng cao hơn. Trong đó NT7 có năng suất cao nhất.

iii


ABSTRACT
Nguyen Van Tan Tai,DH05HH class, Chemical Engineering genre, Nong Lam
university, Ho Chi Minh city, school years 2005 to 2009.
The theme “ Reseach, to use translate excerpts from Eichhornia crassipes cover
process to fertilizer, give to Dioscorea alata Linn”.
The theme did in Thuy Tay comune, Thanh Hoa dictric, Long An province, to
02/01/2009 to 30/07/2009, by MA. Le Trong Hieu to lead.
Result:
 Nutrient content in translate excerpts from Eichhornia crassipes
cover process
Translate excerpts from Eichhornia crassipes cover process have nutrients full
and content: N (0,9%), P2O5 (1,3%), K2O (1,15%) and acid humic (6,47%) high
relative. This is fertilizer well, easy, expenditure low and Eichhornia crassipes to die.
 Dioscorea alata Linn productivity
NT1 (12,67 kg), NT2 (13 kg), NT3 (16 kg), NT4 (17,33 kg), NT5 (26,33 kg),
NT6 (30 kg) and NT7 (32,33 kg).
NT1, NT2, NT3 and NT4 only use translate excerpts, productivity low NT5.
NT7 have highesd productivity.
 Economic effect

To spend in NT5, NT6 and NT7 more than NT1, NT2, NT3 and NT4, but

economic effect high. NT7 economic effect highest.

iv


MỤC LỤC
Trang
i

Trang tựa
Cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Abstract

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii


Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

x

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặc vấn đề

1

1.2 Mục tiêu

1

1.3 Yêu cầu đề tài

2

1.4 Giới hạn đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây khoai mỡ


3

2.1.1 Giới thiệu về cây khoai mỡ

3

2.1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ

3

2.1.1.2 Mô tả hình dạng

3

2.1.2 Quy trình trồng cây khoai mỡ

4

2.1.2.1 Mùa vụ trồng chính

4

2.1.2.2 Chuẩn bị đất trồng

4

2.1.2.3 Chuẩn bị giống

5


2.1.2.4 Kỹ thuật trồng

6

2.1.2.5 Chăm sóc

6

2.1.2.6 Phòng trừ sâu bệnh

7

2.1.2.7 Thu hoạch và bảo quản

8

2.3 Cây lục bình

10

2.2.1 Nguồn gốc xuất xứ

10
v


2.2.2 Đặc điểm thực vật

11


2.2.3 Lợi ích của cây lục bình

11

2.2.4 Tác hại của cây lục bình

13

2.3 Phân bón lá

12

2.3.1 Định nghĩa

12

2.3.2 Đặc điểm và ưu điểm

13

2.3.3 Vai trò các chất trong phân bón lá

14

2.3.4 Sử dụng phân bón lá

18

2.3.5 Lưu ý khi sử dụng phân bón lá


18

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

19

3.2 Thời tiết của khu vực thí nghiệm

19

3.3 Vật liệu thí nghiệm

20

3.4 Phương pháp thí nghiệm

20

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

20

3.4.2 Ủ lục bình

21

3.4.3 Trồng khoai mỡ


21

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

21

3.5.1 Quá trình ủ lục bình

21

3.5.2 Quá trình trồng khoai mỡ

22

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

22

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ủ lục bình

23

4.1.1 Biến đổi thể tích hố ủ và khối lượng, thể tích dung dịch ủ từ
lục bình sau khi ủ

23

4.1.2 Hàm lượng N, P2O5, K2O, pH và acid humic trong quá trình ủ


25

4.2 Trồng khoai mỡ

29

4.2.1 Chiều dài củ

29

4.2.2 Đường kính củ

30

4.2.3 Năng suất khoai mỡ

32

4.3 Lượng toán kinh tế

34
vi


Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

35

5.2 Kiến nghị


35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

PHỤ LỤC

37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LLL: Lần lặp lại
NST: Ngày sau trồng
NSU: Ngày sau ủ
NT: Nghiệm thức
VSV: Vi sinh vật

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Liếp trồng khoai mỡ

4

Hình 2.2: Bệnh mục đầu củ ở khoai mỡ


7

Sơ đồ 3.1 Bố trí thí nghiệm

20

Biểu đồ 4.1: Biến đổi thể tích khối ủ theo thời gian

23

Biểu đồ 4.2: Hàm lượng N,P2O5, K2O trong dịch trích theo thời gian

25

Biểu đồ 4.3: Biến đổi hàm lượng acid humic theo thời gian

27

Biểu đồ 4.4 : Sự tăng trưởng chiều dài củ khoai mỡ theo thời gian

29

Biểu đồ 4.5 : Sự tăng trưởng đường kính củ khoai mỡ theo thời gian

30

Biểu đồ 4.6 : So sánh sự tăng chiều dài và đường kính củ khoai mỡ
theo thời gian trồng.


31

Hình 1: Hố ủ lục bình

37

Hình 2: Xác lục bình khi ủ xong

37

Hình 3: Hơm khoai mỡ ươm chuẩn bị trồng

37

Hình 4: Khoai mỡ lúc mới trồng

37

Hình 5: Khoai mỡ được 14 ngày

38

Hình 6: Khoai mỡ trồng 28 ngày

38

Hình 7: Chiều dài củ khoai mỡ NT7

38


Hình 8: Đường kính củ khoai mỡ NT7

38

Hình 9: Chiều dài nữa củ khoai mỡ NT5

39

Hình 10: Đường kính nữa củ khoai mỡ NT5

39

Hình 11: Chiều dài củ khoai mỡ NT1

39

Hình 12: Đường kính củ khoai mỡ NT1

39

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết 8 tháng đầu năm ở Huyện Thạnh Hóa

19

Bảng 4.1: Khối lượng khối ủ và thể tích dịch trích lục bình khi ủ xong 24
Bảng 4.2: Khối lượng và thể tích dịch trích lục bình ủ xong


24

Bảng 4.3: Biến đổi hàm lượng N,P2O5,K2O, pH và acid humic trong
quá trình ủ

25

Bảng 4.4: So sánh dịch trích lục từ lục bình với 1 số loại phân
bón lá khác

28

Bảng 4.5: Mức nhân sinh khối của khoai mỡ

32

Bảng 4.6: Tổng chi, thu và lợi nhuận của việc trồng khoai mỡ

34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, cây khoai mỡ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô, tinh bột cho các
ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc. Cây khoai mỡ còn là nguồn thu

nhập chính của nhiều hộ nông dân ở vùng đất phèn huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An.
Với diện tích trồng cây khoai mỡ 2.067 ha đứng thứ 2 sau diện tích trồng cây lúa ở
huyện Thạnh Hoá. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây khoai mỡ còn quá ít nên nông
dân cây trồng khoai mỡ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời và học hỏi lẫn nhau. Vì
vậy, nên năng suất cây khoai mỡ chưa cao, chi phí cho: phân, thuốc, nhân công và các
chi phí khác ngày càng cao và tăng và giá khoai thấp, làm cho nhiều nông dân có xu
hướng chuyển sang cây trồng khác.
Cùng với vấn đề trên, ngày nay cây lục bình trôi trên sông rất nhiều, gây cản trở
dòng nước chảy, hạn chế giao thông đường thuỷ, chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng,
oxi và ánh sáng với các sinh vật thuỷ sinh. Huyện Thạnh Hóa là huyện thuộc đồng
bằng sông Cửu Long, có sông Vàm Cỏ Đông đi qua, cũng bị tác hại trên, để tìm cách
hạn chế tác hại của cây lục bình gây ra là vấn đề đang rất được quan tâm.
Để giải quyết hai vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Công Nghệ Hoá Học
và hướng dẫn của Th.S Lê Trọng Hiếu, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng dịch
trích từ quá trình ủ lục bình để làm phân bón phun cho cây khoai mỡ “.
1.2 Với mục tiêu của đề tài
 Lấy dịch trích từ quá trình ủ lục bình làm phân phun cho cây khoai mỡ,
làm giảm chi phí sản xuất và góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.
 Tận dụng và đồng thời hạn chế tác hại của lục bình.

1


1.3 Yêu cầu đề tài
 Xác định hàm lượng các chất có trong dung dịch ủ lục bình.
 Đánh giá hiệu quả việc sử dụng dịch trích từ quá trình ủ lục bình phun
cho cây khoai mỡ.
1.4 Giới hạn đề tài
 Chi phí có giới hạn nên không theo dõi các chỉ tiêu về chất củ khoai mỡ.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cây khoai mỡ
2.1.1 Giới thiệu về cây khoai mỡ
2.1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ
Cây khoai mỡ (Dioscorea alata Linn.) là một trong 600 loài của giống
Dioscorea được trồng làm cây lương thực rất lâu đời. Một số loài khác của Dioscorea
cũng được con người trồng, hoặc khai thác từ cây dại để sử dụng như một loại lương
thực như: D. esculenta Burk. (khoai từ), D. hispida Dennt. (củ nần), D. pierrel Prain.
(củ từ nước), D. bulbifera Linn. (khoai rái). Cây khoai mỡ dùng làm lương thực thực
phẩm đã xuất hiện từ lâu đời ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Trên thế giới, cây khoai mỡ được trồng ở 3 vùng chính: Tây Phi, khu vực biển
Thái Bình Dương (kể cả Nhật Bản) và các nước trong vùng biển Caribê.
Tại Việt Nam, cây khoai mỡ được trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh
Long An là một trong những nơi có diện tích cây khoai mỡ lớn nhất và tập trung nhất
2.1.1.2 Mô tả hình dáng
Cây thảo, dạng dây leo dài, thân nhẵn, có hình bốn cạnh và có cánh ở các cạnh.
Lá đơn, hình tim, mọc đối, nhẵn, dài tới 15 cm, rộng 14 cm, có 5 gân, phiến lá
mềm và nguyên.
Hoa mọc gần gốc, thành bông, trục khúc khuỷu và cụm hoa cái thõng xuống.
Quả nang có 3 cánh; hạt có cánh màu nâu đỏ.
Củ to, thường đơn độc và có khi xếp 2-4 củ tuỳ thứ; hình dạng củ rất thay đổi,
hoặc tròn, hoặc hình trụ, dạng con thoi, gần hình cầu, nguyên hay xẻ ngón, mọc sâu
hay lộ thiên, có vỏ tím hay nâu xám và có lông; ruột củ màu trắng, màu ngà, hay có
khi màu tía và chất bột hơi dính.
Cây khoai mỡ là loại cây tương đối chịu phèn. Cây khoai mỡ được trồng bằng

hom từ củ và có thể trồng theo kiểu độc canh. Tuy nhiên để hạn chế các loại bệnh hại
3


nên trồng cây khoai mỡ luân canh với một số cây trồng khác. Điều kiện môi trường tốt
cho sinh trưởng của cây khoai mỡ là: mùa mưa kéo dài và lượng mưa đạt tối thiểu là
1500 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 30oC, đất tơi xốp và tầng canh tác dày.
2.1.2 Quy trình trồng cây khoai mỡ
2.1.2.1 Mùa vụ trồng chính
Khu vực Thạnh Hoá chịu ảnh hưởng của lũ nên mùa vụ trồng và thu hoạch phụ
thuộc nhiều vào mực nước lũ, hàng năm ươm giống vào tháng 9 và trồng vào tháng 11.
Vùng trong đê có thể xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm hơn.
Nếu ươm giống vào tháng 8 thì trồng vào tháng 10. Khi xuống giống cây khoai
mỡ, xem mực nước thủy cấp lên xuống theo triều hoặc mưa nhiều gây nước ngập liếp
phải có điều kiện bơm nước ra ngoài cho cây khoai mỡ sinh trưởng tốt. Yêu cầu mực
nước thấp hơn mặt liếp từ 10 – 15 cm.
2.1.2.2 Chuẩn bị đất trồng
 Lên liếp
Lên liếp là một điều kiện bắt buộc để trồng cây khoai mỡ trên vùng đất phèn
Đồng Tháp Mười. Là cây chịu phèn nên việc đào mương lên liếp được tiến hành một
cách tự nhiên mà không cần áp dụng kiểu cuốn chiếu để tránh phèn như các loại cây
trồng khác.
Kích thước mương liếp phụ thuộc vào đất gò cao hay đất thấp trũng, trung bình
thì:
Kích thướt liếp như: rộng 300 – 500 cm; cao 30 – 60 cm; lối đi 30 – 50 cm.
Kênh tưới: rộng 150 – 200 cm; sâu 60 – 80 cm.
Liếp trồng

Lối đi


Liếp trồng

Mương

Hình 2.1: Liếp trồng cây khoai mỡ

4


 Chuẩn bị đất
Đất trồng phải được làm tơi xốp và dọn sạch cỏ.
Đất củ: vừa thu hoạch khoai vụ này vừa đánh đất trở đất cho tơi xốp, vét sạch
hai bên lối đi, sửa liếp cho bằng phẳng để chuẩn bị cho vụ sau.
Đất mới: dùng xẻng, cuốc trở líp 1 – 2 lần, vừa trở vừa đánh đất cho tơi xốp,
sửa liếp bằng phẳng.
Sau 2 – 3 năm kênh sẽ cạn dần, ta nên vét lại kênh đưa đất lên liếp để đảm bảo
độ cao của liếp và độ sâu của mương.
 Phủ cỏ lên liếp
Phủ cỏ trên liếp để trồng khoai mỡ là rất quan trọng và tốt nhất là dùng cỏ mồm
hoặc cỏ bàng vì hai loại cỏ này lâu bị phân hủy về sau. Tránh trường hợp dùng cỏ năng
hay rơm rạ vì mau bị phân hủy dây khoai sẽ tiếp xúc với đất, các đốt thân sẽ cho nhiều
rễ phụ và củ đeo làm tiêu hao dinh dưỡng và giảm năng suất.
Công việc phủ cỏ được tiến hành trước khi trồng, khi nước lũ vừa rút xuống,
trung bình lớp phủ dày khoảng 3 – 5 cm. Tác dụng của lớp cỏ là:
Giữ ẩm cho đất
Hạn chế cỏ dại
Hạn chế rễ phụ và củ đeo trên các đốt thân.
2.1.2.3 Chuẩn bị giống
Giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nên việc chọn giống và xử lý giống
phải nghiêm ngặt. Trước khi đem ra cắt hom tạo giống, củ giống phải được xủ lý bằng

các lại thuốc sau: Bassa, Aplau, nhằm mục đích diệt sạch các mầm bệnh trên củ giống.
Từ 1kg củ giống có thể tạo được từ 10 – 12 hom giống, các hom giống được
đưa qua xử lý bằng vôi hoặc vôi + ximăng (theo tỉ lệ 1:1). Tác dụng của việc xử lý vôi
là chống lại hiện tượng thối lầy mặt cắt do nấm hoặc vi khuẩn gây ra, sau đó hom
giống được đem đi ủ tro.
Cách ủ như sau
Trãi 1 lớp tro mỏng khoảng 5 cm, sắp một lớp hom giống (lát cắt khoai để làm
giống) và đổ thêm tro ngập lớp mục giống đó, tiếp tục cho lớp hom thứ 2 lên và phủ
tro kín lại. Có thể ủ một lớp hom 2 lớp tro hoặc 2 lớp hom 3 lớp tro.
5


Sau khi ủ 2 – 3 ngày thì tưới nước một lần, nếu ẩm độ cao quá hom sẽ bị thối,
nếu ẩm độ thấp quá hom lâu mọc mầm. Sau 5 – 6 ngày, nếu thấy mặt cắt bị thối thì dở
ra cạo hết lớp thối đó rồi đem ủ trở lại. Sau 20 ngày thì mầm khoai lên khoảng 3 – 5
cm, lúc này có thể mang đem ra trồng. Những hom giống ở đầu củ thì có khả năng
mọc mầm mạnh hơn ở những nơi khác, sau 20 ngày những mục nào chưa lên mầm thì
đem ủ lại, sau 40 ngày những mục không lên mầm sẽ được loại bỏ.
2.1.2.4 Kỹ thuật trồng
Kỹ thuật trồng cây khoai mỡ đơn giản, dao nhọn vén lớp cỏ phủ trên mặt liếp,
xới chổ trồng cho tơi xốp và đặt hom giống xuống (vỏ cây khoai mỡ tiếp xúc với đất,
mặt cắt hướng lên trên). Mật độ trồng 20.000 hom/ha.
Hom cách hom: 50 – 60 cm
Hàng cách hàng: 50 – 60 cm
2.1.2.5. Chăm sóc
 Làm cỏ
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây khoai mỡ chỉ làm cỏ 1 lần, sau đó dây
khoai phủ kín liếp nên liếp không còn cỏ nữa.
 Bón phân
Bón 200 N – 150 P2O5 – 150 K2O

Và nên chia thành từ 3 đến 5 lần bón
Cách bón: hai đợt đầu cây khoai mỡ chưa phủ kín líp ta nên bón theo hốc, các
đợt còn lại ta nên rải đều trên mặt líp, bón phân cần kết hợp với tưới nước để nâng cao
hiệu quả của phân bón.
Tưới nước: khi nước lũ vừa rút ta tiến hành trồng ngay, đất còn ẩm nên nhẹ tưới
ở giai đoạn đầu. Sau đó sang mùa khô nên định kỳ nước tưới 10 – 15 ngày/lần mới
đảm bảo cho cây khoai mỡ phát triển tốt.
2.1.2.6 Phòng trừ sâu bệnh
Ở giai đoạn ủ tro cây khoai mỡ dễ bị tấn công bởi các loại nấm mốc gây hại
mầm nên ta có thể phun vào tro các loại thuốc như: Validacin, Kasai, Kitazin.
Ở giai đoạn ngoài đồng ruộng cây khoai mỡ bị tấn công bỡi sâu ăn lá, rệp sáp,
bệnh bả trầu, bệnh vàng lá, đốm lá và bệnh mục đầu củ. Nhìn chung thì đối với cây

6


khoai mỡ chỉ có hai loại dịch hại sau đây là khó phòng trị: rệp sáp trên củ và bệnh mục
đầu củ được xem là nguy hiểm nhất và thường gây thiệt hại đến năng suất.
 Rệp sáp
Là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây khoai mỡ, cả ấu trùng và
thành trùng đều hút nhựa cây, ở củ làm cho củ cây khoai mỡ không lớn được. Mặt
khác rệp sáp gây hại dưới mặt đất nên ta không thể kiểm soát được bằng thuốc hóa
học. Ở các vùng chuyên canh trồng cây khoai mỡ rệp sáp thường xuất hiện sau một vài
cơn mưa đầu mùa (tháng 3 – 4) và có khả năng lây lan rất nhanh.
 Bệnh mục đầu củ
Đây là bệnh được xem là nguy hiểm nhất trên cây khoai mỡ, ngoài đồng ruộng
bệnh làm giảm năng suất từ 10 – 80%. Sau đó bệnh tiếp tục phát triển hoặc xâm nhập
gây bệnh ngay trong thời gian bảo quản. Bệnh cũng thường xuất hiện sau một vài cơn
mưa đầu mùa (tháng 3 – 4). Đã có nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do
tuyến trùng Pratylenchus sp. gây ra


Hình 2.2: Bệnh mục đầu củ ở cây khoai mỡ
Khi bệnh xuất hiện thì không biểu hiện một triệu chứng nào trên thân lá. Tuyến
trùng là một động vật ký sinh thuộc ngành giun tròn, tấn công cây trồng bằng cách
chích hút dịch tế bào cây, men tiêu hóa, độc tố và các chất bài tiết của chúng thường
tác động vào cây trồng gây ra những triệu chứng nhất định. Ví dụ tuyến trùng
Dytylenchide sp đã làm cản trở sự sinh trưởng của khoai tây, hành tỏi. Tuyến trùng
Meloidogyne sp gây nốt sưng trên rễ của nhiều loại cây trồng như thuốc lá, đậu tương,
7


bầu bí, cây họ đậu về sau rễ cây bị thối rữa cây còi cọc kém phát triển lá úa vàng hoặc
thân lá bị biến dạng.
2.1.2.7 Thu hoạch và bảo quản
Thời gian thu hoạch từ tháng 7 – tháng 8
Khi bảo quản cần chọn nơi khô mát, chất củ khoai mỡ thành đống, khi chất củ
khoai mỡ phải hơi nghiên để tránh đọng nước gây thối hỏng hoặc có thể làm máy che
mưa.
Chú ý: Trong quá trình bảo quản củ khoai mỡ có thể bị tấn công bởi rệp sáp (do
kiến làm môi giới) và bệnh mục đầu củ.
Các loại tuyến trùng gây hại cây khoai mỡ
Người ta đã tìm thấy nhiều giống tuyến trùng luôn có mặt trong đất trồng khoai
mỡ, trong số này các giống nội ký sinh (Endoparassite) được đánh giá là gây hại nhiều
nhất. Có 3 giống được xem là gây hại nhiều cho khoai mỡ là: Scutellonem bradys,
Pratylenchus coffeae và Meloidogyne spp.
 Scutellonema bradys
Đây là tuyến trùng gây ra bệnh “thối khô” trên khoai mỡ. Tuyến trùng này được
tìm thấy ở tất cả các vùng trồng khoai mỡ trên thới giới.
Bệnh xảy ra ở lớp vỏ ngoài và có thể lan sâu vào bên trong từ 1,5 - 2 cm. Ở lớp
này thường có rất nhiều tuyến trùng sinh sống trong đó. Giai đoạn đầu chỗ vết thối của

phần vỏ ngoài xuất hiện một chất nhầy như kem, có màu vàng sáng. Sau đó bệnh tiếp
tục lan đến những nơi khác và thường chỉ lan sâu vào bên trong khoảng 2 cm. Cuối
giai đoạn của bệnh, các mô bệnh chuyển sang màu vàng sẫm, nâu và rồi cuối cùng là
màu đen. Bệnh thường xảy ra trên các củ ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, giai đoạn gần
thu hoạch và đặc biệt là trong thời gian tồn trữ, giai đoạn này thường có sự phối hợp
giữa tuyến trùng và các vi sinh gây bệnh khác làm cho bệnh trầm trọng thêm. Hoàn
toàn không có triệu chứng nào của bệnh thể hiện trên lá, do đó chỉ quan sát phần cây
(dây leo) trên mặt đất sẽ không thể phát hiện được bệnh.
S. bradys là một loại tuyến trùng di trú nội ký sinh có trong đất, trong rễ, và
trong củ. Điều đáng nói là những tuyến trùng khi đã vào trong củ rồi sẽ tiếp tục sinh
sản rất nhanh và bệnh sẽ trầm trọng thêm nhất là giai đoạn sau thu hoạch đưa vào tồn

8


trữ. Trong thời gian tồn trữ từ 4 – 6 tháng số lượng tuyến trùng có trong củ sẽ tăng lên
từ 5 – 8 lần so với số lượng ban đầu (nhiệt độ môi trường tồn trữ khoảng 25 – 32oC).
Tuyến trùng S. bradys có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường rất tốt,
khi trong đất không có ký chủ thích hợp tuyến trùng vẫn có khả năng tồn tại và phát
triển. Do những điều vừa nói ở trên chúng ta cũng thấy rằng củ giống nếu không chọn
lọc kỹ, không loại bỏ những củ đã nhiễm tuyến trùng thì chính củ giống là nguồn phát
tán tuyến trùng rất đáng kể. Phòng trừ tuyến trùng hữu hiệu phải bắt đầu từ khâu chọn
giống .
 Pratylenchus coffeae
Tuyến trùng Pratylenchus coffeae cũng là một loại di tú nội ký sinh giống như
tuyến trùng S. bradys
Tuyến trùng P. coffeae có thể xâm nhập và gây thối vào sâu trong củ so với
tuyến trùng S. bradys, thường từ 5 cm hay sâu hơn. Trên các cây bị nhiễm
Pratylenchus coffeae thì phần thân (dây leo) ở bên trên cũng thường có dấu hiệu cây bị
nhiễm tuyến trùng như: lá vàng sớm, dây còi cọc kém phát triển so với các dây không

bị nhiễm. Do đó có thể quan sát phần dây deo để chẩn đoán tình trạng nhiễm bệnh.
Tuyến trùng P. coffeae rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ môi trường. Tuyến
trùng sẽ ngừng sinh sản nếu nhiệt độ môi trường bảo quản giảm xuống ở khoảng 12 –
13oC.
 Meloidogyne spp
Meloidogyne spp. còn gọi là tuyến trùng gây sưng rễ do các khối u như mụn cóc
mà chúng tạo ra cho củ trong suốt quá trình ký sinh. Đây là giống tuyến trùng có phổ
ký chủ khá rộng, ngoài cây khoai mỡ chúng còn có khả năng gây hại trên rất nhiều
giống cây trồng khác. Meloidogyne có 5 loài khá phổ biến trên thế giới cũng như tại
Việt Nam, M. javanica được đánh giá là nguy hiểm nhất do những thiệt hại về mặt
kinh tế mà chúng gây ra.
Dấu hiệu điển hình rất dễ dàng nhận ra đối với giống tuyến trùng này là những
bướu trên bề mặt của củ. Trong quá trình ký sinh, tuyến trùng này tiết ra những kích
thích tố làm các tế bào tăng trưởng không bình thường về mặt thể tích. Sau thời kỳ
phình to về thể tích của từng tế bào là giai đoạn hình thành các đại tế bào do sự sát
nhập của nhiều tế bào lại với nhau làm cho ô nhiễm bệnh phình to bất thường tạo ra
9


những khối u đặc trưng như đã nói ở trên. Bên trong các khối u này là thân của những
tuyến trùng cái biến dạng từ hình sợi chỉ sang hình như quả lê chứa đầy trứng. Cuối
cùng các trứng này sẽ được phóng thích ra ngoài đất dưới dạng các túi nhày vào thời
điểm các mô của vỏ củ bị hoại hoàn toàn. Những củ bị nhiễm Meloidogyne spp thường
giảm khả năng mọc mầm rất nhanh.
Các biểu hiện bên trên (phần dây leo và lá) cũng có thể quan sát dễ dàng. Các
cây bị nhiễm thường có bộ lá vàng úa, rụng sớm, ngọn không phát triển.
2.3 Cây lục bình
2.2.1 Nguồn gốc xuất xứ
Cây lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) có nguồn gốc từ vùng
Amazon Braxil, trãi dài đến các lục địa Nam Mỹ. Ở Braxil cây lục bình được trồng

làm cảnh. Cây lục bình được mang từ nước ngoài vào làm cảnh ở nước ta từ năm 1905
và đã nhanh chóng lan ra khắp nơi, thường gặp ở những chỗ có nước bị tù hãm hoặc
nơi nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, đầm, mương máng và ven sông.
2.2.2 Đặc điểm thực vật
Cây lục bình hay bèo sen, bèo tây, bèo Nhật Bản, tên khoa học là Eichhornia
crassipes (Mart.) Solms, thuộc họ bèo lục bình (Pontederiacae).
Cây lục bình là cây thuỷ sinh thân thảo, nhưng có khả năng sống trên cạn, thân
không cao và lá có bẹ hình tròn mắt chim. Cây lục bình là cây thân thảo sống nhiều
năm, nỗi trên mặt nước hoặc bám vào đất bùn, mang chùm rễ dài rậm ở phía dưới và
kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống nhiều hay ít chất mùn.
Lá cây lục bình mọc thành hình hoa thị, có cuống phồng lên thành hình phao
nỗi và gân lá hình cung.
Hoa cây lục bình không đều màu, xanh lục hay tím, hoa có 6 phiến không đều
nhau, 6 nhị và bầu có 3 ô; đài và tràng hoa cùng màu, gắn liền với nhau ở phần gốc và
cánh hoa có một đốm vàng. Cây lục bình ra hoa từ mùa hạ cho đến mùa đông, hạt phát
tán theo nước trôi và khả năng nãy mầm có thể duy trì 15-20 năm. Cây lục bình
thường sinh sản vô tính, từ nách lá đâm ra những thân bò dài, và mỗi đỉnh thân cho
một cây mới và về sau tách ra thành một cá thể độc lập.

10


Thân bò dài 30 cm, với đặc tính này có thể lan rộng trên mặt nước rất nhanh.
Một gốc cây lục bình trong điều kiện lý tưởng có thể sinh 3.000 con mới trong 50 ngày
và phủ được 600 m2 mặt nước trong 1 năm.
2.2.3 Lợi cích của cây lục bình
 Chế biến làm thức ăn
Lục bình dùng làm rau ăn cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Làm thức ăn cho gia súc, năm 1979, viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa
học của thân cây lục bình như sau (tính theo %): nước 92,3, protein 0,8, lipid 0,3,

cellulose 1,4, dẫn xuất không protein 5,08 và khoáng toàn phần 1,4 (trong đó calcium
0,15 g, phosphor 0,03 g). Ở nước ta, người ta dùng cây lục bình làm chất độn để ủ
phân chuồng và đặc biệt làm thức ăn xanh hoặc nấu chín với cám và bột bắp cho heo
ăn. Cây lục bình cũng là nguồn thức ăn tốt cho bò trong mùa khô thiếu cỏ tươi. Cây
lục bình được vứt bỏ hết phiến lá và rễ băm nhỏ, đem ủ lên men trong 24 giờ với một
ít nước muối rồi trộn lẫn với cám cho bò ăn.
 Sử dụng làm thuốc
Cây lục bình có tác dụng chữa sưng tấy hoặc viêm đau, như sưng bắp chuối ở
bẹn, tiêm bị áp xe, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch
huyết. Người ta thường dùng phần phình của cuống lá giã nát, thêm muối (5 - 8 g muối
trong 100 g cây lục bình).
 Chống ô nhiễm nguồn nước
Cây lục bình làm sạch nước ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô
nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha cây lục bình, mỗi ngày đủ để lọc trong 2.225 tấn
nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hóa chất. cây lục bình còn loại được các
kim loại nặng, độc như thủy ngân, chì, kền, bạc và vàng.
Ở vùng đất phèn, cây lục bình ép lấy nước đưa vào ao để nâng độ pH từ 3,2 lên
4,5.
 Cung cấp năng lượng
Cho cây lục bình lên men bằng vi khuẩn, 1 kg lục bình sẽ cho 0,3 m3 khí metan.
Bã cây lục bình sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.
Nước ép cay lục bình được ủ để sản xuất gas đun nấu, xác lá và thân cây lục
bình được phơi khô dùng làm chất nền trồng nấm.
11


Cây lục bình còn được ủ làm phân hữu cơ.
 Làm đồ thủ công mỹ nghệ
Ngoài những tác dụng trên cây lục bình còn dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ
như: túi xách, ghế, nón, bình cấm hoa. Với công dụng đó cây lục bình đã trở thành

nguồn nguyên liệu thô giúp nông dân thoát nghèo, cải thiện môi trường hiệu quả bởi
dự án giúp nông dân một số “công nghệ” chế biến cây lục bình.
Từ năm 2000, nghề đan lục bình phát triển mạnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, đặc biệt ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, phát triển nghề này đã tạo
thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông. Do đó, cây lục bình cũng
được khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Các nghiên cứu
đánh giá và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả có sự tham gia của nông dân cho
thấy việc khai thác cây lục bình đã tạo thu nhập tăng thêm đáng kể cho nông hộ; đặc
biệt là nông dân nghèo thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó việc khai thác mạnh cây lục
bình đã có lợi ích lớn cho xã hội là giảm đáng kể chi phí cho việc thu gom và làm sạch
lục bình trên các dòng chảy chính.
2.2.4 Tác hại của cây lục bình
Thời gian gần đây nhiều tuyến kênh rạch ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
xuất hiện cây lục bình dày đặc với 4,5 triệu km2 diện tích mặt nước, làm cản trở dòng
chảy và gây khó khăn cho các phương tiện tham gia đường thủy. Không chỉ vậy, cây
lục bình còn làm nghẹt các điểm lấy nước tưới tiêu của người dân và là “nhà” cho
muỗi sinh sôi gây bệnh cho con người.
Do lục bình sinh sản rất nhanh làm cho các thực vật dưới nước rất khó sống sót
gây nên sự mất cân bằng hệ thống sinh thái nhỏ trong nước dẫn tới việc một số loài
động vật tồn tại nhờ vào sự đa dạng của thực vật bị cạn kiệt dần.
2.3 Phân bón lá
2.3.1 Định nghĩa
Phân bón lá là lượng dưỡng chất cần thiết cho cây (N, P, K, vi lượng, kích thích
tố) được hòa vào nước ở nồng độ thích hợp và phun lên lá cây, thân cây để các chất
dinh dưỡng có thể ngấm qua lá, thân rồi được chuyển vào cây và sử dụng, nhằm kích
thích cây phát triển tốt.

12



2.3.2 Đặc điểm và ưu điểm
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm
Trong cấu trúc của lá có lớp cutin, những tế bào khổng và chất sáp bên ngoài
che phủ lớp bì mô nên trong phân bón lá người ta phải dùng chất có nhủ dầu, chất
detergent hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá.
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá.
Tổng diện tích lá cây lớn hơn bất kể phần diện tích còn lại của cây. Vì thế, cây có thể
hấp thụ phân bón qua lá rất triệt để. Tuy nhiên ta không thể thay thế hoàn toàn lượng
phân bón gốc bằng phân bón lá.
Bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng
thường đạt mức cao, cây sử dụng tới 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón
qua đất chỉ có 40 – 50 %.
Phân bón lá có tác dụng rõ rệt trong việc tăng năng suất và phẩm chất nông sản,
tăng giá trị thương phẩm nông sản hàng hóa. Để tăng hiệu quả của phân bón lá người
ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng như Auxin, GA3, Sodium nitro
phenola.
Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
2.3.3 Vai trò một số chất có trong phân bón lá
 Nitơ (N)
Nitơ có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng, có vai trò quyết định
trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây.
Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá
chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm
sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô
cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự
dư thừa N trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức
khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non

và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất
13


khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit
amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine, là một chất gây ung thư rất mạnh.
 Photpho (P)
Photpho cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì
ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy
khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng
này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá
nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô
thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.
Thừa P không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh
động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
 Kali (K)
Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây
chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây. Bón K sẽ làm tăng hiệu
quả sử dụng N và P.
Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ
và khô. Cây lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép
lá về phía đỉnh biến vàng. Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu
huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò quan trọng trong việc tạo lập
tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng
sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm những chức năng này suy giảm đi.
 Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh tham gia trong thành phần protein, axit amin, vitamin, có vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi lipit và sự hô hấp của cây.
Biểu hiện đặc trưng khi cây thiếu S cũng có hiện tượng vàng lá như khi thiếu N,

tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá
trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn
còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn
và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.
14


 Canxi (Ca)
Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ
quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất cũng
như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na +, Al3+ ...) trong nguyên sinh chất của
tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ
đậu.
Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây
thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy
và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở
các lá non trước.
 Magiê (Mg)
Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt
động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng
đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày
như lúa, ngô, đậu, khoai tây... Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm.
Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục.
Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất
hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là
nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
 Sắt (Fe)
Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình quang hợp
và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định

tới sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật thiết
đến hàm lượng diệp lục trong chúng.
Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển
từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu
chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ
lá già về lá non.

15


×