Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.89 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

DL

: Du lịch

ĐV

: Động vật

KDL

: Khách du lịch

KL

: Kiểm lâm

MT

: Môi trường

PTKTXH

: Phát triển kinh tế xã hội

PTDLBV



: Phát triển du lịch bền vững

TT.NCKH

: Trung tâm nghiên cứu khoa học

UBND

: Ủy ban nhân dân

VN

: Việt Nam

VQG PNKB

: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

1


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐIỂM DU
LỊCH , KHU DU LỊCH........................................................................................5
1.1.Tổng quan về sự phát triển bền vững ngành du lịch ..

5

1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững ............................................. 5
1.1.2. Tiền đề hình thành phát triển du lịch ..................................................... 6
1.1.3. Vai trò của việc phát triển du lịch ......................................................... 6
1.2. Khái niệm và vai trò của việc phát triển các điểm, khu du lịch ………..9
1.2.1. Khái niệm điểm du lịch, khu du lịch ………………………………….. 9
1.2.2. Vai trò của điểm, khu du lịch đối với sự phát triển ngành du lịch ……10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VQG PHONG
NHA – KẺ BÀNG……………………………………………………………...12
2.1.Đánh giá tài nguyên du lịch ở VQG PNKB ...............………………….12
2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích ……………………………………………….. 12
2.1.2. Lịch sử hình thành phát triển ………………………………………...12
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………………13
2.1.4. Sinh vật học …………………………………………………………. 14
2.1.5. Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa ……………………………………...15
2.2. Sự phát triển nguồn nhân lực của VQG PNKB ………….…………...16
2.2.1. Sự hình thành, cơ cầu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng ……………………………………………………….16
2.2.2. Sự phát triển các nguồn lực …………………………………………..17
2.3. Thực trạng về sự phát triển du lịch ở VQG PNKB …………………..18
2.3.1. Quan điểm phát triển ………………………………………………....18
2.3.2. Thực trạng phát triển lượt du khách và tổng doanh thu ……………...19
2.3.3. Phân tích sự phát triển du lịch bền vững VQG PNKB ……………….24

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh


2


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VQG
PHONG NHA – KẺ BÀNG .…………………………………………………..27
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh du lịch bền vững khu du lịch
VQG PNK giai đoạn 2010 - 2015…..……………………………....................27
3.1.1. Dự báo tình hình phát triển du lịch thế giới và nước ta ……………27
3.1.2. Định hướng chiến lược, chỉ tiêu phát triển du lịch bền vững VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng …………………………………………………….29
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững VQG PNKB ………..32
3.2.1. Giải pháp về quản lý và quy hoạch phát triển du lịch ……………...32
3.2.2. Giải pháp về quảng bá và tiếp thị …………………………………..33
3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ……………………………34
3.2.4. Giải pháp về tài chính ……………………………………………...34
3.2.5. Giải pháp về chính sách phát triển du lịch …………………………35
3.2.6. Giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội về du lịch ………………..37
3.2.7. Giải pháp về phát triển hạ tầng và đầu tư du lịch ………………….38
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..40
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………41
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..44

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

3



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bước sang thế kỉ XXI, khi nền kinh tế phát triển và đời sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
Đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, du lịch là một trong những ngành
kinh doanh sôi động và mang lại hiệu quả nhất. Vì thế, nhiệm vụ thúc đẩy du lịch
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn cũng như phát triển du lịch bền vững là
những nhiệm vụ mang tính cấp thiết.
Khu di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB có một tiềm năng du lịch to lớn, là
điểm đến vô cùng lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những
khó khăn về cơ cở hạ tầng, dịch vụ, nguồn nhận lực… ít nhiều đã ảnh hưởng đến
chất lượng du lịch cũng như việc phát triển du lịch bền vững ở nơi đây. Với nhận
thức đó, trên cơ sở kiến thức đã học, em chọn đề tài: " thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch bền vững ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng " làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Phân tích, tìm hiểu những giá trị tiềm năng du lịch và đánh giá thực trạng phát
triển du lịch ở VQG PNKB. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp để phát
triển du lịch bền vững ở nơi đây.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Từ thực trạng phát triển du lịch ở VQG PNKB, nghiên cứu phương hướng phát
triển du lịch bền vững cho khu vực này trong thời gian một vài năm tiếp theo.
4. Kết cấu:
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về phát triển bền vững điểm du lịch, khu du lịch.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐIỂM DU LỊCH, KHU DU LỊCH
1.1 Tổng quan về sự phát triển bền vững ngành du lịch:
1.1.1: Khái niệm về du lịch và du lịch bền vững:
a. Khái niệm du lịch:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự phát triển trong trình độ
nhận thức của con người…Khái niệm về du lịch cũng có sự bổ sung hoàn chỉnh
cho phù hợp với thực tế phát triển qua các thời kỳ và góc độ khác nhau.
Trong thời kỳ đầu hình thành du lịch, nhu cầu DL chưa trở thành hiện tượng
của xã hội, trình độ nhận thức về DL còn hạn chế, cho nên khái niệm DL cũng
chưa được bàn nhiều. Nhưng vào đầu thế kỷ XX, nhu cầu du lịch cũng như hoạt
động du lịch đã phát triển với tốc độ nhanh, trình độ nhận thức của con người về
du lịch cũng thay đổi, từ đó các nhà quản lý du lịch và khoa học về du lịch đã
đứng trên nhiều góc độ khác nhau để đưa ra các khái niệm khác nhau về DL.
Riêng đối với Việt Nam, để phù hợp với đặc điểm trong nước, Luật du lịch
(2005) đã đưa ra khái niệm: “ Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
b. Du lịch bền vững:
Do đặc tính của ngành du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, phức tạp và
cần có quy hoạch phát triển đồng bộ, sản phẩm của du lịch phải là sự kết hợp của
các loại tài nguyên khác nhau. Không những thế, do nhu cầu của khách du lịch
ngày càng cao hơn, phong phú hơn. Cho nên, việc phát triển bền vững ngành du
lịch là một yêu cầu không thể thiếu được .Có thể nói, Phát triển bền vững là một
điều hết sức tất yếu trong ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cùng với khái niệm du lịch, khái niệm du lịch bền vững cũng được định nghĩa
trong Luật DL Việt Nam: “ Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch của tương lai”.
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

5


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Phát triển du lịch bền vững phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:
 Bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên. Phát triển du lịch phải bảo tồn và tôn

tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để đảm bảo sự tồn tại lâu dài và
lành mạnh của những tài nguyên đó.
 Phát triển các sản phẩm chất lượng và dịch vụ phản ánh đặc trưng của địa
phương cũng như nhu cầu của thị trường và kỳ vọng của khách du lịch,
các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến việc phát triển du lịch bền vững.

 Hỗ trợ các hình thức phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần phân
phối công bằng lợi ích và sinh kế.
1.1.2.Tiền đề hình thành phát triển du lịch.
Cũng như các ngành kinh tế khác, sự hình thành và phát triển ngành du lịch
cũng cần phải xuất phát từ những tiền đề của nó.
a. Phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội:
Có thể nói phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là
tiền đề quyết định sự hình thành và phát triển ngành du lịch.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú. Ngoài những nhu cầu cơ
bản như ăn mặc, đi lại… thì nhu cầu về tham quan, tìm hiểu …. là không thể
thiếu được. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn
thấp thì việc đi lu lịch còn rất hạn chế và quy mô nhỏ lẻ. Nhưng khi nền kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân được tăng lên, nhu cầu đi du lịch trở nên phổ biến
thì một bộ phận xã hội được tách khỏi sản xuất và chuyên môn hóa, cung ứng
từng loại sản phẩm riêng biệt cho du khách thực hiện các chuyến du ngoạn, lúc
đầu đáp ứng nhu cầu di chuyển, sau đó hệ thống nhà hàng, khách sạn hình thành
và phát triển.
Khi nền kinh tế phát triển đến một hạng độ nhất định và tạo được những tiền
đề nhất định, nhu cầu du lịch ngày càng phát triển, tất yếu phải có một tổ chức
đứng ra làm trung gian liên kết các nhà cung ứng các sản phẩm du lịch để phục
vụ đồng bộ các nhu cầu của khách du lịch, đó là tổ chức kinh doanh du lịch lữ
hành. Sự hình thành và phát triển tổ chức du lịch lữ hành là nhân tố quan trọng
để hình thành và phát triển ngành du lịch của mỗi quốc gia.
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

6


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Du Lịch

b. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội:
Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội là một trong những tiền đề
quan trọng để hình thành và phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng để phát triển DL
bao gồm mạng lưới giao thông vận tải và sự phát triển các phương tiện vận tải,
hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện nước, y tế…Trong đó, mạng lưới
giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì sự phát triển DL gắn liền
với sự di chuyển của khách để thực hiện mục tiêu của chuyến DL. Không những
thế, mạng lưới giao thông giúp nối liền các điểm du lịch và khu du lịch, khai
thác triệt để các tài nguyên du lịch.
c. Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là điểm xuất phát để xây dựng cấu trúc và chuyên môn
hóa các vùng du lịch, để phát triển du lịch các địa phương và quốc gia. Tài
nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch
Nguồn tài nguyên DL quyết định quy mô và tốc độ phát triển ngành DL, sự
phát triển số lượng khách du lịch và khả năng phát triển du lịch một vùng quốc
gia. Vì vậy nguồn tài nguyên du lịch là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển
du lịch quốc gia. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển du
lịch là phát hiện, khai thác, bảo vệ, tôn tạo để làm giàu các tài nguyên đó.
d. Phát triển nhu cầu du lịch:
Phát triển nhu cầu du lịch là một trong những tiền đề có tính quyết định sự
hình thành và phát triển du lịch. Sự hình thành và phát triển nhu cầu du lịch là
kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Trong
giai đoạn đầu phát triển du lịch, nhu cầu du lịch, thuộc nhóm nhu cầu cao cấp.
Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật và giao lưu
văn hóa…thì nhu cầu du lịch trở thành một nhu cầu mang tính phổ biến của các
tầng lớp dân cư. Vì vậy, du lịch được hình thành và phát triển du lịch nhằm mục
tiêu thỏa mãn nhu cầu du lịch ngày càng phát triển của dân cư.


Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

7


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Sự phát triển nhu cầu du lịch rất đa dạng và phong phú. Sự phát triển này
quyết định quy mô, tốc độ phát triển du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch
và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.
1.1.3. Vai trò của việc phát triển du lịch:
Ngành DL là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiều
nước lấy sự phát triển DL là mũi nhọn để phát triển kinh tế, là một trong những
chiến lược để phát triển kinh tế ở địa phương và quốc gia. Điều này do vị trí và
vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường.
a. Đối với sự phát triển kinh tế:
Sự phát triển của ngành DL đóng vai trò quan trọng và có tác động toàn diện
đối với sự phát triển ngành kinh tế quốc dân. Ngành du lịch phát triển và thu hút
khách du lịch ngày càng đông là cơ hội cho các ngành kinh tế khách phát triển.
Không những thế, xét về gốc độ phát triển sản xuất, du lịch còn góp phần thúc
đẩy sản xuất ở địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết
việc làm và tăng nguồn thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu cho nhà nước.
Sự phát triển DL, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế ngày càng nhiều
góp phần tạo nguồn thu nhập ngoại tệ của đất nước, góp phần cải thiện cán cân
thương mại quốc gia. Phát triển du lịch quốc tế còn là một phương thức kinh
doanh xuất nhập khẩu, phương thức “ xuất nhập khẩu taị chỗ” cực kì có hiệu
quả. Đặc biệt, du lịch còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc phát

triển kinh tế.
b. Đối với môi trường:
Một vai trò hết sức quan trọng của ngành du lịch đối với môi trường là góp
phần đầu tư tôn tạo và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong sạch. Ví
dụ như ở khu vui chơi giải trí Đầm Sen thành phố Hồ Chí Minh, trước đây chỉ
là một bãi đầm lầy ô nhiễm, nhưng nhờ có hoạt động du lịch, khu vực này đã
được đầu tư xây dựng và trở thành khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng vạn khách
du lịch trong nước cũng như quốc tế.

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

8


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Phần lớn các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng sang trọng phục vụ khách đều
xây dựng vườn hoa cây cảnh, có bể bơi, hệ thống cấp thoát nước ngầm và xử lý
nước thải, quy chế giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường…. Như vậy, có thể nói
việc phát triển các cơ sở du lịch đã tạo ra hệ sinh thái hấp dẫn và góp phần bảo
vệ môi trường trong sạch.
c. Đối với sự phát triển văn hóa – xã hội.
Một trong những nhu cầu của khách là tìm hiểu và thưởng thức nền văn hóa
dân gian, phong tục tập quán, tôn giáo của các dân tộc…Vì vậy, việc phát triển
DL đã giúp cho việc giới thiệu các giá trị văn hóa của dân tộc đến với bạn bè
trên thế giới. Đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo tồn các giá trị đó.
Du lịch còn là phương thức để giao lưu văn hóa, tiếp cận nền văn minh của
thời đại, tạo mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên nhiều lĩnh vực. Thông

qua du lịch, con người sẽ giải tỏa được những ức chế tinh thần do nhiều yếu tố
đem lại, tăng niềm tin vào cuộc sống hiện tại, giáo dục cho các thế hệ tiếp theo
truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc và hướng tới một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
1.2. Khái niệm và vai trò của việc phát triển các điểm du lịch, khu du lịch:
1.2.1.

Khái niệm điểm du lịch, khu du lịch:

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được tăng lên thì DL trở
thành một nhu cầu không thể thiếu. Mục đích của du lịch là thỏa mãn nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Để thỏa mãn những nhu cầu đó của khách du lịch, các hoạt động của ngành
du lịch phải được hình thành và phát triển. Trong đó, việc phát triển các điểm du
lịch, khu du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng, đây là cơ sở để phát triển các
loại hình kinh doanh du lịch nhằm đáp ứng mục đích của chuyến đi du lịch.
a. Khái niệm về điểm du lịch:
Luật du lịch 2005 đã đưa ra khái niệm: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên
du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

9


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Điều kiện để được công nhận điểm du lịch:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn và đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cần thiết, có khả năng đảm bảo ít nhất
100.000 lượt tham quan một năm đối với các điểm tham quan mang tính
quốc gia và 10.000 lượt khách đối với điểm du lịch địa phương.
b. Khái niệm về khu du lịch:
Luật du lịch 2005 khẳng định: “ Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn với ưu thế tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư, phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trường”.
Điều kiện để được công nhận các khu du lịch:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút lượng khách du lịch cao.
- Có diện tích tối thiểu 200 ha đối với KDL ở địa phương và 1000 ha đối
với KDL quốc gia, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công
trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khách
du lịch
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng
phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách mỗi năm đối với KDL địa phương và
một triệu lượt khách đối với KDL quốc gia.
1.2.2: Vai trò của điểm, khu du lịch đối với sự phát triển ngành du lịch:
a. Đáp ứng nhu cầu mục đích chuyến đi của khách du lịch.
Các du khách thực hiện chuyến du lịch không phải vì mục đích là tìm các
khách sạn để nghỉ ngơi, các nhà hàng với nhiều món ngon vật lạ để thưởng thức,
đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích của chuyến đi. Mục đích đi DL của
du khách chính là để tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa, vui chơi giải trí,
nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe .…Chính vì vậy, việc hình thành và xây dựng các

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh


10


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

điểm, khu du lịch ở nơi có tài nguyên du lịch phong phú giữ vị trí vô cùng quan
trọng, giúp du khách thực hiện mục đích chuyến đi.
Phù hợp với quy luật phát triển tiêu dùng nói chung, nhu cầu du lịch không
những tăng lên về quy mô, tốc độ mà còn tăng lên về chất lượng dịch vụ. Mục
tiêu hoạt động của các điểm, khu du lịch là phải ngày càng nâng cao chất lượng
dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách, thu hút và kéo khách quay lại trong
những chuyến đi du lịch tiếp theo. Chính điều này làm cho vai trò đáp ứng mục
đích chuyến du lịch của các điểm và khu du lịch càng tăng.
b. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển
Điểm và khu DL được hình thành gắn với các tài nguyên DL, mà các tài
nguyên DL bao giờ cũng nằm ở địa phương. Vì vậy, việc phát triển các điểm,
khu DL có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hình thành các điểm và khu DL đồng nghĩa với việc khai thác các tài nguyên
DL vốn có của địa phương để phát triển kinh tế, tạo cơ hội thiết lập kinh tế giữa
các địa phương trong nước và giữa địa phương với các nước ngoài thông qua
hợp đồng xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách ở
địa phương. Ngoài ra, phát triển điểm, khu DL còn góp phần giải quyết công ăn
việc làm, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội ở địa phương.
c.Hình thành các loại hình du lịch và các loại hình doanh nghiệp kinh doanh
DL
Mục tiêu chiến lược của ngành du lịch là thu hút khách du lịch trong nước và
khách quốc tế, số lượng khách quyết định sự phát triển kinh doanh và hiệu quả
kinh doanh du lịch. Hoạt động của điểm và khu du lịch có vị trí quan trọng đối

với việc thực hiện mục tiêu chiến lược du lịch.
Nhờ được hình thành và phát triển ở những nơi có nhiều nguồn tài nguyên du
lịch phong phú và hấp dẫn, nên điểm và khu du lịch có khả năng để phát triển
các loại hình du lịch. Từ đó, hình thành các loại hình doanh nghiệp du lịch để
đáp ứng nhu cầu của du khách thực hiện chuyến đi du lịch đạt mục đích cao
nhất.
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

11


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA – KẺ BÀNG
2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng:
2.1.1: Vị trí địa lý, diện tích:
Khu di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( VQG
PHKB) nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt – Lào, với tọa
độ địa lý từ 17°20′ - 17° 48′ vĩ độ bắc và từ 105°46′ - 106°24′ kinh độ đông,
cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Nam, cách thành phố Huế 160km về phía
Bắc và cách trung tâm thành phố Đồng Hới 40km về phía Tây Nam, rất thuận
lợi cho việc tham quan du lịch.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trên địa phận của 9 xã thuộc 2
huyện : Bố Trạch và Minh Hóa. Có 2 xã giáp ranh thuộc huyện Bố Trạch và
huyện Quảng Ninh.
Toàn bộ vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm về phía Tây Nam sông

Gianh, phía Bắc giáp với quốc lộ 12A, phía Nam giáp với xã Trường Sơn, phía
Tây giáp với Lào và phía Đông giới hạn bởi sườn đông của dãy núi U Bò.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha .
- Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
- Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha
2.1.2: Lịch sử hình thành, phát triển:
Khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong vùng địa máng Trường Sơn
và là nơi hẹp nhất của Việt Nam, chỉ rộng khoảng 49,8 km từ biển đến biên giới
Việt – Lào theo đường chim bay. Đây là khu vực có lịch sử phát triển lâu đời, hệ

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

12


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

thống hang động tại khu vực PNKB được hình thành do những kiến tạo địa chất
xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm, vào thời
kỳ Đại Cổ Sinh. Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển
động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp, tạo
ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn….
Khu vực hiện tại của VQG PNKB đã từng được biết đến từ thập niên 1920
khi động Phong Nha được phát hiện và du khách bắt đầu đến thăm khu vực này.
Năm 1937, phòng du lịch của khâm sứ Pháp ở Huế đã ấn hành một cuốn tập gấp
giới thiệu du lịch ở Quảng Bình và động Phong Nha
Sau thời kỳ chiến tranh, ủy ban nhân dân tỉnh QB đã tổ chức và tiến hành

khảo sát nhằm bảo vệ các khu vực xung quanh PNKB. Du khách tham quan khu
vực bắt đầu tăng. Năm 1990, nhà khách đầu tiên được xây dựng ở bến phà Xuân
Sơn, tour du lịch bằng thuyền tham quan động được tổ chức, nhiều cuộc thám
hiểm hang động của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài được tiến hành.
Năm 1993, khu bảo tồn thiên nhiên PNKB được thành lập với diện tích
41.132 ha và năm 2001 chính phủ đã ban hành quyết định nâng cấp khu bảo tồn
thiên nhiên PNKB thành VQG PNKB.
5/7/ 2003,VQG PNKB đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới với tiêu chí địa chất địa mạo. Và đến năm 2007, hội đồng di
sản văn hoá quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận
VQG PNKB là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học.
2.1.3: Đặc điểm tự nhiên:
Khu vực PN – KB được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan
trọng trên toàn cầu, với các núi đá vôi phát triển gần như liên tục và thành phần
tương đối đồng nhất, là vùng karst rộng nhất thế giới với diện tích 200.000 ha.
So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế
giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều
kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau. Do khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

13


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

nằm trong vành đai tạo núi Alpi - một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ, khí hậu lại


nhiệt đới gió mùa nên các khối đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá
mạnh do đứt gãy, các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn
đới về cường độ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu
vực ngầm. Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông
ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt
chéo nhau.Một số hang động đẹp như: động Tiên Sơn, động Thiên Đường…
Về thổ nhưỡng, khu vực PN có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá
mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng
trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Ở PNKB còn có hàng chục đỉnh núi cao trên 1000m, hiểm trở chưa từng có
vết chân người, xen kẽ giữa các đỉnh núi là các thung lũng ( thung lũng rộng
nhất có mặt bằng rộng 70 ha), thích hợp cho du lịch sinh thái và leo núi.
2.1.4: Sinh vật học:
* Thực vật:
Vườn QG PNKB, nơi được mệnh danh là "Kho lưu trữ các nguồn gen
hoang dại", là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại
trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với 93,8 % diện tích rừng che phủ, trong
đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động, hoặc ít bị tác động là 88,3 % đang chứa
đựng nhiều giá trị tiềm ẩn về đa dạng sinh học chưa được khám phá.
Với khu hệ thực vật phong phú và đa dạng gồm 2.651 loài thuộc 193 họ, 906 chi
của 6 Ngành thực vật khác nhau. Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm nằm trong
sách đỏ VN và sách đỏ thế gới (IUCN). Ví dụ như: Bần giác, Bách xanh….
Một nét đặc trưng của khu hệ thực vật VQG PNKB là sự đa dạng về yếu tố
địa lý, về dạng sống và đa dạng về các kiểu thảm.. Thực vật ở đây gồm có 18
yếu tố địa lý khác nhau. Thảm thực vật rừng ở VQG PNKB được chia thành 10
kiểu thảm chủ yếu như : Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi;

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

14



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi; Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên
đất đá vôi; Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đất….

* Động vật:
Ngoài tài nguyên thực vật đa dạng, Phong Nha-Kẻ Bàng còn là nơi sinh
sống của khoảng 1.081 loài, trong đó có 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi
bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim ( trong đó
có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế
giới), 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ
thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Có
khoảng 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt
Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la,
mang.
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất
trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
2.1.5. Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa:
VQG PNKB cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng về sự
sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới ..
Đầu TK 20, các nhà thám hiểm hang động và học giả Anh, Pháp đã phát hiện ở
đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên
vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện
Chiếu Cần Vương kháng chiến chống thực dân Pháp. Các di tích lịch sử cách
mạng: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết Thắng…

là những dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kì chống
Pháp.
Bao quanh VQG PNKB là vùng đệm có diện tích xấp xỉ 220.000 ha thuộc 3
huyện với dân số 47.000 người, gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Bru- Vân Kiều và
Chứt, mỗi dân tộc trong vùng đều có những tập quán sinh sống và bản sắc văn
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

15


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

hóa riêng, tạo cho khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng rất giàu có về bản sắc văn hóa
dân tộc.

2.2. Sự phát triển nguồn lực của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.2.1: Sự hình thành - cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được thành lập theo Quyết định
189/QĐ-TTG ngày 12-12-2001 của Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở nâng hạng
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha, với diện tích quản lý là 85.754 ha. Theo
đó, ngày 20/3/2002 UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 24/2002/QĐ-UB
về việc thành lập Ban quản lý VQG PNKB. Ngày 05/07/2003, VQG PNKB vinh
dự được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đến ngày 28/11/
2003 UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 65/2003/QĐ-UB về việc tổ chức
lại bộ máy Ban quản lý VQG PNKB.VGQ Phong Nha – Kẻ Bàng có một ban
quản lý với một giám đốc và hai phó giám đốc, được tổ chức thành 3 đơn vị
( Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ, trung tâm du lịch văn hóa và sinh

thái, hạt kiểm lâm vườn quốc gia) và một phòng chuyên môn nghiệp vụ ( văn
phòng VQG PNKB).
Sơ đồ tổ chức bộ máy:

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

16


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch
Giám đốc

Phó giám đốc

TT du
lịch
văn
hóa
sinh
thái

P
hành
chính
tổ
chức

Phó giám đốc


P
Tài
chính
kế
hoạch

Hạt kiểm lâm
VQG

TT. NCKH &
cứu hộ

-8 trạm KL
-1 tổ cơ động

-Phòng nghiên cứu bảo tồn
-Phòng giáo dục MT
-Phòng cứu hộ ĐV
hoang dã

(nguồn:Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng)

VQG PNKB có tổng cộng 290 cán bộ, công nhân viên chức
- Văn phòng VQG PNKB có 27 nhân viên.
- Hạt kiểm lâm VQG có 97 nhân viên.
- TT du lịch văn hóa và phát triển sinh thái được coi là đơn vị sử dụng lao
động DL nhiều nhất, có 139 lao động, cụ thể: 3 cán bộ quản lý, 32 nhân
viên hành chính, 65 quản lý hang động và 39 hướng dẫn viên DL.
- TT nghiên cứu khoa học và cứu hộ có 27 nhân viên.

2.2.2: Sự phát triển các nguồn lực:
a. Cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ du lịch ở VQG PNKB:
- Các cơ sở lưu trú:
Dịch vụ lưu trú có lẽ là mảng lớn nhất của ngành DL tỉnh QB và khu vực
VQG PNKB. Nhìn chung, phần lớn các cơ sở lưu trú nằm ở thành phố Đồng
Hới, còn ở khu vực VQG PNKB rất hạn chế, gồm 1 khách sạn 2 sao và khoảng
14 nhà nghỉ với tổng số 132 phòng và 312 giường. Những điểm lưu trú này chủ
yếu kinh doanh không thường xuyên và dành cho cán bộ nhà nước hơn là cho
mục đích DL. Công suất sử dụng phòng hằng năm khoảng 25%. Đại đa số KDL

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

17


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

đến tham quan khu vực này trong nửa ngày hoặc cả ngày, phần lớn nghỉ đêm tại
Đồng Hới.
- Hệ thống giao thông, điện, nước:
Trong giai đoạn từ 2001 –2010, Chính phủ Việt Nam đầu tư vào Quảng Bình
trên dưới 1.500 tỷ đồng cho việc phát triển giao thông, cấp điện, hệ thống nước.
Mạng lưới đường bộ ở khu vực VQG PNKB bao gồm đường cao tốc Hồ Chí
Minh, quốc lộ 12A và một phần của tỉnh lộ 10, 15, 20. Các con đường chính
đang trong tình trong trạng tốt và được bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, các
đường giao thông liên xã của một số huyện thuộc khu vực này còn chưa được rải
thảm và đa số các cầu cống, đập dâng và đập tràn vẫn còn yếu kém hay hư hỏng.
Về hệ thống điện, trong phạm vi VQG , điện chỉ có ở phân khu hành chính,

dịch vụ và một số trạm kiểm lâm tại khu vực biên giới gần. Tỉnh đang có chủ

trương khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy thủy
điện và các máy biến áp và hệ thống lưới điện …tại tất cả các xã để đảm bảo đến
năm 2015, tất cả các xã đều đảm bảo có điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Về hệ thống nước, trong thập kỉ vừa qua, nhiều chương trình, dự án quốc gia
và của tỉnh đã được triển khai. Hiện nay, có những điểm nước tự chảy tại trên
50% số xã thiếu nguồn nước. Ở các xã còn lại, nguồn nước chính là từ giếng
đào, giếng khoan, sông suối…. Theo kế hoạch PTKTXH, tỉnh chủ trương đến
2020, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 90% đến 95% tổng số dân trong huyện.
- Các hoạt động du lịch:
Có khá ít hoạt động du lịch để du khách tham gia tại tỉnh Quảng Bình và khu
vực VQG PNKB. Trong khi biển QB tạo cơ hội cho DL biển, thì lại có rất ít đầu
tư. VQG PNKB là điểm thu hút lớn nhất trong tỉnh. Tuy nhiên các hoạt động DL
trong khu vực này nói chung chỉ dừng lại ở một chuyến đi thuyền vào động
Phong Nha và tham quan một vài điểm quanh vườn PN và vùng đệm.
b. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

18


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Tăng trưởng du lịch nhanh kèm theo một loạt các dự án phát triển du lịch.
Trong bốn năm qua, ước tính có khoảng 800 tỷ đồng đã được huy động đầu tư
cho du lịch, bao gồm khoảng 80 tỷ đồng từ ngân sách chính phủ cho phát triển

cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trong tỉnh. Hầu hết các dự án xây dựng tập trung
vào khu vực VQG PNKB. Dưới đây là danh sách các dự án xây dựng du lịch có
liên quan đến VQG PNKB.( xem phụ lục 1)
2.3. Thực trạng về sự phát triển du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
2.3.1: Quan điểm phát triển:
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:” Phát triển mạnh và
nâng cao chất lượng hoạt dộng du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm và các loại
hình du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần quan trọng vào phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và môi trường”. Trên thực tế, trong những năm vừa qua, DL Việt Nam

đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách với các nước trong
khu vực.
Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Tỉnh, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV đã định
hướng: “ Ưu tiên phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng có
tính đột phá của Tỉnh”. Trên cơ sỏ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số
38/2006.QĐ-UBND ngày 01/09.2006 về việc ban hành chương trình phát triển
du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2010. Ban hành chính sách ưu đãi đầu
tư vào địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt chú trọng phát triển tại khu di sản
thiên nhiên thế giới – VQG Phong Nha Kẻ Bàng.
Do đó, trong những năm vừa qua, du lịch Quảng Bình nói chung và tại Phong
Nha – Kẻ Bàng nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành nghề phát triển, chuyển dần cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP và gắn với việc xóa đói

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

19



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

giảm nghèo, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cấp,
ngành và xã hội trong việc phát triển du lịch của tỉnh.
2.3.2: Thực trạng phát triển lượt du khách và tổng doanh thu:
a. Số lượt du khách đến Quảng Bình và khu vực VQG PNKB:
( Xem phụ lục 2)
Từ số liệu ở phụ lục 2, rút ra một vài nhận xét sau :
- Đứng trên góc độ toàn Tỉnh, tốc độ tăng trưởng lượt du khách khá đều đặn.
Năm 2006 so với 2005 tăng 8,2% ; 2007 so 2006 tăng 7,5% và năm 2009 so với
2008 tăng 14,3%. Riêng trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã tác động mãnh mẽ đến ngành DL, do đó nhu cầu đi DL giảm mạnh. Đây
chính là lý do khiến số du khách đến QB năm 2008 giảm 11% ( so với 2007)
- Xét riêng về VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2006 so 2005, tổng lượt
khách có tăng nhưng không đáng kể. Riêng năm 2007 so 2006, tổng lượt khách
đến khu du lịch này giảm 6,6%. Có một điều rất đặc biệt đối với VQG PNKB

trong năm 2008, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây tác động xấu
đến tình hình du lịch, nhưng tổng lượt khách đến khu vực này lại có chiều
hướng tăng, năm 2008 so 2007 tổng lượt khách tăng 9,3%. Và đến 2009, tổng
lượt khách tăng mạnh, tăng 17% so với năm 2008.
- Xét về cơ cấu khách, mặc dù số lượt khách quốc tế có tăng lên hàng năm
nhưng nhìn chung vẫn không đáng kể.
+ Đối với toàn tỉnh, năm 2006 so 2005, khách quốc tế tăng 35%, khách nội
địa tăng 7,5% ; năm 2007 so 2006 tăng 43% số lượt khách quốc tế và tăng 6,4 %
số lượt khách nội địa. Năm 2009, khách quốc tế mặc dù có tăng 5,5% ( so năm
2008) nhưng so sánh với nhịp độ tăng trưởng của năm 2007 trở về trước, thì

nhịp độ tăng số lượt khách quốc tế vào năm 2009 có giảm đi đáng kể. Khách nội
địa 2009 vẫn tăng đều, tăng 14,6% so với 2008. Riêng năm 2008 so 2007, khách
quốc tế giảm 14,8% và khách nội địa giảm 10,8%.

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

20


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

+ Đối với VQG PNKB, năm 2006 so với 2005, khách quốc tế tăng 67,4% và
khách nội địa giảm 0,5%. Bước sang năm 2007, số khách đến VQG PNKB có
giảm sút so với năm 2006. Năm 2008 so với 2007, khách quốc tế giảm 4,2%
nhưng khách nội địa lại tăng 10%. Sang đến 2009, số khách quốc tế có dấu hiệu
tăng trở lại, so với 2008, KQT tăng 5,3% và khách nội địa tăng 17,5%.
- Khách du lịch đến đi tham quan VQG PNKB chiếm tỷ trọng khá vì đây là
điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách khi đến với tỉnh Quảng Bình. Năm
2005, tỷ trọng là 50,2%; 2006 là 46,7%; 40,5% vào năm 2007, 49,8% vào năm
2008 và đến 2009 chiếm tỷ trọng 51%. Tuy nhiên, phần lớn khách du lịch đến
khu vực này là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ trọng còn quá thấp: 1,7% (
2005); 2,8% ( 2006); 4,9% ( 2007); 4,3% ( 2008) và 3,9% năm 2009.
b. Phân khúc thị trường và du khách:
Hiện nay không có thông tin hoặc nghiên cứu chính xác về phân khúc thị
trường đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và VQG PNKB nói riêng. Lượng du
khách của thị trường khách quốc tế và trong nước đều dựa trên vé bán ra hoặc

tour đi thuyền vào động Phong Nha. Đây được cho là số liệu phản ánh số lượng

khách đến VQG PNKB tương đối chính xác. ( xem phụ lục 3)
Trên cơ sở thông tin hiện có, ước tính có khoảng 96% là khách trong nước,
chỉ khoảng 4% là khách nước ngoài.
Đối với thị trường quốc tế, KDL tự do đi lẻ là mảng khách hàng đầu. KDL ba
lô, khách Tây Âu du lịch theo đoàn và khách trong khu vực du lịch theo đoàn
được coi là mảng khách thứ hai. Phân khúc thị trường đang phát triển khá là
khách chuyên gia, khách du lịch caravan trong khu vực và khách du lịch khác.
Đối với thị trường trong nước, KDL nghỉ dưỡng đi theo đoàn là phân khúc
thị trường đầu tiên. KDL nghỉ dưỡng riêng lẻ là phân khúc thứ hai. Khách đi
theo mục đích đào tạo nghiên cứu khoa học, thăm bạn bè và người thân, khách
đi công tác/ kinh doanh được xem là thị trường tiềm năng phát triển.
c. Tính thời vụ về khách du lịch của khu vực VQG PNKB ( xem phụ lục 4)
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

21


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Du lịch ở khu vực VQG PNKB mang tính thời vụ. Khoảng 75% khách du
lịch đến khu vực này trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Lượng du khách của
thị trường nội địa hoàn toàn theo mùa. Đối với người Vi ệt Nam, thời gian nghỉ
hè chính là từ tháng 6 đến tháng 8. Các ngày lễ khác 30/4, 1/5, 2/9….. Gần đây,
các kỳ nghỉ năm mới âm lịch cũng đã trở nên quan trọng. Cần lưu ý rằng, tầm
tháng 10 đến tháng 12 mưa rất nhiều và thường bị ảnh hưởng của bão. Hầu hết
khách du lịch nội địa đều tránh đi du lịch đến miền Trung vào thời điểm này
trong năm. Số lượt khách đến vừơn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng vì thế
mà giảm sút.

Điều thú vị là mùa chính của thị trường QT lại trái ngược hẳn với thị trường
trong nước. KQT có xu hướng đi du lịch khu vực PNKB từ tháng 10 đến tháng
4. Điều này phù hợp với các mùa cao điểm khách quốc tế nói chung, đặc biệt là
thị trường Tây Âu du lịch theo đoàn. Tuy nhiên, tính thời vụ của khách quốc tế
đến VQG PNKB là không cao và lượng KQT đến tham quan khu vực này thấp
nhưng đều đặn quanh năm.

d. Thực trạng về phát triển tổng doanh thu:
Số lượt du khách đến tham quan VQG PNKB ngày càng phát triển đã kéo
theo việc tăng tổng doanh thu du lịch của khu vực này.( xem phụ lục 5)
Trước khi phân tích sự phát triển tổng doanh thu, chúng ta cần biết qua đặc
điểm hoạt động kinh doanh của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng:
- Hoạt động kinh doanh ở VQG PNKB gồm nhiều loại hình doanh nghiệp của
các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh những doanh nghiệp có đăng ký
kinh doanh, còn có nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ, hoàn toàn không có giấy phép
đăng ký hoạt động kinh doanh. Vì vậy , việc thu thập tài liệu liên quan đến vấn
đề này là rất khó.
- Ban quản lý VQG PNKB chỉ làm nhiệm vụ bán vé tham quan và hướng dẫn
khách thực hiện chuyến đi. Các hoạt động khác: lưu trú khách sạn, nhà hàng,
thuyền tham quan động đều có sự tham gia và điều hành của các thành phần
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

22


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

khác nhau, hưởng lợi ích riêng lẻ. Tuy nhiên vẫn phải chịu sự giám sát của ban

quản lý VQG PNKB.
Căn cứ vào số liệu ở phụ lục 5 rút ra một vài nhận xét sau:
- Nhịp độ tăng trưởng tổng doanh thu qua các năm không ổn định. Năm 2006
so với 2005 có tăng 2,8%. Nhưng năm 2007 so 2006 và năm 2008 so 2007 đều
giảm lần lượt là 0,9% và 1,7%. Sang đến năm 2009, tổng doanh thu đạt mức khá
cao: 28,18 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2008. Những số liệu trên chứng tỏ
một điều rằng: sự phát triển kinh doanh của VQG PNKB không được bền vững.
- Trong hoạt động du lịch, lưu trú là một mảng đem lại nguồn thu không nhỏ .
Tuy nhiên, ở VQG PNKB, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động lưu trú còn chiếm
quá thấp.( dao động qua các năm chỉ từ 9% đến 10%). Điều này chứng tỏ các cơ
sở lưu trú ở khu vực này còn chưa thục sự hấp dẫn du khách. Muốn tăng doanh
thu từ hoạt động lưu trú nói riêng cũng như phát triển du lịch bền vững tại
PNKB nói chung, cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực kinh doanh đầy
tiềm năng này.

e. Hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động VQG Phong Nha Kẻ Bàng
Như trên đã đề cập, hoạt động du lịch ở VQG PNKB bao gồm nhiều loại
hình kinh doanh của các thành phần kinh tế khác nhau. Do đó, lấy số liệu đầy đủ
và chính xác tuyệt đối là rất khó khăn. Ở đây, căn cứ vào số liệu từ một số doanh
nghiệp có khả năng thu thập và số liệu điều tra khảo sát của Sở Văn Hóa, Thể
Thao và Du Lịch tỉnh Quảng Bình để phân tích hiệu quả.
 Hiệu quả kinh tế:
Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình, có chức năng và nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, phát huy
giá trị di sản và tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch tại khu vực. Trong đó,
việc tổ chức bán vé tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn là một hoạt

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

23



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

động do trung tâm du lịch văn hóa sinh thái ( trực thuộc ban quản lý VQG
PNKB) đảm nhiệm. Hàng năm, toàn bộ nguồn thu từ hoạt động này được nộp
vào ngân sách nhà nước.
Các hoạt động khác: khách sạn, nhà hàng, thuyền tham quan động… hàng năm
đều phải trích 10% thuế VAT nộp cho ngân sách của nhà nước.
Như vậy, theo số liệu tính toán dựa vào phụ lục 5 thì hoạt động du lịch ở VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng hàng năm ước tính vào nộp ngân sách nhà nước trên dưới
2,5 tỷ đồng. Con số này còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của VQG PNKB.
 Hiệu quả xã hội:
Sự hình thành và phát triển các khu du lịch không những khai thác tài
nguyên du lịch, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng ở địa phương, mà còn thu hút
lượng lao động khá lớn làm việc trong và ngoài các cơ sở kinh doanh du lịch,
phục vụ du khách đến tham quan.
Trong những năm qua, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng hình thành và phát triển
đã giải quyết hàng ngàn việc làm cho người dân địa phương. Theo số liệu điều
tra của trung tâm thông tin xúc tiến du lịch ( thuộc sở Văn Hóa, Thể Thao và Du

Lịch tỉnh), số lao động ở đây ngoài những lao động chính làm việc trong bộ máy
VQG PNB, ngành du lịch nơi đây cũng sử dụng một số lượng đáng kể người
dân tại chỗ hoặc vùng lân cận thị trấn Phong Nha. Phần lớn những người này
chạy thuyền DL tham quan động PN, phục vụ trong các nhà hàng khách sạn.
Những cơ hội kiểm thu nhập khác thông qua DL còn gồm bán hàng lưu niệm,
cung cấp thực phẩm phục vụ cho DL. Tổng lao động du lịch ước tính khoảng
1015 người làm toàn thời gian. ( xem phụ lục 6)

2.3.3 Phân tích sự phát triển du lịch bền vững ở VQG PNKB.
a. Những điểm mạnh và cơ hội:
- Khi đến với VQG PNKB, điều đầu tiên mà du khách có thể cảm nhận được
chính là nét hùng vĩ của phong cảnh nơi đây. Với việc sở hữu hàng ngàn hang
động đá vôi tráng lệ, khu rừng nguyên sinh với nhiều chủng động thực vật quý
Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

24


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

hiếm, nét văn hóa đặc sắc cùng với lịch sử lâu đời,VQG PNKB vô cùng xứng
đáng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm
2003. Nhờ được công nhận là DSTNTG, VQG PNKB ngày càng được du khách
gần xa biết đến. Chính vì thế, lượng du khách đến thăm khu vực này ngày càng
lớn, hoạt động DL ở đây càng được phát triển quy mô, chuyên nghiệp hơn.
- Một thuận lợi nữa đó là chính phủ cùng địa phương ra sức ủng hộ và đầu tư
để phát triển du lịch bền vững ở khu vực VQG PNKB. Không những thế, Khu
vực này còn nhận được sự đầu tư mạnh từ các nhà tài trợ ( GTZ, KFW, ADB).
Phần lớn các nhà tài trợ đầu tư tập trung vào hoạt động bảo tồn, từ sáng kiến đào
tạo đến phát triển cơ sở hạ tầng.
- VQG PNKB ở vị trí trung tâm của các luồng khách du lịch chính ở Việt
Nam và các tuyến đường du lịch chính như quốc lộ 1, quốc lộ Hồ Chí Minh,
hành lang kinh tế Đông Tây, có đường sắt và sân bay. Hơn thế nữa, cơ sở hạ
tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực này đầy đủ cho phát triển DL.
- Những điểm DL đại chúng tập trung ở một vùng của vườn, và đến nay chưa
tác động đến những khu vực nhạy cảm của VQG PNKB. Vẫn có cơ hội cho việc

quản lý hiệu quả khách du lịch đại chúng.
b. Những khó khăn và thách thức:
- Về việc quy hoạch và quản lý bền vững du lịch VQG PNKB: Vẫn còn thiếu
quy hoạch quản lý DL thống nhất và tổng hợp. Phương thức quản lý để phát
triển DL cho vùng lõi và vùng đệm còn chưa rõ ràng.Việc quy định, quy trình và
chính sách cho phát triển DL và đầu tư còn chưa được chú trọng.
- Về vấn đề số lượng du khách và kinh doanh du lịch bền vững: Thông tin về
số lượng và luồng du khách chưa cập nhật, thiếu thông tin về thái độ ứng xử và
sự hài lòng của du khách cũng như sự tác động kinh tế - xã hội của du lịch. Số
lượng khách quốc tế đến VQG PNKB chưa nhiều và hoạt động DL còn mang
tính mùa vụ cao. Nền tảng phân khúc thị trường chủ yếu khá hạn hẹp ( khách nội
địa – nghỉ dưỡng theo đoàn lên đến 75%), Mức độ chi tiêu DL tương đối thấp do

Sinh viên: Lê Thị Phương Thanh

25


×