Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề THI và đáp án CHI TIẾT môn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.1 KB, 36 trang )

đề 1
Câu 1: Văn hóa học là gì? Đối tượng nghiên cứu của Văn hóa học?
- Nêu khái niệm văn hóa học
Văn hóa học là khoa học nghiên cứu đời sống văn hóa xã hội từ góc
nhìn đồng đại và lịch đại, trong hệ thống cấu trúc chỉnh thể và trong sự tương
quan với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội (khác với triết học văn hóa, xã
hội học văn hóa và các khoa học khác).
- Đối tượng của Văn hóa học
Nghiên cứu văn hóa ở cả hai cấp độ ý nghĩa: rộng và hẹp.
Nghĩa rộng: Tổng thể các giá trị, sáng tạo của con người và xã hội ở
mọi lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, bảo tồn và phát triển trong suốt
chiều dài lịch sử.
Nghĩa hẹp: Chỉ đời sống tinh thần xã hội.
Câu 2: Phân tích vai trò của văn hóa học trong đời sống xã hội.
Vai trò của Văn hóa học được thể hiện qua các chức năng xã hội của
Văn hóa học:
- Chức năng nhận thức của văn hóa học
+ Cung cấp tri thức về các hiện tượng văn hóa; về bản chất, đặc
trưng, chức năng, quy luật phát triển của văn hóa; về mối quan hệ giữa văn
hóa với con người và xã hội, lịch sử.
+ Đưa lại nhận thức khoa học về biện chứng của sự phát triển xã
hội, trong đó văn hóa có vai trò là động lực, mục tiêu của phát triển xã hội.
+ Cung cấp tri thức về đời sống văn hóa xã hội, từ đó giúp con
người có nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.
- Chức năng giáo dục của văn hóa học
+ Xây dựng cho con người hệ chuẩn giá trị văn hóa đúng đắn.
1


+ Góp phần định hướng giá trị đối với nhân cách.
+ Góp phần bồi dưỡng, phát triển con người với tư cách chủ thể


sáng tạo văn hóa, chủ thể xây dựng đời sống văn hóa - xã hội.
- Chức năng thực tiễn của văn hóa học
+ Tạo cơ sở lý luận cho việc dự báo các vấn đề về văn hóa xã hội,
từ đó góp phần vào các hoạt động quản lý các quá trình văn hóa xã hội.
+ Tạo cơ sở khoa học cho mọi hoạt động văn hóa.
+ Tạo cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chính sách phát triển
văn hóa.
Câu 3: Hãy nêu sự vận dụng tri thức Văn hóa học trong nhận thức và hoạt
động của bản thân.
- Vận dụng tri thức Văn hóa học trong nhận thức các vấn đề đặt ra từ
thực tiễn đời sống và hoạt động nghề nghiệp của bản thân (ví dụ: hoạt động
giáo dục thế hệ trẻ).
- Vận dụng tri thức Văn hóa học trong lựa chọn cách thức, phương pháp
hoạt động của bản thân.
Câu 4: Ý nghĩa của sự vận dụng tri thức Văn hóa học đối với thực tiễn đổi
mới ở nước ta hiện nay.
- Đối với việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách
đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.

Ghi chú: Câu 1  3 điểm; Câu 2  2 điểm; Câu 3:  2 điểm; Câu 4  3 điểm.

2


đề 2
Câu 1: Khái niệm "văn hóa" trong quan niệm của các nhà triết học, mỹ học.
- Quan niệm của các nhà triết học, mỹ học phương Đông và phương Tây
cổ đại

+ Phương Đông cổ đại
Văn hóa được quan niệm là những cái tốt đẹp (gắn liền với nội dung
các phạm trù đạo đức, với cái đẹp của đạo đức, nhân cách con người).
Văn hóa là kết quả của sự sáng tạo của con người, là sự khắc phục trạng
thái nguyên thô của tự nhiên.
+ Phương Tây cổ đại
Văn hóa được quan niệm là "sự gieo trồng tinh thần", là sự nảy nở tri
thức, là sự tiến bộ...
- Quan niệm của các nhà triết học, mỹ học thời trung cổ và phong kiến
Văn hóa gắn với tâm linh, tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo. Văn hóa biểu
hiện nét đẹp của lòng tin của con người hướng về các lực lượng siêu nhiên và
là sự thể hiện của thế giới siêu nhiên.
- Quan niệm của các nhà triết học, mỹ học thời Phục hưng
Văn hóa là sự biểu hiện các giá trị nhân văn. Bản chất văn hóa gắn liền
với các giá trị nhân văn, nhân đạo.
- Quan niệm của các nhà triết học, mỹ học thế kỷ XVII - XVIII (thời
Cận đại)
Văn hóa gắn với "bản chất người", là toàn bộ những gì do con người
sáng tạo ra, đối lập với tự nhiên. Bản chất của văn hóa là luôn hướng tới tư
tưởng nhân đạo.
- Quan niệm của các nhà triết học, mỹ học Cổ điển Đức
Khái niệm văn hóa được xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa
văn hóa với con người và cuộc sống, gắn với nội dung của quan hệ giữa các
phạm trù Tự do và Tất yếu.
3


- Quan niệm triết học, mỹ học Mác - Lênin
Khái niệm văn hóa được xác định với các ý nghĩa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.

+ Tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất cả
các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trrì, bảo tồn trong suốt chiều
dài lịch sử.
+ Quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
Câu 2: Phân tích và làm rõ điểm chung trong quan niệm về văn hóa của các
nhà nghiên cứu Văn hóa học.
- Nêu một số hướng tiếp cận tiêu biểu:
+ Tiếp cận xã hội học
+ Tiếp cận tâm lý học
+ Tiếp cận của lý thuyết thông tin và giá trị học
+ Tiếp cận mỹ học và nghệ thuật học
+ Tiếp cận dân tộc học
+ Tiếp cận sử học
+ Tiếp cận triết học
- Điểm chung của các hướng tiếp cận
Đều xác định khái niệm văn hóa ở hai cấp độ ý nghĩa:
+ Nghĩa rộng: Văn hóa là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát
và sống động mọi mặt của cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, bao gồm tổng
thể hệ thống các giá trị mà con người đã sáng tạo ra trong quá khứ cũng như hiện
tại, quy định nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
+ Nghĩa hẹp: Văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội.
- Quan niệm về "văn hóa" theo cách tiếp cận triết học Mác - Lênin.
4


Câu 3: Quan điểm của bản thân về con người có văn hóa?
- Là con người được giáo dục toàn diện về nhiều mặt: tri thức, trí tuệ,
đạo đức, năng lực thực tiễn, tư tuởng, lối sống, cách thức ứng xử với môi
trường tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình.
- Là con người tiếp nhận được các giá trị văn hóa của xã hội (truyền

thống và hiện đại) qua giáo dục và tự giáo dục.
- Là con người chủ động, tích cực góp phần sáng tạo các giá trị văn
hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa - xã hội
(Con người có văn hóa là con người với 3 tư cách: là sản phẩm của văn
hóa, là đại biểu mang các giá trị văn hóa và là chủ thể của hoạt động văn hóa).
Câu 4: Liên hệ tới quan điểm của Đảng ta trong việc xác định khái niệm văn
hóa được thể hiện trong đường lối xây dựng phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội trong thời kỳ đổi mới
- Là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm mọi phương diện: văn học nghệ
thuật, giáo dục, khoa học, tư tưởng, đạo đức, lối sống...).
- Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Đây là sự nghiệp
lâu dài, đòi hỏi phải có tri thức văn hóa sâu rộng, ý chí cách mạng và sự kiên
trì, thận trọng.

5


đề 3
Câu 1: Hãy nêu và phân tích khái niệm "văn hóa". Phân biệt các khái niệm
"văn hóa" với "văn minh", "văn hiến", "văn vật", "học vấn"...
- Nêu khái niệm văn hóa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.
+ Là tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trì, bảo tồn và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
+ Là sự quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.

- Phân tích khái niệm văn hóa
Các khía cạnh:
+ Khái niệm đã làm rõ bản chất xã hội và bản chất nhân văn của
văn hóa.
+ Khái niệm đã làm rõ những tính chất, đặc trưng của văn hóa (tính
sáng tạo, tính hệ thống, tính lịch sử, tính kế thừa, tính bản sắc...).
+ Khái niệm đã làm rõ phương thức tồn tại và phát triển của văn hóa.
- Phân biệt khái niệm "văn hóa" với các khái niệm "văn minh", "văn
hiến", "văn vật", "học vấn"
+ Phân biệt "văn hóa" và "văn minh"
Khác nhau ở tính giá trị
Khác nhau ở tính lịch sử
Khác nhau về phương thức tồn tại
Khác nhau về tính xu hướng.
+ Phân biệt khái niệm văn hóa với các khái niệm khác
"Văn hóa" là khái niệm có nội hàm rộng hơn nhiều so với khái niệm
"học vấn". Học vấn chỉ là một khía cạnh của văn hóa.
"Văn hiến", "Văn vật" là những khái niệm cùng cấp độ ý nghĩa với
"văn hóa" (chỉ dùng ở Việt Nam). "Văn hiến" chỉ văn hóa tinh thần được bồi
6


đắp qua truyền thống lịch sử lâu đời; "văn vật" chỉ văn hóa còn lưu giữ được
qua các thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay dưới dạng các vật thể, chứng tích...
Câu 2: Hãy làm rõ những đặc trưng cơ bản của văn hóa.
- Đặc trưng về tính nhân văn
+ Mối quan hệ biện chứng giữa con người và văn hóa. Con người là
chủ thể, là sản phẩm, là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa. Tính nhân văn là tiêu
chuẩn, thước đo để đánh giá, thẩm định các giá trị văn hóa, để phân biệt văn

hóa với phản văn hóa.
- Đặc trưng về tính hệ thống
+ Tính chỉnh thể toàn vẹn của văn hóa.
+ Phương thức gắn kết các sản phẩm, các hoạt động văn hóa của cá
nhân với cộng đồng.
+ Sự liên kết, tác động ảnh hưởng, thâm nhập lẫn nhau giữa các
thành tố văn hóa quy định nội dung, diện mạo, sức sống của một nền văn hóa.
- Đặc trưng về tính lịch sử
+ Tính lịch sử là đặc trưng về phương thức tồn tại, phát triển của văn
hóa.
+ Tính lịch sử tạo nên bề dày, chiều sâu, bản lĩnh, sức sống nội tại
của một nền văn hóa.
+ Tính lịch sử tạo nên cơ chế tự sàng lọc của văn hóa trong giao lưu
với các nền văn hóa khác.
+ Tính lịch sử tạo nên sự phong phú, đa dạng và phức tạp của đời
sống văn hóa.
+ Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
- Đặc trưng về tính dân tộc
+ Vấn đề bản sắc dân tộc của văn hóa

7


+ Bản sắc dân tộc thể hiện cách thức tồn tại và biểu hiện của mỗi
nền văn hóa.
Câu 3: Theo anh (chị) có thể dùng khái niệm "văn hóa đồi trụy" không? Tại sao?
- "Văn hóa đồi trụy" là cách sử dụng khái niệm sai.
- Thực chất là những phản văn hóa, thể hiện qua những ấn phẩm đồi
trụy, hoặc những hoạt động đồi trụy giả danh văn hóa.
- Lý do: Thực chất văn hóa là giá trị nhân văn. Tất cả những phản giá

trị, không mang tính nhân văn, phản nhân văn thì không phải văn hóa.
Câu 4: Từ đặc trưng của văn hóa, hãy nói rõ nhận thức của mình về nền văn
hóa Việt Nam hiện đại mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng trong
sự nghiệp cách mạng hiện nay.
- Là nền văn hóa tiên tiến
- Là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Là nền văn hóa giàu tính nhân văn, giàu tính nhân dân, tính cộng
đồng, thống nhất trong đa dạng, được hình thành, bồi đắp, phát triển qua các
thời kỳ lịch sử, được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
- Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu và là động
lực của sự phát triển xã hội. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, văn hóa là
nhân tố quyết định trực tiếp và trước hết thành công của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.

8


đề 4
Câu 1: Phân tích khái niệm văn hóa.
- Nêu khái niệm văn hóa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.
+ Là tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trì, bảo tồn và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
+ Là sự quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
- Phân tích khái niệm văn hóa
Các khía cạnh:
+ Khái niệm đã làm rõ bản chất xã hội và bản chất nhân văn của văn hóa.
+ Khái niệm đã làm rõ những tính chất, đặc trưng của văn hóa (tính
sáng tạo, tính hệ thống, tính lịch sử, tính kế thừa, tính bản sắc...).

+ Khái niệm đã làm rõ phương thức tồn tại và phát triển của văn hóa.
Câu 2: Phân tích những chức năng cơ bản của văn hóa.
- Chức năng nhận thức của văn hóa
+ Mở mang trí tuệ, sự hiểu biết, nhận thức của con người về các
lĩnh vực tri thức.
+ Giúp con người lĩnh hội được về thế giới, về các giá trị mà dân
tộc và nhân loại đã đạt được trong suốt tiến trình lịch sử.
- Chức năng giáo dục của văn hóa
+ "Sự gieo trồng tinh thần".
+ Định hướng giá trị xã hội.
+ Bồi dưỡng, phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử của văn hóa
+ Tạo nên dòng chảy lịch sử trong tính kế thừa, phát triển.
9


+ Là nhân tố đảm bảo cho lịch sử diễn ra một cách lôgíc.
+ Là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc gia tạo nên
tiến trình lịch sử văn hóa và sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.
- Chức năng thẩm mỹ của văn hóa
+ Đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu con người về cái đẹp và hoạt động
theo quy luật của cái đẹp (cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật).
+ Đưa lại sự thỏa mãn thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu tinh thần, tạo sự
hài hòa, phong phú cho đời sống tinh thần con người.
- Chức năng thực tiễn của văn hóa
+ Đưa ra những dự báo cần thiết về xã hội giúp định hướng cho các
hoạt động quản lý các quá trình xã hội.
+ Là động lực, mục tiêu của phát triển xã hội.
Câu 3: Nêu suy nghĩ của mình về phương hướng bồi dưỡng, phát triển nhân
cách của bản thân

- Bằng giáo dục văn hóa (trau dồi mọi lĩnh vực tri thức văn hóa).
- Từ môi trường văn hóa (môi trường sống và hoạt động, môi trường giao
tiếp, môi trường giáo dục và tiếp nhận giáo dục, các điều kiện, phương tiện
sinh hoạt vật chất và tinh thần...).
Câu 4: Liên hệ về chức năng của văn hóa trong giáo dục đạo đức, nhân cách
cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
- Văn hóa với việc mở mang trí tuệ, phát triển năng lực sáng tạo đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
- Văn hóa với việc định hướng lý tưởng XHCN.
- Văn hóa với việc giáo dục giá trị truyền thống Việt Nam.
- Văn hóa với việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, hướng tới một nhân cách hài hòa, toàn diện.
10


đề 5
Câu 1: Nêu khái niệm văn hóa và các thành tố cơ bản trong cấu trúc của văn hóa
- Nêu khái niệm văn hóa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.
+ Là tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trì, bảo tồn và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
+ Là sự quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
- Các thành tố cơ bản trong cấu trúc của văn hóa:
+ Theo hình thái giá trị và phương thức tồn tại, gồm:


Văn hóa vật thể




Văn hóa phi vật thể

+ Theo các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, gồm:
Văn hóa trong hoạt động kinh tế (văn hóa lao động, văn hóa
kinh doanh, văn hóa tiêu dùng...).




Văn hóa chính trị



Văn hóa tư tưởng



Văn hóa đạo đức



Văn hóa lối sống, nếp sống



Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng




Văn hóa sinh hoạt

+ Theo hình thức tổ chức đời sống cộng đồng, gồm:


Văn hóa gia đình



Văn hóa nông thôn



Văn hóa làng xã, vùng miền



Văn hóa dân tộc.
11


+ Theo tiến trình lịch sử và thời đại


Văn hóa truyền thống



Văn hóa hiện đại.


Câu 2: Phân tích bản chất xã hội của văn hóa.
- Văn hóa là sự phản ánh phương thức tồn tại của con người và xã hội
+ Văn hóa hình thành trong đời sống hiện thực, tồn tại trong tất cả
các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội của con người.
+ Văn hóa phản ánh đời sống kinh tế, phương thức sinh hoạt vật
chất của xã hội.
+ Văn hóa phản ánh đời sống tinh thần của con người và xã hội.
- Văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người và xã hội đã tạo ra qua
các quá trình lịch sử
- Văn hóa là sự phản ánh chân thực và sinh động sự vận động, biến
đổi, phát triển của xã hội qua các thời kỳ lịch sử
- Văn hóa phản ánh đặc điểm, tính chất, diện mạo của xã hội (thể hiện qua
tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân loại, tính thời đại của văn hóa).
Câu 3: Nhận diện những đặc điểm cơ bản của văn hóa nông thôn Việt Nam
hiện nay
- Phản ánh đời sống kinh tế, phương thức sinh sống của người dân nông thôn
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong tiến trình CNH,
HĐH.
- Phản ánh những đặc điểm sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội nông
thôn cổ truyền được duy trì bằng phong tục, tập quán, nếp sống... ở nông
thôn.
Câu 4: Nêu suy nghĩ về bản chất xã hội của văn hóa trong cấu trúc nhân cách
của bản thân
- Văn hóa và nhân cách; cấu trúc của nhân cách, các giá trị xã hội trong
cấu trúc của nhân cách.

12


- Vấn đề mối quan hệ cá nhân - nhân cách và xã hội; vị trí của văn hóa

trong mối quan hệ ấy.

13


đề 6
Câu 1: Nêu khái niệm văn hóa và làm rõ ý nghĩa của các khái niệm "văn hóa
truyền thống" và "văn hóa hiện đại".
- Nêu khái niệm văn hóa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.
+ Là tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trì, bảo tồn và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
+ Là sự quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
- Các khái niệm
+ "Văn hóa truyền thống": Được hình thành từ trong lịch sử, được
chắt lọc, bảo tồn, lưu giữ và phát triển qua quá trình lịch sử, được tạo thành bởi
hệ thống các giá trị được sáng tạo ra và thừa nhận phổ biến qua các thời kỳ lịch
sử...
+ "Văn hóa hiện đại": Là sự kế thừa, tiếp nối văn hóa truyền thống,
là sự phản ánh đời sống xã hội hiện đại, được khẳng định bởi các giá trị
đương đại, theo quan điểm đánh giá đương đại.
Câu 2: Phân tích bản chất nhân văn của văn hóa.
- Nêu khái niệm văn hóa
- Văn hóa là sự thể hiện, phát huy, giải phóng những năng lực bản chất
người (năng lực nhận thức và thực tiễn, năng lực sáng tạo "theo quy luật của
cái đẹp")
- Văn hóa bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống của con người và là sự phản
ánh phương thức tồn tại của con người và xã hội
- Văn hóa là sự kết tinh những giá trị nhân văn (Chân - Thiện - Mỹ là

hệ giá trị cốt lõi trong văn hóa)

14


- Bản chất của văn hóa được xác định trong mối quan hệ biện chứng
của văn hóa với con người.
+ Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, là sự biểu hiện
những giá trị người và là môi trường, điều kiện nuôi dưỡng, bồi đắp, phát
triển nhân cách con người.
+ Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa, lại vừa là
đại biểu mang các giá trị văn hóa.
- Giá trị nhân văn nói lên thực chất của văn hóa, là tiêu chí để phân biệt,
tìm ra sự đối lập giữa văn hóa và phản văn hóa.
Câu 3: Suy nghĩ của anh (chị) về tiêu chí đánh giá một xã hội tiến bộ
- Một xã hội phát triển là xã hội mang lại nhiều nhất lợi ích cho con
người, vì sự công bằng, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ của con người, tạo điều
kiện cho sự phát triển hài hòa toàn diện con người. Đó đồng thời là một xã hội
có văn hóa cao.
- Một xã hội tiến bộ là một xã hội được phát triển bằng động lực văn
hóa và vì mục tiêu văn hóa.
Câu 4: Suy nghĩ của anh (chị) về bản chất nhân văn trong văn hóa chính trị ở
nước ta hiện nay
Bản chất nhân văn trong văn hóa chính trị được thể hiện:
- Trong quan điểm và đường lối chính trị: Tinh thần dân chủ, nhân văn
- Trong mục tiêu chính trị: Vì con người, vì nhân dân, vì hòa bình, độc
lập dân tộc, tự do, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ xã hội.
- Trong thể chế chính trị: Cơ chế dân chủ
- Trong công nghệ chính trị: Thấm nhuần yếu tố văn hóa
- Trong nhân cách của nhà hoạt động chính trị: Gắn với nội dung đạo

đức XHCN.

15


đề 7
Câu 1: Nêu cơ sở lý luận của mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hóa
- Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội
+ Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối
với tồn tại xã hội.
- Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng
+ Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng và
tính độc lập tương đối của các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng.
+ Văn hóa với ý nghĩa là nền tảng tinh thần xã hội, thuộc kiến trúc
thượng tầng, tác động trở lại cơ sở kinh tế.
Câu 2: Hãy luận giải về quy luật tác động của điều kiện kinh tế - xã hội tới
sự phát triển của văn hóa.
- Sự quyết định của kinh tế đối với văn hóa
+ Cơ sở kinh tế - xã hội tạo tiền đề khách quan cho sự phát triển
văn hóa, đồng thời quy định nội dung, bản chất của một nền văn hóa.
+ Cơ sở kinh tế - xã hội quy định tính chất, diện mạo của một nền văn
hóa.
+ Cơ sở kinh tế - xã hội quy định mục tiêu, xu hướng phát triển của văn
hóa.
+ Cơ sở kinh tế - xã hội ảnh hưởng, chi phối đến tốc độ, nhịp độ

phát triển văn hóa.
- Ảnh hưởng của chính trị tới văn hóa

16


+ Chính trị là phản ánh của kinh tế. Cơ sở kinh tế nào thì chế độ
chính trị ấy. Cho nên mối quan hệ giữa chính trị với văn hóa cũng là sự biểu
hiện của quan hệ giữa cơ sở kinh tế với văn hóa.
+ Chính trị quy định nội dung, ý thức hệ của văn hóa.
+ Chính trị quy định phương hướng phát triển của văn hóa.
+ Tạo cơ sở cho sự thúc đẩy (hoặc kìm hãm) sự phát triển văn hóa.
- Tính độc lập tương đối và tác động trở lại của văn hóa tới cơ sở kinh tế
- Quy luật phát triển không đồng đều của văn hóa so với cơ sở kinh tế.
Câu 3: Suy nghĩ về sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội tới tư tưởng,
nếp sống văn hóa của bản thân?
- Sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và biến đổi trong suy nghĩ,
cách sống, tâm lý của bản thân.
- Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và sự tác động tới tư tưởng, nhận
thức (cách nghĩ, quan niệm sống, định hướng giá trị...).
- Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và sự tác động tới nếp sinh hoạt,
hoạt động, nhu cầu, cách thức tổ chức cuộc sống của bản thân.
Câu 4: Anh (chị) nhận thức gì về tác động của kinh tế thị trường tới đời sống
văn hóa xã hội.
- Tác động tích cực:
+ Kích thích sự năng động, sáng tạo của con người, tạo cơ sở hiện
thực cho việc xác lập quan hệ dân chủ, bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành
mạnh trong hoạt động và quan hệ của cá nhân và của các tổ chức xã hội
+ Thay đổi mạnh nhu cầu, làm cho nhu cầu ngày càng tăng, phong
phú, đa dạng hơn, tạo động lực trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Thay đổi cách nghĩ, nếp sống, phá bỏ dần những hạn chế trong
sức ỳ của những tâm lý, tư tưởng cũ
+ Thay đổi quan niệm giá trị, định hướng, mục tiêu cuộc sống
hướng tới một xã hội tiến bộ, văn minh, hiện đại...

17


- Tác động tiêu cực:
Làm nảy sinh những hiện tượng phức tạp (trong tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận dân cư) gắn với mặt trái của kinh tế thị trường (yêu cầu
nêu một cách khái quát về những hiện tượng phức tạp đó và có ví dụ cụ thể.

18


đề 8
Câu 1: Làm rõ thực chất của khái niệm "văn hóa", "truyền thống văn hóa".
- Nêu khái niệm văn hóa
+ Là sự biểu hiện của phương thức tồn tại người.
+ Là tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong tất
cả các lĩnh vực của cuộc sống, được tích lũy, duy trì, bảo tồn và phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử.
+ Là sự quy định và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
- Phân tích khái niệm văn hóa
Các khía cạnh:
+ Khái niệm đã làm rõ bản chất xã hội và nhân văn của văn hóa.
+ Khái niệm đã làm rõ những tính chất, đặc trưng của văn hóa (tính
sáng tạo, tính hệ thống, tính lịch sử, tính kế thừa, tính bản sắc...).
+ Khái niệm đã làm rõ phương thức tồn tại và phát triển của văn hóa.

- Khái niệm "truyền thống văn hóa"
+ Khái niệm "truyền thống": Sự chuyển giao, trao chuyền, tiếp nối
qua nhiều thế hệ.
+ Khái niệm "truyền thống văn hóa": Hệ thống các giá trị văn hóa được
tích lũy, bồi đắp và phát triển qua nhiều thế hệ, được bảo tồn, lưu giữ, truyền
từ đời này qua đời khác.
Câu 2: Làm rõ quy luật kế thừa trong phát triển văn hóa.
- Khái niệm "kế thừa" và kế thừa trong phát triển văn hóa

(1 điểm)

- Kế thừa - một quy luật phổ biến, tất yếu của phát triển văn hóa (2 điểm)
+ Tính phổ biến của sự kế thừa (diễn ra ở mọi nền văn hóa, ở mọi
dân tộc và trong mọi thời kỳ lịch sử).
+ Tính tất yếu của sự kế thừa (là sự vận động nội tại từ các mối
quan hệ bên trong giữa các yếu tố của một nền văn hóa).
19


- Thực chất của sự kế thừa văn hóa
+ Là sự bảo tồn, lữu giữ những di sản văn hóa quá khứ và sáng tạo
những giá trị văn hóa mới trong quá trình phát triển văn hóa.
+ Là quá trình chọn lọc, phê phán, phát huy và phát triển những giá
trị văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.
+ Là sự giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cái mới và cái cũ,
giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển văn hóa.
- Cách thức của sự kế thừa văn hóa
+ Cách thức kế thừa của các thành tựu, giá trị văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần.
+ Cách thức kế thừa của các yếu tố, thành tố văn hóa (với những

đặc trưng riêng).
+ Kế thừa luôn đi liền với sáng tạo và đổi mới.
Câu 3: Quan điểm kế thừa của bản thân trong hoạt động giáo dục văn hóa cho
học sinh phổ thông
- Nhận thức của bản thân về quan điểm kế thừa trong hoạt động giáo
dục văn hóa
- Quan điểm kế thừa trong xác định nội dung, lựa chọn phương pháp,
cách thức tổ chức hoạt động giáo dục.
Câu 4: Vận dụng quan điểm kế thừa, hãy đề xuất một giải pháp xây dựng
phát triển đời sống văn hóa ở địa phương.
- Định hướng quan điểm chung xuất phát từ nguyên tắc kế thừa trong
văn hóa
- Đề xuất giải pháp trên cơ sở thực trạng, đặc điểm, thế mạnh và bản
sắc riêng của địa phương.

20


đề 9
Câu 1: Hãy nêu và phân tích khái niệm "tiếp xúc và giao lưu văn hóa".
- Khái niệm
Tiếp xúc và giao lưu văn hóa là quá trình gặp gỡ, nhận thức và hiểu biết
lẫn nhau, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau và thâm
nhập vào nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của các nền văn hóa.
- Phân tích khái niệm
+ Tiếp xúc văn hóa: Sự gặp gỡ của các nền văn hóa, bao gồm:
Gặp gỡ chủ động (chủ thể văn hóa (quốc gia, dân tộc), chủ
động giới thiệu các thành tựu, giá trị, những đặc sắc của nền văn hóa quốc
gia, dân tộc mình ra bên ngoài, đồng thời tích cực tìm hiểu, nhận thức, tiếp
nhận các giá trị văn hóa từ bên ngoài).



Gặp gỡ thụ động (thông qua sự áp đặt, cưỡng bức về văn hóa,
ví dụ thông qua chính sách xâm lược, đô hộ... của ngoại bang).


+ Giao lưu văn hóa: Sự thâm nhập, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn
nhau, các giá trị tự nhiên của nền văn hóa này thẩm thấu và chuyển hóa vào
trong các thành tố của nền văn hóa khác, làm biến đổi lẫn nhau và thúc đẩy
nhau cùng phát triển.
Câu 2: Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố nội sinh và nhân
tố ngoại sinh trong sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
- Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa
- Thực chất của tiếp xúc và giao lưu văn hóa là sự tác động, ảnh hưởng
qua lại, chi phối lẫn nhau giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh trong quá
trình trao đổi giữa các nền văn hóa (là tác động biện chứng giữa cái nội sinh
và cái ngoại sinh)
- Khái niệm "cái nội sinh" và "cái ngoại sinh" trong văn hóa.
- Sự tác động biện chứng giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh của nền
văn hóa dân tộc.
21


+ Các yếu tố nội sinh giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với việc định
hướng mức độ, phạm vi và nội dung ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh.
+ Cái ngoại sinh tác động, ảnh hưởng theo hướng thúc đẩy, kìm
hãm sự tiến triển hoặc làm biến đổi các yếu tố nội sinh.
+ Cơ chế biểu hiện sự tác động biện chứng giữa "cái nội sinh" và
"cái ngoại sinh".
+ Quá trình vận động và phát triển của mối quan hệ giữa "cái nội

sinh" và "cái ngoại sinh" trong giao lưu văn hóa.
Diễn ra theo trình tự: Tiếp xúc - trao truyền - xung đột - lựa chọn - tiếp
nhận - đổi mới.
Đây không phải là mối quan hệ tĩnh mà biến đổi không ngừng.
Câu 3: Liên hệ với vấn đề quan hệ giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh
trong giao lưu văn hóa ở Việt Nam hiện nay
- Nhân tố nội sinh:
+ Các giá trị văn hóa truyền thống
+ Bản sắc văn hóa dân tộc
+ Các thành tựu và giá trị văn hóa trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
- Nhân tố ngoại sinh:
+ Tinh hoa văn hóa nhân loại (tiếp thu một cách tích cực, tự giác)
+ Những dòng văn hóa ngoại lai (xâm nhập tiêu cực, tự phát)
- Biểu hiện của sự tác động giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh
trong đời sống văn hóa của nước ta hiện nay
+ Tác động tích cực.
+ Tác động tiêu cực.
Câu 4: Nêu suy nghĩ của bản thân về hướng khắc phục những tác động xấu
của những yếu tố văn hóa ngoại lai.
- Suy nghĩ về thực trạng
- Đề xuất giải pháp khắc phục.
22


đề 10
Câu 1: Thực chất của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
- Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa
- Thực chất của tiếp xúc và giao lưu văn hóa
+ Khái niệm "nhân tố nội sinh" và "nhân tố ngoại sinh" trong văn hóa
+ Sự tác động biện chứng giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh

Các yếu tố nội sinh giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với
việc định hướng mức độ, phạm vi và nội dung ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
sinh.


Cái ngoại sinh tác động, ảnh hưởng theo hướng thúc đẩy, kìm
hãm sự tiến triển hoặc làm biến đổi các yếu tố nội sinh.


Câu 2: Làm rõ tính khách quan phổ biến của quy luật tiếp xúc, giao lưu văn
hóa trong sự phát triển của các nền văn hóa.
- Tiếp xúc, giao lưu văn hóa là một quy luật trong phát triển văn hóa
- Tính khách quan của quy luật
+ Sự tiếp xúc giao lưu là hiện tượng khách quan tất yếu của các nền
văn hóa vì con người, xã hội trong quá trình tồn tại và phát triển tất yếu phải
trao đổi với nhau về ngôn ngữ, tư tưởng và hành động. Quan hệ giữa cá nhân
với cộng đồng, quan hệ giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, quốc gia,
dân tộc này với quốc gia, dân tộc khác về tất cả mọi phương diện là quan hệ
thường xuyên tất yếu trong tất cả các thời kỳ của lịch sử.
+ Liên hệ cũng tức là vận động. Liên hệ là nguyên nhân, động lực
của mọi sự vận động, phát triển. Sự liên hệ (giao lưu) giữa nền văn hóa này
với nền văn hóa khác là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa.
Không có quá trình giao lưu nền văn hóa sẽ khô cằn, mất sức sống, không thể
tồn tại và phát triển.
- Tính phổ biến của quy luật

23


+ Quy luật này tác động đối với tất cả các nền văn hóa phương

Đông và phương Tây, xưa và nay.
+ Chứng minh tính phổ biến của quy luật bằng thực tế tiếp xúc,
giao lưu giữa các nền văn hóa tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam.
Câu 3: Liên hệ tới vấn đề tính tất yếu của sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời đại ngày nay.
- Xu thế thời đại đặt ra yêu cầu tất yếu phải có sự tiếp xúc giao lưu văn
hóa
- Yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta
- Yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam hiện đại.
Câu 4: Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với sự tiếp xúc và giao
lưu văn hóa hiện nay.
- Trách nhiệm gìn giữ, củng cố các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu
những tinh hoa văn hóa nhân loại, loại trừ những tác động xấu, tiêu cực của
các phản văn hóa (thông qua hoạt động nghề nghiệp của bản thân, qua các tổ
chức xã hội và sinh hoạt cộng đồng)
- Trách nhiệm đối với chính bản thân về những vấn đề trên.

24


Đề 11
Câu 1: Nêu quan điểm về phát triển xã hội được thế giới chấp nhận phổ biến
nhất hiện nay.
- Phát triển phải diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội như một chỉnh thể cân đối, hài hòa.
- Phát triển không phải chỉ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế mà trên hết là
vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người.
- Phát triển phải bằng động lực văn hóa và nhằm mục tiêu văn hóa, là
sự phát triển theo hướng bền vững nhân văn, tạo ra những điều kiện tốt nhất

cho sự phát triển và hoàn thiện con người và bảo vệ môi trường sinh thái,
không phải chỉ cho thế hệ hôm nay mà cho cả mai sau.
Câu 2: Phân tích vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Khái niệm văn hóa
- Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Văn hóa là nguồn lực nội sinh của phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lực nội sinh đó được tạo thành từ sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố
văn hóa: tri thức khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ quản lý, trình độ, kinh
nghiệm vận hành nền sản xuất xã hội, các giá trị đạo đức, tinh thần truyền
thống và hiện đại... Tất cả được hội tụ lại trong con người với tư cách là chủ
thể của các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Nói văn hóa là nói tới con người. Nói vai trò của văn hóa là nói
tới vai trò của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Biểu hiện cụ
thể ở:


Vai trò của tri thức, của tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo

của con người (gắn với vai trò của văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ
là những thành tố cơ bản trong văn hóa) tạo động lực vật chất cho phát triển kinh
tế.

25


×