Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM RIBE 2.0 THỦY PHÂN BỘT XƯƠNG THỊT SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA PHÂN TRÊN CÂY RAU CẢI NGỌT (Brassica chinensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.73 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

….  ….

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM RIBE 2.0
THỦY PHÂN BỘT XƯƠNG THỊT SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN TRÊN CÂY RAU
CẢI NGỌT (Brassica chinensis)

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: ĐỖ MINH GIANG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

….  ….

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM RIBE 2.0
THỦY PHÂN BỘT XƯƠNG THỊT SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN TRÊN CÂY RAU


CẢI NGỌT (Brassica chinensis)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. LÝ HỒNG PHÁT

ĐỖ MINH GIANG

KS. NGUYỄN MINH QUANG

Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh
thần và vật chất cho con.
Em chân thành biết ơn thầy Lý Hồng Phát và thầy Nguyễn Minh Quang đã tận
tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
làm đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm
Bộ môn Công nghệ Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập
vừa qua.
Ban giám đốc Trung Tâm Phân tích Thí nghiệm Hoá Sinh thuộc Viện Nghiên
Cứu Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh cùng toàn thể các anh chị tại đây đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cũng
như tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn cô Trương Phước Thiên Hoàng thuộc Viện Công Nghệ Sinh Học và

Môi trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong thời gian làm đề tài.
Cảm ơn Ban Quản Lý Khoa Nông Học và Ks. Trương Duy Bình thuộc khoa
Nông Học đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
làm đề tài.
Cảm ơn các bạn trong lớp Công nghệ Sinh học K31 đã luôn đồng hành, chia sẻ
vui buồn, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
ĐỖ MINH GIANG

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong nông nghiệp, để tăng năng suất và chất lượng của nông phẩm thì phân
bón là yếu tố cần thiết. Để phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững và mang
đến chất lượng an toàn cho người tiêu dùng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
và sử dụng chế phẩm RIBE 2.0 thủy phân bột xương thịt sản xuất phân hữu cơ và khảo
sát hiệu quả của phân trên cây cải ngọt (Brassica chinensis)”.
Mục tiêu của đề tài gồm hai phần:
Phần 1: Xây dựng quy trình thủy phân bột xương thịt bằng chế phẩm RIBE 2.0
tạo ra chế phẩm dịch phân.
Chúng tôi đã xây dựng được quy trình thủy phân bột xương thịt bằng RIBE 2.0
với các điều kiện tối ưu như sau: lượng chế phẩm RIBE 2.0 bổ sung vào quá trình thủy
phân so với bột xương thịt là 1 bột xương thịt : 1,2 % RIBE 2.0. Tỷ lệ nước bổ sung so
với bột xương thịt là 1 bột xương thịt : 2 nước. thời gian thủy phân là 16 giờ và ở nhiệt
độ 400C cho hiệu quả thủy phân cao.
Phần 2: Khảo sát hiệu quả của chế phẩm dịch phân trên cây rau cải ngọt.
Chúng tôi nhận thấy với nồng độ 7 % cho hiệu quả năng suất thực thu của cây

cải ngọt cao hơn ở nồng độ 0,5 % và 3,5 % và chúng tôi chọn nồng độ 7% của chế
phẩm dịch phân để so sánh với các phân bón lá trên thị trường. Qua thực nghiệm
chúng tôi nhận thấy chế phẩm dịch phân cho năng suất có sự cao thấp so với một số
loại phân cùng loại.

iv


SUMMARY
In agriculture, to increased productivity and quality of agricultural products so
the fertilizer is very important. To develop the agriculture with the unshakeable and
gives insurance quality for buy-man, we do the topic: “Reach and use RIBE 2.0
hydrolyze meat and bone meal products organic fertilizer and investigate effect on
Brassica chinensis”.
Target of the topic includes two part:
Part 1: building the procedure to hydrolyze the meat and bone meal by RIBE
2.0 to product the liquid organic fertilizer.
We build succeessfully procedure to hydrolyze the meat and bone meal by
RIBE 2.0 at conditions: With the rate of RIBE 2.0 and the meat and bone meal (MBM)
were 1 MBM : 1,2 % RIBE 2.0, the rate water was added with the MBM was 1 MBM
: 2 water, the time of hydrolysis was 16 hours and the temperature was 400C. the effect
hydrolysis was highest.
Part 2: Investigate effect of liquid fertilizer on the Brassica chinensis
We ejected the liquid fertilizer with rate 0,5 %, 3,5 %, and 7 %. We saw at rate 7
% had the highest effect and we chose rate 7 % of the liquid fertilizer to compare the
fertilizers on market. Acrossed experiment, we saw the 7 % of liquid fertilizer is
productivity higher or lower than the same others.

v



MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..............................................................................................iv
SUMMARY.....................................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và giới hạn của đề tài.................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................................2
1.2.2. Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1. Tổng quan về phụ phẩm ngành giết mổ ...................................................................3
2.1.1. Phụ phẩm bột xương thịt ......................................................................................3
2.1.2. Phụ phẩm bột thịt...................................................................................................4
2.1.3. Phụ phẩm bột lông vũ............................................................................................4
2.1.4. Bột phụ phẩm gia cầm...........................................................................................5
2.1.5. Bột cá.....................................................................................................................5
2.1.6. Bột máu sấy khô ...................................................................................................6
2.1.7. Tình hình sử dụng bột xương trong nước .............................................................6
2.2. Chế phẩm RIBE 2.0 .................................................................................................7
2.3. Tổng quan về enzyme ..............................................................................................7
2.3.1. Khái niệm về enzyme ...........................................................................................7
2.3.2. Danh pháp của enzyme..........................................................................................8
2.3.2. Bản chất và tính chất chung của enzyme .............................................................8

2.3.4. Tổng quang về enzyme protease ..........................................................................8

vi


2.3.4.1. Phân loại enzyme prtease ..................................................................................9
2.3.4.2. Nguyồn thu nhận enzyme protease ..................................................................10
2.4. Phân hữu cơ ............................................................................................................11
2.5. Tổng quan về cây cải ngọt......................................................................................11
2.5.1. Đặc điểm thực vật cây cải ngọt ..........................................................................11
2.2.2. Công dụng y học của cây cải ngọt.......................................................................12
2.5.3. Điều kiện sống của cây cải ngọt ..........................................................................12
2.6. Tình hình nghiên cứu sản xuất phân trong và ngoài nước ....................................12
2.6.1. Ngoài nước .........................................................................................................12
2.6.2. Trong nước .........................................................................................................12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................14
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..........................................................................14
3.2. Vật liệu, hóa chất và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu ...................................14
3.2.1. Vật liệu ...............................................................................................................14
3.2.2. Hóa chất ..............................................................................................................14
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ .............................................................................................15
3.3. Phương pháp tiến hành đề tài ................................................................................15
3.3.1. Thu mua và chuẩn bị nguồn nguyên liệu bột xương thịt.....................................15
3.3.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................15
3.3.2.1. Nội dung 1 xác định các thành phần của nguyên liệu .....................................15
3.3.2.2. Nội dung 2 các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân bột xương thịt......15
3.3.2.3. Nội dung 3 khảo nghiệm chế phẩm dịch phân hữu cơ trên cây cải ngọt. ........17
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................21
4.1. Nội dung 1 xác định một số thành phần của nguyên liệu ......................................21

4.2. Nội dung 2 các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân bột xương thịt ...........21
4.2.1. Sơ đồ thủy phân bột xương thịt, thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm ..........26
4.2.1.1. Sơ đồ thủy phân................................................................................................26
4.2.1.2. Phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm ...............................27
4.3. Nội dung 3 khảo nghiệm chế phẩm dịch phân hữu cơ trên cây cải ngọt ...............27

vii


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................33
5.1. Kết luận...................................................................................................................33
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAFCO

: Hiệp hội các nhà chức trách quản lý thực phẩm Hoa Kỳ
(Association of American Feed Control Officials)

CC

: chiều cao

CRD


: Completely Randomized Design

DBM

: bột máu sây khô (dry blood meal)

EDTA

: Ethylen Diamin Tetraacetic Acid

FeM

: Bột lông vũ đã thủy phân
(Hydrolyzed poultry feather Meal)

GAP

: Good Agriculture Pratice

HCSH

: hữu cơ sinh học

HTX

: Hợp Tác Xã

MBM

: Bột thịt xương (Meat and Bone Meal)


MM

: Bột thịt (Meat Meal)

NN-PTNT

: nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

: Năng Suất Lý Thuyêt

NSTT

: Năng suất thực tế

NT

: nghiệm thức

PBM

: Bột phụ phẩm gia cầm (Poultry By-product Meal)

RCBD

: Randomized Completely Blok Design

TLTB


: Trọng lượng trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
trang
Bảng 2.1. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột xương thịt …………3
Bảng 2.2. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột thịt ............................4
Bảng 2.3. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột lông vũ .....................5
Bảng 2.4. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột phụ phẩm gia cầm ....5
Bảng 2.5. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột cá ..............................6
Bảng 2.6. Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột máu sấy khô .............6
Bảng 4.1. Một số hàm lượng dinh dưỡng của bột xương thịt......................................21
Bảng 4.2. Hàm lượng N (%) của dịch thủy phân ở các tỷ lệ cơ chất và RIBE 2.0......22
Bảng 4.3. Hàm lượng N (%) của dịch thủy phân ở các tỷ lệ cơ chất và nước.............23
Bảng 4.4. Hàm lượng đạm tổng số của dịch sau thủy phân ở các thời gian thủy .......24
Bảng 4.5. Hàm lượng đạm tổng số của dịch sau thủy phân ở các nhiệt độ thủy phân.25
Bảng 4.6. Thành phần dinh dưỡng trong dịch thủy phân và bã rắn.............................27
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nồng độ dịch phân lên sự sinh trưởng của cây cải ngọt.....28
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các nồng độ dịch phân lên năng suất và dư lượng nitrate..28
Bảng 4.9. Ảnh hưởng dịch phân và các loại phân hữu cơ sinh học lên sinh trưởng ...30
Bảng 4.10. Ảnh hưởng các loại phân lên năng suất và dư lượng nitrate trên..............30

DANH SÁCH CÁC HÌNH
trang
Hình 1.1. Serine protease xúc tác ..................................................................................9
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 5 ............................................................................18
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 6 .............................................................................19

Hình 4.1. Sơ đồ thủy phân ...........................................................................................26

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay trong nông nghiệp, thâm canh tăng vụ tạo ra sản lượng nông sản lớn
phục vụ nhu cầu của con người. Do đó, nông dân đã sử dụng lượng lớn phân bón trong
đó phân bón hóa học là chủ yếu, điều đó làm cho giá thành nông sản tăng lên, làm
giảm sự cạnh tranh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thật vậy, theo Bộ NN-PTNT (2008), tổng nhu cầu phân bón của nước ta vào
khoảng 8,3 triệu tấn. Trong khi đó, tại diễn đàn doanh nghiệp (7/8/2008) cho biết
“Theo thông tin của Viện Khoa học nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), hiệu suất sử dụng
phân bón hiện nay ở "ta" chỉ đạt... 40%, thậm chí một số địa phương còn... thấp hơn”.
Điều đó cho thấy một lượng lớn phân đã không được cây sử dụng mà bị bốc hơi vào
không khí hoặc ngấm vào đất, vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm môi trường, đất trở
nên nhanh bạc màu, vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt, nguồn nước bị ô nhiễm.
Tại trang web Vietnamnet (27/3/2008), “chi phí đầu vào tăng cao làm cho giá
phân bón sản xuất trong nước không ngưng leo thang”. Qua Vietnamnet thì nguyên
nhân do nguyên liệu than đá dùng để sản xuất phân bón vô cơ không phải là nguồn vô
tận và đang trở nên ít đi. Trong sản xuất nông nghiệp thì phân bón có vai trò quan
trọng để đạt năng suất và chất lượng nông sản cao, với tình hình phân bón như hiện
nay sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao, giảm sức cạnh tranh là không tránh khỏi.
Theo Đường Hồng Dật (2008), phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng, bên
cạnh đó còn có tác dụng cải tạo đất rất lớn như: góp phần cải tạo lý hoá tính của đất,
làm tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất phát
triển, làm cho đất ngày càng trở nên màu mỡ. Ngoài ra phân hữu cơ còn góp phần bổ
sung các nguyên tố vi lượng cho đất.

Chính vì thế, việc sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp tỏ ra có hiệu quả hơn
trong việc làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tạo ra những nông sản an toàn và chất
lượng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học trong
nông nghiệp sẽ không có tác hại xấu đến môi trường, sinh vật trong đất và là xu hướng
tất yếu của sản xuất bền vững trong nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, với kỹ
1


thuật canh tác hiện đại ngày nay có đóng góp rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, do đó
cần phải kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật canh tác hữu cơ và kỹ thuật canh tác nông
nghiệp hiện đại để sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của
con người.
Từ thực tế của việc sản xuất và sử dụng phân bón, bên cạnh đó còn đáp ứng nhu
cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu
dùng thì phải sử dụng phân hữu cơ sinh học, đồng thời nâng cao vai trò ứng dụng công
nghệ sinh học trong sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế
phẩm RIBE 2.0 thủy phân bột thịt sản xuất phân hữu cơ sinh học và khảo sát hiệu lực
của phân trên cây rau”.
1.2. Mục tiêu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học dạng lỏng từ bột xương thịt
có hiệu quả cao mà không phải sử dụng hóa chất.
Đánh giá được hiệu lực của phân trên rau.
1.2.2. Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài và phương tiện có giới hạn nên không thể khảo
nghiệm hiệu quả của phân hữu cơ trên nhiều loại cây, không đánh giá được các chỉ
tiêu khác của phân ( chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng trung lượng và vi lượng).
1.3. Nội dung thực hiện
Để thực hiện đề tài trên chúng tôi tiến hành nội dụng: khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình thủy phân để xây dựng quy trình thủy phân bột xương thịt để sản

xuất chế phẩm dịch phân. Sau khi tạo được chế phẩm dịch phân chúng tôi đánh giá
chất lượng của nó trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về phụ phẩm ngành giết mổ
2.1.1. Phụ phẩm bột xương thịt (MBM : Meat and Bone Meal)
Bột xương thịt là thức ăn bổ sung protein và chất khoáng cho vật nuôi; sản xuất
từ xác súc vật chết không mang mầm bệnh nguy hiểm, từ thịt bạc nhạc và xương từ
các lò mổ gia súc, sấy ở nhiệt độ cao, sau đó nghiền nhỏ. Protein thô của bột thịt
xương thường ở vào khoảng 50 %, khoáng 20 % – 22 %, tỉ lệ canxi, photpho thích hợp
với nhu cầu vật nuôi. Giàu acid amin không thay thế, được coi là thức ăn bổ sung
protein và muối khoáng tốt với gia súc non.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bột xương thịt đặc biệt là về protein và
acid amin. Lysine và methionine có khả năng tham gia quá trình trao đổi chất cao
nhưng một lượng đáng kể cystine lại không có tính khả dụng về mặt sinh học
(bioavailability). Điều này rất quan trọng bởi vì tryptophan và tổng lượng acid amin
chứa lưu huỳnh (TSAA) trong bột xương thịt là thấp nhất, kế đến là threonine,
isoleusine, phenylalanine + tyrosine, lysine, valine và histidine. Hàm lượng tryptophan
thấp là bởi vì collagen là thành phần protein chủ yếu có trong xương, các mô liên kết,
sụn, gân và collagen hầu như không chứa tryptophan. Xương là một cấu thành của bột
xương thịt, nó cung cấp nguồn canxi và phốt pho tuyệt vời (P > 4 %). Lưu ý rằng việc
bổ sung bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát để đảm bảo hàm
lượng phốt pho không cao tới mức có thể làm ảnh hưởng đến môi trường.
Bảng 2.1 Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột xương thịt
Nguyên liệu
Bột xương thịt


Protein

Lys

Thr

Trp

Met

Cys

Ile

Val

P

%

%

%

%

%

%


%

%

%

51,5

2,51

1,59

0,28

0,68

0,5

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)

3

1,34 2,04

4,98


2.1.2. Phụ phẩm bột thịt (MM : meat meal)
Bột thịt có nguồn protein động vật thường được sử dụng trong khẩu phần thức

ăn chăn nuôi, sử dụng rộng rãi trong thức ăn cho lợn từ nhiều năm nay. Bột thịt là sản
phẩm chế biến từ các mô của động vật không chứa bột máu, lông, sừng, mỏ, phân, dạ
dày và chất chứa dạ cỏ ngoại trừ với lượng nhỏ không thể tránh khỏi trong thực tiễn
sản xuất ngay cả với các hệ thống chế biến tốt nhất. Hàm lượng phốt pho là chỉ tiêu
chính được dùng để phân biệt sản phẩm bột thịt và bột xương thịt. Nếu hàm lượng
phốt pho lớn hơn 4 % thì sản phẩm được coi là bột xương thịt. Nếu thấp hơn 4 % thì là
bột thịt. Protein của bột thịt 53 % - 55 %. Do bột thịt được chế biến từ mô của động
vật nên bột thịt chứa nhiều acid amin.
Bảng 2.2 Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột thịt
Nguyên liệu
Bột thịt

Protein

Lys

Thr

Trp

Met

Cys

Ile

Val

P


%

%

%

%

%

%

%

%

%

54

3,07

1,97

0,35

0,8

0,6


1,6

2,66

3,88

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)
2.1.3. Phụ phẩm bột lông vũ (FeM)
Bột lông vũ có thành phần tương tự như lông vũ của gia cầm. Sản phẩm này rất
giàu protein (85 % protein thô), nhưng chất lượng protein này rất kém do chúng chứa
lượng cystine cao hơn nhiều so với các acid amin khác. Người ta phải thủy phân lông
vũ để phá hủy cầu nối lưu huỳnh và giải phóng các acid amin. Thậm chí ngay cả khi
đó thì tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và tiêu hóa hồi tràng thực của lysine và các
acid amin khác vẫn còn thấp nếu so với các sản phẩm chế biến từ các phụ phẩm giết
mổ khác. Hầu hết bột lông vũ được sử dụng trở lại làm thức ăn cho gia cầm ít sử dụng
cho ngành chăn nuôi gia súc. Chiba (2001), đã tổng kết một số nghiên cứu trên lợn liên
quan đến việc sử dụng bột lông vũ thủy phân trong khẩu phần.

4


Bảng 2.3 Thành phần protein, acid amin, Phốt pho trong bột lông vũ
Nguyên liệu
Bột lông vũ

Protein

Lys

Thr


Trp

%

%

%

%

84,5

Met Cys
%

%

Ile

Val

P

%

%

%


5,88

0,5

2,08 3,82 0,54 0,61 4,13 3,86

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)
2.1.4. Bột phụ phẩm gia cầm (PBM)
Bột phụ phẩm gia cầm là sản phẩm chế biến từ phụ phẩm của các nhà máy giết
mổ và chế biến thịt gia cầm. Bột thường được miêu tả chính thức là sản phẩm được
nghiền, chế biến công nghiệp, hoặc rửa sạch của các phụ phẩm gia cầm giết mổ như
đầu, chân, trứng các loại và ruột, nhưng không có lông vũ ngoại trừ hàm lượng nhỏ ở
mức không thể tránh khỏi ngay cả với các qui trình sản xuất tốt nhất. Vì phần lớn
ngành chăn nuôi gia cầm tổ chức theo ngành dọc khép kín nên sản phẩm này nhìn
chung lại được sử dụng làm thức ăn cho chính đàn gia cầm của công ty. Thành phần
acid amin của bột phụ phẩm gia cầm cũng không khác nhiều so với bột thịt hoặc bột
xương thịt, nhưng nó chứa hàm lượng canxi và phốt pho thấp hơn so với các phụ phẩm
có nguồn gốc từ động vật có vú. Các thành phần dinh dưỡng của bột phụ phẩm gia
cầm biến động rất lớn tùy thuộc vào nguồn lấy mẫu với hàm lượng protein dao động từ
49 % đến 69 %.
Bảng 2.4 Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột phụ phẩm gia cầm
Nguyên liệu
Bột phụ phẩm gia cầm

Protein

Lys

Thr


Trp

Met

Cys

Ile

Val

P

%

%

%

%

%

%

%

%

%


64,1

3,32 2,18

0,48 1,11 0,65 2,01 2,51 2,41

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)

2.1.5. Bột cá
Bột cá được miêu tả chính thức là các mô sạch, sấy khô và nghiền lấy từ phần
không bị phân hủy của cá nguyên con hoặc cá cắt lát, hoặc cả hai đã được tách hoặc
chưa tách dầu (AAFCO, 2006). Bột cá là nguồn protein tuyệt vời cho thức ăn chăn
nuôi; tuy nhiên do giá cao nên ở Hoa Kỳ bột cá được sử dụng rất hạn chế. Nước sản
xuất bột cá lớn nhất là Peru và Chile. Đa số bột cá sử dụng trong chăn nuôi gia súc là
5


để bổ sung vào thức ăn cho gia súc con cai sữa. Thành phần bột cá dao động khá lớn
tuỳ thuộc vào loại cá và phương pháp chế biến. Một số bột cá được làm từ bã cá, một
số khác được chế biến từ cá nguyên con. Bột cá mòi có hàm lượng dầu cao và là loại
được sử dụng phổ biến nhất trong thức ăn cho gia súc con.
Bảng 2.5 Thành phần protein, acid amin và phốt pho trong bột cá
Nguyên liệu
Bột cá

Protein

Lys

Thr


Trp

Met

Cys

Ile

Val

P

%

%

%

%

%

%

%

%

%


62,3

4,81 2,64 0,66 1,77 0,57 2,57 3,03

3,04

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)

2.1.6. Bột máu sấy khô ( dry blood meal )
Bột máu sấy khô có hàm lượng protein (85-90 %) và lysine (7-8 %) khá cao.
Một số phương pháp sấy khô bột máu trước đây đã phá hủy rất nhiều lysine và một số
acid amin và làm giảm tính ngon miệng.Vì thế trước kia bột máu rất ít được sử dụng
trong khẩu phần cho gia súc. Tuy nhiên, các phương pháp sấy khô đã được cải tiến bao
gồm phương pháp sấy liên hồi (ring drying) và sấy nhanh (flash drying) đã làm cho
chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể với hàm lượng cao của lysine và một số
acid amin khả dụng khác. Do lượng haemogglobin trong bột máu khá cao nên hàm
lượng sắt trong bột máu cũng cao.
Bảng 2.6 Thành phần protein, acid amin và P trong bột máu sấy khô
Nguyên liệu
Bột máu sấy khô

Protein

Lys

Thr

Trp


Met

Cys

Ile

Val

P

%

%

%

%

%%

%

%

%

%

88,8


7,45 3,78

1,48 0,99

1,04 1,03 7,03

0,3

(“Nutrient Requirements of Swine” của NRC, 1998)
2.1.7. Tình hình sử dụng bột thịt xương trong nước
Hiện nay bột thịt xương được sử dụng chủ yếu trong ngành chăn nuôi, nó được
phối trộn vào thức ăn gia súc – gia cầm. Bột thịt xương là nguồn cung cấp thức ăn
chứa nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi, hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng

6


cao, có các acid amin thiết yếu, các nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K,
B12.., tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay
thấp phụ thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn bổ sung protein quan trọng trong khẩu
phần của gia súc gia cầm.
Phụ phẩm của ngành giết mổ rất đa dạng và nhiều chủng loại, tất cả điều có hàm
lượng protein rất cao đáp ứng nhu cầu làm phân bón. Đây là nguồn nguyên liệu dồi
dào dễ thu mua và giá thành rẻ.
2.2. Chế phẩm RIBE 2.0
Chế phẩm RIBE 2.0 là một dạng probiotic được sản xuất từ Viện Công nghệ
Sinh học và Môi trường thuộc Đại Học Nông Lâm Phành phố Hồ Chí Minh. RIBE 2.0
là enzyme của vi khuẩn Bacillus được phân lập và nuôi cấy, vì là enzyme từ vi sinh vật
nên nó bao gồm cả endoprotease và exoprotease giúp cho quá trình thủy phân đạt hiệu
quả tốt hơn.

Với đặc điểm của enzyme protease được dùng để phân cắt protein, do đó chúng
tôi sử dụng chế phẩm RIBE 2.0 để phân giải bột xương thịt giàu protein, chuyển hóa
nguyên liệu tạo thành sản phẩm đạm dễ tiêu như NH4+, acid amin có lợi cho cây trồng.
2.3. Tổng quan về enzyme
2.3.1. Khái niệm về enzyme
Enzyme là nhóm protein chuyên biệt hóa cao có hoạt tính xúc tác sinh học, do tế
bào sống tiết ra, có tác dụng tăng tốc độ và hiệu suất phản ứng hóa sinh, mà sau phản
ứng vẫn còn giữ nguyên khả năng xúc tác (Nguyễn Tiến Thắng, 2004).
Các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống là những phản ứng có hiệu quả
cao nhất, đó là nhờ tác dụng xúc tác của enzyme. Nó có đầy đủ tính chất của chất xúc
tác, ngoài ra còn có những tính chất ưu việt hơn so với các chất xúc tác khác như: hiệu
suất cao trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, có tính chất đặc hiệt cao, các
tính chất này vẫn giữ nguyên khi tách enzyme ra khỏi hệ thống sống, hoạt động trong
điều kiện invitro. Vì vậy mà enzyme càng được sử dụng rộng rãi trong thực tế, trong
công nghiệp, nên đã hình thành nên nhiều ngành liên quan đến enzyme như công nghệ
sản xuất enzyme, công nghệ sản xuất các thiết bị có phân tử enzyme như biosensor
(các thiết bị cảm biến sinh học)… để khai thác và sử dụng hiệu quả cần có kiến thức
nhất định về enzyme ( />
7


2.3.2. Danh pháp của enzyme.
Trong thời gian đầu khi ngành enzyme học chưa phát triển, người ta thường gọi
tên enzyme một cách tùy tiện, tùy theo tác giả. Ví dụ như các tên pepsin, trypsin,
chimotrysin hiện nay vẫn được dùng gọi là tên thường dùng, cách gọi trên xuất phát từ
nguồn phát hiện enzyme. Sau đó, người ta thường gọi tên enzyme bằng cách lấy tên cơ
chất đặc hiệu của enzyme cộng thêm đuôi từ “ase”.
Theo Hội Đồng Enzyme Quốc tế được thành lập năm 1955 bởi Hội Liên Hiệp
Hóa Sinh Quốc tế.
Tên gọi enzyme theo số EC (enzyme commission): Gồm 4 phần: a,b,c,d.

(a): số đầu tiên: chỉ nhóm (1 trong 6 nhóm).
(b): Số thứ hai: chỉ phụ nhóm (kiểu cơ chất hay liên kết bị phân cắt).
(c): Số thứ ba: chỉ phụ phụ nhóm (kiểu chất cho hay nhận điện tử, hay kiểu
nhóm được vận chuyển).
(d): Số thứ tư: chỉ số thứ tự của enzyme trong phụ nhóm.
Ngày nay, hơn 2000 enzyme đã được khám phá, nhưng chỉ có hơn 140 enzyme
là có thể thương mại được: Các enzyme sử dụng trong công nghiệp như amylase,
protease, catalase, isomerase, và penicllin acyclase. Các enzyme sử dụng trong phân
tích như glucose oxidase, galactose oxidase, alcohol dehydrogenase, hexokinase,
muramidase, và cholesterol oxidase. Các enzyme được sử dụng trong dược phẩm như
asparaginase, protease, lipase và streptokinase (Nguyễn Tiến Thắng, 2004 ).
2.3.3. Bản chất và tính chất chung của enzyme
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy enzyme có tất cả các tính chất lý hoá học của
các chất protein. Enzyme là chất xúc tác - là những chất làm tăng vận tốc phản ứng,
enzyme có một hoạt tính chất của chất xúc tác hóa học và xúc tác sinh học
( />2.3.4. Tổng quang về enzyme protease
Protease là nhóm enzyme xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide ( -CONH-)n trong phân tử protein, polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là các acid amin.
Ngoài ra, có nhiều protease còn có khả năng phân thủy liên kết este và vận chuyển
acid amin.

8


2.3.4.1. Phân loại enzyme protease
Protease trong quá trình thủy phân sẽ cắt protein từ hai chỗ: cắt từ bên ngoài
protein cắt vào trong và cắt từ bên trong protein cắt ra ngoài. Do đó, protease được
chia làm hai nhóm : exopeptidase và endopeptidase.
Exopeptidase được chia làm hai loại dựa trên vị trí tác động trên mạch
polypeptide :Aminopeptidase: xúc tác thủy phân liên kết peptide ở đầu N tự do của
chuỗi polypeptide để giải phóng ra một amino acid, một dipeptide hoặc một tripeptide.

Carboxypeptidase: xúc tác thủy phân liên kết peptide ở đầu C của chuỗi polypeptide
và giải phóng ra một amino acid hoặc một dipeptide.
Endopeptidase cắt protein từ bên trong cắt ra. Dựa vào động học của cơ chế xúc
tác nhóm này được chia làm bốn nhóm nhỏ: Serin protease: là những proteinase chứa
nhóm –OH của gốc serine trong trung tâm hoạt động và có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với hoạt động xúc tác của enzyme. Nhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ:
chymotrypsin và subtilisin. Nhóm chymotrypsin bao gồm các enzyme động vật như
chymotrypsin, trypsin, elastase. Nhóm subtilisin bao gồm hai loại enzyme vi khuẩn
như subtilisin Carlsberg, subtilisin BPN. Các serine proteinase thường hoạt động mạnh
ở vùng kiềm tính và thể hiện tính đặc hiệu cơ chất tương đối rộng.

Hình 1.1 Serine protease xúc tác.
/>
Cysteine protease: Các proteinase chứa nhóm –SH trong trung tâm hoạt động.
Cystein proteinase bao gồm các proteinase thực vật như papain, bromelin, một vài

9


protein động vật và proteinase ký sinh trùng. Các cystein protease thường hoạt động ở
vùng pH trung tính, có tính đặc hiệu cơ chất rộng.
Aspartic protease: Hầu hết các aspartic proteinase thuộc nhóm pepsin. Nhóm
pepsin bao gồm các enzyme tiêu hóa như: pepsin, chymosin, cathepsin, renin. Các
aspartic protease có chứa nhóm carboxyl trong trung tâm hoạt động và thường hoạt
động mạnh ở pH trung tính.
Metallo protease: Metallo proteinase là nhóm proteinase được tìm thấy ở vi
khuẩn, nấm mốc cũng như các vi sinh vật bậc cao hơn. Các metallo proteinase thường
hoạt động vùng pH trung tính và hoạt độ giảm mạnh dưới tác dụng của EDTA.
Ngoài ra, protease được phân loại một cách đơn giản hơn thành ba nhóm:
Protease acid: pH 2-4; Protease trung tính: pH 7-8; Protease kiềm: pH 9-11

( />2.3.4.2. Nguồn thu nhận enzyme protease
Nguồn động vật, đây là nguồn enzyme được thu nhận từ rất lâu gồm các phần
nội tạng trong cơ thể động vật. Như: trypsin, kimotrypsin, cacboxy pectidase A và B,
ribonuclease, amilase, lipase được thu nhận từ tụy tạng (Pan creas). Ở màng nhầy dạ
dày lớn ta thu được pepsin A, B, C, D, gastrysin. Còn dạ dày bê ở ngăn thứ tư thì có
renin. Ngoài ra, ở các nội tạng khác (tim, thận, phổi …) cũng thu được enzym :
aspartat-glutamat aminotransferase, trombia từ huyết tương để chống đông máu (Trần
Xuân Ngạch, 2007).
Nguồn thực vật, là nguồn thu nhận enzyme từ lâu. Ở các loại cây đều có enzyme
bên cạnh đó có những enzyme protease đặc thù với số lượng lớn như: Urease từ cây
đậu rựa (Canavalin ensifirmis); enzyme bromelain thu nhận từ họ dứa (Bromalaceae);
ở cây đu đủ ( Carica Papaya .L) thì có papain. Ngoài ra enzyme còn được thu nhận từ
những loài thực vật khác: chế phẩm enzyme polyphenoloxydase (EPPO) từ cây chè,
nội nhủ hạt ca cao tươi, nước ép quả nho. Bên cạnh đó hạt cốc và một số loại củ chứa
tinh bột thì có enzyme từ mầm hạt (malt) (Trần Xuân Ngạch, 2007).
Nguồn vi sinh vật, đây là nguồn enzyme phong phú nhất, có hầu hết ở các loài
sinh vật: nấm mốc, vi khuẩn và nấm men. Có thể nói vi sinh vật là nguồn nguyên liệu
thích hợp nhất để sản xuất enzyme ở qui mô công nghiệp và đời sống.

10


2.4. Phân hữu cơ
Theo nghị định của chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 thì các loại phân bón được hiểu
như sau:
Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ; Phân bón lá: là các loại phân
bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng thông qua thân, lá; Phân vô cơ (phân khoáng, phân hóa học): là loại phân có

chứa các chất dinh dưỡng vô cơ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng; Phân vi sinh: là loại phân có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích với
mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành; Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được
sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của sinh vật sống có ích hoặc các tác
nhân sinh học khác; Phân hữu cơ truyền thống: là các loại phân chuồng, phân bắc,
nước giải, rơm rạ, phân xanh, phụ phẩm cây trồng.
Trong nền nông nghiệp, việc sử dụng phân bón là điều tất yếu. Để nâng cao sản
lượng lương thực và góp phần cải tạo đất, làm cho đất thêm dinh dưỡng thì việc sử
dụng phân hữu cơ có lợi hơn phân vô cơ. Theo Đường Hồng Dật, (2008) “phân hữu cơ
làm tăng năng suất cây trồng, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất rất lớn”.
Bón phân hữu cơ qua lá có ưu điểm là tác động nhanh nhưng hiệu lực ngắn hơn
các phương pháp khác nên nó là một phương pháp hữu dụng để điều trị khi các triệu
chứng thiếu hụt dinh dưỡng biểu hiện. Trong quá trình trồng cây nói chung, trồng rau
nói riêng có giai đoạn truyển cây con từ vườn ươm sang trồng thực tế thì giai đoạn này
cây bị tổn thương nhất là vùng rễ. Do đó, để cây mau hồi phục thì phải bón phân qua
lá, cây dễ hấp thu hơn bón phân qua rễ.
2.5. Tổng quan về cây cải ngọt
2.5.1. Đặc điểm thực vật cây cải ngọt
Cây cải ngọt (Brassica chinensis) còn gọi là cải canh, là loại rau được trồng phổ
biến để làm rau ăn sống hoặc nấu canh, có thể dùng muối dưa. Cải ngọt có cuống lá
nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng ( so với nhóm cải bẹ và cải trắng),
có màu từ xanh vàng tới xanh đậm. Hạt cải ngọt có hình cầu, màu đen nâu. Thời gian
sinh trưởng ngắn khoảng 30 – 40 ngày. Có thể chịu được nóng và mưa, nhanh cho thu.

11


2.5.2. Công dụng y học của cây cải ngọt
Cải ngọt là loại rau lợi tiểu, chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giãm đau (Phạm Anh
Cường và Nguyễn Mạnh Cường , 2007).

2.5.3. Điều kiện sống của cây cải ngọt
So với cải bẹ thì cải ngọt chịu nóng tốt hơn, nhiệt độ thích hợp khoảng từ 15oC –
25oC. Cây yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình, nhưng có thể mạnh hơn so với cây
cải bẹ, thời gian chiếu sáng khoảng từ 10 – 12 giờ trong ngày. Cây có bộ rễ ăn nông do
vậy cần có lượng nước nhiều nhưng khả năng hút nước lại yếu, khả năng chịu hạn và
chịu mưa tương đối kém. Cải ngọt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng
cần thoát nước tốt, đất phải thoáng khí, có độ phì cao, chọn những vùng đất thịt nhẹ,
hay đất thịt trung bình, đất có độ pH khoản 5 – 7 là tốt nhất. Cải ngọt là một loại cây
trồng cho năng suất rất cao, nhưng thời gian gieo trồng lại ngắn do vậy nhu cầu dinh
dưỡng của cây rất lớn, phải bón đủ phân cho cây.
2.6. Tình hình nghiên cứu sản xuất phân trong nước và ngoài nước
2.6.1. Ngoài nước
Iizuka đã nghiên cứu phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ bằng cách sử dụng
đầu cá ngừ làm nguyên liệu thô vào năm 1995, trong nghiên cứu này Iizuka đã sử
dụng enzyme từ vi khuẩn và thử nghiệm bổ sung phân hữu cơ này trong môi trường
nuôi hạt phấn cây trà. Kết quả thí nghiệm cho thấy phân này đã làm tăng tốc độ tăng
trưởng 180% so với hạt phấn cây trà trồng trong môi trường nuôi cấy đối chứng.
Vào năm 2006, Lee và Lian đã xây dựng quy trình sản xuất sinh học dịch thủy
phân từ các phụ phẩm trong quá trình chế biến mực để làm phân bón hữu cơ mà không
sử dụng hóa chất mà chỉ sử dụng enzyme nội sinh.
Phương pháp thủy canh để sản xuất cây con thuốc lá theo hướng hữu cơ bằng
cách sử dụng phân cá hòa tan hoặc các sản phẩm từ rong biển và một số vật liệu thích
hợp khác thay cho việc sử dụng các loại phân bón vô cơ được đề nghị bởi George
Kuepper và Raeven Thomas (2008).
2.6.2. Trong nước
Tháng 1 năm 2000 Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Ninh ThuậnTrung Tâm khuyến nông đã tiến hành thí nghiệm phân bón hữu cơ sinh học Agrostim
USA trên cây ớt cay tại thị xã Phan Rang-Tháp Chăm tỉnh Ninh Thuận, cho kết quả so
với nghiệm thức đối chứng năng suất tăng 43,04%.
12



Đã nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía và phế thải các
nhà máy đường do Hoàng Đại Tuấn và ctv (2003) thực hiện. Công nghệ này đã được
ứng dụng ở bảy nhà máy đường và bón thử nghiệm ở nhiều địa phương đạt kết quả tốt.
Thí nghiệm ủ hiếu khí phân bò với bã mía có sử dụng chế phẩm sinh học
Zymplex được thực hiện bởi Nguyễn Thị Tú Quyên (2005). Kết quả cho thấy phân
hữu cơ sau khi ủ có hàm lượng acid humic tăng lên khá cao.
Tiến hành thí nghiệm sản xuất phân bằng cách ủ phân chuồng với chế phẩm sinh
học E.I.P sau đó bón cho cây cải bẹ xanh được thực hiện bởi Nguyễn Lê Thanh
(2005), thì cho kết quả phân ủ hoai nhanh hơn so với cách ủ truyền thống, cây cải bẹ
xanh cho năng suất cao hơn.
Tiến thành sản xuất phân bón bằng việc ủ cây cỏ cúc với tro và chế phẩm sinh
học E.I.P, thực hiện bởi Lê Thanh Tịnh ( 2005), phân hữu cơ được sản xuất bón cho
cây cải bẹ xanh thì cây cho năng suất cao hơn so với cây cải bón phân ủ không có bổ
sung chế phẩm sinh học E.I.P.
Sản xuất phân bón lá từ xác bả vỏ tiêu, phân bón được sản xuất bằng cách ủ bả
vỏ tiêu với chế phẩm ENT ở nồng độ 0,1 % sau 25 ngày thì vỏ tiêu không còn mùi hôi.
Phân được bón thử cho cây cải bẹ xanh ở giai đoạn cây con thì thấy cây phát triển tốt.
Kết quả được thực hiện bởi Nguyễn Minh Đức (2006).
Nghiên cứu sản xuất phân bón dạng lỏng cho cây hẹ từ việc sử dụng chế phẩm
vi khuẩn Bacillus subtilis thủy phân phụ phẩm cá tra bởi Trần Thanh Dũng (2007).
Phân bón từ phụ phẩm cá tra sau khi bón cho cây hẹ đã cho hiệu quả cao hơn so với
đỗi chứng và đáp ứng yêu cầu an toàn về thực phẩm.
Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ xơ dưa bằng phương pháp ủ xơ dừa
với chế phẩm EM được thực hiện bởi đồng tác giả Nguyễn Thị Thu Ngân và Trần Thị
Duyên Anh (2008). Sản phẩm phân tạo ra được sử dụng thử trên cây cúc cho kết quả
tốt: thời gian trồng đến thu hoạc giảm, lượng hoa nở đồng đều và nhiều hơn so với lô
đối chứng từ 5 đến 8 hoa. Cây trồng tại ô bón phân vi sinh thì cây có cành lá xum xuê,
thân cây cứng chắc so với lô đối chứng.
Đã sử dụng enzyme Bromelin thủy phân bánh dầu để sản xuất phân hữu cơ sinh

học dạng lỏng và khảo sát dịch phân trên cây rau do Nguyễn Thị Nhi (2008) thực hiện.
Khi sử dụng nồng độ 10 % dịch thủy phân cho hiệu quả tốt trên cây cải.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 7 năm 2009.
- Địa điểm thực hiện đề tài tại: Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi
Trường, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM và HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn
Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai (địa chỉ: 148/28 hẻm 2 Khu phố 4
phường Trảng Dài Tp.Biên Hòa).
3.2. Vật liệu, hóa chất và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
3.2.1. Vật liệu
Chế phẩm RIBE 2.0 của viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi
Trường, Trường Đại Học Nông Lâm
Bột thịt được mua tại công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam
Cửa hàng: VIỆT CHÂU
Địa chỉ: C15 tổ 1 khu phố 3 phường Long Bình,
TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Một số loại phân hữu cơ trên thị trường như:
Phân bón lá TOPONSU (N: 15%, P2O5: 30%, K2O: 15%)của công ty TNHH
sản xuất Hưng Quốc Bảo.
Phân bón lá AGROSTIMTM U.S.A (N: 10,25 %, P2O5: 6,6 %, K2O: 5,4 %)sản
phẩm của ECOTECH LLC-HOA KỲ. Nhà phân phối: công ty TNHH TM Viễn Phát.
Phân bón lá Ajifol_v (N: 10%, P2O5: 5%, K2O: 5%)của công ty TNHH
Ajinomotor.
3.2.2. Hoá chất

Hóa chất dùng xác định đạm NO3-: Acid phenoldisulfonic, NaOH 10%, chuẩn
NO3- 100ppm.
Hóa chất dùng xác định đạm NH4+: Seignette 50%, dung dịch Nessler (HgCl2 +
KI), dung dịch chuẩn NH4+ 0,004 mg/ml.
Hóa chất dùng xác định N tổng số: H2SO4 đậm đặc, CuSO4, K2SO4, parafin,
NaOH, H3BO3, HCl.
14


Xác định đạm amin: Đạm amin = đạm formol – đạm NH3 (Hóa chất dùng xác định
đạm Formol: Ba(OH)2, phenolphtalein 1%, formol trung tính, NaOH 0,1 N; Hóa chất
dùng xác định NH3: MgO, parafin, H2SO4 0,1N, alizarin natri sunfonat, NaOH 0,1 N).
Hóa chất dùng xác định K2O tổng số, P2O5 tổng số: CH3COONH4 1N, KCL,
(NH4)6 Mo7O24.4H2O, H2SO4 đậm đặc, H3BO3.
3.2.3. Thiết bị và dụng cụ
Một số dụng cụ như: bình tam giác, ống đong, phễu, bình định mức, pipette,
buret, ống nhỏ giọt.
Một số thiết bị như: máy xay sinh tố, cân phân tích, cối xay, tủ ấm điều chỉnh
nhiệt độ, máy ly tâm lạnh, bộ chưng cất đạm Kjeldahl, máy khuấy từ gia nhiệt, máy
quang kế ngọn lửa, máy đo OD (Spectrophotometer).
3.3. Phương pháp tiến hành đề tài
3.3.1. Thu mua và chuẩn bị nguồn nguyên liệu bột xương thịt
Bột xương thịt được mua tại cửa hàng Việt Châu (C15 tổ 1 khu phố 3 phường
Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và được bảo quản nơi khô thoáng theo qui
định thức ăn chăn nuôi.
3.3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3.2.1. Nội dung 1 xác định các thành phần của nguyên liệu
Hàm lượng:
- Đạm tổng số (Phương pháp Kjeldahl)
- Đạm amin (đạm amin = đạm formol – đạm amoniac)

- Lân dễ tiêu (Phương pháp so màu)
- Kali dễ tiêu (Phương pháp quang kế ngọn lửa hay Flame photometer)
Mục đích: để so sánh hàm lượng dinh dưỡng của các chỉ tiêu phân bón trong
dịch thu được sau thủy phân với nguyên liệu bột thịt.
3.3.2.2. Nội dung 2 khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân bột
thịt bằng chế phẩm RIBE 2.0
Mục đích: Xây dựng qui trình thu nhận phân hữu cơ sinh học, phân bón lá dạng
lỏng bằng phương pháp thủy phân bột xương thịt.
Thí nghiệm 1: Xác định tỉ lệ tối ưu của cơ chất bột xương thịt và lượng enzyme của
chế phẩm RIBE 2.0.

15


×