Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM ENZYME AMYLASE, CELLULASE ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG
CHẾ PHẨM ENZYME AMYLASE, CELLULASE ĐẾN KHẢ NĂNG

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THỦY

Niên khóa

: 2005 – 2009

Tháng 7 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG
CHẾ PHẨM ENZYME AMYLASE, CELLULASE ĐẾN KHẢ NĂNG

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG

NGUYỄN THỊ THỦY

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Tháng 7 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả ngày hôm nay, trước tiên, con xin cảm ơn bố mẹ và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để con có thể yên tâm học tập, nghiên cứu và
hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ sinh học, các thầy cô của Bộ môn
cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm Đại học
vừa qua.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Đình Đôn và cô Trương
Phước Thiên Hoàng đã đưa tôi đến với đề tài, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện.

Để có thể hoàn thành khóa luận này, tôi trân trọng cảm ơn thầy Dương
Nguyên Khang đã chỉ dẫn tận tình trong thời gian nuôi thử nghiệm gà Lương
Phượng.
Các thầy cô, anh chị Thư viện trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã hết lòng giúp đỡ tôi vượt qua những bước đầu khó khăn trong quá trình
nghiên cứu tài liệu.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp Công nghệ sinh học DH05SH đã quan
tâm và chia sẻ cùng tôi quãng đời sinh viên nhiều kỷ niệm.
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn Trương Công Phát – người bạn thân đã giúp
Thủy vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn các bạn cùng làm trong phòng thí nghiệm vi sinh.
Một lần nữa, xin gởi đến tất cả các thầy cô, các anh chị, các bạn và tất cả
những người thân yêu đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi lòng biết ơn chân thành nhất.

iii


TÓM TẮT
Để nâng cao khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của gia cầm nên tiến
hành “Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả bổ sung chế phẩm enzyme
amylase, cellulase đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Lương
Phượng” thực hiện từ 16/02/2009 đến 01/07/2009 tại Trại Chăn Nuôi thuộc Trung
tâm Nông – Lâm – Ngư; Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường,
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này được bắt đầu bằng nuôi cấy các chủng vi nấm Trichoderma
trên môi trường cảm ứng và tuyển chọn các chủng Trichoderma có khả năng sinh
amylase, cellulase. Sau đó, khảo sát các chủng này trên môi trường bán rắn chứa cơ
chất. Cơ chất được sử dụng là bã khoai mì vì bã khoai mì là phế phẩm công nghiệp
rất dồi dào và rẻ tiền. Trong thành phần chính bã khoai mì đang khảo sát, tinh bột và
cellulose chiếm tỷ lệ lần lượt 32,33 % và 6,96 % nên thích hợp làm cơ chất nuôi cấy

nấm Trichoderma để thu nhận amylase và cellulase.
Chế phẩm enzyme – Eplus được tạo ra theo quy trình sản xuất thử nghiệm
trong điều kiện nuôi cấy nấm Trichoderma tối ưu là 36 giờ trên môi trường bán rắn
chứa bã khoai mì 80 %, độ ẩm 60 %. Trong chế phẩm chứa 12,11 % tinh bột; 2,01
% cellulose; hàm lượng đường khử 12,79 (mg/ml); hoạt độ enzyme amylase 407,8
(UI/g); cellulase 649,37 UI/g; đạm formol 12,22 (g/l).
Khi trộn chế phẩm enzyme – Eplus vào thức ăn tổng hợp và nuôi thử nghiệm
trên gà Lương Phượng, cho thấy: tỷ lệ nuôi sống tích lũy 99 – 100 %; tiêu tốn 2,2 –
2,5 kg thức ăn hỗn hợp cho 1 kg tăng trọng; trọng lượng trung bình gà trống và mái
mười tuần tuổi đạt 1,92 – 2,2 kg và 1,61 – 1,7 kg; năng suất thịt đạt 76 – 79 %. Bổ
sung 10 – 15 % chế phẩm enzyme Eplus vào thức ăn tổng hợp là thích hợp cho nuôi
gà Lương Phượng từ ba tuần tuổi trở lên.
Ngoài ra, sử dụng chế phẩm enzyme Eplus hạn chế phân ướt, giảm ô nhiễm môi
trường, giảm được chi phí thuốc trị bệnh cho gà, giảm được chi phí chăn nuôi.

iv


SUMMARY
This subject “Research on production and appraising the efficient of amylase,
cellulase enzyme products on the growth and meat yield of Luong Phuong
chickens” was done from February 16, 2009 to July 1, 2009 at Forestry –
Aquaculture Center; Research Institute Biotechnological and Environmental, Nong
Lam University.
The research was begun upon choosing Trichoderma spp by culture on
faradaic medium and survey them on matter medium. Offal of manioc was used
because it is plentiful and cheap industrial waste. In its composition, the ratio of
starch and cellulose are 33,32 % and 6,96 %. So it is suitable stuff to receive
amylase and cellulase enzyme from culture Trichoderma.
Eplus product was created through the experiment process in the conditions of

culturing Trichoderma in 36 hours with 80 % offal of manioc and 60 % humidity.
Eplus product contains 12,11 % starch; 2,01 % cellulose; 12,79 mg/ml glucose;
12,22 g/l formol protein; 407,8 UI/g activities of amylase and 649,37 UI/g activities
of cellulase.
Then mixture of Eplus product and chicken-feed was used in the experiment
upon Luong Phuong chickens. The result is that 99 – 100 % is alive; 2,2 – 2,6 kg of
mixture food for ganing 1 kg is used; average weight of cock and hen in ten weeks
old is 1,92 – 2,2 kg and 1,61 – 1,7 kg; average meat yield is 76 – 79 %; supplement
of 10 – 15 % Eplus product and mixture food is the best for Luong Phuong chickens
from three weeks old.
Besides, Eplus product limits excrement wet and decreases environmental
pollution.

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iv
SUMMARY ....................................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................3
2.1. Giới thiệu vi nấm Trichoderma ................................................................................3

2.1.1. Vị trí phân loại.......................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa, sinh học.....................................................................4
2.1.3. Cơ chế đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng .....................................................4
2.2. Hệ enzyme cellulase ................................................................................................5
2.2.1. Phân loại và chức năng..........................................................................................5
2.2.2. Ứng dụng hệ enzyme cellulase..............................................................................6
2.3. Hệ enzyme amylase..................................................................................................7
2.3.1. Phân loại và chức năng..........................................................................................7
2.3.2. Ứng dụng hệ enzyme amylase...............................................................................8
2.4. Một số nghiên cứu ứng dụng hệ enzyme của Trichoderma .....................................9
2.5. Giới thiệu một số giống gà thương phẩm ở Việt Nam ...........................................10
2.5.1. Giống gà nội ........................................................................................................10
2.5.2. Giống gà thịt nhập ngoại .....................................................................................11
2.6. Tiêu chuẩn trong chăn nuôi gà ...............................................................................12

vi


2.7. Ảnh hưởng enzyme lên sự tiêu hóa thức ăn của gia cầm .......................................13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................14
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................14
3.2. Vật liệu ...................................................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................15
3.3.1. Bảo quản giống Trichoderma ..............................................................................15
3.3.2. Phương pháp nhân giống ....................................................................................15
3.3.3. Phương pháp xác định độ ẩm ..............................................................................15
3.3.4. Xác định số lượng tế bào .....................................................................................16
3.3.5. Phương pháp xác định hàm lượng cellulose, tinh bột .........................................17
3.3.5.1. Xác định hàm lượng cellulose thô....................................................................18

3.3.5.2. Xác định hàm lượng tinh bột............................................................................19
3.3.6. Phương pháp ly trích enzyme thô........................................................................19
3.3.7. Xác định hàm lượng đường khử..........................................................................19
3.3.8. Xác định hoạt tính hệ enzyme cellulase ..............................................................20
3.3.9. Xác định hoạt tính amylase .................................................................................21
3.3.10. Phương pháp xác định nitơ tổng số, nitơ – amin...............................................22
3.3.10.1. Xác định nitrogen formol ...............................................................................22
3.3.10.2. Phương pháp xác định đạm tổng số ...............................................................23
3.3.11. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................23
3.3.11.1. Thử nghiệm phân giải amylase, cellulase của các chủng Trichoderma.........23
3.3.11.2. Tuyển chọn chủng Trichoderma có họat độ amylase và cellulase cao. .........24
3.3.11.3. Khảo sát điều kiện nuôi cấy Trichoderma trên môi trường bán rắn...............24
3.3.11.4. Nuôi cấy các chủng Trichoderma ở điều kiện tối ưu .....................................26
3.3.12. Xác định các chỉ tiêu của chế phẩm enzyme.....................................................26
3.3.13. Khảo sát tỷ lệ trộn vào thức ăn cho gia cầm......................................................27
3.3.14. Phương pháp đánh sức sản xuất thịt gà gia cầm................................................27
3.3.14.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng ..................................................................................28
3.3.14.2. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn.............................................................................28
3.3.14.3. Chỉ tiêu về sức sống .......................................................................................28
3.3.14.4. Chỉ tiêu về khảo sát sức sản xuất thịt .............................................................28
3.3.16. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................29
vii


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................30
4.1. Kết quả định tính bằng đo đường kính vòng phân giải ..........................................30
4.2. Khảo sát điều kiện nuôi cấy và đo hoạt tính enzyme amylase, cellulase...........

32


4.3. Khảo sát các chỉ tiêu của sản phẩm ........................................................................ 38
4.4. Qui trình sản xuất chế phẩm Eplus.........................................................................40
4.5. Kết quả thử nghiệm chế phẩm enzyme trên gà Lương Phượng .............................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................50
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMC

Sodium carboxymethyl cellulose

d

đường kính

đc

đối chứng

g

gam

KH và CN


Khoa học và công nghệ

NXB

Nhà xuất bản

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

NSP

Non Starch Polysaccharides

OD

mật độ quang

P

xác xuất sai lầm

STT

số thứ tự

TB

Trung bình


Tp.HCM

thành phố Hồ Chí Minh

w

trọng lượng

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt ..................................12
Bảng 3.1 Phương pháp dựng đường chuẩn glucose.....................................................20
Bảng 3.2 Phương pháp dựng đường chuẩn tinh bột ....................................................22
Bảng 3.3 Lịch tiêm chủng phòng bệnh cho gà Lương Phượng ...................................27
Bảng 4.1 Đường kính vòng phân giải CMC ................................................................30
Bảng 4.2 Đường kính vòng phân giải tinh bột.............................................................31
Bảng 4.3 Kết quả định lượng hoạt tính hệ enzyme amylase, cellulase bốn chủng.....32
Bảng 4.4 Hoạt độ enzyme amylase, cellulase theo thời giạn nuôi cấy cấp một ..........33
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát hoạt độ amylase, cellulase theo thể tích giống .................33
Bảng 4.6 Kết quả họat độ amylase, cellulase theo thời gian nuôi cấy cấp hai ............34
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát hoạt độ amylase, cellulase theo tỷ lệ giống cấp hai..........35
Bảng 4.8 Họat độ amylase, cellulase theo thời gian nuôi cấy môi trường sản xuất ...36
Bảng 4.9 Hoạt độ enzyme amylase, cellulase theo thời giạn nuôi cấy........................36
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát tỷ lệ trộn giống cấp hai vào môi trường sản xuất ..........37
Bảng 4.11 Kết quả hoạt độ amylase, cellulase theo khối lượng bã khoai mì ..............37
Bảng 4.12 Kết quả các chỉ tiêu của sản phẩm trộn trước và sau nuôi cấy...................41

Bảng 4.13 Trọng lượng trung bình 5 lô gà Lương Phượng trong 8 tuần nuôi (g) ......43
Bảng 4.14 Tăng trọng tuyệt đối của từng lô gà qua 8 tuần nuôi (g/con/tuần) .............43
Bảng 4.15 Lượng thức ăn tiêu thụ của gà Lương Phượng 10 tuần tuổi (g/con/tuần) ..44
Bảng 4.16 Lượng thức ăn tích lũy trong 8 tuần thử nghiệm(g/con) ...........................44
Bảng 4.17 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong 8 tuần ......................................45
Bảng 4.18 Tỷ lệ nuôi sống tích lũy trong 8 tuần thử nghiệm (%) ...............................46
Bảng 4.19 Khảo sát quầy thịt con gà trống. .................................................................46
Bảng 4.20 Khảo sát quầy thịt con gà mái ....................................................................46
Bảng 4.19 Năng suất thịt gà trống và mái....................................................................46

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái học dưới kính hiển vi của Trichoderma harzianum ....................3
Hình 2.2 Đĩa nuôi cấy Trichoderma viride trên môi trường thạch malt.....................3
Hình 2.3 Hoạt động của α – và β – amylase trên amylopectin ...................................8
Hình 3.1 Buồng đếm haemocytometer .....................................................................17
Hình 4.1 Sản phẩm nuôi cấy vi nấm Trichoderma...................................................39
Hình 4.2 Gà 10 tuần tuổi...........................................................................................42
Hình 4.3 Một số hình ảnh giải phẫu gà.....................................................................47
Sơ đồ 2.1 Quá trình thủy phân cellulose .....................................................................6
Sơ đồ 3.1 Chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt gia cầm .............................................27
Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất chế phẩm Eplus ..........................................................40

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thức ăn dùng trong chăn nuôi (bắp, tắm, cám, đậu đỗ) có cấu trúc thành tế bào
thực vật (cellulose, hemicellulose, pectin) được gọi chung các chất này là NSP. Cơ thể
vật nuôi không có khả năng tiết những enzyme tiêu hóa những cơ chất này (trừ thú ăn
cỏ) nên lãng phí một phần năng lượng từ các NSP không được tiêu hóa. Ngoài ra, các
NSP là một yếu tố hạn chế dinh dưỡng. Xu hướng chung khi nuôi gia súc, gia cầm
thương phẩm có năng xuất cao, người chăn nuôi cho thú ăn nhiều thức ăn để mau đạt
trọng lượng xuất chuồng. Với cách cho ăn này thức ăn tiêu hóa không kịp đã bị thải ra
ngoài, không tận dụng hết nguồn dinh dưỡng trong thức ăn, hao tốn thức ăn và tăng
chi phí chăn nuôi, hiệu quả kinh tế giảm.
Theo Vũ Duy Giảng (2009), vấn đề trên được giải quyết bằng phương pháp bổ
sung các hệ enzyme thủy phân vào thức ăn vật nuôi. Ngày nay nhiều chế phẩm
enzyme thức ăn đã được sử dụng rộng rãi trong ngành thức ăn công nghiệp như
Natuphos (cung cấp phytase), Allzyme SSF (cung cấp phytase, amylase, protease,
celluase, beta-glucanase, pectinase, xylanase), Nutrizim (cung cấp protease, pectinase,
xylanase, beta-glucanase), Finase (cung cấp phytase, beta-glucanase, cellulase,
xylanase), Econase (cung cấp xylanase), Ronozyme (cung cấp β-glucanase, xylanase,
amylase),

Hemicell

(cung

cấp

beta-mananase,

beta-glucanase,


xylanase,

alphaglucosidase, cellulase, amylase).
Và hệ enzyme thủy phân đáng chú ý có nguồn gốc tử vi nấm Trichoderma. Vi
nấm này có khả năng tổng hợp enzyme ngoại bào như cellulase, amylase, pectinase,
chitinase, xylanase, endo-ß-glucanase và exo-ß-glucanase, protease, lipase, phytase.
Mặt khác, bã khoai mì thải ra từ các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì là rất lớn.
Lượng bã khoai mì làm thức ăn gia súc, gia cầm rất ít do bã khoai mì rất khó tiêu và
mùi vị không hấp dẫn. Bên cạnh đó, nếu trời mưa bã khoai mì thối rữa, bốc mùi hôi
thối; nếu trời nắng thì nấm mốc độc hại phát triển và theo gió phân tán khắp nơi, ảnh
hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

1


Với mong muốn giải quyết ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp vật nuôi tận dụng tốt nguồn năng lượng từ thức ăn; giảm chi
phí chăn nuôi. Đề tài “Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả bổ sung chế phẩm
enzyme amylase, cellulase đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Lương
Phượng” được thực hiện nhằm tận dụng bã khoai mì nuôi cấy vi nấm Trichoderma thu
enzyme amylase, cellulase và bổ sung enzyme thu nhận được vào thức ăn gia cầm.
1.2. Nội dung thực hiện
Tiến hành thử nghiệm phân giải các chủng Trichoderma trên môi trường cảm ứng
chứa tinh bột và CMC, tìm chủng có vòng phân giải lớn. Định lượng enzyme amylase,
cellulase của các chủng Trichoderma trên môi trường bán rắn, tìm chủng có hoạt độ
enzyme amylase, cellulase cao nhất.
Khảo sát điều kiện nuôi cấy vi nấm Trichoderma trên môi trường nhân giống cấp
một, cấp hai và môi trường sản xuất. Tìm điều kiện nuôi cấy vi nấm Trichoderma tối
ưu nhất, thu nhận enzyme amylase, cellulase. Định hàm lượng tinh bột, cellulose, đạm
tổng số, đạm formol, pH, lượng glucose của bã khoai mì trước và sau khi nuôi cấy

nấm Trichoderma. Phối trộn các chủng nuôi cấy tạo sản phẩm Eplus có hoạt độ
enzyme amylase và cellulase cao.
Trộn chế phẩm Eplus với thức ăn gia cầm và nuôi thử nghiệm trên gà Lương
Phượng. Tìm tỷ lệ trộn và giai đoạn cần bổ sung chế phẩm enzyme nhất nhằm hỗ trợ
hệ tiêu hóa tận dụng tối đa năng lượng do thức ăn cung cấp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu vi nấm Trichoderma
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo Person ex Gray (1801), phân loại Trichoderma thuộc giới Fungi,

ngành

Ascomycota, lớp Euacomycetes, bộ Hypocreales, họ Hypocreaceae, giống
Trichoderma (Trích dẫn bởi Trương Phước Thiên Hoàng, 2001).
Giống Trichoderma thuộc lớp Deuteromycetes, bộ Moniliales, họ Moniliaceae
(Nguyễn Lân Dũng và ctv, 1976).

   

 

  

Hình 2.2 Đĩa nuôi cấy Trichoderma
Hình 2.1 Hình thái học dưới kính hiển

viride trên môi trường thạch malt.
vi của Trichoderma harzianum.
( />Trichoderma được phân thành 5 nhóm: Trichoderma, Longibrachiatum,

Saturnisporum, Pachybasium và Hypocreanum. Trong đó, nhóm Saturnisporum không
tìm thấy giai đoạn teleomorph (giai đoạn sinh sản hữu tính, đây là một dạng biến dị từ
sự tái tổ hợp do lai chéo ngoại huyết như trong chu kì cận giới tính) và nhóm
Hypocreanum hiếm khi gặp có giai đoạn này độc lập, chỉ có 3 nhóm Trichoderma,
Pachybasium, Longibrachiatum có giai đoạn teleomorph nên được gọi là Hypocrea,
thường không được dùng với mục đích kiểm soát sinh học (Gary J. Samuels, 2004).

3


2.1.2. Đặc điểm hình thái
Khuẩn ty của vi nấm Trichoderma không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh
nhiều, ở cuối nhánh phát triển thành một khối tròn mang bào tử trần bên trong không
có vách ngăn, không màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy.
Bào tử hình cầu, hình elip hoặc hình thuôn. Khuẩn lạc có màu trắng, hoặc từ trắng đến
lục, vàng xanh, lục đậm. Các chủng Trichoderma có tốc độ phát triển nhanh (Gary J.
Samuels, 2004).
2.1.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa, sinh học
Đa số các dòng nấm Trichoderma phát triển ở trong đất có độ pH từ 2,5 – 9,5.
Phát triển tốt ở pH 4,5 – 6,5. Nhiệt độ để Trichoderma phát triển tối ưu thường là
25 – 30 0C. Một vài dòng phát triển tốt ở 35 0C. Một số ít phát triển được ở 40 0C
(Gary J. Samuels, 2004). Theo Prasun K. M. và Kanthadai R. (1997), hình thái khuẩn
lạc và bào tử của Trichoderma khác nhau khi ở những nhiệt độ khác nhau. Ở 35 0C
chúng tạo ra những khuẩn lạc rắn dị thường với sự hình thành bào tử nhỏ và ở mép bất
thường, ở 37 0C không tạo ra bào tử sau 7 ngày nuôi cấy.
Trong quá trình sinh sản vô tính của Trichoderma có thể xảy ra hiện tượng đột

biến nên di truyền lại cho thế hệ sau hoặc sai sót từ quá trình phân chia tế bào và tác
động của điều kiện môi trường sống khác nhau nên sẽ dẫn đến sự sai khác và đa dạng
trong kiểu gen cũng như kiểu hình của cùng một loài Trichoderma. Vì thế, sẽ tạo ra
những dòng thích nghi tốt trong điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau và đây chính là
những dòng rất có ý nghĩa trong nghiên cứu cũng như trong việc tạo chế phẩm sinh
học kiểm soát mầm bệnh thực vật (Gary E. Harman, 2000).
2.1.3. Cơ chế đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng
Nấm Trichoderma có khả năng chống lại nấm Pythium spp., Phytophthora spp.,
Rhizoctonia spp., Sclerotinia spp., Botrytis spp., Fusarium spp. và Crinipellis spp. gây
bệnh khô vằn ở lúa; bệnh thối gốc chảy mủ ở cam quýt, sầu riêng; bệnh thối gốc trên
các loại cây trồng như tiêu, bông, nho, bắp, đậu nành, mận, táo, cà rốt, hành, rau diếp
nhờ có tính đối kháng với các nấm hại. Trichoderma tiết kháng sinh kiềm hãm sự phát
triển, ngăn cản sự nảy mầm của noãn bào tử nấm bệnh và kích thích cây trồng kháng
lại mầm bệnh. Bên cạnh đó, Trichoderma có thể nhận ra vật chủ, kí sinh và tiết
enzyme chitinase, β – glucanase, protease bào mòn thành tế bào vật chủ gây hại cây
trồng. Ngoài ra, Trichoderma còn có khả năng hút hết dưỡng chất một cách thụ động
4


và dai dẳng bằng những bào tử chống chịu (chlamydospores), cạnh tranh mô già và mô
chết của cây chủ, triệt tiêu đường xâm nhiễm của nấm bệnh.
Mặt khác, Trichoderma còn có khả năng cải tạo đất trồng, làm tăng độ phì nhiêu
cho đất vì thế làm tăng năng suất cây trồng nhờ khả năng phân giải phospho khó tan có
rất nhiều trong đất mà cây không hấp thụ được và khả năng tiết các enzyme phân hủy
chất hữu cơ như cellulase, glucanase thành các dạng dễ hấp thu. Trichoderma làm tăng
sự sinh trưởng và phát triển của rễ nhờ loại bỏ mầm bệnh (Gary J. Samuels, 2004).
2.2. Hệ enzyme cellulase
2.2.1. Phân loại và chức năng
Enzyme cellulase là một phức hệ hydrolase gồm từ cellulase C1 đến cellulase Cx
và -glucosidase. Chúng phân hủy lần lượt cellulose để cuối cùng tạo ra sản phẩm

đường glucose. Enzyme cellulase được phân chia theo chức năng thành 3 nhóm:
endocellulase, exocellulase, -glucosidase.
Theo danh pháp quốc tế thì được phân chia thành 3 nhóm:


1,4 –  – D – glucan cellobiohyrolase.



1,4 –  – D – glucan – 4– glucanohydrolase.



 – D – glucoside glucohydrolase.

Cellulase Cx còn được gọi là endocellulase hay endoglucanase, tên khác là 1,4 – 
– D – glucan – 4 – glucanohydrolase. Thủy phân liên kết  – 1,4 – glucoside ở vị trí
ngẫu nhiên trong chuỗi cellulose, chuỗi cellodextrin và các dẫn xuất cellulose như
Carboxyl Methyl Cellulose (CMC) và Hydroxyethyl Cellulose (HEC). Chúng tham gia
tác động mạnh đến cellulose vô định hình, tác động yếu đến cellulose kết tinh. Sự thủy
phân của endocellulase tạo ra những chuỗi cellodextrin có đầu không khử.
Cellulase C1 còn được gọi là exocellulase hay exobiohydrolase, tên khác là 1,4 –
 – D – glucan – cellobiohyrolase. Nó thủy phân đặc hiệu liên kết  – 1,4 – glucoside
ở đầu không khử của chuỗi cellulose hoặc các cellodextrin để giải phóng cellobiose
(cấu trúc gồm 2 phân tử D – glucose nối với nhau bằng liên kết  – 1,4 – glucosid).
Enzyme này không có khả năng phân giải cellulose ở dạng kết tinh mà chỉ làm thay
đổi tính chất hóa lý, giúp cho enzyme endocellulase phân giải chúng. -glucosidase
(cellobiase), tên khác là  – D – glucoside glucohydrolase. Chúng không có khả năng
phân hủy cellulose nguyên thủy mà tham gia phân hủy cellobiose, cellodextrin tạo


5


thành D-glucose. Hoạt tính của hệ enzyme cellulase đạt cao nhất ở nhiệt độ nằm trong
khoảng 40 – 60 oC, pH nằm trong khoảng 4 – 7.
Cellulase bị ức chế bởi những sản phẩm phản ứng của nó như glucose, cellobiose.
Hg ức chế hoàn toàn cellulase, trong khi các ion như Mn2+, Ag+, Cu2+ và Zn2+ chỉ ức
chế nhẹ. Hoạt tính của chế phẩm cellulase bị mất hoàn toàn sau 10 – 15 phút ở 80 oC
(Nguyễn Đức Lượng, 2006).

Sơ đồ 2.1 Quá trình thủy phân cellulose.
2.2.2. Ứng dụng hệ enzyme cellulase
Hiện nay, cellulase từ vi sinh vật được sản xuất với quy mô công nghiệp và được
ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau.


Trong công nghiệp thực phẩm, cellulase được sử dụng để sản xuất glucose,

mật đường từ nguyên liệu chứa nhiều cellulose như rơm, rạ, gỗ vụn, mạt cưa.


Trong công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, enzyme cellulase được dùng

để xử lý phế liệu có chứa cellulose tạo ethanol.


Trong chăn nuôi động vật ăn cỏ, cellulase được bổ sung vào thức ăn sẽ tăng

cường sự tiêu hóa hấp thụ thức ăn ở các loài này.


6




Trong sản xuất dược liệu có nguồn gốc thực vật, cellulase phá vỡ thành tế bào

thực vật giúp cho việc trích ly được dễ dàng và tăng hiệu suất trích ly.
2.3. Hệ enzyme amylase
2.3.1. Phân loại và chức năng
Amylase là các enzyme đường hoá, có khả năng phân hủy amylose và
amylopectin, glycogen và các polysaccharide tương tự giải phóng glucose. Hiện nay
người ta biết rõ có 6 loại amylase được xếp thành hai nhóm endoamylase và
exoamylase, mỗi loại enzyme có một chức năng phân biệt:


α – amylase là một metaloenzyme (enzyme cơ kim), trong phân tử enzyme có
từ 1 – 6 nguyên tử C, là protein có phân tử lượng thấp trong khoảng 50000 đến
60000 Dal, chúng tham gia vào sự hình thành và ổn định cấu trúc bậc 3 của
enzyme duy trì cấu hình hoạt động của enzyme, quyết định tính bền nhiệt của
enzyme. Amylase có khả năng phân cắt liên kết α – 1,4 glucoside của cơ chất
một cách ngẫu nhiên và là enzyme nội bào.



β – amylase (α – 1,4 – glucan – maltohidrolase), thủy phân liên kết α –1– 4
glucoside. Ở ngũ cốc, β – amylase tham gia vào sự phân giải của tinh bột trong
quá trình nảy mầm của hạt. Ở lúa, β – amylase được tổng hợp trong suốt quá
trình nẩy mầm của hạt. Khi ở dạng liên kết, enzyme có trọng lượng phân tử
64kDa và khi bị phân cắt bởi một protease sẽ được phóng thích dưới dạng tự do

và có khối lượng phân tử 59kDa.



Glucoamilase (α – 1,4 – glucan – glucohidrolase) còn gọi là amyloglucosidase,
thủy phân liên kết α – 1 – 4 và α – 1 – 6.



Oligo – 1,6 – glucosidase hay dextrinase tới hạn, thủy phân các liên kết α – 1– 6
glucoside trong isomaltose, panose, các dextrin tới hạn và có thể chuyển hóa
chúng đến các loại đường có thể lên men được.



Glucosidase hay maltase (– D – glucoside – glucohidrolase ) tác dụng thủy
phân đường maltose thành glucose nhưng không thủy phân được tinh bột.



Transglucosilase (α – 1,4 – glucan: D – glucose – 4 – glucosil transferase),
enzyme này thường tồn tại song song với glucoamylase, nó có hoạt tính thủy
phân và hoạt tính chuyển nhóm (P. Tomasik và C. H. Schilling, 2004).

7


Hình 2.3 Hoạt động của α – và β – amylase trên amylopectin (P. Tomasik,
C. H. Schilling. 2004). α – amylase: phân cắt liên kết 1,4-glucoside của
amylopectin một cách ngẫu nhiên. β – amylase: thủy phân liên kết 1,4 –

glucoside tuần tự từng gốc maltose từ đầu không thử.

2.3.2. Ứng dụng hệ enzyme amylase
Các enzyme này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân hủy phế thải chứa các
nguồn tinh bột từ các làng nghề làm bún, bánh đa, bánh cuốn, chế biến nông sản ngô
khoai, sắn. Từ các phế thải lương thực này, nhờ các amylase có thể dùng để sản xuất
alcohol. Cũng nhờ các enzyme đường hoá α – amylase và glucoamylase, từ các phế
thải lương thực chứa tinh bột của các dây chuyền quy trình chế biến thức ăn có thể sản
xuất màng bao gói có tính chất phân hủy quang học và sinh học. α – amylase trước tiên
được dùng để phá vỡ các phân tử tinh bột mạch dài để tạo thành những mảnh nhỏ.
Tiếp theo glucoamylase tác dụng tạo thành glucose thông qua quá trình đường hoá
(hơn 90 % tinh bột được chuyển thành đường). Glucose được lên men thành axit lactic
nhờ chủng vi sinh vật sản sinh axit lactic. Axit lactic cuối cùng được thu lại, tinh sạch
và dùng để sản xuất màng bao gói kiểu này. Sản phẩm cuối cùng chứa 95% axit lactic
và 5% các chất thải an toàn với môi trường (Trần Đình Toại và Trần Thị Hồng, 2007).
Enzyme amylase thường được bổ sung trong các hợp chất hóa học nhằm cải tạo ao
hồ, kích thích tăng trưởng và phát triển mạnh của động vật thủy sản ở các giai đoạn

8


mong muốn. Enzyme amylase còn dùng trong sản xuất chất tẩy rửa do có khả năng phân
giải các vết bẩn cacbohydrat trong vải và quần áo. Trong công nghiệp thực phẩm,
enzyme amylase được dùng trong công đoạn hồ hóa và thủy phân tinh bột (Bùi Ái
Công, 2005).
2.4. Một số nghiên cứu ứng dụng hệ enzyme của Trichoderma
Theo Trần Thạnh Phong và ctv (2007), Việt Nam có lượng phụ phế liệu nông
nghiệp thải ra rất dồi dào, trong đó lượng bã mía thải ra từ các nhà máy đường chiếm
khoảng 20 % mía nguyên liệu, trong bã mía có hàm lượng cellulose khoảng 50 % và
hemicellulose khoảng 25 % nên có thể sử dụng như nguồn carbon để cảm ứng nấm sợi

sinh tổng hợp cellulase. Các nhà khoa học này tiến hành nghiên cứu thu nhận cellulase
Trichoderma reesei VTT – D – 80133 sinh trưởng trên môi trường bán rắn chứa cơ
chất bã mía kết hợp với cám mì. Tỷ lệ bã mía: cám mì là 7 : 3,8 lần nồng độ dinh
dưỡng, độ ẩm ban đầu 60 %, thời gian nuôi cấy 7 ngày là tối ưu cho Trichoderma
reesei VTT – D – 80133 sinh tổng hợp cellulase trên môi trường lên men bán rắn.
Hoạt tính và hiệu suất sinh tổng hợp cellulase ở điều kiện trong bình tam giác là
CMCase (Carboxymethyl cellulase) 280,64 IU/g và FPU (Filter Paper Unit) 5 IU/g;
thấp hơn 3,2 và 37 lần so với chế phẩm Amano T (cellulase được sản xuất từ T. reesei)
của Hãng AMANO. Ngoài cellulase, canh trường còn chứa: α-amylase 368,75 UI/g,
protease 12,43 UI/g và xylanase 10073,25 BXU/g. Cellulase thu nhận được có khả
năng đường hóa 21 % giấy in đã qua sử dụng (10 %).
Năm 2003, Lê Thị Uyên Thảo và ctv đã tiến hành khảo sát điều kiện nuôi cấy
Trichoderma harzianum (Việt Nam) trên môi trường bán rắn chứa bã khoai mì. Kết
quả hệ enzyme thu nhận có hoạt độ cellulase 3.243,5 UI/g, pectinase 106,1 UI/g,
xylanase 10.119,5 UI/g bổ sung thức ăn gia súc.
Theo Christian P. Kubicek và ctv (1988), dòng nấm Trichoderma reesei QM –
9414 có hiệu quả tốt nhất trong việc biến cellulose thành đường. Khi nuôi
Trichoderma reesei trên môi trường có chứa cellullose, hệ enzyme thủy phân
glycanase và glycosidase xuất hiện nhanh chóng. Hoạt động biến đổi cơ chất của endo
– l,4 – β – glucanase được sự hỗ trợ của β – octylglucoside hoặc Triton X – 100. Kết
quả điện di protein trên gel, trọng lượng đạt 68 kDa và pH từ 4 – 6.
Trong số dòng Trichoderma reesei, tuyển chọn lại thành dòng KY-746. Phương
pháp sản xuất enzyme cellulase từ men Trichoderma reesei dòng KY-746 hữu hiệu và
9


tương đối rẻ tiền và được sử dụng hiện nay. Ngày nay nhiều công ty sản xuất men
rượu dùng kỷ thuật “biến-cải-di-truyền” tạo được nhiều dòng men sản xuất enzyme
cellulase, xylanase và hemicellulase. Nguyên liệu chứa nhiều thành phần cellulose như
bã mía (41 % là cellulose), rơm lúa (35 %), gỗ (40 – 50 %) được thái nhỏ trước khi

khử với NaOH (nồng độ khoảng 1 – 1,2 N) ở nhiệt độ 45 °C trong 24 giờ, tiếp theo là
rửa trong nước ấm để loại chất lignin. Dung dịch cellulose được cho lên men với
Trichoderma reesei để biến cellulose thành đường. Hiệu năng biến chế thành rượu
ethanol từ chất xơ còn kém, chưa có hiệu quả kinh tế nhiều ở kỹ thuật hiện nay, vì sản
xuất cellulase còn rất mắc, thời gian lên men lâu nên dễ bị nhiễm trùng làm hư cả bồn
lên men (Trần Đăng Hồng, 2008).
Theo Cheng Cheng và Shigezo Udaka (2006), sử dụng kỹ thuật di truyền chèn
một đoạn gen Taka – amylase A của Aspergillus oryzae vào promoter và đánh dấu
trình tự peptide của gen sinh enzyme thủy phân cellulose của Trichoderma viride; kết
quả sự biểu hiện gen Taka – amylase A và gen kháng hygromycin B được sử dụng để
biến đổi nguyên sinh chất của Trichoderma viride và đã cải thiện khả năng sinh
enzyme amylase của Trichoderma viride.
Năm 2000, Gary E. Harman đã nghiên cứu cơ chế tạo các enzyme phân huỷ lớp
cellulose hay chitin như cellulase, chitinase, β – 1,3 glucanase của Trichoderma để xác
định gene mã hóa cho các enzyme này, đáp ứng cho nghiên cứu tạo dòng, loại bỏ hoặc
gia tăng số lượng bản sao của gene vì thế tăng lượng enzyme sản sinh ra hoặc biến nạp
vào trong cây làm gia tăng khả năng kháng bệnh cho cây. Đồng thời, khi cây được bón
vào rễ T. harzianum (T-22) thì giảm 40 % lượng phân đạm cần bón cho một vụ bắp.
Ngoài ra, Trichoderma còn làm tăng sự nảy mầm và phát triển của cây, giúp cho bộ rễ
phát triển mạnh hơn và giúp bắp, cải trở nên kháng tốt với khô hạn và có hiệu lực cao
trong sản xuất nhiều loại enzyme ngoại bào trong đó cellulase dùng trong xử lý phân
cắt polysaccharide (là chất được sử dụng nhiều trong chế biến lương thực, thực phẩm
và trong công nghiệp sợi) để làm tăng độ mềm và độ trắng của vải bông trong công
nghiệp sợi. Enzyme này cũng được sử dụng trong thức ăn gia cầm để tăng sự tiêu hoá
hemicellulose của lúa mạch hay từ những loại tinh bột khác.

10


2.5. Giới thiệu một số giống gà thương phẩm ở Việt Nam

2.5.1. Giống gà nội
+ Gà Sao: là giống gà cho hiệu quả kinh tế cao, được nông dân các tỉnh phía Nam
như Tiền Giang, Long An, Bến Tre nuôi trong vài năm gần đây và rất thành công. Gà
Sao nuôi trong 4 tháng đạt trọng lượng từ 1,3 – 1,5 kg/con. Thịt gà Sao thơm ngon,
nhiều nạc và gần như không có mỡ, chế biến được nhiều món ăn; thịt gà Sao có nhiều
chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Đặc điểm của giống gà này là thích bay nhảy, thích
nghi môi trường thoáng mát vì vậy khi nuôi cần có diện tích đủ để làm chuồng trại.
Thức ăn cho gà Sao đơn giản, cho chúng ăn lúa, cám gạo, rau các loại, củ quả hoặc
thức ăn công nghiệp đều được vì vậy rất phù hợp với nông dân vùng sản xuất lúa. Khi
mới đem gà về nuôi cần thực hiện tốt quy trình phòng bệnh bằng các loại vacxin.
+ Gà Nòi: có nguồn gốc ở Việt Nam. Con trống có cổ trụi, màu đỏ, thân hình to lớn,
chắc, gọn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao to khỏe cựa ngắn hoặc không phát
triển. Gà trống trưởng thành nặng 4 – 5 kg, gà mái nặng 3,5 – 4 kg/con. Mỗi năm gà
mái đẻ 4 – 5 lứa.
+ Gà Hồ: là giống gà quý của Việt Nam. Gà Hồ đẹp mã, thân to, thịt thơm ngon nhà
nhà đều nuôi. Số lứa gà đẻ trứng từ 3 lên 5 lứa/năm/mái, số trứng đậu con bình quân 14
trứng/lứa. Bên cạnh đó, do chất lượng thịt thơm ngon nên giá gà thương phẩm luôn cao
gấp đôi giá gà ta. Ngoài ra, còn một số giống gà khác như gà Đông Tảo, gà Mía, gà Tàu
Vàng, giống gà Ác, giống gà Tre (Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu, 1999).

2.5.2. Giống gà thịt nhập ngoại
+ Gà Lương Phượng: có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập và nuôi ở khắp nơi
như Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hoá, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Tp. Hồ
Chí Minh. Gà Lương Phượng có màu vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi; lông cổ
có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Hai dòng mái có màu đốm đen
cánh sẻ là chủ yếu. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân màu
vàng, mào đơn, đỏ tươi. Thân hình cân đối, khối lượng gà lúc 15 tuần tuổi con trống:
2,0 – 2,2 kg; gà mái 1,7- 1,8 kg/con.
+ Gà Tam Hoàng: có nguồn gốc từ Trung Quốc. Gà có màu lông vàng hoặc vàng
hoa mơ, chân và da vàng, thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, đùi phát triển, bước đi ngắn,

chân thấp hơn so với gà Tàu Vàng vùng Nam Bộ. Gà Tam Hoàng có sức kháng bệnh
cao và có phẩm chất thịt ngon hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam. Giống gà

11


Tam Hoàng được nhập vào Việt Nam 1993 và nuôi ở Quảng Nam, sau đó được nuôi
khảo sát tại xí nghiệp gà giống Lương Mỹ - Nam Hà và tiếp tục được nhân giống rộng.
Sau 2,5 tháng nuôi, gà trống đạt trọng lượng trung bình từ 1,8 - 2,0 kg, gà mái đạt từ
1,7 - 1,8 kg và năng suất trứng từ 150 - 160 quả/năm. Tùy điều kiện nuôi dưỡng từng
nơi mà trọng lượng bình quân, trọng lượng trứng đạt được cũng khác nhau.
Ngoài ra còn một số giống gà thịt nhập ngoại khác như giống gà Sasso, gà Plymuoth,
gà BE. 93, giống gà AA, giống gà Avian, gà Cobb (Lê Thị Thùy Linh, 2008).

2.6. Tiêu chuẩn trong chăn nuôi gà
+ Con giống: là yếu tố quyết định năng suất, hiệu quả kinh tế. Đối với chăn nuôi gà
thịt, chọn con giống nhanh nhẹn, bóng lông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập; tránh chọn
gà giống vẹo mỏ, hở rốn, bụng xệ, khèo chân, khô chân, dị tật, chân đi vững.
+ Thức ăn: Đảm bảo thức ăn đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng (protein; các acid
amin; chất bột đường; chất xơ; chất béo; vitamin A, D, E, K, B1, B2, PP, B6, B5, H,
B12, C; các chất khoáng đa lượng (Ca, P, Na, K, Cl, Mg, S); các khoáng vi lượng (
Mn, Zn, Fe, Cu, Cobalt, Iod, Selenium, Vanadium, an toàn không độc tố (aflatoxin,
ochratoxin, trichothecenes, axit penicillic...); mùi vị thức ăn thơm ngon.
Ngoài ra, cấu trúc vật lý thức ăn rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn
và tính ngon miệng của gia cầm. Gia cầm có thị giác rất phát triển, phân biệt các loại
các loại thức ăn nhờ màu sắc, hình dạng và đồ lớn của thức ăn. Do đó, cung cấp thức
ăn cho gia cầm cần đảm bảo kích thước phù hợp với độ tuổi của chúng.
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng nuôi thịt
Thành phần dinh dưỡng


Tuần tuổi
0-4

5-8

9-12

NLTĐ (Kcal)

295

3000

3200

Protein thô (%)

20

19

17,00

Mỡ thô (%)

2,5

2,5

4,50


Xơ thô (%)

3,5

4,0

4,00

Canxi (%)

1,0

0,95

0,90

Photpho tổng số (%)

0,75

0,75

0,75

Phospho hấp thụ (%)

0,48

0,43


0,41

Muối ăn (%)
0,32
0,32
0,32
Theo số liệu Xí nghiệp Gà giống Bạch Vân – Trung Quốc (Trích dẫn bởi Dương Thanh
Liêm, 2008).

12


+ Điều kiện chăm sóc: chuồng nuôi thoáng khí, tránh mưa tạt, số lượng gà trong
chuồng phải phù hợp với kích thước chuồng nuôi, ẩm độ không quá cao (60 - 65 %),
nhiệt độ chuồng nuôi 28 - 30 oC, thời gian chiếu sáng liên tục 23 giờ một ngày đêm,
luôn cung cấp nước uống sạch không nhiễm kim loại nặng và lượng nước cho gà phải
đầy đủ. Gà 1 – 2 tuần tuổi thì cần được sưởi ấm và cung cấp thức ăn có kích thước phù
hợp vì chúng còn yếu. Bố trí đèn dây tóc có công suất 45 - 50 W là thích hợp nhất cho
trại nuôi. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm chủng phòng bệnh (Đào Đức Long, 2004).
2.7. Ảnh hưởng enzyme lên sự tiêu hóa thức ăn của gia cầm
+ Tác động khi bổ sung enzyme cho gia cầm: nếu đưa enzyme từ ngoài vào cơ thể
gia cầm sẽ tạo nên hiệu ứng phản hồi âm, ức chế cơ thể tạo ra những enzyme tương tự
nên lâu dài sẽ làm cho vật nuôi lệ thuộc vào nguồn enzyme cung cấp từ ngoài, thoái
hóa hệ thống tiêu hóa của vật nuôi, chăn nuôi không có hiệu quả kinh tế do phải gánh
thêm chi phí enzyme bổ sung. Do đó tùy theo mô hình thức ăn, mục đích nuôi (gà
giống hay gà thương phẩm) mà chọn và sử dụng liều lượng enzyme cho phù hợp với
nhu cầu của gia cầm.
+ Yêu cầu sử dụng enzyme tiêu hóa thức ăn có hiệu quả dương tính: các enzyme
tiêu hóa nhân tạo phải có khả năng hoạt động tốt trong ống tiêu hóa với pH thay đổi

theo từng đoạn của ống tiêu hóa. Sử dụng enzyme tiêu hóa bổ sung vào thức ăn cho
gia cầm khi cơ thể gia cầm phân tiết enzyme tiêu hóa kém; những giai đoạn vật nuôi
không tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn; thay đổi đột ngột thức ăn làm cơ thể không có
khả năng tổng hợp và phân tiết kịp; do thức ăn có những cơ chất mà cơ thể vật nuôi
không có enzyme tiêu hóa; giai đoạn vỗ béo, lượng thức ăn tiêu thụ nhiều, thức ăn tiêu
hóa không kịp đã bị thảy ra ngoài. Ngoài khả năng hỗ trợ tiêu hóa, enzyme làm giảm
mùi hôi, phân giảm ẩm ướt, chuồng nuôi khô ráo hơn, góp phần bảo vệ môi trường tốt
hơn (Dương Thanh Liêm, 2008).

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 7 năm 2009, tại Viện
Nghiên Cứu Công Ngệ Sinh Học và Môi Trường; Trại Chăn Nuôi thuộc Trung tâm
Nông – Lâm – Ngư , Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Vật liệu
+ Vi nấm Trichoderma: bộ môn Công Nghệ Sinh Học – trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh cấp.
+ Giống gà Lương Phượng: Trung tâm Nông – Lâm – Ngư, Trường Đại học
Nông Lâm Tp HCM cấp.
+ Cơ chất: bã khoai mì thu mua từ các nơi sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Đồng
Nai. Cám gạo, trấu mua từ nhà máy xay lúa Tư Dậy ở Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình
Dương.
+ Môi trường sử dụng (phụ lục 1).
+ Hóa chất



Thuốc thử DNS 1 % (3,5-dinitrosalicylic acid) C7H4N2O7 gồm 1 g DNS; 20 ml

NaOH 2 N; 30 g muối potassium sodium tartrate tetrahydrate C4H4O6KNa.


Dung dịch CMC 0,3 % gồm CMC; dung dịch CH3COOH 0,1 N; dung dịch

CH3OONa 0,1N.


Glucose.



Thuốc thử Glugol: 2g KI hòa tan trong 5 ml và 1g Iod, định mức thành 100 ml.



Đệm phosphate 0,05 M; pH = 6,0: gồm K2HPO4 0,05 M và KH2PO4 0,05 M.



Dung dịch HCl 0,1 N: hút 1 ml HCl 12 N pha trong 120 ml nước cất.



Dung dịch AgNO3 1 %.




Cồn 96o; cồn 70o.



Ete etylic C2H5OC2H5.



NaCl 0,1 %: Hòa tan 0,1 g NaCl trong nước cất thành 100 ml.

14


×