Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PROTEASE THU NHẬN TỪ Bacillus subtilis TRONG THỦY PHÂN PHỤ PHẨM THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.44 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PROTEASE THU NHẬN
TỪ Bacillus subtilis TRONG THỦY PHÂN
PHỤ PHẨM THỦY SẢN

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN TRƯỜNG NGỌC TÚ

Niên khoá

: 2005 – 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PROTEASE THU NHẬN


TỪ Bacillus subtilis TRONG THỦY PHÂN
PHỤ PHẨM THỦY SẢN

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

Th.S TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG

NGUYỄN TRƯỜNG NGỌC TÚ

Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
 Xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và các thành viên trong gia đình đã
luôn quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
 Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý thầy cô
tại trường đã luôn tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
 Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ThS. Trương Phước Thiên Hoàng đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khoá luận
này.
 Xin cảm ơn cô Tăng Thị Ánh Thơ, chị Trần Thị Quỳnh Diệp cùng các bạn làm
việc và thực tập tại phòng Vi sinh, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi
Trường trường Đại học Nông Lâm đã luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành khoá luận.
 Xin cảm ơn các thầy cô và các anh chị làm việc tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ
Sinh Học và Môi Trường trường Đại học Nông Lâm đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập tại Viện.

 Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Lẫm cùng các bạn, các em tại phòng I5
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện thí nghiệm tại đây.
 Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị và các bạn làm việc tại phòng Sinh
hoá trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh đã quan tâm và
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm thí nghiệm tại đây.
 Cảm ơn các bạn lớp DH05SH đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và cùng đồng hành trong
suốt thời gian qua.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trường Ngọc Tú

iii


TÓM TẮT
Hiện nay, lượng phụ phẩm trong chế biến thủy sản, trong đó có cá tra, cá basa
hàng năm rất lớn. Lượng phụ phẩm này chủ yếu được đưa về các nơi xử lý với các công
nghệ thô sơ, hiệu quả thu hồi còn thấp và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung
quanh, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình trong khu vực. Để tận dụng nguồn
phụ phẩm chế biến thủy sản một cách có hiệu quả, nhằm giảm thiểu nguồn ô nhiễm môi
trường, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng protease thu nhận từ Bacillus
subtilis trong thủy phân phụ phẩm chế biến thủy sản”.
Nội dung thực thiện bao gồm khảo sát khả năng sinh tổng hợp và định lượng hoạt
tính enzyme protease của một số chủng Bacillus subtilis để chọn chủng tối ưu nhất. Sau
đó, sử dụng tác nhân tủa là ethanol 96% để thu nhận protease bán tinh sạch từ canh
trường nuôi cấy. Sản phẩm protease thu được sau tủa được xác định điều kiện nhiệt độ
và pH thích hợp cho hoạt động của enzyme để ứng dụng vào thủy phân phụ phẩm thủy
sản, dịch thu được dùng trong sản xuất thử nghiệm nước mắm ngắn ngày và phân bón
hữu cơ sinh học, khảo sát ảnh hưởng của một số chất bảo quản lên dịch phân. Ngoài ra,
một số yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thủy phân cũng được khảo sát.
Kết quả ghi nhận được là chủng Bacillus subtilis tối ưu được chọn là Ba43, khi sử

dụng tác nhân tủa ethanol 96% với tỷ lệ dịch chiết enzyme và ethanol 1:3 , trong thời gian
tủa 30 phút sẽ thu hồi được chế phẩm protease có hoạt tính cao nhất. Nhiệt độ và pH tối
ưu cho hoạt động thủy giải protein của chế phẩm protease thu nhận từ canh trường nuôi
cấy Ba43 lần lượt là 50oC và 7,6. Khi ứng dụng enzyme thủy phân phụ phẩm thủy sản,
hiệu suất thủy phân đạt được khoảng 71,018% khi sử dụng tỷ lệ nước 30%, hoạt độ enzyme bổ
sung là 0,5 UI/g cơ chất, nồng độ muối 2% và thời gian thủy phân là 18 giờ.

iv


SUMMARY
Nowadays, by-product from processing aquatic product every year is a huge
number. They are mainly transported to processed place with rudimental technic, low
recoverale productivity and it makes serious pollution for environment. In order to salvage
by-product effectively and reduce polluted source, we carry out thesis topic: “Study on
applying protease from Bacillus subtilis solid state culture for hydrolysing by-product
from processing aquatic product”.
We examined synthetic biology ability and determined activity of enzyme protease
received from strains Bacillus subtilis to choose the optimal one and use 96% ethanol as
precipitation factor to collect the protease product from the Bacillus subtilis culture.
Protease product was got after precipitating, was determined optimal temperature and pH
in order to use for hydrolyze by-product from processing fish, fluid received from
hydrolysis process was used for making fish sauce and organic fertilizer. We also
examined some factors effected on this hydrolysis process.
Our result find strain Ba43 have synthetic biology ability of the high active enzyme
among strains used for study and suittable volume ratio of extracted enzyme and 96% ethanol
is 1:3 and optimal precipitation time is 30 minutes, suitable temperature and pH in other to
hydrolyse protein of the by-product for protease product activity are 50oC and 7,6
respectively. When we apply protease product for hydrolyze by-product from processing fish,
hydrolysis efficency is about 71,018% when water content is 30%, added NaCl concentration

is 2%, added protease activity is 0,5 UI/g substrate and hydrolysis time is 18 hours.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn..................................................................................................................iii
Tóm tắt

....................................................................................................................iv

Summary .....................................................................................................................v
Mục lục ....................................................................................................................vi
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các hình .....................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu ......................................................................................................1

1.3.

Nội dung......................................................................................................1


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................2
2.1.

Giới thiệu về Bacillus subtilis.....................................................................2

2.1.1.

Phân loại khoa học......................................................................................2

2.1.2.

Đặc điểm .....................................................................................................2

2.2.

Giới thiệu về protease .................................................................................4

2.2.1.

Nguồn nguyên liệu thu nhận protease.........................................................4

2.2.2.

Phân loại......................................................................................................5

2.2.3.

Chức năng sinh học của protease vi sinh vật ..............................................6

2.2.4.


Môi trường nuôi cấy để sản xuất enzyme protease từ vi khuẩn .................7

2.2.5.

Ứng dụng của protease ..............................................................................8

2.3.

Giới thiệu về cá tra, cá basa ........................................................................9

2.3.1.

Phân loại......................................................................................................9

2.3.2.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái cá tra................................................................9

2.3.3.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái cá basa........................................................... 10

2.3.4.

Thành phần thể trọng ................................................................................ 11

vi



2.3.5.

Tình hình cá tra, cá basa hiện nay.............................................................12

2.3.6.

Tình hình chế biến phụ phẩm cá tra .........................................................13

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................15
3.1.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................15

3.2.

Vật liệu......................................................................................................15

3.3.

Các môi trường dùng trong thí nghiệm.....................................................15

3.4.

Dụng cụ, thiết bị, hoá chất ........................................................................16

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................17

3.5.1.


Phương pháp nuôi cấy B.subtilis ..............................................................18

3.5.2.

Phương pháp tinh sạch sơ bộ ....................................................................18

3.5.3.

Phương pháp xác định điều kiện tối ưu ....................................................19

3.5.4.

Khảo sát và chọn lọc điều kiện thủy phân ................................................20

3.5.5.

Ứng dụng thủy phân nguyên liệu..............................................................21

3.5.6.

Khảo sát ảnh hưởng của chất bảo quản ....................................................21

3.5.7.

Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................22
4.1.


Kết quả định tính sơ bộ.............................................................................22

4.2.

Kết quả định lượng ...................................................................................24

4.3.

Nuôi cấy và thu nhận protease thô............................................................25

4.4.

Kết quả tinh sạch sơ bộ.............................................................................25

4.4.1.

Kết quả khảo sát tỷ lệ tủa..........................................................................25

4.4.2.

Kết quả khảo sát thời gian tủa...................................................................26

4.5.

Kết quả khảo sát các điều kiện tối ưu .......................................................27

4.5.1.

Nhiệt độ tối ưu ..........................................................................................27


4.5.2.

pH tối ưu ...................................................................................................28

4.5.3.

Độ bền enzyme .........................................................................................29

4.6.

Kết quả xác định thành phần cơ chất ........................................................30

4.7.

Kết quả khảo sát tỷ lệ nước.......................................................................31

4.8.

Kết quả khảo sát nồng độ enzyme ............................................................32

vii


4.9.

Kết quả khảo sát nồng độ muối ................................................................33

4.10.

Kế quả khảo sát thời gian thủy phân.........................................................35


4.11.

Ứng dụng chế phẩm enzyme thủy phân cơ chất .......................................37

4.12.

Kết quả thành phần dịch phân...................................................................38

4.13.

Kết quả ảnh hưởng của chất bảo quản ......................................................39

4.14.

Kết quả ứng dụng dịch thủy phân làm nước mắm....................................42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................44
5.1.

Kết luận.....................................................................................................44

5.2.

Đề nghị......................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................46
PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B.subtilis

Bacillus subtilis

C

Carbon

DAP

Diammonium phosphate

EU

European Union

HTN

Hiệu suất thu nhận đạm hoà tan

HTP

Hiệu suất thủy phân

N

Nitrogen


NF

Nitrogen formol

NL

Nguyên liệu

NNH3

Nitrogen NH3

NTS

Nitrogen tổng số

S

Lưu huỳnh

UI

Unit International

USD

United States dollar

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh protease .................................. 5
Bảng 4.1 Bảng kết quả theo dõi vòng phân giải enzyme protease .......................... 22
Bảng 4.2 Kết quả định lượng hoạt độ enzyme protease .......................................... 24
Bảng 4.3 Hoạt độ protease ở các tỷ lệ tủa khác nhau .............................................. 26
Bảng 4.4 Hoạt độ protease ở các thời gian tủa khác nhau ....................................... 27
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên protease..............................................................28
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của pH lên protease ............................................................... 28
Bảng 4.7 Độ bền phản ứng của protease.................................................................. 29
Bảng 4.8 Thành phần các loại đạm có trong phụ phấm cá tra, cá ba sa ........................30
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của hàm lượng nước lên HTP và HTN ..................................... 31
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của hàm lượng nước lên quá trình thủy phân...................... 31
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của nồng độ enzyme lên quá trình thủy phân ..........................32
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của nồng độ enzyme lên HTP và HTN ................................... 33
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của nồng độ muối lên quá trình thủy phân ......................... 34
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của nồng độ muối lên HTP và HTN ....................................... 34
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của thời gian thuỷ phân lên quá trình thủy phân ................ 35
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của thời gian thuỷ phân lên HTP và HTN ............................. 36
Bảng 4.17 Một số thành phần có trong dịch phân ................................................... 39
Bảng 4.18 Một số thành phần có trong nước mắm .................................................. 43

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vi khuẩn Bacillus subtilis. .......................................................................... 2

Hình 2.2 Cá tra........................................................................................................... 9
Hình 2.3 Cá basa. ..................................................................................................... 10
Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu cá tra, basa 10 tháng đầu năm 2008. ....................... 12
Hình 2.5 Phụ phẩm cá tra, cá basa đưa vào nơi chế biến .........................................13
Hình 2.6 Sử dụng phụ phẩm trong chế biến cá tra, cá basa..................................... 14
Hình 3.1 Phụ phẩm cá tra cung cấp bởi công ty Vĩnh Hoàn. .................................. 15
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thí nghiệm ....................................................................... 17
Hình 4.1 Vòng phân giải của chủng Ba43 ............................................................... 24
Hình 4.2 Chế phẩm enzyme thô............................................................................... 25
Hình 4.3 Phần bã sau thủy phân .............................................................................. 37
Hình 4.4 Phần xương sau thủy phân........................................................................ 37
Hình 4.5 Phần mỡ sau thủy phân.........................................................................................38
Hình 4.6 Phần dịch sau thủy phân .......................................................................................38
Hình 4.7 Dịch phân bón........................................................................................... 38
Hình 4.8 Dịch nước mắm......................................................................................... 43
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của benzonate natri lên dịch phân ..................................... 40
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của nitrazin lên dich phân.................................................. 40
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng rỉ đường lên dịch phân.......................................................... 40
Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của muối lên dịch phân ........................................................ 40
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng muối lên dịch phân đã được thanh trùng ở 70oC............... 40

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Protease là một trong những enzyme có nhiều ứng dụng quan trọng và được dùng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp, nghiên cứu khoa học, công
nghệ thực phẩm v.v . Người ta có thể thu nhận protease từ nhiều nguồn khác nhau như từ thực

vật, từ nội tạng động vật hay từ vi sinh vật. Trong đó nguồn protease từ vi sinh vật nhất là từ vi
khuẩn Bacillus subtilis là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng vì Bacillus subtilis có khả năng
sản xuất protease có hoạt tính cao và có nhiều ưu thế hơn hẳn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, cá basa vẫn đang là mặt hàng chiếm
tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất
khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD và sản lượng nuôi cá tra hiện nay ước tính
khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Như vậy, lượng phụ phẩm trong quá trình chế biến vào khoảng
700.000 tấn/ năm, đây là một con số rất lớn. Các phụ phẩm này phần lớn được dồn vào các
xưởng sản xuất mỡ quy mô vừa và nhỏ với công nghệ thô sơ và chất lượng không cao, gây ô
nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.
Để tận dụng nguồn phụ phẩm chế biến cá tra, cá basa một cách có hiệu quả nhằm giảm
thiểu nguồn ô nhiễm môi trường, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng protease
thu nhận từ Bacillus subtilis trong thủy phân phụ phẩm chế biến thủy sản” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thu nhận protease tinh sạch sơ bộ từ Bacillus subtilis và xác định các điều kiện tối ưu
cho quá trình thủy phân phế liệu thủy sản để thu các sản phẩm thủy sản sau thủy phân ứng
dụng trong sản xuất nước mắm ngắn ngày và phân bón hữu cơ.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Tiến hành chọn chủng Bacillus subtilis tối ưu, thu nhận chế phẩm enzyme và khảo sát
các điều kiện tối ưu cho hoạt động của enzyme protease, khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng thủy phân protein trong phế phẩm chế biến thuỷ sản của chế phẩm protease
và ứng dụng thủy phân phụ phẩm cá tra, cá basa.
1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về Bacillus subtilis
2.1.1. Phân loại khoa học
Giới:


Bacteria

Ngành:

Firmicutes

Lớp:

Bacilli

Bộ:

Bacillaceae

Giống:

Bacillus

Loài:

Bacillus subtilis

2.1.2. Đặc điểm của Bacillus subtilis

Hình 2.1 Vi khuẩn Bacillus subtilis
(www.waterscan.co.rs/...//Bacillus%20subtilis.jpg).

Bacillus subtilis là trực khuẩn nhỏ, hai đầu tròn, không kết thành chuỗi, bắt màu tím,
Gram dương, kích thước 0,5 - 0,8 µm x 1,8 - 3µm, vi khuẩn có khả năng di động, có 8 - 12

chiên mao, là vi sinh vật hiếu khí nhưng có khả năng phát triển trong môi trường thiếu oxy,
nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng là 36 - 50oC, tối đa khoảng 60oC, pH 7 - 7,4 bào tử chịu
nhiệt khá cao. Nồng độ muối ăn làm ngừng phát triển của Bacillus subtilis là 10 - 15% .

2


Chúng là vi khuẩn thường có mặt trong nước, đất, không khí, xác bã thực vật thối rữa và
cả trong đường tiêu hóa của người và động vật (Nguyễn Đức Duy Anh, 2005). B.subtilis hiện
diện trong đất với một số lượng phổ biến là 106 - 107 CFU/g. Người ta nhận thấy rằng nhóm
vi khuẩn B.subtilis có mặt trong cả các nguyên liệu dùng để sản xuất như bột mì, bột gạo v.v
tới các thực phẩm truyền thống như các loại mắm, tương, chao v.v
Hình dạng của vi khuẩn trên môi trường thạch đĩa TSA (Trypcase Soya Agar) là
khuẩn lạc tròn, rìa răng cưa không đều, đường kính 3 - 5 mm, màu vàng xám, tâm sẫm
màu. Sau 1 - 4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi ngả nâu. B.subtilis trên trường thạch
nghiên TSA thì dễ mọc, tạo thành màu hơi xám, rìa gợn sóng.Trên môi trường canh TSB
(Trypton Soya Broth), chúng phát triển làm đục môi trường, tạo màng nhăn, lắng cặn kết
lại như vẩn mây ở đáy, khó tan khi lắc đều. Và trên môi trường Gelatine, B.subtilis có khả
năng phát triển và làm tan chảy gelatine. Khuẩn lạc B.subtilis phát triển đều, màu vàng
hay hồng nâu và có lấm tấm hạt trên môi trường thạch khoai tây. Khi nuôi B.subtilis trong
môi trường có sữa sẽ xảy ra hiện tượng pepton hóa chậm làm pH môi trường chuyển
sang kiềm và khi cấy ria trên mặt thạch sữa sẽ tạo vùng thủy phân casein rộng. Trong môi
trường lỏng có NaCl, chúng phát triển tốt ở nồng độ NaCl 7%, một vài trường hợp phát
triển tốt ở mội trường có 10 – 12% NaCl (Phạm Hoàng Thái, 2007).
Theo Tiêu Thị Ngọc Thảo (2008), các loài Bacillus đã được chứng minh là có tập
tính ăn lẫn nhau. Chúng dùng cách này như một phương pháp đơn giản để thoát khỏi
những trường hợp có đời sống giới hạn, sinh tổng hợp kháng sinh tiêu diệt những cá thể
xung quanh và thu lấy nội quan của chúng, giúp một số cá thể sống khỏe mạnh khác tiếp
tục sống sót để chờ đến khi môi trường thuận lợi hơn. Ngoài ra, một trong những đặc
điểm quan trọng của B. subtilis là khả năng tạo bào tử trong những điều kiện nhất định

(điều kiện bất lợi như dinh dưỡng trong môi trường kiệt quệ, nhiệt độ không thích hợp).
Bào tử B.subtilis hình bầu dục, nhỏ hơn tế bào vi khuẩn và nằm giữa tế bào, kích thước
bào tử 0,8 - 1,8 µm. Bào tử B. subtilis phát triển bằng cách nảy chồi do sự nứt của vỏ,
không kháng acid, có khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, tia tử ngoại, phóng xạ và có khả năng
chịu được pH thấp của dạ dày tiến đến ruột và nảy mầm tại phần đầu của ruột non. Đây là
đặc điểm quan trọng trong ứng dụng sản xuất probiotic từ B.subtilis.

3


Bên cạnh đó, Bùi Thị Phi (2007) có viết B.subtilis có thể tổng hợp được nhiều loại
enzyme cần thiết cho quá trình sống để thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện môi trường
như: amylase, hemicellulase, glucanase, xylanase, protease v.v. Hệ enzyme của chúng
được ứng dụng nhiều trong sản xuất chất tẩy rửa vì chúng có thể biến đổi các dạng chất
thải độc hại thành những dạng hợp chất vô hại. Vi khuẩn Bacillus subtilis còn được ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực như bổ sung thức ăn gia súc, sản xuất lysine, sản xuất thuốc trị
tiêu chảy cho trẻ em do Coliform gây ra, bệnh đường ruột do lị trực tràng và chế phẩm
sinh học v.v. Một chủng B.subtilis đã được biết đến từ lâu đời là Bacillus natto được dùng
trong sản xuất thực phẩm thương mại của Nhật Bản.
Việc nghiên cứu trình tự bộ gen Bacillus subtilis và lần đầu tiên công bố trình tự gen
của vi khuẩn năm 1997. Bộ gen của nó chứa xấp xi 4500 gen, trong đó chỉ có 192 gen
không thể thiếu và 79 gen được dự đoán là thiết yếu.
2.2. Giới thiệu về protease
Protease là enzyme phân giải các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, xúc tác quá trình thủy
phân liên kết liên kết peptid (-CO-NH-)n trong phân tử protein, polypeptid đến sản phẩm
cuối cùng là các axit amin. Ngoài ra, nhiều protease cũng có khả năng thủy phân liên kết
este và vận chuyển axit amin.
Protease chia làm 2 nhóm:
 Proteinase tác động lên polimer ban đầu của protein để được dạng trung phân tử.
 Peptidase tác động lên các protein trung phân tử để cho ra sản phẩm cuối cùng là

acid amin.
2.2.1. Nguồn nguyên liệu thu nhận protease
Các protease khá phổ biến ở động vật, thực vật và vi sinh vật. Tuy nhiên, sự phân bố
của chúng không đồng đều ở các loài, các mô, các cơ quan khác nhau. Một loài, cơ quan
và mô của thực vật có chứa một hay một số protease nhất định có thể dùng làm nguồn
nguyên liệu để tách các enzyme tương ứng.
Nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp mạnh protease. Các enzyme này có thể có
trong tế bào (protease nội bào) hay tiết vào môi trường nuôi (protease ngoại bào). Cho

4


đến nay, protease ngoại bào được sản xuất trong quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi
trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nông nghiệp và y học v.v.
Bảng 2.1 Một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh protease (Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2008)
Vi sinh vật

pH tối thích

pH ổn định

Loại protease

A.flavus

8,5-10

5-10

Kiềm


A.oryzae

3

2,5-6

Acid
Kiềm
Carboxypeptidase

A.saitoi

2,5-3

2,5-6

Acid

A.sojae

8,5-10

5-9

Kiềm

6,5-7,5

5-9


Trung tính

Mucor michei

4

3-8

Acid

Mucor pusillus

4

4-6

Acid

Rhizopus chinensis

2,9-3,3

2,8-6,5

Acid

R.niveus

2,9-3,3


2,8-6,5

Acid

Streptomyces

10

7-11

Aminopeptidase

fladiae

7-8

4-8

Carboxypeptidase

Bacillus subtilis

10,3-10,8

5-11

Kiềm

B.allophilic


10-12

4-12

Kiềm

2.2.2. Phân loại
Dựa vào vị trí tác động lên peptide, protease được chia thành 2 loại: endopeptidase
và exopepidase. Exopeptidase là protease cắt nối peptide ở đầu chuỗi protein và
endopeptidase là protease cắt nối peptide phía trong chuỗi protein. Exopeptidase được
phân chia thành hai loại dựa và vị trí tác động trên mạch polypeptide, đó là
aminopeptidase và carboxypeptidase. Aminopeptidase là enzyme xúc tác thủy phân liên
kết peptide ở đầu N tự do của chuỗi polypeptide để giải phóng ra một amino acid, một
dipeptide hay một tripeptide còn carboxypeptidase thì xúc tác thủy phân liên kết peptide ở
đầu C của chuỗi polypeptide và giải phóng ra một amino acid hay một dipeptide. Khi dựa

5


vào động học của cơ chế xúc tác, endopeptidase được chia thành bốn nhóm: serine
protease, cysteine protease, aspartic protease, metallo protease. Serine protease là những
protease chứa nhóm –OH của gốc serine trong trung tâm hoạt động và có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với hoạt động xúc tác của enzyme. Nhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ là
chymotrypsin và subtilisin. Nhóm chymotrypsin là các enzyme động vật như
chymotrysin, trypsin, elastase. Nhóm subtilisin gồm hai loại enzyme vi khuẩn như
subtilisin Carlsberg, subtilisin BPN. Các serine protease thường hoạt động mạnh ở vùng
kiềm tính và thể hiện tính đặc hiệu cơ chất tương đối rộng. Còn cysteine protease là các
protease chứa nhóm –SH trong trung tâm hoạt động. Chúng bao gồm các protease thực
vật như papain, bromelin, một vài protein động vật và protein ký sinh trùng, thường hoạt

động ở vùng pH trung tính , có tính đặc hiệu cơ chất rộng. Hầu hết các aspartic protease
thuộc nhóm pepsin, bao gồm các enzyme tiêu hóa như: pepsin, chymosin, cathepsin,
renin. Các aspartic protease có chứa nhóm carboxyl trong trung tâm hoạt động và thường
hoạt động mạnh ở pH trung tính. Cuối cùng, metallo protease là nhóm protease được tìm
thấy ở vi khuẩn, nấm mốc cũng như các vi sinh vật bậc cao hơn. Các metallo protease
thường hoạt động vùng pH trung tính và hoạt động giảm mạnh dưới tác dụng của ETDA
(Nguyễn Văn Thật, 2008).
Ngoài ra, theo Tiêu Thị Ngọc Thảo (2008), protease còn được phân loại một cách
đơn giản hơn thành ba nhóm: acid protease (pH 2 - 4), neutral protease (pH 7 - 8), base
protease (pH 9 - 11). Protease của vi sinh vật còn được phân loại theo tính đặc hiệu của
chúng đối với cơ chất tổng hợp hoặc đối với chuỗi insulin đã bị oxy hoá. Nhóm 1gồm các
protease có tính đặc hiệu đối với các gốc amino acid ở về nhóm –CO- của liên kết
peptide, do đó cũng có thể gọi là carboxyendopeptidase. Nhóm 2 là protease phân giải các
amino acid kiềm ở về phía nhóm carboxyl của liên kết. Còn nhóm 3 có tính đặc hiệu đối
với các gốc amino acid về phía nhóm –NH- của liên kết peptide (aminoendopeptidase) và
nhóm 4 có tính đặc hiệu đối với các gốc amino acid ở cả hai phía của liên kết peptide.
2.2.3. Chức năng sinh học của protease vi sinh vật
Theo nhiều tác giả thì protease ngoại bào và protease nội bào của vi sinh vật có thể
có những vai trò khác nhau đối với hoạt động sống của vi sinh vật.

6


Các protease ngoại bào phân giải protein và các cơ chất cao phân tử khác có trong
môi trường dinh dưỡng thành các dạng phân tử thấp để vi sinh vật dễ dàng hấp thu. Một
số dữ liệu cho thấy các đột biến vi sinh vật mất khả năng tiết protease ngoại bào nên
không thể sử dụng protein làm nguồn đạm dưỡng. Mặt khác, quá trình tiết protease ngoại
bào cũng như quá trình tổng hợp chúng ở nhiều vi sinh vật bị giảm khi môi trường có
chứa một lượng lớn acid amin.
Theo tài liệu của Nguyễn Văn Thật (2008), protease nội bào thường là peptidase và

một số protease khác. Protease nội bào có thể có vai trò quan trọng hơn protease ngoại
bào, chúng có thể phân giải các peptide được đưa từ môi trường ngoài vào thành các acid
amin để tổng hợp protein trong tế bào hoặc đôi khi làm nguồn C, N, S. Tốc độ phân giải
protein cũng tăng lên khi vi sinh vật bị thiếu C, N… sự phân giải protein cũng tăng lên
nhanh chóng trong quá trình sinh trưởng. Các protease nội bào có thể tham gia quá trình
cải biến một số phân tử protein, enzyme. Điều này có nghĩa đối với việc hình thành và
nảy mầm của bào tử vi sinh vật. Chúng cũng có thể tham gia vào việc hoàn thiện chuỗi
polypeptide đã có sẵn. Ngoài ra, protease nội bào cũng có tác dụng phân hủy các protein
vô dụng được tổng hợp sai do đột biến.
2.2.4. Môi trường nuôi cấy để sản xuất enzyme protease từ vi khuẩn
Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật thu nhận protease thì cần có chất cảm ứng, các
nguồn nitơ hữu cơ (bột ngô, bột đậu tương, bột mì, cám mì, mầm mạch, dịch chiết nấm men,
pepton, protein v.v). Vi khuẩn B.subtilis tổng hợp protease có hoạt độ cao ở môi trường có
tinh bột, nếu giảm nồng độ tinh bột từ 8 – 12 % thì hoạt độ protease giảm vài lần.
Ngoài các nguồn nitơ hữu cơ thì nguồn nitơ vô cơ cũng ảnh hưởng đến khả năng tổng
hợp protease như HNO3, HNO2. Trong số các nguồn nitơ vô cơ ta chỉ thấy có phosphate
amon dibasic là tốt hơn cả. Những muối khác như NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, NaNO3,
KNO3, Ca(NO3)2 làm giảm hoạt độ protease tới 30 - 50% còn α-amylase giảm tới 7 - 10 lần.
Trong môi trường chỉ có nguồn nitơ hữu cơ thì hoạt độ protease và amylase cũng thấp hơn
trong môi trường đối chứng có (NH4)2HPO4 và nước chiết đậu tương. Các acid amin ức chế
đến tổng hợp enzyme protease ở B.subtilis là methionin, acid glutamic, alanin, leucin v.v
(Nguyễn Đức Duy Anh, 2005)

7


2.2.5. Ứng dụng của protease
Các protease nói chung được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong
công nghệ thực phẩm, protease dùng để làm mềm thịt, tăng hương vị sau khi chế biến, sản
xuất nước chấm như nước mắm, nước tương v.v. Một số protease có khả năng làm đông

sữa trong sản xuất phomát, làm cho pho mát nhanh chín, nâng cao chất lượng và tạo ra
nhiềuu sản phẩm phomát khác nhau. Còn trong sản xuất bia, nó được bổ sung vào để giúp
thủy phân các protein bị tủa, còn trong quá trình sản xuất rượu, chúng sẽ phân giải các
protein có tác dụng kìm hãm amylase do đó sẽ làm tăng nhanh quá trình đường hóa tinh
bột. Ngoài ra, chúng còn được dùng để bổ sung vào bột giặt, xà phòng, kem đánh răng
v.v. Các loại xà phòng có chứa protease có thể dễ dàng tẩy các vết máu, vết sữa trên vải.
Protease còn được dùng làm mềm da, tăng cường khả năng tách lông ra khỏi da mà không
làm ảnh hưởng đến chất lượng da trong công nghiệp thuộc da (Nguyễn Văn Nam, 2007).
Trong nông nghiệp, protease được sử dụng để xử lý nhằm tận dụng các phế liệu giàu
protein làm thức ăn cho động vật nuôi, nhằm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và hệ số sử dụng
thức ăn. Ở lĩnh vực y học, chúng được dùng để sản xuất môi trường dinh dưỡng nuôi vi sinh
vật, sản xuất huyết thanh miễn dịch. Enzyme collagenase được sử dụng trong điều trị cơ gân,
mạch máu, v.v bị xơ cứng. Protease cũng được dùng để phân hủy các cục máu đông trong cơ
thể, chữa bệnh nghẽn tĩnh mạch v.v, còn các chất hoạt hóa và kìm hãm chúng để điều trị các
bệnh đặc trưng và còn được ứng dụng sản xuất thuốc làm tăng khả năng tiêu hóa protein của
những người bị tiêu hóa kém do dạ dày, tụy tạng hoạt động không bình thường, thiếu
enzyme…hay được sử dụng để tiêu mủ các vết thương, các ổ viêm, thông đường hô hấp và
thủy phân sơ bộ protein, làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật (Bùi Thị Phi, 2007).
Theo Tiêu Thị Ngọc Thảo (2008), một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các đô
thị lớn là vấn đề quản lý chất thải và rác thải trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Phần
lớn các rác thải theo dòng nước đổ ra các con sông hay ngấm vào đất, là nguồn lây lan bệnh,
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và chất lương sống của người dân xung
quanh. Một trong những biện pháp tốt để xử lý chất thải hữu cơ có hiệu quả là biến thành
phân bón, giá thể, người ta vận dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ dưới tác dụng của vi

8


sinh vật, mà nguồn vi sinh vật có hoạt tính protease hiện hữu khá phong phú trong tự nhiên
và có khả năng phân hủy triệt để protein tạo các sản phâm đơn giản, có thể được sử dụng để

phân hủy nguồn protein thực vật và động vật trong rác thải hữu cơ.
2.3. Giới thiệu về cá tra, cá basa
2.3.1. Phân loại
 Phân loại cá tra
Bộ:

Siluriformes

Họ:

Pangasiidae

Giống: Pangasianodon
Loài:

Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

 Phân loại cá basa
Bộ:

Siluriformes

Họ:

Pangasiidae

Giống: Pangasius
Loài:

Pangasius bocourti (Sauvage, 1880)


2.3.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái cá tra

Hình 2.2 Cá tra (www.ctu.edu.vn/.../chuong2-hinh/image023.jpg).
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ
muối 3 ÷ 5 %, pH 6,5 – 7,5). Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá
khác. Chúng có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng
được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
Cá tra là loài cá ăn tạp, thức ăn thích hợp nhất là các loại đạm có nguồn gốc từ động
vật như các loài cá tạp, nhuyễn thể. Trong ao nuôi cá tra cá khả năng thích nghi với nhiều

9


loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy. Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối
nhanh, khi còn nhỏ, cá tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt trọng lượng khoảng 2,5 kg trở
đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có
thể sống trên 20 năm, đạt trọng lượng 18 kg hoặc dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố
mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá mười năm tuổi.
Ở cá tra, tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 - 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận Campuchia
và Thái Lan. Mùa thành thục của cá tra trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6, cá có tập tính di
cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Trong sinh sản nhân tạo,
cá tra nuôi có thể thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên
( />2.3.3 Đặc điểm sinh lý, sinh thái cá basa

Hình 2.3 Cá basa (www.ntu.edu.vn/.../image/basa.jpg.aspx).
Cá basa sống chủ yếu ở nước ngọt, chịu được nước lợ nhẹ, pH > 5,5, ngưỡng nhiệt độ
từ 18-40oC, ngưỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/l. Sự chịu đựng của cá basa với môi trường khắc
nghiệt không bằng cá tra, do đó cá được nuôi thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông.

Cá basa có tính ăn tạp thiên về động vật. Chúng ăn phù du động vật là chính và có
khả năng thích ứng nhanh với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật dễ kiếm

10


như tấm, cám, rau, cá vụn và phụ phẩm nông nghiệp, do đó thuận lợi cho người nuôi khi
cung cấp thức ăn cho cá bè.
Ở cá basa, thời kì cá giống cũng lớn khá nhanh. Nghiên cứu về tăng trưởng cá basa
cho thấy trong hai năm đầu tiên cá tăng trưởng nhanh về chiều dài thân, khi đạt được kích
thước nhất định thì chiều dài thân hầu như ngừng tăng. Ngược lại, trong hai năm đầu tốc
độ tăng trọng chậm nhưng tăng dần về sau. Cá nuôi trong bè sau hai năm có thể đạt tới
2,5 kg. Trong tự nhiên, cá có thể đạt chiều dài thân 0,5m.
Cũng như cá tra, trong tự nhiên vào mùa sinh sản (tháng 3 - 4 hằng năm) cá basa cũng
ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp. Trong nuôi vỗ sinh sản nhân tạo, mùa vụ thành thục và
đẻ của cá basa thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2 - 3 tháng, cá thành thục và bước vào mùa
vụ sinh sản nhân tạo từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 7, tập trung vào tháng 4 – 5
( />2.3.4. Thành phần thể trọng cá tra, cá basa
Thành phần thể trọng cá tra nuôi bè trung bình bao gồm fillet không da (38,52 %),
da (4,98 %), thịt bụng (10,34 %); mỡ lá (3,28 %); nội tạng (6,02 %), và đầu, xương, vây,
đuôi (36,17 %). Cá có trọng lượng càng tăng thì thành phần fillet không da giảm nhẹ,
trọng lượng cá 550 – 1060 g thì fillet không da chiếm 39,2 %, khi cá 1985 – 3650 g thì
chiếm 38,0 %. Tương tự với thành phần đầu, xương, vây, đuôi cũng có xu hướng giảm
(38,45 % còn 33,6 % khi trong lượng cá tăng từ 550 – 1060 g lên 1985 – 3650 g). Còn
thành phần trọng lượng da, thịt bụng, nội tạng, mỡ lá thì tăng khi trọng lượng cá tăng. Ở
cá tra nuôi ao, fillet không da trung bình chiếm 40,1 %, da chiếm 5,15 %, thịt bụng chiếm
11,21 %, mỡ lá chiếm 2,94 %, nội tạng chiếm 5,8 %, vá đầu, xương, vây, đuôi chiếm
34,61 %. Tương tự như cá tra nuôi bè, thành phần fillet không da, nội tạng và đầu, xương,
vây, đuôi có xu hướng giảm nhẹ còn thành phần da, thịt bụng, mỡ lá và nội tạng tăng khi
trọng lượng cá tăng từ 460 – 3710 g nhưng không tăng nhiếu như ở cá tra nuôi bè. Tuy

nhiên, thành phần thể trọng của fillet không da, da, thịt bụng của cá tra nuôi ao cao hơn ở
nuôi bè nhưng mỡ lá, nội tạng, đầu xương, vây, đuôi thì thấp hơn.
Thành phần khối lượng của cá basa bao gồm thịt cá (33 – 38 %), mỡ cá (15 – 25
%), xương, đầu, vẩy (27 – 42 %), nội tạng (2,5 – 4 %), da (5 – 7,5 %). Thành phần trung

11


bình của thịt cá, xương, đầu, vẩy và nội tạng thấp hơn so với thành phần thể trọng trung
bình của cá tra. Tuy nhiên, cá basa có thành phần thể trọng trung bình của mỡ cá và da cá
cao hơn so với cá tra (Theo tài liệu tham khảo ở công ty Nam Việt – An Giang, 2005).
2.3.5 Tình hình cá tra và cá basa hiện nay
Từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đã mở rộng
thêm 24 quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa Việt Nam lên
110 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hình 2.4 Tình hình xuất khẩu cá tra, basa 10 tháng đầu năm 2008
( />Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng
5/2009, tổng sản lượng cá tra xuất khẩu đạt khoảng 200.000 tấn, bao gồm cả các sản phẩm
chế biến từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 478 triệu USD nhưng giá trị xuất khẩu
giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân nằm ở việc nguồn cung cấp nguyên liệu
giảm, dẫn tới lượng cá xuất khẩu giảm, dẫn tới lượng cá xuất khẩu giảm, trong khi trên thế
giới, nhu cầu về cá tra, cá ba sa ở hầu hết các thị trường còn rất cao. Cá tra, cá basa vẫn
đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản Việt Nam với thị
trường tiêu thụ chính là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm
( />Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, trong năm 2008, tỷ trọng cá tra, cá
basa Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về giá trị tổng
khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường này đạt 118.155 tấn.
12



Những tháng đầu năm 2009, Nga đóng cửa đối với cá tra, cá basa Việt Nam gây nhiều
khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản. Từ tháng 5/2009, Nga quyết định mở cửa lại cho thị
trường Việt Nam, là tín hiệu tốt cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2009, diện tích nuôi thả cá tra, cá basa ở nước ta chỉ bằng
60% diện tích cùng kỳ năm 2008, xấp xỉ 3.690 ha. Trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi
cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long là 5.001 ha, đạt 73% diện tích so với kế hoạch năm
2009, diện tích thu hoạch 1.133 ha, bằng 22,6% diện tích thả nuôi, sản lượng thu hoạch là
312.000 tấn (Chu Khôi, 2009).
2.3.6. Tình hình phụ phẩm cá tra, cá basa hiện nay
Sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây ước tính khoảng 1,2
triệu tấn/năm. Khi đưa vào chế biến xuất khẩu mà chủ yếu là fillet đông lạnh, với định
mức khoảng 2,6 kg nguyên liệu cho ra 1 kg thành phẩm, lương phụ phẩm từ công nghiệp
chế biến khoảng 700.000 tấn/năm ( />Các sản phẩm từ phụ phẩm cá tra gồm bong bóng cá, bao tử cá, da cá được tách riêng
để phục vụ cho các nhà hàng hay chế biến xuất khẩu. Một lượng lớn những phần còn lại chủ
yếu được thu gom và đưa vào tách chiết lấy mỡ và chế biến bột cá làm thức ăn chăn nuôi.

Hình 2.5 Phụ phẩm cá tra, cá basa được đưa về các
xưởng sản xuất mỡ ( />Tianyon/ImageView.htm?ThumbnailID=262081).

13


Hiện nay, việc tận dụng, tiêu thụ các phụ phấm được thực hiện theo nhiều phương thức
khác nhau. Nhằm tạo thêm nguồn thu và hạn chế ô nhiễm môi trường do phế phụ phẩm gây
ra, các cơ sở chế biến cá tra đông lạnh với quy mô lớn cũng đã đầu tư xây dựng thêm các
phân xưởng chế biến tận dụng phụ phẩm với dây chuyền công nghệ tương đối hiện đại, khép
kín. Bên cạnh đó còn có các cơ sở chuyên thu mua, chế biến phụ phẩm cá tra để sản xuất bột
cá, mỡ cá với cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ được cơ giới hoá và chuyên nghiệp hoá,
tạo sản phẩm có chất lượng cao.


Hình 2.6 Sử dụng phụ phẩm trong chế biến cá tra,
cá basa để nấu lấy mỡ bằng những lò nấu thủ công,
mất vệ sinh ( />ImageView.htm?ThumbnailID=262048).
Tuy nhiên, theo Phòng Chế biến và Bảo quản Thủy sản (2008), phần lớn các phế phụ
phẩm này được đưa về các cơ sở sản xuất tư nhân để sản xuất mỡ vừa và nhỏ với công nghệ
thô sơ, hầu hết là chế biến thủ công nên chất không cao. Đặc biệt, các cơ sở sản xuất này gây
ô nhiễm môi trường nghiên trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều hộ gia
đình chung quanh. Mặt khác, các hộ gia đình chăn nuôi gia súc , gia cầm và thủy sản cũng
thu mua phụ phẩm cá tra để tự chế biến thành thức ăn chăn nuôi phục vụ cho gia đình và một
số đối tượng khác. Hình thức này với quy mô hộ gia đình nên số lượng thu mua , chế biến
không nhiều và gây ô nhiễm môi trường nhẹ.

14


×