Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SYNBIOTIC LÊN SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON CAI SỮA TỪ 28 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.87 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SYNBIOTIC LÊN SỨC
SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON CAI SỮA
TỪ 28 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HOA
Lớp: DH08TA
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012

 
 
 


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

NGUYỄN THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SYNBIOTIC LÊN SỨC


SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON CAI SỮA
TỪ 28 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 08/2012

 
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 

Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hoa.
Tên luận văn: “ Đánh giá ảnh hưởng của synbiotic lên sức sinh trưởng của
heo con cai sữa từ 28 đến 65 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ………….……

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Quang Thiệu
 

 
 


ii 
 
 


LỜI CẢM ƠN
 

Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm
khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Ban giám đốc và toàn thể anh chị cán bộ và công nhân thuộc công ty TNTM &
ĐT Hoàng Lâm đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Kính dâng bố mẹ và người thân trong gia đình đã sinh thành dưỡng dục và tận
tụy lo cho con thành đạt đến ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp DH08TA đã động viên giúp đỡ và chia
sẻ cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong thời gian học tập tại trường cũng như trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hoa

 
 
 


iii 
 
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của synbiotic lên sức sinh trưởng của heo con cai
sữa từ 28 đến 65 ngày tuổi” được tiến hành tại trại heo Hoàng Lâm, huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian từ ngày 12/03/2012 đến ngày 20/05/2012. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Thí nghiệm được bố trí như sau: Lô đối chứng: TACB, Lô thí nghiệm 1: TACB
có bổ sung chế phẩm synbiotic ở mức 500 g/tấn thức ăn. Lô thí nghiệm 2: TACB có bổ
sung chế phẩm synbiotic ở mức 1000 g/tấn thức ăn.
Kết quả thu được như sau:
Khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm của lô ĐC là 21,10 kg/con; lô TN 1 là 21,95
kg/con và lô TN 2 là 21,97 kg/con. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với P <
0,01.
Tăng trọng tuyệt đối của của lô ĐC là 383,14 g/con/ngày; lô TN 1 là 406,86
g/con/ngày; lô TN 2 là 407,35 g/con/ngày, khác biệt có rất ý nghĩa thống kê với P <
0,01.
Hệ số chuyển biến thức ăn của lô TN 1và lô TN 2 lần lượt là 1,40 kg TA/kg TT
và 1,41 kg TA/kgTT; thấp hơn so với lô ĐC là 1,45 kg TA/kg TT. Sự khác biệt này rất
có ý nghĩa về thống kê với P < 0,01.
Khi bổ sung chế phẩm synbiotic vào thức ăn đã làm giảm tỉ lệ ngày con tiêu
chảy của heo: tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô đối chứng là 3,21 %; tỷ lệ ngày con tiêu
chảy của lô thí nghiệm 1 là 1,49 %; tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô thí nghiệm 2 là 1,59
%. Sự khác biệt này có rất ý nghĩa thống kê với P < 0,01.
Tỷ lệ nuôi sống của các lô qua các đợt thí nghiệm là 100 %.
Hiệu quả kinh tế mang lại cho nhà chăn nuôi khi bổ sung chế phẩm synbiotic

vào thức ăn là cao hơn so với không bổ sung chế phẩm.

iv 
 
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ........................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................................ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..............................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 Tổng quan chung về heo con sau cai sữa ................................................................... 3
2.1.1 Độ tuổi heo cai sữa .................................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con .................................................................. 3
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hóa ......................................................................... 4
2.2 Hệ vi sinh đường ruột................................................................................................. 4
2.3 Các bệnh thường gặp trên heo con cai sữa................................................................. 5
2.3.1 Bệnh tiêu chảy ......................................................................................................... 5
2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp ở heo con ......................................................................... 7

2.4 Khái niệm về probiotic và prebiotic ........................................................................... 8
2.4.1 Probiotic .................................................................................................................. 8


 
 


2.4.2 Prebiotic .................................................................................................................. 9
2.5 Nấm men .................................................................................................................. 10
2.6 Tổng quan về chế phẩm synbiotic............................................................................ 10
2.6.1 Đặc điểm và thành phần của synbiotic.................................................................. 10
2.6.2 Ưu điểm của synbiotic .......................................................................................... 11
2.6.3 Liều dùng và chỉ định ............................................................................................ 12
2.6.4 Một vài điểm chú ý khi sử dụng synbiotic ............................................................ 12
2.7 Tình hình nghiên cứu và sử dụng synbiotic ............................................................. 12
2.8 Tổng quan về trại heo Hoàng Lâm........................................................................... 13
2.8.1 Vị trí địa lý và lịch sử thành lập của trại. .............................................................. 13
2.8.2 Nhiệm vụ của trại heo Hoàng Lâm ....................................................................... 13
2.8.3 Cơ cấu tổ chức trại ................................................................................................ 13
2.8.4 Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 14
2.8.5 Công tác giống ...................................................................................................... 14
2.8.6 Chuồng trại ............................................................................................................ 14
2.8.7 Nước uống cho heo ............................................................................................... 16
2.8.8 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................... 16
2.8.9 Quy trình vaccine phòng bệnh của trại ................................................................. 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHẤP THÍ NGHIỆM ................................. 22
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 22
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................... 22
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................................ 22

3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm .......................................................................... 22
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................... 22
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 22
3.3 Điều kiện thí nghiệm ................................................................................................ 23
3.3.1 Chuồng heo thí nghiệm. ........................................................................................ 23
vi 
 
 


3.3.2 Thức ăn thí nghiệm. .............................................................................................. 23
3.3.3 Chăm sóc và quản lý ............................................................................................. 23
3.3.4 Cách tiến hành thí nghiệm..................................................................................... 24
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................. 24
3.5 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................ 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 26
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ............................................................................................... 26
4.2 Khối lượng đầu vào thí nghiệm................................................................................ 27
4.3 Khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm ......................................................................... 28
4.4 Tăng trọng trung bình và tăng trọng tuyệt đối ......................................................... 29
4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày) ...................................................... 32
4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn ....................................................................................... 33
4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................................... 34
4.8 Tỷ lệ nuôi sống ......................................................................................................... 36
4.9 Chi phí cho 1 kg tăng trọng ...................................................................................... 36
4.10 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 39
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 42 
 
 

 
 
vii 
 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

ADG: Average daily gain
CFU: Clony Forming Unit (Đơn vị khuẩn lạc)
ĐC: Đối chứng
FCR: Feed conversion ratio (hệ số chuyển biến thức ăn)
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc)
HSCBTA:Hệ số chuyển biến thức ăn
KL: Khối lượng
TA: Thức ăn
TN: Thí nghiệm
TTTB: Tăng trọng trung bình
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

 
 

 
 
 

 

viii 
 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1 Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau ................. 4
Bảng 2.2 Công thức trộn cám cho heo nái nuôi con...................................................... 17
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Apollo 1912 ......................................... 18
Bảng2.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 1922 - HE ............................................. 18
Bảng 2.5 Công thức trộn cám cho heo thịt từ 20 kg đến 60 kg ..................................... 19
Bảng 2.6 Công thức trộn cám cho heo thịt từ 60 kg đến xuất chuồng .......................... 19
Bảng 2.7 Công thức trộn cám cho heo nái mang thai.................................................... 20
Bảng 2.8 Quy trình vaccine phòng bệnh ....................................................................... 21
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 23
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi .................................................................. 26
Bảng 4.2: Khối lượng trung bình lúc vào thí nghiệm.................................................... 27
Bảng 4.3 Khối lượng trung bình của heo lúc kết thúc thí nghiệm................................. 28
Bảng 4.4 Tăng trọng trung bình và tăng trọng tuyệt đối ............................................... 30
Bảng 4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.................................................................. 32
Bảng 4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................. 33
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua các đợt thí nghiệm ........................................... 35

Bảng 4.8 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ............................................................... 37
Bảng 4.9 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi của toàn thí nghiệm giữa các lô ..................... 38 

ix 
 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi heo có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, cùng
với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam. Một trong những giai đoạn quan trọng quyết định thành bại của
chăn nuôi heo là giai đoạn heo cai sữa. Bởi vì giai đoạn này được coi là bất ổn nhất, dễ
xảy ra các bệnh đường tiêu hóa làm heo còi cọc, tăng trưởng chậm và thậm chí có thể
chết nếu gặp trường hợp nặng.
Để tránh những tổn thất trong giai đoạn này, người ta sử dụng một lượng lớn
kháng sinh để phòng bệnh hoặc kích thích tăng trưởng nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc
cũng gây ra những tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi và sức
khỏe con người như: tạo sự đề kháng kháng sinh với những vi khuẩn gây bệnh cho
người, con thú không sản sinh ra được sức đề kháng của bản thân chống lại vi khuẩn,
luôn phụ thuộc vào kháng sinh, điều đó làm cho khả năng kháng bệnh của thú ngày
càng yếu đi. Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
con người. Một số nghiên cứu đã cho thấy tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi
có thể gây ra các bệnh ung thư.
Vì vậy một số công ty đã sản xuất nhiều loại chế phẩm sinh học có bản chất là
probiotic, prebiotic hay kết hợp hai loại này gọi là synbiotic bổ sung vào khẩu phần
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của heo, đồng thời hạn chế được tình trạng

tồn dư những chất độc hại nhất là kháng sinh trong sản phẩm. Tuy nhiên, nên sử dụng

1
 


loại chế phẩm nào, sử dụng cho loại heo nào và bổ sung ở giai đoạn nào để đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề mà các nhà chăn nuôi đang quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn Dinh Dưỡng, dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Quang Thiệu, cùng sự cho phép của ban giám đốc công ty TNTM &
ĐT Hoàng Lâm chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của synbiotic lên
sức sinh trưởng của heo con cai sữa từ 28 đến 65 ngày tuổi”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm synbiotic trong khẩu phần ăn
lên sức tăng trưởng của heo con cai sữa.
So sánh hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm synbiotic và không bổ sung trong
khẩu phần ăn của heo con.
Xây dựng khẩu phần thức ăn cho heo con cai sữa với tỷ lệ synbiotic thích hợp
nhất.
1.2.2

Yêu cầu
Thí nghiệm bổ sung chế phẩm synbiotic với các mức độ khác nhau.
Quan sát, theo dõi, ghi nhận tình hình sức khỏe, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ tiêu

chảy, tỷ lệ chết và các chỉ tiêu khác.
Tính hiệu quả kinh tế dựa trên chi phí thức ăn, chi phí chế phẩm và chi phí
thuốc thú y.

Các số liệu phải được theo dõi và ghi lại một cách đầy đủ và chính xác.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan chung về heo con sau cai sữa
2.1.1 Độ tuổi heo cai sữa
Kết quả của đàn heo cai sữa có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và
trọng lượng cai sữa. Việc cai sữa sớm cho đàn heo có khả năng làm tăng số heo cai sữa
trong năm của một heo nái. Nhưng việc cai sữa muộn sẽ có đàn heo cai sữa khỏe mạnh,
trọng lượng sẽ tốt hơn việc cai sữa sớm. Hiện nay có nhiều mốc thời gian để cai sữa
cho đàn heo, tùy theo điều kiện chăn nuôi, dinh dưỡng, kỹ thuật quản lý và sự sắp xếp
của người chăn nuôi mà ta có thể cai sữa sớm hay muộn. Trong điều kiện chăn nuôi
hiện nay ở Việt Nam độ tuổi cai sữa cho đàn heo đang được áp dụng phổ biến nhất là
từ 21 đến 28 ngày tuổi, trong lượng lúc cai sữa trung bình khoảng 6 đến 8 kg.
2.1.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện về
chức năng. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể trong thời gian
theo mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Khi chuyển sang giai đoạn cai sữa thì nguồn
dinh dưỡng được cung cấp là từ thức ăn hỗn hợp. Do có sự thay đổi lớn về nguồn dinh
dưỡng, vì vậy bộ máy tiêu hóa của heo con phải được phát triển nhanh cả về kích
thước, dung lượng và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn,
thích ứng với môi trường sống.
Trong thời gian heo con theo mẹ, heo con bú sữa làm gia tăng dòng vi khuẩn có
lợi Lactobacillus spp trong dạ dày và đường ruột. Nhóm vi khuẩn này sử dụng đường
lactose trong sữa để sản sinh acid lactic làm giảm pH dạ dày, kích thích quá trình tiêu
hóa và khống chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Nếu những vi khuẩn gây bệnh

có cơ hội chúng sẽ gây bệnh tiêu chảy hoặc các bệnh khác và từ đó dẫn đến giảm trọng
ở heo con. Lúc này nguồn kháng thể từ sữa mẹ không được cung cấp nữa, khi đó hệ

3
 


thống miễn dịch của heo con tự phát triển và chống lại các tác nhân gây bệnh bên
ngoài.
Khi heo con cai sữa là lúc thay đổi đột ngột về môi trường sống, phải xa hơi ấm
từ mẹ, bị cắt đi nguồn thức ăn dễ tiêu hóa để tiếp xúc với nguồn thức ăn khô cứng và
khó tiêu hơn,…vì vậy heo con dễ bị stress, mẫn cảm với các mầm bệnh nhất là các
bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, môi
trường, chăm sóc khi tách khỏi mẹ. Khẩu phần ăn hợp lý ngon miệng giúp giảm thiểu
các vấn đề bệnh trên đường tiêu hóa.
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hóa
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa gắn liền với sự thay đổi của pH. Độ pH trong
ống tiêu hóa trong những ngày đầu cai sữa của heo con là rất thấp, sau đó tăng dần ở
những ngày tiếp theo. Sự gia tăng pH trong đường tiêu hóa là không thích hợp cho các
enzyme tiêu hóa thức ăn hoạt động và ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh vật trong
đường tiêu hóa. Sự tăng pH trong đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến độ tuổi cai
sữa, thức ăn ở dạng đặc hay lỏng và thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Khi pH tăng
cao cũng là cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây rối loạn tiêu hóa.
Bảng 2.1 Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau
Vị trí

0 ngày

3 ngày


6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2

6,6

Không tràng

6,8

7,3


7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

(Makking, 1994; trích dẫn tài liệu hội thảo của công ty Biomin, 2004)
2.2 Hệ vi sinh đường ruột
Khi thú mới sinh ra hệ vi sinh đường ruột chưa có hoặc rất ít. Nhờ việc bú mẹ
hay việc liếm láp dưới nền chuồng mà hệ vi sinh bên ngoài đã đi vào đường tiêu hóa
của heo con. Tại đây những vi sinh vật không thích nghi với môi trường đường tiêu

4
 


hóa sẽ bị thải ra ngoài, một số ít thích nghi sẽ được sinh sản phát triển thành hệ vi sinh
đường ruột.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997) và Niconxkij (1983) (trích dẫn bởi Vũ Trọng
Quan, 2010) hệ vi sinh đường ruột động vật hoạt động rất phong phú và được chia
thành hai loại:
Nhóm bắt buộc: là những vi sinh vật thường xuyên trong đường ruột, chúng

giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Phần lớn là những vi sinh vật kỵ khí và
kỵ khí tuỳ nghi như: Bifidobacterium, Bifidococcus, Lactobacillus, Bacteriodes,
Eubacterium.. Trong đó, Bifidobacterium và Lactobacillus chuyển đường thành các
acid béo bay hơi.
Nhóm tuỳ nghi: là nhóm vi sinh vật đi vào đường ruột từ thức ăn, nước uống.
Chúng cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này thường có ở cuối
đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột như
Proteus, Enterococcus, E. coli gây dung huyết, nấm men và nhiều giống khác.
2.3 Các bệnh thường gặp trên heo con cai sữa
2.3.1 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Nhu động ruột co thắt quá độ làm
cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải ra qua hậu môn quá nhanh, dưỡng
chất không kịp tiêu hóa, ruột già chưa hấp thu được nước…tất cả đều tống ra hậu môn
ở dạng lỏng hay sền sệt (theo Võ Văn Ninh, 2007).
Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo con:
 Do vi sinh vật
Khi có bất cứ một tác nhân gây stress tác động đến hệ tiêu hóa đều ảnh hưởng
đến sự cân bằng quần thể vi sinh vật. Điều đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những
vi khuẩn có hại phát triển, chúng sẽ tăng nhanh về số lượng, lấn át các nhóm vi khuẩn
có lợi gây hiện tượng loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

5
 


Các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa phổ biến như: Clostrodium, Samonella,
E.coli,…trong đó vai trò của E.coli là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh tiêu chảy ở
heo con.
 Do virus
Các virus gây bệnh trên đường tiêu hóa chủ yếu là: Rotavirus, Caronavirus,

Pestevirus,…
 Do ký sinh trùng
Tác động thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố
làm giảm chất đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho
các tác nhân gây bệnh. Các ký sinh trùng chủ yếu như: giun đũa, giun tóc, sán…
 Do nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Do heo con không được bú sữa đầu.
Thức ăn kém phẩm chất, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo
con. Do thành phần dinh dưỡng của thức ăn không cân đối, thức ăn chứa nhiều chất
béo, nhiều đạm hoặc xơ đều không tốt cho heo, nước uống không đảm bảo vệ
sinh…làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải được hết thức ăn, thức ăn dư thừa đi ra
ngoài dạng lỏng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển sản sinh độc tố gây
rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
 Do ngoại cảnh
Do thay đổi nhiệt độ: nhiệt độ lạnh hay biến động nhiệt độ lớn trong ngày đều
có thể gây tiêu chảy.
Do tác động của các yếu tố như tách mẹ, chuyển chuồng, nhập đàn, môi trường
sống thay đổi làm cho heo con bị stress nên cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột
ngột, mất nhu động ruột, thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh vật bình thường vô hại
như E.coli đột ngột tăng nhanh về số lượng, tạo độc tố làm tăng nhu động ruột trở lại
và gây tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2007).

6
 


Do vệ sinh chuồng trại không hợp lý cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo
con.
2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp ở heo con
Các nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp:

Bệnh đường hô hấp được coi là kết quả của một sự kiện bao gồm các yếu tố
nhiễm trùng, yếu tố môi trường, phương pháp quản lý chăm sóc và các yếu tố di
truyền. Đặc điểm của đường hô hấp là ẩm và nhiều dưỡng chất, vì vậy nó là nơi lý
tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp là do các vi khuẩn như: Mycoplasma
hyopneumoniae, Pasteurella multocida, Haemophius parasuis, Streptococcus suis,
Staphylococcus aureus, Actinomyces pyogenes…
Do ký sinh trùng; giun phổi (Metastrongylus), sự di hành của giun đũa (Ascaris
suum) qua bộ máy hô hấp và các cơ quan khác làm tổn thương các bộ phận, cơ quan
mà chúng đi qua (theo Lê Hữu Khương, 2009).
Do dạng chế biến thức ăn: sự xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp
nên heo dễ bị hắt hơi rồi dẫn đến viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
1997).
Do dinh dưỡng: khẩu phần thức ăn thiếu Vitamin A, làm cho biểu mô đường hô
hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền làm thú dễ mắc bệnh về đường hô hấp
và làm biến đổi chức năng của cơ quan hô hấp (Nguyễn Như Pho, 1995). Sự mất cân
đối Ca/P trong khẩu phần làm xương lồng ngực bị biến dạng ảnh hưởng đến chức năng
hô hấp (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997). Ngoài ra Vitamin E cũng góp
phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (theo Võ Văn
Ninh, 2007).
Do môi trường xung quanh: ẩm độ không khí cao, nhiệt độ chuồng nuôi quá cao
hoặc quá thấp, biên độ giao động lớn. Vệ sinh chuồng trại kém gây nồng độ khí độc,
bụi và vi khuẩn trong không khí cao.

7
 


2.4 Khái niệm về probiotic và prebiotic
2.4.1 Probiotic

 Khái niệm probiotic
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization): Probiotic là
“những vi sinh vật sống khi cung cấp với số lượng đầy đủ thì nó có hiệu quả sức khỏe
tốt cho vật chủ”.
 Những dòng vi khuẩn trong probiotic yêu cầu phải:
Có khả năng sống sót trong môi trường acid dạ dày cùng với men pepsin và
dịch mật có tính sát khuẩn.
Tạo được lớp vi khuẩn lót trên bề mặt niêm mạc ruột.
Có khả năng sinh trưởng và tồn tại trong môi trường yếm khí và điều kiện nhiệt
độ của đường ruột.
Có tác dụng tốt lên sức khỏe vật chủ, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa.
 Đặc điểm chung của probiotic
Đề kháng lại với các yếu tố chế biến thức ăn như nghiền, trộn, bảo quản.
Sống được trong môi trường yếm khí của ống tiêu hóa từ ruột non đến ruột già.
Lên men giải phóng ra sản phẩm acid béo bay hơi hạ pH đường ruột.
Được nhân lên nhanh, chiếm lĩnh trong đường tiêu hóa vật chủ.
Sản xuất ra được nhiều men tiêu hóa hỗ trợ vật chủ tiêu hóa thức ăn.
Tương đối thích nghi trong đường tiêu hóa vật chủ.
Kiểm soát được quần thể vi sinh vật đường ruột, ức chế VSV gây bệnh.
Tiêu thụ dinh dưỡng lấy năng lượng từ chất xơ tan mà vật chủ không tiêu hóa.
Kiểm soát độ pH đường ruột theo xu hướng giảm, cải thiện sự tiêu hóa vật chủ.
Không gây hại đến tế bào niêm mạc ruột của vật chủ, trái lại có tác dụng bảo vệ.
Có tác dụng ngăn cản và loại bỏ vi trùng.
 Cơ chế tác động có lợi cho vật chủ của probiotic

8
 


Nảy chồi trong đường ruột làm hàng rào sinh học có hiệu quả cho vật chủ trong

phòng chống bệnh.
Tăng cường tái hấp thu Nitơ để tổng hợp các hợp chất có lợi cho vật chủ.
Sản xuất các enzyme tiêu hóa thức ăn.
Sản xuất các acid hữu cơ, hạ pH ruột, ức chế vi khuẩn gây bệnh, cung cấp dinh
dưỡng cho vật chủ.
Kích thích miễn dịch cục bộ trên niêm mạc ruột để phòng chống bệnh đường
ruột.
2.4.2 Prebiotic
Prebiotic là các thành phần thức ăn không tiêu hoá có ảnh hưởng có lợi cho vật
chủ bằng cách kích thích sinh trưởng và hoạt động của một hay một số vi khuẩn trong
kết tràng (Gibson và Roberfroid, 1995; trích dẫn bởi Võ Văn Luận, 2010).
Prebiotic hay chất tiền sinh là một thành phần thực phẩm của vi khuẩn sống có
ích trong cơ thể động vật. Prebiotic là một thành phần thức ăn tự nó không tiêu hóa
được nhưng có ảnh hưởng tốt cho vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát
triển hay hoạt động của một hoặc vài vi khuẩn ở đại tràng có lợi cho sức khỏe.
Prebiotic ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch thông qua ảnh hưởng của probiotic. Ðó là
những chất sinh  hóa có  thể phân loại vào nhóm carbohydrat cơ thể không tiêu hóa được
như: Fructo – oligosaccharide, oligo saccharide....
Prebiotic đã được công bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng kích
thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Hiệu quả
của prebiotic đã được chứng minh rộng rãi ở người. Ở động vật, cũng có nhiều nghiên
cứu hiệu quả sử dụng prebiotic trên một số đối tượng như lợn, gà. Hidaka và cộng sự
(1986) đã công bố rằng prebiotic có thể làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự
tăng trưởng của lợn con do làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria trong
ruột. Ngoài ra prebiotic còn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong

9
 



kiểm soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở lợn và các động vật
khác (trích dẫn bởi Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007). 
2.5 Nấm men
Nấm men là tên chung của những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình trứng
hoặc hình bầu dục, không có chất diệp lục, không sử dụng được năng lượng mặt trời,
có màng tế bào chất, bên trong có màng nguyên sinh chất. Nấm men phân bố rộng rãi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí, thực phẩm…, dinh dưỡng bằng các hydrocarbon,
mà trước hết là đường. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết
cho sự sống như: protein, enzym, vitamin…, và các chất có giá trị khác. Chính nhờ đặc
điểm này mà nhiều quốc gia đã tiến hành công nghiệp nuôi cấy nấm men thu sinh khối
để làm thức ăn chăn nuôi nhằm hoàn chỉnh và cần bằng hàm lượng protein trong khẩu
phần thức ăn gia súc.
Tuỳ thuộc vào giống, môi trường sản xuất mà nấm men có các thành phần hoá
học khác nhau. Sau đây là một vài thành phần cơ bản của tế bào nấm men mà chúng
tham gia vào thành phần của các enzyme để chuyển hoá vật chất, xây dựng tế bào cũng
như tạo thành các sản phẩm lên men.
Tế bào nấm men rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và tiền vitamin D2
là ergosterol. Sinh khối nấm men ở đây đựơc coi là nguồn protein – vitamin đậm đặc,
thường đựơc gọi là protein đơn bào, có thể thay bột cá, bột đậu tương... trong khẩu
phần thức ăn chăn nuôi, (trích dẫn bởi Vũ Trọng Quan, 2010).
2.6 Tổng quan về chế phẩm synbiotic
2.6.1 Đặc điểm và thành phần của synbiotic
Synbiotic là sự kết hợp của 4 loại lợi khuẩn sữa chua Lactobacillus (L.
plantarum, L. fermentum, L. delbreuckii và L. lactic) và 1 loài nấm men
Saccharomyces cerevisiae,  tạo nên một hỗn hợp probiotic, oligosaccharide và acid béo
chuỗi ngắn độc quyền và đồng nhất.
Lactobacillus spp. ít nhất 107 CFU/kg.

10
 



Saccharomyces cerevisiae ít nhất 106 CFU/kg.
 Lactobacillus
Hoạt động tương tự như những vi sinh vật phân giải chất xơ (cellulose) và bán
xơ (hemi-cellulose) trong dạ cỏ của loài nhai lại, biến đổi thức ăn có chứa xơ thành
acid béo bay hơi để tạo năng lượng cho sự phát triển của heo.
Sản sinh ra men peptidase giúp cho quá trình tiêu hóa protein.
Tạo ra những mối peptide sinh học hoạt động như chất kháng sinh chống lại vi
khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae.
Giúp cho nhóm vi khuẩn Lactobacillus tăng sinh mạnh mẽ hơn.
 Saccharomyses cerevisea
Sản xuất β-glucans giúp nâng cao miễn dịch không đặc hiệu của của cơ thể.
Sản sinh ra men peptidase giúp cho quá trình tiêu hóa protein.
Sản sinh ra những mối nối peptide sinh học có chức năng giống như men
ATPase trong gan.
 Oligosaccharide
Sự phối hợp của các vi sinh vật có lợi được siêu vi bọc tự nhiên trong một khối
oligosaccharide trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, các vi sinh vật này được lớp vỏ bọc
bảo vệ không bị phân hủy bởi acid dạ dày và muối mật ở đoạn tá tràng.
Oligosaccharide tạo ra một vi bọc chứa probiotic với những công dụng sau:
 Đề kháng với 7 loại kháng sinh trong thức ăn như: ampicillin, cetiofur,
chloramphenicol, neomycin, tylosin, sulfadimedine – trimethoprim và
sulfamethoxazole – trimethoprim.
 Ổn định trong dịch mật và pH. Không bị phá hủy bởi dịch mật và acid dạ dày.
2.6.2 Ưu điểm của synbiotic
Ổn định hệ vi sinh đường ruột.
Nâng cao khả năng miễn dịch.
Phục hồi hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp sử dụng kháng sinh lâu ngày.


11
 


Giảm mùi hôi trong trại và tỷ lệ tiêu chảy.
Mùi vị thơm ngon, kích thích tính thèm ăn.
Cải thiện các chỉ tiêu năng suất: ADG, FCR, tỷ lệ nạc, số ngày xuất chuồng.
2.6.3 Liều dùng và chỉ định
Synbiotic được trộn vào thức ăn với hàm lượng 0,05% đến 0,1 % (500 - 1000
g/tấn TA).
Dùng mỗi ngày ở giai đoạn tiền cai sữa, cai sữa, vỗ béo đến xuất thịt với liều
lượng giống nhau.
Không phải ngưng sử dụng thuốc trước khi xuất chuồng.
2.6.4 Một vài điểm chú ý khi sử dụng synbiotic
Synbiotic có thành phần là những vi sinh vật sống, cho nên trong suốt quá trình
trộn phải đảm bảo là các dụng cụ không được nhiễm chất sát khuẩn.
Synbiotic được dùng cho heo tiền cai sữa trở về sau, tuy nhiên chúng ta không
thể thấy ngay được hiệu quả ở cuối giai đoạn tiền cai sữa, vì synbiotic cần có thời gian
để ổn định trong ruột heo đang tăng trưởng.
Synbiotic cho thấy hiệu quả tối ưu trên heo tăng trưởng, vỗ béo nuôi trong điều
kiện chăn nuôi tốt, nhằm giúp cho nhà chăn nuôi đạt thành tích cao nhất.
Synbiotic không được bào chế để kiểm soát dịch bệnh.
2.7 Tình hình nghiên cứu và sử dụng synbiotic
 Thí nghiệm tại ĐH Kasetsart – Thái Lan
Khi bổ sung chế phẩm synbiotic với tỷ lệ 500 g/tấn TA vào khẩu phần thì: chi
phí thức ăn tiết kiệm được khi bổ sung synbiotic trên 1 con heo là US$ 11,35 (trên
200,000 vnd). synbiotic giúp tiết kiệm 25 % chi phí thức ăn bằng sự thay đổi thành
phần chính (bắp – đắt tiền) sang mì lát (rẻ tiền), (trích dẫn công ty Virbac).
 Thí nghiệm tại Việt Nam


12
 


Thí nghiệm được tiến hành trên heo thịt tại trại heo chú Hải (Long Khánh). Sau
khi kết thúc thí nghiệm thu được kết quả như sau: hệ số chuyển hóa thức ăn còn 2,65
so với mức trung bình là 2,85, rút ngắn thời gian nuôi 8 ngày. Hiệu quả kinh tế tăng lên
190.200 đồng/ 1 con heo, (trích dẫn công ty Virbac).
2.8 Tổng quan về trại heo Hoàng Lâm
2.8.1 Vị trí địa lý và lịch sử thành lập của trại.
Trại heo Hoàng Lâm tọa lạc tại thôn 3, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu. Trại được được xây dựng trên nền đất cao, diện tích tương đối bằng
phẳng với tổng diện tích trên 18 ha. Trong đó diện tích khu nhà ở, nơi sinh hoạt vui
chơi giải trí cho công nhân chiếm khoảng 1 ha. Khu chăn nuôi gồm trại heo, hồ cá, khu
nuôi vịt chiếm khoảng 5 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây xanh.
Vị trí của trại cách xa với khu dân cư, xung quanh trại là vườn cao su, vườn điều
nên rất thích hợp cho việc chăn nuôi vì nó có khả năng cách ly tốt với mầm bệnh và
không ảnh hưởng đến môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Trại heo Hoàng Lâm được thành lập từ năm 1982, ban đầu với hình thức chăn
nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ. Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, làm ăn kinh tế có lãi nên
đã từng bước tăng đàn, số lượng heo ban đầu chưa tới 50 nái, hiện nay đã tăng lên tới
hơn 300 nái và sẽ còn tăng hơn nữa.
2.8.2 Nhiệm vụ của trại heo Hoàng Lâm
Trại sản xuất heo thịt, vịt thịt, và trứng vịt cung cấp cho thị trường.
Cung cấp tinh heo cho các hộ chăn nuôi ở địa phương.
Chăm sóc heo hậu bị để chuẩn bị thay thế đàn.
2.8.3 Cơ cấu tổ chức trại
Hiện nay trại chăn nuôi heo Hoàng Lâm gồm 16 người được phân công nhiệm
vụ khác nhau.
Ban giam đốc: 2 người

Bác sỹ thú y: 1 người

13
 


Kỹ sư chăn nuôi: 1 người
Thợ cơ khí: 2 người
Thợ điện, nước: 1 người
Kế toán: 1 người
Công nhân trực tiếp chăn nuôi: 8 người.
2.8.4 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn thay đổi theo từng ngày. Kết quả ghi nhận ngày 10/05/2012 như sau:
Heo đực sinh sản: 8 con
Heo đực hậu bị: 1 con
Heo nái sinh sản: 336 con
Heo nái hậu bị: 45 con
Heo con theo mẹ: 640 con
Heo con cai sữa: 568 con
Heo thịt: 890 con
2.8.5 Công tác giống
Heo nái sinh sản và heo nái hậu bị của trại đều được chọn lọc và nhập về từ các
trại giống lớn, có uy tín như trại heo giống Đồng Hiệp và heo giống CP. Heo cái thuộc
nhóm giống Landrace, Yorkshire, con lai giữa Landrace x Yorkshire hoặc Yorkshire x
Landrace. Heo đực thường sử dụng các giống như: Duroc, Pietrain, Landrace được
nhập từ Mỹ về. Heo thịt là con lai giữa các giống kể trên.
2.8.6 Chuồng trại
Trại được xây dựng rất quy mô, gồm 7 dãy chuồng cách xa nhau và có chức
năng khác nhau.
Mỗi dãy chuồng được thiết kế theo kiểu nóc đôi để tạo sự thông thoáng cho

chuồng nuôi. Mái chuồng được lợp bằng lớp tole lạnh rất bền, sử dụng được trong thời
gian dài. Độ cao từ mặt sàn đến đỉnh nóc là 5,5 m. Mỗi dãy trại đều có hệ thống cống
rãnh thông ra hệ thống biogas để xử lý phân, chất thải và tạo gas cung cấp nhiên liệu để

14
 


chạy máy phát điện cung cấp điện cho toàn trại sử dụng, và cung cấp gas cho sinh hoạt
nấu nướng của công nhân.
Cấu tạo của mỗi dãy chuồng là khác nhau để phù hợp với từng loại heo nuôi.
 Chuồng nái nuôi con
Mỗi nái được bố trí trong một ô chuồng lồng, dạng sàn bằng sắt có khe hở tránh
ứ đọng chất thải. Kích thước của mỗi ô chuồng cho heo nái là 2 x 1,6 x 0,8 m (dài x
rộng x cao). Mặt sàn cách nền chuồng 0,2 - 0,5 m theo độ dốc của nền chuồng. Mỗi nái
có một máng ăn riêng bằng inox, núm uống nước tự động. Ở giữa hai bên dãy chuồng
là lối đi dạng đan bằng xi măng có khe hở để tránh ứ đọng phân và nước thải của heo.
Hai bên hông của dãy chuồng có bạt để tránh nắng, tránh mưa tạt, gió lùa.
 Chuồng nái bầu và chờ phối
Khu nái bầu và chờ phối gồm hai trại, mỗi trại gồm hai dãy kéo dài song song
nhau. Ở giữa hai dãy là lối đi dạng đan rộng 1 m. Sàn chuồng bằng xi măng dạng đan
có khe hở để tránh ứ đọng chất thải. Mỗi nái được nuôi trong một ô chuồng riêng có
kích thước là 0,8 x 2 m. Máng ăn bằng xi măng kéo dài từ đầu dãy đến cuối dãy, mỗi
con đều có núm uống nước tự động riêng.
 Chuồng heo cai sữa
Khu chuồng nuôi heo cai sữa có sàn bằng sắt, mặt sàn cách nền chuồng 0,5 m.
Trên sàn được phân từng ô có kích thước khác nhau, có thể nuôi từ 20 - 40 con tùy vào
sắp xếp của chủ trai. Mỗi ô chuồng có thể bố trí một hoặc hai máng ăn bán tự động và
hai núm uống nước tự động. Xung quanh trại cai sữa có che bạt để tránh nắng, tránh
mưa tạt gió lùa.

 Chuồng nuôi heo thịt
Khu nuôi heo thịt gồm ba dãy, mỗi dãy gồm 10 ô chuồng được thiết kế giống
nhau. Vách ngăn giữa các ô chuồng được xây bằng xi măng rất kiên cố và có độ cao là
1 m, sàn chuồng dạng đan có các khe hở để dễ thoát phân và chất thải. Mỗi ô chuồng

15
 


×