Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN ÔTÔ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ


TRẦN NHẬT TÔNG

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN ÔTÔ
DU LỊCH

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ


TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN ÔTÔ
DU LỊCH

Chuyên ngành: Cơ Khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. TRẦN MẠNH QUÍ
KS. PHẠM THANH PHONG

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NHẬT TÔNG


Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY


STUDYING THE BODY ELECTRICAL SYSTEM IN
AUTOMOBILE

Speciality: Agricultural Engineering

Supervisors:
Ms. TRAN MANH QUI
Eng. PHAM THANH PHONG

Student:
TRAN NHAT TONG

Ho Chi Minh, city
July, 2007


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu
trường Đại Học Nông Lâm TP HỒ CHÍ MINH và các thầy cô trong khoa CƠ KHÍ
CÔNG NGHỆ. Đặc biệt là Thầy TRẦN MẠNH QUÍ và Thầy PHẠM THANH
PHONG là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em

học tập nghiên cứu. Không những thế mà còn truyền đạt những kiến thức quí báu để
hoàn thành chương trình đại học niên khóa 2003-2007 làm hành trang cho chúng em
tiến bước vào đời.
Bên cạnh đó, cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong lớp
DH03CK là những ngừơi trực tiếp san sẻ những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm
quí báu cùng với những lời động viên, khích lệ giúp em hoàn thành tốt đề tài này.

4


TÓM TẮT
Tên đề tài:
"Tìm hiểu hệ thống điện thân xe trên ôtô du lịch"
Hệ thống điện trên thân xe du lịch rất quan trọng, giúp người điều khiển xe có thể
điều khiển dễ dàng các thiết bị điện trên xe như hệ thống đèn, gạt nước, nâng hạ kính,
khóa cửa,…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững và nâng cao
hiệu quả sử dụng hệ thống điện trên thân xe du lịch, được sự đồng ý của ban chủ
nhiệm khoa Cơ khí công nghệ trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và được sự hướng
dẫn của thầy Trần Mạnh Quí và thầy Phạm Thanh Phong, em thực hiện đề tài "Tìm
hiểu hệ thống điện thân xe trên ô tô du lịch" với những nội dung sau:
-

Tìm hiểu về lý thuyết hệ thống điện thân xe trên ôtô du lịch.

-

Tìm hiểu hệ thống điện thân xe của ôtô du lịch hiện có tại khoa, chủ yếu trên xe
Nissan BLUEBIRD.


-

Tìm hiểu, kiểm tra các thiết bị điện.

Với việc thực hiện đề tài này, em có điều kiện tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn hệ thống
điện trên xe du lịch.

5


SUMMARY
Subject:
" Studying the body electrical system in automobile"
The body electrical system in automobile is very important, allow the drivers
control the electric equipment in automobile as light system, washer and wiper, door
locks…
As make the favourable conditions for studying, holding and advancement the
result of use in body electrical, I had the accepted of faculty of engineering &
technology, Nong Lam university, Ho Chi Minh city, and the guide of Tran Manh Qui
Master, Pham Thanh Phong Engineer, I realized the subject with following content:
-

Studying theory the body electrical in automobile.

-

Studying the body electrical of Nissan Blue Bird automobile in faculty of
engineering and technology.

-


Studying the examine method of the common electric equipment.
After I realized this subject, I have favourable conditions to study the body

electrical in automobile.

6


MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ………………………………………………………………………….....i
TÓM TẮT……………………………………………………………………..……ii
SUMMARY……………………………………………………………………..…iii
MỤC LỤC…………………………………………………………………….……iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH…………………………………………………….….vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 2 TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI.. 2
2.1 HỆ THỐNG KIẾM TRA THEO DÕI ...................................................... 2
2.1.1 Bảng đồng hồ ........................................................................................ 2
2.1.2 Đồng hồ báo tốc độ xe .......................................................................... 3
2.1.3 Đồng hồ báo nhiên liệu ........................................................................ 3
2.1.4 Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát ........................................................... 5
2.2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ...................................................................... 6
2.2.1 Nhiệm vụ .............................................................................................. 6
2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ........................................................... 6
2.3 HỆ THỐNG TÍN HIỆU ............................................................................. 7
2.3.1 Hệ thống còi và chuông nhạc ............................................................... 7
2.3.2 Hệ thống đèn phanh ............................................................................ 10
2.3.3 Đèn xi nhan......................................................................................... 10

2.4 HỆ THỐNG GẠT NƯỚC, RỬA KÍNH .................................................. 11
2.4.1 Nhiệm vụ ............................................................................................ 11
2.4.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ......................................................... 12
2.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU ................................... 14
2.5.1 Nhiệm vụ ............................................................................................ 14
2.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động........................................... 15
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ................................................ 17
3.1 Phương pháp............................................................................................. 17
3.2 Phương tiện .............................................................................................. 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 18
4.1 TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
ĐIỆN THÂN XE TRÊN ÔTÔ NISSAN BLUEBIRD ...................... 18
4.1.1 HỆ THỐNG KIỂM TRA THEO DÕI TRÊN XE NISSAN BLUE BIRD18
4.1.1.1 Bảng đồng hồ................................................................................... 18
4.1.1.2 Đồng hồ báo tốc độ xe (Công tơ mét ) ............................................ 20
4.1.1.3 Đồng hồ báo nhiên liệu ................................................................... 21
4.1.1.4 Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát ...................................................... 23
4.1.2 HỆ THÔNG CHIẾU SÁNG ................................................................. 23
4.1.2.1 Hệ thống đèn chiếu sáng ................................................................. 23
7


4.1.2.2 Hệ thống đèn sương mù................................................................... 26
4.1.3 HỆ THÔNG TÍN HIỆU ........................................................................ 27
4.1.3.1 Hệ thống còi .................................................................................... 27
4.1.3.2 Hệ thống đèn phanh ......................................................................... 28
4.1.3.3 Đèn xi nhan...................................................................................... 29
4.1.4 HỆ THỐNG GẠT NƯỚC, RỬA KÍNH ............................................... 31
4.1.4.1 Sơ đồ mạch điện .............................................................................. 31
4.1.4.2 Hoạt động ........................................................................................ 33

4.1.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU ................................ 33
4.1.5.1 Sơ đồ mạch điện .............................................................................. 33
4.1.5.2 Hoạt động ........................................................................................ 34
4.2 KIỂM TRA, CHUẨN ĐOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC
HƯ HỎNG ............................................................................................ 34
4.2.1 HỆ THỐNG KIỂM TRA THEO DÕI ................................................. 34
4.2.2 HỆ THÔNG CHIẾU SÁNG ................................................................. 36
4.2.3 HỆ THÔNG TÍN HIỆU ........................................................................ 37
4.2.4 HỆ THỐNG GẠT NƯỚC, RỬA KÍNH ............................................... 38
4.2.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU ................................ 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44

8


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo bảng táp lô loại thường..................................................................... 2
Hình 2.2 Đồng hồ tốc độ xe loại cáp mềm ................................................................... 3
Hình 2.3 Sơ đồ mạch điện ............................................................................................ 4
Hình 2.4 Bộ cảm nhận mức nhiên liệu dạng biến trở trượt kiểu phao ......................... 4
Hình 2.5 Cấu tạo đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập ..................................... 4
Hình 2.6 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát và đường đặc tuyến .................................. 5
Hình 2.7 Sơ đồ mạch điện chiếu sáng ......................................................................... 6
Hình 2.8 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù ...................................................... 7
Hình 2.9 Cấu tạo còi điện ............................................................................................. 8
Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và chuông nhạc ............................................... 9
Hình 2.11 Sơ đồ mạch chuông nhạc ............................................................................. 9
Hình 2.12 Sơ đồ đèn phanh .......................................................................................... 10
Hình 2.13 Sơ đồ mạch báo rẽ, báo nguy và bộ tạo nháy bán dẩn ................................ 11

Hình 2.14 Công tắc điều khiển dừng tự động............................................................... 12
Hình 2.15 Sơ đồ mạch điện .......................................................................................... 13
Hình 2.16 Sơ đồ mạch điều khiển kính chiếu hậu ........................................................ 15

Hình 4.1 Cấu tạo bảng đồng hồ
................................................................................................................ 1
8
Hình 4.2 Cấu tạo mạch táp lô ....................................................................................... 19
Hình 4.3 Đồng hồ tốc độ xe.......................................................................................... 20
Hình 4.4 Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập .................................................. 21
Hình 4.5 Đồng hồ nhiên liệu ........................................................................................ 21
Hình 4.6 Bộ phận cảm nhận mức nhiên liệu ................................................................ 22
Hình 4.7 Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát .................................................................... 23
Hình 4.8 Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng ........................................................... 23
9


Hình 4.9 Đèn pha .......................................................................................................... 24
Hình 4.10 Các công tắc điều khiển đèn chiếu sáng ...................................................... 24
Hình 4.11 Công tắc điều khiển đèn flash ..................................................................... 25
Hình 4.12 Rờ le đèn Flash ............................................................................................ 25
Hình 4.13 Hệ thống cầu chì sữ dụng cho mạch đèn chiếu sáng ................................... 26
Hình 4.14 Sơ đồ mạch điều khiển đèn sương mù......................................................... 26
Hình 4.15 Đèn sương mù hệ thống tín hiệu ................................................................. 27
Hình 4.16 Sơ đồ mạch điện điều khiển còi................................................................... 27
Hình 4.17 Rờ le còi ....................................................................................................... 28
Hình 4.18 Sơ đồ mạch điều khiển đèn phanh ............................................................... 28
Hình 4.19 Đèn hậu ........................................................................................................ 29
Hình 4.20 Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ, báo nguy ........................................................ 29
Hình 4.21 Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước ............................................................. 32

Hình 4.22 Cụm mô tơ gạt nước và công tắc dừng tự động .......................................... 32
Hình 4.23 Công tắc dừng tự động loại dương chờ ....................................................... 33
Hình 4.24 Mạch điều khiển kính chiếu hậu.................................................................. 34
Hình 4.25 Kính chiếu hậu ............................................................................................. 34
Hình 4.26 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước, rửa kính ............................................. 40
Hình 4.27 Sơ đồ giắc cắm của công tắc gạt nước ........................................................ 40

10


Chương 1
MỞ ĐẦU
Chương 1

MỞ ĐẦU

Gần đây, với việc gia nhập WTO đã tạo cho Việt Nam một bước ngoặc lớn về kinh tế.
Trong đó số lượng ôtô tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng, rất nhiều công ty lắp ráp và sản
xuất ôtô ở Việt Nam được hình thành, đồng thời nhu cầu sử dụng ôtô ở Việt Nam ngày càng
tăng.
Trong quá trình sử dụng ôtô có rất nhiều hư hỏng có thể xảy ra, nhất là ở hệ thống điện,
đôi khi có những hư hỏng thông thường như: cháy bóng, công tắc bị hỏng, đường dây bị
đứt,… Để thuận tiện cho việc hiểu biết và nắm vững cách khắc phục những hư hỏng đó, được
sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí - Công Nghệ trường Đại học Nông Lâm Thành
phố HCM và giáo viên hướng dẫn, em thực hiện đề tài:
"Tìm hiểu hệ thống điện thân xe trên ôtô du lịch" phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập,
qua đó em đưa ra các phương pháp kiểm tra các thiết bị điện thông dụng trên thân xe.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em không thể nào không mắc những thiếu sót, kính
mong quí thầy cô cùng các bạn đọc thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn


11


Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC
TIẾP ĐỀ TÀI
;;Chương 2

TRA CỨU TÀI LIỆU

HỆ THỐNG KIẾM TRA THEO DÕI
Bảng đồng hồ
Nhiệm vụ
Hệ kiểm tra theo dõi trên xe bao gồm các bảng đồng hồ, màn hình và các đèn báo giúp
tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính
trên xe.

Cấu tạo

Hình 2.1 Cấu tạo bảng táp lô loại thường
1,6. Đèn báo hiệu và đèn

3,4. Đèn báo rẽ

8. Đèn báo chế độ pha

cảnh báo

5. Đồng hồ tốc độ xe


9. Đồng hồ nhiệt độ nước

2. Đồng hồ tốc độ động cơ

7. Đồng hồ nhiên liệu

làm mát.

12


Đồng hồ báo tốc độ xe
Nhiệm vụ
Đồng hồ báo tốc độ xe dùng để hiển thị tốc độ xe chạy theo ki lô mét. Nó thường được tích
hợp với đồng hồ đo quãng đường để báo quãng đường xe đã đi từ lúc xe bắt đầu hoạt động và
đồng hồ hành trình để đo các khoảng cách ngắn giữa điểm đi và điểm đến.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a. Cấu tạo

1. Kim chỉ thị
2. Lò xo cân bằng
3. Chụp nhôm
4. Nam châm vĩnh cửu
5. Tấm cân bằng nhiệt
6. Cặp trục vít - bánh vít
7. Trục dẫn động

Hình 2.2 Đồng hồ tốc độ xe loại cáp mềm

b. Nguyên lý hoạt động
Khi ôtô làm việc, trục cáp mềm truyền mô men từ trục thứ cấp hộp số đến trục dẫn động
kéo nam châm vĩnh cửu quay. Từ thông xuyên qua chụp nhôm làm phát sinh sức điện động,
tạo dòng điện phu cô trong chụp nhôm. Dòng phu cô tác dụng với từ trường của nam châm
làm chụp nhôm quay, kéo theo kim chỉ vận tốc tương ứng trên vạch chia của đồng hồ. Mô
men quay của chụp nhôm được cân bằng bởi lò xo.

Đồng hồ báo nhiên liệu
Nhiệm vụ
Đồng hồ nhiên liệu có tác dụng báo cho người tài xế biết lượng xăng (dầu) có trong thùng
chứa.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
a. Sơ đồ mạch điện

13


Hình 2.3 Sơ đồ mạch điện đồng hồ báo nhiên liệu

Hình 2.4 Bộ cảm nhận mức nhiên liệu dạng biến trở trượt kiểu phao

Hình 2.5 Cấu tạo đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập
1,2. Các cuộn dây 3. Rô to 4. Kim 5. Hướng quấn của cuộn L1 6. Hướng quấn của cuộn
L2 7. Hướng quấn của cuộn L3 8. Hướng quấn của cuộn L4 9. Dầu Silicon
Cuộn L1 và cuộn L2 được quấn trên cùng một trục nhưng ngược hướng nhau, cuộn L2 và
L4 được quấn ở trục kia lệch 900 so với trục L1L3 (L2 và L4 cũng được quấn ngược chiều
nhau).
b. Hoạt động
14



Các cực từ bắc (N) và nam (S) được tạo ra trên rôto từ. Khi dòng điện chạy qua mỗi cuộn
dây, từ trường sinh ra trên mỗi cuộn dây làm rôto từ quay và kim dịch chuyển.
Khi khóa điện bật lên vị trí ON, dòng điện chạy theo 2 đường:
(+) ắc qui  L1  L2  Bộ cảm nhận mức nhiên liệu  mát.
(+) ắc qui  L1  L2  L3  L4  mát.
Điện áp Vs thay đổi theo sự thay đổi điện trở R của bộ cảm nhận làm cường độ dòng điện
I1 và I2 thay đổi theo.

Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát
Nhiệm vụ
Đồng hồ nhiệt độ nước chỉ nhiệt độ nước làm mát trong áo nước động cơ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo và hoạt động của đồng hồ nhiệt độ nước làm mát, giống với đồng hồ nhiên liệu.
Nhưng cảm biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở.
Nhiệt điện trở là một chất bán dẫn thuộc loại hệ số nhiệt âm NTC (Negative Temperature
Coefficient). Điện trở của nó thay đổi rất lớn theo nhiệt độ. Điện trở của nhiệt điện trở giảm
khi nhiệt độ tăng.

Hình 2.6 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát và đường đặc tuyến

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
Nhiệm vụ
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho người lái và hành khách trong điều
kiện vận hành không đủ ánh sáng.

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
a. Sơ đồ mạch điện:


15


Hình 2.7 Sơ đồ mạch điện chiếu sáng
1. Rờ le đèn đầu

4. Đèn báo pha

7. Ắc qui

2. Rờ le đèn pha cốt

5. Công tắc đèn pha cốt

8. Công tắc máy

3. Đèn đầu

6. Công tắc đèn đầu

b. Hoạt động
Khi bật công tắc đèn đầu ở vị trí TAIL: Dòng điện đi từ: (+) ắc qui  W1  A2 A11
mát, cho dòng từ: (+) ắc qui  cọc 4',3'  cầu chì  đèn  mát, đèn kích thước sáng.
Khi bật công tắc sang vị trí HEAD, mạch đèn sơ mi vẫn sáng bình thường, đồng thời có
dòng từ: (+) ắc qui  W2  A13  A11 mát, rờ le đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có dòng
từ: (+) ắc qui  4',3'  cầu chì  đèn pha hoặc cốt, nếu công tắc đảo pha ở vị trí HU, đèn
pha sáng lên. Nếu công tắc đảo pha ở vị trí HL đèn cốt sáng lên.
Khi bật FLASH: (+) ắc qui  W2  A14 A12 A9 mát, đèn pha sáng lên. Do đó đèn
FLASH không phụ thuộc vào vị trí bậc của của công tắc đèn đầu.


Hình 2.8 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù
16


1. Rờ le đèn kích thước

5. Đèn kích thước

2. Cầu chì đèn kích thước 3. 6. Đèn sương mù
Cầu chì ECU

7. Công tắc đèn sương mù

4. Rờ le đèn sương mù

8. Công tắc điều khiển đèn

9. Ắc qui
10. Công tắc máy

* Hoạt động
Trong sơ đồ đấu dây trên, đèn sương mù được kết nối với hệ thống đèn kích thước và hoạt
động như sau:
Khi bật công tắc sang vị trí TAIL thì cọc A2 sẽ được nối mát, cho dòng từ: (+) ắc qui  rờ le
đèn Taillight  cuộn rờ le đèn sương mù  mát, làm tiếp điểm đóng lại, cho dòng từ: (+) ắc
qui  rờ le đèn sương mù  công tắc đèn sương mù và nằm chờ tại đây, khi bật công tắc đèn
sương mù thì có dòng qua đèn  mát, đèn sương mù sáng lên.

HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Hệ thống còi và chuông nhạc
Nhiệm vụ
Còi và chuông nhạc phát ra nhằm mục đích chủ yếu để báo cho người đi đường và tài xế các
xe khác sự có mặt hoặc hướng dịch chuyễn của xe đang chạy nhằm đảm bảo an toàn giao
thông.

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
*Còi điện
a. Sơ đồ mạch điện:

17


Hình 2.9

Cấu tạo còi điện

1. Loa còi

7. Tấm thép lò xo

13. Trụ điều khiển

17. Trụ đứng của tiếp

2. Khung thép

8. Lõi thép từ

14. Cần tiếp điểm cố


điểm

3. Màng thép

9. Cuộn dây

định

18. Đầu bắt dây còi

4. Vỏ còi

10. Ốc hãm

15. Cần tiếp điểm

19. Núm còi

5. Khung thép

11. Ốc điều chỉnh

động

20. Điện trở phụ.

6. Trụ đứng

12. Ốc hãm


16. Tụ điện

b. Hoạt động:
Khi bật công tắc máy và nhấn còi dòng: (+) ắc qui  cuộn dây  tiếp điểm KK'  công
tắc còi  mát, cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung làm
tiếp điểm KK' mở ra  dòng qua cuộn dây mất  màng rung đẩy lõi thép lên  KK' đóng
lại. Do đó, lại có dòng qua cuộn dây. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động
với tần số 250 – 400 Hz  màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêu.
Tụ điện hoặc điện trở được mắc song song tiếp điểm KK' để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị cháy
khi dòng điện trong cuộn dây bị ngắt ( C = 0,14 - 0,17 µF ).
* Chuông nhạc
a. Sơ đồ mạch điện

18


Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và chuông nhạc
1. Công tắc máy

3. Công tắc lùi

5. Đèn báo lùi

2. Cầu chì

4. Chuông nhạc

6. Đèn hiệu


7. Ắc qui

Hình 2.11 Sơ đồ mạch chuông nhạc
b. Hoạt động:
Khi gài số lùi công tắc lùi đóng lại, có dòng nạp cho tụ theo 2 nhánh:
Từ (+) ắc qui  Ri  C1  cực BE của tran sit to T2  R4  đi ốt  mát, dòng điện phân
cực thuận cho T2 dẫn, T1 khóa. Khi C1 được nạp đầy làm T2 khóa, T1 dẫn cho dòng (+) ắc
qui  chuông  T1  mát, làm chuông kêu, khi T1 dẫn thì C1 phóng nhanh qua T1  R4 
âm tụ, làm T1 mở nhanh, T2 khóa nhanh, khi tụ C2 phóng xong thì nó lại được nạp, T2 dẫn,
T1 khóa…

Hệ thống đèn phanh:
Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
a. Sơ đồ mạch điện:

19


Hình 2.12 Sơ đồ đèn phanh.
1. Công tắc máy 2. Cầu chì 3. Công tắc phanh 4,5. Đèn phanh 6. Đèn báo
7. Ắc qui
b. Hoạt động:
Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Mỗi ôtô phải có
hai đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh. Màu
qui định của đèn phanh là màu đỏ. Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động
phanh ( phanh cơ khí, khí nén hay dầu ) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay kiểu màng hơi.

Đèn xi nhan
Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của đèn xi nhan là ra hiệu cho các phương tiện giao thông khác biết, khi xe rẽ

sang trái hay phải.
- Bộ tao nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số định trước. Bộ tạo nháy dùng cho
cả đèn báo rẽ và báo nguy.

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
a. Sơ đồ mạch điện

20


Hình 2.13 Sơ đồ mạch báo rẽ, báo nguy và bộ tạo nháy bán dẫn
1. Công tắc máy

5. Rờ le

9. Đèn báo rẽ trái

12. Công tắc báo

2. Cầu chì rẽ

6. Đèn rẽ phải

10. Công tắc rẽ

nguy

3. Công tắc K

7. Đèn báo rẽ phải


11. Ắc qui

4. Bộ tạo nháy

8. Đèn rẽ trái

b. Hoạt động
- Khi gạt công tắc đèn báo rẽ hoặc báo nguy, điện thế dương được cung cấp cho mạch, nhờ sự
phóng nạp của các tụ điện, các tran sit to T1 và T2 sẽ lần lượt đóng mở theo chu kỳ. Khi T2
dẫn làm T3 dẫn theo cho phép dòng điện đi qua cuộn dây rờ le, hút tiếp điểm K đóng làm đèn
sáng. Các tiếp điểm này đóng mở liên tục làm các xi nhan phải / trái nháy.
- Khi bật công tắc báo nguy, các tiếp điểm trong bộ nháy cũng đóng mở liên tục như trên làm
cả đèn xi nhan phải và trái cùng nháy.

HỆ THỐNG GẠT NƯỚC, RỬA KÍNH
Nhiệm vụ
Gạt nước ở kính phía trước tài xế khi trời mưa, giúp tai xế điều khiển xe được dễ dàng. Kết
hợp với mô tơ phun nước làm sạch kính khi có bụi bẩn bám trên mặt kính.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo
a. Mô tơ gạt nước:
Động cơ điện với mạch kính từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các mô tơ gạt
nước. Mô tơ gạt nước bao gồm một mô tơ và cơ cấu trục vít – bánh vít để giảm tốc độ của mô
tơ. Công tắc dừng tự động được gắn trên bánh vít để cần gạt nước dừng tại một vị trí cuối khi
21


tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào, nhằm tránh giới hạn tầm nhìn tài xế. Một mô tơ

gạt nước thường sử dụng ba chổi than; chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung
(để nối mát hoặc nối dương).
b. Công tắc cam
* Sơ đồ mạch điện:
1. Đĩa kim loại khuyết
2. Công tắc gạt nước ở vị trí tắt
3. Mô tơ gạt nước
4. Công tắc máy
5. Ắc qui
6. Miếng kim loại
7. Bánh răng nhựa
Hình 2.15 Công tắc điều khiển dừng tự động
* Hoạt động:
Công tắc cam bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm. Ở vị trí OFF của công
tắc gạt nước, tiếp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của mô tơ gạt nước qua công
tắc. Nhờ vậy, dù ngắt công tắc, mô tơ sẽ tiếp tục quay đến điểm dừng nhờ đường dẫn thông
qua tiếp điểm tì trên lá đồng. Ở điểm dừng, hai đầu chổi than của mô tơ được nối với nhau tạo
ra mạch hãm điện động, ngăn không cho mô tơ tiếp tục quay do quán tính.
c. Rờ le gạt nước gián đoạn
Rờ le này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rờ le gắn trong
công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rờ le nhỏ và một mạch điện tử bao gồm tran si
to, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rờ le gián đoạn. Thực chất nó là một mạch định
thời. Dòng điện chạy qua mô tơ gạt nước được điều khiển bởi rờ le tương ứng với tín hiệu từ
công tắc gạt nước làm mô tơ gạt nước quay gián đoạn. Ở một vài kiểu xe, thời gian gián đoạn
có thể điều chỉnh được.

22


Hoạt động của hệ thống


Hình 2.16 Sơ đồ mạch điện
a. Công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST
- Khi công tắc ở vị trí LOW hay MIST, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt
nước.
(+)Ắc qui  chân 18  Tiếp điểm Low/Mits công tắc gạt nước  chân 7  Mô tơ gạt nước
(Lo)  mát
b. Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH
- Khi công tắc ở vị trí High, dòng điện tới chổi tốc độ cao tốc của mô tơ (HI).
(+)Ắc qui  chân 18  Tiếp điểm High của công tắc gạt nước  chân 13  Mô tơ gạt nước
(HI)  mát
c. Công tắc gạt nước ở vị trí OFF
- Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi mô tơ gạt nước đâng quay, dòng điện sẽ chạy đến chổi
tốc độ thấp của mô tơ gạt nước.
(+) Ắc qui  Tiếp điểm B công tắc cam  Cực 4  Tiếp điểm Rờ le  Các tiếp điểm OFF
công tắc gạt nước  cực 7  Mô tơ gạt nước (Lo)  (-)mát
d. Công tắc gạt nước tại vị trí INT ( Gián đoạn )
* Khi công tắc gạt nước đến vị trí INT, Tr1 bật trong 1 thời gian ngắn làm tiếp điểm rờ le
chuyển từ A sang B.
(+) Ắc qui  Chân 18  Cuộn rờ le  Tr1 Chân 16  mát

23


* Khi các tiếp điểm rờ le đóng tại B, dòng điện chạy tới mô tơ (Lo) và mô tơ bắt đầu quay ở
tốc độ thấp.
(+) Ắc qui  Chân18  Tiếp điểm B rờ le các tiếp điểm INT của công tắc gạt nước 
Chân 7  Mô tơ gạt nước (Lo) mát.
* Tr1 nhanh chóng tắt, làm tiếp điểm của rờ le lại quay ngược từ B về A, Tuy nhiên, một khi
mô tơ bắt đầu quay, tiếp điểm của công tắc cam bật từ vị trí A sang vị trí B nên dòng điện tiếp

tục chạy qua chổi tốc độ thấp của mô tơ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.
(+) Ắc qui  tiếp điểm B công tắc cam  chân số 4  tiếp điểm A của rờ le tiếp điểm INT
công tắc gạt nước  chân 7  mô tơ gạt nước (Lo)  mát.
- Khi gạt nước đến vị trí dừng, tiếp điểm của công tắc cam lại gạt từ B về A làm dừng mô tơ.
Một thời gian xác định sau khi gạt nước dừng Tr1 lại bật trong 1 thời gian ngắn, làm
gạt nước lặp lại hoạt động gián đoạn của nó.
e. Công tắc rửa kính bật ON
- Khi công tắc rửa kính bật ON, dòng điện chạy đến mô tơ rửa kính. (+) Ắc qui  mô tơ rửa
kính  chân 8  Tiếp điểm công tắc rửa kính  chân 16  mát.
- Trong trường hợp gạt nước nối với rửa kính, Tr1 bật trong 1 thời gian xác định khi mô tơ
rửa kính hoạt động làm gạt nước hoạt động, ở tốc độ thấp 1 hoặc 2 lần. Thời gian Tr1 bật là
thời gian nạp điện cho tụ trong mạch tran sit to. Thời gian nạp lại điện cho tụ phụ thuộc vào
thời gian bật công tắc rửa kính.

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU
Nhiệm vụ
Điều khiển hướng quay của kính, giúp cho tài xế có thể quan sát phía sau dễ dàng khi
điều khiển ôtô.

24


Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
Sơ đồ mạch điện:

Hình 2.17 Sơ đồ mạch điều khiển kính chiếu hậu
1. Cầu chì

3. Các mô tơ điều khiển


5. Ắc qui

2. Bảng công tắc điều

kính bên phải

6. Công tắc máy

khiển kính chiếu hậu

4. Các môtơ điều khiển
kính bên trái

Hoạt động:
Khi đã bật công tắc máy
* Công tắc kép A gạt qua vị trí LM ( Điều khiển các hoạt động của đèn bên trái )
- Công tắc kép UD/SW gạt sang vị trí UP cho dòng từ (+) ắc qui  UP2  (+) mô tơ số 1 
LM  UP1  mát. ( Hoạt động này làm nâng kính bên trái lên.)
- Công tắc kép UD/SW gạt sang vị trí DOWN cho dòng từ (+) ắc qui  DOWN 1  LM  ()Mô tơ 1  DOWN 2  mát. ( Hoạt động này làm đảo chiều quay mô tơ 1  làm kính hạ
xuống).
- Công tắc kép LR/SW gạt sang vị trí LEFT cho dòng điện đi từ (+) ắc qui  LEFT 1  LM
 (-)Mô tơ 2  LM  LEFT 2  mát. ( Hoạt động này làm kính trái xoay sang bên trái.)
- Công tắc kép LR/SW gạt sang vị trí RIGHT cho dòng từ (+) ắc qui  RIGHT 2  LM 
(+)Mô tơ 2  LM  RIGHT 1  mát. ( Hoạt động này làm kính trái xoay sang phía bên
phải )
* Công tắc kép A gạt sang vị trí RM
25



×