Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÍNH TOÁN MÁY SẤY LÚA DẠNG THÁP NGANG DÒNG CÓ ĐẢO LÚA NĂNG SUẤT 10 TẤNMẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN MÁY SẤY LÚA DẠNG THÁP NGANG DÒNG CÓ
ĐẢO LÚA NĂNG SUẤT 10 TẤN/MẺ

Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐẠI THỦY TIÊN
Ngành: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
Niên khóa: 2009-2013

Tháng 06/2013


TÍNH TOÁN MÁY SẤY LÚA DẠNG THÁP NGANG DÒNG CÓ ĐẢO
LÚA NĂNG SUẤT 10 TẤN/MẺ

Tác giả

TRẦN ĐẠI THỦY TIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Nhiệt Lạnh

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Hùng Tâm

Tháng 06 năm 2013
i




LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành gởi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, những người đã
sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ em nên người và đạt được những thành quả như
ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập rèn luyện tại trường, em luôn nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của quý thầy cô. Thông qua đề tài nghiên
cứu khoa học này, em cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nghiệm khoa Cơ khí Công nghệ.
 Thầy Nguyễn Hùng Tâm, thầy Nguyễn Hải Đăng đã hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
 Tất cả các thầy cô trong bộ môn đã hết lòng truyền dạy cho em.
 Tất cả những người bạn đã đồng hành và ủng hộ em trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô và các bạn lời chúc sức khoẻ, thành
công, hạnh phúc và lời cảm ơn chân thành nhất.
Sinh viên thực hiện: Trần Đại Thủy Tiên

ii


MỤC LỤC
Trang tựa........................................................................ Error! Bookmark not defined. 
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................i 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 
1.2. Mục đích đề tài .........................................................................................................2 
1.3. Thời gian và địa điểm thực hiện ...............................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3 
2.1. Lý thuyết về sấy hạt /TL8/........................................................................................3 
2.1.1. Ẩm độ hạt ..............................................................................................................3 
2.1.1.1. Định nghĩa ..........................................................................................................3 
2.1.1.2. Vai trò của ẩm độ hạt..........................................................................................3 
2.1.1.3. Đo ẩm độ hạt ......................................................................................................3 
2.1.1.4. Công thức tính lượng nước bốc hơi....................................................................4 
2.1.2. Quạt và tác nhân sấy /TL8/ ...................................................................................4 
2.1.2.1. Nghiệm vụ ..........................................................................................................4 
2.1.2.2. Các thông số của quạt .........................................................................................4 
2.1.3. Lò đốt /TL8,TL3/...................................................................................................6 
2.1.3.1. Nhiên liệu đốt .....................................................................................................6 
2.1.3.2. Quá trình cháy thuận và cháy ngược ..................................................................7 
2.1.3.3. Lò đốt trực tiếp và gián tiếp ...............................................................................8 
2.1.4. Chất lượng hạt và quá trình sấy /TL8/ ...................................................................8 
2.1.4.1. Chất lượng hạt. ...................................................................................................8 
2.1.4.2. Các chỉ tiêu chất lượng hạt .................................................................................9 
2.1.4.3. Các liên hệ giữa chất lượng và quá trình sấy .....................................................9 
2.2. Vật liệu sấy và tác nhân sấy /TL9, TL7/ ................................................................11 
2.2.1. Vật liệu sấy – hạt lúa ...........................................................................................11 
2.2.1.1. Cấu tạo của hạt lúa ...........................................................................................11 
iii


2.2.1.2. Đặc điểm của hạt lúa ........................................................................................12 
2.2.1.3. Tính chất của hạt lúa.........................................................................................13 
2.2.1.4. Các yêu cầu của hạt lúa sau khi sấy. ................................................................15 

2.2.2. Tác nhân sấy ........................................................................................................15 
2.2.2.1. Không khí ẩm (KKA) .......................................................................................16 
2.2.2.2. Khói lò ..............................................................................................................16 
2.3. Chế độ sấy ..............................................................................................................16 
2.4. Phân loại máy sấy tháp /TL12/ ...............................................................................16 
2.4.1. Máy sấy tháp liên tục ...........................................................................................17 
2.4.2. Máy sấy tháp tuần hoàn .......................................................................................18 
2.4.3. Máy sấy tháp ngang dòng /TL12, TL9/ ...............................................................18 
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ......................................................20 
3.1. Phương pháp thực hiện ...........................................................................................20 
3.1.1. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm sấy .........................................................20 
3.1.2. Phương pháp tiến hành các khảo nghiệm sấy......................................................21 
3.2. Phương tiện .............................................................................................................22 
3.2.1. Các dụng cụ đo ....................................................................................................22 
3.2.2. Các thiết bị phục vụ cho đề tài ............................................................................23 
3.2.2.1. Mô hình sấy thí nghiệm ....................................................................................23 
3.2.2.2. Máy sấy tháp 200i ............................................................................................23 
3.2.3. Các phần mềm máy tính. .....................................................................................23 
Chương 4 NỘI DUNG THỰC HIỆN ...........................................................................24 
4.1. Các thí nghiệm sấy .................................................................................................24 
4.1.1. Mục đích ..............................................................................................................24 
4.1.2. Các kết quả ..........................................................................................................24 
4.1.2.1. Thí nghiệm sấy 1 ..............................................................................................24 
4.1.2.2. Thí nghiệm sấy 2 ..............................................................................................25 
4.2. Các khảo nghiệm sấy lúa ........................................................................................26 
4.2.1. Mục đích ..............................................................................................................26 
4.2.2. Kết quả.................................................................................................................27 
4.2.2.1. Khảo nghiệm 1: ngày 25/09/2012 ....................................................................27 
4.2.2.2. Khảo nghiệm 2: ngày 03/10/2012 ....................................................................28 
4.2.2.3. Khảo nghiệm 3: ngày 16/10/2012 ....................................................................29 

iv


4.2.2.4. Khảo nghiệm 4: ngày 02/11/2012 ....................................................................30 
4.2.2.5. Khảo nghiệm 5: ngày 30/11/2012 ....................................................................31 
4.2.3. Thảo luận – nhận xét ...........................................................................................31 
4.2.4. Tóm tắt các kết quả sấy khảo nghiệm tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống
Tân Hồng, Đồng Tháp (thuộc Công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang). .........................33 
4.3. Tính toán cho máy sấy tháp năng suất 10 tấn/mẻ...................................................33 
4.3.1. Chọn dạng thiết bị ...............................................................................................33 
4.3.2. Chọn chế độ sấy...................................................................................................33 
4.3.3. Tính toán ..............................................................................................................34 
4.3.3.1. Xác định lượng nước cần bốc hơi từ khối hạt ..................................................34 
4.3.3.2. Khối lượng thể tích hạt γ ..................................................................................35 
4.3.3.3. Xác định thể tích tháp sấy ................................................................................35 
4.3.3.4. Xác định diện tích buồng sấy ...........................................................................35 
4.3.3.5. Xác định các thông số của tác nhân .................................................................36 
4.3.3.6. Xác định chi phí của tác nhân sấy ....................................................................38 
4.3.3.7. Tính chi phí nhiệt cho quá trình sấy .................................................................39 
4.3.3.8. Lưu lượng tác nhân sấy qua lớp hạt ................................................................39 
4.3.3.9. Tính các tổn thất áp suất của tác nhân sấy .......................................................39 
4.3.3.10. Tính sơ bộ công suất quạt và chọn động cơ vận hành....................................42 
4.3.3.11. Tính chi phí không khí và khả năng mang ẩm của quạt .................................42 
4.3.3.12. Thời gian sấy lý thuyết ...................................................................................43 
4.3.3.13. Công suất lò đốt và chi phí chất đốt ...............................................................43 
4.4. Tính chọn thiết bị nhập xuất cho hệ thống sấy /TL4/.............................................44 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................45 
5.1. Kết luận...................................................................................................................45 
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46 

PHỤ LỤC ......................................................................................................................49 

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quạt thường dùng cho máy sấy ......................................................................5 
Hình 2.2. Kích thước moay-ơ và cánh quạt. ...................................................................6 
Hình 2.3. Các công đoạn sản xuất lúa gạo. .....................................................................9 
Hình 2.4. Sản phẩm từ xay xát lúa (thóc). ....................................................................10 
Hình 2.5. Cấu tạo hạt lúa. .............................................................................................11 
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lí hệ thống sấy bằng khói lò. ..................................................16 
Hình 2.7. Phân loại máy sấy tháp .................................................................................17 
Hình 2.8. Nguyên lý làm việc của các loại MST ngang dòng ......................................17 
Hình 2.9. Sơ đồ máy sấy tháp ngang dòng thông dụng ................................................18 
Hình 2.10. Sơ đồ máy sây tháp ngang dòng cải tiến có đảo hạt ...................................19 
Hình 3.1. Bố trí thí nghiệm sấy .....................................................................................20 
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý mô hình máy sấy tháp 200i ................................................22 
Hình 4.1. Đồ thị theo dõi diễn biến MC và nhiệt độ sấy, nhiệt độ hạt thí nghiệm 1 ....25 
Hình 4.2. Đồ thị theo dõi diễn biến MC và nhiệt độ sấy, nhiệt độ hạt thí nghiệm 1 ....25 
Hình 4.3. Đồ thị diễn biến MC, nhiệt độ_200i_25/9/2012. ..........................................28 
Hình 4.4. Đồ thị diễn biến MC, nhiệt độ_200ar_03/10/2012 .......................................29 
Hình 4.5. Đồ thị diễn biến MC, nhiệt độ_16/10/2012 . ................................................30 
Hình 4.6. Đồ thị diễn biến MC, nhiệt độ_200i_2/11/2012 . .........................................31 
Hình 4.7. Đồ thị diễn biến MC, nhiệt độ_200i_2/11/2012 . .........................................31 
Hình 4.8. Hình vẽ sơ bộ cấu tạo và bố trí quạt, đường ống cho máy sấy tháp 10000i .34 
Hình 4.9. Thông số trạng thái tại các điểm nút giai đoạn sấy 1....................................37 
Hình 4.10. Thông số trạng thái tại các điểm nút giai đoạn sấy 2..................................38 
Hình 4.11. Catalogue chọn gàu tải hãng Henan YaZhong machinery Manufacture

CO.LTD. ........................................................................................................................44 

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thời gian và nhiệt độ chuẩn để xác định ẩm độ hạt. ......................................3 
Bảng 2.2. Nhiệt trị một số nhiên liệu. .............................................................................7 
Bảng 2.3. Nhiệt độ hạt phụ thuộc vào mục đích sử dụng của hạt .................................12 
Bảng 2.4. Độ ẩm yêu cầu của lúa với các mục đích và thời hạn sử dụng khác nhau. ..13 
Bảng 2.5. Phân loại dựa vào chiều dài hạt gạo và tỷ lệ dài/ngang................................13 
Bảng 2.6. Góc nghiêng của các hạt nông sản ...............................................................14 
Bảng 2.7. Độ rỗng của các hạt nông sản. ......................................................................15 
Bảng 4.1. So sánh kết quả giữa 2 thí nghiệm sấy. ........................................................26 
Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả các khảo nghiệm sấy từ 25/09/2012 đến 30/11/2012 .........31 
Bảng 4.3. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm .................................................................33 
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kích thước chính của tháp sấy ..............................................36 
Bảng 4.4. Thông số của tác nhân sấy ............................................................................37 
Bảng 4.5. Bảng tra hằng số. ..........................................................................................40 

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo lớn
nhất chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước và liên tục tăng qua các năm.Tuy nhiên
tổn thất sau thu hoạch vẫn ở mức cao, nhất là khâu phơi sấy. Theo Tiến sĩ Phạm Văn

Tấn-Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thuộc
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, tổn thất sau thu hoạch lúa tại
ĐBSCL lên đến 635 triệu USD/năm.Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa hiện nay còn khá
cao, trong đó cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%. Những thiệt hại về chất cũng rất
lớn, chưa được xem xét hết.Bởi vì chất lượng lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm,
mỗi một phần trăm sai biệt lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hạt gạo.Cụ
thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa
số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80- 100 USD/tấn(năm 2011)..
Thêm nữa, hiện nay ở vùng ĐBSCL chủ yếu sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang,
năng suất không cao, chiếm nhiều diện tích mặt bằng, khó khăn trong cơ giới hóa khâu
nhập xuất trong điều kiện thực tế là lúa thu hoạch tập trung cùng với chi phí nhân công
cao; các loại máy sấy khác được nhập từ nước ngoài, giá cao dẫn đến chi phí đầu tư
cao và công nghệ còn chưa phù hợp với các đặc điểm của nguồn nguyên liệu trong
nước, nhất là đối với lúa vụ hè thu có độ ẩm lớn và tạp chất nhiều.
Với những khó khăn nêu trên, có thể nói, giải quyết được khâu phơi sấy sẽ góp
phần giảm những thiệt hại đó, đồng thời tăng chất lượng lúa gạo, giảm được công lao
động, mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ.
Vì vậy, được sự hướng dẫn của thầy Th.S Nguyễn Hùng Tâm và kế thừa những
kết quả nghiên cứu đã có tôi tiến hành thực hiện các thí nghiệm, và khảo nghiệm sấy
lúavới máy sấy tháp ngang dòng 200i tuần hoàn có đảo lúa cho vụ lúa Đông Xuân, Hè
Thu và tính toán máy sấy lúa năng suất 10 tấn/mẻ.
1


1.2. Mục đích đề tài
Tính toán máy sấy tháp ngang dòng có đảo lúa năng suất 10 tấn/mẻ trong đó cụ
thể gồm có những nội dung sau:
- Thí nghiệm sơ bộ nhằm chọn chế độ sấy hợp lý.
- Khảo nghiệm máy sấy tháp ngang dòng 200i tuần hoàn có đảo lúa.
- Tính toán máy sấy tháp ngang dòng có đảo lúa năng suất 10 tấn/mẻ.

1.3. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: từ 25/02/2013 đến 28/06/2013.
Địa điểm: Khoa cơ khí-công nghệ, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Lý thuyết về sấy hạt /TL8/
2.1.1. Ẩm độ hạt
2.1.1.1. Định nghĩa
ẨẨm độ hạt, %

Khốối lượng nước trong hạạt
Khối lượượng chất   chất khô và nướước

∗ 100

2.1.1.2. Vai trò của ẩm độ hạt
Ẩm độ khối hạt là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thời gian bảo quản
hạt.Trong khoảng 14 – 18%, mỗi 1% sai biệt ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của
nấm mốc làm hư hỏng hạt. Với điều kiện thông thoáng tốt, hạt lúa 14% có thể bảo
quản 1 năm, nhưng ngược lại lúa 18% chỉ bảo quản được khoảng 2 tuần.
2.1.1.3. Đo ẩm độ hạt
Có nhiều phương pháp đo ẩm độ hạt, thông dụng nhất trong thực tế là 2 phương
pháp sau:
a. Phương pháp tủ sấy:
Đặt hộp mẫu chứa một lượng hạt nhất định vào tủ sấy có nhiệt độ không đổi
trong một thời gian nhất định, cân để xác định lượng nước mất đi, và tính ẩm độ.

Lượng hạt, nhiệt độ, thời gian đều được qui định theo tiêu chuẩn quốc gia, có
thể hơi khác nhau giữa các nước.
Bảng 2.1. Thời gian và nhiệt độ chuẩn để xác định ẩm độ hạt.
Loại hạt

Nhiệt độ, °C

Thời gian, h

Khối lượng mẫu, gram

Tiêu chuẩn

Bắp và đậu

99 – 100

72 – 96

25 – 30

AOAC

Lúa

103

17

15 – 100


CSSA

Đậu phộng

130hoặc 100→

6←72

200

ASAE

3


Phương pháp tủ sấy là phương pháp chính xác nhất (±0,2%) và là phương pháp
chuẩn để so sánh với các phương pháp khác. Nhược điểm là mất thời gian dài mới xác
định được ẩm độ.
b. Phương pháp gián tiếp:
Điện trở hoặc điện dung của hạt thay đổi tùy theo ẩm độ hạt. Dựa vào tính chất
này, người ta gián tiếp xác định ẩm độ hạt bằng cách đo điện trở hoặc điện dung hạt.
Tiện lợi của phương pháp này là nhanh, đọc được ẩm độ sau vài giây, nhược
điểm là độ chính xác không cao, vì còn tùy thuộc vào hình dạng, kích thước hạt, độ
bẩn… Ở khoảng ẩm độ thấp, sai số chỉ có thể ± 0,3% nhưng ở độ ẩm cao (rất ướt) sai
số có thể lên đến ± 3%.
2.1.1.4. Công thức tính lượng nước bốc hơi
Một lượng hạt ẩm ban đầu G1 ở ẩm độ ban đầu M1, sấy xuống ẩm độ cuối M2.
Lượng nước trong hạt phải mất đi là


:
.

100

Nếu chỉ biết khối lượng sau khi sấy là G2, thì lượng nước đã mất đi là
.

:

100

2.1.2. Quạt và tác nhân sấy /TL8/
2.1.2.1. Nghiệm vụ
Trong hệ thống sấy quạt có 2 nghiệm vụ:
 Mang nhiệt đến với hạt, để làm nóng hạt và bốc hơi nước từ hạt.
 Mang hơi nước thoát khỏi khối hạt.
Để chọn và sử dụng quạt cho phù hợp với hệ thống sấy, cần hiểu một số nguyên
tắc và thông số cơ bản.
2.1.2.2. Các thông số của quạt
Các thông số chủ yếu của quạt là lượng gió, tĩnh áp, công suất, và hiệu suất.
(Ghi chú: Để viết gọn ta gọi “gió” là luồng không khí chuyển động do quạt tạo ra).
Lượng gió Q (Air flow): Còn gọi là “chi phí không khí” là thể tích không khí
chuyển động qua quạt trong một đơn vị thời gian. Đơn vị đo là m3/s, m3/giờ, hoặc cfm
trong hệ Anh Mỹ cũ.
4


Tĩnh áp ∆p: Là áp suất cần thiết để thắng sức cản của đường ống và của khối
hạt. Tĩnh áp trong buồng sấy cũng tương tự như tĩnh áp làm căng trái bóng hoặc ruột

xe đạp. Tĩnh áp tăng thì lượng gió giảm và ngược lại.
Đơn vị đo tĩnh áp là Pa hoặc mmH2O.
Công suất quạt P (Power):
 Công suất lý thuyết (Air power) PLT: Là công suất tối thiểu để tạo lượng gió
và tĩnh áp trên, giả sử hiệu suất 100%.
PLT ( kW

)



Q ( m 3 / s ) *  P ( mmH
102

2

O)

 Công suất thực tế Ptt: Là công suất do động cơ cần để kéo quạt, như vậy bao
gồm các hao hụt khí động, hao hụt do bộ truyền động từ động cơ đến quạt. Để khách
quan, không tính hao hụt do bản thân động cơ, ta thường dùng động cơ điện để đo và
trừ công suất chạy không tải.
Hiệu suất tĩnh ηt (static efficiency).
η  

 

∗ 100%hayP

 


η

∗ 100%

Hai loại quạt thường dùng cho sấy hạt là quạt hướng trục và quạt ly tâm.

Hình 2.1a. Quạt hướng trục.

Hình 2.1b.Quạt ly tâm.

Hình 2.1. Quạt thường dùng cho máy sấy
a. Quạt hướng trục:
Nhận luồng không khí vào và đẩy gió ra theo cùng hướng của trục quạt, các
cánh quạt quay trong một vỏ quạt.
Gió khi gặp lực cản của lớp hạt có thể dội ngược lại làm giảm hiệu suất quạt.
Khi thiết kế và chế tạo, cần lưu ý hai điều để tránh tình trạng này:
 Khe hở giữa cánh và vỏ phải nhỏ. Liên hệ giữa khe hở này và hiệu suất quạt
đã được xác định rõ. Tỷ lệ khe hở so với đường kính tăng 0,1% thì hiệu suất quạt giảm
5


2%. Như vậy, cụ thể với quạt có đường kính 750 mm, khe hở tăng từ 2 – 5 mm làm
lượng gió giảm. Ví dụ từ 4,2 m3/s còn 3,9 m3/s. Vì thế, trong chế tạo ta giữ khe hở
càng nhỏ càng tốt (2 – 3mm), chỉ bị giới hạn bởi công nghệ chế tạo (nếu khe hở nhỏ
hơn thì khó lắp đặt vì cánh quạt dễ cọ vào vỏ quạt).
 Tỷ lệ giữa đường kính moay-ơ quạt Dt và đường kính quạt Dn. Do vận tốc
gió thấp gần tâm quạt và cao ở gần vỏ, nên khi gặp sức cản của lớp hạt, gió có khuynh
hướng xoáy dội ngược lại. Vì thế, thông thường Dt/Dn phải lớn hơn 0,5. Điểm này
khác với quạt trần hoặc quạt thông thoáng sử dụng với tĩnh áp nhỏ hơn 150 Pa, nên Dt

không cần phải lớn.

Hình 2.2.Kích thước moay-ơ và cánh quạt.
b. Quạt ly tâm:
Quạt ly tâm hút không khí dọc theo trục, nhờ lực ly tâm đưa ra quanh vỏ quạt,
và đẩy gió ra theo hướng thẳng góc với trục quạt. Quạt ly tâm có ưu điểm ít ồn ào hơn
quạt hướng trục.
2.1.3. Lò đốt/TL8,TL3/
Nghiệm vụ của lò đốt là nâng nhiệt độ tác nhân sấy cao hơn nhiệt độ khí trời và
nhiệt độ này được điều chỉnh để phù hợp với chế độ sấy.
2.1.3.1. Nhiên liệu đốt
Có thể phân chia ra 3 nhóm:
 Nhiên liệu gốc dầu hỏa: dầu diesel, dầu mazut, khí đốt… Công thức hóa học
chung là CxHy.
 Than đá: gốc nhiên liệu hóa thạch (fossil). Công thức hóa học chung là
CxHyOz mà thành phần chủ yếu là cacbon thể rắn.
6


 Nhiên liệu gốc sinh khối (Biomass): Củi, trấu, cùi bắp, vỏ đậu phộng… Công
thức hóa học chung cũng là CxHyOz nhưng carbon nằm trong các hợp chất dễ bốc hơi
với nhiệt độ từ 150oC trở lên, gọi là “chất bốc”, từ thông dụng gần đúng gọi là “khói”.
Bảng 2.2.Nhiệt trị một số nhiên liệu.
Nhiên liệu (thấp)

Chất đốt

Lower heat value

Trấu 10% ẩm độ


11 MJ/kg

Cùi bắp 20% ẩm độ

13,4 MJ/kG

Gỗ 20% ẩm độ

11 ÷ 13 MJ/kg

Dăm bào khô

16 ÷ 18 MJ/kg

Than gỗ

27 MJ/kg

Than đá Anthracite

29 MJ/kg

Dầu diesel

35,6 MJ/Lít

Dầu hôi kerosene

35,3 MJ/Lít


Khí (gaz) propane

51,4 MJ/kg

Khí butane

49,4 MJ/kg

2.1.3.2. Quá trình cháy thuận và cháy ngược
a. Cháy thuận: Khối chất đốt nằm trên ghi lò, không khí được cung cấp từ phía
dưới. Quá trình sấy tạo thành các vùng sau:
 Dưới cùng là vùng tro, gồm các chất trơ không cháy được.
 Kế trên là vùng cháy, chủ yếu là carbon thể rắn cháy rực đỏ.
 Kế trên nữa là vùng nhiệt phân, chất đốt bị nung nóng làm thoát các chất bốc
lên trên.
 Bên trên khỏi mặt chất đốt, là vùng cháy chất bốc, cháy với ngọn lửa nếu có
đủ không khí thứ cấp, nếu rất thiếu không khí này sẽ là “khói mù mịt”.
Gọi là cháy thuận vì không khí cung cấp và khói sinh ra chuyển động cùng
chiều. Quá trình này thường gặp nhất ở các bếp đun củi, than…
b. Cháy ngược: Nếu không khí được cung cấp từ trên đi xuống, lớp chất bốc
cũng bị kéo ngược xuống. Xuyên qua lớp than đang cháy đỏ và lớp tro đang còn nóng,
7


chất bốc tăng nhiệt độ nên dễ dàng cháy hơn, và cháy trọn vẹn hơn, nghĩa là ít sinh
khói và muội than. Gọi là cháy ngược vì chiều di chuyển tự nhiên của chất bốc ngược
với chiều di chuyển của không khí đi xuống.
2.1.3.3. Lò đốt trực tiếp và gián tiếp
a. Lò đốt trực tiếp: Khí đốt (sản phẩm cháy) được thổi qua lớp hạt dày cùng

với tác nhân sấy .
Ưu điểm:
 Thiết bị đơn giản, rẻ.
 Hiệu suất nhiệt cao. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa khói lò và tàn tro để ít bị
ảnh hưởng đến nông sản. Thực tế, để sấy lúa, bắp… đốt trực tiếp đúng cách đã được
chấp nhận là bình thường.
b. Lò đốt gián tiếp: Khí đốt được cách ly với tác nhân sấy . Nhiệt lượng được
truyền qua bề mặt truyền nhiệt của bộ giao nhiệt.
Ưu điểm:
 Khí sấy sạch.
 Giữ chất lượng sản phẩm, cần thiết khi sấy nông sản giá trị cao như rau
quả…
 Thứ đến là an toàn cho buồng sấy, không sợ hỏa hoạn, không sợ ăn mòn.
Nhược điểm:
 Hiệu suất nhiệt thấp hơn 25÷50% so với lò đốt trực tiếp.
 Chi phí cao.
2.1.4. Chất lượng hạt và quá trình sấy /TL8/
2.1.4.1. Chất lượng hạt.
Chất lượng sản phẩm là các đặc tính của sản phẩm mà người tiêu dùng hoặc
khách hàng yêu cầu. Do đó, chất lượng mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo đối
tượng. Theo đó, giá trị phải trả cho chất lượng cũng khác nhau.
Chất lượng được tạo ra trong quá trình sản xuất. Chất lượng của một khâu (công
đoạn) tùy thuộc hai yếu tố:
 Nội tại: Tức là chính các tác vụ của khâu này.
 Thừa hưởng: Tức kết quả của các khâu khác.
8


Canh tácc
ngoài đồnng


Thu
u hoạch

Phơi sấy

Bảo quuản
và phơi sấy

Mu
ua bán và
tiiêu dùng

Hình
h 2.3.Các côông đoạn sảản xuất lúa gạo.
Như vậy, trong việc sản xuất hhạt, sấy tiếpp nhận các thuộc tính chất lượngg của
các côông đoạn trrước đó như
ư: độ dài, m
màu sắc, độộ nứt hạt doo máy thu hoạch…,
h
vàà gia
công tạo các thuuộc tính chấất lượng truuyền cho cáác công đoạạn tiếp theoo như bảo quản
q
ững yêu cầu
u của khâu sấy và cácc khâu tiếpp theo là cáác chỉ tiêu chất
chế biến… Nhữ
lượngg cần đạt đư
ược.
2.1.4.2. Các chỉ tiêu chất lượng
ư

hạt
c lượng hhạt bao gồm
m:
Với lúa cáác chỉ tiêu chất
 Ẩm độ hạt và độ đồng
đ
đều ẩm
m độ.
 Tỷ lệ gạo nguyên.
 Độ biến
n màu (ẩm vàng,
v
màu khác nhau…
…).
 Độ nhiễễm sâu bọ.
 Độ nhiễễm tạp chấtt.
Với hạt giiống, độ nảyy mầm là yêu cầu số một.
m
2.1.4.3. Các liên
n hệ giữa ch
hất lượng vàà quá trình
h sấy
Quá trình sấy làm giảảm ẩm độ hhạt, nên cácc liên hệ giữ
ữa chất lượn
ng hạt và ẩm
m độ
đều bịị chi phối bởi
b các yếu tố ảnh hưởnng đến quá trình sấy.
 Ẩm độ hạt và thời gian bảo qquản.
m không phát

p
triển vvà có thể bảảo quản hạt trong thời gian dài (hhơn 1
Để nấm mốc
năm), thì ẩm độộ cho phép tối đa thaay đổi tùy theo
t
loại hạt.
h Ví dụ: Lúa 13%, Bắp
%, Đậu nành
h 11%.
13,5%
Ẩm độ càn
ng cao, thờ
ời gian bảo quản
q
càng ngắn.
n
 Ẩm độ hạt và tỷ lệệ gạo nguyêên.
1
lúa sạch
s
(đã loạại bỏ tạp ch
hất), sản phhẩm thu nh
hận được cóó thể
Khi xay 100kg
khái quát
q như hìn
nh 2.4.
Gạo nguyyên (head rice) được địịnh nghĩa làà hạt có chiiều dài hơnn 75% chiềuu dài
hạt ng
guyên thủy.Ngắn hơn thì

t gọi là tấm
m (broken rice).
r

9


Tỷ lệ gạoo nguyên saau xay xát tùy thuộc nhiều
n
vào đđiều kiện trước thu hooạch
(giốngg, ẩm độ khhi thu hoạchh), và cũngg tùy thuộc nhiều yếu tố sau thu hoạch
h
như: Ẩm
độ hạtt khi xay xáát, độ không
g đồng đều ẩm độ, loạii và cách điiều chỉnh máy
m xay…

Lúa 10
00 kg

Trấấu 20 kg

Gạo lức 880
kg
Gạạo trắng
70 kg

Cám 10
0kg


Gạo nguyên 55 kg
g
(45-60 kg)

Tấm
m 15 kg (10-25 kg)

Hình
h 2.4.Sản phhẩm từ xay
y xát lúa (thóóc).
 Độ khôông đồng đềều ẩm độ hạạt và tỷ lệ gạ
ạo nguyên.
Lô hạt càn
ng không đồng
đ
đều vềề ẩm độ thì khi xay xátt càng bị gããy vỡ nhiềuu. Lý
do là máy xay nếếu được điềều chỉnh phhù hợp với một ẩm độộ nào đó để có gạo nguuyên
ới các mức ẩm độ khácc.
tối đa, thì không phù hợp vớ
đ sấy và tỷ lệ gạo nguyyên.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ tác
t nhân sấyykhông ảnhh hưởng trự
ực tiếp đến chất lượng hạt mà là nhiệt
n
m thời giaan tiếp xúc với tác nhâân sấy mới là nguyên nhân chínhh ảnh
độ của hạt sau một
4
hưởngg đến chất lượng hạt. Người ta xxác định rõ: Nếu nhiệtt độ hạt đạạt lớn hơn 45°C
trong thời gian một

m giờ, thì độ gãy vỡ ggạo tăng lênn đáng kể.
Với máy sấy loại liêên tục, có thhể dùng nhiiệt độ tác nnhân sấy đến
đ 65°C, vvì hạt
lúa ch
hỉ tiếp xúc trong
t
khoảnng 15 phút,, thì hạt chư
ưa kịp nóngg lắm đã đi vào thùng ủ và
nguội lại. Với mááy sấy tĩnh,, thời gian sấy
s hơn 4 giờ nên chắcc chắn là nh
hiệt độ hạt ở lớp
s đạt bằng nhiệt độ táác nhân sấy..Vì vậy, để gạo xay ít bbị gãy, điềuu cần ghi nhhớ là
dưới sẽ
khôngg bao giờ đểể nhiệt độ hạt
h lúa vượtt quá 44°C (đối
(
với mááy sấy tĩnh).
 Nhiệt độ
đ sấy liên hệ
h đến tốc độ
đ giảm ẩm
m.
Nước ở mặt
m ngoài hạt
h lúa luôn bốc ẩm nhhanh hơn nước ở tâm hạt.Hiện tư
ượng
này tạạo nên sai biệt
b ứng suất trong hạạt, làm hạt dễ
d gãy.Giảm
m ẩm càng nhanh thì càng

c
10


gãy nhiều.Vì thế, ở máy sấy liên tục, sau khi giảm 2 – 3 % ẩm độ trong 15 – 20 phút,
người ta phải ủ trong 4 giờ, để ẩm độ hạt đồng đều trở lại.
Với máy sấy tĩnh, vì không có thời gian ủ, nên phải giới hạn tốc độ giảm ẩm, hạ
không quá 2 %/giờ. Dù vậy sau khi sấy, cũng phải đợi sang ngày sau mới nên xay hạt,
để ẩm độ phân bố đều lại trong hạt.
 Ẩm vàng và thời gian trước khi vào máy sấy.
Các báo cáo nghiên cứu có thể khác nhau về các loại nấm mốc, các enzim làm
cho hạt gạo biến màu vàng. Nhưng đều được nhất trí là: Yếu tố gây ra ẩm vàng chính
là sự chậm trễ trong việc phơi sấy, điều này làm hạt lúa ẩm. Càng trễ càng ẩm vàng. Ở
các nước tiên tiến, khó xảy ra ẩm vàng vì từ thu hoạch máy gặt đập liên hợp đến khi
hạt vào máy sấy chỉ trong vài giờ. Trong điều kiện Việt Nam còn phải gặt thủ công
mất thời gian, và thiếu máy đập lúa khi thu hoạch dồn dập, phấn đấu sao cho từ khi cắt
đến sấy không quá 20 giờ.
Nguyên nhân thứ hai gây ẩm vàng là ẩm độ cao khi bảo quản.Bảo quản lúa ở
ẩm độ tối đa là 14 % thì nấm mốc gây ẩm vàng không phát triển.Ẩm độ bảo quản càng
cao hơn 14 %, gạo biến màu càng mau xảy ra.
2.2. Vật liệu sấy và tác nhân sấy/TL9, TL7/
2.2.1. Vật liệu sấy – hạt lúa
2.2.1.1. Cấu tạo của hạt lúa

Hình 2.5.Cấu tạo hạt lúa.
Vỏ trấu: Có tác dụng bảo vệ hạt lúa, chống các điều kiện xấu của môi trường
(nhiệt độ, ẩm độ). Trong quá trình bảo quản, lông lúa thường rụng ra do quá trình cọ
xát với nhau giữa các hạt lúa, làm tăng lượng tạp chất trong hạt lúa. Độ dày của vỏ trấu
11



thường chiếm 0,12 - 0,15 mm và thường chiếm 18 - 20 % so với khối lượng toàn hạt
lúa, giá trị sinh nhiệt của trấu 3000 - 3500 kcal/kg.
Vỏ hạt: Là lớp vỏ mỏng bao bọc nội nhũ, có màu trắng đục, trung bình lớp vỏ
chiếm 5,6 - 6,15 khối lượng gạo lật (hạt lúa sau khi tách khỏi vỏ trấu).
Nội nhũ: Là phần chủ yếu nhất của hạt lúa, trong nội nhủ chủ yếu là gluxit,
chiếm tới 90 %. Trong khi đó toàn hạt gạo gluxit chỉ chiếm khoảng 75 %.
Phôi: Nằm ở góc dưới nội nhũ, có nghiệm vụ biến các chất dự trữ trong nội nhũ
thành chất dinh dưỡng nuôi hạt, B1 trong phôi chiếm tới 66 %lượng vitamin B1 của
toàn hạt lúa, phôi có cấu tạo mộng khi hạt lúa nẩy mầm. Phôi chứa nhiều protit, lipit,
vitamin.Vitamin xốp, nhiều dinh dưỡng, hoạt động sinh lý mạnh, nên trong quá trình
bảo quản dễ bị côn trùng và sinh vật tấn công, gây hại, khi xay xát, phôi thường vụn
nát và thành cám.
2.2.1.2. Đặc điểm của hạt lúa
Một số các đặc điểm của hạt lúa bao gồm: Nhiệt độ hạt, ẩm độ hạt, độ sạch, độ
rặt giống, kích thước hạt, hạt rạn nứt, hạt non, hạt mất màu, lên men và hạt bị hư hại.
Những đặc tính này còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết môi trường trong
quá trình sản xuất, kỹ thuật canh tác, điều kiện đất đai, phương pháp thu hoạch và xử
lý sau thu hoạch…v..v.
 Nhiệt độ hạt
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng của hạt:
Bảng 2.3. Nhiệt độ hạt phụ thuộc vào mục đích sử dụng của hạt
Tmax, 0C

Mục đích sử dụng
Hạt làm thức ăn gia súc

82<

Hạt để xay xát và chế biến


60<

Hạt làm giống

43

 Ẩm độ hạt
Lúa, ngô sau khi thu hoạch có độ ẩm cao, cần phải làm khô để bảo quản. Tùy
theo mục đích và thời hạn sử dụng mà yêu cầu về độ ẩm của lúa sau khi sấy cũng khác
nhau.
12


Bảng 2.4.Độ ẩm yêu cầu của lúa với các mục đích và thời hạn sử dụng khác nhau.
Độ ẩm (%)

Mục đích/thời gian bảo quản



<9

Bảo quản hơn 1 năm



9 - 13

Bảo quản 8-12 tháng




14

Độ thu hồi gạo trong xay xát cao nhất



14 - 18

Bảo quản tạm thời 2-3 tuần



> 18

Hư hỏng hạt rất nhanh

2.2.1.3. Tính chất của hạt lúa
 Kích thước vật lý của hạt:
- Kích thước và dạng hạt (tỷ lệ dài/ngang) khác nhau tùy thuộc vào đặc tính
giống.
- Hạt thon dài thường dễ nứt gãy hơn hạt tròn và do đó, tỷ lệ xay xát thấp hơn.
- Kích thước và dạng hạt cũng ảnh hưởng đến kiểu thiết bị xay xát.
Bảng 2.5.Phân loại dựa vào chiều dài hạt gạo và tỷ lệ dài/ngang
Loại hạt

Theo FAO đối


Theo USDA

Theo IRRI đối

với gạo trắng

đối với gạo lức

với gạo lức

Theo chiều dài hạt (mm)
Rất dài

> 7.00

-

> 7.50

Dài

6.00 – 6.99

6.6 – 7.5

6.61 – 7.50

Trung bình

5.00 – 5.99


5.5 – 6.6

5.51 – 6.60

Ngắn

< 5.00

< 5.5

< 5.50

Theo tỉ lệ dài /ngang
Thon dài

> 3.0

> 3.0

> 3.0

Trung bình

-

2.1 – 3.0

2.1 – 3.0


Mập

2.0 – 3.0

< 2.1

1.1 -2.0

Tròn

< 2.0

-

< 1.1

 Khối lượng thể tích của khối hạt:

13


Khối lượng thể tích của khối hạt thay đổi theo ẩm độ của nó. Bên cạnh đó khối
lượng thể tích cũng phụ thuộc vào độ hổng và lượng tạp chất có trong khối hạt.
 Tính tan rời:
Là đặc trưng khi đổ hạt từ trên cao xuống, lúa tự chuyển dịch để tạo thành khối
hạt có chớp nón, phía đáy rộng, đỉnh nhọn và không có hạt nào dính liền với hạt nào.
Khi đó sẽ tạo thành góc nghiêng tự nhiên α giữa đáy và sườn khối hạt, khối hạt có góc
nghiêng α càng nhỏ thì độ tan rời càng lớn.
Bảng 2.6.Góc nghiêng của các hạt nông sản
Tên hạt


Góc nghiêng (0)

Sai khác (0)

Thóc (lúa)

35 - 45

10

Ngô

30 - 40

10

Lúa mì

23 - 38

15

Độ tan rời phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:
o Kích thước và hình hạt: Hạt có kích thước, hình hạt dài, độ tan rời nhỏ hơn
hạt có kích thước ngắn, hình hạt bầu.
o Ẩm độ: Hạt có ẩm độ thấp thì tan rời lớn và ngược lại.
o Tạp chất: Hạt có tạp chất nhiều có độ tan rời nhỏ hơn hạt có ít tạp chất.
 Tính tự chia loại:
Khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần (hạt sạch, hạt lép lửng, tạp chất,…)

không đồng nhất (khác nhau về hình dạng, kích thước, tỷ trọng,…) trong quá trình di
chuyển tạo nên những khu vực khác nhau về chất lượng (lớp mặt, lớp giữa, lớp đáy,
vùng ven tường,…) đó là tính tự phân loại của khối hạt. Hiện tượng tự phân loại gây
ảnh hưởng xấu tới công tác bảo quản ở những khu vực, phần tập trung nhiều tạp chất,
hạt lép, … dễ hút ẩm, có thủy phân cao tạo điều kiện cho côn trùng vi sinh vật phát
triển. Trong quá trình nhập kho và bảo quản phải tìm mọi biện pháp hạn chế và tạo cho
khối hạt đồng đều.
 Độ hổng của khối hạt:

14


Khoảng không nằm giữa khe hở giữa các hạt, có chứa đầy không khí, đó là độ
hổng của khối hạt. Độ hổng được tính bằng (%) thể tích khoảng không gian của khe hở
giữa các hạt với thể tích toàn bộ khối hạt chiếm chỗ và tính theo công thức sau:
100 ∗
Trong đó:
v: thể tích của khối hạt và các phần tử rắn.
w: thể tích toàn khối hạt.
Bảng 2.7.Độ rỗng của các hạt nông sản.
Tên nông sản.

Độ trống rỗng (%)

Thóc (lúa)

50 - 56

Ngô


35 - 55

Khoai, sắn khô

60 - 75

2.2.1.4. Các yêu cầu của hạt lúa sau khi sấy.
- Sự chênh lệch ẩm giữa các hạt phải thấp.
- Không ảnh hưởng đến tính chất.
- Nếu sấy quá khô có thể làm biến màu của hạt hay làm tăng sự rạn nứt ngầm
của hạt dẫn đến giảm tỉ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên trong xay xát.
- Nhiệt độ lúa trong quá trình sấy không nên vượt quá 44OC đối với lúa lương
thực và không vượt quá 43OC đối với lúa giống.
2.2.2. Tác nhân sấy
Tác nhân sấy là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật sấy.
Trong quá trình sấy, môi trường luôn luôn được bổ sung ẩm thoát ra từ vật sấy. Nếu
lượng ẩm này không được mang đi thì độ ẩm tương đối trong buồng sấy tăng lên, đến
một lúc nào đó sẽ đạt được sự cân bằng giữa vật sấy và môi trường trong buồng sấy và
quá trình thoát ẩm từ vật sấy sẽ ngưng lại.
Do vậy, cùng với việc cung cấp nhiệt cho vật để hóa hơi ẩm lỏng, đồng thời
phải tải ẩm đã thoát ra khỏi vật ra khỏi buồng sấy. Người ta sử dụng tác nhân sấy làm
nghiệm vụ này.Các tác nhân sấy thường là các chất khí như không khí, khói, hơi quá
15


nhiệt. Chất lỏng cũng được sử dụng làm tác nhân sấy như các loại dầu, một số loại
muối nóng chảy…
Trong đa số quá trình sấy, tác nhân sấy còn làm nghiệm vụ gia nhiệt cho vật
liệu sấy, vừa làm nghiệm vụ tải ẩm.Ở một số quá trình như sấy bức xạ, tác nhân sấy
còn có nghiệm vụ bảo vệ sản phẩm sấy khỏi bị quá nhiệt.Hai tác nhân sấy thông dụng

là không khí và khói lò.
2.2.2.1. Không khí ẩm (KKA)
Không khí là loại tác nhân có sẵn trong tự nhiên, không gây độc hại và không
gây bẩn sản phẩm sấy.Không khí có chứa hơi nước là không khí ẩm, trong đó hơi nước
là thành phần luôn thay đổi trong không khí.
2.2.2.2. Khói lò
Ngoài KKA, khói lò còn là tác nhân sấy (TNS) phổ biến. Khói lò được lấy chủ
yếu từ việc đốt các loại nhiên liệu, chủ yếu là than đá, các loại củi và dầu.Khói lò
thường được sử dụng với tư cách là cung cấp nhiệt cho TNS nhưng trong nhiều trường
hợp cho phép sử dụng khói trực tiếp để sấy.Sơ đồ nguyên lý hoạt động của khói lò:

Hình 2.6.Sơ đồ nguyên lí hệ thống sấy bằng khói lò.
2.3. Chế độ sấy
Đối với mỗi loại nông sản khác nhau, có chế độ sấy khác nhau. Chế độ sấy phải
đảm bảo làm sao cho sản phẩm khô đều, đồng thời giữ được giá trị thương phẩm nói
chung và cho hạt lúa nói riêng.
Vì vậy khi sấy lúa cần phải chọn chế độ sấy hợp lý.
2.4. Phân loại máy sấy tháp/TL12/
Dựa vào các tài liệu có thể phân loại máy sấy tháp (MST):
- Tùy vào cách bố trí dòng hạt qua máy sấy tháp có thể chia làm 2 loại: Máy
sấy tháp liên tục và máy sấy tháp tuần hoàn.
16


a) Máy sấy tháp liên tục

b) Máy sấy tháp tuần hoàn

Hình 2.7.Phân loại máy sấy tháp
- Tùy vào phươngchuyển độngcủa dòng tác nhân sấy đối với dòng hạt

sấytrong máy có thể chia MST làm 3 loại: Máy sấy tháp (MST) ngang dòng (crossflow), máy sấy tháp hỗn hợp (mixed-fow), máy sấy tháp cùng chiều (concurrent-flow).

a)

b)

c)

d)

Hình 2.8. Nguyên lý làm việc của các loại MST ngang dòng
(hìnha), hỗn hợp (hình b), cùng chiều (hình c) và ngược chiều (hình d).
Chú thích:

Dòng tác nhân sấy

Dòng vật liệu sấy

2.4.1. Máy sấy tháp liên tục
Hạt qua tháp sấy một lượt (sấy, có thể kết hợp làm nguội) rồi vào bin ủ và “nghỉ
(ủ)” ở đó một thời gian (từ 2 đến 24 giờ tùy chế độ sấy và loại hạt). Sau đó, lại qua
tháp sấy lần thứ 2 và tiếp tục như thế lượt thứ 3, 4, … Mục đích của ủ (tempering) là
cho ẩm độ ở trung tâm hạt có thời gian ra ngoài mặt để dễ bốc hơi. Chênh lệch ẩm độ
quá nhiều giữa gần mặt hạt với trung tâm hạt sẽ gây ứng suất làm gãy vỡ hạt.Điều này
là tối kỵ vì khi đó lúa sấy bị bể thành tấm khi đem đi xay xát.

17



×