Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ SƠ BỘ KHUNG XE VẬN TẢI NHỎ ( 1 – 2 TẤN) PHỤC VỤ VẬN TẢI Ở NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
—oo—

NGUYỄN ĐỨC NHÃ
HUỲNH QUANG VŨ

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ SƠ BỘ KHUNG XE VẬN
TẢI NHỎ ( 1 – 2 TẤN) PHỤC VỤ VẬN TẢI
Ở NÔNG THÔN

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2007
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
—oo—

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ SƠ BỘ KHUNG XE VẬN TẢI
NHỎ ( 1 – 2 TẤN) PHỤC VỤ VẬN TẢI
Ở NÔNG THÔN
Chuyên Ngành: Cơ Khí Nông Lâm

Giáo Viên Hướng Dẫn:
Trần Mạnh Quý
Nguyễn Duy Hướng


Sinh Viên Thực Hiện:
Nguyễn Đức Nhã
Huỳnh Quang Vũ

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2007

2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
—oo—

CALCULATING, DESIGNING SMALL VAN CHASSIS
( 1 – 2 TONS) FOR SERVICING
TRANSPORTATION IN THE COUNTRYSIDE
Speciality: Agricultural Engineering

Supervisors :
Tran Quy Manh
Nguyen Duy Huong

Student:
Nguyen Duc Nha
Huynh Quang Vu

Ho Chi Minh city
August 2007


3


CẢM TẠ
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Mạnh Quý và thầy Nguyễn Duy Hướng
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, các phương pháp, kinh
nghiêm để hoàn thành tốt luận văn này.
Cảm ơn quý thầy cô trong khoa cơ khí đã truyền đạt những kiến thức cơ bản quý
báu trong suốt khóa học, góp phần cho việc hệ thống hóa kiến thức khi làm luận văn
này và là hành trang quý giá cho chúng em bước vào đời.
Cảm ơn công ty Vikyno đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em tiến hành làm luận
văn này.
Cảm ơn người thân, gia đình và tất cả bạn bè đã gắn bó giúp đỡ và động viên chúng
tôi hoàn thành luận văn.

4


TÓM TẮT

Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí – Công Nghệ trường Đại
Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Chúng em đã thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT,
THIẾT KẾ SƠ BỘ KHUNG XE VẬN TẢI NHỎ ( 1 – 2 TẤN) PHỤC VỤ VẬN
TẢI Ở NÔNG THÔN”.
Qua việc tra cứu tài liệu, sách báo phục vụ trực tiếp cho đề tài. Chúng em đã
thực hiện đề tài với những nội dung chính sau:
™ Khảo sát về nhu cầu sử dụng, vận chuyển bằng vận tải nhỏ ở nông
thôn một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương ….
™ Điều tra các loại phương tiện vận tải hiện có dùng ở nông thôn các

tỉnh miền Đông Nam Bộ .
™ Nghiên cứu về ô tô vận tải nhỏ và máy kéo có khung hiệu Shangdong
Shifeng (TQ) hiện có. Trên cơ sở đó sử dụng các cụm, chi tiết của
máy kéo này để tính toán lắp đặt lên khung thiết kế.
Sinh viên thực hiện :

Giáo viên hướng dẫn :

Nguyễn Đức Nhã

Th.S NguyễnDuyHướng

Huỳnh Quang Vũ

Th.S Trần Mạnh Quý

5


SUMMARY
By the approval of the Mechanic Of Techology Nong Lam University
Chairman Department, we determine to do this subject: “Investigating, Preliminiary
Designing The Mini Truck Chassis (1- 2 Tons) For The Countryside
Transportation”
After researching documents, newpapers and magazines for the topic, we
decide to do these following projects:
- Investigating the country people’s need of, mini tranportation in the
countryside in some southest provinces such as Dong Nai, Binh Duong..
- Investigating the tranportation vehicles nows ares used in the countryside in
some southest provinces.

- So research about mini truck and machine that have label chassis and now
exist. According to this, we use the parts, details of this machine to calculate and set it
on the designing chassis.
Student :

Supervisors :

Nguyen Duc Nha

Msc.Nguyen Duy Huong

Huynh Quang Vu

Msc.Tran Manh Quy

6


MỤC LỤC
CẢM TẠ .........................................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI ......................
2.1.Khái niệm chung về khung ....................................................................................3
2.2.Cấu tạo cơ bản về khung........................................................................................4
2.3 Các bộ phận liên kết với khung ............................................................................5
2.3.1 Hệ thống lái ........................................................................................................5
2.3.1.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................5

2.3.1.2 Cấu tạo chung hệ thống lái trên ô tô tải .......................................................5
2.3.1.3 Phân loại hệ thống lái ...................................................................................5
2.3.1.4 Dẫn động các bánh xe dẫn hướng ................................................................6
2.3.2 Hệ thống treo ......................................................................................................6
2.3.2.1 Đặc điểm chung của ô tô tải ..........................................................................6
2.3.2.2 Hệ thống treo phụ thuộc loại đơn cho một cầu .............................................6
2.3.3 Hệ thống di động ................................................................................................7
2.3.3.1 Công dụng .................................................................................................... 7
2.3.3.2 Phân loại ...................................................................................................... 7
2.3.3.3 Cấu tạo bánh xe .............................................................................................8
2.3.4.Cầu dẫn hướng ( cầu trước) .................................................................................9
2.3.4.1 Nhiệm vụ ........................................................................................................9
2.3.4.2 Phân loại cầu dẫn hướng ..............................................................................9
2.3.4.3 Cấu tạo ..........................................................................................................9
2.3.5 Cầu chủ động .....................................................................................................11
2.3.5.1 Bộ truyền lực chính ....................................................................................11
2.3.5.2 Cơ cấu vi sai ...............................................................................................12
7


2.3.5.3 Bán trục ......................................................................................................13
2.4. Tính ổn định của ô tô...........................................................................................15
2.4.1 Tính ổn định dọc ..............................................................................................15
2.4.1.1 Trường hợp xe chuyển động lên hoặc xuống dốc,
có gia tốc và kéo rơ móoc ................................................................................16
2.4.1.2 Tính chất chuyển động dọc của ô tô chuyển động với tốc độ cao ..............19
2.4.2 Tính chất ổn định ngang ..................................................................................20
2.4.2.1 Tính chất ổn định ngang của ô tô khi chuyển động thẳng trên mặt đường
nghiêng ngang, có gia tốc và không kéo rơmóoc. ........................................................20
2.4.2.2 Tính chất ổn định ngang của ô tô khi chuyển động quay vòng trên đường

nghiêng ngang ..............................................................................................................21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN.............................................25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát nhu cầu sử dụng vận chuyển bằng vận tải nhỏ ở nông thôn một số
tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh .........................29
4.1.1 Đánh giá chung về nhu cầu sử dụng................................................................29
4.1.2 Quá trình khảo sát thực tế. ..............................................................................30
4.1.2.1 Khảo sát thực tế ở Bình Dương .................................................................30
4.1.2.2 Khảo sát thực tế ở Đồng Nai .....................................................................32
4.2 Điều tra các loại phương tiện vận tải hiện có dùng ở nông thôn các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ ..............................................................................................................33
4.2.1 Vận chuyển thô sơ .............................................................................................33
4.2.2 Vận chuyển bằng xe cải tiến ..............................................................................34
4.2.3 Vận chuyển bằng các loại xe vận tải lớn, hiện đại ............................................35
4.3 Tính toán thiết kế khung xe ...............................................................................36
4.3.1 Tính cơ động của ô tô .......................................................................................36
4.3.1.1 Cơ động hình dáng .....................................................................................36
4.3.1.2 Khoảng sáng gầm xe ..................................................................................37
4.3.1.3 Góc thoát cho phép ...................................................................................37
4.3.1.4 Bán kính thông qua dọc. ...........................................................................37
4.3.1.5 Bán kính thông qua ngang........................................................................39
8


4.3.2 Yêu cầu khả năng khi thiết kế ........................................................................39
4.3.2.1 Khả năng khắc phục chướng ngại .............................................................39
4.3.2.2 Tính ổn định tĩnh .......................................................................................41
4.3.3 Yêu cầu tính toán .............................................................................................43
4.3.3.1 Các thông số xác định trước......................................................................43
4.3.3.2 Thông số chọn.............................................................................................43

4.3.4 Thông số tính toán ...........................................................................................43
4.3.4.1 Trọng lượng toàn bộ của ô tô .....................................................................43
4.3.4.2 Khung xe .....................................................................................................44
4.3.4.3 Nhíp xe ........................................................................................................50
4.3.4.4 Lốp xe ........................................................................................................ 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54

9


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khung có dầm dạng chữ X ............................................................................. 3
Hình 2.2: Khung có hai dầm dọc ở 2 bên .......................................................................3
Hình 2.3: Khung có dầm dọc ở giữa, kiểu xương cá ......................................................3
Hình 2.4: Khung hay bệ của ô tô tải ...............................................................................4
Hình 2.5: Cấu tạo chung của hệ thống lái trên ô tô ........................................................5
Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại đơn ............................................6
Hình 2.7: Cấu tạo bánh xe của ô tô tải thông dụng ........................................................8
Hình 2.8: Vành bánh xe ô tô ...........................................................................................8
Hình 2.9: Cầu dẫn hướng bị động .................................................................................9
Hình 2.10: Cầu dẫn hướng chủ động ............................................................................10
Hình 2.11: Bộ truyền lực chính loại đơn, dạng bánh răng côn xoắn ............................11
Hình 2.12: Bộ truyền lực chính loại đơn, dạng bánh răng hypôit ................................12
Hình 2.13: Bộ truyền lực chính loại kép có hai cặp bánh răng ....................................12
Hinh 2.14: Cơ cấu vi sai ...............................................................................................13
Hình 2.15: Bán trục hay nửa trục .................................................................................14
Hình 2.16: Bán trục giảm tải một nửa ..........................................................................14
Hình 2.17: Bán trục giảm tải hoàn toàn........................................................................15
Hình 2.18: Lực mômen tác dụng lên ô tô khi chuyển động lên dốc ............................16

Hình 2.19: Sơ đồ chuyển động của xe khi lên đốc .......................................................18
Hình 2.20: ô tô chuyển động với tốc độ cao.................................................................19
Hình 2.21: Sơ đồ lực tác dụng lên ô tô trong quá trình chuyển động trên mặt đường
nằm nghiêng ngang ..........................................................................................20
Hình 2.22: Sơ đồ lực tác dụng lên ô tô khi quay vòng trên mặt đường
nghiêng ngang...............................................................................................................21
Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo và lắp ghép của hộp số...........................................................26
Hình 3.2: Sơ đồ cấu tạo và lắp ghép của hệ thống lái ..................................................27
10


Hình 3.4: Sơ đồ cấu tạo và lắp ghép của bán trục vi sai...............................................28
Hình 4.1:Vùng nguyên liệu (cây cao su) ở Bình Dương ..............................................30
Hình 4.2:Vùng nguyên liệu (cây mì) ............................................................................31
Hình 4.3: Nhà máy sản xuất gạch.................................................................................31
Hình 4.4: Máy cày kéo rơ moóc ...................................................................................32
Hình 4.5:Vùng nguyên liệu (cây cao su) ở Đồng Nai ..................................................32
Hình 4.6: Xe lôi ............................................................................................................33
Hình 4.7: Xe cải tiến .....................................................................................................34
Hình 4.8: Xe đang vận chuyển gỗ ................................................................................34
Hình 4.9: Xe tải nặng vận chuyển trên đường ..............................................................35
Hình 4.10: Bán kính thông qua ngang ry và khoảng sáng gầm xe h ............................38
Hình 4.11: Các thông số của cơ động hình dáng dọc ô tô ............................................38
Hình 4.12: Góc bẻ gãy đoàn xe theo mặt phẳng dọc ....................................................39
Hình 4.13: Các dạng điển hình của chướng ngại trên đướng xấu ................................40
Hình 4.14: Sơ đồ lực và mômen tác dụng khi ô tô vượt chướng ngại có chiều cao ...41
Hình 4.15: Khảo sát ổn định ngang của ô tô ................................................................42
Hình 4.16: Phân bố tải trọng lên khung........................................................................44
Hình 4.17: Phân bố lực lên khung ...............................................................................44
Hình 4.18: Phản lực tác dụng lên khung ..................................................................... 45

Hình 4.19: Phản lực tác dụng lên khung theo phương thẳng đứng ..............................45
Hình 4.20: Phân bố lực tác dụng lên một dầm .............................................................46
Hình 4.21: Biểu đồ mặt cắt 1-1 ....................................................................................47
Hình 4.22: Biểu đồ mặt cắt 2-2 ....................................................................................47
Hình 4.23: Biểu đồ mặt cắt 3-3 ....................................................................................48
Hình 4.24: Biểu đồ mômen .........................................................................................48
Hình 4.25: Mặt cắt của dầm .........................................................................................49
Hình 4.26: Lực tác dụng lên nhíp sau...........................................................................50
Hình 4.27: Lực tác dụng lên nhíp trước .......................................................................50
Hình 4.28: Lực tác dụng lên bánh xe ...........................................................................51

11


Chương 1
MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nước ta gia nhập vào WTO,
hàng hóa cạnh tranh khốc liệt với nhau nên để cạnh tranh được trên thị trường chúng
ta phải hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình vận chuyển
cũng góp một phần rất lớn vào việc hạ giá thành sản phẩm .
Từ nhu cầu thực tế trong quá trình vận chuyển sản phẩm trong nông nghiệp
cũng như hàng hóa ở nhiều địa phương còn gặp một số khó khăn, sử dụng nhiều
phương tiện thô sơ và nhiều loại xe cải tiến khác nhau nên năng suất vận chuyển còn
thấp và chi phí vận chuyển cao. Đất nước ta còn nghèo thu nhập bình quân đầu người
thấp, kinh tế của từng hộ nông dân còn hạn hẹp nên việc mua phương tiện vận chuyển
với giá thành cao mà chủ yếu dùng trong nông nghiệp là còn rất ít và hạn chế.
Hiên nay quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, làm cho một lực lượng lớn
lao động ở nông thôn ra thành thị kiếm việc làm nên thiếu hụt một lượng lao động
trong nông nghiệp do đó cần có phương tiện để bù lại sự thiếu hụt đó. Mặt khác một
vấn đề nóng của nước ta hiện nay là vấn đề tai nạn giao thông xảy ra ngày càng

nghiêm trọng, trong số đó cũng do việc sử dụng chưa đúng công dụng của một số loại
xe cũng như sử dụng những loại xe đã quá cũ mà hầu hết các loại phương tiện dùng
trong nông nghiệp đang dùng chủ yếu được cải tiến từ nhiều loại xe khác nhau nên
không bảo đảm an toàn cho người sử dụng với lại cũng không đủ điều kiện tham gia
giao thông.

ở nước ta thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô còn cao có thể lên đến
100% nên nâng giá thành của xe nhập khẩu lên cao mà kinh tế của của bà con nông
dân ở nước ta cỏn thấp, việc sản xuất chế tạo được trong nước qua việc tận dụng việc
các linh kiện có thuế nhập khẩu thấp mà đặc biệt đối với linh kiện của các máy dùng
12


trong nông nghiệp thấp và có thể bằng 0% nên giá thành có thể phù hợp hơn với kinh
tế của bà con hiện nay.
Trên cơ sở đó, được sự phân công của khoa Cơ Khí – Công Nghệ chúng em
thực hiện đề tài: “Tính toán, thiết kế khung xe vận tải nhỏ ( 1- 2 tấn ) phục vụ vận tải ở
nông thôn”. Qua đó giải quyết được một phần của khâu vận chuyển trong nông nghiệp
giúp quá trình vận chuyển đơn giản hơn, rút ngắn thời gian vận chuyển và đạt được
năng suất cao hơn. Trong qúa trình thực hiện do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm
thực hiện chưa có nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

13


Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ
TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
2.1.Khái niệm chung về khung

Khung hay bệ hoặc giá xe để đỡ hay lắp đặt tất cả các cơ cấu và bộ phận của xe
. Khung có nhiều loại: loại có hai dầm dọc ở bên, khung có hai dầm dọc ở giữa,
kiểu xương cá hoặc khung có dầm dạng chữ X .

Hình 2.1 :Khung có dầm dạng chữ X

Hình 2.2: Khung có hai dầm dọc ở 2 bên

Hình 2.3 :Khung có dầm dọc ở giữa, kiểu xương cá
Về tổng thể các loại khung đều có những đặc điểm chung:
- Dầm dọc và dầm ngang làm bằng thép dập và dùng đinh tán nối với nhau, ít
khi hàn
14


- Tiết diện, hình dáng và khoảng cách của dầm ngang phụ thuộc vào vị trí, khối
lượng, hình dáng của các cụm máy (động cơ, hộp số…) lắp đặt.
- Tiết diện ngang của dầm dọc thường là hình ống, hình hộp, hình chữ U ( hay
dùng nhất ).
Trên dầm dọc có nhiều lỗ khoan để nối với vỏ xe hoặc với các cụm máy khác
bằng bu lông hay đinh tán. Cũng có thể có những lỗ rộng lớn giúp khung xe phân bố
ứng suất đều.
2.2.Cấu tạo cơ bản về khung

Hình 2.4: Khung hay bệ của ô tô tải
Khung xe, đặc biệt là của xe tải (hình 2.4) gồm có: hai dầm dọc 1 bằng thép chữ U
cố định với nhau bằng các dầm ngang (2), giữa dầm dọc thường có tiết diện ngang lớn
nhất, ra hai đầu nhỏ dần. Phần dưới khung xe có móc (3) hoặc kìm lò xo giảm xung để
kéo rơ móoc khung xe cũng có hai móc (4) và (6), làm móc cho xe khác kéo khi bị hư
hỏng dọc đường hoặc kéo khỏi chổ bị lầy. Ngoài ra, đầu khung xe còn có thanh (dầm)

bảo hiểm (5).

15


2.3 Các bộ phận liên kết với khung
2.3.1 Hệ thống lái
2.3.1.1 Nhiệm vụ:
- Là hệ thống điều khiển chuyển động của ô tô, làm thay đổi hoặc giữ nguyên
hướng chuyển động theo ý muốn của người lái.
- Được hoàn thiện dần theo hướng:
+ Nâng cao khả năng điều khiển chính xác trong chuyển hướng ô tô.
+ Có độ rơ vành lái nhỏ, có trợ lực hiệu quả, tin cậy
2.3.1.2 Cấu tạo chung hệ thống lái trên ô tô tải

Hình 2.5: Cấu tạo chung của hệ thống lái trên ô tô
2.3.1.3 Phân loại hệ thống lái
- Theo đặc điểm truyền lực:
+ Hệ thống lái cơ khí.
+ Hệ thống lái cơ khí có trợ lực băng thủy lực.
- Theo kết cấu của cơ cấu lái: tùy thuộc vào kết cấu của bộ truyền dùng trong cơ
cấu lái cơ bản thường dùng:
+ Cơ cấu lái theo kiểu trục vít êcu bi, thanh răng cung răng.
+ Cơ cấu kiểu trục vít lõm, con lăn.
+ Cơ cấu kiểu trục vít - chốt.
16


- Theo kết cấu của hệ thống đòn dẫn động lái:
+ Dẩn động lái một cầu

+ Dẩn động lái nhiều cầu.
- Theo vị trí bố trí vành lái:
+ Bố trí vành lái bên trái (theo luật đi đường bên phải),
+ Bố trí vành lái bên phải ( theo luật đi đường bên trái).
2.3.1.4 Dẫn động các bánh xe dẫn hướng
Dẫn động lái trên ô tô bao gồm các chức năng: nhận chuyển động từ cơ cấu lái
tới các bánh xe dẫn hướng và đảm bảo quan hệ quay của bánh xe dẫn hướng trong và
ngoài sao cho không xảy ra hiện tượng trượt bên ở tất cả các bánh xe (hạn chế khả
năng gây mài mòn lốp nhanh), đồng thời tạo liên kết truyền lực giữa các bánh xe dẫn
hướng.
2.3.2 Hệ thống treo
2.3.2.1 Đặc điểm chung của ô tô tải
- Tải trọng lớn, khoảng cách giữa hai tải trọng (không tải và đầy tải) rộng hơn.
- Vận tốc sử dụng trung bình thấp.
Do đó, kết cấu của hệ thống treo sử dụng đa số là loại phụ thuộc có dầm cầu
cứng.
2.3.2.2 Hệ thống treo phụ thuộc loại đơn cho một cầu
Giống như hệ thống treo phụ thuộc của ô tô con, ở đây sử dụng bộ phận đàn hồi
là nhíp lá.

Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc loại đơn

17


Nhíp lá bao gồm nhiều lá ghép lại với nhau có khả năng đàn hồi theo phương
thẳng đứng. Cuối hành trình nén vấu tỳ chạm vào khung xe hạn chế dịch chuyển cầu
xe so với khung. Như vậy tải trọng thẳng đứng truyền từ khung xe qua nhíp, dầm cầu
tới bánh xe và tác dụng lên nền đường và ngược lại.
Tải trọng theo phương dọc truyền từ khung xe qua giá đỡ nhíp trước, phần nửa

trên của bộ nhíp lá, dầm cầu tới bánh xe. Bộ nhíp lá dày và cứng, do vậy đảm bảo khả
năng truyền lực dọc tốt hơn loại nhíp lá mỏng. Khi cầu xe dịch chuyển theo phương tải
trọng, tâm cầu C sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn tâm O1 bán kính O1C. Như vậy vị
trí tâm cầu được xác định bằng phần chiều dài phần nhíp liên kết cầu với điểm quay cố
định O1. Điểm quay O2 là điểm quay động cho phép bộ nhíp thay đổ kích thước chiều
dài khi biến dạng
2.3.3 Hệ thống di động
2.3.3.1 Công dụng
Hệ thống di động đặc trưng cơ bản là bánh xe, tác dụng lên mặt đuờng để biến
chuyển động quay tròn của bánh xe chủ động thành chuyển động tịnh tiến của xe.
Ngoài ra, hệ thống di động còn có tác dụng đỡ toàn bộ trọng lượng, kể cả hàng hóa….
và thay đổi hướng chuyển động của xe.
2.3.3.2 Phân loại
- Theo áp suất hơi của lốp
+Loại áp suất thấp
+ Loại áp suất cao
- Theo hình dạng của lốp
+ Loại thường hay thông dụng
+ Loại đặc biệt hay chuyên dùng
- Theo cấu tạo của lốp
+ Loại có săm
+ Loại không săm

18


2.3.3.3 Cấu tạo bánh xe
Bánh xe ô tô gồm có: vành bánh, đĩa, vòng nẹp ( vòng chặn hay vòng bên),
vòng hãm, lốp.
Trên một số ô tô cỡ lớn dùng loại bánh xe không đĩa. Mặt trong của vành bánh

có dạng hình côn, lắp trực tiếp vào mặt tì của moayơ. Trên ô tô con đời mới, vành
bánh xe được liên kết với đĩa qua các thanh nối dạng nan hoa

Hình 2.7: Cấu tạo bánh xe của ô tô tải
thông dụng
1. Lốp hơi

2. Vành

3. Đĩa

4. Moayơ

5,8. Đai ốc

6. Ổ lăn côn

7. Đai ốc (mũ)
9. Chốt ren (gugiong)
10. Vòng nẹp (chặn)
11. Vòng hãm.

Vành lõm

Vành phẳng

Hình 2.8 : Vành bánh xe ô tô
1. Vòng nẹp (chặn)

2. Vòng hãm


3. Sườn vành

Vành bánh xe thường là lõm liền khối hoặc phẳng tháo rời. Loại vành lõm liên
khối có phần lõm ở giữa vành và nhô cao ở hai sườn vành bảo đảm giữ chắc tanh lốp
19


xe. Loại này dùng trên ô tô du lịch hay các xe con. Loại vành phẳng tháo rời thường
dùng trên xe tải. Loại này có thể tháo rời một bên sườn vành hoặc tháo vành hãm để
tháo và lắp lốp xe.
2.3.4. Cầu dẫn hướng ( cầu trước)
2.3.4.1 Nhiệm vụ
- Dùng để đỡ phần trọng lượng được treo ở phía trước của ô tô, xe tải.
- Dùng thay đổi hướng chuyển động của ô tô, xe tải theo ý muốn của người lái.
- Đối với cầu dẫn hướng là chủ động, ngoài những nhiệm vụ trên còn truyền
mômen đến bánh xe chủ động ở phía trước.
2.3.4.2 Phân loại cầu dẫn hướng
Theo cấu tạo có hai loại:
- Cầu dẫn hướng bị động.
- Cầu dẫn hướng chủ động.
2.3.4.3 Cấu tạo
- Cầu dẫn hướng bị động

Hình 2.9: Cầu dẫn hướng bị động
1, 4. Cam quay

2. Rầm cầu

3. Trục đứng


6. Đệm làn kín

7. Mặt bích để đặt nhíp

5. Cần chuyển hướng

Rầm cầu dẫn hướng bị động của ô tô được nối với khung xe bằng hệ thống
treo (nhíp và bộ giảm xóc). Ở hai đầu của rầm cầu có các lỗ hình trụ để lắp với

20


cam quay nhờ trụ đứng, trên cam quay lắp cụm bánh xe. Mặt trên của rầm cầu
có mặt bích để lắp nhíp.Tiết diện ngang của rầm cầu thường có dạng chữ I.
- Cầu dẫn hướng chủ động
Đặc điểm của cầu dẫn hướng chủ động của ô tô vừa làm nhiệm vụ dẫn hướng,
vừa làm nhiệm vụ cầu chủ động. Về cấu tạo hoàn toàn giống cầu chủ động nhưng có
khác là phần truyền mômen quay ra bánh xe bằng căc đăng đồng tốc và còn khác cầu
chủ động sau ở bánh xe dẫn hướng.
Phần dẫn hướng gồm có chốt dẫn hướng (12) được liên kết với rầm cầu (5). Trong
rầm cầu có chứa bán trục (4), bán trục này liên kết với trục (8) bằng khớp căc đăng
đồng tốc (6). Đầu ngoài trục (8) có then hoa để lắp với phần then của nắp (9), nắp này
được bắt chặt với moayơ (7) và vành bánh xe (14). Moayơ (7) quay quanh cam (11)
bằng (2) ổ bi côn (10) và cam (11) liên hệ với hệ thống lái, đồng thời được quay quanh
chốt (12) bằng ổ bi côn.

Hình 2.10: Cầu dẫn hướng chủ động
1. Bộ truyền lực chính


6. Khớp các đăng đồng

10. Ổ bi

2.Vỏ cầu

tốc

11.Cam quay

3.Vi sai

7.Moay ơ

12.Chốt chuyển hướng

4.Bán trục

8.Trục

13.Ổ bi

5.Rầm cầu

9.Nắp

14.Vành bánh xe
21



Khi lực truyền từ hộp số phụ đến cặp bánh răng truyền lực chính (1), qua vỏ vi
sai đến bán trục (4), qua khớp các đăng đồng tốc (6) đến trục (8) làm bánh xe dẫn
hướng (14) quay.
Khi quay vòng lực từ hệ thống lái qua cơ cấu dẫn động đến cam quay (11) cam
moayơ (7) và bánh xe (14) quay đi một góc để đổi phương chuyển động của xe.
2.3.5 Cầu chủ động
Cầu chủ động của ô tô có ba bộ phận chính là bộ truyền lực chính, cơ cấu vi sai và
bán trục
2.3.5.1 Bộ truyền lực chính
Bộ truyền lực chính hay truyền lực trung gian có tác dụng làm tăng tỉ số truyền
hoặc tăng mômen xoắn trong hệ thống truyền lực của ô tô. Gồm có 2 loại: loại đơn
và loại kép.
™ Loại đơn
Bộ truyền lực chính hay truyền lực trung gian loại đơn chỉ có một cặp bánh
răng ăn khớp, bao gồm bánh răng chủ động (1) và bánh răng bị động (2), dạng côn
xoắn (hình 2.11) hay dạng hypôit (hình 2.12)

Hình 2.11: Bộ truyền lực chính loại đơn, dạng bánh răng côn xoắn
1. Bánh răng chủ động

19

2. Bánh răng bị động


Hình 2.12: Bộ truyền lực chính loại đơn, dạng bánh răng hypôit
1. Bánh răng chủ động

2. Bánh răng bị động


™ Loại kép
Bộ truyền lực chính loại kép có hai cặp bánh răng ăn khớp (hình 2.13): cặp
bánh răng (1, 2) dạng côn xoắn và cặp bánh răng (3, 4) dạng trụ răng thẳng hoặc răng
nghiêng

Hình 2.13: Bộ truyền lực chính loại kép có hai cặp bánh răng
1, 2. Cặp bánh răng côn xoắn hoặc hypôit
3, 4. Cặp bánh răng trụ răng thẳng hoặc răng nghiêng
5. Cơ cấu vi sai
2.3.5.2 Cơ cấu vi sai
Cơ cấu vi sai hay hộp vi sai có tác dụng làm cho hai bánh xe chủ động quay
cùng tốc độ, khi ô tô chuyển động thẳng và quay khác tốc độ, khi ô tô chuyển động
quay vòng, bảo đảm lái xe dễ dàng, giảm tiêu hao công suất động cơ và làm cho lốp đỡ
mòn…Trên ô tô thường sử dụng cơ cấu vi sai bánh răng côn.
Cơ cấu vi sai bánh răng côn là một cơ cấu hành tinh (hình 2.14) gồm có: bánh
răng (3), còn gọi là bánh răng mặt trời hoặc bánh răng bán trục, lắp cố định với bán
20


trục (1) bằng rãnh then hoa, bánh răng (5) cũng lắp cố định với bán trục (9) bằng rãnh
then hoa. Hai bánh răng (10), còn gọi là bánh răng hành tinh luôn luôn ăn khớp với các
bánh răng bánh trục (3) và (5), có thể tự quay xung quanh đường tâm của nó nhờ trục
(4) và (11). Vỏ hay hộp vi sai (2) có gắn bánh răng (6) ăn khớp với bánh răng (7) của
bộ truyền lực chính.

Hinh 2.14: Cơ cấu vi sai
1, 9. Bán trục

2. Vỏ


3, 5. Bánh răng bán trục

4, 11. Trục của bánh răng hành tinh (10)

8. Trục của bánh răng

6, 7. Cặp bánh răng của bộ truyền lực chính

4, 10. Bánh răng hành tinh

2.3.5.3 Bán trục
Bán trục hay nửa trục có tác dụng truyền mômen xoắn từ bộ truyền lực chính,
qua cơ cấu vi sai, đến bánh xe chủ động.
Bán trục (hình 2.15) thường chế tạo bằng thép, có dạng hình trụ đặc, một đầu có
rãnh then hoa để lắp với bánh răng bán trục của cơ cấu vi sai, một đầu có gắn mặt bích
để lắp cố định với bánh xe chủ động bằng bulông. Bán trục này thường dùng trên ô tô
có hệ thống treo phụ thuộc và không có truyền động cuối cùng. Tùy theo tính năng của
ô tô hay cách lắp đặt ổ bi, bán trục được chia làm hai loại: loại giảm tải một nửa và
loại giảm tải hoàn toàn

21


1
2

3
Hình 2.15 Bán trục hay nửa trục
1. Bán trục


2. Rãnh then hoa

3. Mặt bích
™ Loại giảm tải một nửa
Loại này được dùng cho ô tô du lịch và vận tải nhẹ. Đầu trong của bán trục lắp
với bánh răng bán trục bằng rãnh then hoa và tì vào giá đỡ trục của bánh răng hành
tinh (vỏ của cơ cấu vi sai), quay trong ổ lăn (3). Đầu ngoài của bán trục quay trên hai ổ
lăn (2) và lắp cố định với moayơ (1) của bánh xe chủ động
Khi ô tô chuyển động, loại bán trục giảm tải một nửa, chịu xoắn và uốn, do mômen
xoắn truyền đến bánh xe chủ động (M), lực kéo tiếp tuyến (F) và lực trượt ngang (T)
của bánh xe chủ động

Hình 2.16: Bán trục giảm tải một nửa
1. Moayơ

2, 3. Ổ lăn

4. Bán trục
22

5. Ống bạc (trượt) của bán trục


×