Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN của c mác về lý LUẬN CHỦ NGHĨA CỘNG sản KHOA học TRONG tác PHẨM PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH gô TA, ý NGHĨA của nó TRONG THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.03 KB, 16 trang )

1

PHÁT TRIỂN CỦA MÁC VỀ LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM: “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”
Ý NGHĨA CỦA NĨ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Trong cơng tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần phê
phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào lưu
cơ hội. Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một cách
giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự phản
bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa cộng
sản khoa học.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Mác viết tác phẩm này vào năm 1875. Đây là một sự phân tích có tính
chất phê phán cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ Đức tại Đại hội tổ chức ở
Gôta. Đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Tây Âu và của phong trào cơng
nhân thì Cơng xã Pari năm 1871 là một bước ngoặt. Thời kỳ này đã xuất hiện
các chính đảng của giai cấp cơng nhân có tính chất quần chúng.
Lúc này, học thuyết mácxít được truyền bá rộng rãi và giúp cho chính
đảng của giai cấp công nhân ở các nước giành được thắng lợi, đồng thời học
thuyết Mác đã đập tan mọi học thuyết xã hội chủ nghĩa của giai cấp tiểu tư sản.
Biện chứng của lịch sử là: sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực lý luận,
buộc kẻ thù phải thay đổi bộ mặt tự hóa trang làm người mácxít để chống chủ
nghĩa Mác. Chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức đã xuất hiện từ trong nội bộ
của Đảng xã hội dân chủ.
Mác và Ăngghen đã có nhiều cố gắng để thành lập chính đảng cách mạng
của giai cấp công nhân ở các nước. Trước tiên là ở Đức. Vào những năm 60 và
đầu những năm 70 thế kỷ XIX, ở Đức có hai tổ chức của cơng nhân. Một lấy tên
là Tổng Hội liên hiệp công nhân Đức do Látxan cùng đồ đệ lãnh đạo và Đảng xã
hội dân chủ Đức còn gọi là Đảng Aidơnach do Liếpnếch và Bêben lãnh đạo. Sau
khi nước Đức thống nhất, vấn đề thống nhất hai tổ chức giai cấp công nhân Đức



2

cũng được đặt ra. Mác và Ăngghen đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo Đảng
Aidơnách chớ có nóng vội liên hiệp hoặc hợp nhất, bởi vì phái Látxan là kẻ thù
của chủ nghĩa xã hội khoa học. Mác và Ăngghen chủ trương là nên thống nhất
phong trào công nhân Đức từ dưới, làm cho phái Látxan bị cô lập trong quần
chúng nhân dân, nếu hợp nhất với phái Látxan phải dựa trên những nguyên tắc
của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhưng những nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách
đứng đầu Liếpnếch không làm theo ý kiến mà Mác và Ăng ghen đã nhắc nhở, họ
tiến hành hợp nhất hồn tồn vơ điều kiện, và tới tháng 5-1875, Đại hội đại biểu
đảng liên hiệp đã được triệu tập ở Gôta. Người chủ chốt thảo ra cương lĩnh hợp
nhất là Liếpnếch. Khi Liếpnếch dự thảo bản cương lĩnh, Mác không biết, sau khi
viết xong rồi mới đưa dự thảo cho Mác. Mác bất bình trước sự phản bội các
nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học được thể hiện trong cương lĩnh và
sự nhượng bộ của Đảng Aiđơnách trước phái Látxan một cách nhục nhã. Mác đã
biên chú vào lề để phê phán từng phần của cương lĩnh, chính thức gọi là “Phê
phán Cương lĩnh Gôta”.
Bất chấp sự phê phán của Mác - Ăngghen về bản cương lĩnh, Đại hội đại
biểu liên hiệp Gơta vẫn thơng qua bản cương lĩnh đó. Chính sự thỏa hiệp này đã
trở thành một trong những nguyên nhân của sự thối hóa, biến chất của Đảng xã
hội dân chủ Đức và sau này đẻ ra chủ nghĩa cơ hội.
Phái Látxan trở thành tiền thân của chủ nghĩa cơ hội ở trong Đảng xã hội
dân chủ Đức. Tư tưởng của phái Látxan trở thành một trong những nguồn gốc lý
luận của chủ nghĩa cơ hội bất chấp sự phản đối của bọn cơ hội trong Quốc tế II
năm 1891, Ăngghen cho xuất bản lần đầu tiên tác phẩm Phê phán Cương lĩnh
Gôta của Mác.
Ăngghen công bố rằng, với tinh thần cách mạng mácxít, “Phê phán
Cương lĩnh Gơta” đã giáng một đòn nặng nề vào bọn cơ hội chủ nghĩa. “Phê
phán Cương lĩnh Gôta là một trong những văn kiện có tính chất cương lĩnh của

chủ nghĩa Mác cách mạng.


3

Nội dung của tác phẩm
Tác phẩm gồm những lời nhận xét của Mác đối với bản cương lĩnh của
Đảng xã hội dân chủ Đức và bức thư của Mác gửi Brắcơ ngày 5-5-1875 với hai
nội dung:
+ Mác phê phán về nguyên lý lý luận và kinh tế trong Cương lĩnh Gôta là
chịu ảnh hưởng của phái Látxan.
+ Phát triển thêm về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học các tác phẩm
trước đó chưa đề cập đến.
1. Phê phán của Mác về những nguyên lý lý luận và chính trị của phái
Látxan
a) Phê phán lý luận gọi là “quy luật sắt về tiền công”
Látxan đưa vào thuyết nhân khẩu của Mantuýt cho rằng dân số trong xã
hội bao giờ cũng thừa, và tư liệu sinh hoạt tăng lên chậm hơn mức tăng của nhân
khẩu, do đó cơng nhân chỉ có thể thu được tiền công với mức thấp nhất và tự gọi
đây là “quy luật sắt về tiền công”. Theo Mác điều đó là hồn tồn do Látxan bịa
ra chứ khơng phải có quy luật của kinh tế tư bản chủ nghĩa như vậy. Cương lĩnh
Gơta nêu rõ rằng, chính đảng của cơng nhân phải xố bỏ hệ thống tiền cơng theo
“quy luật sắt của tiền cơng”, như vậy có nghĩa là Cương lĩnh của Đảng đã tiếp
thu quan điểm của Látxan và đồng thời lại công nhận luôn cả thuyết Mantuýt.
Theo Mác, nếu quy luật ấy là có thực thì người ta cũng khơng thể xóa bỏ nó
được, vì vậy quy luật này có tồn tại hay khơng thì việc đề ra u sách trong
cương lĩnh địi xóa quy luật cũng vẫn là sai, vả chăng, trong thực tế làm gì có thứ
“quy luật sắt của tiền cơng” như thế. Trong bộ Tư bản, Mác đã vạch ra rằng: tiền
cơng là hình thức biểu hiện giá trị hay giá cả của sức lao động, và cái quyết định
con số thực tế của tiền cơng là do ở mỗi tình hình cụ thể, do ở nhiều điều kiện,

chứ khơng phải là do ở “quy luật sắt” nào cả. Học thuyết về giá trị thặng dư của
Mác đã bóc trần nguồn gốc và thực chất của sự bần cùng hóa giai cấp công nhân
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, do đó đã đập tan cả thuyết Mantuýt.


4

Theo học thuyết giá trị thặng dư của Mác, muốn xóa bỏ hệ thống tiền
cơng cần xóa bỏ lao động làm thuê và như thế có nghĩa là phải xóa bỏ hệ thống
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, việc xóa bỏ tiền cơng được đề ra như một điều
chủ yếu và độc lập là không đúng. Cho nên, đưa ra cái gọi là “quy luật sắt” vào
trong Cương lĩnh của Đảng tức là đã phản ngược lại lý luận chủ nghĩa cộng sản
khoa học.
b) Phê phán yêu sách kinh tế của chủ nghĩa Látxan ghi trong Cương lĩnh
là thực hiện phân phối cơng bằng, là địi sản phẩm của lao động phải thuộc về
mọi thành viên trong xã hội
Mác vạch rõ, cái gọi là “sản phẩm toàn vẹn của lao động” phải thuộc về
mọi thành viên của xã hội, lập luận đó, u sách đó là bơng lơng, rỗng tuếch, đó
là câu nói của những người dốt đặc về khoa kinh tế học. Giả thuyết theo cách nói
của họ, mọi thành viên trong xã hội đều chiếu theo quyền lợi bình đẳng nhận
được sự thu nhập “tồn vẹn” thế thì kẻ khơng lao động cũng vẫn được hưởng thu
nhập, chỉ riêng điều đó cũng đã làm cho thu nhập của người lao động bị khấu trừ
rồi. Nếu bảo chỉ có những người làm việc mới được hưởng thu nhập, thế thì làm
sao có thể nói được mọi thành viên trong xã hội đều có “quyền lợi bình đẳng”.
Cho nên, trong bản Cương lĩnh đã tự mâu thuẫn lôgic. Hơn nữa, Mác nêu rõ là
phương thức phân phối bao giờ cũng do phương thức sản xuất, do trình độ sản
xuất quyết định.
Mác cho rằng, ngay trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai cũng khơng
thể nào có cái thu nhập gọi là “tồn vẹn của lao động”; khơng bị cắt xén. Mà
trước khi phân phối số sản phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu cá nhân cho mọi

người, thì xã hội cũng cần phải có khấu trừ một bộ phận để bù đắp các khoản:
hao mòn tư liệu sản xuất, dùng cho tái sản xuất, dùng quỹ bảo hiểm đề phòng tai
nạn, dùng chi tiêu cho trường học, cho công cuộc bảo đảm sức khỏe, dùng làm
quỹ nuôi những người khơng có khả năng lao động chi tiêu, xây dựng quê


5

hương. Chỉ sau khi khấu trừ những khoản đó, phần cịn lại mới có thể đem phân
phối cho mọi cá nhân.
Như vậy, trong tác phẩm này, Mác đã phê phán yêu sách kinh tế của chủ
nghĩa Látxan mà Cương lĩnh Gôta đã đưa vào, đã vạch ra rằng, yêu sách này là
dựa trên cơ sở của kinh tế học tư sản, nó cắt rời giữa phân phối với sản xuất.
c) Phê phán Cương lĩnh Gô ta phản bội, chủ nghĩa quốc tế vơ sản
Cương lĩnh Gơta khơng hề nói đến nghĩa vụ quốc tế của giai cấp vô sản
Đức.
Chủ nghĩa Mác không phủ định yếu tố dân tộc trong chủ nghĩa xã hội,
nhưng Mác phê phán “Cương lĩnh Gôta” là đã quá sa vào chủ nghĩa xã hội dân
tộc. Theo Mác, quan điểm này là rất quan trọng, bởi bọn địa chủ quý tộc, tư sản
Đức đang lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để bắt giai cấp công nhân phục tùng quyền
lợi và yêu cầu của giai cấp tư sản là không lợi dụng quan điểm chủ nghĩa dân
chủ Látxan đưa ra.
d) Phê phán quan điểm của Látxan cho rằng, ngồi giai cấp vơ sản ra,
hết thảy mọi giai cấp khác chỉ là một khối phản động
Lập luận này của Látxan đã phủ định khả năng tham gia cách mạng của
giai cấp nông dân và tiểu tư sản, như vậy đã đẩy giai cấp vơ sản bị cơ lập. Điều
đó chỉ có lợi cho giai cấp bóc lột. Yêu sách của “Cương lĩnh Gôta” nêu lên
không phải là đấu tranh giai cấp mà là yêu sách của chủ nghĩa Latxan: tổ chức
những “hợp tác xã sản xuất” của công nhân do nhà nước giúp đỡ. Đề ra yêu sách
này có nghĩa là thụt lùi một bước, là làm cho phong trào công nhân quay về hoạt

động bè phái. Mác cho rằng: nói rằng những người lao động muốn xây dựng
những điều kiện sản xuất tập thể theo quy mô xã hội và trước hết theo qui mơ
dân tộc điều đó chỉ có nghĩa là họ cố gắng tìm cách lật đổ những điều kiện sản
xuất hiện nay và việc đó khơng liên quan gì tới việc thành lập những hợp tác xã
do nhà nước giúp đỡ. Thay đấu tranh giai cấp bằng những hoạt động bè phái đã
làm cho phong trào công nhân đi vào thế cô lập trước mặt kẻ thù giai cấp. Lập


6

luận trên đây của Látxan và quan điểm phủ định liên minh công – nông của bọn
cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II có mối liên hệ tư tưởng rất rõ ràng, cho nên
phê phán của Mác đối với chủ nghĩa Latxan trên vấn đề này đã vạch ra đường lối
cơ bản cho việc phê phán chủ nghĩa cơ hội sau này trong phong trào cộng sản
quốc tế.
đ) Phê phán quan điểm về nhà nước trong Cương lĩnh Gôta
Đây là một quan điểm rất tai hại và phản động. Tính chất nguy hại của nó
ở chỗ nó phủ định nguyên lý của Mác về sự cần thiết phải thiết lập chun chính
vơ sản. Đối lập với học thuyết mácxít, nó nêu lên cái gọi là “Nhà nước tự do”...
Đem thuyết “Nhà nước tự do” thay cho học thuyết về chun chính vơ sản của
Mác là đem thay thế u sách xã hội chủ nghĩa bằng yêu sách dân chủ tư sản và
mang dấu ấn màu sắc của chủ nghĩa Látxan. Mác - Ăngghen đã phê phán thuyết
“Nhà nước tự do” cho rằng mục đích của chủ nghĩa cộng sản khơng phải là cái
gì chung chung gọi là “nhà nước tự do” mà là tiêu diệt mọi nhà nước. Nói “Nhà
nước tự do” nghĩa là muốn nhà nước tồn tại mãi mãi và trong thực tế là sùng bái
nhà nước đương thời.
Hơn nữa, “Nhà nước tự do” là gì? và đối với ai để nói nhà nước tự do?
Ăngghen cho rằng, giai cấp vô sản cần nhà nước chứ không phải là vì để tự do,
mà là để trấn áp giai cấp bóc lột. Vậy, yêu sách “Nhà nước tự do” cũng là rỗng
tuếch. Trong khi đưa ra “Nhà nước tự do”, Cương lĩnh Gôta không hề nhắc tới

việc tiêu diệt nhà nước tư sản, như vậy thực tế vấn đề chỉ là cải thiện nhà nước
đương thời mà thôi. Cương lĩnh thể hiện quan niệm về tính siêu giai cấp của nhà
nước, do đó có thể dựa vào nhà nước của giai cấp bóc lột để tổ chức chủ nghĩa
xã hội lập các hợp tác xã do nhà nước Phổ giúp đỡ để xây dựng chủ nghĩa xã
hội; Điều đó hồn tồn trái ngược quan điểm của Mác là phải qua cách mạng,
đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột và lập nền chun chính vơ sản để đi tới
chủ nghĩa xã hội.


7

Tóm lại, qua các vấn đề trên, ta thấy “Cương lĩnh Gơta” phản ngược lại lý
luận mácxít khoa học. Ngồi chủ nghĩa Látxan, “Cương lĩnh Gơta” cịn thu nhặt
rất nhiều thứ khác nữa ở trong một đảng theo chủ nghĩa tự do tư bản, vì vậy, Mác
đã phê phán kiên quyết. Mác đã đánh giá thực chất Cương lĩnh Gôta như sau:
“Mặc dầu tất cả những lời lẽ dân chủ rất kêu của nó, tồn bộ Cương lĩnh từ đầu
chí cuối đều nhiễm phải cái bệnh của phái Látxan là lòng tin của thần dân vào
nhà nước, hoặc là - điều này cũng chẳng có gì tốt hơn - tin vào phép màu dân
chủ, hay nói cho đúng hơn, đó là sự thỏa hiệp giữa hai lòng tin ấy vào phép màu,
cả hai loại đều xa lạ như nhau với chủ nghĩa xã hội”.
2. Phát triển của Mác về lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta” khi phê phán chủ nghĩa Látxan, Mác
đã phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học. Mác đã đề ra nguyên lý về
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đã nêu
nguyên lý về hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa và sự khác
nhau giữa hai giai đoạn đó.
a) Lý luận về thời kỳ quá độ
Trước khi viết “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác đã chứng minh sự cần
thiết phải thiết lập chuyên chính vô sản, sự cần thiết phải đập tan bộ máy nhà
nước của giai cấp tư sản. Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta”, Mác nêu vấn đề

này bằng một phương thức khác. Mác nói, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội khơng thể khơng có một thời kỳ q độ về chính trị. Nhà nước của thời kỳ
quá độ này là nền chun chính của giai cấp vơ sản. Mác khẳng định rằng: giữa
xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội
trước đến xã hội sau. Tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị
trong đó nhà nước khơng thể làm khác hơn là chun chính cách mạng của giai
cấp vơ sản. Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, Mác phê phán chủ nghĩa Látxan
khơng phải là vì nó đề ra u sách có tính chất dân chủ tư sản, mà vì nó chỉ thỏa
mãn với u sách đó, khơng đưa ra một chút gì về yêu sách xã hội chủ nghĩa mà


8

chỉ đem u sách có tính chất dân chủ tư sản thay cho yêu sách dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Tư tưởng về chun chính vơ sản của Mác được Lênin phát triển
trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Trong tác phẩm đó, Lênin khẳng định
rõ thái độ vơ sản chuyên chính đối với dân chủ và so với dân chủ tư sản thì vơ
sản chun chính cịn dân chủ gấp nhiều lần.
b) Lý luận về phân phối
Trong khi phê phán sản phẩm, “toàn vẹn của lao động” của chủ nghĩa
Látxan, Mác đồng thời cũng chỉ rõ cách đặt vấn đề phân phối như thế nào sau
khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt và chủ nghĩa cộng sản giành được thắng lợi.
Mác đã vứt bỏ những câu rỗng tuyếch trong Cương lĩnh về “phân phối công
bằng và đặt vấn đề này trên một cơ sở khoa học”. Mác đặt vấn đề phân phối
trong sự liên hệ với trình độ phát triển của bước sản xuất xã hội. Mác cho rằng,
trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước và
pháp luật, và với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện
phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
Theo Lê nin, cách phân phối này là một “bước tiến vĩ đại” vì nó nói lên
bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền

làm việc và có quyền hưởng theo lao động của mình. Nhưng sự bình đẳng như
vậy vẫn chưa phải là tuyệt đối. Ở đây mới chỉ xác lập quyền bình đẳng về quan
hệ đối với tư liệu sản xuất và lập nên chế độ cơng hữu xã hội chủ nghĩa, đã xóa
bỏ chế độ người bóc lột người. Nhưng về mặt tiêu dùng và phân phối, thực tế
chưa hồn tồn bình đẳng, vì tuy mọi người bình đẳng hưởng theo lao động
nhưng thực tế mỗi người khác nhau: năng lực cơng tác có người giỏi người kém,
nhân khẩu có gia đình nhiều người có gia đình ít người cho nên về tiêu dùng mọi
người khơng hưởng như nhau. Mác viết rằng: “Nhưng đó là những thiếu sót
khơng thể trách khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó
vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền
không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa


9

của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn
của xã hội cộng sản, Mác nói rõ thêm: cùng với sự phát triển của xã hội xã hội
chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao;
sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nơng thơn
được xóa bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi
người, và do đó, tất nhiên phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc
mới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là lúc xã hội có thể sản xuất
ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật
chất để kích thích lao động nữa.
Nguyên lý của Mác về hai giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
bằng chứng thể hiện sức mạnh vĩ đại của lý luận khoa học. Nó dự kiến tương lai
của con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Tất nhiên, trong nguyên
lý này không thể dự kiến hết mọi cái của tương lai.
Ý nghĩa của tác phẩm
Đây là một di sản quý báu về lý luận mà các tác phẩm khác chưa đề cập

đến:
- Quan niệm thiên tài về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa.
- Khẳng định tính tất yếu khách quan của q trình cải biến cách mạng từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội .
- Làm nổi bật tính tất yếu, vai trị lịch sử của chun chính vơ sản.
Về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, phải quan tâm xây dựng cho
được một cương lĩnh chính trị đúng đắn. Tác giả đem lại cho ta một kiểu mẫu về
việc hoàn chỉnh một cách khoa học bản Cương lĩnh cách mạng của chính đảng
vơ sản. Trong cơng tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh thần
phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của các trào
lưu cơ hội. Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ chức một
cách giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng bất kỳ một sự


10

phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý luận chủ nghĩa
cộng sản khoa học.
Thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong
những thập kỷ đầu thế kỷ XX, mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917, đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học trong tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen về tính tất yếu của cách mạng vô sản. Như chúng ta đã biết, nước
Nga - vào đêm trước của cuộc cách mạng vô sản, đứng trước một thời điểm lịch
sử: là khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, là nơi tập trung những
mâu thuẫn xã hội và dân tộc gay gắt nhất; đồng thời, là nơi hội tụ đầy đủ nhất
những điều kiện khách quan và chủ quan cho một cuộc cách mạng vơ sản. Với
những điều kiện hiện thực đó, cách mạng vơ sản khơng cịn thuần t là một học
thuyết lý luận, mà đã trở thành một nhu cầu bức thiết của thực tiễn. Được soi
sáng bằng học thuyết khoa học do C.Mác, Ph.Ăngghen xây dựng nên và được

đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, Cách mạng
Tháng Mười Nga đã thực sự làm “rung chuyển thế giới”, “mở ra một thời đại
mới trong lịch sử thế giới”(1), và mang lại “con đường giải phóng cho các dân
tộc và cả lồi người…”(2).
Mặc dù chỉ tồn tại hơn 70 năm, song với hàng loạt giá trị nhân văn sâu sắc,
những cống hiến vô giá, mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử tồn nhân loại, chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô - con đẻ của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 10
Nga, đã và mãi mãi trở thành niềm tự hào của nhân dân Xơviết cũng như của cả
lồi người tiến bộ.
Phải thừa nhận rằng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô
và các nước Đông Âu là một tổn thất to lớn đối với phong trào đấu tranh của giai
cấp vô sản thế giới, là một sự đáng tiếc đối với nhân loại yêu chuộng hồ bình và
tiến bộ xã hội. Nhưng, nếu viện vào cái “khúc quanh” này của lịch sử để cho
1
2

V.I.Lênin. Toàn tập, t. 44. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 155.
Hồ Chí Minh. Tồn tập, t. 12. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 301.


11

rằng lịch sử nhân loại đang tiến theo một hướng khác, nếu viện vào sự đổ vỡ này
để phủ nhận tính tất yếu của cách mạng vơ sản với tính cách một học thuyết
khoa học, một phương thức duy nhất để thực hiện bước chuyển lịch sử từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì lại là một sai lầm nghiêm trọng, cả về
phương diện nhận thức lẫn thực tiễn.
Có thể nhận thấy rằng, sau khi chủ nghĩa xã hội với tính cách một hệ
thống thế giới được thiết lập và trở thành “đối trọng” trực tiếp, chủ nghĩa tư bản
hiện đại đã tiếp thu và vận dụng, dù là tự giác hay không tự giác, một số giá trị

hợp lý của chủ nghĩa xã hội hiện thực; đồng thời, bản thân nó cũng có sự tự điều
chỉnh nhất định để thích ứng với điều kiện mới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sở
hữu, chủ nghĩa tư bản đang mở rộng hình thức cổ phần hố, một bộ phận công
nhân đồng thời là những cổ đông; trong lĩnh vực xã hội, nó cũng nới rộng cho
người dân được hưởng một số quyền lợi, phúc lợi cơng cộng nào đó... Tuy
nhiên, những thay đổi như vậy hồn tồn khơng có nghĩa là chủ nghĩa tư bản
đang trong quá trình “tự lột xác”; cũng không phải là chủ nghĩa tư bản phát triển
càng cao thì chủ nghĩa xã hội càng lớn dần lên trong lịng chủ nghĩa tư bản và do
đó, cách mạng xã hội đang dần trở thành “cái bướu thừa” của lịch sử. Những
cuộc chiến tranh đẫm máu ở Irắc, Apganixtan…, những bất ổn chính trị ở các
nước cộng hồ thuộc Liên Xơ trước đây, những cuộc nội chiến tranh giành
quyền lực tại một số nước hoặc vùng lãnh thổ hiện nay bắt nguồn từ đâu nếu
không phải là từ sự chủ động can thiệp dưới nhiều hình thức của chủ nghĩa đế
quốc? Vì sao Mỹ, một trong những nước tư bản phát triển nhất, vẫn đẩy mạnh
cuộc chạy đua vũ trang, thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” mà đối tượng
trước hết là nhằm vào các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Thêm nữa, cần nhớ là, trước đây, khi đấu tranh chống hai khuynh
hướng thốt ly chủ nghĩa Mác trong phong trào cơng nhân châu Âu (chủ
nghĩa xét lại và chủ nghĩa vô chính phủ), V.I.Lênin, một mặt, nhấn mạnh
rằng, chủ nghĩa tư bản tự nó tạo ra người đào huyệt chơn nó, tự nó tạo ra


12

những nhân tố của một chế độ mới; mặt khác, ông cảnh tỉnh những người
cộng sản: “nếu không có một “bước nhảy vọt”, thì những nhân tố riêng lẻ đó
khơng làm thay đổi được một tí gì trong tình hình chung của sự vật, khơng
đụng chạm gì đến nền thống trị của tư bản”( 3). “Bước nhảy vọt” đó khơng
thể là cái gì khác hơn sự bùng nổ và thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy giai cấp phong kiến không tự
nguyện dâng ngai vàng của nó bằng hai tay cho giai cấp tư sản, mặc dù vào
giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, giai cấp phong kiến đã suy tàn. Khi đó,
giai cấp tư sản với tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần của nó đã phủ định
giai cấp phong kiến và chủ nghĩa tư bản là kết quả trực tiếp của cách mạng tư
sản. Bởi vậy, sẽ là ảo tưởng, hão huyền nếu nghĩ rằng giai cấp tư sản sẽ tự từ
bỏ quyền lợi giai cấp của mình. Tính tất yếu của cách mạng vơ sản trong bước
chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là lơgíc phát triển tự thân của
lịch sử được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác rút ra từ chính sự vận động
của lịch sử, chứ khơng phải là một “nguyện vọng chủ quan”. Và do đó, dù
người ta thừa nhận hay cố tình tìm cách phủ nhận, lịch sử vẫn tiếp tục vận
động theo những quy luật khơng thể đảo ngược. Mặc dù có nhiều biến động
và thay đổi nhanh chóng, song thời đại hiện nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là cả một quá trình cải biến cách mạng lâu dài và khơng ít khó
khăn, trong đó khơng loại trừ những bước thụt lùi, dích dắc của lịch sử. Chủ
nghĩa xã hội, như khẳng định của C.Mác và Ph.Ăngghen, không phải là một
khuôn mẫu đúc sẵn, mà là một phong trào hiện thực. Điều đó địi hỏi giai cấp
vơ sản phải ln tỉnh táo và ý thức rõ ràng về sứ mệnh lịch sử của mình. Và,
trong cuộc đấu tranh để cải biến xã hội, giai cấp vơ sản khơng được giáo điều,

3

V.I.Lênin. Tồn tập., t.20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 78.


13

mà phải sáng tạo; đổi mới sách lược, hình thức và phương pháp đấu tranh
nhưng không xa rời những yêu cầu có tính ngun tắc.

Bản chất của chủ nghĩa tư bản, của giai cấp tư sản là ln tìm đủ mọi
phương kế, kể cả những cách phi nhân tính nhất; thậm chí sẵn sàng “chui vào
giá treo cổ” để có được lợi nhuận tối đa. Với bản chất cố hữu ấy, nó khơng
bao giờ tự nguyện rời bỏ vũ đài chính trị, hy sinh quyền lợi giai cấp của mình.
Đó là điều mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác căn dặn giai cấp vô sản
cần ghi nhớ để thực hiện trọng trách do lịch sử trao cho. Lịch sử luôn vận
động, phát triển theo các quy luật khách quan, theo lơgíc tự thân của mình.
Với mọi toan tính nào đó, những thế lực đi ngược lại với lợi ích của quảng đại
quần chúng nhân dân có thể làm chậm bước tiến, nhưng khơng bao giờ có thể
đảo ngược được quy luật vận động và phát triển của lịch sử. Nói cách khác,
cuộc cách mạng vơ sản do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành
luôn là một tất yếu để thực hiện bước chuyển lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới. Theo đó, những tư tưởng vượt
thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen về cách mạng vơ sản trong Hệ tư tưởng
Đức vẫn cịn ngun giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động hiện nay vì một xã hội
tốt đẹp, nhân đạo hơn.
Hiện nay, tồn cầu hố, mà cốt lõi là tồn cầu hố kinh tế, đã trở thành
một xu thế khách quan, tất yếu của thời đại. Toàn cầu hố, xét về bản chất, là
q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên toàn thế giới, hay nói như C.Mác, đó là q trình lịch sử biến thành lịch
sử thế giới, quá trình phát triển phổ biến của lực lượng sản xuất và của sự giao
tiếp có tính chất thế giới.
Tồn cầu hố là một xu thế tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thế giới,
bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của lực


14


lượng sản xuất thông qua các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cách
mạng thông tin. Tuy nhiên, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra trong Hệ tư
tưởng Đức, lực lượng sản xuất và các hình thức giao tiếp đã phát triển tới mức
dưới sự thống trị của chế độ tư hữu, chúng trở thành lực lượng phá hoại. Trong
điều kiện tồn cầu hố hiện nay, những nghịch lý của sự phát triển đã xuất hiện
ngày càng nhiều, càng sâu sắc hơn.
Những mâu thuẫn vốn có của chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ ngày càng sâu
sắc hơn, nghiêm trọng hơn trong thời đại tồn cầu hố. Chúng không thể được
giải quyết bằng đấu tranh kinh tế, hoặc đấu tranh xã hội nữa mà phải dùng
những biện pháp đấu tranh chính trị, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản,
đặc biệt là tầng lớp tư bản tài chính, xố bỏ tận gốc ngun nhân tạo nên tình
trạng đầy nghịch lý của tồn cầu hố, đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
ra trong Hệ tư tưởng Đức cách đây hơn 160 năm: xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xố bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
Lúc đó, chúng ta sẽ có một tồn cầu hố như mong đợi, một tồn cầu hố đi
cùng với trật tự thế giới mới, cơng bằng, bền vững; một tồn cầu hố biến các
tiềm lực lợi ích khổng lồ cho nhân loại trở thành hiện thực. Đó chính là chủ
nghĩa cộng sản hiện thực.
Đối với Việt Nam hiện nay công cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến đổi lớn, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới gây trở lực
lớn đến quá trình phát triển đất nước. Các thế lực thù địch, phản động đang
điên cuồng chống phá. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, đổi mới dựa trên
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới khơng đổi
màu, vẫn kiên trì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi
mới vẫn giữ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy nội lực kết hợp
với sức mạnh của thời đại. Đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là
then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đổi mới ở Việt



15

Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tổ chức thực hiện.
Đổi mới ở Việt Nam là quá trình kết hợp biện chứng giữa đổi mới tư duy lý
luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn; là sự thống nhất hai chiều “dưới lên” và
“trên xuống”; là sự gặp gỡ giữa ý Đảng lòng dân. Điểm nổi bật của công cuộc
đổi mới ở Việt Nam là ln lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm
điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới phát triển và chính sự phát triển đã
tạo ra sự ổn định mới ở cấp độ cao hơn.
Tiếp tục quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi
sáng con đường cách mạng Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay,
Đại hội X của Đảng khẳng định: toàn Đảng, toàn dân tranh thủ thời cơ,
vượt qua thách thức, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ phát triển
nhanh, bền vững thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, nó
trang bị cho chúng ta thế giới quan phương pháp luận tiến bộ, vì thế đây là vấn
đề ln ln mới và việc nhận thức nó khơng ngừng phải nâng lên ở những tầng
bản chất và cao hơn. Thực tiễn sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã chứng minh
chủ nghĩa Mác - Lênin không thể thiếu được và bao giờ nó cũng là ánh sáng soi
đường, là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cuối cùng. Có thể nói, nếu
khơng có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì khơng có con đường
giải phóng dân tộc, khơng có con đường cách mạng đúng đắn của Việt Nam.
Điều đó đặt ra cho những người cộng sản chân chính Việt Nam nhiệm vụ khơng
ngừng học tập, nghiên cứu để nắm vững, vận dụng, bảo vệ và phát triển tích cực
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.
Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là học viên cao học - học viện Chính trị
khơng những phải biết tự giáo dục, tự rèn luyện mình mà cịn phải là một
chiến sĩ tuyên truyền, một nhà giáo dục; không những chỉ là người đầy tớ
thật trung thành mà còn phải là người lãnh đạo, người thày dẫn dắt quần



16

chúng và cấp dưới; phải noi gương tiền thân “Thầm lặng mà suy nghĩ. Học
không biết chán. Dạy không biết mỏi”...



×