Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Luận văn tốt nghiệp Điều tra thành phần giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 54 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề bài.
Việt Nam, là quốc gia có tới 80% dân số sống ở nông thôn và làm việc
gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều đó không những nói nên
nông nghiệp là nghành có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của xã hội mà nó
còn đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp có giá
trị hết sức lớn lao đối với con người không những phong phú về sản phẩm
quả, đa dạng về dinh dưỡng mà còn có tác dụng tạo công ăn việc làm, bảo vệ
môi trường, chống xói mòn đất. Trong các loại cây ăn quả thì cây vải là cây
ăn quả đặc sản quý, được trồng từ rất nâu đời có giá trị và hiệu quả kinh tế
cao. Ở nước ta tính đến 2004 diện tích trồng vải của cả nước đạt 102.300ha,
sản lượng đạt 305.000tấn (Chiếm 13,69% diện tích và 16,62% về sản lượng
cây ăn quả của cả nước), do cây vải là cây dễ nhân giống, dễ trồng, không kén
đất nên diên tích trồng vải không ngừng được mở rộng và tập trung chủ yếu
các tỉnh phía Bắc như ở Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc
Giang), Đông Chiều (Quảng Ninh).
Lục Ngạn là huyện miền núi ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang từ
những năm 60 của thế kỷ XX cây vải từ Thanh Hà đã theo chân nhưng cư dân
đi xây dựng vùng kinh tế mới đến Lục Ng ạn. Từ đó cây vải nhanh chóng phát
triển thành vùng vải rộng với diện tích lớn trên 20.000 ha, theo Nghị quyết
của Đảng bộ huyện Lục Ngạn đã xác định cây vải là cây chủ lực của địa
phương là cây xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên hiện nay ở vùng vải Lục Ngạn
ngoài giá trị kinh tế đích thực mà quả vải đem lại, thì một vài năm gần đây
cho thấy những vấn đề khó khăn về cơ cấu giống gặp phải là các vùng trồng


Khoa Nông Học

1

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

vải được trồng chủ yếu là giống vải Thiều Thanh Hà (chiếm 95%). Với vải
Thiều Thanh Hà thời gian chín tập chung vào tháng 6 vì vậy thời gian thu
hoạch quả dồn dập, sản lương lớn chưa có phương pháp bảo quản hợp lý, thị
trường tiêu thụ không ổn định dẫn đến giá bán rẻ, ảnh hưởng đến hiệu qủa
kinh tế của người trồng vải..
Để đánh giá khách quan về hiện trạng sản xuất cây ăn quả nói chung,
cây vải nói riêng ở Lục Ngạn cũng như những yếu tố hạn chế về sản xuất,
thâm canh cây vải, trên cơ sở lý luận thực tiễn, được sự phân công của khoa
Nông Học - Trường Đại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội, trong phạm vi đề tài
khoa học tốt nghiệp chúng tôi tiến hành đề tài:
“Điều tra thành phần giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng
suất, phẩm chất các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn”
1.2. Mục đích yêu cầu.
1.2.1. Mục đích.
- Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất cây ăn quả nói chung và cây vải
nói riêng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn - tỉnh
Bắc Giang, đồng thời tiến hành khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng của một số giống vải trồng để từ đó xác định những
thuận lợi và khó khăn của việc phát triển cây vải trên địa bàn và trên cơ sở đó

đề xuất cơ cấu giống cho hợp lý cho vùng vải này.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của huyện Lục Ngạn
- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn
- Điều tra cơ cấu, thành phần giống và hiện trạng trồng trọt tại các vườn
hộ
- Khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng của các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn

Khoa Nông Học

2

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Phân loại, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây vải
Cây vải có tên khoa học là: Lichi Chinesis Sonn, chi vải: Litchi, họ bồ
hòn: Sapindaceae, bộ bồ hòn: sapindales, phân lớp hoa hồng: Rosidae, lớp
ngọc lan: Dicotyledoneae, ngành ngọc lan: Magnoliophyta (Angiospermae)
Theo FAO (1989) [13] thì cây vải đã được biết đến trong các tài liệu
nghi lại vào năm 100 năm trước công nguyên Hoàng Đế Hán Vũ đã đem vải
vào miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Indonexia.
Theo Trần Thế Tục (2004) [6, tr 6-7] Nguồn gốc cây vải có ở giữa miền

Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và bán đảo Malai. Người ta thấy vải
dại mọc trong rừng của 4 tỉnh phía Nam (Quảng Đông,Quảng Tây, Vân Nam
và đảo Hải Nam) có nơi vải dại mọc thành rừng trên diện rộng và theo điều
tra của các nhà khoa học Trung Quốc thì trên sáu vạn núi lớn ở huyện giáp
ranh giữa huyện Bác Bạch và Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây đều có cây vải dại
chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [5,tr5-6] [7]
Theo phân tích của các nhà khoa học thì trong 100g phần ăn được của
quả vải có:
Năng lượng: 43 Kcal

Cellulose: 1,1 g

Nước: 87,8 g

Tro: 0,4 g

Protein: 0,7 g

VitaminC: 36

Gluxid: 10,0 g
Từ những năm 1990 trở lại đây cây vải là cây đem lại giá trị kinh tế cao
nhất ở vùng Đồng Bằng, Trung Du, miền núi phía Bắc
Năm 1997 diện tích trồng vải đạt: 21.114 ha
Năm 2002 diện tích trồng vải đạt: 65.545 ha, sản lượng : 118.000 tấn

Khoa Nông Học

3


Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Năm 2004 diện tích trồng vải đạt: 102.300 ha,sản lượng : 305.000 tấn.
Quả vải ngoài việc sử dụng để ăn tươi còn được chế biến như là sấy
khô, đồ hộp, rượu vang…Hoa vải còn chứa một nguồn mật rất tốt, cây vải
không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn góp phần vào việc bảo
vệ môi trường chống rửa trôi, xói mòn, phủ xanh đất chống đồi núi chọc…
Quả vải ngoài việc dùng để ăn tươi, quả vải còn có tác dụng chữa bệnh
từ lâu đời với tên thuốc trong y học cổ truyền là lệ chi, các sách cổ có ghi:
“Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích chí, khai vị, lợi tỳ, làm mạnh khoẻ, rất
tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược gầy yếu, dưỡng da làm đẹp nhan sắc,
chữa được nhiều bệnh, cùi vải phơi khô làm thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi
cho sức khoẻ của người cao tuổi và phù nữ”
2.2. Tình hình sản xuất vải trong nước và thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuât vải trên thế giới
Trên thế giới tính đến năm 2000 diện tích trồng vải đạt 780.000 ha. với
tổng sản lượng 1.95 triệu tấn trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng
600.000 ha và sản lượng đạt 1.75 triệu tấn [11] (chiếm 78% diện tích, 90%
sản lượng).
Bảng 2.1.Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
STT
Tên nước
Năm
Diện tich(ha) Sản lượng(tấn)
1

Trung Quốc
2001
584.000
958.000
2
Ấn Độ
2000
56.200
429.000
3
Thái Lan
1999
22.200
85.083
4
Đài Loan
1999
11.961
108.668
5
Australia
1999
1.500
3.5
Nguồn: Huang Y.L., H.B.huang lychee and Longan production in China
Trung Quốc được coi là quê hương của vải và là nước đứng đầu thế
giới về diện tích và sản lượng Năm 2001 diện tích trồng vải của Trung Quốc
là 584.000 ha, sản lượng đạt 958.000 tấn [14]. Sau Trung Quốc là Ấn Độ với
diện tích Năm 2000 là 56.200 ha, sản lượng đạt 429.000 tấn.


Khoa Nông Học

4

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

2.2.2. Tình hình sản xuất vải trong nước
Ở Việt Nam theo số liệu củ tổng Cục Thống kê đến năm 2004 diện tích
trồng vải của cả nước là 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn( Chiếm 13,69%
diện tích và 16,62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Tập trung nhiều ở
các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảnh Ninh…
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ở một số tỉnh trồng vải ở nước ta.
STT Địa Phương

Tổng diện
tích(Ha)

Diện tích cho Năng suất
sản phẩm (Ha)

Sản lượng

(Tạ/ha)

1

Bắc Giang
34.923
30.746
51,6
2
Hải Dương
14.219
12.634
37,7
3
Lạng Sơn
7.473
5.501
23,1
4
Quảng Ninh
5.174
3.847
45,1
5
Phú Thọ
1.705
1.306
72
6
Thái Nguyên
6.861
4.269
18,7
7

Vĩnh Phúc
2.923
1.325
83,7
8
Hà Tây
1.573
1.125
56,6
9
Hoà Bình
1.332
525
73,3
10
Thanh Hoá
1.709
950
40
Nguồn: Viện nghiên Cứu Rau Quả (2004) số liệu thống kê về cây

(Tấn)
158.774
47.632
12.684
17.349
9.400
8.787
11.087
6.370

3.853
13.800
ăn quả tài

liệu tổmh hợp và lưu hành nội bộ.
Chúng ta nhận thấy Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng vải lớn nhất cả
nước với diện tích 34.923 ha chiếm 34,14% về diện tích và sản lượng đạt
158.774 tấn chiếm 52,06% sản lượng vải của cả nước, đứng thứ 2 là tỉnh Hải
Dương diện tích 14.219 ha chiếm 18,25% diện tích cả nước, sản lượng 47.632
tấn chiếm 16,44% sản lượng cả nước.
2.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải
2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sinh
trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải.

Khoa Nông Học

5

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây
vải từ 210- 260C [1,tr.58-60 ]
Ở nhiệt độ cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng với vải chín sớm l à 4 0c,
giống chín muộn là 00C

Khi nhiệt độ từ 80 –100C thì khôi phục sinh trưởng
Khi nhiệt độ từ 100 – 12 0 C cây sinh trưởng chậm
Khi nhiệt độ trên 210C cây sinh trưởng tốt
Nhiệt độ từ 230 – 260 C cây sinh trưởng mạnh nhất.
Hàng năm cây vải cần khoảng 200 giờ lạnh dưới 13 0C để phân hoá
mầm hoa.
Nhiệt độ thích hợp cho thụ phấn thu tinh là 18 0 – 240C, lúc ra hoa, đậu
quả cần nhiệt đọ hơi lạnh, khô.
Tổng tích ôn: 25000C - 28000C
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ hoa đực, hoa cái của vải. Ở Trung
Quốc qua phân tích liên tục từ 1978 - 1985 về quan hệ giữa nhiệt độ bình
quân ngày của tháng1, tháng 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm đã phát
hiện ra giữa chúng có mối tương quan nghịch R= -0,86 có nghĩa là nhiệt độ
càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao [5,tr.93-96]
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoat động của bộ rễ và cành lá vải, khi
nhiệt độ đất từ 10 0- 20 0C rễ hoạt động mạnh, từ 23 0 – 260C rễ hoạt động thích
hợp nhất. Cành lá vải hoạt động mạnh từ 24 0- 320C nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp đều không có lợi cho mầm cành [8 ].
2.3.2.Yêu cầu về lượng mưa và độ ẩm
Lượng mưa thích hợp nhất cho vải sinh trưởng và phát triển là 12501700 mm mỗi năm, độ ẩm không khí 75% - 80%

Khoa Nông Học

6

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp


Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Cây vải yêu cầu lượng mưa khác nhau qua các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau, vải có thể chịu hạn tốt hơn chịu úng và tháng 11-12 cây vải cần có
thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa [2].
Theo Trần Thế Tục cây vải có yêu cầu nước qua các thời kỳ sau:
Thời kỳ phân hoá mầm hoa: yêu cầu đất khô, không có mưa để ức chế
sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng sinh thực.
Thời kỳ ra hoa: đất phải đủ ẩm, nếu hạn vào thời gian này thì tốc độ ra
hoa chậm vì vậy ta phải có biện pháp tưới vào thười kỳ này.
Thời kỳ tăng trưởng qủa: yêu cầu cung cấp đủ nước.
2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng
Cây vải là cây ưa sáng, cần có ánh sáng quanh năm.
Tổng số giờ chiếu sáng cho vải cả năm là: 1800h – 2100 giờ.
Theo Trần Thế Tục (1997) cây vải phải được trồng ở nơi có ánh sáng
trực xạ, cây được cung cấp đầy đủ ánh sáng thì đồng hoá tốt, xúc tiến quá
trình phân hoá mầm hoa làm tăng phẩm chất, mầu sắc quả. Cây thiếu ánh
sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, quá trình ra hoa, đậu quả kém.
2.3.4. Yêu cầu về đất đai
Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nó là cây dễ tính
song theo Trần Thế Tục và Vũ Thiện Chính (1997) [7, tr. 9-12] thì cây vải
sinh trưởng phát triển tốt trên loại đất có PH : 5,5 – 6,5
Theo kết quả nghiên cứu của Viện quy hoạch Nông nghiệp mức độ
thích nghi của cây vải thiều với các loại đât như sau:
Bảng 2.3.Mức độ thích nghi của vải thiều đối với đất đai
Mức độ thích nghi
Rất thích hợp Thích hợp Ít thích Không thích hợp
Loại đất
P,Fp,Fs
Fk,FV

Fa,Fq
Không có
Độ dốc
0-8
8-15
15-25
>25
Độ dầy tầng đất
>100
70-100
50-70
<50
Độ phì đất
N1
N2
N3
Không có
Chỉ tiêu

Khoa Nông Học

7

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai


Nguồn: Viện quy hoạch Nông nghiệp - Báo cáo tuyển chọn vải chín sớm
Ghi chú: N1 rất thích hợp; N2 thích hợp ; N3 ít thích hợp
P: đất phù xa
Pa: Đất đỏ vàng trên đá mácma axít
Fs : Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và biến chất
Fp: Đất nâu vàng trên phù xa cổ
Fq : Đất vàng trên đá cát
Fk : Đất nâu đỏ trên mácma bazơ và trung tính
Fv : Đất nâu đỏ trên đá vôi
2.4. Những nghiên cứu về giống và kỹ thuật trồng trọt với cây vải.
2.4.1. Những nghiên cứu về giống.
Hiện nay Trung Quốc là quốc gia có số lượng giống vải nhiều nhất,
trong số hơn 100 giống vải được trồng ở Trung Quốc chỉ có khoảng 15 giống
quan trọng có khả năng sản xuất thương mại. Ở mỗi vùng sinh thái có giống
vải chủ lực riêng:
Giống Wai chee chiếm đa số ở tỉnh Quảng Đông
Giống Souey Tung và Haak Yip lại là chủ lực của tỉnh Fujian
Ở Ấn Độ có khoảng 50 giống vải và được trồng ở các Bang khác nhau,
những giống quan trọng như: Shahi, China...

Khoa Nông Học

8

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai


Bảng 2.4.Giống vải chính của một số nước trên thế giới
Tt
1
2
3
4
5
6
7

Tên nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Thái Lan
Đài Loan
Australia
Nam Phi
Mỹ

Các giống vải chính
Fay Zee Siu,Souey Tung,Bahlwp,Taiso,Haak Yip
Shahi,Rose Seented,China,Bengal, Waichee
Taiso, Waichee,Baidum,Chacapa,Kom
Haakyip,Shakeng
Fay Zee Siu,Taiso,Kwaimay pink,Bengal
Taiso,Bengal
Haakyip, Shakeng
Nguồn: Menzel(1995,2000)


Ở Việt Nam sự phân chia các giống vải còn mang tính chất tương đối.
Theo Vũ Công Hậu (1996), xét theo phẩm chất quả có thể chia thành
các nhóm vải như sau:
- Nhóm vải chua: Cây mọc khoẻ, quả to trọng lượng trung bình 20 –
50g/quả, tỷ lệ ăn được chiếm từ 50% - 65%, là loại chín sớm cuối tháng 4 đầu
tháng 5, ở chùm hoa từ cuống hoa đến các nụ hoa có phủ một lớp lông mầu
đen, vải chua ra hoa đậu quả đều và cho năng suất ổn định hơn vải thiều.
- Nhóm vải nhỡ: Cây to hoặc trung bình, tán cây dựng đứng, lá to,
chùm hoa có độ dài và lớn trung gian giữa vải chua và vải thiều, vải nhỡ chín
vào giữa tháng 5 và đầu tháng 6, khi chín vỏ quả vẫn còn mầu xanh, đỉnh quả
mầu tím đỏ, ăn ngọt, ít chua.
- Nhóm vải thiều: Tán cây có hình tròn bán cầu, la nhỏ, phiến lá dầy,
bóng, phản quang, chùm hoa và nụ hoa không có lông đen như vải chua và
vải nhỡ mà có mầu trắng, quả cũng nhỏ hơn trung bình 25 – 30g/quả, hạt nhỏ
tỷ lệ ăn được chiếm 70% - 80%, chín vào đầu tháng 6 đến đầu tháng 7, trong
nhóm vải thiều có các giống như: vải thiều Thanh Hà, vải thiều Phú Hộ, vải
thiều Xuân Đỉnh.
Theo GS Trần Thế Tục (2000) Xét theo thời gian thu hoạch chia thành
các nhóm sau:

Khoa Nông Học

9

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai


-Nhóm vải chín sớm
-Nhóm vải chín chính vụ
-Nhóm vải chín muộn
Năm 1991, dự án VIE 86 – 005 đã nhập nội một số giống vải từ
Australia về trồng tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Các giống nhập nội
gồm 7 giống là: Waichee, Soveytung, Kwaimaypink, Taiso, Salathial,
Sumyeehong, Fayzeesiu.
Theo Ks Nguyễn Văn Dũng, Ks Trần Trọng Tới, Ks Vũ Việt Hưng [10]
nghiên cứu về các giống vải chín sớm cho rằng: Các giống vải chín sớm phân
bố hầu hết ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, về đặc điểm hình thái lá hầu hết các
giống vải chín sớm có số lá chét nhiều, lá chét dài và to bản. Đây là yếu tố
quan trọng để cấu thành lên năng suất cao của nhóm này, do có cường độ
quang hợp cao nên việc vận chuyển các sản phẩm tích luỹ do quang hợp đến
quả cũng cao hơn. Qua kết quả nghiên cứu thì nhóm vải chín sớm có thời gian
chín từ cuối tháng 4 đến đầu thánh 5 và chia thành 2 đợt, đợt 1 từ 20/4 - 5/5,
đợt 2 từ 5/5 - 20/5.
Hiện nay tại Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã tiến hành thu thập, mô tả,
khảo nghiệm theo dõi các chỉ tiêu của 31 giống vải được trồng ở các vùng
sinh thái khác nhau, trong đó có tám giống có triển vọng đã và đang được
phát triển ngoài sản xuất như giống vải thiều Thanh Hà, Hùng Long, Yên
Hưng, Bình Khê, Yên Phú.
2.4.2. Những nghiên cứu về nhân giống:
Cây vải là cây dễ nhân giống thông thường trong sản xuất cây vải được
nhân giống bằng chiết cành, với chiết cành hệ số nhân giống không cao, ảnh
hưởng sinh trưởng, phát triển của cây mẹ, đặc biệt là hệ rễ cây giống sau này
kém phát triển. Theo Trần Thế Tục [12] cây vải có bộ rễ rất khoẻ gồm rễ ăn
đứng và rễ ăn ngang, bộ rễ ăn nông, rộng phụ thuộc vào cách nhân giống, đất

Khoa Nông Học


10

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

trồng, phân bón, chế độ nhiệt trong đất. Cây gieo hạt rễ ăn sâu đến 4 -5m,
nhân giống bằng cách chiết cành rễ ăn nông hơn 1,2 – 1,6m, vì vậy hiện nay
trong công tác nghiên cứu ứng dụng đã nhân giống vải bằng cách nuôi cấy tế
bào, đặc biệt là nhân giống vải bằng cách ghép lấy đoạn cành của cây cần
nhân giống ghép trên cây vải thực sinh được gieo bằng hạt, bằng cách này sẽ
khắc phục được những nhược điểm mà nhân giống bằng cách chiết cành
thông thường.
2.4.3. Những nghiên cứu về trồng trọt.
Đạm rất cần cho cây ở các giai đoạn sinh trưởng, đạm có tác dụng nâng
cao năng suất, phẩm chất quả, thừa đạm làm cho cành lá phát triển quá mạnh,
ảnh hưởng đến phân hoá mầm hoa, gây lên rụng hoa, rụng quả, sản lượng
thấp, phẩm chất kém.
Lâm giúp cho sự phát triển của hệ rễ, tăng cường khả năng chống hạn,
chống rét cho cây, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa, sự phát dục của quả,
sự thành thục của hạt, năng cao phẩm chất của quả. Thiếu lân lá có mầu tối, ở
mút lá và biên lá có mầu vàng nâu cục bộ và lan rần ra đến gân chính.
Kali giúp cho cấu tạo các mô thêm cứng cáp, việc vận chuyển các sản
phẩm quang hợp đến các tổ chức của cây được thuận lợi, kali làm tăng tính đề
kháng của cây như chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, tăng khả chống bệnh, giúp
cho quả lớn nhanh và thành thục, tăng phẩm chất quả, tăng khả năng cất giữ,

tăng khả năng bảo vệ của vỏ quả.
Đối với cây vải căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây, sản lượng thu
hoạch quả cho thu hoạch của năm trước mà quyết định liều lượng bón, sau
đây là liều lượng bón phân cho thời kỳ mang mang quả tính theo tuổi cây.

Khoa Nông Học

11

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Bảng 2.5. lượng phân bón cho cây vải ở thời kì kinh doanh theo độ tuổi
Lượng phân bón (Kg/cây/năm)
Phân hữu cơ
Đạm urê
Lân supe
Kaliclorua
4–6
30 – 50
0,4 – 0,7
0,8 – 1,0
0,7 – 1,0
7 – 10
50 – 70
0,8 – 1,2

1,3 – 1,7
1,3 – 1,7
> 10
70 – 100
1,3 – 2,2
2,0 – 3,0
1,9 – 3,3
Khi bón ta xẻ rãnh theo hình chiếu tán, rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải
Tuổi cây

phân lấp đất , tủ gốc và tưới nước, hàmg năm thường chia làm 3 lần bón
Bón thúc hoa: 25% đạm urê, 25% Kaliclorua và 30% Lân Supe.
Bón nuôi quả, chống rụng quả: 25% đạm urê, 50% Kaliclorua và 30%
lân supe.
Bón sau thu hoạch: 50% đạm urê, 25% Kaliclorua, 40% lân supe, 100%
phân chuồng.
Trong sản xuất cũng như trong nghiên cứu về cây vải thì biện pháp cắt
tỉa là biện pháp không thể thiếu, hàng năm ta thường phải cắt tỉa, tạo tán, ta
thường tiến hành 3 lần trong năm. Vụ xuân ta thường cắt tỉa cành trong tán,
cành sâu bệnh, tỉa bỏ các chùm hoa nhỏ, ra muộn. Vụ hè cắt tỉa cành trong
tán, cành sâu bệnh, cành mọc yếu, quả sâu bệnh, quả nhỏ. Cắt tỉa sau thu
hoạch cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.
Với bón phân và cắt tỉa nhằm cây vải sinh trưởng, phát triển tốt nhất, ít
sâu bệnh, để cây vải có thể cho ra hoa, quả, chất lượng quả tốt nhất.
2.4.4. Những nghiên cứu về sâu, bệnh hại.
Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung và cây vải nói riêng thì vấn
đề sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của quả vải
đối với cây vải có tới 35 loại sâu hại, những loại sâu hại thường gặp và gây
hại lớn là bọ xít hại vải, sâu đục quả, nhện lông nhung, ngoài ra còn có câu
cấu, sâu đục cành, rệp, sâu kèn, bọ trĩ… về bệnh hại rất nhiều nhưng điển

hình là mốc sương, thán thư, khô đầu lá, sương mai…

Khoa Nông Học

12

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Đối với cây vải bọ xít suất hiện quanh năm cao điểm nhất vào tháng 5,
phòng trừ bằng Sherpa 25 EC nồng 0,15% và Dipterex 90WP nồng độ 20%
phồng trừ cho cả sâu đục quả, phun vào thời điểm trung tuần tháng 3, 4, 5,
tránh sử dụng các loại thuốc BVTV vào thời điểm ra hoa và trước thu hoạch
15 ngày. Với nhện lông nhung (Eriophyes litchi) hại vải phát triển quanh năm
và phát triển manh nhất vào vụ Xuân ta dùng một số thuốc để trừ nhện như
Regent nồng độ 1:800, Pegasus 500SC lấy 10cc pha cho bình 10 lít nước
phòng bằng cách vệ sinh vườn vải sau thu hoạch, sau cắt tỉa,thu gom lá rụng
đem đốt…
Đối với bệnh hại: Sử dụng Ridomil MZ 72 0,2%, Aliette 72WP nồng
độ 0,3% phòng trừ bệnh sương mai hại vải.
Để cây vải cho năng suất, phẩm chất tốt, cần có các biện pháp phòng
trừ tổng hợp kết hợp giữa các biện pháp nông nghiệp, cơ giới, vật lý, hoá học,
sinh học và sử dụng thuốc hoá học theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng,
đúng cách, đúng thời điểm), ngoài ra nó còn tiết kiệm chi phí đầu vào, an toàn
môi trường.
Đầu năm 2006 Viện BVTV tiến hành chương trình “ Xây dựng mô hình

sản xuất vải thiều an toàn” địa điểm tại thôn Trạ Ba, thôn Cao Xá, xã Quý
Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Chương trình áp dụng quy trình GAP
chuyển giao kỹ thuật sản xuất vải quả an toàn cho nông dân từ A đến Z, kỹ
thuật tạo tán, tỉa cành, điều tiết ra lộc, ra hoa, sử dụng phân bón, nước tưới,
đặc biệt các kỹ sư của Viện BVTV đã huấn luyện bà con phương pháp nhận
biết, cách phòng trừ sâu bệnh hại chínhtrên cây vải là bướm sâu đục cuống
quả, ruồi đục quả, bọi xít hại vải, sâu đo, rệp muội hại nụ và hoa, nhện nông
nhung, cách phòng chống bệnh sương mai, bệnh thán thư, cuối cùng bà con
còn được hướng dẫn phương pháp thu hoạch sản phẩm nhằm đảm bảo mục
tiêu an toàn thực phẩm.

Khoa Nông Học

13

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

2.4.5. Những nghiên cứu về bảo quản.
Để bảo quản vải thiều tươi nâu hơn, cụ thể bảo quản vải thiều tươi
trong một tháng mà quả vẫn giữ được mầu sắc, chất lượng, đem lại hiệu quả
cho người trồng và nhà kinh doanh.
Về thu hái: Hái quả nhẹ nhàng vào những ngày khô ráo, tránh ngày
mưa, thu hoạch vải khi vải khi vỏ quả đã chín đỏ đều ( Khoảng 102 – 109
ngày sau khi hoa nở), buộc vải thành từng chùm 3 -5 kg, hoặc đựng trong rổ
nhựa thưa khoảng 10kg, loại bỏ những quả không đạt tiêu chuẩn.

Vât liệu: Gồm các hoá chất HCL và NaHSO 3, bể nhúng, quạt gió, rổ
nhựa.
Xử lý: Nhúng cả bó hoặc rổ nhựa vào dung dịch NaHSO 3 trong thời
gian 10 phút (pha 60g NaHSO3 trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết),
NaHSO3 có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và chống
vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả, sau đó vớt ra nhúng tiếp vào dung
dịch HCL 4% khoảng 2 – 5 phút, dung dịch HCL có tác dụng hãm mầu giữ
cho quả tươi nguyên tăng thêm giá trị thương phẩm.
Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sau khi sử lý để khô tự nhiên hoặc
dùng quạt gió làm khô, rồi đóng gói trong hộp xốp, vận chuyển tới nơi tiêu
thụ bằng xe lạnh, bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 4 0 – 50 C, ẩm độ không
khí 90% - 95%, có thể dùng túi polyethylen để đựng quả, vừa tránh mất nước,
mầu sắc giữ cho quả được nâu hơn.

Khoa Nông Học

14

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Các giống vải đang trồng phổ biến ở Lục Ngạn.

- Cây vải ở giai đoạn 8 năm sau trồng
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.
- Vải chín sớm Yên Phú
- Vải chín sớm Yên Hưng
- Vải chín sớm Phúc Hoà
- Vải chín sớm Bình Khê
- Vải Thiều Thanh Hà
3.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Tiến hành điều tra nghiên cứu tại 5 xã của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
- Phượng Sơn
- Quý Sơn
- Nghĩa Hồ
- Hồng Giang
- Giáp Sơn
Thời gian nghiên cứu: Từ 20/6 đến 20/11 năm 2007.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn.
- Điều tra cơ cấu, khả năng cho năng suất của các giống vải trồng tại
các nông hộ.
- Điều tra hiện trạng sản xuất của vùng vải
Tình hình trồng trọt

Khoa Nông Học

15

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp


Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Diện tích phân bố
Chủng loại, giá bán, thị trường tiêu thụ trong 3 năm 2005- 2007
Chi phí lao động, khả năng đầu tư, kỹ thuật nhân giống
Khảo sát tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất phẩm chất của các
giống vải trên đất Lục Ngạn.
Đề suất giống và cơ cấu giống phù hợp
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập số liệu từ các phòng ban, hội làm vườn, hội nông dân
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh theo mẫu phiếu điều tra
- Khảo sát tại vườn hộ
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Điều kiện tự nhiên vùng: thu thập số liệu, chỉ tiêu và điều kiện khí hậu
đất đai của vùng.
- Kinh tế- xã hội của huyện: thu thập số liệu, chỉ tiêu kinh tế xã hội của
huyện.
- Điều tra tình hình sản xuất nông hộ theo mẫu phiếu điều tra nhanh
nông thôn
Điều tra trong 5 xã, mỗi xã 30 hộ, điều tra bằng cách phỏng vấn.
Khảo sát tại vườn
+ Số lượng và cơ cấu các giống vải trồng tại vườn
+ Đánh giá 10 cây cùng một giống, cùng một độ tuổi về các chỉ tiêu:
Chiều cao cây: ĐVT (cm). Tính từ bề mặt đất sát cổ rễ đến hết độ cao
sinh trưởng
Độ rộng của tán (đường kính tán): ĐVT (cm). Đo theo hai hướng Đông
Tây – Nam Bắc.
Đường kính thân dùng thước kẹp đo cách mặt đất 10 cm.
+ Thời gian ra lộc của các đợt lộc.


Khoa Nông Học

16

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Lộc vụ Hè, vụ Thu
Đánh giá 10% bắt đầu ra lộc; 100% kết thúc.
+ Năng suất:
Khảo sát và điều tra các chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng suất.
NSLT=(MxCxQxP)/10000
M: mật độ trồng trung bình trên 1 ha (cây/ha).
C: số chùm/cây (chùm)
Q: số quả/chùm (quả)
P: trọng lượng quả trung bình (gam) (sau khi cân 30 quả).
+ Đánh giá phẩm chất: độ Brix…
+ Sâu bệnh: khảo sát và điều tra một số loại sâu bệnh hại chính và bộ
phận gây hại, thời gian, mật độ hại, phương pháp phòng trừ.
3.5. Sử lý số liệu theo phần mềm IRRISTAT, EXCEL

Khoa Nông Học

17


Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hyện Lục Ngạn.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của huyện Lục Ngạn.
ơ

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý:
Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục
đường quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:
- Phí Bắc giáp với huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây và Nam giáp với huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.
- Phí Đông giáp với huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.
Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, Lục
Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính
được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao
gồm 12 xã.
Huyện Lục Ngạn có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: người
Kinh 51%, người Nùng 18%, người Sán Dìu 10%, người Hoa 6,5%, người
Sán Chỉ 6%, người Tày 5,5%, còn các dân tộc khác như Cao Lan, Dao,
Mường, Thái, Êđê…chiếm 1% tổng số dân.
b. Địa hình, địa mạo.
Huyện Lục Ngạn được bao bọc bởi hai dải núi Bảo Đài và Huyền Đinh,

địa hình được chia cắt thành hai vùng rõ rệt vùng núi và vùng đồi thấp.
Địa hình núi cao bao gồm 12 xã là: Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp,
Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân
Mộc vùng này địa hình chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình 300400 mét so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 170m. Vùng núi cao chiếm gần
60% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó núi cao có độ dốc > 25 0, vùng

Khoa Nông Học

18

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, mật độ dân số khoảng 110
người/1km2, kinh tế chưa phát triển có tiềm năng đất đai, kinh tế rừng.
Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm 17 xã còn lại và một thị trấn. Diện
tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện, địa hình có độ chia cắt trung bình
với độ cao trung bình từ 80- 120m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng
phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị sói mòn, trồng cây lương thực năng
suất thấp, thường bị thiếu nguồng nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này
đất đai lại thích hợp với trồng các loại cây ăn quả như: vải thiều, hồng,
nhãn…đặc biệt với vải thiều vùng này đã và đang phát triển thành một vùng
chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc.
c. Đặc điểm khí hậu
Lục Ngạn nằm trọn trong vùng Đông Bắc Việt Nam nên khí hậu chịu
ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa trong đó có tiểu vùng khí hậu mang

nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi có khí hậu tương tự như tỉnh Lạng
Sơn, Thái Nguyên, so với các vùng khác trong tỉnh thì Lục Ngạn thường có
lượng mưa thấp hơn.
Theo tài liệu của tram khí tượng thuỷ văn huyện cho thấy:
-Lượng mưa trung bình hàng năm 1321 mm, lượng mưa cao nhất 1780
mm, lượng mưa thấp nhất 912 mm. Tháng 6,7,8 có lượng mưa cao nhất, tháng
có lượng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1
- Nhiệt độ trung bình cả năm bình quân 23,50, tháng có nhiệt độ cao
nhất là tháng 6 đạt 27,80, tháng 1 và tháng 2 có nhiệt độ thấp nhât là 18,80
-Số giờ nắng bình quân cả năm là 1729 h, số giờ nắng bình quân trong
ngày là 4,4 h.
-Độ ẩm không khí trung bình là 81%, ẩm độ cao nhất là 85% và thấp
nhất là 72%.
- Đây là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào mùa đông tốc
độ gió bình quân 2,2 m/s, mùa hạ có gió mùa đông nam, đây là vùng ít chịu
ảnh hưởng của bão .

Khoa Nông Học

19

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Khoa Nông Học


20

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho thấy:
Nhiệt độ trung bình 24,630C, thấp nhất vào tháng 1 là 15,7 0C, cao nhất
vào tháng 7 là 29,60C
Nhiệt độ tối cao trung bình: 29,470C, cao nhất vào tháng 6 là 34,70C
Nhiệt độ tối thấp trung bình: 21,620C, thấp nhất vào tháng 1 là 12,50C
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối trung bình: 34,54 0C, cao nhất vào tháng 5,6,8
là 37,50C
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình:15,86 0C, thấp nhất vào tháng 1 là
5,30C
Tổng lượng mưa trung bình: 108,2 mm, thấp nhất ở tháng 1 là 0,2 mm,
cao nhất vào tháng 8 là 211 mm.
Độ ẩm tương đối trung bình: 82% , ẩm độ thấp nhất ở tháng 1 là 54%,
cao nhất vào tháng 8,9 là 86% .
Số giờ nắng trung bình trong tháng: 149,2 h, số giờ nắng thấp nhất vào
tháng 3 là 24,1h, số giời nắng cao nhất vào tháng 7 là 241 h. Với nhiệt độ, ẩm
độ thấp ở tháng 1 làm cho cây vải kéo dài quá trình phân hoá mầm hoa, hạn
chế được lộc đông. Nhưng đây cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phân hoá
hoa do thiếu nước ở giai đoạn này vì vậy ta phải tưới nước vào giai đoạn này.
Nhìn chung về điều kiện thời tiết khí hậu có thể thấy Lục Ngạn là vùng
có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí
không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình đây là yếu tố rất thuận lợi cho

cây vải thiều đậu quả tốt hơn khi ra hoa thu phấn so với các vùng khác trong
tỉnh.
4.1.1.2 Nguồn tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên 101.223,72 ha theo kết quả bổ
sung gần đây nhất đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ

Khoa Nông Học

21

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

- Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích 2.148,15 ha, chiếm 2,16%
diện tích đất điều tra. Trong nhóm đất này có tới 80% diện tích có thể trồng
các loại cây hoa mầu và 20% diện tích đất có thể cấy 2 vụ lúa và một vụ màu.
-Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha chiếm 0.02% diện tích đất
điều tra chủ yếu tập trung ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng.
- Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao 700- 900m, có diện
tích 1.728,72 ha chiếm 1,28% diện tích đất điều tra. Nhóm đất này có độ dốc
tương đối lớn, tầng canh tác từ 30 - 100 cm thích hợp cho việc phát triển cây
lâm nghiệp.
- Nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao 200 - 700 m, có diện tích
23.154,73 ha, chiếm 24,4% diện tích điều tra, phân bố ở vùng đồi cao, có độ
dốc lớn, thích hợp việc phát triển cây lâm nghiệp ngoài ra với độ cao 200m có

thể trồng cây ăn quả như vải, nhãn…
- Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ 25 - 200m có diện tích
56.878,42 ha, chiếm 59,93% diên tích điều tra, nhóm đất này thích hợp với
việc trồng rừng, các loại cây công nghiệp đặc biệt là các loại cây ăn quả: vải ,
nhãn, hồng…
- Nhóm đất trồng lúa có diện tích 5.042ha, nhóm này phân bố ở các
cánh đồng, ruộng bậc thang trên các đồi núi thấp thích hợp cho việc trồng các
loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn…

Khoa Nông Học

22

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyên Lục Ngạn
Tt

Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
101.223,72
100,00
1

Đất nông nghiệp
63.979,05
63,21
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
28.144,83
27,80
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
5.646,64
5,58
1.1.1.1 Đất trồng lúa
5.042,00
4,98
1.1.1.2 Đất trồng cỏ để chăn nuôi
40,00
0,04
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại
564,64
0,56
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
22.498,19
22,23
1.2
Đất lâm nghiệp
35.817,85
35,38
1.2.1
Đất rừng sản xuất

16.124,04
15,93
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
19.693,81
19,46
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
10,97
0,01
1.4
Đất nông nghiệp khác
5,40
0,01
2
Đất phi nông nghiệp
26.689,96
26,37
2.1
Đất ở
1.677,66
1,66
2.1.1
Đất ở nông thôn
1.616,64
1,60
2.1.2
Đất ở đô thị
61,02
0,06

2.2
Đất chuyên dùng
18.943,91
18,27
2.2.1
Đất trụ sở, công trình sự nghiệp
49,92
0,05
2.2.2
Đất quốc phòng
15.480,94
15,29
2.2.3
Đất sx, kd phi nông nghiệp
20,69
0,02
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
2.942,36
2,91
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
17,48
0,017
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
371,65
0,37
2.5
Đất sông suối, và mặt nước

6.124,26
6,05
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
5,00
0,00
3
Đất chưa sủ dụng
10.554,71
10,43
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Lục Ngạn
b. Tài nguyên nước
Trên địa bàn huyện có con sông Lục Nam chảy qua dài 45 km từ Đèo
Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn nước chảy quanh năm với lưu lượng nước
khá lớn, lưu lượng nước lớn nhất vào mùa lũ: Qmax =1300-1400m 3/s, lưu
lượng nước cạn kiệt :Qmin = 1 m3/s. Ngoài ra còn có hồ Cấm Sơn có diện tích

Khoa Nông Học

23

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

mặt nước 2700 ha và hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 140 ha, bên cạnh
đó còn có trên 230 đập nhỏ và 57 trạm bơm, đây là nguồn tài nguyên rất có ý

nghĩa trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới đặc
biệt đối với nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn.
4.1.2.1.Dân số, nguồn nhân lực.
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên
101.223,72 ha, dân số 204.041 người, mật độ dân số 202 người/ km 2, gồm 11
dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao,Thái, Ê
Đê, Hoa, Mường) có 29 xã và một thị trấn bao gồm 397 thôn bản được chia
thành 2 vùng, vùng thấp có 18 xã , vùng cao có 12 xã.
Nguồn lao động tính đến năm 2006 có 116.620 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 57,16% so với tổng số dân .Trong đó lao động tham gia hoạt
động các ngành 107.272 người, bao gồm nông- lâm- thuỷ sản có 92.210
ngườichiếm 85,96%, lao động công nghiệp - xây dựng 3.386 người, chiếm
3,16%, lao động dịch vụ 6.550 người, chiếm 6,11%, ngành nghề khác 5.126
người chiếm 4,78 % so với tổng số người có khả năng lao động.

Khoa Nông Học

24

Trường ĐHNNI – Hà Nội


Báo cáo tốt nghiệp

Trương Văn Miền – Ct4 – Xuân Mai

Bảng 4.3. Cơ cấu dân số Lục Ngạn
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

1996
2000
2006
1.Dân số trung bình
168.114
186.389
204041
Thành thi
5.702
6.471
6.886
Nông thôn
162.442
179.918
197.155
2. Cơ cấu dân số (%)
100
100
100
Thành thị
3,39
3,47
3,37
Nông thôn
96,61
96,53
96,63
3. Phân theo giới tính
168.114
186.389

204041
Nam
84.600
92.207
103.312
Nữ
83.554
94.182
100.729
4. Cơ cấu giới tính
100
100
100
Nam
50,31
49,47
50,63
Nữ
49,69
50,53
49,37
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Lục Ngạn 2000 - 2006
Theo số liệu thống kê đến hết 2006 dân số trung bình của huyện là
204.041 người, có 44.148 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,19% trong đó Nữ
giới có 100.729 người chiếm 49,37% tổng dân số, dân số nông thôn chiếm
96,63% và dân số thành thị 3,37%. Điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát
tiển công nghiệp dịch vụ ở Lục Ngạn còn ở mức thấp.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng .
Do dặc thù về vị trí địa lý nên hệ thống giao thông của huyện Lục Ngạn
hết sức phong phú có cả giao thông đường bộ và đường thuỷ .

Mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thồng quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên
huyện, đường đô thị, đường liên xã :
Các tuyến quốc lộ như quốc lộ 31 từ Phượng Sơn đến Biển Động dài
40 km, quốc lộ 279 từ ngã ba Tân Hoa đến giáp Lạng Sơn dài 25 km.
Các tỉnh lộ 290 có chiều dài 15 km chay qua huyện (cụ thể qua các xã
Hồng Giang, Biên Sơn), tỉnh lộ 289 có chiều dài 9,7 km, tỉnh lộ 248 có chiều
dài 26 km.

Khoa Nông Học

25

Trường ĐHNNI – Hà Nội


×