Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đánh giá hiệu quả một số công thức luân canh chính và hướng phát triểncủa chúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 136 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phía Tây, Tây Bắc thành phố Hà Nội.
Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, huyện Từ Liêm
đang phấn đấu đến năm 2015 cơ bản sẽ trở thành một huyện công nghiệp, do vậy
đất nông nghiệp của huyện đang chuyển đổi dần mục đích sử dụng. Cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn của huyện mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực
song vẫn mang tính tự cung tự cấp, thu nhập chưa ổn định, tỷ suất hàng hoá chưa
cao. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vẫn
còn chậm và phân tán, quan hệ sản xuất chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sản xuất
hàng hoá quy mô lớn. Vì thế, vấn đề đặt ra cho nền nông nghiệp của huyện Từ
Liêm hiện nay là từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp
hàng hoá, có sức mạnh cạnh tranh để hội nhập với khu vực cũng như trên thế giới,
tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, sinh học phát triển bền vững,
nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thị trường Hà Nội, các vùng lân
cận và tiến tới xuất khẩu. Quá trình ấy cần tiếp cận mấy vần đề sau:
- Một là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên môn hoá, sản
xuất hàng hoá từ đó kéo theo sự phát triển của nền công nghiệp chế biến và các
ngành nghề dịch vụ khác.
- Hai là: Nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm
tăng năng suất chất lượng nông sản, giảm giá thành.
- Ba là: Hình thành một nền nông nghiệp có cơ cấu hợp lý tạo ra một số
lượng hàng hoá ổn định đáp ứng nhu cầu của con người nhưng không tổn hại đến
thiên nhiên.
- Bốn là: Nâng cao dân trí để họ có đủ khả năng tiếp cận với khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới.

1


Như vậy, trong những năm tới huyện Từ Liêm phải đồng thời đối mặt với


hai vấn đề:
1. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp
2. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong tình trạng dân số ngày
càng gia tăng.
Việc điều tra khảo sát cơ cấu luân canh nhằm đánh giá hiệu quả của sản
suất và xác định cơ cấu luân canh phù hợp vừa bảo vệ tài nhuyên nông nghiệp vừa
phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá bền vững là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của bộ môn Hệ thống nông
nghiệp, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiến Dũng tôi tiến hành đề tài:
"Đánh giá hiệu quả một số công thức luân canh chính và hướng phát triển
của chúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá và so sánh hiệu quả của các hệ thống luân canh chính tại huyện Từ
Liêm. Trên cơ sở thực nghiệm đưa ra những đề xuất nhằm cải tiến và nâng cao hiệu
quả những hệ thống luân canh đó góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền
vững tạo điều kiện tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế được tốt
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Từ Liêm và đưa ra
hướng sử dụng hợp lý.
- Xác định và đánh giá được hiệu quả của các hệ thống luân canh cây trồng
chính của huyện, phát hiện những mặt hạn chế, đề xuất hướng phát triển, cải tạo
những hệ thống luân canh chưa có hiệu quả.
- Tiến hành một số thực nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón
và giống trên cơ sở đó khuyến cáo nông dân ứng dụng để nâng cao hiệu quả
của hệ thống.

2



1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế
và xã hội với các công thức luân canh trong hệ thống cây trồng cũng như biện
pháp kỹ thuật canh tác.
- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ
thống cây trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc xác định những ưu điểm và hạn chế của các cơ cấu luân
canh cây trồng hiện có tại huyện Từ Liêm từ đó đề xuất các công thức luân canh
cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.
- Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của các công
thức luân canh, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân trên địa bàn huyện Từ Liêm.
- Đây là một nghiên cứu có hệ thống, đánh giá được tình hình sản xuất
nông nghiệp của huyện Từ Liêm, là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nông
nghiệp trong thời gian tới của huyện.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế chúng tôi mới bước đầu thí
nghiệm loại phân bón kỳ nhân tố trên rau cải và cây hoa hồng, thử nghiệm đưa
giống lúa N46 trong sản xuất.

3


2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỐNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số nhận thức và cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Lý thuyết về hệ thống
Theo Đào Châu Thu (2003) [31], trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã
hội loài người, mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần (Components), có

những mối liên hệ tương tác hữu cơ với nhau được gọi là tính hệ thống. Vì vậy,
muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý
thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng bản
chất của chúng.
Cơ sở lý thuyết hệ thống đã được L.Vonbertanlanty đề xướng vào đầu thế
kỷ XX và đã được sử dụng như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và
tống hợp. Trong thời gian gần đây, quan niệm này rất phát triển trong nông
nghiệp, sinh học và nghiên cứu tài nguyên.
Theo Cao Liêm và cộng sự (1990) [23], hệ thống là một tổng thể có trật tự
các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định
như một tập hợp các đối tượng hoặc thuộc tính được liên kết thành một chỉnh thể
và từ đó có đặc tính mới gọi là tính chồi (emergence). Do vậy, hệ thống không
phải là sự liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm
nhiều hệ thống nhỏ hợp thành, đến lượt mình nó lại là bộ phận cấu thành của một
hệ thống lớn hơn.
Các yếu tố bên ngoài có tác động tương tác với hệ thống gọi là các yếu tố
môi trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống gọi là yếu tố đầu vào.
Còn những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống gọi là yếu tố
đầu ra. Phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ thống
trong việc biến đổi đầu vào thành đầu ra. Thực trạng của hệ thống là khả năng kết
hợp giữa đầu vào và đầu ra tại một thời điểm nhất định. Hành vi của hệ thống là
tập hợp các đầu ra của hệ thống có thể có được trên cở sở các giải pháp thích hợp

4


đem lại hiệu quả cao cho hệ thống. Còn cơ cấu của hệ thống bao gồm sự xắp xếp
các phần tử, các yếu tố, …trong hệ thống cùng các mối quan hệ tác động và rằng
buộc của chúng (Trần Đức Viên,2005) [41].
Trong tự nhiên có hai loại hệ thống cơ bản: hệ thống kín là hệ thống mà cá

yếu tố tương tác với nhau trong phạm vi hệ thống và hệ thống mở là các yếu tố
tương tác với nhau giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, giữa các yếu tố bên trong và
bên ngoài hệ thống. Theo Trần Đức Viên (1998) [40] thì thực tiễn nghiên cứu hệ
thống có hai phương pháp cơ bản:
- Nghiên cứu hoàn thiện và cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Điều đó có
nghĩa là dùng phương pháp phân tích hệ thống, nhằm tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt
lại của hệ thống cần được sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, hoạt
động có hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: Phương pháp này mang tính chất vĩ
mô, đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng. Còn khi phân tích hệ thống
thưòng dùng hai công cụ kỹ thuật mô hình hoá và phân tích hệ thống kê.
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp (Agricultural Systems)
Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phân hợp các
ngành sản xuất và kinh tế do xã hội thực hiện để đảm bảo các nhu cầu của con
người. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái
mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội, văn hoá qua các hoạt
động xuất phát từ những thành quả kinh tế (Phạm Chí Thành, 1993) [28].
Mối quan hệ hệ thống nông nghiệp với các hệ thống khác được mô tả qua
hình sau:

5


Nền kinh tế
Khoa học
xã hội

Nông nghiệp

Sinh học


Hình 2.1: Nông nghiệp và sự gối lên nhau của các ngành khoa học.
Nguồn: Phạm Chí Thành (1996) [29]
2.1.3. Hệ thống cây trồng
Theo Zandstra H.G (1992) [45]: Hệ thống cây trồng là thành phần giống và
loại cây trồng được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nhằm
tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [33], nghiên cứu hệ thống cây trồng là hình
thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác
phối hợp và vườn hỗn hợp. Tổng quan thì hệ thống cây trồng là một hệ thống nhất
trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian.
Về đối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm Chí Thành
(1996) [29] là:
- Các công thức luân canh và hình thức đa canh.
- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định.
- Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đóng.
2.1.4. Cơ cấu cây trồng
2.1.4.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng
Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có nhiều điểm tương đồng. Cơ cấu
cây trồng chình là cấu trúc của hệ thống cây trồng. Người nghiên cứu về hệ thống

6


cây trồng cần quan tâm đến “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống cây trồng chính là
cấu trúc bên trong của nó hay cơ cấu cây trồng.
Mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường được mô tả qua hình 2.2.
Khí hậu


Năng suất kinh tế
Quần thể cây trồng

Quần thể
sinh vật

Đặc điểm di truyền của
cá thể cây trồng

Đất và nước

Tác động của con người

Hình 2.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường.
Nguồn: Đào thế Tuấn (1984) [38]
2.1.4.2. Lịch sử hình thành cơ cấu luôn canh cây trồng
Để thấy được lịch sử hình thành cơ cấu cây trồng chúng ta phải tìm hiểu
lịch sử hình thành cơ cấu kinh tế. Theo Nguyễn Tứ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn
Đình Long (1995) [36].
- Thời kỳ săn bắn, hái lượm trong công xã nguyên thuỷ, nhà nước chưa hình
thành nên chưa có kinh tế và cơ cấu cây trồng nông nghiệp.
- Khi chế độ công xã, chế độ bộ tộc xuất hiện, tuỳ theo điều kiện nơi sinh sống
thuận lợi cho trồng trọt hay du mục đã xuất hiện việc trao đổi sản phẩm nông
nghiệp với nhau rất hạn chế bởi lẽ sản phẩm nông nghiệp chưa nhiều chưa có
đồng tiền trong thanh toán.
- Chế phong kiến đã hình thành nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sản xuất

7



hàng hoá nhỏ. Dân sống định cư, định canh hình thành nông nghiệp thâm canh từ
sản xuất lương thực đơn thuần đã xuất hiện việc trồng các cây thực phẩm, cây ăn
quả, cây công nghiêp.
- Thời kỳ kinh tế dịch vụ, công nông nghiệp theo hướng thị trường có 2 giai
đoạn:
+ Giai đoạn công nghiệp hoá và thị trường hoá nền kinh tế quốc dân:
Nông nghiệp được trang bị máy công cụ và vật tư đáp ứng nhu cầu của sản
xuât từ đó đã hình thành nền nông nghiệp đa dạng hoá và chuyên môn hoá, công
nghiệp chế biến phát triển, tỷ suất hàng hoá nông nghiệp đạt từ 70 – 80% tổng sản
phẩm, tỷ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng lên, tỷ trọng sản
xuất lương thực giảm, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp tăng.
+ Giai đoạn kinh tế hiện đại hoá ra đời với nhiều ngành công nông nghiệp mới
tạo chất lượng hàng hoá cao, số lượng lớn. Dịch vụ phát triển mạnh tiếp tục làm
giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng hành hoá thị
trường, phát huy lợi thế của điều kiện sinh thái.
2.1.4.3. Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng
- Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu cây trồng
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể nắm
lấy các quy luật tự nhiên và xã hội để điều khiển sự vận động của cơ cấu cây trồng
theo hướng có lợi cho mình.
- Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất định, không có một cơ cấu
cây trồng chung cho mọi vùng sản xuất, mọi giai đoạn lịch sử.
- Cơ cấu cây trồng biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Nó luân
phát triển theo xu hướng từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả
cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã hội.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến sự

8



thay đổi về chất. Quá trình chuyển đổi này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu
tố như: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ cung cầu của các loại
nông sản, thị trường , vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, nhận
thức của người lãnh đạo và quản lý sản xuất.
- Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của công nghiệp
và thương nghiệp. Công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp hoá chất
góp phần trực tiếp khai thông “đầu vào” của hệ thống cây trồng. Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng hiệu quả
“đầu vào” và điều chỉnh hợp lý “đầu ra”.
2.1.4.4. Vị trí của cây trồng trong hệ thống luân canh
Một vấn đề quan trọng trong xây dựng chế độ luân canh là phải xác định đúng
vị trí của các loại cây trồng.
Mối quan hệ giữa các loại cây trong luân canh là quan hệ cây trước, cây sau và
ảnh hưởng của cây đó trong hoàn toàn hệ thống luân canh. Mối quan hệ đó được
thể hiện ở các mặt:
- Thời vụ cây trồng trước và cây trồng sau.
- Ảnh hưởng của cây trước với cây sau qua môi trường đất (độ ẩm, dinh
dưỡng, sâu bệnh).
- Yêu cầu của cây sau đối với cây trồng trước.
Cần xác định cây nào là cây chủ yếu, từ đó chọn cây trồng trước và cây trồng sau
phù hợp với mục đích là lợi dụng các điều kiện tốt của tất cả cây trồng trong hệ
thống luân canh và khắp phục những ảnh hưởng xấu do đặc điểm sinh học của cây
hay các biện pháp kỹ thuật tạo nên.
* Vị trí cây trồng trước. Mỗi một loại cây trồng nếu được bố trí trồng
trước hoặc sau cây khác một cách hợp lý sẽ phát huy được quan hệ tốt và tạo điều
kiện tăng năng suất cả 2 loại cây.
Tất cả các loại cây sau khi trồng trên một mảnh đất đều có ảnh hưởng đến tính

9



chất vật lý, hoá học, vi sinh vật của đất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn
tối đa yêu cầu nước, dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng
sau nó. Ngoài ra cây trồng vụ trước còn để lại trong đất nhiều vi khuẩn nấm… gây
bệnh cho cây trồng sau. Thông qua tàn dư thân rễ, lá của nó các loại mầm bệnh sẽ
lưu lại trong đất nhiều năm cây trồng trước còn ảnh hưởng đến số lượng, chủng
loại của cỏ dại làm hại cho cây trồng vụ sau.
Do cây trồng trước ảnh hưởng nhiều mặt đối với cây trồng sau từ đó chi phối
năng suất cây trồng sau.
- Những loại cây trồng trước tốt:
Cây phân xanh: bèo dâu, điền thanh, muồng và một số cây đậu chuyên làm
phân xanh như đậu nho nhe, đậu tương bò… Các loại cây này đều là cây trồng
trước rất tốt cho lúa và các cây hoà thảo khác. Ở ta thường tăng vụ phân xanh rồi
cày dập cấy lúa, năng suất lúa tăng lên rất rõ. Điều đáng lưu ý là lúa hay bị lốp đổ
ngã và tỷ lệ lép tương đối cao.Trong vụ hè nhiệt độ đất cao, phân xanh với số
lượng lớn cày dập trên ruộng lúa nước sẽ được phân giải nhanh cũng cấp dinh
dưỡng (N) cho lúa với lượng quá cao làm thân , lá phát triển mạnh, quá trình này
kéo dài cả trong giai đoạn phân hoá đòng do đó một mặt không thực hiện được
quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho đòng, mặt khác, gây nhiễm bệnh do đạm tự do
tích tụ quá nhiều ở lá và kết quả tỷ lệ lép cao, năng suất giảm.
Lúa nước là loại cây trồng trước rất tốt với nhiều loại cây trồng cạn dễ bị
nhễm bệnh do nấm, vi trùng, siêu vi trùng… nằm trong đất như khoai tây, lạc,
mía… Vì có tác dụng tốt trong việc diệt trừ sâu bệnh và cỏ dại, ngoài ra cây lúa
còn có tác dụng rửa mặn, ém mặn ở vùng đất có nặm, cải tạo đất ở vùng đồi núi
(giảm mức độ hoá đá ong và nâng cao mực nước ngầm.
Một số cây trồng cạn được đầu tư chăm bón cao cũng là cây trồng trước tốt
như: khoai tây, rau, cây dược liệu
Những cây bộ đậu trên rễ có nốt sần chứa nhiều đạm, rễ thân lá cũng có tỷ


10


lệ đạm cao. Sau thu hoạch, nếu trả lại cho đất một số thân lá và được cày dập rồi
cấy lúa năng suất lúa sẽ được tăng lên rõ rệt.
- Những cây ít ảnh hưởng tốt đến cây trồng sau: đó là những loại cây phàm
ăn (ngũ cốc) nên cây trồng sau phải được bón một lượng phân thích đáng
* Vị trí của cây trồng sau:
Cây trồng sau phải có khả năng khắc phục những nhược điểm và lợi dụng
được mặt tốt của cây trồng trước.
Nếu chân đất sau gieo trồng các loại cây có tác dụng bồi dưỡng đất tốt thì
cần bố trí trên đó những cây trồng phàm ăn cho năng suất cao. Thí dụ cây sau cây
sau của bèo dâu (hay khoai tây) là lúa xuân để sử dụng tốt nguồn đạm của bèo dâu
(và khoai tây để lại).
*Yêu cầu về chế độ luân canh
Chế độ luân canh tăng vụ phải đạt được những yêu cầu sau:
a. Khai thác đầy đủ những thuận lợi và hạn chế mặt nhược điểm của khí hậu
nhiệt đới.
Từ việc hình thành hệ thống cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh
tăng vụ đến kỹ thuật canh tác của từng loại cây trồng đều phải xuất phát từ điều
kiện khí hậu.
Do nắm trong vùng khí hậu nhiệt đới đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi
nhiều phương diện, chúng ta có đầy đủ điều kiện để phá thế độc canh đưa nhiều
loại cây trồng mới vào đồng ruộng. Đối với nhiều loại cây, loại giống mới nhập
nội hoặc mới lai tạo và chọn lọc được, sau khi tiến hành khu vực hoá thành công,
chúng ta đã mạnh dạn đưa vào chế độ luân canh nhiều loại cây có năng suất cao,
thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu, có giá trị kinh tế mà trước kia
chưa có điều kiện để trồng. Hiện nay kinh nghiệm thực tiễn cho biết, nhiều vùng
có thể trồng thêm nhiều loại cây vào nhiều khâu trong chu kỳ luân canh mà từ
trước chưa từng thấy.


11


Ngoaì việc tăng thêm nguyên một vụ, chúng ta còn lợi dụng cường độ ánh
sáng lớn và tận dụng mọi khả năng của không gian đề tăng thêm nhiều loại cây
bằng hình thức xen canh gối vụ.
Do khí hậu mưa nhiều nắng to nhiệt độ quanh năm đảm bảo trên yêu cầu
tối thiểu của cây trồng, cho phép tạo ra các công thức luân canh một năm có nhiều
vụ, tăng cường hệ số sử dụng ruộng đất, phát triển nhiều loại cây trồng ngắn ngày,
cao sản góp phần giải quyết lương thực lúc giáp hạt.
Tuy vậy cũng cần chú ý đến mặt bất lợi của khí hậu để có những biện pháp kỹ
thuật thích hợp hạn chế tối đa tác hại của khí hậu nhiệt đới gây ra.
b. Chế độ luân canh cần quán triệt đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
- Tính chất khu vực nghiêm ngặt: Cây trồng của mỗi vùng đã chịu chi phối
của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên tính thích ứng của ngoại cảnh vì vậy khi
nhập nội giống mới, cây mới để bổ sung, thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến
công thức luân canh cần quan tâm đến tính chất này của nó
- Tính chất thời vụ khẩn trương:
Những yêu cầu sinh thái của cây quyết định tính chất thời vụ gieo trồng và
thu hoạch. Chỉ những khoảng thời gian nhất định nào đó trong năm mới có được
chỉ tiêu khí hậu thoả nãn được yêu cầu sinh thái của mỗi loại cây trồng, vượt qua
thời gian đó, khí hậu thay đổi thoả mãn điều kiện đó cho cây trồng khác.
Nếu không thỏa mãn điều kiện khí hậu (thời vụ) dẫn tới không thoả mãn điều kiện
sinh sống, ảnh hưởng tới giai đoạn sinh trưởng và phát dục của cây trồng, hậu quả
là giảm năng suất và chất lượng.
Cần phải biết diễn biến khí hậu trong vùng chọn thời tiết thích hợp với từng
loại cây trồng để bố trí cơ cấu cây trồng và các công thức luân canh
- Tính chất liên tục của sản xuất nông nghiệp
Khi xây dựng chế độ luân canh cần chú ý đến quá khứ của từng khu đất, đồng

thời quan tâm thích đáng về tương lai của nó. Trong sản xuất nông nghiệp, quá

12


trình trước có tác dụng quyết định đến sự phát triển của quá trình sau. Cây trồng
trong các khâu luân canh hiện tại có kế thừa quá trình về trước, và mở đường cho
sự phát triển của cây trồng tiếp sau. Xét kết quả của một loại cây trồng không chỉ
chú ý năng suất của bản thân nó, mà còn xem xét sự ảnh hưởng cảu nó đến năng
suất của cả chu kỳ luân canh. Ngoài ra còn xét sự ảnh hưởng của nó đến những
nhân tố trên mặt đất và trong tầng canh tác.
Tính chất liên tục trong nông nghiệp không những thể hiện trong mối quan
hệ giữa cây trồng trước và sau, mà còn thể hiện trong mối quan hệ với cây trồng
bên cạnh trong một khu đất. Tính chất liên tục phải biểu hiện theo thời gian và
không gian.
Nắm vững tính chất liên tục để có biện pháp liên hoàn trong luân canh,
đồng thời đi trước một bước trong việc chuẩn bị kế hoạch phục vụ cho chế độ
luân canh mới như giống, phân, lao động, sức kéo, tiền vốn… Khắc phục quan hệ
kiềm chế và thúc đẩy quan hệ hỗ trợ giữa các loại cây trồng trong chế độ luân
canh.
- Kết hợp đồng thời giữa sử dụng và bồi dưỡng đất:
Việc sử dụng đất là làm hao mòn tư liệu sản xuất, việc bồi dưỡng là thực hiện quá
trình tích luỹ, tăng tiềm lực của tư liệu sản xuất. Hai quá trình này mâu thuẫn nhau
nhưng trong nông nghiệp có thể tiến hành đồng thời.
Từ lâu các nhà thổ nhưỡng và canh tác học đã khẳng định vai trò quan
trọng của cây trồng trong việc hình thành đất trồng trọt: khi trồng trọt đã làm tiêu
hao độ phì của đất nhưng qua trồng trọt cây sẽ hoàn lại cho đất một số chất hữu cơ
làm tăng độ phì cho đất. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm kết hợp đồng thời giữa
sử dụng và bồi dưỡng đất: tăng cường cây họ đậu vụ đông hoặc vụ hè trên một số
chân đất vừa lấy quả lại vừa cầy dập thân để làm phân, trồng xen cây họ đậu trong

vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm để che phủ đất, làm phân và thu quả.
- Sản xuất chuyên môn hoá một số cây trồng đồng thời kết hợp sản xuất

13


một số cây bổ sung khác:
Mỗi vùng, mỗi cơ sở sản xuất đều sản xuất một số cây trồng chủ yếu đó là
chuyên môn hoá. Diện tích sản xuất cây đó lớn, sản phẩm làm ra nhiều, tuy vậy
vẫn không nên bó gọn vào sản xuất một vài loại cây mà cần tận dụng mọi điều
kiện để sản xuất một số loại cây khác, làm cho việc sản xuất của một vùng trở nên
phong phú và linh hoạt.
Nếu sản xuất ở đó chỉ hạn chế ở một vài loại cây thì chế độ luân canh lập
tức sẽ biến thành độc canh, và từ đó hiệu quả kinh tế tổng hợp sẽ bị hạn chế.
Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng bao giờ cũng đa dạng, đất đai không đồng nhất
do đó chế độ luân canh cần bố trí linh hoạt.
Nhờ kết hợp sản xuất cây trồng chính với một số cây bổ sung khác giúp
cho cơ sở sản xuất tận dụng được các loại đất đai, nhân lực, cơ sở vật chất khác
như thiết bị, máy nông nghiệp… ngoài ra còn giải quyết nguồn phân bón, thức ăn
gia súc và cải tạo đất.
- Đảm bảo cân xứng và đồng bộ cây trồng, góp phần cân đối tại chỗ những
yêu cầu của sản xuất và đời sống trong vùng
c. Chế độ luân canh đảm bảo cân xứng:
Thành phần cây trồng, tỷ lệ diện tích từng cây cũng như các công thức luân
canh tăng vụ cần phải bố trí cân xứng với khả năng của địa phương. Để xây dựng
cơ cấu luân canh cần tiến hành điều tra đánh giả khả năng hiện tại và tiềm tàng về
đất đai cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, tránh tình trạng mất cân đối hoặc vượt
quá khả năng làm cho địa phương không đủ điều kiện vật chất kỹ thuật thoả mãn
được yêu cầu của chế độ luân canh.
Chế độ luân canh cũng cần thoả mãn nhu cầu đời sống của địa phương. Cải

tiến chế độ luân canh bao gồm công việc điều chỉnh thành phần, tỷ lệ diện tích cây
trồng và thay đổi các công thức luân canh để cân xứng với yêu cầu này mà sản
xuất manh mún, mang tính tự cung tự cấp, thiếu khoa học và kém hiệu quả kinh

14


tế.

15


d. Chế độ luân canh cần đảm bảo đồng bộ cây trồng.
Do đất đai không đồng nhất, khả năng lao động không thoả mãn yêu cầu đủ
vào lúc giáp hạt, đòi hỏi bố trí cơ cấu cây trồng và công thức luân canh đảm bảo
đồng bộ về cây trồng. Trước tiên cần bố trí đồng bộ giữa các loại cây trồng: cây
lương thực, cây thực phẩm, cây thức ăn gia súc, cây phân xanh.
e. Chế độ luân canh cần đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất trong khi xây dựng chế độ luân canh tăng vụ
cũng như kế hoạch trồng trọt chưa tính toán hiệu quả kinh tế cũng như chưa tiến
hành so sánh để tìm ra phương án tốt nhất, nên tuy đã bỏ ra nhiều vốn và lao động
nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, ngoài việc làm cho năng suất cây trồng tăng
liên tục và toàn diện cần phải tìm cách bố trí cây trồng trên những địa bàn thích
hợp, có thành phần và tỷ lệ diện tích thoả đáng làm cho chi phí vật chất ngày càng
giảm, đặc biệt làm cho khâu vận chuyển thuận tiện, chi phí vận chuyển ít, tổng số
lao động để phục vụ cho chế độ luân canh ngày càng giảm.
Phương án luân canh hợp lý phải là phương án sẽ mang lại nhiều hiệu quả
kinh tế hơn các phương án khác đồng thời ít gây khó khăn phiền phức cho cơ sở.
Phương án đó phải có tác dụng bồi dưỡng đất rất tích cực; hệ số sử dụng ruộng đất

rất cao; có tác dụng tốt trong việc tận dụng triệt để khả năng lao động, điều hoà
phân bón, sức kéo, nâng cao năng suất cây trồng; giảm chi phí cho một đơn vị
diện tích, lãi nhiều, góp phần cải thiện đời sống cho người sản xuất.
*Đặc điểm về luân canh tăng vụ ở Việt Nam.
1. Hệ số sử dụng đất cao, chu kỳ luân canh ngắn
Tuỳ loại cây trồng mà có hệ số sử dụng đất khác nhau. Chúng ta ra sức khai
thác đặc điểm này, nhiều nơi áp dụng giống ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu
bệnh để đổi mới các chu kỳ luân canh, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất.
2. Loại hình luân canh rất phong phú.

16


Ở nước ta có 3 loại hình luân canh: Luân canh cây trồng cạn với nhau, luân
canh cây trồng nước với nhau, luân canh giữa cây trồng can và cây trồng nước.
Loại hình luân canh cạn - nước sẽ được mở rộng nếu tổ chức tốt mạng lưới thuỷ
lợi vì có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Thông qua thay đổi môi trường cây trồng tính
chất vật lý của đất được cải thiện. Thời gian trồng hoa màu, đất được xới xáo dễ
hình thành kết cấu viên nhỏ, tuy không ổn định trong nước nhưng đất xốp dễ cày
bừa, đặc tính canh tác của đất không được cải tạo hơn nhiều, không khí có điều
kiện đi vào đất, xúc tiến quá trình oxy hoá các chất hữu cơ nên lúa cấy trên chân
đất này ít bị đen và thối rễ.
3. Không tiến hành luân canh không gian vẫn có thể luân canh về thời gian.
Các nước có chế độ luân canh hoàn chỉnh mỗi năm chỉ trồng được một vụ
phải thông qua luân canh không gian mới có thể luân canh về thời gian. Chính vì
vậy hình thành khái niệm luân canh chính xác bao gồm luân canh không gian và
luân canh thời gian. Nếu có đủ điều kiện bố trí luân canh cả không gian và thời
gian thì rất tốt nhưng đất đai ở ta ít có điều kiện như vậy. Luân canh ở nước ta cần
làm thế nào để đạt được mục tiêu tăng sản lượng và đất được bồi dưỡng là luân
canh chính xác không bắt buộc phải có cả luân canh không gian và thời gian.

4. Không mất thời gian để trồng cây bồi dưỡng đất hoặc bỏ hoá để phục hồi độ phì
cho đất.
Ở vùng ôn đới phải luân canh cây hoà thảo với cây họ đậu lưu liên 2 – 3
năm để bồi dưỡng đất. Ở nước ta vì nắng nhiều, nhiệt độ cao nên chỉ cần tranh thủ
trồng xen, trồng gối cây họ đậu vài tháng rồi cày dập, làm phân xanh, không mất
thời gian cả vụ gieo trồng. Chế độ luân canh tăng vụ ở ta có thể vận dụng đặc
điểm này một cách sáng tạo, tác dụng bồi dưỡng, cải tạo đất rất tích cực nhưng lại
ít bị ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng.
5.Chế độ luân canh có cây bồi dưỡng đất tốt cả về số lượng, chất lượng, thời gian.
Cây bồi dưỡng đất có khả năng chịu rét và ngập nước, chịu hạn, chịu nóng

17


như điền thanh,… Đặc điểm này cũng đáng chú ý vì nó là điều kiện tốt để tăng
năng suất cây trồng nhất là sử dụng những giống mới phàm ăn và cho năng suất
cao. Đây cũng là một lợi thế đáng kể trong việc bồi dưỡng và cải tạo đất của ta. Sự
phát triển đầy đủ và rộng khắp cây phân xanh bồi dưỡng đất ở mọi nơi, mọi lúc là
biện pháp vừa nhanh vừa rẻ lại vừa dễ làm. Chế độ luân canh cần tận dụng đặc
điểm này để việc phát triển nguồn cây phân xanh trở thành một trong những khâu
quan trọng trong sản xuất.
Tóm lại chế độ luân canh tăng vụ ở ta có nhiều đặc điểm thuận lợi, bảo đảm
cho các cơ sở sản xuất cải tiến không ngừng chế độ luân canh hiện có hoặc bảo
đảm cho các cơ sở sản xuất cải tiến không ngừng chế độ luân canh hiện có hoặc
có thể biến độc canh thành luân canh sinh động, kết hợp đồng thời giữa sử dụng
đất và bồi dưỡng đất.
2.1.4.5. Chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng.
Chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng là một trong những nội dung chủ
yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngày nay, khi đất
nước về cơ bản đã đảm bảo được an ninh lương thực thì xu hướng tất yếu phải

chuyển dịch cơ cấu luân canh cây trồng nhằm giảm diện tích cây lương thực, tăng
diện tích cây rau mầu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
*Mục tiêu của chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng là:
+ Phát triển và nhân rộng diện tích những giống loài phù hợp với mục đích
và điều kiện.
+ Tổ hợp lại các công thức luân canh, xen canh, gối vụ, trồng lẫn sắp xếp lại
các phần trong hệ thống tương tác, thúc đẩy nhau phát triển nhằm khai thác tốt nhất
về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ được môi trường
và các hệ sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995) [33] (Lê Thế Hoàng, 1995) [19].
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng cần xác
định rõ những hạn chế về môi trường kinh tế xã hội cũng như môi trường tự

18


nhiên. Cơ cấu cây trồng cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (khí hậu, đất đai…), phát huy
được lợi thế so sánh.
- Các loại cây trồng được xác định phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở
địa phương (khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán, lao động, nhu
cầu hiện tại và lâu dài của thị trường)
- Đáp ứng được nhu cầu của con người là được sống trong một môi trường
sinh thái đa dạng, xanh, sạch không có hoá chất độc hại.
- Cho ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng tốt nhất các lợi thế
so sánh của từng vùng.
*Những quan điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
- Quan điểm tăng hệ số sử dụng đất:
Tăng hệ số sử dụng đất nhằm đa dạng hoá cây trồng, tăng thu nhập/đơn vị diện
tích, chất lượng đất được nâng cao, giảm rủi ro trong sản xuất hệ thống nông
nghiệp được bền vững hơn.

- Quan điểm về phát triển sản xuất hàng hoá:
Tính chất hàng hoá của sản phẩm quyết định sự phát trển của sản xuất. Yêu
cầu sản phẩm hàng hoá là: Số lượng sản phẩm phải đủ lớn, chất lượng phải đồng
đều, khả năng cung cấp ổn định và giá cả cạnh tranh. Vì vậy, để có sản phẩn hàng
hoá trong cơ cấu cây trồng cần phải những giống và loài cây trồng chính tận dụng
lợi thế so sánh và áp dụng khoa học kỹ thuật tiêm tiến nhất. Sản xuất hàng hoá
phải gắn liền với thị trường, phải xác định thị trường cần gì rồi mới xác định sản
xuất cái gì, sản xuất ở đâu và sản xuất như thế nào?
- Quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần và tăng cường ứng dụng
khoa học kỹ thuật:
Sự không đồng đều về trình độ lực lượng sản xuất ở các vùng, ngành là
phổ biến hiện nay ở nước ta do đó sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế là tất
yếu và hợp quy luật. Trong thực tế, kinh tế hộ gia định đã góp phần quan

19


trọng trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và tận dụng lao động.
Bên cạnh đó kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể đã tạo ra những bước tiến nhảy
vọt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua việc đầu tư giống, vốn,
kỹ thuật cho nông dân và thu mua sản phẩm.
Mỗi đơn vị kinh tế đều theo đuổi một mục đích nhất định sẽ dẫn tới sự phát
triển lệch lạc, mất cân đối trong cơ cấu cây trồng, ít quan tâm đến môi trường và
sự phát triển bên vững vì vậy cần có sự quản lý và định hướng của nhà nước.
- Quan điểm khai thác sử dụng lợi thế so sánh:
Quan điểm khai thác sử dụng lợi thế so sánh là đặc biệt quan trọng vì nó cho
phép khai thác tối đa và hiệu quả thế mạnh của một vùng như về lực lượng lao
động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, giao thông.
Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp tạo ra vùng chuyên môn hoá chỉ nên ở
mức trồng một loại cây trồng chính bên cạnh đó cần có nhiều cây trồng phụ vì độc

canh sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
- Quan điểm đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, bảo vệ môi trường và hệ
sinh thái:
Chương trình nghiên cứu hệ thống canh tác (Farming systems research của
FAO, 1994) [52], người ta cho rằng các hệ thống nông nghiệp hiện đại phải là các
hệ thống canh tác hỗn hợp, có nhiều phương án lựa chọn khác nhau phù hợp với
nguồn lực người nông dân và thích ứng với hoàn cảnh sản xuất hiện thời.
Đa canh là trồng nhiều loại cây trồng trên một vùng sinh thái, trong đó có một
số cây trồng chính để tạo sản phẩm hàng hoá. Đa canh còn là việc trồng các cây
trồng khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau.
Đa canh có tác dụng to lớn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động vì nó tạo
điều kiện để rải vụ, làm cho nhu cầu lao động nông thôn được phân bố đều trong
năm.
Bên cạnh đó, đa canh cho phép đa dạng hoá sản phẩm. Một vùng không chỉ có
nhu cầu tiêu dùng một loại sản phẩm nông nghiệp mà cần phải có nhiều loại để

20


phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu.
Đa canh góp phần bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Sự đa dạng cây
trồng về loài trong một vùng kéo theo sự đa dạng về các loài sâu bệnh và đa dạng
của sinh vật có ích. Đa canh là tạo thêm nhiều mắt xích trong mạng lưới thức ăn.
Nhờ vậy hạn chế được sử dụng hoá chất trong bảo vệ thực vật nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững.
*Những nghiên cứu về phương pháp chuyển đổi hệ thống luân canh cây trồng:
Việc mô hình hoá các bước nghiên cứu phát triển hệ thống luân canh cây
trồng có một ý nghĩa quan trọng. Nhờ có những mô hình, các bước nghiên cứu mà
người nghiên cứu biết được việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau, các vấn
đề nghiên cứu có sự liên quan và phân cấp như thế nào. Những tác giả nghiên cứu

phát triển hệ thống đều đưa ra mô hình nghiên cứu của mình và sau đây là một số
mô hình gây được sự chú ý của các nhà khoa học cần tham khảo:
Chọn điểm nghiên cứu

Mô tả điểm nghiên cứu

Phát triển
thành phần kỹ
thuật và đánh
giá

Thiết kế các hệ thống cây
trồng cải tiến

Kiểm tra các hệ thống cây
trồng

Các tập hợp môi
trường:
- Nguồn lực cơ sở
- Hệ thống cây
trồng hiện trạng

Điều chỉnh kinh
tế – kỹ thuật

Sản xuất thử và đánh giá

Chương trình sản xuất
Hình 2.3: Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng


21


Nguồn: Nguyễn Duy Tính (1995) [33]
Chọn vị trí nghiên cứu

Mô tả điểm nghiên cứu

Hệ thống cây trồng hiện tại
Những nghiên
cứu khác
Tài nguyên
tự nhiên

Những phương
án khả thi về
sinh học

Tài nguyên
kinh tế

Những phương
án khả thi về
kinh tế

Những thực hiện,
những cây trồng có
giá trị và kỹ thuật
thông qua Gradiet


Điều kiện
kinh tế

Những phương án
khả năng thành tựu
về kinh tế

môi trường

Thử nghiệm hệ
thống cây trồng

Hình 2.4. Trình bày việc thiết kế hệ thống được lựa chọn
cho một môi trường cho trước

22


Nguồn: H.G. Zandstra (1992) [45]

23


Chọn điểm nghiên cứu

Mô tả điểm nghiên cứu
Điều kiện
tự nhiên


Điều kiện
KT-XH

Hiện trạng cơ cấu
cây trồng

Những mặt
lạnh

Những mặt
hạn chế

Thiết kế các hệ thống cây
trồng cải tiến

Trồng thử nghiệm

Trồng mô hình

Nhân rộng mô hình
Hình 2.5. Sơ đồ các bước tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Mỗi một mô hình nghiên cứu chỉ phù hợp cho một số điều kiện cụ thể và
nó là tài liệu tham khảo cho các điều kiện tương tự. Xây dựng mô hình nghiên
cứu cần phải căn cứ vào cơ sở lý thuyết hệ thống, đặc điểm tự nhiên và kinh tế –
xã hội của địa điểm nghiên cứu cũng như những đề tài nghiên cứu trước đó.

24


2.1.4.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng cơ cấu cây trồng:

- Điều kiện tự nhiên:
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, có quá trình sinh
trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian
rộng lớn nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, thời tiết, khí hậu... tác động rất lớn đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và cây trồng
Vùn
g
I
II
III
IV

Tổng tích ôn Số ngày < 200C
(0C)
<8300
>8300
>8300
>8300

Cơ cấu cây trồng

(ngày)
>120
90-120
<90
0

1 vụ cây ưa nóng, 1 vụ cây ưa lạnh

2 vụ cây ưa nóng, 1 vụ cây ưa lạnh
2 vụ cây ưa nóng, 1 vụ cây ngắn ngày
Cây ưa nóng
Nguồn: Đào Thế Tuấn (1997) [37]

Như vậy, đánh giá đúng đắn đặc điểm tự nhiên, xác định được các cây
trồng, vật nuôi có lợi thế, thích hợp với từng địa phương để lựa chọn phát triển có
ý nghĩa kinh tế - xã hội, sinh thái to lớn.
-Tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất có tác động lớn đến sản xuất hàng hoá nông nghiệp nhất
là yếu tố đa dạng hoá, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất tập trung để hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến hoặc hình thành các tụ điểm thu gom, buôn bán, giảm chi phí trong khâu lưu
thông, tiêu thụ, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm có vậy mới đáp ứng
được yêu cầu của nền nông nghiệp thị trường.
- Kỹ thuật công nghệ:
Kỹ thuật công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh, sáng chế mới được

25


×