BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC GENalt,
astVÀahh1VỚI ĐỘC LỰC CỦA VI KHUẨN Aeromonas
hydrophila TRÊN CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)
Ngành học
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên
: NGÔ THANH CƯỜNG
Niên khóa
: 2009 – 2013
Tháng 06/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC GENalt,
astVÀahh1 VỚI ĐỘC LỰC CỦA VI KHUẨN Aeromonas
hydrophila TRÊN CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)
Hướng dẫn khoa học
Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN THỊ HIỀN
NGÔ THANH CƯỜNG
Tháng 06/2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban chủ nhiệm bộ môn
công nghệ sinh học, cùng với tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
PGS.TS. Lê Đình Đôn, trưởng Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, người tạo điều
kiện cho em thực hiện đề tài này
ThS. Nguyễn Thị Hiền đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
ThS. Nguyễn Hồng Lộc, ThS. Ngô Thị Bích Phượng, KS Võ Thị Hồng Phượng,
CN Mã Tú Lan, KS Chu Minh Lợi, KS Nguyễn Phạm Hoàng Huy đã tận tình chỉ bảo
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại viện.
Các anh chị phòng phòng PCR và phòng Vi Sinh thuộc Trung Tâm Quốc Gia
Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thuỷ Sản Khu Vực
Nam Bộ - Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II.
Th.S Tô Thị Nhã Trầm cố vấn học tập lớp DH09SH, đã tận tình chỉ dạy trong
suốt khoảng thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Anh Phạm Công Nguyên, bạn Nguyễn Thị Ngọc Thùy, bạn Nguyễn Thị Hồng
Vân, bạn Dương Huỳnh Ngọc Trân đã giúp đỡ tôi trong công việc và tinh thần suốt
thời gian làm đề tài tại Viện Nghiên Cứu Và Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Các bạn bè thân thương lớp CNSH K35 đã chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn
trong thời gian học Đại học, cũng như tận tình giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình làm
thực tập tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn ba mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn tạo điều
kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập tại trường.
Sinh Viên
Ngô Thanh Cường
i
TÓM TẮT
Cá tra là loài cá dễ nuôi, mau lớn, sức chống chịu tốt, chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao
và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, sự phát triển của nghề nuôi cá tra ở đây với diện tích ao bè nuôi ngày càng
tăng nhanh, mật độ nuôi dày đặc, môi trường nước ô nhiễm và điều kiện bất lợi của
thời tiết đã tạo cơ hội cho nhiều tác nhân gây bệnh phát triển và lây lan. Trong đó, vi
khuẩn A.hydrophila gây bệnh xuất huyết là tác nhân gây bệnh làm thiệt hại lớn cho
người nuôi trồng. Vì vậy, để góp phần trong việc phòng tránh bệnh xuất huyết do A.
hydrophila, dựa trên các công trình trong và ngoài nước, đề tài đã nghiên cứu sự hiện
diện của các gen hemolysin (ahh1), độc tố cytotocxin (ast) và enterotocxin (alt) trong
A. hydrophila và xác định mối quan hệ giữa sự hiện diện của các gen này với độc lực
của A. hydrophila trên cá tra.
A. hydrophila được phân lập từ cá bệnh (n=75), cá khỏe (n=5) và môi trường
nước (n=13), sử dụng PCR để đánh giá mức độ hiện diện của các gen ahh1, alt, ast.
Các yếu tố độc lực giữa các mẫu được phân lập từ mẫu cá bệnh, cá khỏe và môi trường
nước. Có 89,23% các chủng mang 1 hoặc nhiều gen độc lực. Kết quả thu được trong
93 mẫu A. hydrophila có 77 mẫu có genahh1, 80 mẫu có genalt và 20 mẫu có genast
đồng thời xác định được 5 tổ hợp gen của A. hydrophila gây bệnh với tỷ lệ Ast – Alt –
Ahh1+ (3,22%), Ast –Alt +Ahh1–(6,45%), Ast – Alt +Ahh1+ (58,06%), Ast +Alt +Ahh1+
(21,50%), và Ast– Alt–Ahh– (10,77%). Cá được gây nhiễm bởi A. hydrophila chết cấp
tính là chủ yếu, cá chết từ ngày 2 đến ngày thứ 4. Những chủng mang 3 gen gây độc
có độc lực mạnh nhất với giá trị gây chết nhỏ hơn 104 CFU/cá. Xác định được gen
ahh1 mang độc lực mạnh, gen altvà ast góp phần giúp tăng độc lực A. hydrophila. Tổ
hợp gen Ast + Alt +Ahh1+ hiện diện trong mẫu phân lập từ cá bệnh, cá khỏe và môi
trường nước có độc lực mạnh
ii
SUMMARY
Sutchi catfish having many advantages such as easy culture, fast growth, and
good resistance make up a high export rate as well as give a large income for worker
in Mekong delta. However, the development of sutchi catfish culture areas and culture
density combine with water polution and unfavourable weather give bacterium a
chance to grow and infect. A. hydrophila bacterium causing motile Aeromonas
septicaemia is a reason for the loss of farmers. Therefore, in this study, the presence of
alt, astandahh1genes and its relationship with virulence of A. hydrophila in sutchi
catfish were investigated.
A total ofA. hydrophilastrains isolated from deseased fish (n=75), from healthy
fish (n=5) and from water environment (n=13) was analysed with respect to the
prevalence of ahh1, altand astgenes by PCR assay. These virulence factors occur
among clinical isolates as well as among isolates from healthy fish and water
environment. Most of the strains examined (89,23%) carried one or more virulence
genes.Results obtained in 93 samples A. hydrophila gene ahh1 had 77 samples, 80
samples and 20 samples had gen alt, astand identified 5 groupsAst
(3,22%), Ast
–
Alt
+
Ahh1– (6,45%), Ast
Ahh1+(21,50%), andAst
+
–
Alt –Ahh1
–
–
Alt
+
Ahh1
+
–
Alt –Ahh1
(58,06%), Ast
+
+
Alt
(10,77%). The experimentally infection
indicated that geneAhh1play the main role in the virulence of A. hydrophila.The
genotypeAhh1+Ast+ Alt + presents in sample isolates from diseased fish, fish healthy
and water had strong virulence.
Key
words:
A.
hydrophila,
alt,
hypophthalmus), virulence properties
iii
ast,ahh1,sutchi
catfish
(Pangasius
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Summary ........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ............................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1.
Giới thiệu về cá tra ...................................................................................................................... 3
2.1.1. Phân loại ...................................................................................................................................... 3
2.1.2. Phân bố ........................................................................................................................................ 4
2.1.3. Hình thái ...................................................................................................................................... 4
2.1.4. Môi trường sống .......................................................................................................................... 4
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................................................. 5
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................................................. 5
2.1.7. Đặc điểm sinh sản của cá tra ....................................................................................................... 5
2.1.8. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ..................................................................................................... 6
2.1.9. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới A.hydrophila ................................................ 6
2.1.9.1. Tình hình trong nước ................................................................................................................... 6
2.1.9.2. Trên thế giới ................................................................................................................................ 7
2.2.1. Phân loại vi khuẩn A. hydrophila ................................................................................................ 8
2.2.2. Giới thiệu về A. hydrophila ......................................................................................................... 8
2.2.3. Cấu trúc bộ gen của A. hydrophila .............................................................................................. 9
2.2.4. Các gen gây độc của A. hydrophila ............................................................................................. 9
2.2.4.1. Hemolysin ................................................................................................................................... 9
2.2.4.3. Enterotoxin ................................................................................................................................ 12
2.2.5. Đối tượng gây bệnh của A. hydrophila ...................................................................................... 13
2.2.5.1. Gây bệnh cho người .................................................................................................................. 13
2.2.5.2. Gây bệnh cho cá và lưỡng cư .................................................................................................... 13
2.2.6. Tác nhân gây bệnh ..................................................................................................................... 13
2.2.7. Các phương pháp phòng trị bệnh ở cá tra .................................................................................. 14
iv
2.2.7.1. Phòng bệnh ................................................................................................................................ 14
2.2.7.4. Trị bệnh ..................................................................................................................................... 15
2.2.8. Các phương pháp gây bệnh thực nghiệm .................................................................................. 16
2.2.8.1. Gây bệnh bằng phương pháp tiêm ............................................................................................. 16
2.2.8.2. Gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp ngâm ...................................................................... 16
2.2.8.3. Gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp cho ăn .................................................................... 17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 18
3.1.
Thời gian và địa điểm thực tập .................................................................................................. 18
3.2.
Vật liệu ...................................................................................................................................... 18
3.2.1. Vi khuẩn .................................................................................................................................... 18
3.2.2. Cá giống .................................................................................................................................... 18
3.3.
Thiết bị, dụng cụ và hóa chất .................................................................................................... 18
3.3.1. Thiết bị, dụng cụ ........................................................................................................................ 18
3.3.2. Hóa chất ..................................................................................................................................... 19
3.4.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 20
3.4.1. Ly trích DNA ............................................................................................................................ 20
3.4.2. Quy trình PCR phát hiện gen Ahh1 ............................................................................................ 20
3.4.3. Quy trình PCR phát hiện gen Alt ............................................................................................... 21
3.4.4. Quy trình PRC phát hiện gen Ast. ............................................................................................. 21
3.4.5. Phương pháp thuần cá ............................................................................................................... 22
3.4.6. Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn sống .......................................................................................... 23
3.4.7. Gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp tiêm ........................................................................ 23
3.4.8. Phương pháp theo dõi cá sau khi gây bệnh thực nghiệm .......................................................... 23
3.4.9. Phương pháp xác định LD50theo nồng độ vi khuẩn ................................................................... 24
3.5.
Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................................... 25
3.5.1. Xác định sự hiện diện của gen Ahh1, Alt và Ast của vi khuẩn A.hydrophila ............................ 25
3.5.2. Xác định độc lực A.hydrophila mang các tổ hợp gen gây độc thông qua gây bệnh thực
nghiệm trên cá tra ...................................................................................................................... 25
3.5.3. Xác định mối liên hệ giữa các kiểu gen Ahh1, Alt, Ast với độc lực của A.hydrophilas ............ 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 27
4.1.
Sự hiện diện của các gen gây độcAhh1, Alt và Ast trên A.hydrophila ....................................... 27
4.2.
Độc lực của A.hydrophila mang các tổ hợp gen khác nhau ...................................................... 29
4.3.
Mối liên hệ giữa về sự hiện diện của các gen Ahh1, Alt và Ast và độc lực A.hydrophila ......... 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 34
5.1.
Kết luận ..................................................................................................................................... 34
5.2.
Kiến nghị ................................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 40
v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BA
: Blood Agar (thạch máu)
BHIB
: Brain Heart Infusion Borth (môi trường dịch canh Brain Heart Infusion)
CFU
: Colony Forming Unit (đơn vị tạo thành khuẩn lạc)
ĐBSCL
: Đồng Bằng Sông Cửu Long
DNA
: Deoxyribonucleic acid
EUS
: Epizootic Ulcerative Syndrome (hội chứng lở loét)
GDP
: Gross Domestic Product(Tổng sản phẩm quốc nội)
IM
: Intra – muscular (tiêm vào cơ)
IP
: Intra – peritoneal (tiêm vào xoang bụng)
IPNV
: Infectious pancreatic necrosis virus (virus gây hoại tử tuyến tụy)
LD
: Lethal dose (Liều gây chết)
NST
: nhiễm sắc thể
OD
: Optical Density (mật độ quang)
PBS
: Phosphate Buffered Saline
PCR
: Polymerase Chain Reaction (phản ứng tổng hợp chuỗi)
PD
: proportionate distance (khoảng cách tỉ lệ)
RNA
: Ribonucleic acid
rRNA
: Ribosomal ribonucleic acid
TBE
: Tris / Borat / EDTA (Ethylenediaminetetraacetic acid)
tRNA
: Transfer Ribonucleic acid
NC NTTSII : Viện Ngiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II
tt
: Tiếp theo
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Quy trình luân nhiệt của genahh1 .................................................................. 21
Bảng 3.2 Quy trình luân nhiệt của genalt ...................................................................... 21
Bảng 3.3 Quy trình luân nhiệt của genast ..................................................................... 22
Bảng 3.4 Theo dõi tỷ lệ cá chết, cá sống ....................................................................... 24
Bảng 3.5 Thí nghiệm gây nhiễm trên cá........................................................................ 26
Bảng 4.1Sự hiện diện của các gen ahh1, alt và ast trên A. hydrophila thuộc các
mẫu khác nhau ............................................................................................. 28
Bảng 4.2Tỷ lệ các tổ hợp gen của A. hydrophila phân lập từ cá tra ................................... 28
Bảng 4.3So sánh tổ hợp gen với độc lực của A. hydrophila ......................................... 30
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá tra Pangasius hypophthalmus..................................................................... 3
Hình 2.2Aeromonas hydrophila...................................................................................... 8
Hình 2.3Kích thước gencủa A. hydrophyla .................................................................... 9
Hình 2.4Vi khuẩn A. hydrophila trên môi trường thạch máu ....................................... 10
Hình 2.5 Cấu trúc của α-hemolysin .............................................................................. 10
Hình 2.6Cấu trúc của Aerolysin ................................................................................... 11
Hình 2.7 Cấu trúc của Enterotoxin ............................................................................... 12
Hình 2.8 Các vị trí gây bệnh thực nghiệm trên cá ........................................................ 16
Hình 3.1 Cá tra được chuyển vào trong bể kính trước khi gây bệnh ............................ 22
Hình 3.2 Vị trí tiêm cá khi gây bệnh thực nghiệm ....................................................... 23
Hình 4.1Sản phẩm của các quy trình PCR alt, ahh1, ast.............................................. 27
Hình 4.2 Biểu hiện bệnh tích bên ngoài của A. hydrophila trên cá tra khi gây bệnh ... 31
Hình 4.3 Biểu hiện bệnh tích bên trong của cá tra do vi khuẩn A. hydrophila............. 31
viii
Chương 1MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển và ngày
càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu gồm tôm sú, cá tra, cá basa (thuysanvietnam.com.vn). Trong đó cá tra chiếm tỷ lệ
xuất khẩu cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Thêm vào đó, với đặc
tính dễ nuôi, mau lớn, sức chống chịu tốt nên cá tra được nuôi rộng rãi ở các vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, nghề nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL phát
triển rất mạnh mẽ.
Với sự phát triển của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL, diện tích ao bè nuôi ngày càng
tăng nhanh, mật độ nuôi dày đặc (Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011),
môi trường nước ô nhiễm và điều kiện bất lợi của thời tiết đã tạo cơ hội cho nhiều tác
nhân gây bệnh phát triển và lây lan mạnh như Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan,
Flavobacterium columnare gây bệnh trắng da và Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất
huyết (Wong và cộng sự, 1998). Trong đó, vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết
là tác nhân gây bệnh làm thiệt hại lớn cho người nuôi trồng. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu đề tìm ra biện pháp phòng trị bệnh do A. hydrophila gây ra.
Nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về vi khuẩn A. hydrophila
như xác định khả năng gây bệnh xuất huyết trên lươn đồng (monopterusalbus) của vi
khuẩn A. hydrophila (Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự, 2012), xác định tính sinh
miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập
trên cá tra tại các vùng địa lý vào các thời điểm khác nhau thuộc Đồng Bằng Sông Cửu
Long (Lê Hùng Dũng, 2007). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về A. hydrophila gây bệnh trên cá tra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Mối liên hệ giữa sự hiện diện của các
gen alt, ast và ahh1 với độc lực của vi khuẩn A. hydrophila trên cá tra (Pangasius
hypophthalmus)” được thực hiện.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự xuất hiện của các gen Hemolysin (ahh1), Cytotoxin (ast) và
Enterotocxin(alt) trong A. hydrophila phân lập từ các nguồn khác nhau. Xác định mối
quan hệ giữa sự hiện diện của các gen độc lực củaA. hydrophila trên cá tra.
1.3. Nội dung thực hiện
Xác định sự hiện diện của các gen gây độc gồm ahh1, alt và ast của
A.hydrophila phân lập từ mẫu cá tra ở các tỉnh ĐBSCL.
Xác định độc lực các chủng vi khuẩnA. hydrophila mang các tổ hợp gen gây
độc khác nhauthông qua gây bệnh thực nghiệm trên cá tra.
Xác định mối liên hệ giữa về sự hiện diện của các genahh1, alt và astvà độc lực
của A. hydrophila trên cá tra.
2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cá tra
Cá tra Pangasius hypophthalmus có giá trị kinh tế rất lớn và được nuôi rộng rãi ở
các tỉnh ĐBSCL. Có khả năng chống chịu với môi trường tốt nguồn thức ăn đa dạng,
tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng trung bình ca tra đạt xuất khẩu 0,8 kg – 1,2 kg
(godacoseafood.com.vn). Cá Tra là loài cá kinh tế phổ biến ở khu vực châu Á, là một
trong 30 loài cá thuộc họ Pangasiidae (fishbase.org). Họ cá Pangasiidae được phát
hiện đầu tiên trong thủy vực nước ngọt ở các quốc gia phụ cận khu vực hạ lưu của Ấn
Độ Dương, sự đa dạng thành phần loài của họ cá này tập trung chủyếu ở khu vực
Đông Nam châu Á
2.1.1. Phân loại
Phân loại cá tra Pangasius hypophthalmus(Sauvage, 1878)
Ngành: có dây sống - Chordata Bateson, 1885
Ngành phụ: có xương sống - Vertebrata Cuvier, 1812
Lớp: cá xương - Osteichthyes Huxley, 1880
Lớp phụ: cá vây tia - Actinopterygii
Bộ: cá da trơn - Siluriformes
Họ: cá tra - Pangasiidae
Giống: cá tra – Pangasius
(taxonomy.nl)
Hình 2.1 Cá tra Pangasius hypophthalmus
(en.wikipedia.org)
Cá tra là loài cá da trơn, có thân dài, bề ngang hẹp, đầu nhỏ vừa phải, miệng rộng
(Nguyễn Văn Thường, 2008). Loài này có hai đôi râu, trong đó có râu hàm trên ngắn
hơn ½ chiều dài đầu, 4 râu hàm dưới ngắn hơn ¼ chiều dài đầu.
Vây lưng và vây ngực của cá tra có gai cứng, có răng cưa ở mặt sau. Điểm khởi
đầu của vây lưng gần đối xứng với vây bụng. Vây hậu môn tương đối dài. Thân cá có
màu xám hơi xanh trên lưng, bụng có màu trắng hơi bạc
Mắt to, tròn và phân bố đều ở hai bên đầu. Cá có hai đôi lỗ mũi. Đôi lỗ mũi trước
nằm ở mặt trước của hàm. Đôi lỗ mũi sau nằm ở mặt trên của đầu và khoảng cách giữa
3
hai lỗ mũi sau lớn hơn so với khoảng cách giữa hai lỗ mũi trước (Nguyễn Văn
Thường, 2008).
Giai đoạn cá nhỏ có sọc màu xanh lục chạy theo chiều dọc của thân, sọc thứ nhất
chạy dọc theo đường bên từ mang đến vi đuôi, sọc thứ 2 ở dưới đường bên và chạy từ
mang đến điểm vi hậu môn. Các sọc này lợt dần và biến mất đến khi cá lớn.
2.1.2. Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê - Kông và
Chao Phraya (fishbase.org). Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản
nhân tạo, cá bột và cá giống cá tra và basa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá
trưởng thành thì thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên trên địa phận của Việt
Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê – Kông để sinh sống và tìm nơi sinh
sản tự nhiên. Chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cá đi ngược dòng từ tháng
10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
2.1.3. Hình thái
Cá chủ yếu sống ở nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ có thể chịu
đựng được nước phèn với pH >5, ngưỡng chịu nhiệt của cá tra trong khoảng 15 –
39oC. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác, có cơ quan
hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và hô hấp qua da, nên cá có thể sống
trong môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Mức độ tiêu hao oxy và ngưỡng sử dụng oxy
của cá thấp hơn so với cá mè trắng 3 lần.
2.1.4. Môi trường sống
Cá tra được nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm giống nhau (Lê Như
Xuân và cộng sự, 1994). Chúng phân bố ở sông, hồ, kinh mương và kênh rạch của
vùng nước ngọt, hay vùng nước lợ có nồng độ muối thấp.Do chịu được ngưỡng oxy
thấp nên cá tra sống được ở nơi ao tù bẩn nhờ việc hô hấp bằng bóng khí.
Môi trường sống của cá rất quan trọng.Môi trường nước ổn định, thức ăn đầy đủ,
cá có sức đề kháng tốt ký sinh trùng khó xâm nhập giúp cá khỏe mạnh và tăng trưởng
nhanh. Trong ngành nuôi trồng thủy sản nguyên nhân dễ gây ra bệnh trên cá nói riêng,
ngành thủy sản nói chung là do yếu tố môi trường, môi trường biến đổi gây sốc và tổn
thương đến cá và làm giảm khả năng kháng bệnh của cá dẫn đến cá dễ mắc bệnh và dễ
chết hơn.
4
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống.Vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay
trong bể ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột.
Chúng ăn các loại phù động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng.
Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao
nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như.
mùn, bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy….
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.Còn nhỏ, cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ khoảng
2.5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống
trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao
nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5
kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6
kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có
hàm lượng đạm nhiều hay ít.Cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường
giảm đi khi vào mùa sinh sản.
2.1.7. Đặc điểm sinh sản của cá tra
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5-3kg. Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình
dáng ngoài khó phân biệt đực-cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát
triển lớn gọi là buồng tinh, ở cá cái gọi là buồng trứng. Mùa vụ thành thục của cá trong
tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 (dương lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông
có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia,
bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mê Kông và Tonlesap, từ
Sombor, tỉnh Crache trở lên. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và
cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (tháng 3).
Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi
nhân tạo, cá tra có thể tái phát dục 1-2 lần trong năm. Số lượng trứng đếm được trong
buồng trứng của cá ta gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra có
thể từ 200.000 đến vài triệu trứng.
5
2.1.8. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, GDP ngành Thuỷ sản giai đoạn 2003–
2007 tăng 24.125 tỷ đồng lên đến 60.234 tỷ đồng (fistenet.gov.vn). Trong các hoạt
động của ngành, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản
lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân
hằng năm khoảng 10% (giai đoạn 1996-2003), 16,8 % (giai đoạn 2003-2007). Ngành
Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP
của ngành Thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 3,4% (năm 2000) lên
3,93% vào năm 2003 và đạt 4,68 % năm 2007.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2007, ngành thủy sản đã có những bước tiến không
ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành
Thủy sản thời kỳ 2000-2007 đã được hoàn thành vượt mức. Nuôi trồng thủy sản đang
ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng
như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu
sản xuất, ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2006, đã sử dụng
679.218 ha nước mặn, lợ và 305.214 ha nước ngọt để nuôi thủy sản
Với diện tích và sản lượng nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL ngày càng mở rộng. đối
tượng nuôi này không chỉ là kế sinh nhai của hàng triệu người dân, mà còn là ngành
kinh tế mũi nhọn. Cá tra không chỉ là nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng, mà còn là
mặt hàng xuất khẩu chiến lược đứng thứ 2 sau xuất khẩu tôm.
2.1.9. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới Aeromonas hydrophila
2.1.9.1.
Tình hình trong nước
Các nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên đối tượng cá nước ngọt còn hạn chế về
số lượng, tập trung chủ yếu trên các loài cá nuôi. Các công trình đã công bố bao gồm:
bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonasspp.gây ra trên cá trám cỏ nuôi lồng ở miền
Bắc (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 và Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi – Bộ Thủy
Sản, 1997). Bệnh xuất huyết trên cá basa và cá he nuôi tại Châu Đốc, An Giang cá trê
giống ở Thành Phố Hồ Chí Minh, cá bống tượng ở hồ trị An Giang và Tiền Giang.
Dấu hiệu để nhận biết cá bị bệnh xuất huyết, vành môi trên, môi dưới bị xuất huyết và
các gốc vi đều bị xuất huyết. Cá bị bệnh nặng, có vành mắt bị xuất huyết, mắt lồi đục,
6
bụng trướng to. Giải phẫu nội quan thấy gan xuất huyết sưng to, màu tái. Lách sưng
màu đen sẫm. Dạ dày, đoạn ruột đầu và giữa xuất huyết, thành bụng mỏng. Xoang
bụng chứa dịch máu.
Bệnh xuất huyết trên cá trê giống do vi khuẩn A. hydrophila thường xảy ra ở cá
trên 2 tuần tuổi, biểu hiện bệnh lý như cá mất nhớt, các gốc vi đều xuất huyết, các râu
cong và bị cụt, bụng trướng to chứa đầy dịch máu. Cá treo trên mặt nước hay nằm sát
đáy bể. Có trường hợp cá bị u loét, nổi hạch trắng hai bên gốc vi ngực. Cá nhiễm bệnh
sẽ tách bầy và hoạt động yếu ớt. Bệnh lây lan nhanh chóng, từ khi phát hiện bệnh xảy
ra trong đàn nuôi đến 2, 3 ngày là gây chết hàng loạt.
Bệnh xuất huyết trên cá bống tượng do vi khuẩn A. salmonicacida, A. hydrophila
được mô tả biểu hiện bệnh lý lâm sang như sau: cá bị mất nhớt, bắt đầu ở phần đuôi,
sau lan dần lên phần thân, vây đuôi tưa cụt, gốc vây hậu môn, vây lưng xuất huyết,
phần đuôi cứng và ửng đỏ, một số trường hợp trên thân xuất hiện đốm đỏ. Trường hợp
nặng, các đốm này lan rộng và làm hoại tử cơ, bụng trướng phồng, hậu môn lồi ra
ngoài và sưng đỏ. Khi mổ cá thấy đa số mẫu gan bị xuất huyết hay bị sậm màu, lách
chuyển màu sậm, bong bóng xuất huyết, cơ quan tiêu hóa không chứa thức ăn mà chứa
đầy các chất dịch nhầy.
2.1.9.2.
Trên thế giới
Bệnh xuất huyết do vi khuẩn trên nhiều loài cá nuôi và tự nhiên trong ao, hồ,
sông, đầm nước ngọt. Bệnh được khảo sát từ hiện tượng dịch bệnh lở loét ở cá EUS
(Epizootic Ulcerative Syndrome) thuộc khu vực Đông Nam Á.
Bệnh xuất huyết trên cá chép (Cyprinus carpio) có hiện tượng mất vẩy, những đốm đỏ
do xuất huyết không đều trên da, cơ quan tiêu hóa trướng lên và có màu tái. Các vi
khuẩn phân lập được thường là A.salmoricida, A. hydrophi (Nguyễn Hữu Thịnh và
Đào Thị Thanh Huê, 2009) khi tiêm những vi khuẩn này vào cá khỏe, thì có những dấu
hiệu bệnh lý như cá bệnh.
Dấu hiệu xuất huyết hoại tử cũng được ghi nhận ở gan, thận, tụy, ruột cá trê
giống nhiễm A. hydrophila, và liều gây chết LD50.
Sự bộc phát của bệnh nhiễm trùng máu xảy ra ở những trại nuôi cá xung quanh
Jakarta và Bogor (Indonesia). Bệnh xuất huyết phổ biến trên cá tai tượng
Osphronemus gourami, làm xuất huyết và tổn thương trên da. Các vi khuẩn phân lập
được thường là A. hydrophila, Bacillus sp….
7
Vi khuẩn A. hydrophila gây ra những vết loét trên thân cá chép được nghiên cứu
bằng cách gây cảm nhiễm trên 100 con cá, có chiều dài 20 cm. kết quả khoảng 80% cá
chết. Khảo sát cá sau khi chết thấy những vết thương đặc trưng của bệnh nhiễm trùng
máu xuất huyết A. hydrophila đã được tái phân lập từ cơ, gan.
Vi khuẩn A. hydrophila cũng được xác định là tác nhân gây bệnh xuất huyết cho
cá lóc (Ophicephalus striatus). Cá basa (Pangasius bocouri) đực và cái thành thục
nuôi trong bè gỗ nhiễm A. hydrophila 50% (25/50) gây những tổn thương điển hình
trên da.
2.2.1. Phân loại vi khuẩn A. hydrophila
Giới: Gammaproteobacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp:Aeromonadales
Giống: Aeromonas
Loài: A.hydrophila
Tên đầy đủ:Aeromonas hydrophila
(Chester, 1901) Stanier năm 1943.
Hình 2.2Aeromonas hydrophila
(en.wikipedia.org)
2.2.2. Giới thiệu về A.hydrophila
Aeromonas spp. là vi khuẩn Gram âm, hình que, di động,kỵ khí tùy nghi, phản
ứng oxidase dương tính, đường kính 0,3-1,0 μm và chiều dài 1,0-3,5 μm (Nordmann
và Poirel, 2002). Có sự tăng trưởng tối ưu ở 28oC, nhưng cũng có thể phát triển trong
khoảng nhiệt độ 4oC đến 37oC (web.mst.edu). A. hydrophila tồn tại trong vùng nước bị
ô nhiễm bởi phân và các chất khác, A. hydrophila kháng thuốc khử trùng, thuốc trừ
sâu, và các hóa chất khác nhau (Erova và cộng sự, 2012).
Các bệnh do A.hydrophila gây ra xuất huyết nhiễm trùng huyết, bệnh loét, nơi
mà các vi khuẩn hoặc các độc tố vi khuẩn hiện diện nhiều bên trong cơ quan của cá, và
nơi da cá bị loét.A.hydrophila gây bệnh thường kết hợp với sự tạo ra các độc tố như
cytotocxin, protease (Zheng và cộng sự, 2012), enterotocxin, hemolysine…, ngoài ra
khả năng bám dính giúp cho A. hydrophila tăng khả năng gây bệnh trên vật chủ (Li và
cộng sự, 2010).
8
2.2.3. Cấu trúc bộ gen của A. hydrophila
Bộ gen của A. hydrophila bao gồm duy nhất một nhiễm sắc thể (NST) tròn với
4.744.448 bp và thành phần GC chiếm 61,5%, Toàn bộ gen có5195 gen mã hóa
protein (Janda và cộng sự, 2010) và 159 gen RNA, 128 gen tRNA và 30 gen
rRNA.Trình tự bộ gen hoàn chỉnh của A. hydrophilaATCC 7966T, thể hiện cơ chế độc
lực và đều kiện chuyển hóa sinh độc lực và cho phép A. hydrophila phát triển được
trong nhiều môi trường khác nhau (Rekha Seshadri và cộng sự, 2006).
Hình 2.3Kích thước gencủa A. hydrophyla(ncbi.nlm.nih.gov)
Bộ gen A. hydrophila giúp chúng ta hiểu biết thêm về những khả năng phát triển
mạnh của A. hydrophila trong môi trường nước và trong vật chủ.
2.2.4. Các gen gây độc của A. hydrophila
Một số yếu tố gây độc lực của A. hydrophila, những cấu trúc đó không có sự gắn
kết rõ ràng, thuộc dạng Enterotoxin gồm có: dạng độc tố Enterotoxinkhông ổn định
nhiệt độ (alt) và dạng Enterotocxin ổn đinh nhiệt độ (ast) điển hình được phân lập từ
A. hydrophila nhưHemolysin (hlya) Heuzenroeder và cộng sự(1999) và (aer)(Pollard
và cộng sự, 1990).Aerolysine gây ly giải tế bào, altvà ast cũng góp phần vào trong
việc gây độc (Zheng và cộng sự, 2012).
2.2.4.1. Hemolysin
Hemolysin là ngoại độc tố có khả năng gây tan huyết được tiết ra bởi các vi
khuẩn Staphilococcus, A. hydrophila, Streptococcus…khả năng tan huyết của
hemolysin được chứng minh thực nghiêm qua việc gây tan huyết hồng cầu trong ống
nghiệm (Ginsburg và cộng sự, 1965).
9
A
B
Hình 2.4 Vi khuẩn A. hydrophila trên môi trường (BHIB) có bổ sung 5% máu cừu. A:
Vi khuẩn được cấy ria trên môi trường để thu được khuẩn lạc đơn; B: Vòng tán huyết
do vi khuẩn A. hydrophila sinh ra trên môi trường thạch máu
Cấu trúc của hemolysin được xác định bằng kỹ thuật chiếu tia X người ta đã xác
định được cấu trúc của hemolysin có các đồng dạng Alpha (α-hemolysin), Beta (βhemolysin) và Gamma (γ-hemolysin), E-hemolysin.
Alpha (α-hemolysin)
Được tiết ra bởi Staphilococcus aurreus (Gillivray và cộng sự, 2009), Aeromonas
sobria, gây chết tế bào bằng cách gắn vào bên ngoài màng tế bào và ly giải tế bào
máu.
A
B
Hình 2.5Cấu trúc của α-hemolysin.A: Kênh α-hemolysin được thể hiện mặt cắt ngang
được gắn với một lớp lipid kép; B cấu trúc dạng ống
Beta (β-hemolysin)
β-hemolysinđược tiết ra bởi vi khuẩn streptococcus gây ức chế việc kích thích
các đại thực bào và miễn dịch bẩm sinh (Bebien và cộng sự, 2012), khả năng tan huyết
của β-hemolysinđược (Haque và cộng sự, 1969) chứng minh bằng cách cho ly giải
hồng cầu cừu, triệu trứng nóng lạnh là biểu hiện đặc trưng nhất.
10
Gamma (γ-hemolysin)
Vi khuẩn gây bệnh tiết ra tấn công vào tế bào chủ, γ-hemolysinhiện diện dưới
dạng các monomer (Yamashita và cộng sự, 2011) lắp ráp trên màng của tế bào chủ,
hiện tượng phá hủy tế bào được phân tích bằng kính hiển vi điện tử mới thấy được sự
tan huyết được hình thành từ lỗ chân lông HLG (Tomita và cộng sự, 2011).
E - Hemolysin
Về mặt cấu trúc 3D của E-hemolysin vẫn chưa được nghiên cứu kỹ,
một số chủng vi khuẩn Escherichia coli,Salmonella enterica và Shigella flexneritạo ra
chất độc hemolysin E (hlyE), còn được gọi là cytolysinA (clyA) hay hemolysin im
lặng. hlyE thể làm tan hồng cầu và tế bào động vật có vú, hình thành các lỗ
xuyên màng (Hunt và cộng sự, 2010).
2.2.4.2.
Aerolysin
Aerolysin bao gồm 463 amino axit có kích thước 53,8 kD,chuỗi polypeptide có
thành phần G + C chiếm 59% (Howard và cộng sự, 1987), là độc tố ngoại bào được
tiết ra bởi vi khuẩn A. hydrophila,có khả năng đi vào bên trong tế bào như một tính
hiệu điển hình.
Hình 2.6 Cấu trúc của Aerolysin
(ncbi.nlm.nih.gov)
Aerolysine giống như độc tố alpha của Staphilococcus areus liên kết với các tế
bào động vật tạo thành các lỗ thủng trên màng tế bào, phá huỷ tính thấm của màng tế
bào, ly giải tế bào và gây tan huyết. Theo nghiên cứu của Parker và cộng sự (1994,
1996) sử dụng tia X chứng minh aerolysine là nguyên nhân gián tiếp gây nên các lỗ
thủng trên màng tế bào, và được Rose và cộng sự (1989) chứng minh lại.
11
Theo nghiên cứu của Wong và cộng sự (1996) trên chủng A. hydrophila A6 bằng
cách thêm vào thức ăn cho chuột, kết qủa phân tích số liệu cho thấy chủng A6 này sản
xuất độc tố hlya và nó cũng có tác dụng làm tan máu giống như aerolysin. Ngoài ra
còn có genaero A thuộc nhóm aerolysine có khả năng gây tan huyết, genaero A được
phát hiện trên tất cả cá vi khuẩn A. hydrophila và A.veronii (Yousr và cộng sự, 2007),
nhưng Pollard và cộng sự (1990); Lior và Johnson (1990) nghiên cứu thấy rằng
genaero A gây tán huyết, gây độc tế bào, và các chủng độc tố của A.hydrophila chứ
không có trong A. veronii, A.sobria và A. caviae.
2.2.4.3.
Enterotoxin
Một số yếu tố gây độc lực của A. hydrophila, là những cấu trúc không có sự gắn
kết rõ ràng, thuộc nhóm Enterotoxin. Trong đó Enterotoxin chia làm 2 nhóm bao gồm
nhóm độc tố Enterotoxin không ổn định nhiệt độ (alt) và dạng Enterotoxin ổn đinh
nhiệt độ (ast).
Hình 2.7Cấu trúc của enterotoxin
(ncbi.nlm.nih.gov)
Điển hình được phân lập từ A. hydrophila nhưaerolysin gậy tan huyết, altvà ast
góp phần vào trong việc giúp vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh
Độc tố Enterotoxin của A. hydrophila gần đây được chứng minh là nguyên nhân
gây bệnh tiêu chảy cho người, biểu hiện bệnh được nhấn mạnh là nhiễm trùng
huyết(Asa và cộng sự, 1977).alt tinh khiết được tách chiết từ A.hydrophila có kích
thước 44kDa, là một chuỗi polypeptide với 368 amino acid, là dạng độc tố không ổn
đinh nhiệt có nhiệt độ khoảng 56oC (Sha và cộng sự, 2002).
Thí nghiệm Sha và cộng sự (2002), cắt ngắn 2 gen không ổn định nhiệt
Enterotocxin (alt) và gen ổn định nhiệt độ Cytotocxin (ast) và gây đột biến, được thử
12
nghiệm trên mô hình của chuột đã làm giảm đáng kể khả năng tiết ra độc tố của
A.hydrophila, chứng minh được A.hydrophila gây độc tế bào nhờ sự đóng góp trực
tiếp của các gen gây độc (alt) và (ast).
2.2.5. Đối tượng gây bệnh của A. hydrophila
A. hydrophila gây bệnh trên nhiều đối tượng khác nhau như lưỡng cư, cho cá,
lươn (Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự, 2012)… kể cả con người với những biểu hiện
bên ngoài khi nhiễm A. hydrophila thường là xuất huyết ngoài da.
2.2.5.1.
Gây bệnh cho người
Ở người, vi khuẩn được truyền qua đường phân-miệng, tiếp xúc với nước bị ô
nhiễm, thực phẩm, đất, phân, và việc ăn cá bị ô nhiễm hoặc các loài bò sát. Cách phổ
biến nhất của nhiễm vi khuẩn là thông qua các vết thương hở, nước bị ô nhiễm. Các
triệu chứng của nhiễm trùng nhẹ bao gồm sốt và ớn lạnh. Những người bị nhiễm bị
hoại tử cơ, các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy (Daily và
cộng sự, 2004).
2.2.5.2.
Gây bệnh cho cá và lưỡng cư
A. hydrophila gây bệnh chủ yếu trong cá và động vật lưỡng cư bởi vì vi khuẩn
này sống trong môi trường nước.A. hydrophila gây bệnh cho lươn như bỏ ăn, lồi mắt,
da bị đỏ do xuất huyết và bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Bên trong xoang cơ thể, các nội
quan có biểu hiện nhiễm trùng xuất huyết và dịch màu đỏ nhạt (Đặng Thị Hoàng Oanh
và Nguyễn Đức Hiền, 2012).
Khi bị nhiễm A. hydrophila, cá bị loét, thối vây, thối đuôi, và nhiễm trùng huyết
do xuất huyết. Đặc biệt, xuất huyết nhiễm trùng huyết gây ra tổn thương dẫn đến phát
tán quy mô lớn, xuất huyết mang và vùng hậu môn, viêm loét, mắt lồi, và sưng bụng
(Austin và cộng sự, 1996).
2.2.6. Tác nhân gây bệnh
Do sự chuyển đổi nhanh chóng từ nuôi quảng canh sang thâm canh, diện tích
nuôi ngày một mở rộng nên vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra ngày càng
nhiều. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bệnh xuất huyết là một trong những bệnh có tần
số xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi thâm canh và đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Tác nhân gây bệnh là nhóm. Vi khuẩn di động Aeromonas spp. bao gồm vi khuẩn
13
A.hydrophila, A. sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn A. hydrophila được xem là
loài gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất. Vi khuẩn này gây bệnh xuất huyết (đỏ
mỏ đỏ kỳ) trên cá tra, basa và nhiều loài cá nuôi khác (tepbac.com).
2.2.7. Các phương pháp phòng trị bệnh ở cá tra
2.2.7.1.
Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Sử dụng chlorine 10 – 15 ppm
tiệt trùng các dụng cụ trong 30 phút, sau đó rửa sạch và phơi nắng. Trong quá trình
nuôi chú ý đến việc cho ăn không làm dư thừa thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước. Vấn đề vệ sinh ao nuôi và sử dụng các chế phẩm vi sinh làm tăng chất lượng
nước cũng được quan tâm. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến mật độ nuôi vừa phải.
2.2.7.2.
Sử dụng vắc-xin phòng bệnh trên thủy sản
Hiện nay việc phòng trịbệnh trên cá nước ngọt ởnước ta vẫn chủyếu dựa vào việc
sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất. Hiện tại chưa có một loại vaccine phòng bệnh
cho cá được đưa vào sửdụng tại Việt Nam.Trong khi đó, trên thếgiới hiện nay đã có 36
loại vaccine phòng bệnh cho vi khuẩn và hai loại vaccine phòng bệnh cho virut được
sử dụng rộng rãi trên 12 đối tượng nuôi khác nhau thuộc 41 quốc gia trên
thếgiới.Vaccine phòng bệnh trong nuôi thủy sản được bắt đầu nghiên cứu và phát triển
từ năm 1973 nhưng mãi đến cuối những năm 1987 mới được đưa vào sửdụng
(Newman, 1993). Cho đến tháng 7 năm 2005, đã có 35 loại vaccine phòng bệnh vi
khuẩn và 2 loại vaccine phòng bệnh virut được đăng ký bản quyền và sử dụng cho 6
đối tượng nuôi phổ biến trên 41 quốc gia trên thế giới bao gồm cá hồi, cá chẽm châu
Âu, cá chẽm châu Á, cá rô phi, cá Turbot (Hastein và cộng sự, 2005).
2.2.7.3.
Sử dụng kháng sinh
Bệnh của thuỷ sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn (Trần Anh Dũng,
2006) gây ra với những vụ dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thường, người ta sử dụng
thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng
cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng
thuốc (antibiotic resistence) và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thuỷ sản
(Waltman và Shotts, 1986). Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng
thuốc là việc sử dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thuỷ
sản như một chất kích thích sinh trưởng.
14
Mặc dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống
lại nhiều bệnh tật cho con người (Nguyễn Thị Hiền Lương, 2012) và các loài động vật
thuỷ sinh, nhưng việc sử dụng bừa bãi trong nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng như gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn của người tiêu dùng hoặc làm
cho người tiêu dùng cũng bị kháng thuốc.
Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng qui định, không kiểm soát có
thể làm tác động đến môi trường, hệsinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong
sản phẩm thủy sản và dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài vi khuẩn
gây bệnh trên cá (Aoki, 1988; Sarter và cộng sự, 2007; Dung và cộng sự, 2009). Nhiều
nghiên cứu đã khẳng định tác động của việc sử dụng kháng sinh trong môi trường nuôi
thủy sản sẽ tạo ranhững chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (DePaolavà cộng
sự,1995). Ở Việt Nam, hiện tượng kháng thuốc đã được một sốtác giảghi nhận trên vi
khuẩn gây bệnh cũng như vi khuẩn trong môi trường nuôi cá, tôm (Le và cộng
sự,2005). Riêng đối với vi khuẩn E. ictaluri,tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu
trên cá nheo (Italurus punctatus) và bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tăng tỉlệhao hụt và chi phí cho
việc đềutrị (Crumlish và cộng sự,2002).
2.2.7.4.
Trị bệnh
Đối với bệnh nhiễm khuẩn thì vấn đề đều trị nên có sự chọn lựa kháng sinh phù
hợp. Nhiều loại hóa chất và kháng sinh cấm được sử dụng trong việc đều trị bệnh ở cá
tra nói chung và xuất huyết nói riêng, tình hình sử dụng hóa chất và thuốc trong nghề
nuôi cá tra ở An Giang và Cần Thơ hết sức phức tạp. Trong đó có nhiều loại đã bị cấm
và hạn chế sử dụng theo qui định của Bộ Thủy Sản năm 2009. Tuy nhiên, các loại
kháng sinh dùng để trị bệnh gan thận mủ trên cá tra đã bị vi khuẩn đề kháng nên hiệu
quả không cao. Ngoài ra nó còn gây ra những hệ lụy khó lường.
15