Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC GEN GÂY ĐỘC aerA, ahpA, lip VÀ ĐỘC LỰC CỦA Aeromonas hydrophila GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN
CỦA CÁC GEN GÂY ĐỘC aerA, ahpA, lip
VÀ ĐỘC LỰC CỦA Aeromonas hydrophila
GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA
(Pangasius hypophthalmus)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HIỆN DIỆN
CỦA CÁC GEN GÂY ĐỘC aerA, ahpA, lip
VÀ ĐỘC LỰC CỦA Aeromonas hydrophila
GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA
(Pangasius hypophthalmus)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN THỊ HIỀN

NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, đầu tiên, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy –
PGS.TS. Lê Đình Đôn, trưởng Bộ Môn Công nghệ Sinh học, người tạo điều kiện cho
em thực hiện đề tài này. Cảm ơn thầy và kính chúc thầy luôn mạnh khỏe để tiếp tục
dẫn dắt nhiều thế hệ sinh viên trên con đường tri thức.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Hiền, người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian làm đề tài. Nhân đây,
em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị: Võ Hồng Phượng, Ngô Thị Bích Phượng,
Mã Tú Lan, Phạm Võ Hồng Ánh, Chung Minh Lợi, Nguyễn Phạm Hoàng Huy, làm
việc tại phòng Vi Khuẩn Học và các anh chị phòng Sinh Học Phân Tử: Nguyễn Hồng
Lộc, Cao Thành Trung, Nguyễn Viết Dũng, trực thuộc Trung Tâm Quan Trắc Cảnh
Báo Môi Trường Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ - Viện

Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, cùng với cô Tô Thị Nhã Trầm, cố vấn học tập
lớp DH09SH và các thầy cô trong Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, những người đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, luôn có sự chia sẻ, động viên và nhiệt tình giúp đỡ của các bạn:
Ngô Thanh Cường, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Huỳnh Ngọc Trân, Phạm Công
Nguyên, Nguyễn Chuyên Thuận, cùng làm việc trong phòng Sinh Học Phân Tử và các
thành viên của lớp DH09SH, xin cảm ơn và chúc các bạn luôn thành công trong cuộc
sống.
Cuối cùng, con xin dành tình cảm thiêng liêng nhất gửi tới cha mẹ và toàn thể gia
đình. Mọi người đã luôn luôn dõi theo, chăm sóc, ủng hộ và động viên con trên mỗi
bước đường con đi. Gia đình mãi là chỗ dựa vững chắc và là nơi hạnh phúc nhất của
con.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô
và các bạn.
Thủ Đức, tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Thùy
i


TÓM TẮT
Cá tra là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao trong các ngành nuôi cá nước
ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, bệnh xuất huyết trên cá tra do
Aeromonas hydrophila gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Do đó, đề tài này đã
được thực hiện với mục đích đánh giá tần xuất xuất hiện của các gen mã hóa cho
aerolysin (aerA), serine protease (ahpA) và lipase (lip) của A. hydrophila phân lập từ
các nguồn khác nhau và xác định mối quan hệ giữa sự hiện diện của các gen này và
độc lực của A. hydrophila trên cá tra.
Xác định sự hiện diện của các gen aerA, ahpA và lip bằng phương pháp PCR trên

93 chủng vi khuẩn A. hydrophila được phân lập từ cá bệnh, cá khỏe và môi trường
nước. Các chủng vi khuẩn này được chia thành 7 tổ hợp gene dựa trên kết quả PCR:
aerA- ahpA- lip- (12,9%), aerA- ahpA- lip+ (1,08%), aerA- ahpA+ lip- (8,6%), aerAahpA+ lip+ (4,3%), aerA+ ahpA- lip- (2,15%), aerA+ ahpA+ lip- (4,3%) và aerA+ ahpA+
lip+ (66,67%). Tiến hành xác định liều gây chết 50% (LD50) của các chủng vi khuẩn
mang các tổ hợp gen này trên cá tra tại phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy chủng có
tổ hợp gen aerA+ ahpA+ lip+ có giá trị LD50 < 103 CFU/cá, tổ hợp gen aerA- ahpA- lipcó giá trị > 108 CFU/cá.
Có thể thấy rằng khả năng gây độc của A. hydrophila có mối liên quan chặt chẽ
với sự hiện diện của các gen độc. Các chủng A. hydrophila mang tổ hợp gen aerA+
ahpA+ lip+ trên được tìm thấy từ cá bệnh nhiều hơn từ cá khỏe và môi trường nước và
có tỉ lệ cao hơn so với 6 tổ hợp gen còn lại.

ii


SUMMARY
In recent years, freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus, has become one of
aqua - species with highly economic value in Mekong Delta. However, diseases have
been occurred, particularly the haemorrhages caused by Aeromonas hydrophila in
catfish caused unbenefied for fish farms. Therefore, this study was carried out to
evaluate the frequency of the aerolysin (aerA), serine protease (ahpA) and lipase (lip)
gens isolates from different sources, and to determine the relationship between the
presence of these gens and virulence of A. hydrophila in catfish.
A total of 93 A. hydrophila strains isolated from diseased fish, healthy fish and
water environment was analysed with respect to the prevalence of aerA, ahpA and lip
gens by PCR assay. These isolates were divided into 7 groups on the basis of PCR
results: aerA- ahpA- lip- (12.9%), aerA- ahpA- lip+ (1.08%), aerA- ahpA+ lip- (8.6%),
aerA- ahpA+ lip+ (4.3%), aerA+ ahpA- lip- (2.15%), aerA+ ahpA+ lip- (4.3%) and aerA+
ahpA+ lip+ (66.67%). The challenge tests to identify 50% lethal dose (LD50) of A.
hydrophila were carried out in wetlab. The LD50s of aerA+ ahpA+ lip+ group was < 103
CFU per fish and of aerA- ahpA- lip- group was > 108 CFU per fish in catfish.

The result reported that virulence properties of A. hydrophila well correlated with
the presence of virulence gens tested. The aerA+ ahpA+ lip+ group be found more in A.
hydrophila from diseased fish than from healthy fish and water environment at the rate
were higher than the other six gentic profiles.
Key word: aerolysin (aerA), Aeromonas hydrophila, serine protease (ahpA),
lipase (lip), virulence properties

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
SUMMARY................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Yêu cầu của đề tài .....................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Giới thiệu về vi khuẩn Aeromonas hydrophila .........................................................3
2.1.1.

Đặc điểm ............................................................................................................3

2.1.1.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................................3
2.1.1.2. Đặc điểm phát triển ............................................................................................3

2.1.1.3. Đặc tính sinh hóa ................................................................................................4
2.1.1.4. Đặc điểm phân bố ...............................................................................................4
2.1.1.5. Cơ chế gây bệnh .................................................................................................5
2.1.2.

Bộ gen hoàn chỉnh của chủng A. hydrophila ATCC 7966T ...............................5

2.1.3.

Yếu tố độc lực của A. hydrophila ......................................................................5

2.1.3.1. Yếu tố bám dính và một số thành phần khác .....................................................5
2.1.3.2. Sản phẩm ngoại bào (ECPs - extracelluar products) ..........................................7
2.2. Giới thiệu về cá tra Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878 ..............................10
2.2.1.

Hình thái...........................................................................................................10

2.2.2.

Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................10
iv


2.2.3.

Đặc điểm sinh sản ............................................................................................10

2.3. Ngành nuôi cá tra ở Việt Nam ................................................................................10
2.2.1.


Tình hình nuôi cá tra ........................................................................................10

2.2.2.

Các bệnh thường gặp trên cá tra ......................................................................12

2.2.2.1. Bệnh do vi khuẩn ..............................................................................................12
2.2.2.2. Bệnh do ký sinh trùng ......................................................................................12
2.2.2.3. Bệnh chưa rõ nguyên nhân ...............................................................................13
2.2.3.

Bệnh xuất huyết và phương pháp kiểm soát bệnh hiện tại ..............................13

2.2.3.1. Bệnh xuất huyết ................................................................................................13
2.2.3.2. Một số phương pháp kiểm soát bệnh hiện tại...................................................14
2.4. Một số nghiên cứu có liên quan đến A. hydrophila .............................................15
2.4.1.

Nghiên cứu trong nước ....................................................................................15

2.4.2.

Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................15

2.5. Sơ lược về PCR (Polymerase Chain Reaction) ...................................................17
2.6. Các phương pháp gây bệnh thực nghiệm trên cá .................................................19
2.6.1.

Gây bệnh bằng phương pháp tiêm ...................................................................20


2.6.2.

Gây bệnh thực nghiệm bằng cách ngâm và cohabitant – nuôi chung..............20

2.6.3.

Gây bệnh bằng phương pháp cho ăn ................................................................21

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................22
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................22
3.2. Vật liệu, dụng cụ và hóa chất ...............................................................................22
3.2.1.

Vật liệu .............................................................................................................22

3.2.2.

Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ...........................................................................22

3.2.2.1. Dụng cụ và thiết bị ...........................................................................................22
3.2.2.2. Hóa chất ............................................................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
3.3.1.

Ly trích DNA vi khuẩn ....................................................................................25

3.3.2.

Phản ứng PCR xác định sự hiện diện của các gen gây độc .............................25


3.3.2.1. Quy trình PCR phát hiện gen aerA ...................................................................25
3.3.2.2. Quy trình PCR phát hiện gen ahpA ..................................................................25
v


3.3.2.3. Quy trình PCR phát hiện gen lip ......................................................................26
3.3.3.

Điện di kiểm tra kết quả chạy PCR..................................................................26

3.3.4.

Chuẩn bị cá tra thí nghiệm và điều kiện nuôi ..................................................26

3.3.5.

Chuẩn bị vi khuẩn gây nhiễm ..........................................................................27

3.3.6.

Phương pháp tiêm xoang bụng cá ....................................................................27

3.3.7.

Phương pháp theo dõi cá sau khi gây bệnh thực nghiệm.................................28

3.3.8.

Phương pháp xác định LD50 theo Reed-Muench (1938) .................................28


3.4. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................29
3.4.1.

Xác định các chủng A. hydrophila mang tổ hợp gen khác nhau......................29

3.4.2.

Đánh giá độc lực của 10 chủng vi khuẩn mang tổ hợp gen khác nhau............30

3.4.3. Xác định mối quan hệ giữa sự hiện diện của gen độc và độc lực của vi khuẩn .30
3.5. Phương pháp xử lý thống kê ...................................................................................30
4.1. Kết quả ....................................................................................................................32
4.1.1.

Sự hiện diện của các gen aerA, ahpA và lip trên các chủng A. hydrophila .....32

4.1.2.

Độc lực của các chủng vi khuẩn A. hydrophila mang tổ hợp gen khác nhau ..34

4.1.3.

Mối quan hệ giữa sự hiện diện của các gen độc và độc lực của vi khuẩn ......41

4.2. Thảo luận..............................................................................................................42
5.1. Kết luận ................................................................................................................45
5.2. Đề nghị .................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
API 20E: Hệ thống định danh vi khuẩn họ Enterobacteriaceae và vi khuẩn Gram âm
hình que (Biomerieux, Pháp)
APW:

Alkaline Peptone Water

BHIB:

Brain Heart Infusion Broth

bp:

base pair

CFU:

colony forming unit (khuẩn lạc)

ctv:

cộng tác viên

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
DNA:

deoxyribonucleic acid


dNTPs:

deoxynucleoside triphosphate

ECPs:

extracelluar products

EDTA:

Ethylene diamine tetraacetic acid

FlgK:

a flagellar hook – filament junction protein

IM:

Intra – muscular

IP:

Intra – peritoneal

kbp:

kilo base pair

LD50:


Lethal dose 50% (liều gây chết 50%)

lps:

lipopolysaccharides

NA:

Nutrient Agar

ng:

nanogram

OD:

Optical Density (mật độ quang)

OMPs:

outer membrane proteins

PCR:

Polymerase Chain Reaction

PD:

proportionate distance (khoảng cách tỷ lệ)


ppt:

phần nghìn

SDS:

Sodium dodecyl sunfate

TSA:

Tryptone Soy Agar

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số đặc điểm về bộ gen của A. hydrophila ATCC 7966T .......................... 6
Bảng 2.2 Một số sản phẩm ngoại bào của Aeromonas ................................................. 9
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra đến ngày 30/8/2012 ............................. 11
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 10 chủng vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm ........................ 31
Bảng 4.1 Kết quả tỷ lệ xuất hiện của từng tổ hợp gen .................................................. 33
Bảng 4.2 Kết quả tỷ lệ tổ hợp gen................................................................................. 34
Bảng 4.3 Tỷ lệ chết của 10 chủng vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm ............................. 39
Bảng 4.3 (tt) Tỷ lệ chết của 10 chủng vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm ....................... 40
Bảng 4.4 Bảng so sánh giá trị LD50 của các chủng vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm ... 41

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vi khuẩn A. hydrophila dưới kính hiển vi ....................................................... 3
Hình 2.2 Sơ đồ phản ứng PCR...................................................................................... 19
Hình 3.1 Cá nuôi thuần trong bể composite và hệ thống bể kính................................. 23
Hình 3.2 Cá thuần trong bể kính 1 tuần trước gây nhiễm ............................................ 27
Hình 3.3 Phương pháp tiêm vi khuẩn vào xoang bụng cá ............................................ 28
Hình 4.1 Sản phẩm PCR phát hiện đoạn gen aerA, ahpA và lip .................................. 32
Hình 4.2 Cá tra khỏe và cá tra bị xuất huyết ................................................................ 35
Hình 4.3 Xoang bụng cá tra khỏe và xoang bụng cá tra bị xuất huyết ......................... 36
Hình 4.4 Các dạng tan huyết của A. hydrophila ........................................................... 37
Hình 4.5 Đồ thị tỷ lệ cá chết cộng dồn theo ngày......................................................... 38
Hình 4.5 (tt) Đồ thị tỷ lệ cá chết cộng dồn theo ngày ................................................... 39

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển và
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thủy sản đã mang lại nguồn thu lớn cho
nền kinh tế. Hai tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đạt
778,5 triệu USD. Trong đó các sản phẩm chính vẫn là cá tra, cá basa và tôm đông lạnh
đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn (Vasep, 2013).
Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã có từ lâu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, nhưng mới trở thành ngành xuất khẩu quan trọng kể từ năm 2000 trở
lại đây, sản phẩm được xuất khẩu trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với sự phát triển và không ngừng gia tăng, tính đến hết năm 2012, kim ngạch

xuất khẩu cá tra đạt giá trị 1,744 tỉ USD và tính đến tháng 2/2013, cá tra chiếm 32,6%
tổng các sản phẩm xuất khẩu chính của nước ta (Trương Đình Hòe, 2013; Vasep,
2013) . Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành nuôi cá tra đang phải đối mặt
với nhiều thách thức về dịch bệnh, gây ra những tổn thất nặng nề cho người nuôi. Các
bệnh trên cá tra thường gặp là bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila,
bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri,… và một số bệnh do ký sinh trùng.
Bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila là bệnh thường xuyên xảy ra trên cá
tra và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Khi cá bị nhiễm bệnh, người dân
thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhưng không có được sự hướng dẫn nào về liều
lượng cũng như loại kháng sinh sử dụng, do đó thường dẫn đến tình trạng kháng kháng
sinh của vi khuẩn và sự tồn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, ảnh hưởng đến chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu cách phòng bệnh xuất
huyết là một vấn đề quan trọng và cần thiết, trong đó liệu pháp vaccine là phương
pháp sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để có một vaccine cho
hiệu quả tốt thì việc nghiên cứu độc lực, chọn lựa chủng vi khuẩn để làm vaccine rất
quan trọng. Xuất phát từ ý tưởng trên, đề tài “Xác định mối quan hệ giữa sự hiện
diện của các gen gây độc aerA, ahpA, lip và độc lực của Aeromonas hydrophila gây
bệnh trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) được thực hiện nhằm tìm hiểu độc lực
1


của các chủng A. hydrophila mang các gen độc lực khác nhau bằng phương pháp PCR
và phương pháp gây nhiễm thực nghiệm, từ đó chọn ra những chủng vi khuẩn có độc
lực cao để làm vaccine phòng bệnh xuất huyết do A. hydrophila.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hiện diện của các gen gây độc aerA, ahpA, lip
và độc lực của A. hydrophila gây bệnh trên cá tra.
1.3. Nội dung thực hiện
- Xác định sự hiện diện của các gen aerA, ahpA và lip trên các chủng A.
hydrophila bằng phản ứng PCR.

- Kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn A. hydrophila mang các tổ hợp gen
khác nhau bằng phương pháp gây bệnh thực nghiệm trên cá tra.
- Xác định mối quan hệ giữa sự hiện diện của các gen aerA, ahpA, lip và độc lực
của vi khuẩn A. hydrophila trên cá tra.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về vi khuẩn Aeromonas hydrophila
2.1.1. Đặc điểm
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Aeromonas hydrophila là vi khuẩn lên men, Gram âm, hình que (Hình 2.1), có
kích thước khoảng 0,8 - 1,0 x 1,0 - 3,5 µm, có thể di động thông qua một tiên mao.
Giống như những vi khuẩn Gram âm khác, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn A.
hydrophila gồm màng trong (inner membrane) cấu tạo bởi lớp đôi phospholipid, ở
giữa là một lớp chu chất (periplasmic space) và một lớp màng ở bên ngoài (outer
membrane). Màng ngoài được chia làm hai lớp, lớp trong được cấu tạo bởi
phospholipids và lipopolysaccharides (LPS), lớp ngoài là một lớp màng bao bọc (Slayer) (Poobalane, 2007). Chức năng chính của màng S-layer là bảo vệ khỏi những tác
động vật lý như protein huyết thanh hay thực khuẩn thể để tránh sự phân hủy tế bào
(Austin và Austin, 2012).

Hình 2.1 Vi khuẩn A. hydrophila dưới kính hiển vi.
(http:// en.wipedia.org)

2.1.1.2. Đặc điểm phát triển
A. hydrophila có thể được phân lập trên môi trường Tryptone Soy Agar (TSA)
hoặc môi trường Brain Heart Infusion Agar (BHIA) từ nguồn cá bệnh (Cipriano,
1984). Ngoài ra, chúng còn có thể phát triển trên môi trường không chọn lọc như
3



Nutrient Agar (NA) và trên môi trường có chọn lọc như Rimler Shotts hay Peptone
Beef - extract glycogen Agar khi ủ ở nhiệt độ từ 20 – 30oC trong vòng 18 - 36 giờ.
Khuẩn lạc A. hydrophila trên môi trường TSA ở 28oC trong 18 - 24 giờ luôn luôn ở
dạng tròn bóng, màu vàng sáng, nổi trên bề mặt, đường kính từ 2 - 3 mm. Hầu hết các
môi trường chọn lọc sử dụng carbonhydrat, ampicillin hoặc penicillin là những tác
nhân chọn lọc. Sử dụng môi trường Sheep Blood Agar bổ sung 10 µg/ml ampicillin để
qua đêm và tăng sinh trong Alkaline Peptone Water (APW) có thể phân lập được A.
hydrophila từ người. Môi tường nuôi cấy là yếu tố quyết định đến sự phát triển và độc
lực của vi khuẩn, đặc biệt liên quan đến các chất dinh dưỡng, nhiệt độ và pH. Dù A.
hydrophila có thể phát triển trong biên độ nhiệt rộng nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy
rằng nhiệt độ tốt nhất là khoảng 25 – 35oC. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng ủ A.
hydrophila ở pH có giá trị khác nhau như 6,0; 6,5; 7,0 và 7,5 có tỷ lệ sinh trưởng khác
biệt không đáng kể nhưng pha lag sẽ ngắn ở pH 6,0 hơn là 7,0 (Poobalane, 2007).
2.1.1.3. Đặc tính sinh hóa
Đặc tính sinh hóa của A. hydrophila rất phức tạp và các nhà nghiên cứu đã thấy
rằng rất khó xác định được mối quan hệ giữa những đặc tính này và chức năng riêng
biệt của chúng. Ví dụ phản ứng sinh hóa của A. hydrophila không có mối tương quan
với độc tố của chúng tiết ra hoặc plasmid có trong tế bào (Poobalane, 2007). Paniagua
và ctv vào năm 1990 cho biết có nét tương đồng cao về đặc tính sinh hóa của các
chủng A. hydrophila phân lập từ nước và cặn đáy ao ở các khu vực khác nhau và các
mùa khác nhau trên sông Porma ở Tây Ban Nha, tuy nhiên, chúng có sự khác nhau về
các gen gây độc trên cá. Đặc tính sinh hóa của A. hydrophila bao gồm các phản ứng
arginine dihydrolase, catalase, ß-galactosidase, indole, lysine decarboxylase,
cytochrome-oxidase và phosphatase, không sinh H2S, có thể có phản ứng ornithine
decarboxylase hoặc phenylalanine hay tryptophan deaminase. Phản ứng Voges
Proskauer dương tính nhưng không cho kết quả dương tính với test thử methyl red
(Austin và Austin, 2012).
2.1.1.4. Đặc điểm phân bố

Sự phân bố của A. hydrophila trong nhiều vùng nước khác nhau cho thấy khả
năng thích nghi cao của vi khuẩn này đối với môi trường sống (Poobalane, 2007).
Chúng được tìm thấy trong môi trường nước ngọt, thực vật thủy sinh, cá và trứng cá,
ngoài ra còn có thể cộng sinh với các loài động vật không xương sống như động vật
4


đơn bào (Austin và Austin, 2012). Khả năng xâm nhiễm của A. hydrophila trong hệ
thống nước động cao hơn trong hệ thống ao nước tù và trong môi trường nước mặn
cao hơn so với môi trường nước ngọt. A. hydrophila có thể được phân lập từ nguồn cá
khỏe mạnh vì chỉ có một số chủng có các yếu tố độc lực cần thiết mới có thể gây bệnh.
Sự xâm nhiễm của A. hydrophila cũng bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp với một số yếu tố
từ vật chủ chẳng hạn bị stress do môi trường hoặc bị tổn thương (Poobalane, 2007).
2.1.1.5. Cơ chế gây bệnh
A. hydrophila là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng huyết và cũng là tác nhân
cơ hội làm cho bệnh viêm loét bộc phát mạnh hơn. Chúng không tác động ở điều kiện
thông thường mà chỉ tác động khi cá bị sốc do môi trường hoặc sinh lý. Trong điều
kiện môi trường thích hợp, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và gia tăng sự sản sinh độc tố
trong vật chủ, và là nguyên nhân làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng với tỷ lệ
chết cao (Poobalane, 2007).
2.1.2. Bộ gen hoàn chỉnh của chủng A. hydrophila ATCC 7966T
Seshadriet và ctv (2006) đã công bố bộ gen hoàn chỉnh của chủng A. hydrophila
ATCC 7966T được phân lập từ sữa, từ đó cho biết nhiều thông tin về đặc tính trao đổi
chất, cách thức thích nghi với các kiểu sinh thái khác nhau cũng như cách thức tác
động và xâm nhập vào tế bào chủ một cách gián tiếp thông qua một số lượng lớn các
gen gây độc. Thông tin về bộ gen của chủng A. hydrophila ATCC 7966T được trình
bày trong Bảng 2.1.
2.1.3. Yếu tố độc lực của A. hydrophila
2.1.3.1. Yếu tố bám dính và một số thành phần khác
Yếu tố bám dính giữ vai trò đầu tiên trong sự tương tác giữa mầm bệnh và vật

chủ. Thường có hai loại yếu tố bám dính, một là dạng tập hợp nhiều sợi nhỏ
(filamentous), gồm roi (flagella) và các tua (fimbriae), hai là dạng không có sợi, bao
gồm lipopolysaccharide, vỏ (capsule) và protein màng ngoài (outer membrane
proteins) (Seshadriet và ctv, 2006).
Các loài Aeromonas thường có hai kiểu roi, đó là roi cực đầu (tiên mao) và roi
bên (tiêm mao), chúng được mã hóa bởi các gen cấu trúc và gen chỉnh sửa khác nhau
(Canals và ctv, 2007; Wihelmset và ctv, 2009). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
Aeromonas di động được là nhờ một tiên mao cho phép vi khuẩn bơi lội trong môi
trường lỏng. Khi nuôi vi khuẩn trên môi trường nhớt hoặc trên bề mặt thạch thì chúng
5


phát triển nhiều tiêm mao làm tăng khả năng bám dính và hình thành lớp màng sinh
học (biofilm) (Seshadriet và ctv, 2006). Yeh và Klesius (2011) đã khếch đại và tinh
sạch 19 protein roi của A. hydrophila và tìm thấy một loại protein FlgK (a flagellar
hook – filament junction protein) có phản ứng mạnh mẽ chống lại huyết thanh của cá
trê nhiễm bệnh.
Bảng 2.1 Một số đặc điểm về bộ gen của A. hydrophila ATCC 7966T
A. hydrophila ATCC 7966T

Đặc điểm
Kích thước (bp)

4744448

Số lượng
Plasmid

0


Gen mã hóa protein

4128

Gen tRNA

128

Gen rRNA

30

Gen nhảy (Insertion elements)

0

Gen không chức năng và không biểu hiện

7

Tỷ lệ C + G (%)

61,5

Sự hiện diện của các gen độc
T2SS



T3SS


Không

T6SS



RTX toxin



Cực roi (Polar flagella)



Chitinase



Nguồn: Seshadriet và ctv, 2006

Lông tua (pili) có chiều dài khoảng 2 µm, ngắn hơn tiên mao, chúng có thể nằm
ở vùng đầu hay vùng bên, giúp gia tăng khả năng bám dính trên bề mặt môi trường rắn
hay mô vật chủ (Boyd và ctv, 2008). Ở vi khuẩn Gram âm thường có bốn kiểu pili từ I
– IV, trong đó kiểu IV cho thấy có mối quan hệ giữa khả năng bám dính vào tế bào
chủ và gây độc hại (Austin và Austin, 2007; Boyd và ctv, 2008). Pili kiểu IV hoàn toàn

6



độc lập với roi, chúng bám dính vào tế bào biểu mô vật chủ, sau đó gây nhiễm vào tế
bào rồi tạo lớp màng sinh học và gây độc.
Protein màng ngoài (outer membrane proteins - OMPs) có vai trò cần thiết trong
sự bám dính của vi khuẩn vào tế bào biểu mô của vật chủ, ngoài ra còn bảo vệ vi
khuẩn chống lại hàng rào bảo vệ của vật chủ. Chúng có chức năng kích thích hệ thống
miễn dịch và gắn kết với màng plasma, tiếp nhận tín hiệu, vận chuyển protein, thu thập
các chất dinh dưỡng,… Một loại OMPs được biết đến đầu tiên là S – layer, có khả
năng kháng lại hệ thống bổ thể của vật chủ và cho phép vi khuẩn bám vào vật chủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm nhập.
Lipopolysaccharide (LPS) là cấu trúc miễn dịch chính trong màng ngoài của tế
bào vi khuẩn Gram âm, gây ra phản ứng viêm. Cấu tạo gồm ba phần: (1) O polysaccharide ( O - antigen) kích thích tạo ra kháng thể đặc hiệu, (2) oligosaccharide
và (3) lipid A gắn với màng vi khuẩn ở phía ngoài.
Vỏ (capsule) cấu tạo bởi lớp polypeptides và polysaccharides bao bọc màng
ngoài của vi khuẩn, có ý nghĩa đối với việc sống còn của vi khuẩn, kích thích đáp ứng
miễn dịch không đặc hiệu. Vi khuẩn có lớp vỏ capsule có khả năng bám dính và xâm
nhập vào tế bào chủ mạnh mẽ hơn (Beaz - Hidalgo và Figueras, 2013).
2.1.3.2. Sản phẩm ngoại bào (ECPs - extracelluar products)
Như những loài vi khuẩn khác, độc tố tiềm ẩn và enzyme do Aeromonas tạo ra có
thể ảnh hưởng đến tế bào chủ và là yếu tố gây độc mạnh. Trong số những độc tố được
nói đến trong loài này là cytotoxic, cytotonic enterotoxins, aerolysin, haemolysins,
proteases, phospholipases và DNases (Beaz - Hidalgo và Figueras, 2013). Bảng 2.2
miêu tả một số enzyme ngoại bào có khả năng gây bệnh trên cá.
ECPs của A. hydrophila được xem là yếu tố độc lực chính, loài vi khuẩn này có
khả năng sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm ngoại bào như enterotoxin,
aerolysin, cytotoxin, haemolysin, protease, amylase, acetylcholine este-rase, lipase /
acyltransferase, leucocidins, enolase, nucleases, chitinases và một yếu tố có khả năng
bền nhiệt chưa xác định. Vai trò của những enzyme này là cung cấp chất dinh dưỡng
cho vi khuẩn bằng cách phân hủy các protein tế bào chủ thành những phân tử nhỏ hơn
có thể đi vào trong tế bào vi khuẩn (Poobalane, 2007).


7


A. hydrophila sản xuất số lượng lớn các độc tố, trong đó protease được xem là
yếu tố độc lực chính trong các ECPs. Chẳng hạn, protease của A. hydrophila khởi đầu
cho sự xâm nhiễm bằng cách gây thoái hóa mô hoặc cơ quan trong cơ thể cá. Các
chủng A. hydrophila thu được từ người, cá và các loài động vật khác có khả năng phân
giải protein cao hơn so với các chủng được thu từ môi trường nước (Shotts và ctv,
1985). Tuy nhiên, Allan và Stevenson (1981) chứng minh rằng có sự gia tăng ảnh
hưởng của độc tố từ các chủng đột biến âm tính với protease so với chủng bố mẹ
dương tính với protease, và cho rằng protease có thể không góp phần vào yếu tố độc
lực chính của vi khuẩn.
Haemolysin cũng được xem là một trong những loại độc tố chính trong ECPs của
A. hydrophila. Chẳng hạn, Khalil và Mansour (1997) cho rằng hoạt tính của các sản
phẩm ngoại bào có mối quan hệ gắn kết với hoạt động cuả haemolysin, trong khi đó,
Lallier và ctv (1984) lại cho rằng haemolysin không phải là độc tố cơ bản gây tác động
đến cá. Trong thử nghiệm gây bệnh thực nghiệm cá hồi đốm (Salvelinus fontinalis)
bằng phương pháp tiêm xoang bụng với vi khuẩn A. hydrophila có mang độc tố ngoại
bào, cho thấy hoạt động phân hủy huyết của haemolysin là nguyên nhân chính gây
chết cá (Allan và Stevenson, 1981).
Một loại độc tố ngoại bào khác của A. hydrophila là aerolysin. Chúng gắn kết
vào các thụ thể glycoprotein đặc hiệu trên bề mặt tế bào eucaryotic và chèn vào trong
màng đôi lipid tạo thành một lỗ thủng có đường kính khoảng 3 nm (Karunasagar và
ctv, 1986), phá hủy tính thấm của màng bảo vệ và dẫn đến sự chết của tế bào (Buckley
và Howard, 1999).

8


Bảng 2.2 Một số sản phẩm ngoại bào của Aeromonas

Yếu tố gây

Chức năng

độc
Haemolysins

Đại diện, chú thích

Tạo các lỗ hổng

Tham khảo

Aerolysin là các β – haem- Castro – Esc-

trên màng tế bào olysin, mã hóa bởi gen aerA, tỷ arpulli và ctv,
chủ, gây phân hủy tế lệ bắt gặp cao, 96% được tìm 2003; Nawaz
thấy khi phân lập từ cá bệnh do và ctv, 2010

bào

Aeromonas
Haemolysin của A. hydrophila Singh và ctv,
thích

hợp

cho

nghiên


cứu 2009

vaccine và phát triển phương
pháp chẩn đoán miễn dịch
Proteases

Làm

suy

giảm

Một protease có kích thước 70 Ellis, 1991

lượng chất nhầy của kDa (caseinase) của A. salmocá, hư hại mô, tạo nicida, gây chết cá ở nồng độ 2,4
điều kiện thuận lợi µg/g, làm cho mô bị hóa lỏng,
cho sự xâm nhập hoạt hóa hệ thống máu vón cục
của vi khuẩn vào tế

Cysteine protease từ A. hydro- Liu và ctv,
phila có thể gây chết cho cá hồi, 2010

bào vật chủ

gây ra hoạt động phân giải cơ
Lipases

Tác


động

thủy

Phức hợp GCAT–LPSa có Lee và Ellis,

phân các phân tử

độc lực cao hơn đối với cá hồi 1990

lipid có trên màng tế

Đại Tây Dương so với dạng

bào

GCAT không có LPS, LPS giúp

chủ





nguyên nhân gây
phá hủy ruột

GCAT ổn định nhiệt hơn
GCAT có trong các chủng Chacón và
Aeromonas có vai trò như một ctv, 2002

độc tố gây bệnh cho cá bởi vì
nó có thể kết hợp với một số
yếu tố gây bệnh khác

a

Glycerophospholipid – cholesterol acyltransferase – lipopolysaccharide

9


2.2. Giới thiệu về cá tra Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là loài cá bản địa của Việt Nam và một số
nước lân cận (Lào, Camphuchia và Thái Lan). Riêng ở Việt Nam, cá tra là một trong
những loài cá có giá trị kinh tế quan trọng và được nuôi rộng rãi ở khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá tra có khả năng chịu đựng môi trường nước khắc
nghiệt, thích nghi rộng với nhiều loại thức ăn. Tốc độ tăng trưởng khá nhanh: 0,7 - 1,5
kg/năm. Mật độ nuôi trong ao có thể đạt tới 15 - 20 con/m2, năng suất trung bình từ 10
- 15 tấn/ha (Trần Thanh Xuân, 1996).
2.2.1. Hình thái
Cá tra là loài cá da trơn, có thân dài, bề ngang hẹp, đầu nhỏ vừa phải, thân cá có
màu sắc đen xám, bụng hơi bạc, miệng rộng và có 2 đôi râu dài, trong đó có râu hàm
trên ngắn hơn 1/2 chiều dài đầu, 4 râu hàm dưới ngắn hơn 1/4 chiều dài đầu. Vây lưng
và vây ngực của cá tra có gai cứng, có răng cưa ở mặt sau. Điểm khởi đầu của vây
lưng gần đối xứng với vây bụng. Vây hậu môn tương đối dài (Phạm Văn Khánh,
2000).
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Sau khi nở được 14 ngày cá có chiều dài từ 2 - 2,3 cm và nặng 0,25 g. Cá tra 5
tuần tuổi có chiều dài 5 - 6 cm, nặng 1,28 - 1,50 g/con. Sau một năm đạt 0,7 – 1,5
kg/con và sau 3 - 4 năm đạt 3 - 4 kg/con (Trích bởi Lê Hùng Dũng, 2007).

2.2.3. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 - 4 năm, thường sinh sản vào tháng
5 - 7 hàng năm. Cá tra có tập tính bơi ngược dòng đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh
thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Các bãi đẻ thường nằm ở vùng
Kratie của Campuchia (Trích bởi Lê Hùng Dũng, 2007).
Cá mẹ nặng 8 – 10 kg/con có sức sinh sản 3 - 6 vạn trứng/con, cá nặng 3,2
kg/con có sức sinh sản tương đối 139 - 150 ngàn trứng/con (Phạm Văn Khánh, 1997).
Trong sinh sản nhân tạo, cá được nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong
tự nhiên, cá tra có thể phát dục 1 – 3 lần trong một năm (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.3. Ngành nuôi cá tra ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nuôi cá tra
Những năm gần đây, cá Tra là loài cá nước ngọt được nuôi và xuất khẩu nhiều
nhất so với các đối tượng thủy sản nước ngọt khác. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy
10


sản, diện tích nuôi cá tra của các địa phương tháng 8/2012 đạt 4631 ha, tăng 381 ha so
với tháng 7 và bằng 109% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích nuôi cá tra tăng nên
sản lượng thu hoạch 8 tháng đầu năm cũng tăng theo, đạt 796616 tấn, tăng 112208 tấn
so với tháng 7 và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năng suất bình quân 270
tấn/ha (năm 2011 là 307 tấn/ha). Diện tích và sản lượng thu được ở các tỉnh ĐBSCL
tính đến hết tháng 8/2012 được trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra đến ngày 30/8/2012
Diện tích

Diện tích đã

Sản lượng thu

Năng suất


nuôi (ha)

thu hoạch (ha)

(tấn)

(tấn/ha)

Kiên Giang

20

2

395

198

2

Trà Vinh

92

55

16468

300


3

Tiền Giang

98

84

26433

313

4

Sóc Trăng

99,6

18

4500

250

5

Hậu Giang

156


91,92

22585

246

6

Vĩnh Long

416

300

73252

244

7

Bến Tre

628

656

133205

203


8

An Giang

717

604

173695

288

9

Cần Thơ

948

439

90711

207

10

Đồng Tháp

1455


699

255373

365

4631

2949

796616

270

STT

Địa phương

1

Tổng

Nguồn:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
mặc dù năm 2012 diện tích và sản lượng cá tra của nước ta đều tăng, song năng suất
lại giảm mạnh so với năm ngoái do dịch bệnh và sản xuất kém bền vững. Năm 2013,
cá tra tiếp tục được xác định là một trong 5 mặt hàng thủy sản chủ lực của nước ta
().

Tính đến tháng 3 năm 2013, diện tích thả nuôi ở các tỉnh ĐBSCL đạt 2221 ha
(bằng 98% cùng kỳ 2012), diện tích đã thu hoạch trong tháng là 443 ha (tăng 17% so
với cùng kỳ), đạt sản lượng 151599 tấn (năng suất trung bình 350 tấn/ha)
().
Hiện tại, cá tra Việt Nam xuất sang tới 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó
thị trường chủ lực vẫn là EU, Mỹ, Asean, Braxin,… Kết thúc năm 2012, kim ngạch
11


xuất khẩu cá tra đạt giá trị 1,744 tỉ USD, giảm 3,4 % so với cùng kỳ năm 2011. Sau
nhiều năm tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm
2012 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm, không đạt đỉnh cao trên 1,8 tỉ
USD (Tạp chí thương mại thủy sản số 158 - tháng 2/2013). Tháng 1/2013, kim ngạch
xuất khẩu cá tra đạt 163267 USD và tháng 2/2013 đạt 90213 USD, giảm 39,2% so với
tháng 2/2012. Trong cơ cấu sản phẩm chính xuất khẩu tháng 2/2013, cá tra chiếm 32,6
% trên tổng số sản phẩm xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường chính xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2013 là EU (chiếm 23,7%
về giá trị) tiếp đến là Mỹ (18,7%) và xếp vị trí thứ 3 là Mêhicô (7,7%) (Tạp chí thương
mại thủy sản số 160 – tháng 4/2013).
2.2.2. Các bệnh thường gặp trên cá tra
2.2.2.1. Bệnh do vi khuẩn
Bệnh gan thận mủ được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trên cá tra nuôi ở
ĐBSCL vào cuối năm 1998. Khi cá nhiễm bệnh tỷ lệ chết tăng cao từ 10 – 90% tùy
thuộc vào cách quản lý và kích cỡ cá nuôi. Cá bệnh có biểu hiện bơi lờ đờ, các dấu
hiệu bên ngoài như da mất sắc tố, xuất huyết trên da và hậu môn. Cá bị nhiễm bệnh
có dấu hiệu bên trong đặc trưng là trên gan, thận và lách xuất hiện nhiều đốm trắng
đường kính 1 – 3 mm bên trong chứa dịch màu trắng đục (Trích bởi Ngô Thị Bích
Phượng, 2009).
Về mặt dịch tễ học bệnh gan thận mủ xuất hiện hầu như ở mọi kích cỡ cá nhưng
xuất hiện nhiều nhất ở cá nuôi 4 tháng tuổi (chiếm 12,8%). Tuy nhiên theo nghiên cứu

của Lý Thị Thanh Loan (2009), tỷ lệ cá mắc bệnh gan thận mủ giảm dần theo sự tăng
trọng lượng và không thấy cá bệnh ở giai đoạn đạt trọng lượng trên 900 g. Bệnh
thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và đến hết mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12
nhưng tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 – 11 (Lý Thị Thanh Loan, 2009).
Bệnh xuất huyết hay còn được gọi là bệnh phù đầu. Tác nhân chính gây nên bệnh
này là do vi khuẩn A. hydrophila. Bệnh có các biểu hiện như phù đầu, lồi mắt, xuất
huyết hậu môn và các cơ quan nội tạng. Bệnh xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm
giao mùa và đến hết mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12 nhưng tập trung nhiều vào
tháng 5 (Lý Thị Thanh Loan, 2009).
2.2.2.2. Bệnh do ký sinh trùng

12


Các nhóm ngoại ký sinh trùng thường hay gặp ở cá tra giống như trùng bánh xe
(Trichodina), thích bào tử trùng (Myxobolus, Hennenguya), trùng miệng lệch
(Chilodonella), sán lá mang đơn chủ (Dactylogyrus,Gyrodactylus), trùng mỏ neo
(Lernaea). Ở giai đoạn nuôi thịt, cá tra cũng nhiễm một số nhóm nội ký sinh trùng như
sán lá, sán dây, giun tròn... ký sinh ở dạ dày, ruột, mật của cá. Đa số cá tra bị ngoại ký
sinh (13 loài) số lượng nội ký sinh ít hơn (chỉ có 6 loài). Bệnh hay xảy ra vào mùa mưa
(Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv, 2008).
2.2.2.3. Bệnh chưa rõ nguyên nhân
Bệnh trắng gan trắng mang đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Bệnh này thường
xuất hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa và trong mùa mưa. Hay gặp ở cá tra giống
và cũng xuất hiện trong các ao cá tra nuôi thương phẩm dưới 3 tháng tuổi. Tỷ lệ cá
bệnh chết trong ao lên đến 60 – 70% (Lý Thị Thanh Loan, 2010). Cá bệnh có các biểu
hiện bệnh tích như sau:
Dạng 1: biểu hiện bên ngoài bình thường. Bên trong mang cá có màu trắng hồng
nhạt, cung mang có viền lấm tấm màu xám nhạt đến xám sậm trên các sợi tơ mang.
Đặc biệt mang cá không tiết nhớt trắng đục, mặc dù mang cá mất sắc tố nhưng tơ

mang vẫn sạch, mượt, khi cá bệnh nặng (đã bỏ ăn) máu cá cũng trở nên hồng nhạt, gan
không còn sắc tố chuyển sang màu vàng đất (Lý Thị Thanh Loan, 2010).
Dạng 2: các gốc vây xuất huyết nhẹ, mang cá mất sắc tố, chuyển sang hồng nhạt
nhưng màu hồng không tươi sáng như dạng 1 và mang cũng không tiết nhiều nhớt,
trên các tơ mang có lẫn những tia máu, máu cá cũng mất sắc tố nhưng nhạt màu không
như dạng 1 và có màu hồng tối (Lý Thị Thanh Loan, 2010).
Dạng 3: cá bệnh có biểu hiện xuất huyết lấm tấm ở mặt bụng và gốc vây, mang
cá không còn đỏ tươi đã chuyển sang hồng nhạt, trên mang xuất huyết lấm tấm dạng
điểm, mang cá rất sạch, không tiết nhớt. Gan, thận không biến màu, lách sậm màu,
máu cá không mất sắc tố (Lý Thị Thanh Loan, 2010).
2.2.3. Bệnh xuất huyết và phương pháp kiểm soát bệnh hiện tại
2.2.3.1. Bệnh xuất huyết
Dấu hiệu bệnh do A. hydrophila nói chung có thể được chia thành 4 dạng: cấp
tính, bị nhiễm trùng máu và chết nhanh chóng với một vài dấu hiệu cơ thể bị phình ra;
dạng cấp tính, cơ thể phình ra, có những vết phồng rộp trên da, xuất hiện lỗ rỗ và vảy

13


bị bong ra (đối với cá có vảy); loét mãn tính với một số các mụn nhọt và lỗ rỗ trên da;
và dạng tiềm tàng không có dấu hiệu (Poobalane, 2007).
Triệu chứng cơ bản của bệnh do A. hydrophila thường là các thương tổn trên bề
mặt, xuất hiện các vùng bị xuất huyết trên mang và miệng, có các vết loét và lỗ rỗ trên
da, mắt lồi, bụng bị sưng phồng và thường phình to. Ngoài một số dấu hiệu bên ngoài
thì còn có các dấu hiệu bên trong, chẳng hạn khi loài cá miệng rộng (Micropterus
salmoides) bị nhiễm A. hydrophila thì gan và cật của nó bị phá hủy, hoặc là loài cá
vàng khi bị nhiễm bệnh do vi khuẩn này thì gan cũng bị thoái hóa. Ngoài ra, khi bị
nhiễm A. hydrophila thì các đặc tính miễn dịch và thông số hóa sinh của vật chủ cũng
bị thay đổi (Poobalane, 2007).
2.2.3.2. Một số phương pháp kiểm soát bệnh hiện tại

Kháng sinh là một trong những nhân tố chính để kiểm soát A. hydrophila. Các
loại kháng sinh thông dụng là furance, sulfonamide, chloramphenical, neomycin,
sulfamethoxazole-trimethoprim, streptomycin, naladixic acid, oxolinic acid, neomycin,
sarafloxacin, rifampicin, oxytetracycline, cephamycins, moxalactam, ciprofloxacin,
amoxycillin và enrofloxacin. Ngoài ra, A. hydrophila còn nhạy cảm với hydrogen
peroxide (H2O2).
Mặc dù kiểm soát A. hydrophila bằng kháng sinh là phương pháp hiệu quả, tuy
nhiên, nhiều trường hợp cho thấy rằng vi khuẩn trở nên kháng thuốc khi sử dụng trong
khoảng thời gian dài. Một số báo cáo cho rằng A. hydrophila có khả năng kháng lại
với ampicillin, carbenicillin, erythromycin, gentamicin, penicillin, tetracycline,
nitrofura - dantoin, ormetoprim - sulfadimethoxine, sulfamethoxazole - trimethoprim
và triple sulfa.
Sự phát triển các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh làm cho việc sử dụng thuốc
càng ngày càng không có hiệu quả. Thêm vào đó, việc truyền đặc tính kháng kháng
sinh từ vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường nước nuôi thủy sản sang vi khuẩn
ở người và thú nuôi mang mối nguy hiểm tiềm tàng to lớn và là mối đe dọa liên quan
tới sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh ngày càng nhiều sẽ làm
tăng giá thành sản phẩm của ngành thủy sản cho nên việc sử dụng kháng sinh sẽ được
giữ ở mức thấp nhất có thể (Poobalane, 2007).
Nhiều loại chất kích thích miễn dịch được chứng minh rằng có khả năng nâng
cao sức đề kháng của A. hydrophila, chúng chủ yếu là các loại dịch chiết từ thảo dược,
14


×