Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI MÍA CỦA BỌ ĐUÔI KÌM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI MÍA
CỦA BỌ ĐUÔI KÌM

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện :

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

Niên khóa:

2011 – 2013

Tháng 1/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI MÍA
CỦA BỌ ĐUÔI KÌM


Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ THỊ DIỆU TRANG

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

Tháng 1/2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Lê Thị Diệu Trang, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, đưa ra những
định hướng cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Sự hướng dẫn tận tình của cô
đã giúp em có thêm nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như nhiều kinh nghiệm trong
làm việc và đời sống.
Em xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã quan tâm gúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực hiên đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Sinh học đã dạy đỗ và truyền
đạt nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tại trường.
En chân thành cám ơn cô ThS. Tôn Trang Ánh đã quan tâm giúp tạo điều kiện cho
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cám ơn tập thể lớp LT11SH đã cùng tôi trãi qua 2 năm học tại trường. Các bạn
làm khóa luận ở Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, đặc biệt là bạn Đào Thị
Hồng Thu đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, Con xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ba Mẹ và những người thân trong gia
đình đã luôn ủng hộ, động viện con trong suốt quá trình học tại trường.

Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hường

i


TÓM TẮT
Bọ đuôi kìm là loài côn trùng ăn tạp, có khả năng ăn được lượng lớn rệp sáp, sâu
ăn lá, sâu đục thân, bọ cánh cứng v.v…. Bọ đuôi kìm rất dễ nhân nuôi trong các
hộp/xô nhựa, với nguồn thức ăn đơn giản. Do đó, khảo sát khả năng phòng trừ sâu
hại mía của bọ đuôi kìm là rất cần thiết.
Bọ đuôi kìm thu bắt ở Thạnh Phú - Vĩnh Cửu - Đồng Nai được đem nuôi trong
hộp nhựa có kích thước 412 × 272 × 145 mm chứa đất, trấu mục và các đoạn lá mía ở
nhiệt độ 29 ± 10C, độ ẩm 75 ± 5%. Chúng được nuôi bằng thức ăn cám mèo, bổ sung
mật ong lên men và rệp sáp. Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ đuôi kìm được đánh
giá trong quá trình nhân nuôi. Hiệu quả phòng trừ sâu đục thân và khảo sát loài ký
chủ ưa thích của bọ đuôi kìm ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiệu quả ăn mồi của bọ
đuôi kìm được đánh giá dựa trên khả năng ăn mồi của 10 con bọ đuôi kìm.
Bọ đuôi kìm nhân được nhân nuôi thuộc họ Carcinophoridae, giống Euborellia, là
loài côn trùng biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát triển: Trứng - Ấu trùng –
Trưởng thành. Trứng được đẻ thành ổ trong bẹ lá mía, số quả trứng trung bình 91 97 quả trứng/ổ và tỷ lệ trứng nở trung bình là 98%. Ấu trùng có 5 tuổi. Vòng đời của
bọ đuôi kìm nuôi bằng thức ăn cám mèo, rệp sáp và mật ong lên men trung bình
76,40 ± 2,77 ngày ở nhiệt độ 29 ± 10C, ẩm độ 75%. Trung bình quần thể gồm 10 cá
thể bọ đuôi kìm Euborellia sp. ăn được 40 – 42

rệp sáp mía (Pseudococus

sacchari)/ngày; 19 - 20 rệp sáp cây cảnh; 7 sâu gao/ngày, 1 sâu đục thân mình tím
(Phragmataecia castaneae Hübner) (kích thước 3 – 3,6 cm, trọng lượng 0,4147

g/ngày (trong trường hợp có nhiều vật mồi). 3 - 4 con sâu đục thân mình tím tuổi 7
có kích thước 3 – 3,6 cm, trọng lượng 0,4147g /ngày trong trường hợp có một vật
mồi. Loài vật mồi ưa thích của bọ đuôi kìm Euborellia sp. là rệp sáp mía
Pseudococus sacchari.
Từ khoá: Bọ đuôi kìm, sâu đục thân hại mía, vòng đời.

ii


SUMMARY
Earwig is omnivores having capacity of eating large number of large mealybugs,
herbivore inssuts laivae, borers, beetles,, etc. ...Earwigs very easy to culture in the
box/plastic bucket, with simple food source. Surveying preventive ability sugarcane
pests of earwing is essential.
Earwig were collected in Thanh Phu – Vinh Cuu - Dong Nai and cultured in
plastic box (412 × 272 × 145 mm) containing soil and rice husk, and sugarcane leaf
segments at a temper ature of 29 ± 10C, 75 ± 5% relative humidity. They were fed
with bran cat food, supplementing fermented honey and mealybugs. Morphological,
biological characterists were observed through out culturing. Efficiency of controlling
sugarcane by earwing, and were investigated preferred the host species scale
laboratory. Efficiency eat prey of earwig was observed based proficiency ate prey of
10 earwig.
Cultured earwing be long to Carcinophoridae family, and were dentified as
Euborellia, Euborellia sp. is an incompleted metamorphosis with 3 stages: Egg –
Larvae – Adult. Egg were laid into nest in sugarcane laef sheath. Average number of
egg was 91 – 97 eggs/nest, with hatching rate of 98%. Earwing life cycle feed by bran
cat food, supplementing fermented honey and mealybugs was 76,40 ± 2,77 (in
average) at a temperature of 29 ± 10C, 75 ± 5% relative humidity. Average populations
with 10 earwig ate 40 – 41 sugarcane mealybugs Pseudococus sacchari/day, 19 – 20
ornamental plant’s maelybugs/day, 7 minworm/day, 1 purple borer Phragmataecia

castaneae Hübner/day (borer size of 3 – 3,6 cm in length, 0,4147 g/individual), in the
case of many prey species and 3 - 4 purple borer Phragmataecia castaneae Hübner the
age of seven/day (borer size of 3 – 3,6 cm in length, 0,4147 g/individual) in the case
only one prey species. Preferred prey species of earwig Euborellia sp. the sugarcane
mealybugs Pseudococus sacchari.
Keywords: Earwig, sugarcane borer damage, life cycle.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn ......................................................................................................................i
Tóm tắt .......................................................................................................................... ii
Summary ...................................................................................................................... iii
Mục lục .........................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ..................................................................................................vi
Danh sách bảng ........................................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Chương I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Yêu cầu đề tài ..................................................................................................... 2

1.3.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. Khái quát chung về cây mía ................................................................................... 3
2.2. Khái quát về sâu hại mía ........................................................................................ 4
2.2.1. Triệu chứng và mức độ gây hại ........................................................................... 4
2.2.2. Đặc điểm của các loài sâu đục thân . .................................................................... 4
2.2.2.1. Sâu đục thân mình vàng .................................................................................... 4
2.2.2.2. Sâu đục thân 4 vạch ........................................................................................... 5
2.2.2.3. Sâu đục thân 5 vạch .......................................................................................... 6
2.2.2.4. Sâu đục thân mình trắng ................................................................................... 7
2.2.2.5. Sâu đục thân mình hồng ................................................................................... 7
2.2.2.6. Sâu đục thân mình tím ...................................................................................... 8
2.3. Khái quát chung về bọ đuôi kìm ........................................................................... 10
2.3.1. Đa dạng thành phần bọ đuôi kìm trong và ngoài nước ..................................... 10
2.3.2. Đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm .................................................................. 11
2.3.3. Đặc điểm sinh học bọ đuôi kìm ......................................................................... 12
2.3.4. Tập tính sống của bọ đuôi kìm .......................................................................... 14
2.4. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về bọ đuôi kìm .................... 14
2.4.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước ......................................................... 14
iv


2.4.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu ........................................................ 19
3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 19
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.2.2. Dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu .................................................................. 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19

3.3.1. Định danh bọ đuôi kìm ...................................................................................... 19
3.3.2. Quan sát đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính sống của bọ
đuôi kìm ....................................................................................................................... 19
3.3.3. Khảo sát loại vật mồi ưa thích của bọ đuôi kìm ................................................ 21
3.3.4. Hiệu quả của bọ đuôi kìm trên sâu đục thân mình tím ..................................... 22
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 23
4.1. Định danh bọ đuôi kìm ......................................................................................... 23
4.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính sống của bọ đuôi kìm
Euborellia sp. ............................................................................................................... 23
4.2.1. Đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm Euborellia sp. ........................................... 23
4.2.2. Tập tính sống Euborellia sp. ............................................................................ 31
4.2.3. Đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm Euborellia sp. ........................................... 32
4.3. Khảo sát loại vật mồi ưa thích của bọ đuôi kìm Euborellia sp ............................ 35
4.4. Hiệu quả của bọ đuôi kìm Euborellia sp. trên sâu đục thân mình
tím ................................................................................................................................. 36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 39
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40
PHỤ LỤC ........................................................................................................................

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
BĐK: Bọ đuôi kìm
Cs: Cộng sự
FAO: Food and Agriculture Organization
IPM: Integrated pest management

SĐT: Sâu đục thân
SL: Số lượng

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thí nghiệm về khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm ………….......................21
Bảng 4.1 Kích thước và trọng lượng của bọ đuôi kìm Euborellia sp. ở các
pha phát triển ................................................................................................................ 31
Bảng 4.2 Thời gian phát triển của bọ đuôi kìm đen Euborellia sp. ............................. 33
Bảng 4.3 Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ nở của bọ đuôi kìm đen Euborellia sp. .............. 34
Bảng 4.4 Mức độ ưa thích các loại vật mồi của bọ đuôi kìm Euborellia sp.
sau 24 giờ ....................................................................................................................... 35
Bảng 4.5 Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm Euborellia sp. trên
sâu đục thân mình tím.................................................................................................... 37

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sâu đục thân mình vàng ................................................................................. 4
Hình 2.2 Hình vẽ các pha phát triển và triệu chứng hại của sâu đục thân
4 vạch ............................................................................................................................. 5
Hình 2.3 Sâu đục thân 5 vạch ....................................................................................... 6
Hình 2.4 Sâu và bướm đục thân mình trắng .................................................................. 7
Hình 2.5 Sâu đục thân mình hồng ................................................................................. 8
Hình 2.6 Hình vẽ các pha phát triển và triệu chứng hại của sâu đục thân

mía mình tím................................................................................................................... 9
Hình 2.7 Sâu đục thân mình tím đang đục thân mía ..................................................... 9
Hình 2.8 Hình thái cơ bản của bọ đuôi kìm ................................................................ 12
Hình 4.1 Đôi kìm của BĐK trưởng thành cái gọng bên phải cong hơn
gọng bên trái (độ phóng đại 40 lần).............................................................................. 23
Hình 4.2 Râu đầu của BĐK trưởng thành (độ phóng đại 10 lần) ............................... 23
Hình 4.3 Trứng của bọ đuôi kìm Euborellia sp. ......................................................... 25
Hình 4.4 Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 1 mới nở ............................................... 26
Hình 4.5 Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 1 sau nở (3 -4 giờ) ................................ 26
Hình 4.6 Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 2 ............................................................. 26
Hình 4.7Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 3 .............................................................. 26
Hình 4.8 Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 4 ............................................................. 27
Hình 4.9Ấu trùng BĐK Euborellia sp. tuổi 5 .............................................................. 27
Hình 4.10 BĐK Euborellia sp. tuổi 5 vừa mới lột xác ............................................... 27
Hình 4.11 BĐK Euborellia sp. trưởng thành cái ......................................................... 28
Hình 4.12 BĐK Euborellia sp. trưởng thành đực ........................................................ 28
Hình 4.13 Phần bụngcủa BĐK Euborellia sp. trưởng thành (độ phóng
đại 20 lần) ..................................................................................................................... 28
Hình 4.14 Đôi kìm của BĐK Euborellia sp. (độ phóng đại 40 lần) ............................ 29
Hình 4.15 Lớp lông bao xung quanh cơ thể BĐK Euborellia sp. (độ
phóng đại 10 lần) .......................................................................................................... 30
Hình 4.16 BĐK Euborellia sp. đang giữ và ăn con mồi ............................................. 30
viii


Hình 4.17 BĐK Euborellia sp. đang ẩn náu dưới các lá mía ...................................... 32
Hình 4.18 BĐK Euborellia sp. đang ở tư thế để tự vệ ................................................ 32
Hình 4.19 BĐK Euborellia sp. mẹ và quần thể BĐK con ........................................... 32
Hình 4.20 Sơ đồ vòng đời của bọ đuôi kìm Euborellia sp. ......................................... 34
Hình 4.21 BĐK Euborellia sp. đang giữ và ăn rệp sáp mía ........................................ 36

Hình 4.22 Sâu đục thân mình tím ................................................................................ 37
Hình 4.23 BĐK đang dùng đôi kìm để giữ sâu đục thân mình tím ............................ 37
Hình 4.24 Các vết thương để lại trên sâu đục thân do bọ đuôi kìm cắn ...................... 38
Hình 4.25 BĐK Euborellia sp. đang ăn sâu đục thân mình tím ................................. 38

ix


Chương I MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nước ta với diện tích
trồng trong cả nước là 133,82 nghìn ha vào năm 2010 (Tổng cục Thống kê
AGROINFO). Cây mía cũng như các loại cây trồng khác, khi được thâm canh với diện
tích lớn và đặc biệt là việc du nhập nhiều giống mới, trong lúc trình độ thâm canh của
người nông dân chưa theo kịp yêu cầu thì việc xuất hiện sâu bệnh phát sinh gây hại
nặng là vấn đề khó tránh khỏi. Sâu đục thân và rệp sáp… là những đối tượng gây hại
nhiều nhất cho cây mía đồng thời tạo điều kiện cho các bệnh tấn công, nhất là bệnh
thối đỏ. Hàng năm thiệt hại do sâu đục thân trên cây mía rất lớn, có vùng năng suất
giảm từ 20 - 30%.
Để làm giữ vững năng xuất và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, người ta lại phải
sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, làm tăng nguy cơ sản phẩm không an toàn,
ô nhiễm môi trường và làm giảm đi rất nhiều loài côn trùng có lợi (loài thiên địch),
làm giảm sự đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh học. Mặt khác, sử dụng hóa
chất BVTV nhiều sẽ làm tăng chi phí cho người dân.
Nhằm hạn chế việc dùng hóa chất BVTV trên đồng ruộng, gần đây người trồng mía
đã đẩy mạnh áp dụng biện pháp sinh học. Việc nhân nuôi và sử dụng các loài thiên
địch để diệt sâu hại trên mía đã được khuyến khích và áp dụng khá nhiều trong canh
tác mía, trong đó có bọ đuôi kìm tấn công nhiều loài sâu hại: rệp, sâu khoang, sâu tơ,
sâu đục thân … Song, do hạn chế về mặt con giống nên việc nhân rộng mô hình nuôi
bọ đuôi kìm chưa thể phát triển rộng rãi. Việc sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ sâu đục

thân hại mía đã phát triển và thành công ở Nghệ An. Tuy nhiên, ở những vùng trồng
mía nguyên liệu phía Nam việc sử dụng loài thiên địch này vẫn chưa được ứng dụng
rộng rãi. Mặt khác việc đánh giá hiệu quả trừ sâu hại trên cây mía vẫn chưa thấy rõ. Vì
vậy, đề tài “Khảo sát khả năng phòng trừ sâu hại mía của bọ đuôi kìm” được thực hiện
nhằm xác định khả năng ăn sâu hại mía của bọ đuôi kìm và hiệu quả của nó đối với
sâu đục thân trên cây mía để có thể sử dụng ngoài đồng ruộng.

1


1.2. Yêu cầu đề tài
Nhằm xác định khả năng ăn sâu hại mía của bọ đuôi kìm để tạo cở sở cho việc sử
dụng bọ đuôi kìm trong việc phòng trừ sâu hại mía có hiệu quả cao.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Định danh tên họ và giống của bọ đuôi kìm
- Quan sát đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính sống của bọ đuôi kìm
- Khảo sát loài vật chủ ưa thích của bọ đuôi kìm
- Hiệu quả diệt sâu đục thân mía của bọ đuôi kìm ở quy mô phòng thí nghiệm

2


Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát chung về cây mía
Mía là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Trong những năm gần đây do nhu
cầu cung cấp nguyên liệu cho các ngành mía đường tăng cao nên diện tích trồng mía
cũng luôn mở rộng, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến
cuối năm 2011 cả nước đã hình thành được 4 vùng trọng điểm cho mía đường với tổng
diện tích trên 186,200 ha và đạt trên 88,500 tấn mía nguyên liệu/năm, bao gồm: vùng
Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam bộ và vùng đồng

bằng sông Cửu Long.
Cây mía thuộc ngành Spermatophyta (ngành có hạt), lớp Monocotylednease ( lớp
một lá mầm), họ Graminaea (họ Hoà Thảo), chi Saccharum (Trần Văn Sỏi, 2003).
Thân cây mía bao gồm nhiều đốt và lóng hợp thành, thân cây to, cao từ 2 – 4 m, không
phân nhánh, đường kính thân khoảng 5 cm và có chứa nhiều đường (Glyn James,
2004).
Cây mía, trong đó thân mía là đối tượng thường xuyên bị các nhóm sâu bệnh tấn
công như các nhóm chích hút, nhóm ăn lá, nhóm sâu đục thân, nhóm sâu hại trong đất,
Theo kết quả điều tra, theo dõi của Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An: Thành phần sâu
bệnh hại mía (điều tra năm 2004-2005) đã ghi nhận được 16 đối tượng sâu hại và 15
đối tượng bệnh hạị. Về diện tích hại chỉ tính riêng đối tượng rệp xơ trắng đã có hàng
ngày ha bị hại/năm, điển hình năm 2004 có 6.638 ha bị hại/20.000ha trồng. Năm 2006
có 11.198 ha bị hại/25.261 ha trồng, Năm 2009 đến nay đã có 2.100 ha/26.056ha
trồng. Trong đó nhóm sâu đục thân là nhóm dịch hại chính trên cây mía ở Tây Ninh
nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung. Hằng năm thiệt hại do nhóm sâu này gây ra
ước tính chiếm khoảng 20 - 40% năng suất mía trong vùng (nongnghiep.vn).
Nước ta hiện nay có 70 loài sâu đục thân hại mía khác nhau, theo kết quả điều tra
của Viện nghiên cứu Mía Đường, hiện nay ít nhất có 6 loài sâu đục thân thuộc bọ cánh
vảy Lepidoptera thường xuyên xuất hiện gây hại cho cây mía là: sâu đục thân mình
vàng, sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo), sâu đục thân mình trắng,
sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch, sâu đục thân mình tím. Trong đó, bướm
trưởng thành của loài sâu đục thân mình tím, loài sâu hại chính trên giống mía VN843


4137 (giống mía chủ lực trong vùng nguyên liệu của ngành mía, hiện đang chiếm >
60% cơ cấu diện tích), là loài có xu tính ánh sáng mạnh nhất.
2.2. Khái quát về sâu đục thân hại mía:
2.2.1.Triệu chứng và mức độ gây hại của sâu đục thân
Theo Hồ Khắc Tín và cs (1982), mặc dù triệu chứng và mức độ gây hại của từng
loài sâu đục thân có sự sai khác song chúng có những đặc trưng điển hình chung như

sau:
+ Thời kỳ cây con: sâu đục vào cây gây hiện tượng nõn héo ảnh hưởng đến mật độ
cây.
+ Thời kỳ có lóng: sâu non xâm nhập vào thân cây, đốt mía bị sâu, mía dễ đỗ gãy
khi có gió, đồng thời bệnh thối đỏ dễ phát triển trong các đốt mía sâu.
+ Sâu đục thân gây hại cho mía làm năng suất, sản lượng và chất lượng mía bị ảnh
hưởng khá rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát (1996) cho biết: ở
giai đoạn mía mần, tỷ lệ cây bị hại trung bình do các loại sâu đục ngọn và sâu đục thân
4 vạch tương ứng là 2,59% và 1,66%; còn ở giai đoạn mía làm lóng vươn cao, các loại
sâu đục ngọn, sâu đục thân 4 vạch và sâu đục thân mình hồng gây ra tương ứng là
5,29%; 1,29%; 10,62%.
2.2.2. Đặc điểm của các loài sâu đục thân
2.2.2.1. Sâu đục thân mía mình vàng
Sâu đục thân mình vàng có tên khoa học là
Eucosma

schistaceana

Snellen,

thuộc

họ

Eucosmidae, bộ cánh vảy Lepidoptera.
Ngài: dài 5 – 9 mm, sải cách rộng 16 – 19 mm,
toàn thân màu tro sẫm. Đầu màu nâu tro. Mắt kép
lớn màu xanh óng. Râu đầu hình sợi chỉ hơi dẹp,
gốc to, Chân dài màu vàng nhạt. Trứng hình bầu

dục kích thước 1,3*0,7 mm, bề mặt vỏ trứng có

Hình 2.1 Sâu đục thân mình vàng
(Nguồn: ).

các khía vân. Trứng mới đẻ có màu trắng, sắp nở có màu nâu nhạt và có chấm đỏ. Sâu
non mới nở dài 1,2 – 1,5 mm màu nâu hơi đậm. Sâu đẫy sức dài từ 17 – 19 mm. Thân
màu vàng nhạt. Nhộng dài 7 – 12 mm, rộng 1,8 – 3,1 mm, dạng nhỏ và thon dài, màu
nâu vàng. (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
4


Vòng đời trung bình của sâu đục thân mình vàng là 40 - 53 ngày. Ngài sau khi vũ
hóa 5 – 6 phút thì bắt đầu hoạt động bay nhanh và mạnh, sau vũ hóa 2 – 5 ngày thì
giao phối và đẻ trứng vào ban đêm.Trứng được đẻ rời rạc từng quả hoặc 2-3 quả, một
con cái có thể đẻ 200 – 500 quả.
Sâu non nở ra thì bò hoặc nhả tơ đu xuống, chui vào nách lá. Lúc mía mầm, sâu
đục vào phần non mềm gốc mía, cắn đứt điểm sinh trưởng làm mầm khô héo chết.
Thời kỳ mía vươn cao, sâu đục vào mầm mắt, đai rễ làm mía dễ gẫy khi gặp gió to.
Sâu đục xong lỗ thông ra ngoài thì chui vào bên trong nhả tơ dệt kén hóa nhộng.
Nhộng vũ hóa vào buổi trưa cho đến chiều. Sâu đục thân mình vàng gây hại chủ yếu
thời kỳ mía mầm (hoinongdan.cantho.gov.vn).
2.2.2.2. Sâu đục thân 4 vạch
Sâu đục thân 4 vạch có tên khoa học
là Chilo sacchariphagus, họ ngài sáng
(Pyarlidae), bộ cánh vảy Lepidoptera
(Cao Anh Đương, 2010).
Ngài trưởng thành có cơ thể và cánh
trước màu vàng rơm, ở giữa mỗi cánh
trước có một chấm đen nhỏ, Trứng mới

đẻ có hình bầu dục, dẹt, quả trứng có
kích thước dài xấp xỉ khoảng 1,3 mm,
rộng 0,8 mm (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).
Trứng mới đẻ có màu xanh nhạt, trong
suốt, nhưng về sau, trứng dần dần
chuyển sang màu tối và cuối cùng trước
khi nở có màu nâu hơi đỏ (Cao Anh

Hình 2.2 Hình vẽ các pha phát triển và
triệu chứng hại của sâu đục thân 4 vạch:1 Ngài trưởng thành; 2- Trứng; 3- Sâu non; 4Nhộng; 5- Triệu chứng héo đọt; 6. Cây mía
bị đục) (Cao Anh Dương, 2010).

Đương, 2010).
Sâu non mới nở có kích thước khoảng
1,5 – 2,0 mm (Đỗ Ngọc Diệp, 2002),

nhưng khi đẫy sức có thể dài tới 30 mm. Mảnh đầu có màu nâu, mảnh lưng ngực trước
có màu nâu nhạt (Cao Anh Đương, 2010). Cơ thể có màu vàng chanh hơi nhạt và có
nhiều đốm (Đỗ Ngọc Diệp, 2002), có các chấm màu tím đen xếp thành 4 vạch dài trên
lưng và các móc móng chân xếp thành hình tròn khép kín (Cao Anh Đương, 2010).
5


Nhộng mới hình thành có màu nâu nhạt, dần dần chuyển sang màu nâu tối sau 6 –
7 ngày. Nhộng đực thường nhỏ hơn nhộng cái. Nhộng cái dài từ 15 – 18 mm × 3 – 4
mm, trong khi nhộng đực có chiều dài ngắn hơn (11 – 14 mm × 2,5 – 3 mm) (Đỗ Ngọc
Diệp, 2002).
Vòng đời trung bình 55-60 ngày. Ngài hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, một
ngài đẻ được từ 113 – 386 quả trứng, trung bình khoảng 225 quả. Trứng thường được
đẻ thành ổ trên các phiến lá xanh nhất hoặc bẹ lá của các mần mía (Đỗ Ngọc Diệp,

2002). Sau khi nở, sâu non di chuyển trên bề mặt lá khoảng 20 phút đến 1 giờ, tập
trung về đọt lá gây hại. Sâu non tuổi 1 và 2 thường tập trung trong đọt ăn nhu mô lá
trong 7 - 8 ngày đầu, đến cuối tuổi 2 hoặc đầu tuổi 3 sâu bắt đầu bò xuống phần dưới
thân, chọn vị trí thích hợp, đục lỗ chui vào thân cây gây hại (Cao Anh Đương, 2010).
2.2.2.3 Sâu đục thân 5 vạch
Sâu đục thân 5 vạch có tên khoa học là Chilo infuscatellus Snellen, họ ngài sáng
(Pyarlidae), thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera.
Ngài: có cánh màu vàng nhạt, có hai chấm
đen, mép cánh có 7 vạch ngắn công và 7 vạch
mờ song song (Trần Văn Sỏi, 2003), ngài dài
10 – 14 mm, sải cánh dài 26 -32 mm. Mặt lưng
của đầu có màu vàng tro và mặt bụng màu
trắng. Trứng hình bầu dục màu trắng sữa. Trên vỏ
trứng có vân khía dạng mạng lưới. Sâu non đẫy

Hình 2.3 Sâu đục thân 5 vạch
(Nguồn; )

sức dài 25 – 30 mm, màu vàng trắng. Trên lưng có 5 vạch, màu tím nhạt. Nhộng dài 12
– 15 mm, màu vàng nâu. Mặt lưng của bụng có 5 vạch tím chạy dọc (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
Vòng đời trung bình 40 - 55 ngày. Harris (1990) cho rằng, ngài vũ hóa vào ban
đêm. Mỗi con cái có thể đẻ được 400 quả trứng trong vòng một đêm. Trứng sau khi đẻ
khoảng 4 -6 ngày thì nở, trứng thường nở tập trung vào sáng sớm, sâu non tuổi 1 mới
nở phân tán bằng cách bỏ hoặc nhả tơ du sang cây khác. Sâu non thường đục ăn phần
mô mềm bên trong bẹ lá trong vài ngày trước khi đục lỗ chui vào trong thân gây hại.
Sau khi đục vào bên trong mầm, sâu non tìm đục ăn đỉnh sinh trưởng, gây nên hiện
tượng nõn héo. Sâu non đẫy sức thường nhả tơ kéo một kén mỏng và vũ hóa ngay bên
trong đường đục (Trích dẫn bởi Đỗ Ngọc Diệp, 2002).
6



2.2.2.4. Sâu đục thân mình trắng
Sâu đục thân mình trắng có tên khoa học
là Scirpophaga nivella Fabr., họ ngài sáng
(Pyarlidae), thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera.
Ngài: con cái có cơ thể dài 13 – 15 mm,
sải cánh rộng 15 – 17 mm. Con đực có cơ thể
dài 11 – 33 mm, sải cánh rộng 12 – 18 mm.
Cánh hình dài và đỉnh cánh nhọn. Mắt kép
màu đen. Đầu râu màu nâu đen. Bụng con cái
có chùm lông màu vàng da cam ở phía cuối.
Trứng hình cầu, đường kính 1,1 – 1,3 mm,
lúc mới đẻ có màu vàng nhạt, sau chuyển

Hình 2.4 Sâu và bướm đục thân mình trắng
(Nguồn: ).

thành màu da cam. Trứng đẻ thành ổ trên có phủ lông màu da cam (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006). Sâu non đẫy sức dài 20 – 30 mm, màu trắng sữa đến vàng ngà (Trần
Văn Sỏi, 2003). Đầu nhỏ, màu nâu vàng. Nhộng: nhộng cái dài 10 – 18 mm, nhộng
đực dài 13 – 14 mm, màu vàng trắng sữa. Cuối bụng rộng ra, hình tròn.
Vòng đời trung bình của sâu đục thân mình trắng 45-55 ngày. Ngài hoạt động vào
ban đêm, có xu tính đối với ánh sáng đèn. Ngài đẻ trứng thành ổ ở lá ngọn, ổ trứng
được phủ một lớp lông màu vàng, mỗi con cái đẻ từ 200 – 300 quả trứng. Loài sâu này
thường gây hại trên ruộng mía non, đặc biệt là ở đốt ngọn. Sâu non đục từ ngọn mía
xuống dưới ăn điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn mía
xòa ra không bình thường, các mầm nhánh đâm ra thành hình ngọn chồi (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
2.2.2.5 Sâu đục thân mình hồng

Sâu đục thân mình hồng có tên khoa học là Sesamia sp., họ ngài đêm (Noctuidae),
bộ cánh vảy Lepidoptera. (trongraulamvuon.com)
Trưởng thành đực có kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái. Cánh trước của trưởng
thành có màu da hươu, xếp lại như hình mái nhà. Cánh sau của trưởng thành có màu
trắng. Đôi râu đầu dạng sợi chỉ, phía cuối không phình to. Trứng hình bánh bao hơi
dẹt, chiều dài là 0,96 ± 0,01 mm. Sâu non tuổi 1 có màu phớt hồng, từ tuổi 2 đến tuổi 4
lưng có màu tía hồng bụng có màu trắng. Sâu non tuổi 5 và tuổi 6 ở phía mặt lưng có

7


màu tím hồng, phía mặt bụng có màu trắng rất giống sâu đục thân mình tím. Nhộng
được phủ 1 lớp phấn trắng, có màu nâu vàng đến nâu đen, phía đầu nhộng có màu sáng
hơn. (Nguyễn Đức Quang và cộng sự,
2005).
Rothschild (1971) cho rằng, sau khi vũ
hóa, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng ở mặt
trong của bẹ lá mở, mỗi ngài cái có thể đẻ
được từ 300 – 400 quả trứng, trung bình là
250 quả (Trích dẫn bởi Đỗ Ngọc Diệp,
2002). Sâu non tuổi 1 bắt đầu hại lớp biểu

Hình 2.5 Sâu đục thân mình hồng
(Nguồn: trongraulamvuon.com).

bì ở phía trong bẹ lá non. Sâu non tuổi 2 bắt đầu phân tán, tìm những vị trí có biểu bì
mềm thích hợp như ngọn, mầm mía để đục và xâm nhập vào thân cây. Sâu non có đặc
tính thích sống tập thể. Ở một đường đục trong thân cây mía có thể có hàng chục sâu
non cùng chung sống. Đường đục dọc thân cây có thể kéo dài từ 4 tới 15 lóng (Nguyễn
Đức Quang và cộng sự, 2005).

2.2.2.6. Sâu đục thân mía mình tím
Sâu đục thân mình tím có tên khoa học là Phragmataecia castaneae Hübner, thuộc
họ ngài đêm (Cossidae), bộ cánh vảy Lepidoptera.
Ngài trưởng thành có cánh màu vàng đất, trên cánh có các chấm màu vàng nghệ
nhỏ, cánh ngắn hơn bụng. Các đốt bụng có đai lông ngăn cách. Râu đầu ngắn, 2/3
chiều dài râu ngài cái (phần gốc) có dạng răng lược kép, phần roi râu còn lại có dạng
sợi chỉ. 3/4 chiều dài râu ngài đực có dạng răng lược kép, phần còn lại cũng có dạng
sợi chỉ. Ngài có một gai ngọn trông như mỏ chim, ngài đực có kích thước nhỏ hơn
ngài cái, chiều dài cơ thể ngài đực và cái trung bình tương ứng là 2,15 ± 0,11 cm và
3,01 ± 0,25 cm. Ngài đực có sải cánh trung bình rộng khoảng 3,64 ± 0,15 cm. Ngài cái
có sải cánh trung bình rộng khoảng 4,8 ± 2,23 cm.
Trứng mới đẻ có màu trắng kem, sau khoảng vài ngày thì chuyển sang màu nâu.
Trước khi nở 1 - 2 ngày, trứng chuyển sang màu xám. Trứng có hình ovan, kích thước
dài khoảng 1,4 mm; rộng khoảng 0,8 mm.

8


Sâu non đẫy sức có màu trắng phớt hồng với 4 chấm hơi đỏ trên mỗi đốt cơ thể.
Quan sát trong quá trình nuôi thấy sâu non có 8
tuổi. Kích thước (rộng) mảnh đầu hay tốc độ
tăng trưởng giữa các tuổi sâu non tăng khoảng
1,12 lần với tuổi 1: 0,47 mm, tuổi 2: 0,71 mm,
tuổi 3: 1,03 mm, tuổi 4: 1,3 mm, tuổi 5: 1,65
mm, tuổi 6: 2,01 mm, tuổi 7: 2,42 mm, tuổi 7:
2,79 mm (Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Toàn bộ thời
gian phát dục pha sâu non kéo dài khoảng 63,3
± 2,4 ngày. Sâu non đẫy sức dài tới 5,5 cm đối
với con cái và 4 cm đối với con đực.
Nhộng đực có kích thước nhỏ hơn nhộng

cái. Chiều dài cơ thể nhộng đực và cái trung
bình tương ứng là 2,52 ± 0,24 cm và 3,3 ± 0,25
cm. Trọng lượng nhộng đực và nhộng cái trung
bình tương ứng là 0,3786 và 0,6865 gam. Lúc
đầu nhộng có màu vàng nhạt, sau khi vũ hóa

Hình 2.6 Hình vẽ các pha phát triển
và triệu chứng hại của sâu đục thân
mía mình tím (1- Ngài trưởng thành;
2- Trứng; 3- Sâu non; 4- Nhộng; 5Cây mía bị đục) (Cao Anh Đương
và Đỗ Ngọc Diệp, 2000).

vài ngày thì chuyển sang màu sẫm hơn, cuối cùng, khi chuẩn bị vũ hóa, nhộng có màu
nâu tối. Nhộng có phần đầu nhỏ hơn phần đuôi.
Trên mỗi đốt bụng của nhộng có hai hàng gai
tạo thành 2 đai rõ rệt. Đốt bụng thứ nhất không
có lỗ thở. Các đốt bụng còn lại đều có lổ thở lộ
rõ hình bầu dục. Lưng nhộng gồ cao hơn phần
bụng (Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương,
2000).
Nhộng thường vũ hóa vào buổi chiều, ngài
cái có khả năng đẻ được 90% số trứng. Khả
năng đẻ trứng trung bình của 1 con ngài cái là
327,85 ± 45,51 trứng. Quan hệ giữa khả năng
đẻ trứng (Y, số quả trứng/ngài cái) và chiều
dài nhộng cái (X, cm) được thể hiện bằng hàm

Hình 2.7 Sâu đục thân mình tím đang
đục thân mía (Thạnh Phú – Vĩnh Cửu
– Đồng Nai, 20/08/2013).


tương quan sau: Y = 225,31 X - 360,25. Hệ số tương quan r = 0,77 có ý nghĩa ở mức
9


xác suất 99%. Ngài trưởng thành có xu tích ánh đèn khá mạnh. Ngài đực thường vào
đèn nhiều hơn ngài cái gấp 2,2 lần ngày (Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương, 2000).
Boedijono (1980) cho rằng, trứng được đẻ trên các lá khô hoặc ngọn lá bị héo,
trứng được đẻ thành ổ có một hoặc nhiều hang trứng. Thời gian phát dục của trứng kéo
dài 9 – 10 ngày (trích dẫn bởi Đỗ Ngọc Diệp, 2002). Sau khi trứng nở, sâu non tuổi 1
thường tập trung thành từng đám trong khoảng vài giờ quanh ổ trứng vừa nở ra. Sau
đó chúng phân tán sang cây khác bằng cách bò hoặc nhả tơ đu mình theo gió. Một số
con có thể đục thẳng vào trong thân cây mía ngay sau khi nở mà không phát tán sang
cây khác. Sâu non thường đục vào ở phần nách lá (phần hở giữa bẹ lá và thân cây),
thường đó là lá thứ 3. Sau khi nở, sâu chủ yếu đục ăn phân bẹ lá, sau khoảng từ 3 - 7
ngày sâu non mới đục vào trong thân cây gây hại. Một sâu non có thể gây hại nhiều
lóng, trung bình 2,33 ± 0,82 lóng trước khi hóa nhộng. Giai đoạn tiền nhộng quan sát
được trong quá trình nuôi sâu là khoảng 2 ngày (Đỗ Ngọc Diệp và Cao Anh Đương,
2000).
2.3. Khái quát chung về bọ đuôi kìm
2.3.1. Đa dạng thành phần bọ đuôi kìm trong nước và ngoài nước.
Riek (1970) cho rằng, bọ đuôi kìm là một trong số côn trùng cổ còn sinh tồn đến
ngày nay. Đã phát hiện nhiều mẫu hóa thạch từ đầu kỷ Jura, một số ít các hóa thạch
giống các hình thái hiện tại của bọ đuôi kìm họ Labiduridae và Forficulidae ngày nay.
Thành phần bọ đuôi kìm khá phong phú và phân bố nhiều nơi trên thế giới, loài được
xác định sớm nhất tại California là loài bọ đuôi kìm Enuborellia annulipes vào năm
1883 (trích dẫn bởi Bùi Xuân Phong, 2012).
Bộ cánh có da (Dermaptera) là một bộ nhỏ gồm khoảng 1.800 loài côn trùng với 10
họ phân bố trên thế giới. Rischard Leung (2004) cho rằng, bọ đuôi kìm được tìm thấy
phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, Năm 2011, đã ghi nhận được tổng số 51

loài Euborellia, và loài Euborellia ornate sp. nov ở Nê-pan (trích dẫn bởi Bùi Xuân
Phong, 2012). Ở Việt Nam, đã phát hiện được 3 loài bọ đuôi kìm bắt mồi là Euborellia
annulipes Lucas, bọ đuôi kìm bắt mồi nâu đen lớn Euborellia annulata
(Carcinophoridae), bọ đuôi kìm bắt mồi cánh vàng Doru sp. đều được ghi nhận là loài
thiên địch của loài sâu đục thân hại mía (Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng, 1999).
Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2008)(8), đã khảo sát thành phần loài bọ đuôi kìm trên cây
dừa ở 7 tỉnh phía Nam từ năm 2004 đến 2005 đã phát hiện 5 loài bọ đuôi kìm bắt mồi,
10


trong đó hai loài thiên địch phổ biến thuộc họ Chelisochidae: Chelisoches morio và
Chelisoches sp. Theo tác giả, cả hai loài này lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.
Năm 2009, Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009), tiếp tục điều tra ở các tỉnh Miền
Trung đã công bố có 5 loài bọ đuôi kìm bắt mồi trên cây dừa ở các tỉnh miền Trung và
miền Nam trong đó có 2 loài phổ biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại
dừa. Loài bọ đuôi kìm bắt mồi màu vàng Chelisoches variegates tìm thấy ở hầu hết
các vườn dừa ở Đồng bằng song Cửu Long, còn loài màu đen Chelisoches morio chỉ
tìm thấy trên đảo Phú Quốc, cả 2 đều thuộc họ Chelisochidae.
Một công bố đầy đủ và có tính hệ thống của Tạ Huy Thịnh (2009), theo đó có 8 họ
bọ đuôi kìm theo hệ thống phân loại của Fabian Hass năm 2006 đều có đại diện ở Việt
Nam với tổng số là 83 loài: (1) họ Apachyidae có loài, (2) họ Forficulidae có 15 loài,
(3) họ Chelisodae có 6 loài, (4) họ Dyplatyidae có 8 loài, (5) họ Pygidicranidae có 9
loài, (6) họ Spongiphoridae có 14 loài, (7) họ Labiduridae có 11 loài và (8) họ
Anisolabididae có 19 loài. Trong đó 13 loài phân bố rộng trên thế giới, 69 loài phương
Đông, 33 loài đã được ghi nhận tại Việt Nam.
Năm 2009, Tạ Huy Thịnh, thu thập các khu trồng mía ở Thanh Hóa được 4 loài bọ
đuôi

kìm


là:

Cranopygia

vitticolis

(Pygidicranidae);

Euborellia

femorallis

(Anisolabididae); Chelisoches variegatus và Proreus simulans (Chelisochidae) laf
những loài thiện địch của các loài sâu gây hại trên cây mía. Nguyễn Thị Thu Cúc và cs
(2009), đã phát hiện được 5 loài bọ đuôi kìm trên cây dừa ở các tỉnh miền Trung.
2.3.2. Đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm
Bọ đuôi kìm cái: Cơ thể màu nâu đỏ đến đen, chân và cánh trước có màu vàng, tươi
sáng, chiều dài cơ thể biến động từ 16 - 22 mm (không kể phần đuôi kìm) trung bình
18,80 mm, rộng 3,55 mm. Râu đầu hình sợi chỉ có 23 đốt râu, dài 16 - 17 mm, đốt thứ
nhất và đốt thứ hai có màu vàng hoặc nâu đen, các đốt còn lại có màu đen, trên đốt thứ
nhất có một vài gai nhỏ. Miệng thuộc loại miệng nhai gặm, phát triển về phía trước.
Chân ngực màu vàng, đốt bàn chân gồm có 3 đốt nhỏ với một đôi móng dài, cong,
màu nâu đen. Mặt dưới các đốt của đốt bàn chân có nhiều lông tơ mịn, đốt thứ hai của
đốt bàn chân kéo dài về phía dưới của đốt, đốt thứ ba đồng thời phần kéo dài này rất
phát triển và phình to về phía hai bên. Bụng có 8 đốt, mầu nâu đỏ. Cuối bụng có một
đôi kìm đối xứng dài và cong vào bên trong, phía trong kìm có gai nhỏ, chiều dài của
kìm từ 4,5-5,0 mm (Nguyễn Văn Hạ, 2009).
11



Hình 2.8 Hình thái cơ bản của bọ đuôi kìm
1. Râu đầu; 2. Xúc tu hàm trên; 3. Trán; 4. Mắp kép; 5. Chỏm đầu (chẩm);
6. Khớp sọ ngang và khớp sọ dọc; 7. Rãnh ngang; 8. Rãnh dọc; 9. Phiến
thuẫn; 10. Đường khép cánh; 11. Mép ngoài cánh trước; 12a. Đốt bụng
cuối (mặt lưng); 12b. Đốt bụng cuối (mặt bụng); 13. Mảnh cuối bụng
(Pygidium); 14. Phiến bụng ngực trước; 15. Phiến bụng ngực giữa; 16.
Phiến bụng ngực sau; 17. Chân trước; 18. Chân giữa; 19. Đốt đùi chân sau;
20. Đốt ống (chầy) chân sau; 21. Đốt bàn thứ nhất; 22. Đốt bàn thứ hai; 23.
Đốt bàn thứ ba; 24. Móng (Nguồn: Esaki và Ishii 1952 do Bùi Xuân Phong
vẽ lại và chú thích tiếng Việt, 2012).

Bọ đuôi kìm đực: Cơ thể cũng có màu tương tự như con cái, nhưng thường có kích
thước nhỏ hơn con cái, chiều dài cơ thể biến động từ 16 - 21 mm (không kể phần đuôi
kìm) trung bình 17,95 mm, rộng 3,55 mm. Râu đầu cũng có 23 đốt, màu sắc và cách
sắp xếp của các đốt râu cũng tương tự như con cái. Bụng có 10 đốt. Đuôi kìm có hai
dạng, dạng đuôi kìm ngắn và dạng đuôi kìm dài, cả hai dạng đuôi kìm đều có gai lớn
phía trong rất mạnh mẽ. (Nguyễn Văn Hạ, 2009).
2.3.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của bọ đuôi kìm
Nguyễn Xuân Niệm (2006), đã nghiên cứu bọ đuôi kìm bắt mồi Chelisoches morio
cho thấy chúng đẻ khá nhiều, trung bình 40 trứng/ổ, tỷ lệ nở trên 90%. Mỗi ngày ăn
trung bình 7 ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa. Một số con cái có khả năng đẻ 4 ổ trứng
trong suốt thời kỳ trưởng thành. Thời gian tối thiếu giữa các lần đẻ các ổ trứng khác
nhau là 6 – 17 ngày, và trứng nở trong vòng 2 – 4 ngày. Tỷ lệ nở trứng của Euborellia
annulipes là 84,4% trong điều kiện nhiệt độ 29,20C, ẩm độ 71,50C (Cao Anh Đương và
12


Hà Quang Hùng, 1999). Thời gian giao phối của bọ đuôi kìm diễn ra 1 – 2 ngày sau
khi lột xác hóa trưởng thành (Hoffman, 1987). Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009), bọ
đuôi kìm bắt mồi Chelisoches variegatus thường ẩn nấp, khả năng chạy nhanh nhưng

ít khi bay. Khả năng bắt cặp rất cao, con cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống
của bọ đuôi kìm khá dài. Loài Chelisoches morio có thời gian pha trứng trung bình
6,75 ngày, pha thiếu trùng có 4 tuổi, tuổi 1 là 8,92 ngày; tuổi 2 là 9,05 ngày; tuổi 3 là
12,58 ngày; tuổi 4 là 17,97 ngày; trưởng thành sống 26,8 ngày, Vòng đời của bọ đuôi
kìm bắt mồi Chelisocjes morio trung bình là 80,8 ngày. Loài Chelisoches variegates
có thời gian phát dục các pha ngắn hơn, vòng đời là 72,3 ngày.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009), khi nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn nhân
tạo, bổ sung thêm ấu trùng ngài gạo thì vòng đời của bọ đuôi kìm Chelisoches
variegates là 70 ngày, nên khả năng nhân mật số khá nhanh, và bọ đuôi kìm bắt mồi là
động vật ăn tạp chúng có khả năng ăn lượng lớn rệp sáp, sâu non, bọ non và sâu
khoang v.v… Theo kết quả nhân nuôi của Trung tâm BVTV khu vực 4 (2009), khi
nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng rệp sáp, thức ăn nhân tạo và mật ong lên men thì từ số
BĐK ban đầu là 75 cặp sau 2 tháng thì đạt 848 cặp, có hệ số nhân nuôi 11,3 cặp.
Theo kết quả nghiên cứu của Cao Anh Dương và Hà Quang Hùng (1999) vòng đời
Euborellia annulipes trung bình 98,8 ngày ( điều kiện 29,6 0C, ẩm độ 73,3%); Thời
gian trứng trunh bình 7,7 ngày; Thời gian thiếu ấu trùng trung bình 75,4 ngày; Giai
đoạn sâu non có 6 tuổi với 5 lần lột xác, tuổi 6 thời gian phát dục trung bình 16,8 ngày.
Khả năng đẻ trứng của bọ trưởng thành cái trung bình 24,8 quả, cao nhất 50,6 quả; tỷ
lệ nở của trứng đạt 84,4% trong điều kiện nhiệt độ 29,2 0C, ẩm độ 71,5%.
Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thanh Thảo (2010), thì bọ đuôi kìm E. annulata có
kích thước các pha trứng là 1,25 mm; tuổi 1 là 3,897 mm; tuổi 3 là 8,76 mm; tuổi 4 là
11,75 mm; trưởng thành đực là 11,11 mm và trưởng thành cái 12,15 mm khi nuôi bằng
thức ăn cho mèo. Thời gian phát dục của bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulata khi nuôi
bằng thức ăn cho chó ngắn hơn rõ rệt so với thức ăn mèo. Vòng đời khi nuôi bằng thức
ăn chó là 56,07 ± 6,27 ngày ngắn hơn khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho mèo
(273,40 ± 10,91 trứng).
Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng (2005), nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử
dụng thuốc trừ sâu đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía ta thấy việc sử dụng
các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Diazinon (Diaphos 10H), Cartap (Padan 4H) và
13



Fipronil (Regent 0,3G) để bón khi trồng tuy làm giảm mật độ bọ đuôi kìm bắt mồi E.
annulipes song không có sự khác biệt rõ rệt so với ruộng đối chứng không sử dụng
thuốc. Thuốc Carbosulfan (Marshal 5G) thì làm giảm mật độ bọ đuôi kìm bắt mồi E.
annulipes rõ rệt so với đối chứng (9,73 con/100m2 so với 13,54 con/100m2). Sử dụng
các loại thuốc trừ sâu dạng nước phun lên cây mía cho thấy, việc sử dụng các loại
thuốc Diazinon, Carbosulfan, Cartap và Fipronil hòa với nước để phun theo kiểu thông
thường đã có ảnh hưởng rõ rệt đến mật đến mật độ loài bọ đuôi kìm E. annulipes.
2.3.4. Tập tính sống của bọ đuôi kìm
Theo Bùi Xuân Phong (2012), cả 2 loài bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulipes và E.
annulata có tập tính sống ưa ẩm, trưởng thành đẻ trứng thành ổ dưới đất, khi bọ đuôi
kìm bắt mồi non mới nở luôn tập trung trong ổ, ít khi bò ra ngoài. Thiếu ấu trùng sang
tuổi 2 – 3 mới bò ra ngoài kiếm ăn và cũng trở nên linh hoạt hơn. Thiếu ấu trùng tuổi 3
– trưởng thành có khả năng di chuyển rất nhanh, khả năng trườn rất khỏe. Đôi gọng
kìm ở bọ đuôi kìm bắt mồi từ tuổi 3 trở đi rất linh hoạt, dung để tự vệ và tấn công con
mồi. Tất cả các pha phát triển của bọ đuôi kìm đều sống dưới các tàn dư trên ruộng
rau, trong bụi cỏ, chui vào kẻ lá hoặc xuống đất ẩn náu vào ban ngày. Nuôi trong
không gian hẹp như hộp như thì trưởng thành đực thường chết sau khi giao phối do
trưởng thành cái tấn công. Bharadwaj (1966) cho rằng hoạt động giao phối đẻ trứng
của bọ đuôi kìm bắt đầu diễn ra từ 1 – 23 ngày sau giao phối và diễn ra trong suốt thời
gian năm (thường là ban đêm) (trích dẫn Bùi Xuân Phong, 2012).
Theo Bùi Xuân Phong và Trương Xuân Lam (2010), Trứng của bọ đuôi kìm đen E.
annulipes thường được đẻ thành từng ổ dưới mặt đất. Ấu trùng và trưởng thành có khả
năng di chuyển nhanh. Đốt bụng cuối cùng phát triển thành hai gọng kìm dung để tự
vệ và tấn công mồi. Các pha của bọ đuôi kìm đen E. annulipes đều sống trong các tàn
dư trên ruộng rau hoặc chui xuống lớp đất từ 3 – 5 cm để sinh sống và ẩn náu, quanh
quẩn bên cạnh ổ trứng, khi thấy có dấu hiệu không an toàn, chúng dung đôi kìm hoặc
miệng di chuyển từng quả trứng đi nơi khác, khi đất khô chúng cũng di chuyển trứng
đến nơi có đất ẩm.

2.4. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về bọ đuôi kìm
2.4.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước
Năm 2008 Trung tâm BVTV vùng khu 4 trong đã nhân nuôi và phóng thích thành
công bọ đuôi kìm màu đen (Euborellia sp.) phòng trừ sâu hại rau vụ đông ở xã Nam
14


×