Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA VÀ SHIGELLA Ở BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ NĂM 2008 ĐẾN 52013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ ĐỀ KHÁNG
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA
VÀ SHIGELLA Ở BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
TỪ NĂM 2008 ĐẾN 5/2013

Ngành học:

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:

: NGUYỄN THIÊN KIM

Niên khoá:

: 2009 - 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ ĐỀ KHÁNG


KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA
VÀ SHIGELLA Ở BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
TỪ NĂM 2008 ĐẾN 5/2013

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS.BS LÊ QUỐC THỊNH

NGUYỄN THIÊN KIM

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn yêu thương, khuyến khích và giúp đỡ
tôi trong suốt những năm tháng trong đời. Trong khoảng thời gian học tập và nghiên
cứu, cha mẹ và em trai tôi là nguồn động viên rất lớn, là sức mạnh giúp tôi hoàn thành
khoá luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đình Đôn, trưởng bộ môn
Công nghệ Sinh học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, người thầy đã hết
lòng chỉ bảo, dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành đến ThS.BS Lê Quốc Thịnh.
Thầy đã định hướng và tận tình hướng dẫn cho tôi những kiến thức chuyên môn để tôi
hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cám ơn các quý thầy cô, các anh, chị trong bộ môn Công nghệ Sinh học
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ cho tôi những kiến thức
bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn các anh, chị trong khoa Vi sinh - bệnh viện

Nhi Đồng 1 đã trực tiếp hướng dẫn các kiến thức, kĩ thuật chuyên môn, luôn nhiệt tình
động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi không có gì xứng đáng để đáp lại tấm lòng của tất cả mọi người dành cho
tôi trong suốt thời gian qua ngoài lòng tri ân sâu sắc và tự hứa với chính minh sẽ luôn
phấn đấu trên con đường đời mai sau.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thiên Kim

i


TÓM TẮT
Các bệnh nhiễm trùng về đường tiêu hoá là một trong những căn bệnh phổ biến
nhất ở trẻ em, một trong số đó là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella và Shigella
gây ra. Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi và ở các nước đang phát triển có mật độ dân
số cao. Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á có
trẻ em nhập viện vì tiêu chảy cấp.
Mục tiêu của khoá luận này là đánh giá tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella và
Shigella và độ nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập được với các loại kháng sinh ở
bệnh viện Nhi Đồng 1. Bằng các phương pháp định danh sinh hoá các gốc vi khuẩn
Salmonella và Shigella phân lập được từ các bệnh phẩm máu, phân,.. tính tỷ lệ phát
hiện vi khuẩn Salmonella và Shigella theo yếu tố giới tính, độ tuổi, bệnh phẩm; tỷ lệ
các chủng vi khuẩn Salmonella và Shigella và thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm
hiểu độ nhạy cảm với các loại kháng sinh đang sử dụng hiện nay. Mục đích là có thể
đưa ra một phác đồ điều trị thích hợp cho tình hình hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu, trong tất cả các gốc vi khuẩn phân lập được thì vi
khuẩn Salmonella typhi (83,3%) và Shigella sonnei (69,9%) là hai tác nhân chính gây
nhiễm trùng đường ruột bệnh nhi. Độ tuổi dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella và Shigella
nhất là từ 1 – 5 tuổi. Những loại kháng sinh tốt nhất trong việc điều trị bệnh này là
imipenem và meropenem, vì chúng nhạy cảm với hầu hết vi khuẩn Salmonella và

Shigella (tỷ lệ nhạy cảm hơn 90%). Ngoài ra hai loại kháng sinh nalidixic acid và
trimethoprim/sulfamethoxazole cần hạn chế sử dụng vì tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với
chúng ngày càng gia tăng (tỷ lệ đề kháng hơn 50%).

ii


SUMMARY
Topic title: "Research the situation of infections and antibiotic resistance of
Salmonella and Shigella bacteria in Children Hospital 1 from 2008 to 5/2013”.
The infection in gastrointestinal symptom is one of the most common illness in
children, one of which is infected caused by Salmonella and Shigella bacteria. In
developing countries, this disease is common in all ages and usually occurs in high
population. Vietnam is one of the leading countries in Southeast Asia that the children
is hospitalized with acute diarrhea.
The purpose of this study was to evaluate the situation of Salmonella and
Shigella infections and their susceptibility with antibiotics in Children Hospital 1. By
isolating and identification the species of Salmonella and Shigella bacteria isolated
from specimen of blood, feces, we can know the isolation rate of Salmonella and
Shigella on gender, ages, specimens and strains of bacteria Salmonella and Shigella.
Using antibiotic susceptibility testing, we can know which antibiotic currently used
was resistant to bacteria, so that we can have an appropriate treatment for the current
situation.
The results of this research showed that: In all strains of bacteria isolated,
Salmonella typhi (83,3%) and Shigella sonnei (69,9%) are the two main agents causing
Salmonella and Shigella infections. The Salmonella and Shigella infections easily
occured in children from 1 - 5 years old. The best antibiotics in the treatment of this
disease are Imipenem and Meropenem, because they are sensitive to most Salmonella
and Shigella bacteria (sensitivity rate was 90%). Also we should carefully using of
Trimethoprim / sulfamethoxazole and Nalidixic acid because of the increasing of their

ratio resistant with bacteria (resistance rate was over 50%).
Keywords: Salmonella, Shigella, infection, antibiotic resistance.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Summary ....................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Tổng quan về vi khuẩn Salmonella ..................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu trúc ........................................................................ 5
2.1.4. Cấu trúc kháng nguyên ..................................................................................... 6
2.1.5. Đặc điểm sinh lý và sinh hoá ............................................................................ 7
2.2. Tổng quan về vi khuẩn Shigella .......................................................................... 7
2.2.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 7
2.2.2. Phân loại ........................................................................................................... 8
2.2.3. Đặc điểm hình thái, cấu trúc kháng nguyên ..................................................... 8

2.2.4. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá ............................................................................... 9
2.3. Bệnh học của vi khuẩn Salmonella ................................................................... 10
2.3.1. Sốt thương hàn................................................................................................ 10
2.3.1.1. Cơ chế gây bệnh sốt thương hàn ................................................................. 10
2.3.1.2. Triệu chứng lâm sàng sốt thương hàn ......................................................... 10
2.3.2. Nhiễm trùng huyết .......................................................................................... 11
iv


2.3.2.1. Cơ chế gây nhiễm trùng huyết..................................................................... 12
2.3.2.2. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng huyết ............................................. 13
2.3.3. Viêm ruột ........................................................................................................ 13
2.3.3.1. Cơ chế gây bệnh viêm ruột .......................................................................... 13
2.3.3.2. Triệu chứng lâm sàng viêm ruột .................................................................. 14
2.3.4. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng ............................................................................ 14
2.3.5. Điều trị và phòng bệnh ................................................................................... 15
2.4. Bệnh học của vi khuẩn Shigella ........................................................................ 15
2.4.1. Cơ chế gây bệnh ............................................................................................. 16
2.4.2. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................................... 17
2.4.3. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng ............................................................................ 17
2.4.4. Điều trị và phòng bệnh ................................................................................... 18
2.5. Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thế giới và tại Việt Nam ................ 19
2.5.1. Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thế giới ....................................... 19
2.5.2. Tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella tại Việt Nam ...................................... 19
2.6. Tình hình nhiễm vi khuẩn Shigella trên thế giới và tại Việt Nam ..................... 20
2.6.1. Tình hình nhiễm vi khuẩn Shigella trên thế giới ............................................ 20
2.6.2. Tình hình nhiễm vi khuẩn Shigella tại Việt Nam ........................................... 20
2.7. Kháng sinh và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và Shigella ...... 21
2.7.1. Nguyên nhân của sự đề kháng kháng sinh ..................................................... 22
2.7.2. Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ..................................................... 22

2.7.2.1. Nhóm kháng sinh penicillin......................................................................... 22
2.7.2.2. Nhóm kháng sinh aminoglycoside .............................................................. 22
2.7.2.3. Nhóm kháng sinh chloramphenicol ............................................................. 23
2.7.2.4. Nhóm kháng sinh sulfonamid...................................................................... 23
2.7.2.5. Nhóm kháng sinh quinolon ......................................................................... 23
2.7.2.6. Nhóm kháng sinh cephalosporin ................................................................. 24
2.7.2.7. Nhóm kháng sinh tetracyclin ....................................................................... 24
2.7.3. Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella .............................. 25
2.7.4. Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella ................................... 26

v


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 28
3.1. Thời gian và địa điểm ........................................................................................ 28
3.2. Vật liệu và thiết bị ............................................................................................. 28
3.2.1. Môi trường và hoá chất .................................................................................. 28
3.2.2. Thiết bị ............................................................................................................ 28
3.3. Phương pháp khảo sát........................................................................................ 29
3.4. Kỹ thuật khảo sát ............................................................................................... 29
3.4.1. Phân lập vi khuẩn ........................................................................................... 31
3.4.2. Nhuộm Gram .................................................................................................. 33
3.4.3 Định danh sinh hoá .......................................................................................... 33
3.4.4 Kháng sinh đồ .................................................................................................. 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 37
4.1. Kết quả ............................................................................................................... 37
4.1.1 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella và Shigella phân lập theo giới tính ....................... 37
4.1.2 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella và Shigella phân lập theo độ tuổi ......................... 39
4.1.3 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella và Shigella theo giới tính và độ tuổi .................... 41
4.1.4 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella và Shigella theo mẫu bệnh phẩm ......................... 43

4.1.5 Tỷ lệ các loài vi khuẩn Salmonella và Shigella phân lập được ....................... 44
4.1.6 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella ...................................... 46
4.1.7 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella ........................................... 47
4.2. Thảo luận ........................................................................................................... 48
4.2.1 Kết quả phân lập và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella .......... 48
4.2.2 Kết quả phân lập và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella.............. 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 53
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 53
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
μg

:

Microgram

AMP

:

Ampicillin

BA

:


Blood Agar

BHI

:

Brain Heart Infusion

BV

:

Bệnh viện

CAZ

:

Ceftazidime

CFU

:

Colony Forming Unit - đơn vị tạo khúm vi khuẩn

CHL

:


Chloramphenicol

CIP

:

Ciprofloxacin

CPD

:

Cefpodoxime

ctv

:

Cộng tác viên

CTX

:

Cefotaxime

CXM :

Cefuroxime


EMB

:

Eosin Methylene Blue

GM

:

Gentamycin

HUS

:

Haemolytic Uraemic Syndrom - Hội chứng tán huyết urê huyết

I

:

Intermediate - trung gian

IFN

:

Interferon


IMI

:

Imipenem

KIA

:

Kligler’s Iron Agar

LPS

:

Lipopolysaccharide

MC

:

MacConkey agar

MEM :

Meropenem

MHA :


Mueller Hinton Agar

MODS :

Multyple Organ Dysfuntion Syndrom - Hội chứng rối loạn chức năng
đa phủ tạng

NA

:

Nalidixic acid

PABA :

P - Aminobenzonic Acid

PEF

Cefepime

:

vii


R

:


Resistant - đề kháng

S

:

Susceptible - nhạy cảm

SIRS

:

Systemic Inflammatory Response Symdrom - Đáp ứng viêm toàn thân

SS

:

Shigella Salmonella Agar

STX

:

Trimethoprim/Sulfamethoxazole

TCC

:


Ticarcillin/Clavulanic acid

TXA

:

Tranexamic acid

WHO :

World Health Organization

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm sinh hoá của các chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh ............... 7
Bảng 2.2 Đặc điểm sinh hoá của các loài vi khuẩn Shigella ........................................ 9
Bảng 3.1 Các phản ứng sinh hoá của vi khuẩn Salmonella ....................................... 34
Bảng 3.2 Các phản ứng sinh hoá của vi khuẩn Shigella ............................................ 35
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn vòng vô khuẩn vi khuẩn Salmonella và Shigella ..................... 36
Bảng 4.1 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập được theo giới tính ............................ 37
Bảng 4.2 Tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập được theo giới tính ................................. 38
Bảng 4.3 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập được theo độ tuổi .............................. 39
Bảng 4.4 Tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập được theo độ tuổi ................................... 40
Bảng 4.5 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập theo giới tính và độ tuổi .................... 41
Bảng 4.6 Tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập theo giới tính và độ tuổi ........................ 42
Bảng 4.7 Tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập theo mẫu bệnh phẩm ......................... 43

Bảng 4.8 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được ................................. 44
Bảng 4.9 Tỷ lệ các loài vi khuẩn Shigella phân lập được .......................................... 45
Bảng 4.10 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella ................................ 46
Bảng 4.11 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella..................................... 47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Salmonella typhi chụp dưới kính hiển vi ..................................................... 3
Hình 2.2 Hệ thống phân loại của giống vi khuẩn Salmonella .................................... 4
Hình 2.3 Cấu trúc màng tế bào vi khuẩn gram âm ..................................................... 5
Hình 2.4 Cấu trúc bề mặt của S. typhi và S. paratyphi A, S. paratyphi B ................. 6
Hình 2.5 Shigella dysenteriae chụp dưới kính hiển vi ............................................... 8
Hình 2.6 Tác động của nhiễm trùng huyết đến các cơ quan nội tạng ở người ......... 12
Hình 2.7 Thử nghiệm huyết thanh học Widal .......................................................... 15
Hình 2.8 Các khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trường SS .............................................. 18
Hình 2.9 Cơ chế tác dụng và đề kháng kháng sinh theo nhóm kháng sinh .............. 24
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình cấy phân ........................................................................... 29
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình cấy máu ............................................................................ 30
Hình 3.3 Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn.......................................................... 31
Hình 3.4 Khuẩn lạc vi khuẩn Salmonella trên môi trường SS ................................. 32
Hình 3.5 Khuẩn lạc vi khuẩn Shigella trên môi trường SS ...................................... 32
Hình 3.6 Phản ứng sinh hóa của vi khuẩn Salmonella ............................................. 34
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập được theo giới tính .............. 38
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập được theo giới tính ................... 38
Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập được theo độ tuổi................. 39
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập được theo độ tuổi...................... 40
Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập theo giới tính và độ tuổi ...... 41

Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Shigella phân lập theo giới tính và độ tuổi ........... 42
Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập theo mẫu bệnh phẩm ........... 43
Hình 4.8 Biểu đồ tỷ lệ các gốc vi khuẩn Salmonella phân lập được ........................ 44
Hình 4.9 Biểu đồ tỷ lệ các gốc vi khuẩn Shigella phân lập được............................. 45
Hình 4.10 Biểu đồ tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella .................. 46
Hình 4.11 Biểu đồ tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella ....................... 48

x


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Các bệnh nhiễm trùng về đường tiêu hoá là một trong những căn bệnh phổ biến
nhất ở trẻ em, đặc biệt là bệnh thương hàn và kiết lỵ. Thương hàn và kiết lỵ chiếm vị trí
thứ hai về tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do mắc các bệnh nhiễm khuẩn (chỉ sau
nhiễm khuẩn đường hô hấp). Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi và ở các nước đang
phát triển có mật độ dân số cao. Các chuyên gia về tiêu hóa nhi cảnh báo, Việt Nam là
một trong những quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á có số trẻ em nhập viện
vì tiêu chảy cấp với tỷ lệ 55%.
Trong những vi khuẩn gây tiêu chảy thì Salmonella là vi khuẩn thường gặp và có
thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh và bù nước điện
giải. Tuy nhiên, với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện
nay đã làm xuất hiện ngày càng nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc, vi khuẩn
Salmonella là một trong số đó và điều này đã làm cho hiệu quả điều trị không cao. Nó
đã trở thành một gánh nặng y tế công cộng và thể hiện bằng những chi phí đáng kể ở
nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, vi khuẩn Shigella phát tán quanh năm nên bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng nhiều và nặng nhất là ở trẻ em 1 - 3 tuổi, vì chúng dễ để lại hậu quả như suy dinh
dưỡng và tử vong nếu điều trị muộn và dùng thuốc không hợp lý. Vì vậy, việc chẩn
đoán sớm và chính xác nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Shigella là vô cùng quan

trọng và cần thiết. Sử dụng kháng sinh thích hợp trong điều trị lỵ trực khuẩn có tác dụng
rút ngắn thời gian bị bệnh, làm giảm sự thải vi khuẩn theo phân và ngăn ngừa sự lây lan,
đồng thời làm giảm nguy cơ bị các biến chứng nặng và tử vong. Tuy nhiên, cũng giống
với vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn có thể
kháng lại kháng sinh, hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Sự đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và Shigella không còn là
vấn đề nghiêm trọng trong phạm vi bệnh viện hay của các nước đang phát triển mà đã
ảnh hưởng toàn cầu. Việc khảo sát tình hình tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella, Shigella
và tính đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này giúp định hướng tốt hơn cho các bác
sĩ lâm sàng khi sử dụng kháng sinh trong phát đồ điều trị.
1


Vậy để có cơ sở dữ liệu cần thiết, đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm và sự đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và Shigella ở bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm
2008 – 5/2013” được tiến hành.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá tình hình nhiễm và khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella và Shigella tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2008 đến 5/2013 để giúp cho
việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
1.3. Nội dung đề tài
 Xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella và Shigella từ năm 2008 đến
tháng 5/2013.
 Phân bố vi khuẩn Salmonella và Shigella phân lập được theo giới tính, lứa
tuổi, bệnh phẩm và các chủng vi khuẩn.
 Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và Shigella
phân lập được.

2



Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về vi khuẩn Salmonella
2.1.1. Giới thiệu vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella được đặt tên theo Daniel E. Salmon (1850 – 1914), một nhà
nghiên cứu về thú y, đã mô tả Salmonella choleraesuis. Tuy nhiên, một đồng nghiệp
của Salmon, Theobald Smith đã phát hiện và phân lập vi khuẩn này đầu tiên vào năm
1885 (Tindall và ctv, 2005).
Về phân loại khoa học, vi khuẩn Salmonella được xếp vào:
Giới : Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gramma Proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Chi: Salmonella

Hình 2.1 Salmonella typhi chụp dưới kính hiển vi.
( />
2.1.2. Phân loại
Giống vi khuẩn Salmonella được chia thành 2 loài chính là Salmonella enterica
và Salmonella bongori. Trong đó S. enterica được chia thành 6 phân loài enterica,
salamae, arizonae, diarizonae, houtenae và indica, với hơn 2500 serotype khác nhau.
3


Phần lớn các serotype thuộc S. enterica phân loài enterica (phân loài I) là nguyên nhân
gây hơn 99,9% các bệnh nhiễm trùng ở người và động vật (Nguyễn Tiến Dũng, 2010).
Trong đó, một số loài vi khuẩn Salmonella có tầm quan trọng trong chẩn đoán
bệnh ở người và động vật là:
S. typhi: chỉ gây bệnh cho người. Ở Việt Nam, bệnh thương hàn chủ yếu do vi

khuẩn S. typhi gây ra.
S. paratyphi A: chỉ gây bệnh thương hàn cho người. Việt Nam thường ph́ át hiện
ra vi khuẩn này sau S. typhi.
S. paratyphi В: gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc vật,
thường phát hiện ở các nước Châu Âu.
S. paratyphi С: vừa có khả năng gây bệnh thương hàn, vừa có khả năng gây viêm
dạ dày ruột và nhiễm khuẩn huyết, thường xuất hiện ở các nước Đông Nam Á.
S. typhimurium và S. enteritidis gây bệnh cho người và súc vật, là nguyên nhân
chủ yếu của nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella.
S. choleraesuis: là căn nguyên thường gặp trong các nhiễm trùng huyết do vi
khuẩn Salmonella gây ra ở nước ta (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

Hình 2.2 Hệ thống phân loại của vi khuẩn Salmonella (Nguyễn Tiến Dũng, 2010).

4


2.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu trúc
Vi khuẩn Salmonella là trực khuẩn Gram âm, kỵ khí không bắt buộc, không sinh
bào tử, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ
2 µm đến 5 µm. Hầu hết các vi khuẩn Salmonella đều có lông xung quanh thân nên có
khả năng di động, ngoại trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum (Alcamo,
1991).
Vỏ tế bào vi khuẩn có cấu trúc gồm màng trong, thành tế bào và màng ngoài, các
thành phần cấu trúc của vỏ có nhiệm vụ thu nhận chất dinh dưỡng, loại bỏ chất độc và
giúp vi khuẩn bám dính vào bề mặt tế bào vật chủ. Màng trong là lớp đôi phospholipid
khá giống với các màng sinh học khác, được bao bởi thành tế bào là lớp peptidoglycan
giúp gia tăng sự chắc chắn và định hình tế bào. Màng ngoài nằm bên ngoài lớp
peptidoglycan và hai lớp này liên kết với nhau bằng các lipoprotein màng ngoài và
porin. Mặt trong của màng ngoài tương tự như màng tế bào, cũng được cấu tạo từ

phospholipid. Mặt ngoài của màng ngoài bao gồm lipopolysacharride (LPS) (Nguyễn
Tiến Dũng, 2010).

Thành tế bào vi
khuẩn Gram âm

Hình 2.3 Cấu trúc màng tế bào vi khuẩn Gram âm.
( />
Các cấu trúc khác của màng ngoài là lông roi và khuẩn mao. Lông roi là cơ quan
di động của vi khuẩn bao gồm thể nền, móc và flagellin hình thành sợi xoắn ốc. Hầu
hết vi khuẩn Salmonella được bao phủ bởi lớp khuẩn mao giúp cho sự gắn của tế bào

5


vi khuẩn lên tế bào chủ. Những sợi lông này có đường kính khoảng 10 nm, ngắn hơn
và thẳng hơn so với các sợi roi, cấu thành từ các tiểu đơn vị fimbrillin hoặc pilin.
2.1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Có 3 loại: kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và kháng nguyên vỏ Vi.
Kháng nguyên O có bản chất là lipopolysaccharide, bền với nhiệt độ (không bi
phá huỷ ở 100oC trong 2 giờ), với alcol và phenol; nhưng dễ bị huỷ bởi formol. Khi có
hiện tượng ngưng kết với kháng thể O (kháng thể thuộc IgM), tạo thành những hạt cặn
nhỏ mịn, khó tách rời khi lắc mạnh, thường xảy ra sau 10 giờ ở 37oC. Kháng nguyên
này có tính đặc hiệu cao, tạo được miễn dịch sớm (kháng thể xuất hiện sau 7 ngày và
hết sau 3 tháng), vì thế được dùng trong chẩn đoán bệnh thương hàn.

Hình 2.4 Cấu trúc bề mặt của S. typhi và S. paratyphi A, S. paratyphi B.
( />
Kháng nguyên H bản chất là protein, có ở các loài Salmonella di động, ngoại trừ
vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum. Trái ngược với kháng

nguyên O, kháng nguyên H không bền với nhiệt độ (bị huỷ ở 100oC trong 2 giờ), với
alcol và phenol; nhưng bền với formol. Khi kết hợp với kháng thể H (chủ yếu IgG)
cho hiện tượng ngưng kết là những cụm lớn rõ ràng, dễ nhìn thấy, hiện tượng này xảy
ra nhanh sau 2 giờ ở 37oC nhưng dễ tách rời khi lắc mạnh. Kháng nguyên tạo miễn
dịch lâu dài nhưng không đặc hiệu (kháng thể xuất hiện sau 12 ngày và hết sau một
năm), thường dùng trong điều tra dịch tễ bệnh thương hàn.
Kháng nguyên Vi là kháng nguyên vỏ bao bọc bên ngoài kháng nguyên O, bản
chất là glucid, lipid, polypeptide; chỉ có ở vi khuẩn S. paratyphi C và S. typhi, đặc biệt
dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ cao khoảng 60 – 70oC. Kháng nguyên Vi có khả năng ngăn
6


cản sự ngưng kết của kháng nguyên O, thường gặp ở chủng vi khuẩn mới phân lập từ
bệnh phẩm. Hiện tượng ngưng kết với kháng kháng thể Vi xuất hiện chậm, tạo ra
những hạt cặn nhỏ (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Nguyễn Tiến Dũng, 2010).
2.1.5. Đặc điểm sinh lý và sinh hoá
Vi khuẩn Salmonella phát triển được ở nhiệt độ 6 – 42oC, ở pH từ 6 – 9 và thích
hợp nhất ở 35 – 37oC, ở pH = 7,2. Ở nhiệt độ từ 18oC – 40oC vi khuẩn có thể sống đến
15 ngày. Xử lí bằng nhiệt độ ở 60oC trong 10 phút hay 100oC trong 2 phút thì sẽ tiêu
diệt được hầu hết vi khuẩn Salmonella. Chúng bị tiêu diệt bởi phenol 5%, cloramin
1% và clorua thủy ngân 0,2% trong 5 phút, bị ức chế ở nồng độ muối 10% và bởi hệ vi
khuẩn lactic. Với nồng độ muối 19%, vi khuẩn Salmonella chết sau 75 – 80
ngày. Chúng có thể được nuôi cấy dễ dàng và tăng trưởng nhanh trong môi trường đơn
giản, nhưng môi trường này phải đủ chất dinh dưỡng, với hoạt độ nước Aw = 0,93
(Jawetz và ctv, 1987).
Bảng 2.1 Một số đặc điểm sinh hoá của các chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh
S. typhi

S. paratyphi A


S. paratyphi B

S. paratyphi C

Lên men glucose

+

+

+

+

Lên men lactose

-

-

-

-

Lên men mantose

+

+


+

+

Lên men sucrose

-

-

-

-

Sinh H2S

+

+

+

+

Sinh hơi

-

+


+

+

Có enzyme urease

-

-

-

-

Chuyển hoá citrate

-

-

-

-

Khả năng di động

+

+


+

+

+ dương tính, - âm tính

(Nguồn Nguyễn Thanh Bảo, 2008)

2.2. Tổng quan về vi khuẩn Shigella
2.2.1. Giới thiệu về vi khuẩn Shigella
Bệnh lỵ trực khuẩn đã có từ rất lâu được Chantemesse mô tả lâm sàng vào năm
1888. Shigella shiga được Kiyoshi Shiga (người Nhật Bản) phân lập lần đầu tiên năm
1898. Shigella flexneri do Flexner và Strong phân lập năm 1890. Các loại vi khuẩn
Shigella khác do nhiều tác giả nghiên cứu và phát hiện từ năm 1904 đến nay (Nguyễn
Thị Khánh Như, 2010).
7


Về phân loại khoa học vi khuẩn Shigella được xếp vào:
Giới : Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gramma Proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Chi: Shigella
2.2.2. Phân loại
Căn cứ vào kháng nguyên O và tính chất sinh hóa, người ta chia vi khuẩn
Shigella ra làm bốn nhóm:
Nhóm A (S. dysenteriae) là nhóm duy nhất không lên men mannitol, có
10 serotype. S. dysenteriae serotype 1 còn có tên là trực khuẩn Shiga, có khả năng sinh

ra ngoại độc tố mạnh.
Nhóm B (S. flexneri) có 6 serotype, được chia thành nhiều subserotype khác
nhau theo sự hiện diện của các kháng nguyên khác nhau trong nhóm.
Nhóm C (S. boydii) được chia thành 15 serotype.
Nhóm D (S. sonnei) là nhóm duy nhất có khả năng lên men lactose nhưng chậm,
chỉ có 1 serotype.
2.2.3. Đặc điểm hình thái, cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn Shigella là vi khuẩn Gram âm, có dạng hình que thẳng dài 1 – 3 µm, kỵ
khí không bắt buộc, không có lông, không di động, không có vỏ, không sinh bào tử
(Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

Hình 2.5 Shigella dysenteride chụp dưới kính hiển vi.
()
8


Tất cả các vi khuẩn Shigella đều có kháng nguyên thân O, một số có kháng nguyên
K (kháng nguyên vỏ capsule) và tất cả đều không có kháng nguyên H. Các vi khuẩn
Shigella đều có nội độc tố và một số vi khuẩn Shigella có cả ngoại độc tố.
Nội độc tố có bản chất là lypopolysacharide ở thành tế bào vi khuẩn (là kháng
nguyên O của vi khuẩn), bền với nhiệt độ, được phóng thích khi vi khuẩn ly giải.
Ngoại độc tố do Shigella dysenteriae type 1 tiết ra, không bền với nhiệt nhưng có
tác động lên ruột, làm ức chế sự hấp thu đường và các acid amin ở ruột non. Ngoài ra
Shigella dysenteriae, Shigella flexneri và Shigella sonnei cũng tiết ra ngoại độc tố tác
động lên hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đế ̣n tử vong (Nguyễn Thanh Bảo, 2008;
Jawetz và ctv, 1987).
2.2.4. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá
Vi khuẩn Shigella có thể mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông
thường với nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng và phát triển là 37°C với pH tối ưu
là 7 – 8 và có thể chiụ đựng được nhiệt độ 8 - 40°C. Chúng nhạy cảm với nhiệt độ và

ánh sáng mặt trời, dễ bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời trong 30 phút hay ở 60oC
trong khoảng 10 – 30 phút. Vi khuẩn chịu được lạnh, thường cư trú trong hồ ao, trong
thực phẩm sống như rau, thịt (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).
Bảng 2.2 Một số đặc điểm sinh hoá của các chủng vi khuẩn Shigella
S. dysenteriae

S. flexneri

S. boydii

S. sonnei

Lên men glucose

+

+

+

+

Lên men lactose

-

-

-


+a

Lên men mannitol

-

+

+

+

Lên men sucrose

+

+

+

+

Sinh H2S

-

-

-


-

Sinh hơi

-

-

-

-

Urease

-

-

-

-

Citrate

-

-

-


-

Khả năng di động

-

-

-

-

+ dương tính, - âm tính
(Nguyễn Thanh Bảo, 2008
a
S. sonnei có khả năng lên men lactose chậm sau từ 2 ngày đến 2 tuần

9


2.3. Bệnh học của vi khuẩn Salmonella
Samonella typhi, Salmonella paratyphi A, Salmonella paratyphi В, Salmonella
paratyphi C là những tác nhân chính gây bệnh cho con người và động vật. Hầu hết các
loài Salmonellae đều có thể lây nhiễm cho người từ các loài động vật như gia cầm, gia
súc, thú nuôi và các loài động vật khác.
Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua ngộ độc thực phẩm. Liều gây
độc khoảng 105 – 106 vi khuần, tuỳ theo loài có thể chỉ một số lượng vi khuẩn ít hơn
cũng có thể gây bệnh như S. typhi chỉ cần 103 vi khuẩn cũng đã gây bệnh (Kiều Hữu
Ánh, 2010). Vi khuẩn Salmonella có thể gây ra ba biểu hiện lâm sàng sau: sốt thương
hàn, nhiễm trùng huyết và viêm ruột.

2.3.1. Sốt thương hàn
2.3.1.1. Cơ chế gây bệnh sốt thương hàn
Vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng và nhanh chóng
xuống ruột non và bị thực bào bởi đại thực bào. Vi khuẩn lúc đó thay đổi cấu trúc của
nó để chống lại sự phá hủy và cho phép chúng tồn tại bên trong đại thực bào. Chính vì
thế, vi khuẩn có thể chống lại được sự gây hại của bạch cầu hạt, bổ thể và đáp ứng
miễn dịch. Sau đó, nó đi qua niêm mạc ruột để xâm nhập vào mạch bạch huyết và sinh
sản ở đó. Đây là thời kỳ ủ bệnh. Khi vi khuẩn sinh sản nhiều, một số vi khuẩn tự ly
giải và phóng thích nội độc tố, một số khác vào máu, gây nhiễm trùng huyết.
Từ máu vi khuẩn có thể đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể và gây nên những
abcès khu trú, thường nhất là ở bàng quang và túi mật. Do đó mà cấy phân thường đặt
tỷ lệ dương tính cao vào tuần thứ 3 – 4.
Nội độc tố gây sốt, làm giảm tiểu cầu, bạch cầu và kích thích thần kinh giao cảm
ở ruột gây ra hoại tử, chảy máu, có thể dẫn đến thủng ruột. Sau đó, nội độc tố theo
máu lên kích thích trung tâm thần kinh ở não, bắt đầu giai đoạn phát bệnh. Giai đoạn
toàn phát thì thân nhiệt tăng cao nhưng nhịp tim không tăng, bệnh nhân thường có dấu
hiệu li bì, có thể hôn mê, truỵ tim mạch (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Tortora và ctv,
1992; Harmer và ctv, 2002).
2.3.1.2. Triệu chứng lâm sàng sốt thương hàn
Diễn tiến của bệnh thương hàn nếu không được điều trị được chia làm ba giai
đoạn riêng rẽ, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng một tuần.
10


Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ sốt với nhiệt độ tăng dần kèm theo lạnh run,
khó chịu, nhức đầu và ho; chảy máu mũi và đau bụng cũng sẽ xuất hiện trong một số
trường hợp, lượng bạch cầu trong máu giảm.
Vào tuần thứ hai, bệnh nhân sốt cao khoảng 40°C và nhịp tim chậm, có thể mê
sảng, li bì nhưng thỉnh thoảng bị co giật. Sự mê sảng làm cho bệnh thường hàn thường
được gọi là sốt thần kinh (nervous fever) và xuất hiện những nốt đỏ ở phần ngực và

bụng dưới. Trong giai đoạn này, bụng chướng căng gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy,
phân màu xanh lục có mùi đặc trưng, tuy nhiên ở vài trường hợp đặc biệt cũng thường
bị táo bón. Gan và lách lớn, mềm, bạch cầu cỏ thể giảm hoặc không tăng.
Ở tuần thứ ba, một số biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, do chảy
máu từ mảng Peyer xung huyết, nhưng thường không gây tử vong; thủng ruột non, là
biến chứng nguy hiểm và đa phần đều gây tử vong. Nó có thể xảy ra mà không có triệu
chứng cảnh báo cho đến khi nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc. Ngoài ra nó còn
gây ra nhiễm khuẩn có mủ khu trú như viêm màng não, viêm tuỷ xương và thiếu máu
tan huyết (Jawetz và ctv, 1987).
Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và tính đề kháng tự nhiên của mỗi cá thể mà tính
mẫn cảm đối với vi khuẩn thay đổi, đặc biệt bệnh này có thể gây tử vong đối với trẻ
em hay người già, ốm yếu. Trong một vài trường hợp, bệnh có thể tái phát sau khi
bệnh giảm được hai tuần với tỉ lệ khoảng 5%, các triệu chứng của thời kỳ đầu có thể
trở lại nhưng nhẹ hơn (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Nguyễn Hồng Hà và Nguyễn Quốc
Thái, 2010).
2.3.2. Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng
nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ chết nhanh do shock và suy các cơ
quan do vi khuẩn từ một ổ nhiễm trùng khởi đầu đi vào máu nhiều lần và sinh sôi phát
triển trong máu. Khi bệnh diễn biến lâu ngày, vi khuẩn từ máu đến các cơ quan tạo
thành các ổ abces nhỏ (Microabcès), là các ổ mủ mà ta gọi là nhiễm mủ huyết
(Pyohémie) hoặc nhiễm trùng mủ huyết (Septicopyohémie) (Jawetz và ctv, 1987).
Tác nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là vi khuẩn Salmonella choleraesuis
nhưng đôi khi có thể do một loại vi khuẩn Salmonella khác (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

11


2.3.2.1. Cơ chế gây nhiễm trùng huyết
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng, sau đó xâm nhập vào

mạch bạch huyết đến các cơ quan khác gây ra nhiễm khuẩn khu trú ở phổi, xương,
màng não.
Vi khuẩn, xác tan rã của vi khuẩn và các độc tố như là LPS (Lipopolysarcharit)
hoạt hoá hệ thống đông máu và bổ thể, hoạt hoá bạch cầu đa nhân, giải phóng
protease và gốc oxy tự do; hoạt hoá tiểu cầu, chuyển hoá acide arachidonic, giải phóng
TXA (tranexamic acid), Leucotriens; kích thích tế bào lympho T sản xuất IL - 2 và
IFN, kích thích các tế bào giải phóng TNFa, IL - 1, IL - 6….Tất cả các chất hoá học
trung gian này nó gây tổn thương nội mạch, gây đáp ứng viêm toàn thân (systemic
inflammatory response symdrom - SIRS) và hội chứng rối loạn chức năng đa phủ tạng
(multyple organ dysfuntion syndrom - MODS) gây nhiễm trùng nặng. Các vi khuẩn
còn di chuyển đến các nội tạng tạo thành các ổ mủ abcès gây tổn thương các cơ quan
(Nguyễn Tiến Dũng, 2010).

Tác động của
nhiễm trùng huyết
1.Vi khuẩn xâm nhập
vào máu và kích hoạt
hệ thống miễn dịch

3.Mạch máu bị phá
vỡ làm giảm lượng
máu đưa đến các cơ
quan, làm giảm sự
trao đổi chất

2.Vi khuẩn phá vỡ
mạch máu , xâm
nhập vào các tế bào
xung quanh


Gây tổn
thương các
cơ quan
nội tạng

Hình 2.6 Tác động của nhiễm trùng huyết đến các cơ quan nội tạng ở người.
( />12


2.3.2.2. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi một bệnh nhiễm trùng nặng nào đó làm cho phản
ứng với bệnh nhiễm trùng bình thường của cơ thể trở nên dữ dội hơn. Khi bị nhiễm
trùng huyết, vi khuẩn và độc tố mà làm thay đổi thân nhiệt, nhịp tim, và huyết áp của
bệnh nhân và có thể làm cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bất thường.
Biểu hiện của bệnh thường gặp là sốt cao 39 – 40oC, thường dao động mạnh, có
khi liên tục, rét run kéo dài, da tái xanh, mặt hốc hác, nhịp tim nhanh, rối loạn hô hấp.
Đặc biệt khi vi khuẩn giải phóng nội độc tố sẽ dẫn đến tình trạng shock nhiễm trùng
mà biểu hiện rõ nhất là huyết áp thấp, suy đa tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn tuần
hoàn,... Ngoài ra nhiễm trùng huyết còn có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm
sau: abces phổi, mủ màng phổi, viêm màng não mủ, viêm thận cấp, viêm cơ tim, viêm
mô tế bào, abcès dưới da, xuất huyết dạ dày,... và có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn
Thanh Bảo, 2008; Nguyễn Hồng Hà và ctv, 2010).
2.3.3. Viêm ruột
Viêm ruột là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất khi nhiễm vi khuẩn Salmonella,
thông thường do S. typhimurium và S. enteritidis gây ra, được chẩn đoán khi bệnh
nhân bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày) với lượng phân ít, đôi khi có
lẫn nhày, máu (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).
2.3.3.1. Cơ chế gây bệnh viêm ruột
Vi khuẩn Salmonella sau khi xâm nhập vào niêm mạc ruột sẽ sinh sản phát triển
mạnh tại đó (chủ yếu là tại ruột non), khi bị phân giải, chúng tiết ra độc tố ruột

(Enterotocin). Enterotocin tác động lên trung khu điều hoà nhiệt gây nên hội chứng
nhiễm khuẩn, tác động lên hệ thần kinh gây tăng nhu động ruột. Độc tố còn làm tăng
hoạt tính của aldenylcyclaza do đó tăng nồng độ AMP vòng. AMP vòng tăng lên đã
kích thích niêm mạc ruột đào thải một lượng nước lớn và điện giải vào lòng ruột gây
nên triệu chứng tiêu phân lỏng, viêm dạ dày - ruột cấp (Gastroenteritis) (Nguyễn Tiến
Dũng, 2010).
Nếu sức đề kháng yếu do suy giảm miễn dịch và có các bệnh lý nặng về đường
tiêu hoá thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ bạch huyết và theo mạch máu đi đến cơ
quan nội tạng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

13


×