Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA TINH BÒ ĐÔNG LẠNH CHƯA PHÂN TÁCH VÀ ĐÃ PHÂN TÁCHBẰNG FLOW CYTOMETRY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA TINH BÒ ĐÔNG LẠNH
CHƯA PHÂN TÁCH VÀ ĐÃ PHÂN TÁCHBẰNG
FLOW CYTOMETRY

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: PHẠM THANH LIÊM

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 06/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA TINH BÒ ĐÔNG LẠNH
CHƯA PHÂN TÁCH VÀ ĐÃ PHÂN TÁCHBẰNG


FLOW CYTOMETRY

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. CHUNG ANH DŨNG

PHẠM THANH LIÊM

KS. NGUYỄN CHÍ HIẾU

Tháng 06/2013


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơnBan giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học đã hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Trân trọng biết ơn thầy Lê Đình Đôn, cô Tô Thị Nhã Trầm cùng quý thầy cô Bộ
môn Công nghệ Sinh học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập, nghiên
cứu và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Chung Anh Dũng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cho tôi những lời khuyên sâu sắc và sự động viên,
khích lệ tận tình trong thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Chí Hiếu đã không quản ngại khó
khăn, anh đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn,chia sẻ kinh nghiệm, luôn động
viên và khuyên bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm
ơn anh Nguyễn Trường Hận đã bỏ thời gian quý báu hướng dẫn tôi trong những ngày
đầu làm quen với những kỹ thuật mới.

Xin cảm ơn Ban Giám đốc Viện Khoa học – Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam
cùng các anh, chị cán bộ Phòng Công nghệ Sinh học đã tạo mọi điều kiện, động viên
tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn Lê Văn Huy Tin Em, Lê Văn Phú
trong nhóm thực hiện đề tài đã cùng nhau cố gắng, hỗ trợ và giúp đỡ nhau vượt qua
khó khăn và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp DH09SH thân yêu đã chia sẻ với tôi những kiến thức cùng
những vui buồn trong thời gian học tại trường, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Con xin suốt đời ghi nhớ công ơn của cha mẹ, những lời động viên, dạy bảo và
tạo điều kiện của gia đình là chỗ dựa vững chắc để con có thể hoàn thành khóa học tại
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 06 năm 2013
Phạm Thanh Liêm

i


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá chất lượng của tinh bò đông lạnh chưa phân tách và đã phân
tách bằng Flow cytometry”.
Trong chăn nuôi bò sữa, việc sản xuất ra bê cái hướng sữa luôn là mong muốn
của người chăn nuôi. Điều này đã trở thành hiện thực khi nghiên cứu thành công
phương pháp phân tách tinh trùng giới tính vào những năm 1990 và được ứng dụng rất
nhiều hiện nay. Ở nước ta, tinh trùng phân tách giới tính được nhập nội sử dụng chủ
yếu trong trong thụ tinh nhân tạo và giúp đàn bò sữa tăng nhanh về số lượng. Cùng
với việc tạo ra tinh giới tính, cần tiến hành đánh giá chất lượng và so sánh với tinh
chưa phân tách để tìm các nguyên nhân gây ra sự sai khác trong hiệu quả thụ tinh.
Trong nghiên cứu này, tinh trùng bò đông lạnh được sản xuất trong nước làm
nguồn nguyên liệu để phân tách giới tính. Sử dụng kĩ thuật phân tách Flow Cytometric

Sexing Technology là phương pháp có hiệu quả cao đang được áp dụng và thương
mại hoá trên thế giới. Tinh trùng sau khi phân tách được đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng như độ di động, tỷ lệ sống – chết, mật độ, hình dạng và đánh giá hiệu quả thụ
tinh bằng kĩ thuật IVF. So sánh các chỉ tiêu chất lượng với tinh trùng đông lạnh bình
thường, kết quả cho thấy tỷ lệ sống và hình dạng bình thường của tinh phân tách giới
tính không khác biệt so với tinh chưa phân tách, trong khi độ di động và mật độ lại có
sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ phần trăm tinh trùng di động với tinh phân tách là 30,07% so
với 62,73% ở tinh chưa phân tách (P<0,01), và tổng số tinh trùng của hai loại tinh này
lần lượt là 1,53x106so với 24,05x106tinh trùng (P<0,01). Hiệu quả thụ tinh thông qua
sự tạo thành phôi in vitro của tinh giới tính thấp hơn tinh bình thường nhưng sự khác
biệt không đáng kể. Kết luận, quá trình phân tách giới tính đã ảnh hưởng đến chất
lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh nhưng kết quả đánh giá không có sự khác biệt
lớn giữa hai loại tinh.

ii


SUMMARY
The thesis “Quality assessment of frozen unsorted and sorted bovine semen by
Flow cytometry”.
In dairy cattle livestock, female calves were always preferred. It was possible
due to semen sex-sorting method at the 1990s. In our country, sorted semen was
imported and used primarily in artificial insemination, and helped to increase the
number of dairy cattle. Along with producing sorted semen, we should evaluate the
quality and compare with non-sorted semen to define the causes of difference in
fertilization efficiency.
In this study, the frozen bovine semen was produced in our country was used as
a source of materials for sorting. The Flow Cytometry Sexing Technology was highly
effective method was being applied and commercialized in the world. After
separating, the sorted semen was assessed by the quality indicators: motility, viability,

concentration, morphology and evaluated the effectivity of IVF.
In the comparison of the quality indicators between unsorted and sorted semen,
the results showed that viability and normal morphology rate were similar, while
motility and concentration were significantly different. Percentages of sorted
sperm’motility was 30.07% vs. unsorted sperm was 62.73% (P<0.01), and sperm total
in straw (1.53x106vs. 24.05x106 sperm; P<0.01). The efficiency of in vitro-production
of embryos with sorted sperm was still lower than with unsorted sperm, but the
difference was not significant, the results were similar to some researches in the
world. The conclusion, the sexed sorting procedure affected sperm characteristics and
fertilization efficience, it did not significantly difference in quality of the two types
sperm.
Key words: bovine in vitro fertilization, sex-sorted sperm, semen analysis, flow
cytometry.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Summary ........................................................................................................................ iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài..................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1.Tổng quan về bò ........................................................................................................ 3
2.1.1.Phân loại, đặc điểm, phân bố của bò ...................................................................... 3
2.1.2.Vai trò và giá trị kinh tế – xã hội của ngành chăn nuôi bò ..................................... 4
2.2.Sinh lý sinh dục bò đực ............................................................................................. 5
2.2.1.Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục bò đực ......................................................... 5
2.2.2.Quá trình sinh tinh ở bò đực ................................................................................... 6
2.2.2.1.Sự hình thành tinh trùng ...................................................................................... 6
2.2.2.2. Cấu tạo của tinh trùng......................................................................................... 6
2.3.Giới thiệu các biện pháp điều khiển giới tính vật nuôi ............................................. 8
2.3.1.Thay đổi độ pH âm đạo .......................................................................................... 8
2.3.2. Phương pháp điện di .............................................................................................. 8
2.3.3. Phương pháp ly tâm ............................................................................................... 8
2.3.4.Xác định giới tính hợp tử ........................................................................................ 9
2.3.5.Phương pháp phân tách tinh trùng giới tính bằng Flow cytometry ........................ 9
2.4.Kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ......................................................................... 11
iv


2.4.1.Khái niệm kĩ thuật IVF ......................................................................................... 11
2.4.2.Lịch sử phát triển của kĩ thuật IVF ....................................................................... 11
2.4.3. Quá trình thụ tinh và các giai đoạn phát triển của phôi ....................................... 12
2.4.3.1. Quá trình thụ tinh.............................................................................................. 12
2.4.3.2. Các giai đoạn phát triển của phôi ..................................................................... 13
2.4.4.Nghiên cứu IVF trên bò ........................................................................................ 15
2.4.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới............................................................................. 15
2.4.4.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 16
2.5. Đánh giá chất lượng tinh trùng ............................................................................... 17
2.5.1. Mục đíchđánh giá chất lượng tinh trùng ............................................................. 17
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh trùng bò đông lạnh................................... 17

2.5.2.1. Kiểm tra độ di động của tinh trùng................................................................... 18
2.5.2.2. Phần trăm acrosome còn nguyên vẹncủa tinh trùng ......................................... 19
2.5.2.3. Tỷ lệ sống – chếtcủa tinh trùng ........................................................................ 19
2.5.2.4. Mật độ tinh trùng .............................................................................................. 20
2.5.2.5. Hình dạng tinh trùng ......................................................................................... 21
2.5.2.6. Các chỉ tiêu cho phép của tinh trùng bò sau rã đông ........................................ 23
2.5.3. Các nghiên cứu về đánh giá chất lượng tinh trùng bò đông lạnh ........................ 23
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 25
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 25
3.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................. 25
3.2.1.Mẫu thí nghiệm..................................................................................................... 25
3.2.2.Dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm ....................................................................... 25
3.2.3. Hóa chấtsử dụng trong thí nghiệm ...................................................................... 26
3.2.4. Thiết bịsử dụng trong thí nghiệm ........................................................................ 26
3.2.5. Môi trường dùng trong IVF trên bò..................................................................... 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 28
3.3.1. Quy trình tiến hành thí nghiệm ............................................................................ 28
3.3.2. Phương pháp đánh giá độ di độngcủa tinh trùng ................................................. 29
3.3.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống – chếtcủa tinh trùng........................................ 30
3.3.4. Phương pháp đếm mật độtinh trùng .................................................................... 31
v


3.3.5. Phương pháp đánh giá hình dạng bình thườngcủa tinh trùng ............................. 32
3.3.6. Phương pháp đánh giá khả năng thụ tinhcủa tinh trùng ...................................... 34
3.3.6.1. Phương pháp thu mẫu buồng trứng bò và chọc hút trứng ................................ 34
3.3.6.2. Phương pháp nuôi trứng trưởng thành ............................................................. 36
3.3.6.3. Phương pháp chuẩn bị tinh dịch ....................................................................... 36
3.3.6.4. Thụ tinh trong ống nghiệm ............................................................................... 37
3.3.6.5. Nuôi trứng thụ tinh và theo dõi các giai đoạn phát triển của phôi ................... 37

3.4. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 39
3.4.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng di độngcủa tinh trùng ....................................... 39
3.4.2. Nội dung 2: Đánh giá tỷ lệ sống – chết của tinh trùng ........................................ 39
3.4.3. Nội dung 3: Đánh giámật độ tinh trùng ............................................................... 40
3.4.4. Nội dung 4: Đánh giá hình dạng bình thường của tinh trùng .............................. 41
3.4.5. Nội dung 5: Đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng ...................................... 41
3.5. Xử lý số liệu ........................................................................................................... 42
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 43
4.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng di động của tinh trùng ......................................... 43
4.2. Nội dung 2: Đánh giá tỷ lệ sống – chết của tinh trùng ........................................... 44
4.3. Nội dung 3: Đánh giá mật độ tinh trùng ................................................................. 45
4.4. Nội dung 4: Đánh giá hình dạng bình thường của tinh trùng ................................. 48
4.5. Nội dung 5: Đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng ......................................... 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 52
5.1. Kết luận................................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSA

Bovine Serum Albumin

BO

Brackett – Oliphant


CASA

Computer Assisted Sperm Analysis

CS

Calf Serum

ctv

Cộng tác viên

DNA

Deoxyribose Nucleic Acid

D–PBS

Dubelco’s Phosphate Buffer Saline

FAO

Food and Agriculture Organization

FBS

Fetal Bovine Serum

IVC


In vitro Culture

IVF

In vitro Fertilization

IVM

In vitro Maturation

LL

Lập lại

MEM

Minimum Essential Medium

NLBC

National Livestock Breeding Center

OPU

Ovum Pick – Up

STT

Số thứ tự


TCM

Tissue Culture Media

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả IVF thành công trên các đối tượng thí nghiệm khác nhau ................... 12
Bảng 3.1Các hóa chất cần thiết sử dụng trong IVF trên bò .............................................. 26
Bảng 3.2 Các loại môi trường và mục đích sử dụng ......................................................... 28
Bảng 3.3 Đánh giá độ di động của tinh trùng trước và sau khi phân tách ........................ 39
Bảng 3.4 Đánh giá tỷ lệ sống – chết của tinh trùng trước và sau khi phân tách ............... 40
Bảng 3.5Đánh giá mật độ tinh trùng trước và sau khi phân tách ...................................... 40
Bảng 3.6Đánh giá hình dạng tinh trùng trước và sau khi phân tách giới tính .................. 41
Bảng 3.7Đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng ......................................................... 42
Bảng 4.1 Kết quả đánh giá độ di động của tinh trùng trước và sau khi phân tách ........... 43
Bảng 4.2 Đánh giá tỷ lệ sống – chết của tinh trùng trước và sau khi phân tách ............... 44
Bảng 4.3Mật độ tinh trùng trước và sau khi phân tách đếm bằng máy quang phổ .......... 45
Bảng 4.4Mật độ tinh trùng đếm bằng buồng đếm Neubauer ............................................ 46
Bảng 4.5 Đánh giá hình dạng tinh trùng trước và sau khi phân tách giới tính ................. 48
Bảng 4.6 Đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng ........................................................ 50

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bò sữa(giống Holseian Friesian) ........................................................................ 3
Hình 2.2Cấu tạo cơ quan sinh dục bò đực .......................................................................... 5

Hình 2.3 Cấu tạo tinh trùng ................................................................................................ 7
Hình 2.4 Hoạt động của Flow cytometry .......................................................................... 10
Hình 2.5 Phản ứng acrosome ............................................................................................ 13
Hình 2.6 Các giai đoạn phát triển của phôi bò.................................................................. 14
Hình 2.7 Nhuộm màu tinh trùng bằng Eosin – Nigrosin .................................................. 20
Hình 2.8Cấu tạo và hình dạng tinh trùng bò bình thường ................................................ 21
Hình 2.9 Một số bất thường đầu, cổ và đuôi ở tinh trùng bò............................................ 22
Hình 3.1 Dụng cụ thu dịch nang trứng ............................................................................. 25
Hình 3.2 Một số thiết bị dùng trong IVF .......................................................................... 27
Hình 3.3Quy trình tiến hành thí nghiệm ........................................................................... 29
Hình 3.4 Một số thao tác trong quy trình nhuộm Eosin – Nigrosin ................................. 30
Hình 3.5 Đếm tinh trùng trên buồng đếm Neubauer ........................................................ 33
Hình 3.6 Một số thao tác trong quy trình IVF .................................................................. 34
Hình 3.7 Các loại trứng khác nhau ................................................................................... 35
Hình 3.8 Trứng được nuôi trưởng thành sau 24 giờ trên môi trường TCM–199 ............. 36
Hình 3.9Trứng thụ tinh ..................................................................................................... 38
Hình4.1 Tinh trùng bò được nhuộm với Eosin – Nigrosin ............................................... 45
Hình 4.2Tinh trùng được đánh giá mật độ trên buồng đếm Neubauer ............................. 47
Hình 4.3Tinh trùng hình dạng bình thường ...................................................................... 49
Hình 4.4Tinh trùng hình dạng không bình thường ........................................................... 49
Hình 4.5 Sự phân chia tế bào và các giai đoạn phát triển của phôi bò in vitro ................ 51

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi bò ở nước ta mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người nông
dân khi vừa nuôi để sản xuất thịt, vừa sản xuất sữa. Đối với chăn nuôi bò sữa, người
chăn nuôi luôn mong muốn có bê cái, một bê cái hướng sữa tốt sẽ có giá trị kinh tế

cao hơn 50 – 100% so với bê đực hướng sữa trong cùng điều kiện (Chung Anh Dũng,
2011). Vì vậy, người chăn nuôi luôn mong muốn có thể kiểm soát và điều khiển giới
tính vật nuôi. Ngay từ đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học đã có nhiều ý tưởng và giải
pháp khác nhau để chủ động sinh theo giới tính mong muốn, nhưng hầu hết chỉ thực
hiện được ở mức độ phòng thí nghiệm, vẫn còn nhiều hạn chế để có thể ứng dụng
ngoài thực tiễn.
Cùng với sự ra đời của kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, điều khiển giới tính
vật nuôi đã trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, khắc phục được các nhược điểm của
phương pháp trước đó. Bằng cách sử dụng tinh trùng đã phân tách giới tính thụ tinh
với trứng tạo ra phôi in vitrocó giới tính mong muốn (Cran, 1993). Kĩ thuật phân tách
tinh trùng giới tính bằng dòng tế bào (Flow Cytometric Sexing Technology) là
phương pháp có hiệu quả cao đang được áp dụng và thương mại hoá. Phương pháp
này được thực hiện bằng máy phân tách tinh trùng giới tính bằng dòng tế bào (Flow
cytometric sexing Sorter) sáng chế năm 1989 bởi Lawrence Johnson và các đồng
nghiệp ở Mỹ.
Hiện tại ở Việt Nam, tinh trùng bò đã phân tách giới tính hoàn toàn được nhập
nội sử dụng để nghiên cứu và bắt đầu ứng dụng rộng rãi. Kết quả bước đầu sử dụng
tinh đã phân tách trong gieo tinh nhân tạo cho thấy hệ số phối đậu của tinh phân tách
cao hơn (4 liều tinh/thụ thai) so với tinh bình thường (3 liều tinh/thụ thai), tỷ lệ thụ
thai từ tinh đã phân tách thấp hơn (25%) so với tinh bình thường (33%) (số liệu từ
công ty Vinamilk, 2010). Nhận định ban đầu cho rằng: sự khác nhau trong hiệu quả sử
dụng giữa hai loại tinh này là do nồng độ tinh trùng, 2 triệu tinh trùng trong cọng rạ
tinh đã phân tách so với 20 triệu tinh trùng trong cọng rạ tinh chưa phân tách. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu tìm ra nguyên nhân sai lệch hiệu quả sử dụng giữa hai loại
1


tinh này bằng việc so sánh chất lượng của tinh bò đông lạnh chưa phân tách (loại tinh
bình thường, hiện đang sử dụng phổ biến) với tinh bò đông lạnh đã phân tách bằng
Flow cytometry, cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng của hai loại tinh này để gây thụ

tinh in vitro. Vì vậy, đề tài “Đánh giá chất lượng của tinh bò đông lạnh chưa phân tách
và đã phân tách bằng Flow cytometry” được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu này.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Từ nguồn tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ, đánh giá chất lượng tinh trùng chưa
phân tách và đã phân tách giới tính.
Đánh giá khả năng thụ tinh của tinh trùng chưa phân tách và đã phân tách bằng
kĩ thuật thụ tinh in vitro.
1.3. Nội dung thực hiện
Tinh trùng bò đông lạnh được giải đông, tiến hành khảo sát các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng như độ di động, tỷ lệ sống – chếtbằng cách nhuộm Eosin – Nigrosin, đếm
mật độ trên buồng đếm Neubauer, quan sát hình dạng của tinh trùng.
So sánh sự khác nhau giữa tinh trùng bò đông lạnh chưa phân tách và đã phân
táchgiới tính bằng Flow cytometry.
Khảo sát khả năng thụ tinh của tinh trùng bò đông lạnh chưa phân tách và đã
phân tách đến tỷ lệ thụ tinh và phát triểnthành phôi in vitro.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về bò
2.1.1. Phân loại, đặc điểm, phân bố của bò
Phân loại:
Giới

: Animalia

Ngành

: Chordata


Lớp

: Mammalia

Bộ

: Artiodactyla

Họ

: Bovidae

Chi

: Bos

Loài

: B. acutifrons, B. javanicus, B. aegyptiacus, B. taurus, …

Hình 2.1 Bò sữa (giống Holseian Friesian)
( />
Đặc điểm: Bò là động vật nhai lại, có lưỡi dài để liếm các loại cỏ mà chúng thích
cùng các răng lớn để nhai.Dạ dày bò có bốn ngăn cùng với hệ vi sinh vật cho phép
chúng tiêu hóa những loại cỏ khó tiêu nhất. Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18 – 25
năm trong tự nhiên, còn trong điều kiện nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm.
Chúng có chu kỳ mang thai kéo dài 9 – 11 tháng, phụ thuộc từng loài và sinh ra chủ
yếu là một con (ít khi sinh đôi), được gọi là bê.Phần lớn sống theo bầy đàn từ hàng
chục tới hàng trăm con. Bò là động vật ăn vào ban ngày, chỉ nghỉ ngơi trong khoảng

thời gian nóng bức vào buổi trưa còn tích cực hoạt động vào thời gian buổi sáng và
buổi chiều. Một vài loài di cư theo nguồn cung cấp thức ăn và nước uống.
Phân bố: Tổng đàn bò theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới –FAO
năm 2009, thế giới có 1164,8 triệu con, số lượng đàn bò đứng đầu là Brazin (204,5
triệu con), tiếp theo là Ấn Độ (172,4 triệu con), Hoa Kì (94,5 triệu con), … Bò phân
bố rộng, có thể sống được ởchâu Phi,châu Á,châu Mỹ và châu Âu. Môi trường sinh
sống của chúng không đồng nhất và phụ thuộc vào từng loài cụ thể, chúng có thể sống
trên đồng cỏ, rừng mưa, vùng đất ẩm, xavan và các khu rừng nhiệt đới, ôn đới.Theo số
liệu của Viện chăn nuôi năm 2010, Việt Nam có trên 6 triệu con bò, đàn bò tập trung
3


nhiều nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn bò
nhiều hơn 200 nghìn con: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam và
Quảng Ngãi.
2.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế – xã hội của ngành chăn nuôi bò
Ngành chăn nuôi bò đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của nước ta.
Bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trịcao đối với con người là thịt và sữa. Thịt
bòđược xếp vào loại thịt đỏ có giá trịdinh dưỡng cao. Sữa bò được xếp vào loại thực
phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh vềdinh dưỡng và rất dễtiêu hoá. Năm 2009, toàn
thếgiới sản xuất trên 281 triệu tấn thịt đỏ và khoảng 696,5 triệu tấn sữa, trong đó 80 –
90% từtrâu bò. Chính vì vậy, người chăn nuôi luôn mong muốn sinh ra bò con có giới
tính đáp ứng được mục đích chăn nuôi của mình, đối với chăn nuôi bò sữa thì người
chăn nuôi muốn có bê cái để thu nhận sữa, trong khi nuôi bò thịt thì muốn có bê đực
vì phát triển nhanh hơn so với bê cái.Trước đây khi phương tiện cơ giới chưa có, trâu
bò được sửdụng vào mục đích cung cấp sức kéo để phục vụtrồng trọt, kéo xe vận
chuyển hàng hoá, kéo gỗ, kéo nước, … (trích tài liệu Viện chăn nuôi, 2011).
Phân bò là loại phân hữu cơcó khối lượng đáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật
chất khô bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân.Thành phần trong phân bò chứa
khoảng 75 – 80% nước, 5 – 5,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2%

canxi. Tại một sốnước Tây Nam Á như ẤnĐộ, Pakistan, phân bò được trộn với rơm
băm, nặn thành bánh, phơi khô, dựtrữvà sửdụng làm chất đốt quanh năm.
Về giá trị kinh tế – xã hội,với việc khai thác những vai trò nói trên thì chăn nuôi
bò trước hết là một hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò cho phép
khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng
lượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ
phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội(Nguyễn
Xuân Trạch, 2009).

4


2.2. Sinh lý sinh dục bò đực
2.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục bò đực
Cơ quan sinh dục con đực bao gồm: bao dịch hoàn, dịch hoàn, phụ dịch hoàn
(epididymus), ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật (hình 2.2)(Trần Tiến
Dũng, 2002).
1

1
2
8

7
3
6
5

4


Hình 2.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục bò đực (Trần Tiến Dũng, 2002).
(1) Cơ của ống dẫn nước tiểu; (2) Tuyến củ hành; (3) Đoạn cong hình chữ
S; (4) Bìu dịch hoàn; (5) Dịch hoàn; (6) Dương vật; (7) Ống dẫn tinh; (8)
Tuyến tiền liệt.

Dịch hoàn: sản xuất tinh trùng, sản xuất kích thích tố (androgen).
Bao dịch hoàn: nâng đỡ dịch hoàn, kiểm soát nhiệt độ và bảo vệ dịch hoàn.
Dây treo dịch hoàn: nâng đỡ và kiểm soát nhiệt độ dịch hoàn.
Phó dịch hoàn: cô đặc lượng tinh trùng, dự trữ tinh trùng, tinh trùng trưởng thành
và vận chuyển tinh trùng.
Ống dẫn tinh: vận chuyển tinh trùng.
Ống dẫn nước tiểu: vận chuyển tinh dịch.
Túi tinh: đóng góp dịch chất, chất cung cấp năng lượng (fructose, sorbitol) và
chất đệm cho tinh dịch.
Tuyến tiền liệt: đóng góp dịch chất và ion vô cơ (natri, clo, magie) cho tinh dịch.
5


Tuyến Cowper: rửa nước tiểu đọng ở ống đái.
Dương vật: bộ phận giao phối.
Bao quy đầu: bao đầu dương vật.
2.2.2. Quá trình sinh tinh ở bò đực
2.2.2.1. Sự hình thành tinh trùng
Biểu mô tinh trong ống sinh tinh bao gồm hai loại tếbào cơbản, tếbào Sertoli và
những tếbào mầm (germ cell) đang phát triển. Những tếbào mầm trải qua một loạt quá
trình phân chia tếbào và biệt hoá sựphát triển trong ống sinh tinh đểthành tếbào tinh
nguyên (spermatogonia), hay còn gọi là tế bào mầm (stem cell). Tếbào tinh nguyên
tiếp tục phân chia một vài lần đểtăng sốlượng và phát triển thành tinh bào sơcấp
(spermatocyte). Từtinh bào sơcấp (2n) trải qua quá trình phân bào giảm nhiễm đểgiảm
DNA trong tếbào xuống còn một nửa so với tếbào soma thành các tinh bào thứcấp (n).

Tinh bào thứcấp tiếp tục phân chia nguyên nhiễm và phát triển thành tinh
tử(spermatids). Các tinh tửtrải qua quá trình phát triển và hoàn thiện chức năng
đểtrởthành tinh trùng (spermatozoa) (Đinh Văn Cải, 2007).
Tinh dịch gồm tinh trùng (3 – 5%) và tinh thanh (95 – 97%). Thể tích tinh dịch
trong một lần xuất tinh ởbò đực trưởng thành dao động từ5 – 8ml. Sốlượng tinh trùng
trong khoảng từ800 triệu đến 2 tỷtrong 1ml tinh dịch. Vì vậy, tổng sốtinh trùng trong
một lần bò đực xuất tinh rất lớn, dao động từ 5 – 15 tỷ,độ pH từ6,4 – 7,8 (Đinh Văn
Cải, 2007).
2.2.2.2. Cấu tạo của tinh trùng
Tinh trùng có cấu tạo gồm ba phần chính: đầu, cổ – thân và đuôi. Đuôi tinh trùng
tiếp tục được chia thành ba phần nhỏ là đuôi chính, trung đoạn và đuôi phụ (hình
2.3).Theo nghiên cứu của Bretschneider (1947) đã kết luận rằng trong tinh trùng chứa
khoảng 25% vật chất khô và 75% là nước, trong vật chất khô chiếm hầu hết là các loại
protein (85%), còn lại là lipid (13,2%)và chất khoáng (1,8%). Đầu tinh trùng của bò
có hình oval dẹp, thành phần chính trong đầu tinh trùng là nhân, trongđó chứa DNA
và được bao bọc bởi một màng nhân. Phía trên đầu tinh trùng được phủ bởi acrosome
có chứa một số enzyme phân giải protein và enzyme hyaluronidase, acrosin và một
sốenzyme thủy phân khác, rất cần thiết giúp cho tinh trùng tiến vào màng trong suốt
của trứng trong quá trình thụtinh. Phần đuôi của tinh trùng nhỏvà dài.
6


Hình 2.3 Cấu tạo của tinh trùng bò
(Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2007)
Phần sau nhân được bao phủ bởi mũ nhân và trên toàn bộ cấu trúc này, kể cả
thân và đuôi, là một màng nguyên sinh chất mỏng.Phần thân dày có chứa một phần
nhân có ty thể cần thiết cho hô hấp và quá trình trao đổi chất. Đuôi chứa một số sợi
dọc, được bao bọc bởi sợi fibrin của phần thân. Tinh trùng chứa rất ít các chất khác
ngoài vật chất di truyền cần thiết cho thụ tinh, nguồn năng lượng mà tinh trùng lấy là
từ các chất có trong tinh thanh và một số hợp chất hóa học của chính bản thân nó

(Đinh Văn Cải, 2007).

7


2.3. Giới thiệu các biện pháp điều khiển giới tính vật nuôi
2.3.1. Thay đổi độ pH âm đạo
Qua nghiên cứu (Trần Tiến Dũng, 2002):
-

pH âm đạo acid: có lợi cho tinh trùng X.

-

pH âm đạo kiềm: có lợi cho tinh trùng Y.
Từ đó có thể dùng các dung dịch rửa âm đạo có độ pH acid hoặc kiềm để được

tinh trùng X hoặc Y. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt được kết quả chắc chắn,
người ta đã thay đổi dung dịch rửa bằng biện pháp thức ăn, thậm chí bằng thuốc tiêm
để điều chỉnh pH âm đạo, nhưng phải chú ý đến cả khâu thức ăn ở con đực.
2.3.2. Phương pháp điện di
Màng đầu của tinh trùng tích điện âm (–). Tuy nhiên, lượng tích điện khác nhau
theo loại tinh trùng X và Y. Do vậy, trong môi trường điện di một phần tinh trùng di
chuyển về cực dương, một phần tinh trùng di chuyển về cực âm, còn một phần tinh
trùng ở lại là tinh trùng trung tính.
Nghiên cứu phương pháp điện di trên động vật thí nghiệm như chuột, thỏ do
Koltzoff và Schroder (1933) thực hiện đạt kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều thí nghiệm
khác lại đạt kết quả không chắc chắn: Koedts (1952), Gordon (1957), Macphorson
(1959), … Do vậy, phương pháp này chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm một thời gian,
ngày nay hầu như không còn được tiến hành nữa. Tuy phương pháp này cho tỷ lệ đực

cái theo ý muốn nhưng tỷ lệ quái thai lại cao (trích dẫn bởi Trần Tiến Dũng, 2002).
2.3.3. Phương pháp ly tâm
Hai loại tinh trùng X và Y có sự khác biệt nhỏ về hình thái và khối lượng, tinh
trùng X to và nặng hơn tinh trùng Y. Người đầu tiên nghiên cứu phương pháp này là
Lush (1925) nhưng không thành công. Rồi đến Harvey (1946), Lindabe (1956) đã
nghiên cứu thành công trên tinh trùng bò. Hàng loạt các nghiên cứu khác trên tinh
dịch thỏ, bò của Bhattacharya, Lovelocls, … cho thấy: ở mức độ ly tâm cho phép để
không ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai thì kết quả kiểm soát đực cái không chắc chắn.
Ngược lại, để kiểm soát đực cái cao thì tỷ lệ thụ thai thấp và quái thai cao. Như vậy,
phương pháp này chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm một thời gian ngắn (trích dẫn bởi
Trần Tiến Dũng, 2002).

8


2.3.4. Xác định giới tính hợp tử
Hợp tử mang 2n nhiễm sắc thể có giới tính không thể phân biệt nhờ hình thái,
khối lượng, … nhưng trên nhiều nhiễm sắc thể thì chắc chắn có thể phân biệt được.
Hiện nay có bốn phương pháp xác định giới tính hợp tử (Trần Tiến Dũng, 2002):
- Xác định nhiễm sắc thể giới tính của hợp tử.
- Xác định sự hiện diện của kháng thể HY.
- Dùng độc tố đặc hiệu để tiêu diệt blastocyte XX hoặc XY.
- Xác định gene di truyền có sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y.
2.3.5. Phương pháp phân tách tinh trùng giới tính bằng Flow cytometry
Phương pháp phân tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y bằng công nghệ
Flow cytometry đã thành công vào những năm 1990 (Johnson, 1991 – 1992 – 1994 –
1995; Cran và ctv, 1993 – 1995 – 1997; Abeydeera và ctv, 1998). Các loại tinh dịch
được phân tách tinh trùng X hay Y được báo cáo khá nhiều trên thế giới về hiệu quả
kinh tế (Seidel 2003), khả năng ứng dụng(Hoheboken, 1999; Weigel, 2004) và thương
mại hóa (Amann, 1999). Các báo cáo gần đây đã trình bày nhiều kết quả sử dụng loại

tinh dịch phân tách tinh trùng X và Y này trong ngành chăn nuôi bò (Seidel, 2002 –
2003; Weigel, 2004; Foote,1996; Johnson, 1999 – 2000; Garner, 2001; Hasler và ctv,
1995; Hunter, 2003) (trích dẫn bởi Chung Anh Dũng, 2011).
Phương pháp này đã được công nghệ hóa bằng máy phân tách tinh trùng giới
tính bằng dòng tế bào (Flow Cytometric Sexing Sorter). Máy hoạt động dựa trên
nguyên lý do sự khác nhau về lượng DNA của các nhiễm sắc thể trong các tế bào tinh
trùng X và Y. Trong tinh dịch, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X lớn hơn, chứa DNA
nhiều hơn so với nhiễm sắc thể của tinh trùng Y. Ở bò mức chênh lệch là 3,8%, ở lợn
là 3,6%, ở người là 2,8%. Vì vậy, khi được nhuộm bằng màu huỳnh quang, tinh trùng
X sẽ hấp phụ màu huỳnh quang nhiều hơn tinh trùng Y.
Trong quy trình hoạt động của Flow cytometry (hình 2.4), đầu tiên tinh trùng
được pha thật loãng, nhuộm bằng thuốc nhuộm có thể phát huỳnh quang trong tia cực
tím, thuốc nhuộm thường được sử dụng để nhuộm tinh trùng là Hoechst (Invitrogen,
Mỹ). Mẫu tinh trùng đưa vào máy đo tế bào lưu chuyển dưới dạng một dòng chảy, sau
đó được lắc nhẹ để chia cắt thành những giọt riêng biệt, mỗi giọt chứa một tinh trùng.

9


Hình 2.4 Hoạt động của Flow
cytometry( />men.html)
Như vậy, dòng nước nhỏ giọt được rơi xuống máy dò tìm, tinh trùng được tiếp xúc
rấtnhanh với tia cực tím và do đã được nhuộm huỳnh quang nên ánh sáng phát ra từ
đầu tinh trùng. Tinh trùng được tách ra dựa vào sự khác biệt về thành phần DNA của
tinh trùng X và Y. Ví dụ ở bò, tinh trùng X chứa DNA nhiều hơn 3,8% (bắt màu thuốc
nhuộm nhiều hơn) so với tinh trùng Y, khi tialazer chiếu vào sẽ phát sáng hơn so với
tinh trùng Y. Đây là dấu hiệu để hệ thống máy phân biệt được tinh trùng X và
Y.Những giọt khác không hấp phụ màu sẽ không phát sáng. Sau khi được chiếu tia
lazer, dòng giọt này sẽ đi qua bộ tích điện, tuỳ theo mức độ phát sáng của mỗi giọt mà
10



tích điện âm (–) hoặc điện dương (+), các giọt khác không phát sáng sẽ không tích
điện. Cuối cùng chúng chảy qua bộ phân tách, lúc này những giọt mang điện tích (–)
(chứa tinh trùng X) chảy về phía bản cực (+) và đổ vào cốc chứa; các giọt mang điện
tích (+) (chứa tinh trùng Y) đi về phía bản cực (–) rồi đổ vào cốc chứa khác. Các giọt
còn lại, không mang điện tích nào (không chứa tinh trùng) sẽ chảy thẳng, rơi vào cốc
chứa chất thải. Như vậy, máy đã phân tách được tinh trùng X ra khỏi tinh trùng Y với
độ thuần khiết khá cao (Hà Văn Chiêu, 2009).
Hiện nay, công nghệ này đã thu nhận được trung bình số tinh trùng mang X tinh
khiết lên đến khoảng trên 90% trong mẫu kết quả phân loại. Với tinh trùng Y tỷ lệ tinh
khiết khoảng trên 80% (Colley và ctv, 2008).
Tinh trùng bò phân tách giới tính bằng công nghệ Flow cytometry được thương
mại hóa ở các nước như Mỹ, Canada và có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây,
đặc biệt là ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ứng dụng chính của tinh trùng bò phân
tách giới tính là sản xuất bê cái trong ngành chăn nuôi bò sữa. Công nghệ này có
nhược điểm là chi phí cao, kĩ thuật khá phức tạp và tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với tinh
trùng chưa phân tách. Để sử dụng thành công tinh trùng tách giới tính đòi hỏi phải
cókinh nghiệm trong nuôi gia súc, thao tác đối với tinh trùng phải cẩn thận và kĩ thuật
thụ tinh lành nghề. Công nghệ Flow cytometryđang ngày càng được hoàn thiện để
tách tinh trùng với hiệu quả cao hơn và ít ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, cùng
với chi phí giảm sẽ được ứng dụng rất nhiều trong ngành chăn nuôi (Seidel, 2003).
2.4. Kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization –IVF)
2.4.1. Khái niệm kĩ thuật IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình kết hợp giữa tinh trùng với trứng để tạo
ra hợp tử ở ngoài cơ thể mẹ, trong phòng thí nghiệm, với các môi trường sinh học
nhân tạo ở các điều kiện thích hợp như: nhiệt độ, nồng độ CO2, độ ẩm, độ nhớt, độ
pH, áp suất thẩm thấu, chất dinh dưỡng, hormone, các ion,… cùng với các chỉ tiêu
sinh học khác gần giống như trong cơ thể mẹ (Chung Anh Dũng, 2011).
2.4.2. Lịch sử phát triển của kĩ thuật IVF

Năm 1959, Chang là người thu nhận được con thỏ đầu tiên bằng kĩ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm. Ở người, hơn 1000 đứa trẻ đã ra đời bằng phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm kể từ khi thí nghiệm thành công của Steptoe và Edwards vào năm
11


1978. Ở Nhật, nhóm nghiên cứu tại bệnh viện đại học Tohoku đã thành công kĩ thuật
IVF vào năm 1983.Ngày nay kĩ thuật này được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới
và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân loại.Việt Namđã sớm nghiên cứu và ứng
dụng kĩ thuật IVF, ngày 30 tháng 4 năm 1998, ba em bé chào đời từ kết quả IVF tại
bệnh viện Từ Dũ, mở ra rất nhiều triển vọng cho kĩ thuật IVF tại nước ta.
Bảng 2.1 Kết quả IVF thành công trên các đối tượng thí nghiệm khác nhau
Tác giả

Năm

Đối tượng nghiên cứu

Chang

1959

Thỏ

Whittingham

1968

Chuột (thai 17 ngày tuổi)


Toyoda và Chang

1974

Chuột rattus

Steptoe và Edward

1978

Người

Brackett và ctv

1982

Bò cái

Hanada

1985



Hanada

1985

Cừu


Cheng và ctv

1986

Heo

Palmer và ctv

1990

Ngựa

(Chung Anh Dũng, 2011)

2.4.3. Quá trình thụ tinh và các giai đoạn phát triển của phôi
2.4.3.1. Quá trình thụ tinh
Các bước trong quá trình thụ tinh gồm: tinh trùng xâm nhập qua vùng tia (lớp tế
bào hạt), tinh trùng kết dính vùng trong suốt, phóng thích enzyme từ acrosome của
tinh trùng, xâm nhập vùng trong suốt và kết dính màng trứng, chuyển nhân của tinh
trùng vào trứng và ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng khác.
Chỉ một tinh trùng thụ tinh với một trứng, tinh trùng cần phải đi qua lớp lớp tế
bào hạt và màng trong suốt để tương tác với bào tương của trứng. Tuy nhiên cần có
lượng lớn tinh trùng để tạo ra đường xuyên qua vùng tia, khi ấy một tinh trùng đi đến
vùng trong suốt và xảy ra phản ứng cực đầu. Enzyme của acrosome tách mối nối giữa
các tế bào hạt của vùng tia để tạo đường qua vùng tia.
Vùng trong suốt chứa glycoprotein để tạo nên màng sợi ba chiều trên bề mặt
màng trứng. Khi tinh trùng tiếp xúc vùng trong suốt, các nối liên kết được tạo nên
12



giữa protein của màng tinh trùng và điểm kết dính của glycoprotein. Điều này làm
phóng thích enzyme của acrosome (phản ứng acrosome) (hình 2.5). Các enzyme này
thủy phân glycoprotein của vùng trong suốt và tạo nên một kênh mà qua đó tinh trùng
có thể tiến tới nhờ cử động của đuôi. Tinh trùng chỉ cần vài phút để xâm nhập vùng
trong suốt.

Hình 2.5 Phản ứng acrosome (Phan Vũ Hải, 2006)
Khi tinh trùng đã xâm nhập vào vùng trong suốt và đến màng trứng, một phần
nhỏ của màng ở đầu tinh trùng hòa lẫn với màng trứng, nhờ vậy tinh trùng được đưa
vào trong. Trứng được thụ tinh và thành lập hợp tử. Ngay sau khi hòa lẫn với tinh
trùng, màng trứng khử cực nên giảm khả năng xâm nhập của tinh trùng khác. Sự khử
cực này làm tăng hàm lượng Ca2+ trong tế bào chất của hợp tử và phóng thích enzyme
từ hạt vỏ (những hạt nằm sát trong màng trứng). Các enzyme này gây thay đổi cấu
trúc glycoprotein của vùng trong suốt để ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng khác.
Nếu có hiện tượng đa tinh trùng xảy ra, hợp tử không thể phân chia được và chết
(Phan Vũ Hải, 2006).
Giai đoạn thụ tinh của bò, tính từ lúc tinh trùng bắt đầu xâm nhập vào trứng đến
khi bắt đầu có sự phân chia của hợp tử được ước tính khoảng 20 – 24 giờ. Quá trình
thụ tinh hoàn tất dẫn đến sự hình thành phôi (Chung Anh Dũng, 2011).
2.4.3.2. Các giai đoạn phát triển của phôi
Hợp tử bắt đầu phân chia ngay khi nó được tạo nên. Đây có thể được xem như là
một tế bào khổng lồ với nhiều tế bào chất và nhân nhỏ bên trong. Ở gia súc, tế bào bắt
13


đầu phân chia mỗi 24 giờ, phôi được phân chia theo cấp số nhân qua các giai đoạn 2 tế
bào, 4 tế bào, 8 tế bào, 16tế bào, … Sau khi thụ tinh 5 ngày, khối tròn chứa tế bào
chưa biệt hóa gọi là phôi dâu (morula) trên 16 tế bào. Sau 1 – 2 ngày nữa, phôi nang
(blastocyst) được thành lập. Phôi nang hình cầu với xoang chứa đầy dịch chất và vẫn
được bao bọc bởi vùng trong suốt. Ở giai đoạn tiếp theo, tế bào biệt hóa để tạo các mô

và cơ quan. Giai đoạn phôi hoàn tất khi cơ thể đã có hình dáng đặc trưng của loài và
các cơ quan được tạo. Ở gia súc, giai đoạn phôi chiếm 20 – 30% thai kì. Trong giai
đoạn còn lại (giai đoạn thai), các cơ quan tăng trưởng.
Các giai đoạn phát triển của phôi bòin vitro: 2 tế bào(1 ngày),4 tế bào(1,5
ngày),8 tế bào(3 ngày),phôi dâu(5 ngày),phôi nang(7 – 8 ngày),phôi thoát màng(9 –
11 ngày) (hình 2.6).

Hình 2.6 Các giai đoạn phát triển của phôi bò (Nguyễn Chí Hiếu, 2009)
14


×