Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế ỨNG DỤNG TIẾN bộ KHOA học kỹ THUẬT sản XUẤT lúa của hộ NÔNG dân TRÊN địa bàn xã QUỲNH GIANG, HUYỆN QUỲNH lưu, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.21 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********************

NGUYỄN ĐÌNH QUÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ QUỲNH GIANG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2018
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


2
********************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ QUỲNH GIANG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Tên sinh viên


: NGUYỄN ĐÌNH QUÝ

Lớp

: K59 – KTNNC

Chuyên ngành

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Niên khóa

: 2014 - 2018

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN

Hà Nội – 2018

22

22


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài

luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn
nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài khóa luận này
đã được cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ hoàn cảnh.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả khóa luận

Nguyễn Đình Quý

3
3


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin cảm ơn đến Ban Giám đốc Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị
cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong quá
trình học tập và tu dưỡng đạo đức để tôi có một nền tảng vững chắc trong học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.

Nguyễn Hữu Ngoan, người đã định hướng, tâm huyết, tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chính quyền, các ban ngành, các
đoàn thể, cùng toàn thể nhân dân xã Quỳnh Giang huyện Quỳnh Lưu tỉnh
Nghệ An đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ, động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận

Nguyễn Đình Quý

4
4


5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, toàn dân, toàn địa phương đang đẩy nhanh công cuộc hiện
đại hóa nông nghiệp – nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho nhân dân và nâng cao vị thế kinh tế cho địa phương nói riêng, góp phần
đẩy mạnh nền kinh tế của cả nước nói chung.
Xã Quỳnh Giang là một xã thuần nông nằm ở phía Nam huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An, là nơi có khí hậu gió mùa, mưa nắng thuận hoà, giao
thông thuận tiện, rất phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa. Trong
những năm gần đây, nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật kịp thời
và hợp lí bao gồm áp dụng những giống mới, mô hình canh tác mới, cây lúa ở
đây đã đạt được sản lượng và năng suất rất cao. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những

khó khăn xoay quanh việc ứng dụng tiến bộ khoa khọc kỹ thuật trong sản xuất
lúa dẫn tới hiệu quả ứng dụng và phát triển sản xuất lúa còn chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có của địa phương. Để giải đáp những vấn đề trên, tôi quyết
định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xóm: xóm 4, xóm 5, xóm 6 và xóm 7
của xã Quỳnh Giang từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018. Mục tiêu nghiên cứu
của đề tài:
1) Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả kinh tế
và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
2) Đánh giá hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản
xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
3) Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.

5
5


6

4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trong
thời gian sắp tới.
Để đạt được mục tiêu trên, tôi đã thực hiện điều tra ngẫu nhiên 60 hộ
sản xuất lúa ở 4 xóm. Bên cạnh đó, tôi còn tham vấn ý kiến từ các cán bộ
UBND xã có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu, tham
khảo các tài liệu sách, báo, tạp chí và các số liệu thu thập được từ địa phương.

Từ đó có những đánh giá, góc nhìn tổng quan về sản xuất lúa và ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa trên địa bàn xã Quỳnh Giang. Sử dụng
các phương pháp phân tích, xử lý số liệụ để làm nổi bật những kết quả, những
ưu nhược điểm của việc thực hiện giải pháp phát triển sản xuất rau trên địa
bàn xã Quỳnh Giang.
Trong quá trính nghiên cứu và thực hiện đề tài, kết quả nghiên cứu tôi
đã được như sau:
Các nhiều hộ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa có mức
đầu tư chi phí vào trang thiết bị và công cụ, chi phí chủ yếu là tài sản cố định.
Mức sử dụng phân bón cũng nhiều hơn và giá bán bình quân, năng suất bình
quân của hộ sản xuất cũng cao hơn đáng kể. Từ đó các chỉ tiêu GO/IC, GO/TC,
MI/L cũng cao hơn. Do đó có thể kết luận hộ sản xuất đã ứng dụng thành công
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa trên địa bàn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật sản xuất lúa bao gồm: (1) Tăng cường đẩy mạnh công tác
phổ biến các chương trình, mô hình khoa khọc kỹ thuật (2) quy hoạch diện
tích sản xuất; (3) tăng cường đầu tư cho hệ thống kênh mương của xã để đảm
bảo cho việc cấp và thoát nước; (4) mở rộng thị trường tiêu thụ để giúp các hộ
nông dân yên tâm sản xuất hơn.

6
6


7

MỤC LỤC

7
7



8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

8
8


9

DANH MỤC HỘP

9
9


10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ANCT
ANQP
BVTV
GTSX
HĐND
HTX
KHKT
TTATXH

TTCN-CN-XD
UBND

Nội dung
An ninh chính trị
An ninh quốc phòng
Bảo vệ thực vật
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Khoa học kĩ thuật
Trật tự an toàn xã hội
Tiểu thủ công nghiệp - Công nghiệp – Xây dựng
Ủy ban nhân dân

10
10


11

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày nay đang phát triển không ngừng, mỗi quốc gia đều có
chiến lược phát triển riêng cho đất nước mình. Tuy công nghiệp và dịch vụ
đang đi lên mạnh mẽ và dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế
nhưng không vì thế mà vai trò của ngành nông nghiệp không còn quan trọng

như trước đây.
Việt Nam từ xưa đã là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số xuất
phát từ nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong
toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Trong đó, cây lúa là loại cây trồng
tạo nguồn thu nhập cao cho người nông dân, ổn định lương thực quốc gia.
Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày nay
nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta
biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn
minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc... cho đến nay
vẫn là nền kinh tế của cả nước. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, cũng như có nhiều điều kiện về đất đai, lao động thích hợp với quá trình
sinh trưởng và phát triển cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước. Vì vậy mà,
Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo xuất
khẩu hàng thứ 2 thế giới trong các nước xuất khẩu gạo.
Ngày nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang
được rất nhiều nông dân quan tâm và thực hiện, bởi lẽ nó mang lại nhiều lợi
ích cho chính người sản xuất. Tuy nhiên, cùng áp dụng một mô hình khoa học
kỹ thuật nhưng hiệu quả kinh tế của mỗi hộ nông dân cho ra là khác nhau.
Điều này cho thấy mức độ áp dụng của các hộ là khác nhau. Bên cạnh đó,
nguồn lực của mỗi hộ nông dân khác nhau cũng có thể là nguyên nhân. Nếu
hộ nông dân biết tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc

11
11


12

ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu
quả cao đồng thời cũng nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân. Xuất phát từ

thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” ra đời.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa trên địa bàn xã
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả kinh tế và
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất
lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trong thời
gian sắp tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quỳnh
Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ?
- Tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa trên địa bàn
xã như thế nào ?
- Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa trên

địa bàn xã như thế nào ?

12
12


13

- Xác định những thuận lợi, khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào quá trình sản xuất hiện tại cũng như nguy cơ và thách thức trong
thời gian tới ?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng khảo sát: Các hộ nông dân trồng lúa, các tác nhân liên quan
đến sản xuất lúa ở địa phương và các cán bộ địa phương.
1.4.2

Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
Do hạn hẹp về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả

kinh tế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất lúa vụ Xuân năm 2017.
* Phạm vi không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
* Phạm vi thời gian:

- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài thu thập trong 3 năm 2015 –
2017;
- Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài điều tra năm 2017;
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018.

13
13


14

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về khoa học
Khoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện
tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng
kinh tế khả dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.
Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản
sinh ra kiến thức.
Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở
bởi biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị
chiếm hữu. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm
năng. Mục đích của khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự
phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị
khám phá, theo giá trị nhận thức, quy luật tự nhiên.
2.1.1.2 Khái niệm về kỹ thuật
Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây
trồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể

hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công
nghệ đã trở thành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý
của người nông dân.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có
hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu
ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao
cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số
lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít

14
14


15

hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao
động (do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai.
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả
năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất
lượng cao hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng
thời nó cũng tạo ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo
môi sinh, môi trường.
* Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:
-

Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế
Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong

-


sản xuất
Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào
* Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng
trong sản xuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên
tục. Những thuộc tính kỹ thuật mới được nông dân quan tâm là những công
nghệ có thể được chia nhỏ.
* Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có
mang tính địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ
thể của đa số nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, xã
hội, thị trường… cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.
2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của
các họat động kinh tế. Theo ngành thống kê kinh tế định nghĩa là HQKT là
một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu,
phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao
HQKT là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu các công tác quản
lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện
phạm trù HQKT. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều:
chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực

15
15


16

vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật... Phát triển theo
chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hoá, tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác
hoá, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm

và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao HQKT. Theo tác giả
Hồ Vinh Đào (1998) thì: “hiệu quả kinh tế còn gọi là “hiệu ích kinh tế” so
sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế, bao gồm lao động
vật chất và lao động sống với thành quả có ích đạt được”.
Nói một cách thực tế, HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất,
liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy
luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu
giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất
phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm
của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng
sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con
người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt
hơn theo quy luật sinh vật chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và vai trò sản xuất của cây lúa trên địa
bàn
2.1.2.1 Đặc điểm kĩ thuật trồng lúa
a, Kỹ thuật trồng

16
16


17


*Chọn giống lúa :
Bà con nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày,
năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu như BTE1, BC15, Thuỵ Hương, Thiên Ưu…
* Làm đất:
Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu
hoạch. Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải
phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy
phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt
ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển
thuận lợi.
* Chuẩn bị hạt giống.
- Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2- 3 giờ trước khi ngâm.
- Ngâm, ủ: Đãi bỏ hạt lép lửng, ngâm trong nước vôi 2%. Có thể xử lý
bằng nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 10 - 15 phút. Sau khi xử lý, vớt ra rửa
sạch và đưa vào ngâm. Trong khi ngâm 12 - 16 giờ thay nước và đãi chua 1 lần.
Khi hạt no nước vớt ra đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng, bao tải, đảm
bảo nhiệt độ 30 - 35°C . Thời gian ngâm khoảng từ 24h - 36h tùy giống để đảm
bảo hạt đủ nảy mầm. Tiến hành xử lí với thuốc trước khi gieo.
- Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp
làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi
mạ theo ngày tuổi (15 - 18 ngày), còn ở vụ chiêm theo số lá (mạ được 5 - 6 lá,
mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2 - 3 lá).

17
17


18


* Kỹ thuật cấy:
Cấy thẳng hàng, cấy nông 2 - 3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2
tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ
nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải
cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét.
* Biện pháp gieo sạ:
Khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, lượng giống gieo 100 - 120 kg/ha,
có thể gieo bằng cách công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
b, Kỹ thuật chăm sóc :
* Bón phân:
- Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ (hoặc phân hữu cơ vi sinh) + 100% phân
lân + 100% vôi bột + 20% phân đạm (phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh + vôi
bón sau khi cày vỡ, phân lân và phân đạm bón trước khi vạt cấy).
+ Bón thúc:
Đợt 1: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, (sau cấy 7 - 10 ngày nhổ thử một số
dảnh, nếu thấy khoảng 10% số dảnh cái xuất hiện mầm nhánh thì tiến hành bón
thúc): Bón 50% phân đạm + 50% phân kaly, kết hợp với làm cỏ sục bùn.
Đợt 2: Khi lúa đứng cái - phân hoá đòng quan sát nếu thấy 10% số
dảnh cái có thắt eo ở đầu lá, hay bóc dảnh cái nếu thấy rõ 2 đốt thân hoặc đỉnh
sinh trưởng bắt đầu phân hoá mầm hoa (cứt gián) thì bón thúc: Bón nốt số
phân đạm và phân kaly còn lại, kết hợp với làm cỏ sục bùn.
*Chế độ nước :
Vụ chiêm nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông
trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng
thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng. Khi cây lúa bắt
đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông Lộ - Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ

18

18


19

nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc
nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn
sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ cỏ dại như sau: Sofit
300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s,
Ronstar 25EC
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để
phòng trừ:
- Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin
25BHN và Trebon 10ND….
- Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon
10ND….
- Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh
300WDG và Regent 10H….
- Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H…
- Bệnh đạo ôn: Beam 20WP, Trizole 20WP, Fuji-one 40EC…
- Bệnh khô vằn: Anvil, Tilt super, Amistar Top…
- Phòng trừ chuột: Phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc: Thời vụ tập
trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước
vào hang,…
Trong quá trình sản xuất lúa, việc phun thuốc bảo vệ thực vật là không
thể tránh khỏi. Vì vậy, việc chọn lựa bình phun, phương pháp phun hợp lý sẽ
giúp phát huy hiệu quả cao nhất trong phòng trừ dịch hại, đồng thời cũng an
toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bình phun có thể dùng là bình bơm tay,

bình bơm máy (có động cơ). Không bị rò rỉ, béc phun cần có tia đều, mịn.
* Thu hoạch:

19
19


20

- Thu hoạch vào những ngày nắng ráo, lúa gặt xong tuốt hạt, phơi khô,
quạt sạch, bảo quản nơi khô mát.
* Chú ý: Sau khi thu hoạch, không nên đốt rơm, rạ, cần trả lại ruộng
hoặc gom gọn, phơi khô, đánh đống (cây rơm) chỗ khô ráo để làm nguyên
liệu trồng nấm, thức ăn dự trữ cho trâu, bò hay làm chất độn chuồng, ủ phân,
đặc biệt nên tận dụng làm vật liệu che phủ cho các cây vụ đông (khoai tây,
lạc, rau,…)
* Chế biến, bảo quản:
- Trong vụ chiêm, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên
sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 - 3 ngày là được.
- Trong vụ mùa, sử dụng máy sấy trụ đứng, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc
lều sấy liên hợp với quạt thông gió để làm khô lúa.
- Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở
những nơi khô ráo và thoáng.
c, Vai trò sản xuất của cây lúa
Không một hoạt động kinh tế nào nuôi sống nhiều người và hỗ trợ
nhiều gia đình bằng việc sản xuất lúa gạo. Lúa gạo đóng vai trò cốt lõi trong
việc phát triển của rất nhiều quốc gia, đất trồng lúa chiếm 11% đất trồng trọt
Trái Đất. Việc sản xuất lúa gạo nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi ngày,
cung cấp hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu nông dân trên toàn thế giới.
Hiện nay trên toàn thế giới có 114 nước sản xuất lúa phân bổ trên tất cả các

châu lục nhưng tập trung nhiều nhất ở Châu Á. Châu Á là nơi sản xuất cũng là
nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới, 10% còn lại được trồng trọt
và tiêu thụ tại các nước Châu Phi và Châu Mỹ.
Cây lúa là loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng trong dinh dưỡng, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Gạo có thể
chế biến được rất nhiều món ăn khác. Các lớp vở bên ngoài của hạt gạo có

20
20


21

chứa protein, chất béo, khoáng chất và vitamin,... và ngay cả rơm rạ, trấu, tấm
cũng đều có những công dụng nhất định của nó.
- Gạo: Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có
thể nấu thành cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem,
phở, bánh chưng, bún, ngoài ra còn có hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Còn có thể làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia. Bia sản xuất từ gạo có màu
trong, hương thơm.
Ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực thì còn những sản phẩm
phụ mang lại giá trị kinh tế như:
- Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn và thuốc chữa
bệnh
- Cám: Dùng làm thức ăn cho gia súc. Trong công nghệ dược, sản xuất
vitamin B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh chế
tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế xà phòng,....
- Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành
giấy, các tông xây dựng, đồ gia dụng như thừng, chão, mũ, giày, dép... Cũng
có thể dùng rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu làm thức

ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt,... Nếu chúng ta tận dụng
khai thác các sản phẩm phụ thì giá trị kinh tế cây lúa còn rất phong phú.
- Ngoài ra cây lúa còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định kinh tế cho
người trồng lúa.
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:
Xuất khẩu gạo sẽ thu được ngoại tệ, góp phần vào tăng thu nhập quốc
gia. Xuất khẩu gạo bền vững không chỉ đóng góp giá trị vào sự tăng trưởng
GDP mà còn duy trì ổn định mức tăng này, tạo nên tính ổn định cho tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời chất lượng tăng trưởng nhờ chuyển dịch cơ cấu,
tăng năng suất, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào… tạo điều kiện phát triển
cho các ngành khác giúp tăng trưởng kinh tế đồng bộ.

21
21


22

Sản xuất và tiêu thụ lúa thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội.
Cây lúa vừa là món ăn vật chất, vừa là món ăn tinh thần thể hiện và
phát huy truyền thống dân tộc. Việc sản xuất và tiêu thụ lúa đã góp phần sử
dụng hiệu quả phần lớn lao động ở địa phương, thông qua việc sử dụng thời gian
lao động nhàn dỗi của người dân có diện tích canh tác.
2.1.3
-

Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật
Xác định đối tượng sản xuất lúa
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của người chủ ra quyết

định cho quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Quyết định của họ đúng
đắn phù hợp sẽ làm cho việc sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt năng suất hiệu quả
cao. Ngược lại, việc ra quyết định không phù hợp sẽ gây trở ngại cho quá
trình sản xuất, thậm chí làm quá trình sản xuất bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Đặc
biệt đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp thì vai trò của người chủ hộ
càng có vai trò quan trọng. Bởi vì các hộ ở nông thôn vẫn còn mang nặng tính
kỷ cương gia đình truyền thống, người chủ hộ mang quyền quyết định tối cao
những công việc quan trọng của gia đình. Trong quá trình sản xuất trồng trọt,
người chủ hộ thường có những quyết định xem lựa chọn sử dụng những giống
gì ? Sản xuất như thế nào ? Có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới hay không
?....... điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và thu nhập của hộ.

-

Hiện trạng các yếu tố đầu vào về tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất lúa
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là đầu tư bổ sung trên một đơn
vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu vào bổ sung có chất lượng cao hơn,
hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào đã sử dụng trước
đó. Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chất
lượng các yếu tố đầu vào bổ sung.
Các yếu tố đầu vào của ứng dụng các tiến bộ khoa học khoa học kỹ
thuật bao gồm:

+
+

Tiến bộ khoa học về giống lúa
Tiến bộ khoa học về phương pháp gieo cấy
22
22



23

+
+
+

Tiến bộ khoa học về phân bón, phòng trừ sâu bệnh
Tiến bộ khoa học về quy trình chăm sóc
Tiến bộ khoa học về thu hoạch và bảo quản
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật này thể hiện những nét mới đặc trưng
cho mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất lúa tuỳ điều kiện, hoàn cảnh mà lựa chọn,
áp dụng cho hợp lí.

-

Kết quả sản xuất lúa trên địa bàn
Là việc góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, sử dụng hiệu quả có nguồn vốn, sức lao động, đồng
thời giúp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường.
HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội, còn mục
đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần cho
xã hội. Do đó, hiệu quả không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Vì
vậy, việc nghiên cứu HQKT không những để đánh giá mà còn là cơ sở để tìm
ra các giài pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn.
Giá trị sản xuất – GO (Gross Output): là giá trị tính bằng tiền của các loại
sản phẩm trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một chu kì sản xuất.
Chi phí sản xuất – TC (Total Cost): là toàn bộ các khoản chi phí sản

xuất bỏ ra trong 1 chu kì sản xuất.
Chi phí trung gian – IC (Intemediate Cost): là toàn bộ các khoản chi
phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong
nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi như giống, phân bón
thuốc trừ sâu …
Giá trị gia tăng – VA (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong 1 chu kì sản xuất.
Viết dưới dạng công thức: VA = GO – IC

23
23


24

Thu nhập hỗn hợp (MI) là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ
đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có). Như vậy thu nhập
hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.
Công thức:

MI = VA – (A + T) – Lao động thuê ngoài (nếu có)

Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định
T là các khoản thuế phải nộp
Lợi nhuận (Pv) là chỉ tiêu HQKT tổng hợp, nhưng thực tế sản xuất hiện
nay, việc xác định chi phí lao động gia đình là khó khăn. Mặt khác, lợi nhuận
không phải là mục tiêu duy nhất của sản xuất, do đó ở đây tôi chưa quan tâm
nhiều đến lợi nhuận mà quan tâm nhiều đến thu nhập hỗn hợp của người lao
động.
Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể biểu hiện

bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:
+
+
+
+
+
-

Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên
Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống
Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân
Cải thiện đời sống cho người lao động
Cải tạo mô trường, môi sinh
Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
Kết quả sản xuất lúa được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Năng suất lúa: N =
trong đó: Q là Sản lượng lúa
D là Diện tích lúa gieo trồng
Giá trị sản xuất/ 1 đồng chi phí trung gian: GO/IC
Giá trị sản xuất/ 1 đồng chi phí sản xuất: GO/TC
Thu nhập hỗn hợp/ 1 công lao động: MI/LĐ
Lợi nhuận của hộ: Pv/C
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất & áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất lúa
2.1.4.1 Chính sách
Đặc biệt những chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất lúa ảnh
hưởng rất lớn đến việc khuyến kích nông dân sản xuất. Trong đó có cơ chế
phát triển của nền kinh tế thị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt
động kinh tế và chính sách Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể


24
24


25

cho mỗi đối tượng trong lĩnh vực. Trong đó những năm gần đây Nhà nước đã
ban hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích
nông dân tích cực sản xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự góp
phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Cơ chế chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến cung, cầu của
một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất thông qua
tác động của thị trường là chính sách giá, chính sách về tiêu thụ sản phẩm,
chính sách về nghiên cứu một số giống mới... Nhà nước cần chú ý đến việc
đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy
chế biến lúa gạo.
2.1.4.2 Đội ngũ cán bộ khuyến nông
Đây là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất lúa. Các hoạt động
của cán bộ khuyến nông như tập huấn, hội thảo, hướng dẫn người sản xuất áp
dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Cán bộ
khuyến nông thực hiện việc theo dõi sự thay đổi trong sản xuất cũng như phát
hiện, tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời tránh tình trạng
lây lan dịch bệnh. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến
người sản xuất những thông tin mới nhất. Thực hiện tư vấn và cung cấp các
dịch vụ. Như vậy cán bộ khuyên nông ảnh hưởng đến việc phát triển và nâng
cao hiệu quả sản xuất lúa là rất lớn. Giúp giải đáp được những thắc mắc
không giải quyết được của người sản xuất.
2.1.4.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn
Với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như hệ thống
đường giao thông, thủy lợi nội đồng, điểm tập kết thu gom sản phẩm, điểm thu

gom, xử lý vệ sinh môi trường đồng ruộng… tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
Thủy lợi: Phát triển thuỷ lợi nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, giúp đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt phát triển thủy lợi có ý

25
25


×