Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH sản, SINH TRƯỞNG của lợn RỪNG NUÔI tại TRANG TRẠI NGỌC LINH sóc sơn – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG
NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGỌC LINH - SÓC SƠN – HÀ NỘI

NGÀNH: CHĂN NUÔI
Mã ngành: D620105

Người thực hiện

: Lê Thị Xoan

Người hướng dẫn

: T.S Đoàn Văn Soạn

Bắc Giang – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG CỦA LỢN RỪNG
NUÔI TẠI TRANG TRẠI NGỌC LINH - SÓC SƠN – HÀ NỘI



Người thực hiện

: Lê Thị Xoan

Lớp

: D- CHANNUOI3A

Khóa

: 2013 - 2017

Người hướng dẫn

: T.S Đoàn Văn Soạn

Bắc Giang – 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC BIỀU ĐỒ........................................................................................v
Phần I MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................3

2.1.1 Một số đặc điểm sinh học của lợn rừng.......................................................3
2.1.2. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái..............................................8
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng...................................23
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..................................................27
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................................27
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................29
Phần III VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......31
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...................................................31
3.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................31
3.3 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................32
3.4.1. Bố trí thí nghiệm........................................................................................32
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu............................................................35
3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................37
PHẦN IV KẾT QUẢ- THẢO LUẬN................................................................38
4.1. Khả năng sinh sản của lợn nái rừng.............................................................38
4.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái rừng.............................................38

i


4.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng..........................................................40
4.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng qua các lứa đẻ..................................41
4.2. một số chỉ tiêu sinh trưởng...........................................................................46
4.2.1 Khối lượng lợn rừng qua các tháng tuổi.....................................................46
4.2.2. Độ sinh trưởng...........................................................................................48
Sinh trưởng tương đối.........................................................................................50
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................52
5.1. Kết luận........................................................................................................52
5.2. Đề nghị.........................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................54

ii


LỜI CẢM ƠN
Được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
là niềm vinh dự, tự hào đối với em. Giúp em có điều kiện học tập về chuyên
môn, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp, hành trang để bước vào cuộc
sống.
Trong suốt thời gian học tập tại trường, em không chỉ được học tập lý
thuyết trong sách vở mà còn được thực tiễn sản xuất để củng cố kiến thức
chuyên môn, nâng cao tay nghề, mở rộng sự hiểu biết. Đặc biệt, trong thời gian
thực tập tốt nghiệp tại trang trại Ngọc Linh thuộc Viện Khoa học Công nghệ
Nông nghiệp ASEAN đã giúp em có điều kiện củng cố thêm kiến thức chuyên
môn, trau dồi và tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông lâm
Bắc Giang, tập thể cán bộ giảng viên khoa Chăn nuôi - Thú y và sự hướng dẫn
tận tình của thầy T.S Đoàn Văn Soạn giảng viên khoa Chăn nuôi - Thú y. Đến
nay thời gian thực tập đã kết thúc, với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi đến Ban
Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y, thầy T.S Đoàn
Văn Soạn, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nông nghiệp ASEAN –
Hoàng Trọng Nguyên cùng công nhân viên trang trại lời cảm ơn chân thành
nhất!
Do điều kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự giúp
đỡ chỉ bảo của thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y để em có thể tiến bộ hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô, viện trưởng cùng công nhân viên
trong trang trại lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn !

Bắc Giang, ngày tháng năm 2017
Sinh Viên

Lê Thị Xoan

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS

Cộng sự

FSH

Folliculo Stimulin Hormone

GSH

Gonado Stimulin Hormone

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LH

Luteinizing Hormon


NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Sinh lý, sinh dục của lợn nái rừng......................................................38
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn rừng (n=87).............................................40
Bảng 4. 3. Năng suất sinh sản của lợn rừng ở lứa 1 (n=29)................................41
Bảng 4. 4. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng ở lứa 2 (n=29)..........................42
Bảng 4. 5. Năng suất sinh sản của lợn nái rừng ở lứa 3 (n=29)..........................43
Bảng 4.6 Năng suất sinh sản của lợn nái rừng qua các lứa đẻ...........................44
Bảng 4.7. Khối lượng của lợn rừng qua các tháng tuổi (n = 56).........................46
Bảng 4.8 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng qua các tháng tuổi (n = 56 con). .49
Bảng 4.9 Sinh trưởng tương đối của lợn rừng qua các tháng tuổi (%)...............50
DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số con lợn rừng qua 3 lứa................................................................45
Biểu đồ 4.2. Khối lượng lợn rừng qua các tháng................................................47
Biểu đồ 4.3 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng qua các tháng tuổi....................49
Biểu đồ 4.4 Sinh trưởng tương đối của lợn rừng.................................................51


v


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghề chăn nuôi lợn đã trở thành một tập quán lâu đời của người nông
dân Việt Nam và đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi lợn rừng phát triển mạnh
theo hình thức gia trại, trang trại ở nhiều địa phương, đem lại nguồn thu đáng
kể cho người dân, góp phần ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Việc phát triển đàn lợn rừng để cung cấp con giống cho nhu cầu chăn
nuôi và cung ứng thực phẩm ngày một tăng cao của người dân là việc làm rất
thiết thực.
Hiện nay, thịt lợn rừng vốn được xem là đặc sản được nhiều người ưa
chuộng vì thịt lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Lợn rừng được hấp
thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt lợn
rừng nhiều nạc, mềm, ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn. Thịt lợn rừng rất
ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên
không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế
giới cũng rất lớn.
Lợn rừng rất dễ nuôi, chi phí đầu tư chuồng trại và thức ăn thấp, thời gian
nuôi ngắn, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao, ít tốn tiền thuốc vì lợn rất ít bị bệnh, sức
chịu đựng cao. Nguồn thức ăn cho lợn rừng rất dễ kiếm, chủ yếu là các loại rau,
củ, quả giá thành rất rẻ nên thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. Những năm gần
đây, Việt Nam đã bắt đầu nuôi lợn rừng được nhập theo con đường tiểu ngạch và
chính ngạch từ Thái Lan, Trung Quốc hoặc được thuần dưỡng từ lợn rừng Việt
Nam. Các nơi nuôi lợn rừng đều nuôi theo kinh nghiệm hoặc từ các tài liệu đơn
giản của các trang trại của Thái Lan hay từ các bài báo viết dưới dạng cảm tính

chủ quan. Bên cạnh đó nhu cầu của thị trường nhất là ở các đô thị cũng chuyển

1


dần từ số lượng sang chất lượng đã giúp cho việc chăn nuôi lợn rừng ngày càng
có chỗ đứng trên thị trường.
Vì vậy để có các thông tin chính xác và khoa học về khả năng sinh
trưởng, sinh sản của lợn rừng trong điều kiện khí hậu nước ta và đồng thời để
phát triển đàn lợn rừng, bảo vệ nguồn gen quý giá giúp đa dạng sinh học của thế
giới tự nhiên, nên tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng sinh sản, sinh
trưởng của lợn rừng nuôi tại trang trại Ngọc Linh - Sóc Sơn- Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng của đàn lợn rừng nuôi tại trang trại
Ngọc Linh, Sóc Sơn – Hà Nội
- Xác định một số chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn rừng nuôi tại trang trại
Ngọc Linh, Sóc Sơn – Hà Nội

2


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Một số đặc điểm sinh học của lợn rừng
Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của loài người thì lợn rừng là
một trong những loài động vật được thuần hóa sớm nhất. Chúng chính là nguồn
gốc của các giống lợn hiện đang được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Lợn rừng có khả năng thích nghi cao với các vùng miền khí hậu nên
chúng phân bố khá rộng, suốt từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi đến châu Á đều có

thể bắt gặp lợn rừng cho dù chúng có sự sai khác về ngoại hình như màu sắc,
hình dáng, chiều cao, cân nặng,… vì chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
(môi trường, thức ăn,…).
Lợn rừng châu Âu có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với lợn rừng châu Á.
Trong khi lợn rừng châu Á chỉ có thể cao 65-70 cm, dài 120-140 cm, nặng 100150 kg thì lợn rừng châu Âu có thể cao tới 90-100 cm, dài 150-160 cm, nặng tới
200-350 kg.
* Ngoại hình
- Màu lông:
Lợn rừng có màu lông không đồng nhất trên cơ thể, nó được phân chia
theo từng vùng khác nhau và thay đổi theo tháng tuổi, đặc biệt giai đoạn nhỏ
khác hoàn toàn với giai đoạn trưởng thành.
+ Màu lông sơ sinh
Hai bên mình cách dọc sống lưng 1-1,5 cm là sọc đầu tiên chạy liên tục từ
phía sau mông cho tới sau hốc tai. Mỗi bên bao gồm 6 sọc : 3 sọc đậm thường là
màu vàng sọc dưa bở và 3 sọc màu nâu đen. Hai bên đối xứng nhau, riêng 2 sọc
đối xứng gần sống lưng là sọc liên tục còn lại là sọc ngắt quãng làm 2 hoặc 4
đoạn có xen kẽ. Phần dưới bụng là màu trắng bạc. Các sọc này đậm nét từ ngày

3


thứ 10 đến ngày thứ 60, từ ngày 61 trở đi bắt đầu chuyển màu nhạt dần cho tới
khi được 4 tháng và trở thành màu hung bạc hoặc nâu đen từ tháng thứ 6-7.
+ Màu lông giai đoạn trưởng thành
Hai bên má màu bạc, vùng bụng màu trắng đục, còn lại toàn thân màu nâu
hung hoặc đen hung. Lông dựng đứng, chĩa ra và cứng. Trong trường hợp màu
nâu hung hoặc màu vàng cháy lông dày, mượt là lợn mọi hoặc lợn Ba Xuyên
Việt Nam hoặc lợn mọi của đồng bào dân tộc Mèo, Thái Lan nuôi ở phía Bắc,
loại lợn này cũng có lông chụm 3 ở phía lưng, có khác nhau giữa lợn rừng Việt
Nam và lợn rừng Thái Lan. Khi trưởng thành toàn thân lợn được chia làm 3 loại

màu đặc trưng đó là loại nâu hung, loại đen và loại xám đen ở cả hai giống Việt
và Thái.
- Mật độ lông:
Lợn rừng Việt Nam có bộ lông dài hơn, rậm hơn và cứng hơn, đối với
màu sắc thì lợn rừng Việt Nam màu sắc đậm và rõ nét hơn của thái lan.
- Phần đầu:
Đầu dài, thon, mõm dài hơn lợn nhà (đối với lợn đưa từ rừng về thường là
mõm dài). Má gọn, không phệ. Đặc biệt màu lông phần đầu đều là một màu bạc
hoặc màu đen sáng, hai bên má là hoàn toàn màu bạc má (chiếm 86 % - 88 %
trong tổng số lông má). Lợn rừng Việt Nam đầu dài, mõm dài, thon, gọn hơn lợn
rừng Thái Lan.
- Răng:
Hàm răng dưới bố trí 4 : 4 : 4 (4 răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm).
Răng hàm trên: 2 : 4 : 4 (2 răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm). Răng nanh
hàm trên phát triển hơn 2 răng nanh hàm dưới và chìa ra ngoài, 4 răng cửa trước
dưới và 2 răng cửa trước trên chụm thành hình máng nhọn chìa ra phía trước
như hình mũi tên.

4


- Tai:
Tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước, không cụp như lợn nhà, phù
hợp với phát hiện tiếng động từ xa. Đối với lợn rừng Việt Nam tai nhỏ, mỏng và
đứng hơn lợn rừng Thái Lan.
- Mắt:
Có 2 mắt tròn, màu nâu, hàng mi trên phát triển hơn hàng mi dưới, tuyến
lệ phát triển bình thường, phản xạ mắt ban đêm nhanh hơn ngày.
- Cách bố trí và phân vùng lông
Lông được bố trí thành cụm chụm 3 lông thành cụm hình tam giác đều:

Vùng gáy và chạy dọc sống lưng tới nửa lưng là lông cứng, chân lông to và tốt
tạo thành dọc lông bờm. Vùng lông này thường dựng đứng khi có phản xạ tự vệ
hoặc khi thực hiện phản xạ giao phối. Còn lại là lông nhỏ và mịn hơn đối với các
vùng gần bụng (giao đoạn nhỏ). Càng lớn lên thì lông càng phát triển.
- Phần mình
Mình thon hình trụ, bụng gọn đặc biệt là lợn đực. Ở con lai hoặc lợn địa
phương thì bụng xổ, da dày tích mỡ.
- Chân:
Lợn rừng 4 chân cao, 2 chân sau dài hơn 2 chân trước tạo thành thế lao
người về phía trước, phù hợp với điều kiện phòng vệ bỏ chạy trốn khi nghe,
hoặc phát hiện ra một động thái nào cho dù đó là âm thanh hay tiếng động đó là
lành hay dữ. Bốn móng bao gồm 2 móng treo trên thường kém phát triển, 2
móng tiếp giáp đất chụm, nhọn, màu đen chắc: tạo bước đi nhẹ nhàng, tránh
tiếng động và tiếp giáp chắc vào mặt đất, màu lông chân đen hung (một số con
có móng và lông lang đen đó là con có máu lai với lợn nhà). Đối với lợn rừng
Việt Nam chân nhỏ, móng chụm và đen thẫm hơn lợn rừng Thái Lan.
- Vú:
Lợn rừng thường có 8 – 10 vú, hiếm thấy con trên 12 vú.
- Đuôi:

5


Lợn rừng có đuôi nhỏ vót hình đuôi chuột, có chùm lông hình dẻ quạt ở
cuối đuôi như lợn nhà và đuôi kém phát triển hơn lợn nhà.
* Tập tính
- Sống bầy đàn
Lợn rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ, bò,…) và phát
được khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong đàn. Chúng thường sống quây tụ
thành bầy đàn với quy mô 5 – 20 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 –

80 con. Những con đực to khỏe , khả năng tự vệ và kiếm ăn tốt thì thường tách
đàn sống một mình, gội là lợn độc. Trước khi sinh con, lợn mẹ đào hố trên mặt
đất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây, cỏ mềm.
Lợn rừng cũng giống như nhiều loài động vật sống bầy đàn khác, thường
liên hệ với nhau bằng âm thanh và tôn trọng con đầu đàn.
Lợn rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau
nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể
và cảm giác an toàn trong bầy. Mặt khác, sự cọ xát còn để cảm nhận sự giống
nhau về mùi quen của đàn và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy.
Cũng giống như các động vật sống bầy đàn khác, lợn rừng cũng có sự
giao tranh giữa các con đực để bảo vệ lãnh thổ và giành quyền giao phối với con
cái. Hình thức đấu tranh cùng loài này có nghĩa tích cực cho việc chọn lọc
những cặp bố mẹ tốt nhất, khỏe mạnh nhất để đảm bảo sức sống cao nhất cho
thế hệ sau. Trong cuộc sống hoang dã đầy nguy hiểm và biến động thì hình thức
đấu tranh cùng loài ngay từ khi còn nhỏ cũng là để lựa chọn những con khỏe
mạnh nhất tồn tại cùng bầy, loại thải những cá thể yếu ớt ra khỏi quần thể để
đảm bảo nguồn thức ăn và khả năng kiểm soát môi trường sống của bầy. Vì vậy,
ngay từ nhỏ, lợn rừng con cũng có tập tính cạnh tranh bầu vú mẹ (mỗi vú mẹ chỉ
dành cho một con lợn nhất định cho đến khi cạn sữa) và không gian sống cho
mình.

6


- Các tập tính khi đối phó với kẻ thù
Lợn rừng là loài động vật có linh tính và nhanh nhẹn. Chúng có khả năng
khứu giác phi thường. Đây là loại vũ khí mà chọn lọc tự nhiên đã giữ lại để bảo
đảm an toàn cho chúng khi kiếm ăn trong rừng khi mà thính giác của lợn rừng
không được tốt cho lắm. Khi nghe hoặc cảm nhận, nghi ngờ điều gì đó có thể
gây nguy hiểm cho đàn lập tức chúng phát ra tín hiệu cho nhau im lặng để kẻ thù

không phát hiện ra chúng mà bỏ đi.
Trường hợp kẻ thù đến được gần nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to
để uy hiếp kẻ thù và chạy thật nhanh vào rừng sâu. Khi cảm thấy an toàn, chúng
lại cùng nhau đứng lại, dũi đất kiếm ăn bình thường.
Chúng cũng có khả năng ghi nhớ rất tốt về những nguy hiểm mà chúng
thoát được. Thông thường, khi đã thoát được một kiểu bẫy hoặc cuộc săn nào đó
thì con lợn rừng không bao giờ mắc lại bẫy hoặc kiểu săn đó nữa.
Bình thường lợn rừng không phải là loài động vật hung dữ như hổ, báo,
sư tử; trước nguy hiểm chúng thường im lặng để nghi bình kẻ thù, không được
thì tháo chạy chứ ít khi chúng tấn công ngay. Song khi cùng đường hoặc khi bị
thương đau đớn làm chúng tức giận thì chúng trở thành con vật khá hung dữ và
sẵn sàng quay lại chiến đấu đến cùng với kẻ thù. Khi phải đối phó với kẻ thù,
chúng thường dựng đứng lông bờm, ngẩng cao đầu, giơ nanh để dọa nạt kẻ thù.
Với lợi thế chân cao, gọn lợn rừng chạy nhanh gần bằng nai. Không
những chạy nhanh được ở trên cạn, chúng còn bơi rất giỏi.
Lợn rừng duy trì tập tính thích ngâm mình trong bùn lầy để tránh các bệnh
ngoài da, nắng nóng và sự tấn công của ve, rận, ruồi, muỗi,...
Nắm bắt được các tập tính này, trong khi thuần dưỡng lợn rừng, người
chăn nuôi nên tạo môi trường tự nhiên và tiếp xúc, làm quen từ từ, tránh để lợn
rừng bị kích động đột ngột.

7


- Các tập tính kiếm ăn
Lợn rừng là loài động vật ăn tạp, chúng ăn từ các loại rau cỏ, hoa quả rơi
rụng xuống đất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ đến
các thức ăn động vật như mối, rắn, chuột, kiến, gián, dế, cuốn chiếu, ếch, nhái,
thằn lằn, kỳ nhông, trứng chim làm tổ trên mặt đất, thậm chí cả xác động vật
mới chết,… Đối với lợn rừng châu Âu thì món ăn ưa thích của chúng là những

quả sồi rụng, hạt mai châu và quả bồ đào nên người ta thường săn được chúng ở
những rừng sồi sai quả.
Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng chỉ loanh quanh
trong lãnh thổ khoảng từ vài chục m2 đến vài trăm m2 có khi lên tới vài nghìn m2.
Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiều bởi hươu, nai,… thì chúng có thể đi kiếm ăn
trong vòng bán kính lớn hơn nhưng không có tập tính di cư. Chúng có thể di
chuyển bằng nhiều hình thức vận động như đi chậm, đi nước kiệu, phi nước đại
và bơi.
Lợn rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng
sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vào
rừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín đáo.
Lợn rừng thường đào rễ cây và các côn trùng trong đất để ăn. Dũi, đào,
bới đất là hành động kiếm ăn của lợn rừng.
2.1.2. Những đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
2.1.2.1. Sự thành thục về tính
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện về tính
dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào
trứng. Khi đấy gọi là gia súc đã thành thục về tính.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1996), một cá thể được coi là thành thục về
tính nếu như bộ máy sinh dục đã căn bản hoàn thiện. Dưới sự điều khiển của
thần kinh thể dịch con vật đã có phản xạ sinh dục. Những dấu hiệu đầu tiên của
tuổi thành thục về tính đối với con cái là buồng trứng đã có noãn bào chính, có

8


trứng rụng và trứng có khả năng thụ tinh, tử cung con cái cũng có biến đổi phù
hợp cho việc mang thai và sinh đẻ.
Sự thành thục về tính của vật nuôi chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:
* Yếu tố giống

Tuổi thành thục về tính của các giống lợn khác nhau cũng khác nhau. Tuổi
thành thục về tính có tương quan âm với khối lượng của các giống lợn, giống có
khối lượng lớn thì thành thục về tính muộn hơn so với các giống có khối lượng
nhỏ. Các giống lợn địa phương thì có tuổi thành thục về tính sớm hơn các giống
lợn nhập ngoại, giống lợn thuần chủng thì thành thục về tính sớm hơn các giống
lợn lai.
* Yếu tố ngoại cảnh
- Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng
khá lớn tới tuổi thành thục về tính của lợn. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ làm chậm sự
thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng
sinh dục. Nếu khẩu phần ăn thừa dinh dưỡng cũng gây ảnh hưởng không tốt tới
sự thành thục, do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục,
làm giảm chức năng bình thường của chúng, đồng thời khi béo quá ảnh hưởng
tới hormone vì chất mỡ có thể giữ lại hormone estrogen và progesteron trong
máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt được mức cần thiết
để thúc đẩy sự thành thục.
Lợn được nuôi dưỡng hợp lý sẽ thành thục về tính sớm hơn. Các thú nuôi
thì thành thục sớm hơn thú hoang dã. Như vậy, lợn rừng sống trong điều kiện
nuôi nhốt sẽ thành thục tính sớm hơn lợn rừng hoang dã và muộn hơn các giống
lợn nhà khác.
- Mùa vụ và thời gian chiếu sáng
Tuổi thành thục về tính của lợn cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường
ngoại cảnh như khí hậu, mùa vụ,... Thông thường những lợn cái hậu bị sinh ra
vào mùa đông, mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu bao giờ cũng sớm hơn những

9


lợn cái hậu bị được sinh ra vào các mùa khác trong năm. Sự thành thục về tính

dục bị chậm lại là do nhiệt độ mùa hè cao, hoặc do độ dài ngày giảm. Nhiệt độ
môi trường cao hay thấp sẽ gây trở ngại cho biểu hiện chịu đực, làm giảm mức
ăn, tỷ lệ rụng trứng giảm ở những lợn cái hậu bị trong chu kỳ. Ngược lại nhiệt
độ môi trường quá thấp cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh lý sinh dục của lợn
cái hậu bị. Do vậy cần bảo vệ lợn cái hậu bị tránh nhiệt độ cao của môi trường
bằng cách có mái che nắng, làm mát để đề phòng Stress. Theo Lê Xuân Cương
(1986), ở mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều
đó có thể ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng
thấp trong các tháng nóng bức, những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành
thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày
(mùa thu).
- Tiếp xúc với con đực
Phương thức chăn nuôi là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất sinh sản, thời gian phối giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
quy mô đàn và cách sử dụng con đực. Sự có mặt của con đực có thể thúc đẩy
nhanh sự xuất hiện các chu kỳ động dục. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
hàng ngày đưa con đực vào chuồng lợn cái hậu bị đã làm tăng nhanh hoạt động
tính dục. Khi sử dụng nhiều lợn đực thí tình trong chuồng lợn cái hậu bị thì cho
hiệu quả tốt hơn là khi chỉ sử dụng một con đực duy nhất. Ngoài ra cách ly lợn
cái hậu bị trên 5 tháng tuổi ra khỏi lợn đực sẽ làm chậm sự thành thục tính dục
so với những lợn cái hậu bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày
một lần hoặc được tiếp xúc liên tục.
Việc định thời gian tiếp xúc hoặc tuổi của lợn cái hậu bị lúc tiếp xúc với
lợn đực có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng, thu nhận. Theo Hughes và James
(1996), thông báo khi lợn cái hậu bị đạt trung bình 164 ngày tuổi, hàng ngày cho
lợn đực tiếp xúc trong vòng 30 phút với lợn cái thì lợn cái động dục sớm hơn 21

10



ngày so với nhóm lợn cái hậu bị không được tiếp xúc với lợn cái từ khi đạt 164
ngày tuổi.
Như vậy việc nhốt lợn cái hậu bị cạnh chuồng lợn đực giống và cho chúng
tiếp xúc trực tiếp với đực giống là cách tốt nhất cho việc kích thích thành thục ở
lợn cái hậu bị, cho nên vị trí ô chuồng của lợn đực là nhân tố ngoại cảnh quan
trọng tác động lên tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị.
- Ảnh hưởng của việc nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt quá đông thì sự có mặt của nhiều đàn lợn trên một đơn
vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục, cần tránh
việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Việc nuôi
nhốt lợn cái hậu bị theo từng cá thể sẽ làm chậm tuổi thành thục về tính dục so
với những lợn cái hậu bị được nuôi nhốt theo nhóm. Mặt khác điều kiện tiểu khí
hậu chuồng nuôi có ảnh hưởng lớn tới năng suất và tuổi động dục lần đầu ở lợn,
tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được hình thành do nhiều tác nhân như, kiểu
chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, hàm lượng khí NH3; CO2; H2S…
Hughes và James (1996), cho thấy nồng độ NH3 cao sẽ làm chậm tuổi động dục
lần đầu 25 – 30 ngày so với nhóm lợn cái hậu bị nuôi ở điều kiện NH3 thấp
Lợn rừng là loài động vật đa thai và mắn đẻ chúng có thể động dục hàng
tháng suốt quanh năm chứ không theo mùa như nhiều loài hoang dã khác. Nếu
như lợn nhà cái có từ 8 - 16 vú thì lợn rừng cái chỉ có từ 8 - 10 vú xếp thành 2
hàng đối xứng. Lợn rừng cái động dục lần đầu lúc 7 - 8 tháng tuổi, lần đầu tiên
này chỉ có thời gian động dục sau cai sữa 2 - 3ngày.

Mỗi lần động dục, lợn

rừng cái có thể chịu đực 3 ngày.
2.1.2.2. Thành thục về thể vóc
Khi đã thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển để
hoàn thiện về thể vóc. Hoàn thiện về thể vóc là tuổi mà con vật đã có sự phát
triển hoàn thiện về ngoại hình, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn

định... đây mới là thời điểm tốt nhất để con vật thực hiện các hoạt động sinh sản.

11


Tuổi thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu tiên. Lúc
này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn
thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ
thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt nhất, nên số con
đẻ ra ít, chất lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp nên dễ gây hiện tượng khó đẻ. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Đối với lợn nái nội khi được 7- 8 tháng tuổi
lúc đó khối lượng đạt 50 - 60 kg nên cho phối, với lợn nái ngoại khi được 8 - 9
tháng tuổi khối lượng đạt 100 –120 kg mới nên cho phối.
2.1.2.3 Chu kỳ tính
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định,
cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt kèm theo đó là sự rụng trứng
và động dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ
động dục hay chu kỳ tính. Chu kỳ này xuất hiện khi cơ thể cái thành thục về tính
và kết thúc khi già yếu. Thời gian của một chu kỳ được tính từ lần rụng trứng
trước tới lần sau.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới
thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
định. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002), chu kỳ tính của lợn có thể dao động từ
18 đến 22 ngày. Chu kỳ tính của lợn thông thường là 21 ngày.
Chu kỳ tính được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động dục, giai
đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.

12



* Giai đoạn trước động dục (Poestrus)
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày, là thời gian
chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như
đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Trong giai đoạn này có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh. Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục và nổi
rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai
đoạn này noãn bao có đường kính là 4 mm, cuối giai đoạn noãn bao có đưỡng
kính 10 – 12 mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số
lượng lông nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết, hệ thống tuyến, âm
đạo tăng tiết dịch nhầy, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các
noãn bao chín, tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử
cung mở ra, niêm dịch chảy nhiều. Con vật bắt đầu xuất hiện tính dục, âm hộ
sưng lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai đoạn có dịch nhờn chảy ra. Do
hàm progesteron giảm xuống đột ngột nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích
nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.
Noãn bao phát triển cả về khối lượng và chất lượng, nổi rõ trên bề mặt
buồng trứng và tăng tiết oestrogen.
Hàm lượng oestrogen tăng cao trong máu sẽ kích thích cơ quan sinh dục
biến đổi: Tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều lông nhung để đón trứng
rụng, vách đường sinh dục sung huyết nhẹ, màng nhầy tử cung, âm đạo tăng sinh,
mạch quản tăng cường cung cấp máu nhiều hơn. Các tuyến sinh dục phụ (tuyến
nhờn âm đạo, các tuyến cổ tử cung) tăng tiết chất nhầy để bôi trơn đường sinh dục
và tiết niêm dịch kích thích cổ tử cung hé mở. Sau đó noãn bao dần chín, tế bào
trứng bắt đầu thoát ra khỏi noãn bao, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Giai đoạn
này nồng độ LH đạt thấp nhất trong máu, PgF2α dần tăng cao và đạt đỉnh trước 5
ngày động dục, kéo dài 3 – 4 ngày rồi giảm.


13


* Giai đoạn động dục (Oestrus)
Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, tính từ khi tế
bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh dục
rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu
mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm đạo tăng
từ 0,3 – 0,7 0C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện hưng phấn cao độ, đứng ngồi
không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống, ngẩn ngơ, thích
nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình. Ở giai đoạn này,
lợn nái thích gần lợn đực, khi gần lợn đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu
đực (đuôi cong lên và lệch sang một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khụy xuống,
…).
Ở giai đoạn này, nếu tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục dừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có
thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định, tùy loài gia súc thì chu kỳ sinh
dục mới bắt đầu lại. Quá trình trên nếu không xảy ra thì lợn sẽ chuyển sang giai
đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
Giai đoạn động dục gồm có 3 thời kỳ liên tiếp nhau là: hưng phấn, chịu đực
và hết chịu đực. Động dục là thời kỳ quan trọng nhất nhưng thời gian lại ngắn.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1995), thì giai đoạn động dục ở lợn kéo dài 2 –
3 ngày.
Lượng Oestrogen tiết ra đạt đỉnh cao nhất gây hưng phấn mạnh mẽ toàn
thân. Bình thường hàm lượng oestrogen trong máu đạt 64 mg%, khi động dục
đạt tới 112 mg%.
Các biểu hiện của cơ quan sinh dục: Âm hộ sung huyết, tấy sưng và
chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ
càng sẫm màu. Cổ tử cung lúc này mở rộng, niêm dịch tiết ra nhiều chuyển từ
loãng sang đặc dần và keo dính có tác dụng làm trơn đường sinh dục và ngăn

chặn vi khuẩn xâm nhập. Niêm dịch có thể kéo dài thành sợi sau mép âm môn.

14


Các biểu hiện về thần kinh: Con vật hưng phấn, ít ăn, ít uống, thích cà
khịa con khác, hay nhảy lên lưng con khác, kỳ đầu còn chưa cho con đực nhảy
nhưng kỳ sau thì mê ì chịu đực, mắt đờ đẫn nhìn xa xăm.
Thời điểm rụng trứng xảy ra sau động dục 24 – 30 giờ, thời gian trứng rụng
kéo dài 10 – 15 giờ nên khi phối giống ta nên phối 2 lần thì hiệu quả phối sẽ cao hơn.
Khi trứng rụng thì thân nhiệt sẽ tăng 0,8 – 1,2 0C, nhịp tim cũng tăng.
Sau 48 giờ buồng trứng của con cái nhỏ lại, nhăn nheo, đường kính buồng
trứng lúc này chỉ còn 5 – 6 mm và chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ tím.
Nếu trứng rụng mà được thụ tinh thì con vật bước vào thời kỳ chửa. Nếu
không được thụ tinh thì sẽ bước sang giai đoạn sau động dục.
* Giai đoạn sau động dục (Postoestrus)
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ
quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng
trứng thể hồng chuyển thành thể vàng, đường kính lên tới 7 – 8 mm và bắt đầu
tiết progesteron tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà ngược làm
giảm tiết oestrogen, từ đó làm giảm sự hưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển
sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn bộ đường sinh
dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
Con vật trở về trạng thái bình thường không muốn gần con đực, không cho con
đực nhảy.
* Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus)
Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng
trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Đây là giai đoạn
con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng thái sinh lý
bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát

dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục dần
xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi dưỡng, chăm
sóc sao cho phù hợp và phối giống kịp thời

15


2.1.2.4 Thời điểm phối giống thích hợp
Tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng: 45 - 48 giờ,
trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn,
cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp
nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có hiện tượng chịu
đực 6 – 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 kể từ lúc
bắt đầu có các biểu hiện động dục.
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì cho
phối vào buổi chiều, nếu có biểu hiện chịu đực buổi chiều thì phối vào sáng hôm
sau. Thường phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu, khóa đuôi”
của thời kỳ rụng trứng.
2.1.2.5 Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi hai yếu tố: thần kinh và
thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: Ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực,... tác
động và kích thích vùng dưới đồi (hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác
động lên tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết Folliculo Stimulin
Hormone (FSH) và Lutein Stimulin Hormone (LH). FSH kích thích noãn bao
phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen
chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong máu đạt 64
mg% – 112 mg% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động dục. Đồng thời

dưới tác động của oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi: Cổ tử cung hé mở, âm
hộ, âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh
tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục thì
oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng
LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng trứng. Sau khi
trứng rụng, thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể vàng tiết
progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung đồng

16


thời ức chế tiết Gonado Stimulin Hormone (GSH) của tuyến yên làm cho bao
noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển được và kết thúc một chu
kỳ động dục.
2.1.2.6. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
* Giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ (114-116 ngày)
- Giai đoạn phôi thai
Từ ngày có chửa thứ 1 đến ngày thứ 22, hình thành các mầm mống của
các bộ phận cơ thể và chính ở giai đoạn này là giai đoạn quan trọng cho việc tạo
ra các cơ quan ban đầu của cơ thể lợn con: hình dạng đầu, tim, gan… Liên kết
giữa lợn mẹ và lợn con giai đoạn này còn yếu nên rất dễ xảy thai.
- Giai đoạn tiền bào thai
Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai đoạn này tiếp tục hình
thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực,
cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của lợn con. Ở giai đoạn này liên kết giữa lợn
mẹ và lợn con đã chắc chắn hơn.
- Giai đoạn phát triển bào thai
Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, lợn con lấy dinh dưỡng từ lợn mẹ qua
nhau thai. Lúc này khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài
thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng

và bốn chân phát triển rõ.
* Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ
- Thời kì bú sữa: Từ khi đẻ ra đến khi cai sữa
- Thời kì thành thục: Thời kì này lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, các bộ phận
sinh dục bắt đầu hoạt động, có sự phân biệt rõ rệt về tính đực, cái.
- Thời kì trưởng thành: Cơ thể lợn phát triển toàn diện về cơ thể và khả
năng sinh sản.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất thấy rằng khối lượng sơ sinh thì sau 10
ngày tuổi tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần và sau 60 ngày tuổi
tăng gấp 10 lần.

17


2.1.2.7. Những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
- Thời gian mang thai: là khoảng thời gian được tính từ ngày phối giống
đạt đến khi lợn con được sinh ra (thời gian được tính bằng ngày).
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: Đây là thời gian được tính từ
khi cai sữa đến khi động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, thể trạng,
chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn nuôi con và sau cai sữa. (thời gian được tính
bằng ngày).
- Lứa đẻ và khoảng cách lứa đẻ: Khoảng cách lứa đẻ: là khoảng thời gian
lợn đẻ lứa trước đến khi lợn đẻ lứa tiếp theo hay bằng tổng thời gian nuôi con +
thời gian chờ phối + thời gian mang thai. Để rút ngắn khoảng cách lứa để ta chỉ
có thể rút ngắn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối, vì vậy cần áp dụng
những tiến bộ khoa học tiên tiến vào thời gian nuôi con và chờ phối để tăng hiệu
quả, năng suất sinh sản. Khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
- Số con sơ sinh/ổ: Bao gồm cả số con đẻ ra còn sống, số con chết và cả
số thai chết được đẻ ra. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng nuôi thai của lợn
nái, đồng thời đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của cơ sở

chăn nuôi.
- Khối lượng sơ sinh/ổ: Là khối lượng cân được sau khi lợn con được cắt
rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Đây là chỉ tiêu quan trọng nói lên trình độ
chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ.
- Số con sơ sinh sống/ổ: Đây là số con còn sống tính đến 24 giờ từ khi đẻ
xong con cuối cùng. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đẻ nhiều con hay ít con của
giống, đánh giá được chất lượng đàn con, khả năng nuôi thai của lợn nái, kỹ
thuật thụ thai và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
- Số con cai sữa/ổ: Là chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất có liên quan đến
kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ và
phòng bệnh cho lợn con.

18


×