Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

T1 tap hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.4 KB, 4 trang )

Tiết 1. Tập hợp 2016
Giáo viên:

Phạm Ngọc Hoa

Ngày soạn:

............................

Ngày dạy: .......................
Tiết 1. Bài 1.
TẬP HỢP

I.

Mục tiêu:

Sau khi học, học sinh có khả năng

1. Về kiến thức
-

Lấy ví dụ về tập hợp trong thực tế và trong Toán học.

-

Mô tả hai cách xác định một tập hợp: liệt kê và nêu thuộc tính đặc trưng.

-

Mô tả cách sử dụng kí hiệu thuộc và không thuộc.



-

Trình bày về cách sử dụng sơ đồ Venn để biểu diễn tập hợp.

2. Về kĩ năng
-

Sử dụng ngôn ngữ để lấy ví dụ về tập hợp.

-

Liệt kê các phần tử của một tập cho bởi mô tả thuộc tính đặc trưng và mô tả thuộc tính
đặc trưng khi tập hợp cho bởi phương pháp liệt kê.

-

Sử dụng đúng các kí hiệu ,  .

-

Sử dụng sơ đồ Venn để biểu diễn tập hợp.

3. Về thái độ
-

Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học.

-


Hứng thú với môn học.

4.

Định hướng phát triển năng lực

-

Năng lực tư duy toán học: Nhận dạng và thể hiện khái niệm

-

Năng lực giao tiếp toán học.

II.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập.
III.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Gợi động cơ và hướng đích.
GV. Yêu cầu một học sinh đọc tên các bạn trong bàn mình. Sau đó giới thiệu: Tất cả các bạn
học sinh trong bàn được gọi là tập hợp các bạn học sinh bàn 3, dãy trong. Hoặc ta có thể nói: Tập
các học sinh lớp 6A. Vậy, thế nào là tập hợp, biểu diễn một tập hợp như thế nào, ta cùng tìm hiểu

bài học ngày hôm nay.
Phạm Ngọc Hoa - Trường THCS Chu Văn An

1


Tiết 1. Tập hợp 2016
4. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
1. Một số ví dụ (10’)
GV: Vừa rồi, ta đã lấy ví dụ về tập hợp các bạn học - Tập hợp các bạn học sinh tổ 3;
sinh tổ 3.

- Tập hợp các bạn nam tổ 1;

- Yêu cầu học sinh kể tên các bạn nam tổ 1. Như vậy, - Tập hợp các đồ vật trên bàn giáo viên:
ta có tập hợp các bạn nam tổ 1.

phấn, khăn lau bảng, thước kẻ, cặp,

HS: Kể tên các đồ vật có trên bàn giáo viên.

sách,...

HS: Liệt kê các số tự nhiên nhỏ hơn 5.

- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5: 0,

1, 2, 3, 4.

2. Cách viết. Các kí hiệu
GV: Để thuận tiện, người ta cũng đặt tên cho tập a. Kí hiệu tập hợp.
hợp. Tập hợp được đặt tên bằng các chữ cái in hoa: - Tập hợp được đặt tên bằng các chữ cái
A, B, C.

in hoa.

Ví dụ, ta gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
? Tập hợp A gồm các phần tử nào?

VD1: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ

HS: trả lời.

hơn 5. Ta viết:

GV: Khi đó, ta viết tập hợp A như sau:
A = {0; 1; 2; 3; 4}

A = {0; 1; 2; 3; 4}.
- Các số 0, 1, 2, 3, 4 được gọi là các

Các số 0, 1, 2, 3, 4 được gọi là các phần tử của tập phần tử của tập hợp A.
hợp A.

0 là một phần tử của tập hợp A hoặc 0

GV: Yêu cầu học sinh phát biểu tương tự với các số thuộc A. Kí hiệu 0  A .
3, 10.


5 không là phần tử của tập hợp A hoặc 5

HS: 3 là một phần tử của tập hợp A hoặc 3 thuộc A. không thuộc A. Kí hiệu 5  A .
Kí hiệu 3  A .
10 không là phần tử của tập hợp A hoặc 10
không thuộc A. Kí hiệu 10  A .
GV: Ta có thể viết A={1; 4; 3; 2; 0} được không?
HS: Được.
GV: Như vậy, ta có thể liệt kê các phần tử của tập
hợp theo thứ tự tùy ý.

Chú ý:

GV: Yêu cầu hs đọc chú ý (sgk- tr 5).

-

Các phần tử của một tập hợp
được viết trong hai dấu ngoặc
nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”.

-

Mỗi phần tử được liệt kê một

Phạm Ngọc Hoa - Trường THCS Chu Văn An

2



Tiết 1. Tập hợp 2016

GV: Chia lớp thành nhóm làm bài tập:

lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
VD2: a. Viết tập hợp B gồm các số tự

a.Viết tập hợp B gồm các số tự nhiên lẻ từ 10 đến 20. nhiên lẻ từ 10 đến 20. Số 13, 16, 21, 105
Số 13, 16, 21, 105 có thuộc tập hợp B không?

có thuộc tập hợp B không?

b. Viết tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ có hai chữ b. Viết tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ
số. Số 13, 16, 21, 105 có thuộc tập hợp C không?

có hai chữ số. Số 13, 16, 21, 105 có

HS: Các nhóm làm bài vào bảng phụ, treo lên bảng.

thuộc tập hợp C không?

GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. Đưa ra đáp án
đúng và cho điểm các nhóm.

Giải.

Cách viết tập hợp như trên gọi là cách liệt kê a. B={ 11; 13; 15; 17; 19}
13  B, 16  B, 21 B, 105  B .

các phần tử.


Tuy nhiên, ta thấy, tập hợp C có rất nhiều phần tử, để b. C={11; 13; 15; 17; ....; 95; 97; 99}
liệt kê hết các phần tử của C là việc rất khó khăn, vì 13  C , 16  C , 21 C , 105  C .
vậy, ta có một cách khác để viết tập hợp C như sau:
C= { x là số tự nhiên lẻ, x<100}, ở đây, ta đã chỉ ra
cá tính chất của các phần tử của C.
Gợi động cơ: Như vậy, ta có mấy cách viết một tập b. Các cách viết một tập hợp.
hợp?

Để viết một tập hợp, thường có hai

HS: Có 2 cách viết một tập hợp. Cách thứ nhất là liệt cách:
kê các phần tử của tập hợp; cách thứ hai là chỉ ra các

-

Liệt kê các phần tử của tập

tính chất đặc trưng của các phần tử thuộc tập hợp đó.

hợp, hoặc một vài phần tử của

GV: Yêu cầu học sinh đọc lại phần đóng khung sgk

tập hợp.

(tr 5).

-


GV: Hướng dẫn học sinh làm ví dụ 3.

Chỉ ra tính chất đặc trưng cho

các phần tử trong tập hợp đó.
VD3. Gọi D là tập hợp các số tự nhiên
chẵn lớn hơn 100, nhỏ hơn 112 bằng hai
cách. E là tập hợp các số tự nhiên lẻ có

LỚP: Làm vào vở.

hai chữ số lớn hơn 85. Viết tập hợp D, E

HS1: lên bảng viết tập hợp D.

bằng hai cách.

HS2: lên bảng viết tập hợp E.

Giải.
a. D={ 102; 104; 106; 108; 110};
D=

{

x



số


tự

nhiên

chẵn,

100b. E={ 87, 89, 91, 93, 95, 97, 99}
E= { x là số tự nhiên lẻ có hai chữ số,
Phạm Ngọc Hoa - Trường THCS Chu Văn An

3


Tiết 1. Tập hợp 2016
x>85}
hoặc:
E= { x là số tự nhiên lẻ, 85 < x < 100}.
GV: Ngoài ra, người ta có một cách khác để biểu c) Sơ đồ Venn
diễn tập hợp như sau: Mỗi tập hợp được biểu diễn
bởi một vòng kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu
diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó. Để

.2

biểu diễn một phần tử không thuộc tập hợp, người ta
dùng một dấu chấm bên ngoài vòng kín. Cách này ta

.1

.0
.3

Hình 2. Tập A

gọi là biểu diễn tập hợp bằng sơ đồ Venn.
GV vẽ minh họa tập hợp A. Yêu cầu học sinh vẽ
tập hợp B.
Yêu cầu học sinh làm bài 4 (SGK- tr 6- hình 4).
IV.

CỦNG CỐ

-

GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách kí hiệu một tập hợp; các cách viết tập hợp.

-

Chia nhóm hs làm ?1, ?2 , bài 4 (hình 3, 5- SGK- tr6).

V.

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

-

Học thuộc cách kí hiệu một tập hợp, các cách viết một tập hợp.

-


Làm bài 1, 2, 3, 5 (SGK- tr6).

-

Đọc trước bài 2: Tập hợp các số tự nhiên.

Phạm Ngọc Hoa - Trường THCS Chu Văn An

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×