Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Quy luật giá trị thặng dư. Liên hệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.27 KB, 3 trang )

Câu 4: Trình bày hai ppsx giá trị thặng dư? Liên hệ vấn đề này ở việt nam hiện nay?
Sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình lao động, thể hiện sự kết hợp giữa các yếu
tố sản xuất là sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra giá trị sử dụng. Giá trị thặng dư là bộ phận
giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản.
Giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân làm thuê, thể hiện bản chất bóc lột của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất giá trị
nhưng kéo dài quá một điểm, mà nếu dừng lại tại điểm đó thì lượng giá trị mới do công nhân làm
thuê tạo ra mới đạt mức ngang bằng giá trị sức lao động. Từ đây ngày lao động của chủ nghĩa tư
bản được chia ra thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư.
Mục đích của sx tư bản chủ nghĩa là thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư, để thu lợi nhuận
kếch xù về cho mình.
Trong cùng một thời gian, bằng lao động cụ thể người công nhân sử dụng TLSX để tạo ra
giá trị sử dụng hàng hóa mới và chuyển giá trị của những TLSX đã được tiêu dùng ấy sang hàng
hóa mới. Đồng thời bằng lao động trừu tượng người công nhân đã kết tinh thêm vào sản phẩm
mới một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động. Phần lớn hơn ấy gọi là giá trị thặng dư.
Tỷ xuất giá trị thặng dư được tính theo công thức: m’= (m/v)*100%
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột lao động làm thuê của tư bản
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’
Giá trị thặng dư: m
Tư bản khả biến: v
Từ công thức này ta có thể tìm giá trị thặng dư : m= (m’*v) :100%
Giá trị thặng dư cũng có thể được tính bằng tỷ lệ giữa thời gian lao động thặng dư (t/ ) và
thời gian lao động tất yếu (t).
Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp đẻ tăng tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài ngày lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động , thời gian lao động tất yếu và giá trị sức
lao động không đổi.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp,
tiến bộ chậm chập thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư


Là kéo dài ngày lao động của công nhân
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4h và thời gian lao
động thặng dư là 4h. Lúc này :
Ta có: tỷ suất giá trị thặng dư m’=( thời gian lao động thặng dư )/ ( thời gian lao động tất
yếu)*100%
m’=4/4*100%=100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, tức là ngày lao động kéo dài thành
10h, trong khi năng suất lđ, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động k đổi.
Ta có: tyỷ suất giá trị thặng dư m’=( thời gian lao động thặng dư )/ ( thời gian lao động tất
yếu)*100%
m’=6/4*100%=150%
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động nhưng ngày lao động có những giới hạn
nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định.
Vì công nhân phải có thời gian ăn , ngủ, giải trí để phục hồi sức khỏe.
Để có được giá trị thặng dư tuyệt đối có thể sử dụng các biện pháp như kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu càng dài càng tốt, hoặc tăng cường độ lao động. Do đó, sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bị giới hạn bơi thời gian trong ngày và tình trạng sức khỏe tâm sinh


lý của công nhân. Việc áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thường vấp phải
sự phản kháng của công nhân làm thuê.
Kéo dài ngày lao động đã vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt của giai cấp công
nhân. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
Mặt khác khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ
thuật đã tiến bộ làm cho năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang
phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, trong khi ngày lao động có thể không
đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Thí dụ: ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là lao động tất yếu và 4 giờ là

lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư được tính như sau:
m’=( thời gian lao động thặng dư )/ ( thời gian lao động tất yếu)*100%
m’=4/4*100%=100%
Giả định rằng ngày lao động không đổi, nhung thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 3
giờ lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó
tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian
lao động thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư được tính như sau:
Ta có: m’=( thời gian lao động thặng dư )/ ( thời gian lao động tất yếu)*100%
m’=5/3*100%=167%
Như vậy , tỷ suất giá tri thặng dư đẫ tăng từ 100% lên 166%.
Nếu ngày lao động rút ngắn còn 7h, thời gian lao động tất yếu giảm còn 2 giờ, thì lúc naỳ tỷ
suất giá trị thặng dư sẽ là m’=5/2*100%=250%.
Để thu được giá trị thặng dư tương đối, cần rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Để rút ngắn
thời gian lao động tất yếu, cần phải hạ thấp giá trị sức lao động thì phải hạ thấp giá trị sức lao
động. Mà muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải tìm cách hạ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất sức lao động. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong
những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sx tư liệu sinh hoạt và trong các ngành sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt.
Những doanh nghiệp nào đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới, cải tiến quản lý hay
tận dụng đươc những đk sản xuất thuận lợi sẽ tăng năng suất lao động cá biệt, giảm giá trị cá biệt
cũa hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường, từ đó sẽ thu được 1 số giá trị thặng dư vượt trội so với
các doanh nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch, biểu hiện
dưới hính thái lợi nhuận siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là 1 hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi nhưng xét toàn
bộ xh tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên, nó có thể mất
đi chỗ này, lúc naỳ nhưng lại xuất hiện chỗ khác, lúc khác.
Liên hệ vấn đề này tại Việt Nam hiện nay:
Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào hiện tại ta thấy việc nghiên cứu học thuyết giá
trị thặng dư không phải là để kỳ thị thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà để khuyến khích nó phát

triển, bởi vì có hiểu rõ bản chất của nó mới có chính sách đúng đắn với nó. Chẳng hạn, hiểu rõ
mục đích và động cơ của sản xuất TBCN là thu càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, thì muốn
khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
chúng ta phải có chính sách như thế nào để họ thu được lợi nhuận thoả đáng, thậm chí cao hơn lợi
nhuận thu được khi học đầu tư vào các nước láng giềng của ta. Mặt khác, phải có biện pháp điều
tiết bớt sự chênh lệch quá đáng giữa người giàu và người nghèo, đồng thời có các chính sách xã
hội để giảm bớt bất công.


Khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị
thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị
thặng dư của các nhà tư bản nhằm góp phần vào việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ
nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành
phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân, cụ thể là bộ phận kinh tế tư bản tư nhân nhằm hạn
chế việc bóc lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian quy
định của luật lao động mà không có sự thống nhất của người lao động, việc cắt xén tiền công, cắt
xén các chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm tai nạn lao động. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho chúng ta thấy rằng chúng ta
thừa nhận có sự bóc lột trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng việc bóc lột này không thể như trong
chế độ tư bản chủ nghĩa được mà người lao động cần phải được bảo vệ thông qua hệ thống pháp
luật của Việt Nam. Thực tế, chúng ta cần phát triển kinh tế tư nhân để tạo nhiều việc làm, khai
thác các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh…
nhưng người lao động vì thế cũng bị bóc lột. Nhà nước ta cũng đã có hệ thống luật pháp bảo vệ
người lao động như: bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Quy định về tiền lương tối thiểu cho
khu vực doanh nghiệp….nhưng vẫn chưa đầy đủ.
Tuy nhiên, yếu kém nhất hiện nay trong bảo vệ người lao động là thiếu sự kiểm tra chặt chẽ
và xử lý vi phạm nghiêm minh của các cơ quan chức năng đối với kinh tế tư bản tư nhân. Nhiều
cuộc đình công, bãi công gần đây của công nhân nước ta ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chỉ rõ điều này. Tại hội nghị "Tổng kết tình hình năm

2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm
1995 đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 4.100 cuộc đình công, trong đó chủ yếu ở các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... với hơn 3.100 cuộc, chiếm
75,4%. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006. Năm 2011 đạt mức kỷ
lục với 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng. Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là
218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...
Nguyên nhân được Bộ xác định trước hết do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành
đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải
quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương...Khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh
tế phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên, đặc biệt là về mặt tổ
chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc
đẩy nhanh quá trình xã hội hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên
sản xuất lớn, hiện đại sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung
tâm của thời kỳ quá độ là CNH, HĐH nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của người lao động.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên chúng ta vẫn tiếp
tục khẳng định rằng học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử
của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay./.



×