Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án tích hợp đại số lớp 7 tiết 24 25 một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.99 MB, 25 trang )

Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Ngày soạn: 08/11/2017
GIÁO ÁN TÍCH HỢP ĐẠI SỐ LỚP 7
Tiết 24 – 25: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận và vận dụng được
tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải một
số bài toán liên quan đến thực tế.
- Học sinh biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ
lệ.
- Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh, GDCD vào giải toán
và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong bài toán.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được tính chất đại lượng tỷ lệ thuận vào giải bài tập có nội dung
Toán học, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất của
hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận và
tính chất của dãy tỷ số bằng nhau.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và
rèn luyện khả năng tư duy toán học, tư duy vật lý, thảo luận nhóm, thu thập thông
tin, phân tích các đại lượng liên quan đến bài toán thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trồng cây xanh vì môi trường trong sạch
và đẹp.
- Có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng (tiết kiệm điện)....
4. Định hướng hình thành năng lực:


- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác theo nhóm.
- Năng lực tự học, tư duy sáng tạo
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập, bảng nhóm (Phần phụ lục)
/>
1


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

- Học liệu: SGK, SBT, SGV.
- Minh họa: Các hình ảnh minh họa về thực trạng hiện nay ở các lĩnh vực: Ô
nhiễm môi trường biển, tiết kiệm năng lượng, thiên nhiên môi trường (Hình ảnh về
rạn san hô và các tác động ảnh hưởng; hình ảnh về các hành động bảo vệ môi
trường; hình ảnh về di tích lịch sử tại địa phương, hình ảnh tuyên truyền tiết kiệm
điện...)
(Phần phụ lục)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở ghi, vở bài tập, SGK. Bảng nhóm, bút dạ.
- Đọc trước bài ở nhà và tìm hiểu về vấn đề môi trường và tiết kiệm điện năng
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1.Phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật dạy học:
- Chia nhóm thảo luận;
- Kĩ thuật “viết tích cực”(cá nhân và đại diện nhóm);
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài:
? Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ
thuận.
Hs : Nhận xét, bổ sung bài nếu có.
Gv: Ở các bài học trước các em đã biết thế nào là đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng
tỉ lệ thuận có những tính chất gì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức
đó vào giải quyết một số bài toán thực tế trong cuộc sống.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1
1). Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững, khắc sâu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, vận dụng
được tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải
một số bài toán liên quan đến thực tế.
- Học sinh biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
/>
2


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

- Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lí, Hóa học , Sinh, GDCD, Lịch sử, Mĩ
thuật vào giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra.
2). Phương pháp: Luyện tập, thực hành

3). Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.
4). Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bài tập 1: Hai thanh kim loại đồng
Gv: chiếu Slide 1 đưa đề bài lên màn chất có thể tích là 10 cm3 và 15 cm3.
hình
Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam biết
Yêu cầu HS quan sát, đọc bài tập 1
khối lượng của cả hai thanh là 222,5 g.
HS: Đọc và tìm hiểu đề bài.
Tóm tắt:
GV: Bài toán cho biết gì và yêu cầu Biết V1 = 10 cm3 ; V2 =15cm3
tính gì?
và m1 + m2 = 222,5 ( g)
HS: Bài toán cho biết thể tích của hai Tính m1 = ? ; m2 = ?
thanh kim loại đồng chất và tổng khối Một số chú ý về bài toán
lượng của chúng, yêu cầu tính khối - Các đại lượng tham gia:
lượng mỗi thanh.
Thể tích (V); Khối lượng(m);
Gv : Gọi Hs Tóm tắt bài toán
Khối lượng riêng (D)
- Liên hệ: m = D.V ( D là hằng số)
m
m
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
D= ; V=
V
D

HS: Làm việc theo 4 nhóm
GV: Trong bài toán xuất hiện những
đại lượng vật lý nào?
HS: Đó là khối lượng và thể tích.
GV: Khối lượng và thể tích của vật thể
có mối quan hệ gì với nhau? Vì sao?
HS: m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận
vì chúng được liên hệ theo công thức m
= D.V (D là hằng số)
GV: Để giải bài toán trên trước hết ta
phải làm gì?
HS: Gọi khối lượng của mỗi thanh kim
Giải:
loại lần lượt là m1 (g) và m2 (g).
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo Gọi khối lượng của mỗi thanh kim loại
GV: Theo đề bài và theo tính chất của lần lượt là m1 (g) và m2 (g). Vì khối
lượng và thể tích của vật thể là hai đại
đại lượng tỉ lệ thuận ta có điều gì?
/>
3


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

HS:

m1 m2
=
và m1 + m2 =222,5(g)

10 15

HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả.
HS các nhóm khác nhận xét hoạt động
và kết quả của nhóm bạn.
GV: Chốt bài.
- Khối lượng (m) và thể tích (V) của
một vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
-Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
-Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

lượng tỉ lệ thuận nên ta có

m1 m2
=
;
10 15

Theo đề bài m1 + m2 =222,5(g).
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
ta có:
m1 m2 m1 + m2 222,5
=
=
=
= 8.9
10 15 10 + 15
25

⇒ m1=8,9.10=89(g)


m2=8,9.15=133,5(g)
Vậy hai thanh kim loại có khối lượng
lần lượt là 89(g) và 133,5(g).

GV: Dùng KN chia tỷ lệ, bài toán 1 có
thể được phát biểu như thế nào?

Chú ý: Bài toán 1, ta có thể phát biểu
đơn giản: Chia số 222,5 ra thành hai
Tích hợp nội dung kiến thức môn
Vật lý: Qua bài tập trên ta thấy môn phần tỉ lệ với 10 và 15 (Cách giải tương
Toán và môn Lý có quan hệ rất mật tự bài toán 1).
thiết với nhau. Để giải được toán nhiều
khi cần sự hỗ trợ của kiến thức môn Lí
và để giải quyết được các bài tập vật lí
lại cần đến công cụ hữu ích là kiến
thức môn Toán. Vì vậy việc học tốt và
học đều các môn học là rất quan trọng.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh Bài tập 9 (SGK): Đồng bạch là một loại
giá
hợp kim của niken, kẽm, và đồng với
Gv: chiếu Slide 2 nêu bài tập 9 (SGK)
khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, để 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam
hoàn thành bài tập vận dụng trên Phiếu
niken, kẽm và đồng để sản xuất 150 kg
học tập 1.
- Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét đồng bạch ?
Hướng dẫn: Gọi khối lượng của niken,

kết quả của nhóm bạn.
GV: Đánh giá nhận xét hoạt động của kẽm, đồng để sản xuất 150 kg đồng
bạch lần lược là x; y; z (kg)
các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
Khối lượng niken, kẽm và đồng lần
- Bằng kiến thức vừa học HS nắm và
lược tỉ lệ với 3; 4; 13, ta có:
vận dụng được:
x y z
+ Các số x; y; z lần lược tỉ lệ với 3; 4;
= =
3 4 13
x
y
z
13 thì
= =
Khối lượng niken, kẽm và đồng để sản
3 4 13
/>
4


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

+ Trình bày được lời giải bài toán vận xuất 150 kg, ta có: x + y + z = 150
dụng.
Giải ra x = 25,5 (kg);
y = 30 (kg);

z = 97,5 (kg)

a) Bài tập 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bài tập 2 : Diện tích phân bố rạn san hô
Gv: chiếu Slide 3 đưa đề bài tập 2 lên biển Việt Nam năm 2013 và năm 2016
màn hình.
lần lượt tỉ lệ với 47 và 43. Biết từ năm
HS: - Quan sát, đọcđề bài tập 2.
2013 đến năm 2016 diện tích rạn san hô
biển Việt Nam đã giảm đi 10400(ha).
HS Đọc và tìm hiểu đề bài.
Tính diện tích phân bố rạn san hô biển
GV : Bài toán cho biết điều gì và yêu Việt Nam vào mỗi năm đó và nêu một
cầu tìm gì ?
số nhận xét của em về tình trạng suy
HS : Bài toán cho biết diện tích phân giảm diện tích rạn san hô biển ( nguyên
bố rạn san hô năm 2013 và 2016 tỉ lệ nhân suy giảm diện tích, vai trò của san
với 47 và 43 và hiệu diện tích năm hô, biện pháp bảo vệ rạn san hô… )
2013 và 2016 là 104000 ha. Yêu cầu
tính diện tích rạn san hô mỗi năm
2013 và 2016 qua đó rút ra nhận xét
/>
5



Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

về tình trạng suy giảm diện tích đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm việc theo nhóm.
GV hướng dẫn (nếu cần)
GV : Để giải được bài toán này trước
hết ta phải làm gì ?
HS : Gọi diện tích phân bố rạn san hô
năm 2013 và 2016 lần lượt là x và y.
GV : Theo đề bài ta có điều gì ?
HS :

x
y
=
và x – y = 10400 (ha)
47 43

GV : Để tính được x và y ta phải vận
dụng kiến thức nào đã học ?
HS : Tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả.
HS các nhóm khác nhận xét hoạt động
và kết quả của nhóm bạn.
GV: Chốt bài.
Các số x, y tỉ lệ với các số 47 và 43

<= > x : 47 = y : 43.

Giải
Gọi diện tích phân bố rạn san hô biển
Việt Nam năm 2013 và năm 2016 lần
lượt là x và y ( ha) (x>0 ; y>0).
Theo đề bài ta có :

x
y
=

47 43

x-y= 10400(ha).
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau
ta
có :
x
y
x− y
10400
=
=
=
= 2600
47 43 47 − 43
4
x


= 2600 ⇒ x = 122200(ha )
47
y
= 2600 ⇒ y = 111800(ha )
43

Tích hợp nội dung kiến thức môn
Sinh học, GDCD:
Gv : Em rút ra nhận xét gì về diện tích
san hô biển ở Việt Nam ?
HS : Diện tích rạn san hô biển Việt Vậy diện tích phân bố rạn san hô biển
Nam bị suy giảm nhiều.
Việt Nam năm 2013 và năm 2016 lần
GV : Qua kiến thức môn sinh học lớp lượt là 110000 (ha) và 14000 (ha).
7 đã học, em hãy cho biết san hô là
một đại diện thuộc ngành nào ?
HS : San hô là một đại diện thuộc
ngành ruột khoang.
/>
6


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

GV : San hô có vai trò gì đối với đời
sống con người ?
HS : Cân bằng sinh thái biển ; tạo
phong cảnh đẹp ; làm vật trang trí,

trang sức ; là nguyên liệu đốt vôi,
nghiên cứu địa chất...
GV : Vì sao rạn san hô dần suy giảm ?
HS : Do ô nhiễm môi trường (các nhà
máy xả chất thải độc hại chưa qua xử
lí ra biển, ý thức giữ sạch môi trường
biển của nhiều người chưa tốt) ; do
con người khai thác san hô ồ ạt, bừa
bãi.
GV : Muốn bảo vệ rạn san hô ta cần
làm gì ?
HS: - Giữ gìn môi trường biển trong
sạch.
- Quản lí, kiểm tra chặt chẽ việc xả
nước thải của các nhà máy, các khu
công nghiệp ra biển, khai thác san hô
đúng qui định.
- Nhân, nuôi thêm san hô nhân tạo.
GV: Qua bài tập trên chúng ta thấy
được thực trạng về sự suy giảm diện
tích rạn san hô biển ở nước ta là những
con số đáng báo động ; các em cũng
thấy được vai trò của san hô đối với
môi trường tự nhiên và đời sống con
người. Bằng những hành động cụ thể
mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ
môi trường biển trong sạch để không
mất đi nguồn tài nguyên quí này.
GV : Liên hệ thêm sự cố môi trường
biển ở các tỉnh miền trung đầu năm

2016 do nhà máy Formosa xả chất thải
ra biển.
Gv : Chiếu Slide 4; 5; 6; 7 một số hình
/>
7


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

ảnh minh họa về sự báo động là nguồn
tài nguyên san hô của biển đang bị hủy
hoại.
b) Bài tập 3.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv: Chiếu Slide 8 đưa đề bài lên màn
hình
HS: quan sát, đọc bài bài tập 3
GV: Gọi Hs đọc đề bài và tóm tắt bài
GV: Bài toán cho biết gì và yêu cầu
tính gì?
GV: Yêu cầu tính số cây trồng được
của mỗi lớp.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. GV yêu
cầu từng nhóm cử nhóm trưởng, thư kí
ghi chép bài giải trên bảng nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS : Làm việc theo nhóm
Gv: quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
HS: Đại diện nhóm treo bảng nhóm.
HS: Các nhóm nhận xét, đánh giá bài
làm của nhóm bạn .
GV: Thống nhất cách trình bày
Gv : Nhận xét ,cho điểm mỗi nhóm.
Tuyên dương nhóm làm tốt .

NỘI DUNG CHÍNH
Bài tập 3:
Ba lớp 7A, 7B, 7C trồng được 118
cây xanh xung quanh trường. Tính số
cây trồng được của mỗi lớp biết rằng số
cây trồng được của lớp 7A và 7B tỉ lệ
với 3 và 4; của lớp 7B và 7C tỉ lệ với 5
và 6.

Giải:
Gọi số cây trồng được của mỗi lớp 7A,
7B, 7C lần lượt là x, y, z (x, y, z ∈ N*)
(*)
Theo đề bài ta có

x
y y
z
=
; =
3 ..... 5 .......


và x+ y + z =........

x y
x
y
= ⇒
=
( 1)
3 4
..... .....
Tích hợp nội dung kiến thức môn +) y = z ⇒ y = z ( 2 )
5 6
...... ......
Sinh học, GDCD:
GV: Cây xanh có vai trò gì đối với đời Từ (1) và (2) ta có x = y = z
..... ..... .......

+)

sống con người?
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
HS: Cây xanh có vai trò rất lớn trong
nhau ta có :
đời sống con người:
+) Điều hòa không khí (thông qua quá
/>
8


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy

tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.
x
y
z
.................... ......
trình quang hợp)
=
=
=
=
= ........
+) Làm sạch môi trường: giữ khói bụi, ...... ...... ...... .................... ......
⇒ +) x= ................
khí độc trên lá, vỏ cây...

+) Làm giảm nhiệt độ (che mát, tiết hơi
nước,...)
+) Tạo cảnh quan đẹp
+) Chống xói mòn đất, cung cấp thực
phẩm...
GV: Cây xanh có nhiều lợi ích như
vậy, bản thân các em cần có những
hành động gì để giữ gìn môi trường
xanh, sạch, đẹp?
HS: Trồng và chăm sóc thêm nhiều
cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường
xung quanh sạch sẽ, bảo vệ chăm sóc
tốt các cây xanh đã có....

c) Bài tập 4:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv: chiếu Slide 12 đưa đề bài lên màn
hình, yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài
tập 4.
GV yêu cầu cho học sinh: Tính số tiền
điện phải trả của hộ gia đình trên trong
tháng 2, 3, 4;
.

+) y= ...............
+) z= ...............
( Thỏa mãn ĐK (*))
Vậy số cây trồng được của mỗi lớp 7A,
7B, 7C lần lượt là ...... cây; ...... cây
và ...... cây.

NỘI DUNG CHÍNH
Bài tập 4: Biết số tiền điện tháng 2,
tháng 3, tháng 4 năm 2016 của một hộ
gia đình phải trả tỉ lệ với 2, 3, 4 và tổng
số tiền phải trả trong 3 tháng là
1485000 đồng. Tính số tiền điện phải
trả của hộ gia đình trên trong tháng 2,
3, 4.
Giải

/>
9



Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS : Làm việc cá nhân
HS: Tìm hiểu đề bài, cùng tập trung
tìm hướng giải
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Gọi một học sinh trình bày bài
giải trên bảng.
HS: Cả lớp tự giải
GV: Cho học sinh cả lớp nhận xét bài
làm của học sinh trên bảng.
GV: chiếu Slide 13 lời giải bài tập 4.
Hs : Ghi bài.

Gọi số tiền điện tháng 2, tháng 3, tháng
4 của hộ gia đình đó phải trả là x, y, z
(đồng)
(x>0; y>0; z>0)(*).
Theo đề bài ta có:

x y z
= =
2 3 4

và x+y+z= 1485000(đ)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng
nhau

ta
có:
x y z x + y + z 1485000
= = =
=
= 165000
2 3 4 2+3+ 4
9

⇒ x=165000.2=330000(đ)

y= 165000.3=495000(đ)
z= 165000.4=660000(đ)
Tích hợp nội dung kiến thức môn
x; y; z thỏa mãn điều kiện (*)
Vật lý, GDCD:
GV: Em có nhận xét gì về số tiền điện Vậy số tiền điện hộ gia đình phải trả
của hộ gia đình trên trong mỗi tháng 2; trong tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm
2016 lần lượt là: 330000(đ); 495000(đ);
3; 4?
660000 (đ).
HS: Số tiền điện mỗi tháng tăng dần.
GV: Nguyên nhân số tiền điện tăng
dần?
HS: Do thời gian dần chuyển sang
mùa hè nên các thiết bị sử dụng điện
sử dụng nhiều hơn.
GV: Tiết kiệm điện có lợi ích gì?
HS: Tiết kiệm tiền chi tiêu của gia
đình; giảm áp lực về năng lượng điện

cho các nhà máy sản xuất; hạn chế việc
cắt điện luân phiên trong mùa hè; giảm
ô nhiễm môi trường...
GV: Em sẽ làm gì để góp phần tiết
kiệm điện trong gia đình em và trong
nhà trường
Hs: -Lựa chọn những thiết bị tiết kiệm
điện
-Tắt, rút phích cắm những thiết bị
điện khi không có nhu cầu sử dụng.
/>
10


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

-Sắp xếp bàn học, bàn làm việc gần
các cửa để tận dụng ánh sáng mặt trời
hoặc gió tự nhiên khi học bài hoặc khi
làm việc.
- Điều hòa chỉ bật khi thật sự cần
thiết và để ở nhiệt độ phù hợp; không
mở tủ lạnh nhiều lần; máy giặt giặt khi
lượng quần áo vừa đủ; ti vi xem độ
sáng vừa phải; tăng cường các hoạt
động ngoài trời để hạn chế thời gian
bên các thiết bị điện tử...
- Hưởng ứng “Giờ trái đất” hằng năm.
GV: Việc tiết kiệm điện có nhiều lợi

ích cho gia đình và xã hội. Sử dụng
năng lượng mặt trời, sức gió để tiết
kiệm điện năng.
Giáo viên chiếu Slide 14; 15; 16; 17; 18; 19 một số hình ảnh về tiết kiệm
điện và sử dụng nguồn năng lượng thay thế.
d) Phương án kiểm tra đánh giá
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Gv: chiếu Slide 20, nêu bài tập đánh Bài tập:
giá
Diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá
- Học sinh làm bài cá nhân và để hoàn vào các năm 2005, 2010 và 2015 lần
thành bài tập vận dụng trên Phiếu học
lượt tỉ lệ với 8, 9, 10. Tính diện tích
tập 2.
rừng bị chặt phá vào các năm đó biết
GV: Thu 10 phiếu học tập, nhận xét kết
rằng tổng của diện tích rừng bị chặt phá
quả và đánh giá việc vận dụng kiến
năm 2005, năm 2010 và năm 2015 là
thức của học sinh nhận.
35,1 triệu ha.
GV chốt kiến thức cần nắm:
- Bằng kiến thức vừa học HS nắm và
vận dụng được:
+ Các số x; y lần lược tỉ lệ với các số
a; b thì x : a = y : b
+ Các số x; y; z lần lược tỉ lệ với a; b;
c thì x : a = y : b = z : c
Tích hợp nội dung kiến thức môn

/>
11


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Sinh học, GDCD.
GV: Rừng có vao trò gì đối với đời
sống con người.
HS: Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho SX
giấy, chống sói mòn, lũ lụt, hạn hán,
cung cấp ô xy làm sạch bầu không khí,

GV: Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích
rừng bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng như thế
nào đối với mô trường và đời sống con
người.
HS: Môi trường, bầu không khí bị ô
nhiễm, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, …
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của con người.
GV: Cần làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ
môi trường.
HS: Cấm khai thác rừng bừa bãi, tích
cự trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây
xanh,…
GV chiếu Slide 21, 22, 23, 24, 25, 26 giới thiệu một số hình ảnh về tình trạng
khai thác rừng bừa bãi và hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi.
V. CỦNG CỐ

GV: ? Qua bài học hôm nay các em cần lưu ý những nội dung gì ?
? Nêu nội dung kiến thức bài bằng sơ đồ tư duy
GV chiếu Slide 27 và hệ thống lại kiến thức của bài học

/>
12


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..

/>
13


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.
VIII. PHỤ LỤC (THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC)
1) Bảng nhóm 1.
Nhóm............

Bài tập 1: Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích là 10 cm 3 và 15 cm3. Hỏi mỗi
thanh nặng bao nhiêu gam biết khối lượng của cả hai thanh là 222,5 g.
Bài làm
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................
Bảng nhóm 2.
Nhóm............

Bài tập 2 : Diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam năm 2013 và năm 2016
lần lượt tỉ lệ với 47 và 43. Biết từ năm 2013 đến năm 2016 diện tích rạn san hô
biển Việt Nam đã giảm đi 10400 (ha). Tính diện tích phân bố rạn san hô biển Việt
Nam vào mỗi năm đó và nêu một số nhận xét của em về tình trạng suy giảm diện
tích rạn san hô biển (nguyên nhân suy giảm diện tích, vai trò của san hô, biện
pháp bảo vệ rạn san hô… )
Bài làm
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
...........
Bảng nhóm 3.
Nhóm............

Bài tập 3:
Ba lớp 7A, 7B, 7C trồng được 118 cây xanh xung quanh trường.
Tính số cây trồng được của mỗi lớp biết rằng số cây trồng được của lớp 7A và 7B
tỉ lệ với 3 và 4; của lớp 7B và 7C tỉ lệ với 5 và 6.
Giải:
Gọi số cây trồng được của mỗi lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z (x, y, z ∈ N*)(*)
Theo đề bài ta có

x
y y
z

=
; =
3 ..... 5 .......

x y
x
y
= ⇒
=
( 1)
3 4
..... .....
x
y
z
=
=
Từ (1) và (2) ta có
..... ..... .......

+)

và x+ y + z =........
+)

y z
y
z
= ⇒
=

( 2)
5 6
...... ......

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có :
/>
14


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.
x
y
z
.................... ......
=
=
=
=
= ........
...... ...... ...... .................... ......
⇒ +) x= ................ ;
+) y= ............... ;
+) z= ...............

(Thỏa mãn ĐK (*))
Vậy số cây trồng được của mỗi lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là ...... cây; ...... cây
và ...... cây.
2). Phiếu học tập 1:


PHIẾU HỌC TẬP 1
Họ tên học sinh:

1)...................................................................
2)..................................................................

Bài tập 9 (SGK):
Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm, và đồng với khối lượng của
chúng lần lượt tỉ lệ với 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam niken, kẽm và
đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch ?
Bài làm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phiếu học tập 2:

PHIẾU HỌC TẬP 2
Họ tên học sinh: ……………………………………………………………..
Điền vào chỗ…. để hoàn thành lời giải bài toán:
Giải:
Gọi diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2005; 2010 và 2015
lần lượt là x; y; z (triệu ha).
Theo bài ra ta có : ………………………………………………..…………….
và………………………………………………………..…….
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
……………………………………………………..………………………….....
Suy ra :
x = ………………………………………….…………………………………
y =…………………………………………….……………….………………
z = ……………………………………………..………………………………

Vậy: …………………………………………………………………………..

/>
15


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.
3) Bảng phụ (Slide trình chiếu)

Slide 1

Slide 2

Bài tập 9 (SGK): Đồng bạch là một loại hợp kim của
niken, kẽm, và đồng với khối lượng của chúng lần
lượt tỉ lệ với 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam
niken, kẽm và đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch ?

Slide 3

/>
16


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 4


Nguồn tài nguyên san hô trong lòng đại dương.

Slide 5

Nguồn tài nguyên san hô, hải sản trong lòng đại dương

Slide 6

/>
17


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 7

Slide 8

Slide 9

/>
18


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 10


Slide 11

Slide 12

/>
19


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 13

Slide 14

Slide 15

Sử dụng năng lượng gió
/>
20


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 16

Sử dụng năng lượng gió

Slide 17


Sử dụng năng lượng mặt trời

Slide 18

Sử dụng năng lượng mặt trời

/>
21


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 19

Sử dụng năng lượng mặt trời

Slide 20

Slide 21

Chặt phá rừng bừa bãi

/>
22


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.


Slide 22

Lũ lụt

Slide 23

Hạn hán

Slide 24

Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
/>
23


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy
tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 25

Học sinh tham gia trồng và chăm sóc cây xanh

Slide 26

/>
24


Tích hợp kiến thức các môn Toán, Vật lí, Sinh, Giáo dục công dân vào giảng dạy

tiết 24 + 25: "Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” môn Đại số lớp 7.

Slide 27

Slide 28

/>
25


×