Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐỒ ÁN NGHIÊNG CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÂY CHÔM CHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 81 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

LỜI CÁM ƠN

Thời gian học tập tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh (Hutech) là một
chặng đường không dài cũng không ngắn. Trong suốt quãng thời gian đó, các thầy cô đã
luôn tạo mọi điều kiện, hướng dẫn chỉ bảo cho chúng em với sự tận tụy và nhiệt huyết của
mình. Các thầy cô đã không ngại khó khăn và dành những thời gian quý báu của mình để
giảng dạy tận tình cho chúng em. Chính những điều đó là động lực để em không ngừng
học hỏi, phấn đấu, trau dồi kiến thức trong những năm tháng sinh viên vừa qua.
Và chuyên đề tốt nghiệp chính là sự vận dụng, tổng hợp, kiến thức mà em đã được học
trong những năm qua dưới sự giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, chuyên đề tốt nghiệp cũng
giúp em hiểu được phần nào công việc của người kỹ sư môi trường trong tương lai. Tuy
nhiên, với kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy cô góp ý, sữa chữa để em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt bài chuyên đề khoa học này, em đã nỗ lực hết sức và
được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là Ths. Vũ Hải Yến. Cô đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo những sai sót và những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn để em hoàn thành tốt
chuyên đề này.
Do đó, lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến cô Vũ Hải Yến. Tiếp đến, em xin
cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Viện khoa hc ứng dụng Hutech nói riêng và toàn thể
thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh (Hutech) nói chung đã truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian là sinh viên của trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

i


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu


huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

NHẬN XẾT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn

Ths.Vũ Hải Yến

ii


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre

GVHD: Ths Vũ Hải Yến

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN...................................................................................................................... i
NHẬN XẾT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
3.1. Phạm vi .................................................................................................................. 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
5. Ý NGHĨ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE ................... 4
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 4
2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 5
2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 5
2.2. Địa hình địa mạo .................................................................................................... 6
2.3. Khí hậu thủy văn .................................................................................................... 6
2.4. Thổ nhưỡng ............................................................................................................ 7
2.5. Địa chất .................................................................................................................. 7
2.6. Chế độ thủy triều.................................................................................................... 7
2.7. Nước mặt................................................................................................................ 7
2.8. Nước ngầm............................................................................................................. 8
2.9. Vấn đề xâm nhập mặn ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÂY CHÔM CHÔM ........................................................ 9
1. Nguồn gốc, đặc tính thực vật và giống cây chôm chôm ........................................... 9
1.1.


Nguồn gốc phân bố ............................................................................................. 9

1.2.

Đặc tính thực vật ............................................................................................... 10

1.3.

Các giống chôm chôm ...................................................................................... 15
iii


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

2. Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ trồng và phương thức nhân giống ........................... 21
2.1.

Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................ 21

2.2.

Thời vụ trồng .................................................................................................... 21

2.3.

Phương pháp nhân giống .................................................................................. 21


3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ..................................................................................... 21
3.1.

Kỹ thuật trồng ................................................................................................... 21

3.2.

Chăm sóc .......................................................................................................... 29

4. Các loại bệnh cây chôm chôm ............................................................................. 40
5. Thu hoạch và bảo quản ........................................................................................ 49
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU ĐẾN CÂY
CHÔM CHÔM VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP ......................................................... 51
1. Biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre ................................................................................. 51
1.1.

Biến đổi khí hậu là gì ........................................................................................ 51

1.2.

Diễn biến của biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre .................................................... 51

2. Thí nghiệm ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
chôm chôm ..................................................................................................................... 53
2.1.

Nhiệt độ ............................................................................................................ 54

2.2.


Lượng mưa (chế dộ tưới) .................................................................................. 58

2.3.

Xâm nhập mặn .................................................................................................. 61

3. Các biện pháp khắc phục ......................................................................................... 64
3.1.

Nâng cao nhận thức .......................................................................................... 65

3.2.

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và cơ quan nghiên cứu...................... 66

3.3. Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt để làm cơ sở
xây dựng các biện pháp ứng phó ................................................................................ 66
3.4.

Nghiên cứu, phát triển giống mới ..................................................................... 68

3.5.

Chuyển giao và ứng dụng giống và công nghệ sử xuất mới ............................ 69

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 70
Kết luận .......................................................................................................................... 70
Kiến nghị ........................................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 74
iv



Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Cây chôm chôm
Hình 2 Lá chôm chôm
Hình 3 Phát hoa của cây chôm chôm và hoa đực
Hình 4 Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái
Hình 5 Trái chôm chôm non
Hình 6 Trái chôm chôm còn xanh
Hình 7 Trái chôm chôm chín
Hình 8 Chôm chôm Java
Hình 9 Chôm chôm Dona (Rongrien)
Hình 10 Chôm chôm nhãn
Hình 11 Chôm chôm đường
Hình 12 Hố trồng cây chôm chôm
Hình 13 Cây giống chôm chôm Thái
Hình 14 Cây giống chôm chôm nhãn
Hình 15 Cây chuối chuối và tàu lá dừa
Hình 16 Dùng bao che nắng và dùng lưới che nắng cho cây
Hình 17 Rơm khô và lá khô
Hình 18 Cỏ khô và lục bình
v


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu

huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Hình 19 Dùng cỏ khô phủ gốc giữa ẩm cho cây
Hình 20 Tán cây hình mâm xôi và tán cây hình cầu
Hình 21 Kéo giật cành và kéo cắt cành
Hình 22 Kéo cắt cành trên cao và thang gỗ
Hình 23 Kéo cắt cành trên cao và cưa cắt cành
Hình 24 Thang dài bằng nhôm
Hình 25 Cây có chiều cao thấp, bộ tán đều và khỏe khi cho trái; xén ngọn cành để tạo tán
Hình 26 Xén cành đan chéo ngoài tán và xén cành trong tán
Hình 27 Xén cành dưới tán sau thu hoạch và cây chôm chôm được trẻ hoa
Hình 28 Cây cho cành mới sau khi cắt ngang
Hình 29 Rệp phấn trắng hại chôm chôm
Hình 30 Bệnh rệp sáp
Hình 31 Bệnh phấn trắng
Hình 32 Bệnh sâu đục trái ở chôm chôm

vi


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Lượng phận bón cần dùng của cây chôm chôm
Bảng 2.2 Lượng phân bón của các thời kỳ cần thiết cho cây
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây chôm chôm

Bảng 3.2: Theo dõi đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây thí nghiệm
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của lượng mưa đến cây chôm chôm (chế dộ tưới nhỏ giọt)
Bảng 3.3: Theo dõi đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây thí nghiệm
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của nồng độ muối đến cây chôm chôm
Bảng 3.5: Theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng

vii


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong nơi có khí hậu và địa hình thuận lợi cho sự phát
triển trồng trọt. Trong đó việc phát triển vườn cây ăn trái rất được quan tâm để có thể tận
dụng tốt và tối đa những ngồn lợi mà thiên nhiên ưu đãi. Có rất nhiều loại cây ăn trái được
các nhà vườn nơi đây chọn lựa để sản xuất. Cây chôm chôm là một trong sự lựa chọn, với
giá cả của trái luôn giữ được ở mức ổn định, năng suất cao, dễ trồng. Nên loại cây này rất
được ưa chuộng của đồng bằng song Cửu Long
Chôm chôm được đưa vào nước ta từ rất sớm, và nhanh chống được ta tiếp nhận và
không ngừng lai tạo dể tạo ra nhiều giống chôm chôm đặc trưng riêng của ta. Và đến ngày
nay đã có rất nhiều giống chôm chôm, xuất hiện trên thị trường như: chôm chôm Java,
chôm chô nhãn, chôm chôm thái, … mỗi loại điều có một hương vị đặc trưng riêng và chất
lượng trái ngày càng được nâng cao. Tùy theo sở thích mà mọi người có những lựa chọn
thích hợp với sở thích của riêng mình
Cũng vì khả năng giá trị kinh tế mà chôm chôm đem lại rất hấp dẫn người trồng nên
những nhà vườn thường rất muốn phát triển loại cây này nhầm mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho gia đình. Nhưng không phải bất kỳ nơi nào ở Đồng bằng sông Cửu Long điều phát

triển thành công loại cây này.Trong đó chỉ có một số nơi phát triển thành công như huyện
Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Cái Bè- Tiền Giang…là nổi tiếng với loại cây này.
Hiện nay tại Việt Nam, các hộ trồng chôm chôm đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao
so với một số loại hoa màu khác, nhiều hộ đã làm giàu từ việc trồng chôm chôm trái vụ,
Trên thị trường nhu cầu tiêu thụ trái chôm chôm cũng rất lớn. Vì vậy chúng ta cần nghiên
cứu, có những giải pháp để phát triển cây chôm chôm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp
phần nâng cao đời sống người nông dân
Trước những mục đích muốn tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật canh tác của những nhà
vườn như thế nào mà loại cây này có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đã thực hiện về đề
1


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

tài: “Nghiên cứu các giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” là một nơi mà loại cây này phát triển mạnh và được
nhiều người biết đến bên cạnh những loài cây ăn trái khác.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu tại
huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi
Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Chợ
Lách tỉnh Bến Tre
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giống chôm chôm được trồng phổ biến ở tỉnh bến tre
a)


Chôm chôm java

b)

Chôm chôm Dona

c)

Chôm chôm nhãn

d)

Chôm chôm đường

e)

Chôm chôm dính

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về biến đổi khí hậu của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và đưa ra các biện pháp
khắc phục các hiện tượng biến đổi thới cực đoan
Tìm hiểu điều kiện khí hậu thích hợp để canh tác các giống chôm chôm trên địa bàn
huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre để cho ra năng suất cao nhất.

2


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến


5. Ý NGHĨ CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm đưa ra các giải pháp để cánh tác các giống cây chôm chôm phù hợp với biến đổi
khí hậu của huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre để cho năng suất tối ưu

3


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE
1. Giới thiệu chung
Diện tích: 2.360 km
Dân số: 1.262.206 người
Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 8 huyện
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa
khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 – 27 0C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500
mm.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360
km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4
nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông
Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048'
Bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020' Bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048'
Đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057' Đông. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải
rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng
chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông.
Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các
nhánh sông lớn như hình nan quạt xoè rộng về phía đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang,

có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long,
có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là
65 km.
Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa
Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre,
tàu bè có thể đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ Thành
phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.

4


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù
sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống
thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một
vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh (qua các tỉnh
Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre,
qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến cầu Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57
điểm cuối từ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú qua thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Chợ Lách
đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Đường tỉnh 882 nối đường vào cầu Hàm Luông
(ngã 4 Tân Thành Bình) với Quốc lộ 57 (ngã 3 cây Trâm). Đường tỉnh 883 nối Quốc lộ 60
đi qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Đường tỉnh 884 từ ngã tư Tân Thành qua bến
phà Tân Phú đến Quốc lộ 57. Đường tỉnh 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri,
qua thị trấn Giồng Trôm. Đường tỉnh 886 nối Đường tỉnh 883 (Ngã 3 Đê Đông) đến xã
Thừa Đức. Đường tỉnh 887 từ cầu Mỹ Hoá – thành phố Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc,
huyện Giồng Trôm.

Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong
tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ
đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương
là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi
dậy và phát triển mạnh mẽ.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
Huyện lỵ là thị trấn Chợ Lách nằm trên tỉnh lộ 57 cách thành phố Bến Tre 45 km về
hướng tây và cách thành phố Vĩnh Long 20 km về hướng đông.
Huyện Chợ Lách nằm ở phía tây tỉnh Bến Tre:
Phía đông giáp huyện Mỏ Cày Bắc.
5


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Phía tây giáp huyện Long Hồ (Vĩnh Long).
Phía nam giáp sông sông Cổ Chiên.
Phía bắc giáp sông Hàm Luông.
2.2. Địa hình địa mạo
Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông Nam,
cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông có chiều dài khoảng 65 km, hai cạnh hai bên là sông Tiền
và sông Cổ Chiên.
Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông Nam,
cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông có chiều dài khoảng 65 km, hai cạnh hai bên là sông Tiền
và sông Cổ Chiên
2.3. Khí hậu thủy văn
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài

ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung
bình hằng năm từ 26°C – 27°C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này
thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ
rệt.
Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa
trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2
đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại
cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết
nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh
năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ
về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.

6


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi
chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông
Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km. Hệ thống sông
ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước
tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông
đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào
sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng
2.4. Thổ nhưỡng
Nhìn toàn bộ vị trí địa lý, Bến Tre là một dạng cù lao lớn ở cửa sông Cửu Long hình

thành do quá trình bồi tụ phù sa của những "đảo cửa sông", một trong những dạng thức lấn
biển nhanh chóng của đồng bằng sông Cửu Long trong hàng ngàn năm qua. Những kết quả
khảo sát chi tiết đã xác nhận rằng đất đai Bến Tre mang sắc thái đặc thù tiêu biểu cho toàn
bộ quá trình hình thành đồng bằng này.
2.5. Địa chất
Trên bức ảnh vũ trụ chụp từ vệ tinh bay cao cả ngàn cây số, Bến Tre hiện ra như một
lưỡi phù sa mới của sông Tiền, mang đặc trưng riêng của đồng bằng sông Cửu Long là tính
bằng phẳng rất cao. Chênh mức tuyệt đối giữa điểm thấp hơn hết và điểm cao hơn hết là
3,5 m, một điều khó biểu diễn trên mặt cắt bình thường của nhà địa chất.
2.6. Chế độ thủy triều
Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước
từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều
đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào,
từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có
dao động theo sự chi phối của thủy triều.
2.7. Nước mặt
Nước ngọt của các sông chảy qua Bến Tre được cung cấp bởi nước ngọt từ sông Tiền.
Do điều tiết của Biển Hồ ở Campuchia, hằng năm từ tháng 6 đến tháng 9 có dòng nước
7


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

chảy ngược vào Tông Lê Sáp, rồi vào Biển Hồ, để rồi từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau lại
từ Biển Hồ nước bổ sung cho dòng chảy sông Tiền, sông Hậu với tổng lượng nước khoảng
80 km3.
2.8. Nước ngầm
Toàn tỉnh có diện tích đất giồng cát là 12.179 ha (trầm tích đệ tứ kỷ, tuổi Halocene).

Đây là nơi hình thành những cụm cư dân nông nghiệp lâu đời và đã trở thành làng xã, do
những nơi này không khí thoáng đãng, đường đi trong thôn xóm khô ráo, đặc biệt bên tầng
đất dưới chứa nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, đủ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của
người dân. Một số giồng ven biển cũng được bà con ngư dân chọn làm nơi định cư vì hội
đủ những điều kiện trên, trong đó yếu tố hàng đầu là nước ngọt.
2.9. Vấn đề xâm nhập mặn
Trong thuỷ văn của Bến Tre, vấn đề mặn cần phải được quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu
đầy đủ. Là một tỉnh nông nghiệp vùng ven biển, chất lượng nước tưới cho cây trồng có ý
nghĩa sống còn đối với nền kinh tế. Nắm được quy luật diễn biến của mặn, ta có thể bố trí
cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ sao cho đạt hiệu quả cao nhất

8


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÂY CHÔM CHÔM
1. Nguồn gốc, đặc tính thực vật và giống cây chôm chôm
1.1.

Nguồn gốc phân bố

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Rambutan
Tên khoa học: Nephelium lappacium L
Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng
trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và
đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng
cho những vùng đất không ngập nước.

Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây
này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: hồng mao đan,
hay của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của
Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là rambutan, Pháp gọi là ramboutan...
 Sự phân bố của cây chôm chôm
Chôm chôm là loài cây có thể trồng từ xích đạo cho đến vĩ tuyến 18o nhưng thường để
kinh doanh có hiệu quả thì nên trồng đến vĩ tuyến 14o, độ cao thích hợp từ 0 - 700 m, lượng
mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 220C - 300C, nghĩa là
nên trồng ở các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Chôm chôm được trồng tập
trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 ha, sản lượng
xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước. Đồng
nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến
Tre, Vĩnh Long…
Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây
chôm chôm. Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam,
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes.
9


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông
Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên. Việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các
giống nhập đều chưa được thực hiện.
1.2.

Đặc tính thực vật


a) Rễ cây thân cây và lá cây chôm chôm
- Rễ phát triển, sâu 3 - 5m, rộng 1- 3 lần tán cây. Rễ tơ chủ yếu phát triển trong tán cây,
sâu 10 - 15 cm.
- Thân cây chôm chôm: Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12-25m. Tán cây
rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng thay đổi tùy theo giống trồng từ thẳng đến rủ xuống.
Cây con mọc từ hạt thường có thân thẳng và nhánh mọc đầy.

Hình 1 Cây chôm chôm
- Cây chôm chôm là cây thân gỗ nhánh non có lông nâu, lá kép với 2-4 cặp lá chét hình
bầu dục, xếp xen kẽ hoặc hơi đối nhau trên trục, dài khoảng 5-20cm, rộng 3-10cm. Phiến
lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh tới xanh đậm, ngọn búp có lớp
bao màu hơi đỏ. Tán cây hình nón, rộng.

10


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Hình 2 Lá chôm chôm
b) Hoa chôm chôm
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính.
Hoa đực được tạo từ những cây đực (chiếm khoảng 40-60% ở những cây trồng bằng
hạt). Hoa đực không có nhụy cái, mang 5-8 nhị đực với bao phấn chứa rất nhiều hạt
phấn.không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính.
Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào
buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa
(hình dưới). Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn
trong một phát hoa.


Hình 3 Phát hoa của cây chôm chôm và hoa đực

11


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa
lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính
trên một phát hoa.
- Ở hoa lưỡng tính đực có nhụy cái và nhị đực cùng phát triển. Nhị đực mang bao phấn
chứa nhiều hạt phấn. Tuy nhiên, nhụy cái không có chức năng bình thường vì không mở
hoàn toàn khi hoa nở nên việc thụ phấn bị trở ngại.
- Ở hoa lưỡng tính cái, vòi nhụy cái phát triển tốt hơn và nhị đực thường bất thụ. Lúc hoa
nở, nướm nhụy cái chẻ đôi vươn dài ra khỏi các lá đài bao ngoài và có khả năng nhận hạt
phấn trong vòng 48 giờ. Có 90% hoa lưỡng tính cái trội trên mỗi phát hoa. Hoa lưỡng tính
cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống
như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.

Hình 4 Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái
 Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm:
 Cây đực: Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40 - 60 % cây con mọc từ hột là cây đực.
 Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính đực. Cây lưỡng tính nhưng sinh ra
cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào
khoảng 0,05 - 0,90%. Đây là loại cây phổ biến thường gặp trong sản xuất.
 Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính - đực thấp như “Si-Chompoo” của Thái Lan,
sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn.

 Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa:
12


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

 Giống: đặc điểm ra hoa của những giống chôm chôm rất khác nhau, có giống ra hoa
sớm nhưng cũng có giống ra hoa trễ hơn.
 Tuổi lá: trong thời kỳ xiết nước, cây chôm chôm phải có ba đợt lá, khi đợt lá thứ ba
già thì cây sẽ cho hoa (Lê Thanh Phong và ctv. 1994). Lá thuần thục cần thiết cho
sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa, do
đó việc chăm sóc, xén tỉa cho cây sau khi thu hoạch rất cần thiết để kích thích cây
ra hồi non đồng thời dự trữ dinh dưỡng cho chu kỳ cảm ứng hoa và phát triển kế
tiếp (Nakasone và Paull, 1998).
c) Quả (trái) chôm chôm
Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều
lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có cơm tách rời hột dễ dàng. Cơm
dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trong khoảng 15-18 tuần
sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm.

Hình 5: Trái chôm chôm non

13


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến


Hình 6 Trái chôm chôm còn xanh

Hình 7 Trái chôm chôm chín
Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70
kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một
tâm bì phát triển thành quả (rất ít khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông

14


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần
thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch.
Thịt trái (tử y) có màu trắng trong đến ngà. Độ dày, mùi vị và đặc điểm tróc rời hoặc
dính chặt vào hạt thay đổi tùy giống. Tỷ lệ giữa trọng lượng thịt trái và trọng lượng trái đạt
tối đa (khoảng 40%) từ tuần thứ 15 đến khi trái chín hoàn toàn.
Trái chôm chôm nặng từ 2 - 60g, trong đó phần thịt trái chiếm 30-58%, vỏ 40-60% và
hạt 4-9%. Hạt có khả năng nẩy mầm sớm bên trong trái làm thịt trái mềm, mất hương vị.
Năng suất trái tươi thay đổi tùy theo giống, tuổi cây và điều kiện canh tác, được ghi nhận
như sau:
Cây 3 năm tuổi: 15-20kg trái. Cây 6 năm tuổi: 10-100kg trái. Cây 9 năm tuổi: 55-200kg
trái. Cây 12 năm tuổi: 85-300kg trái. Cây 21 năm tuổi: 300-400kg trái.
1.3.

Các giống chôm chôm


Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có ba giống chính: chôm chôm
Java, chôm chôm Thái và chôm chôm nhãn.
a) Chôm chôm java
Tên thường gọi: Chôm chôm Java, chôm chôm Giava
- Tên tiếng anh: “Java” rambutan.

15


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Hình 8 Chôm chôm Java
Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre,
Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Ðặc tính chính là cùi
không dính hạt (chôm chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài cuả hạt.
Giống được trồng từ lâu và rất phổ biến ở Nam bộ, chiếm 70% diện tích trồng chôm
chôm. Đây là giống được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận như Trung Quốc,
Campuchia, …
Cây sinh trưởng mạnh, cành mọc dài. Lá to hơn giống chôm chôm Nhãn, màu xanh đậm
mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt mặt dưới. Quả có dạnh hình trứng, trọng lượng quả
32-43g, vỏ quả màu vàng đỏ lúc vừa chín, màu đỏ sậm lúc chín. Râu quả màu vàng đỏ, dài
9-11mm. Cơm quả trắng trong, độ dầy cơm 7-9 mm. ít trốc, nhiều nước, tỷ lệ cơm đạt
51,4%, độ brix 19-22%, vị ngọt thanh, quả có thể bảo quản được 12-14 ngày ở nhiệt độ 1120C, ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau 3 năm trồng. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng
11-3 dương lịch và thu hoạch quả rộ từ tháng 5-tháng 6 dương lịch (ĐBSCL) và tháng 6-8
dương lịch (Đông Nam Bộ), tuy nhiên giống này được các nhà vườn điều khiển cho ra hoa
16



Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

rải rác các tháng trong năm nhờ kỹ thuật xiêt nước kết hơp đậy gốc. Giống cho năng suât
cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 40kg/cây/năm (ĐBSCL), cây trên 15 năm
tuổi tại các tỉnh Đông Nam Bộ cho năng suất khoảng 300-400kg/ cây /năm
b) Chôm chôm Dona
Tên thường gọi: Chôm chôm Rong riêng
Tên tiếng Anh: “Dona” rambutan

Hình 9 Chôm chôm Dona (Rongrien)
Giống được nhập từ Thái Lan và trồng ở nước ta năm 1996. Sau khi được chọn lọc lại,
giống này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức theo quyết định số
3713 QĐ/BNN- KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005.
Cây sinh trưởng khá mạnh. Quả hình trứng, trọng lượng 32-34g/quả, vỏ quả màu đỏ
thẩm khi chín độ dầy vỏ quả 2mm. Râu quả dài, màu xanh khi trái chín.
Cơm quả màu trắng ngà, trốc tốt, độ dầy cơm 8,0 - 9,5 mm, ráo và dai, độ brix 22,5%,
tỷ lệ cơm 53,1, vị rất ngọt ngon. Quả của giống này có thể tồn trữ 14 ngày ở nhiệt độ 120C,
ẩm độ không khí 85-90%.
17


Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu giải pháp canh tác cây chôm chôm thích ứng với biến đổi khí hậu
huyện Chợ Lách tỉnh Bến tre
GVHD: Ths Vũ Hải Yến

Cây ghép cho trái sau trồng 3,5- 4,0 năm. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ
tháng 12-3 dương lịch. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 115 ngày nên mùa thu hoạch

quả rộ từ tháng 5- tháng 7 dương lịch. Cây cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho
thu hoạch khoảng 45kg/cây/năm.
c) Chôm chôm nhãn
Tên thường gọi: Chôm chôm Nhãn hay Chôm chôm trái Ráp
Tên tiếng Anh: “Nhan” rambutan

Hình 10 Chôm chôm nhãn
Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15- 20g so với 30- 40g ở chôm chôm Giava. Gai
ngắn, mã quả không đẹp, cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm
Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Giống được trồng khá lâu nhưng mới được chú ý mở rộng diện tích trong những năm
gần đây, do quả có phẩm chất ngon.
Cây sinh trưởng khá tốt, cành ngắn hơn Chôm chôm Java. Lá có kích thước nhỏ hơn so
với giống Java và xanh nhạt hơn. Quả nhỏ hình cầu, trọng lượng 22-24g/quả, thường có
18


×