Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Oracle Secure Backup On Windows + Demo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.76 KB, 24 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.3.2: Mô Hình 3 lớp
Hình 2.4: Các giao diện có thể sử dụng để truy cập Oracle Secure Backup
Hình 2.5: Miền quản trị với một máy chủ
Hình 2.6: Lớp và các quyền
Hình 3.2.1: Kết quả sau khi thực hiện chuyển đổi sang chế độ Archivelog
Hình 3.2.2: Cơ sở dữ liệu hiện có
Hình 3.2.3: Kết nối với RMAN
Hình 3.2.4: Bắt đầu quá trình Backup
Hình 3.2.5: Quá trình Backup kết thúc
Hình 3.2.6: Shutdown database bằng câu lệnh shutdown abort;
Hình 3.2.7: Đăng nhập lại vào RMAN
Hình 3.2.8: Bước chuẩn bị cho yêu cầu Restore
Hình 3.2.9: Khôi phục Controlfile
Hình 3.2.10: Hiển thị thông tin
Hình 3.2.11: Bắt đầu quá trình Restore database
Hình 3.2.12: Kết thúc quá trình Restore database
Hình 3.2.13: CSDL đã được phục hồi thành công và mở lại

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các sự cố về mất mát dữ liệu thường do các sự cố phần cứng,
phần mềm, bị virus tấn công hoặc sai sót của người sử dụng. Với các sự cố về hệ
thống, có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm có
độ ổn định cao, tăng khả năng dự phòng phần cứng. Tuy nhiên, các sự cố về dữ
liệu do virus tấn công, sai sót của người sử dụng thì các giải pháp trên hoàn toàn


không có khả năng khắc phục được.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức lớn hay nhỏ thì các dữ liệu là thứ vô
cùng quan trọng. Với xu thế hiện nay, cơ sở dữ liệu Oracle tỏ ra chiếm ưu thế,
ngày càng được sử dụng rộng rãi bới các ưu điểm vượt trội như: Tính bảo mật
cao, tính sẵn sàng, có khả năng lưu trữ một lượng rất lớn dữ liệu, hỗ trợ khả
năng sao lưu và phục hồi dữ liệu rất tốt nếu dữ liệu gặp phải sự cố,…
Với sự nguy hiểm luôn tiềm tàng của việc bị mất mát dữ liệu, việc sao lưu
dữ liệu là một việc rất cần thiết và quan trọng đối với từng tổ chức, doanh
nghiệp hay rộng hơn nữa là các chính phủ, các quốc gia.
Bài báo cáo sẽ giới thiệu và nói cụ thể về Oracle Secure Backup on
Windows. Nội dung bài báo cáo gồm 03 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL ORACLE
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ORACLE SECURE BACKUP
CHƯƠNG 3: DEMO ORACLE SECURE BACKUP SỬ DỤNG RMAN
TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL ORACLE
1.1. Một số
1.1.1.

khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu (CSDL)
Định nghĩa CSDL
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên
các thiết bị lưu trữ nhằm thõa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của
nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng chạy cùng một lúc, với
những mục đích khác nhau. CSDL gắn liền với đại số, logic toán và một số lĩnh
vực khác.

1.1.2.
Ưu điểm của CSDL
Việc sử dụng hệ thống CSDL sẽ khắc phục được những khuyết điểm của
cách lưu trữ dưới dạng hệ thống tập tin, đó là:
• Giảm trùng lặp thông tin ở mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán


và toàn vẹn dữ liệu
Đảm bảo dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau, từ



nhiều người khác nhau và nhiều ứng dụng khác nhau.
Tăng khả năng chia sẻ thông tin. Ví dụ nếu ta đặt hệ thống dữ liệu

tại Hà Nội thì ở TP. Hồ Chí Minh nếu có password login vào thì ta
hoàn toàn có thể vào hệ thống để đọc tin
1.1.3.
Những vấn đề mà CSDL cần giải quyết
Để đạt được các ưu điểm trên, CSDL đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết như:
• Tính chủ quyền của dữ liệu:
Do tính chia sẻ của CSDL nên tính chủ quyền của dữ liệu có thể bị
lu mờ và làm mờ nhạt tinh thần trách nhiệm, được thể hiện trên vấn đề
an toàn dữ liệu, khả năng biểu diễn các mối liên hệ ngữ nghĩa của dữ
liệu, và tính chính xác của dữ liệu. Điều này có nghĩa là người khai
thác CSDL phải có nghĩa vụ cập nhật các thông tin mới nhất của
CSDL.
• Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng:
Do có nhiều người được phép khai thác CSDL một cách đồng thời

nên cần phải có một cơ chế bảo mật và phân quyền hạn khai thác
CSDL. Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay hệ điều hành mạng
cục bộ (Novelll Netware, Windows For WorkGroup, WinNT, ...) đều
có cung cấp cơ chế này.
• Tranh chấp dữ liệu:
4


Nhiều người được phép truy nhập vào cùng một tài nguyên dữ liệu
(Data Source) của CSDL với những mục đích khác nhau: Xem, thêm,
xóa hoặc sửa dữ liệu. Cần phải có một cơ chế ưu tiên truy nhập dữ liệu
cũng như cơ chế giải quyết tình trạng khóa chết (DeadLock) trong quá
trình khai thác cạnh tranh. Cơ chế ưu tiên có thể được thực hiện bằng
việc cấp quyền (hay mức độ) ưu tiên cho từng người khai thác - người
nào được cấp quyền hạn ưu tiên cao hơn thì được ưu tiên truy nhập dữ
liệu trước; theo biến có hoặc loại truy nhập - quyền đọc được ưu tiên
trước quyền ghi dữ liệu; dựa trên thời điểm truy nhập - ai có yêu cầu
truy xuất trước thì có quyền truy nhập dữ liệu trước; hoặc theo cơ chế
lập lịch truy xuất hay các cơ chế khóa [7]...
• Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố:
Việc quản lý dữ liệu tập trung có thể làm tăng khả năng mất mát
hoặc sai lệch thông tin khi có sự cố như mất điện đột xuất, một phần
đĩa lưu trữ CSDL bị hư v.v... Một số hệ điều hành mạng có cung cấp
dịch vụ sao lưu ảnh đĩa cứng, tự động kiểm tra và khắc phục lỗi khi có
sự cố. Tuy nhiên, bên cạnh dịch vụ của hệ điều hành, để đảm bảo
CSDL luôn luôn ổn định, một CSDL nhất thiết phải có một cơ chế khôi
phục dữ liệu khi các sự cố bất ngờ xảy ra.
1.1.4.
Các đối tượng sử dụng CSDL
Các đối tượng cần sử dụng đến CSDL như:

• Những người sử dụng CSDL không chuyên về lĩnh vực tin học và


CSDL.
Các chuyên viên về CSDL biết khai thác CSDL. Những người này có



thể xây dựng các ứng dụng khác nhau, phục vụ cho các mục đích khác
nhau trên CSDL.
Những người quản trị CSDL. Đó là những người hiểu biết về tin học,
về các hệ quản trị CSDL và về hệ thống máy tính. Họ là người tổ chức
CSDL, do đó họ nắm bắt các kĩ thuật về CSDL để có thể phục hồi
CSDL khi có sự cố. Họ là người cấp quyền khai thác CSDL, do vậy họ
có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp CSDL nếu có.

1.2. Hệ

quản trị CSDL
Bất cứ CSDL nào sau khi được tạo ra cũng cần được lưu trữ lại. Quá trình
lưu CSDL này được thực hiện qua việc sử dụng hệ quản trị CSDL.
5


Hệ quản trị CSDL là chương trình phần mềm giúp thực hiện việc lưu trữ
CSDL, khi lưu trữ cần đảm bảo được được tính cấu trúc trong CSDL và ngoài ra
cần phải hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa, thêm và xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu một
cách dễ dàng.
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay bao gồm: Microsoft
Access, MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server...

Những ưu điểm nổi bật của hệ quản trị CSDL:
• Quản lý được dữ liệu dư thừa.
• Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
• Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
• Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
Mỗi hệ quản trị đều được cài đặt dựa trên một mô hình dữ liệu cụ thế. Dù
là dựa trên mô hình dữ liệu nào, một hệ quản trị CSDL cũng phải hội tụ đầy đủ
các yếu tố sau đây:
 Ngôn ngữ giao tiếp giữa người sử dụng và CSDL, bao gồm:
• Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (DDL): Để cho phép khai báo cấu trúc của



CSDL khai báo các mối liên hệ của dữ liệu và các quy tắc quản lý đặt
lên các dữ liệu đó.
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML): Cho phép người sử dụng có thể cập



nhật dữ liệu (thêm/Sửa/Xóa).
Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (SQL), Cho phép người dùng khai thác sử



dụng để truy vấn các thông tin cần thiết trong CSDL.
Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (DCL): Cho phép những người quản trị hệ



thống thay đổi cấu trúc của bảng dữ liệu, khai báo bảo mật thông tin và

cấp quyền hạn khai thác CSDL cho người dùng.
Từ điển dữ liệu: Dùng để mô tả các ánh xạ liên kết, ghi nhận các thành



phần câu trúc của CSDL, các chương trình ứng dụng, mật mã, quyền hạn
sử dụng...
Cơ chế giải quyết vấn đề tranh chấp dữ liệu: Mỗi hệ quản trị CSDL cũng
có thể cài đặt một cơ chế riêng để giải quyết các vấn đề này. Một số biện
pháp sau đây thường được sử dụng: cấp quyền ưu tiên cho từng người sử
dụng, đánh dấu yêu cầu truy xuất dữ liệu, phân chia thời gian, người nào
có yêu cầu trước thì có quyền truy xuất dữ liệu trước,...

1.3. Giới

thiệu về hệ quản trị CSDL Oracle
1.3.1.
Lịch sử phát triển của Oracle
6


Vào năm 1977, Larry Ellison, Bob Miner, và Ed Oates thành lập một công
ty và đặt tên là Relational Software Incorporated (RSI). Công ty Xây dựng một
hệ quản trị CSDL gọi là Oracle. Ellison, Miner và Oates quyết định phát triển hệ
này bằng C và giao tiếp SQL. Ngay sau một thời gian ngắn, họ đưa ra phiên bản
1 như một nguyên mẫu (prototype). Năm 1979, RSI phân phối sản phẩm đầu
tiên cho khách hàng: Hệ quản trị CSDL Oracle phiên bản 2, làm việc trên Digital
PDP-11 chạy trên hệ điều hành RSX-11 và ngay say đó chuyển sang hệ thống
DECVAX.
Năm 1983 phiên bản 3 được giới thiệu với những thay đổi trong ngôn ngữ

SQL, mở rộng hiệu suất và các cải tiến khác. Không như các bản trước đây, bản
3 hầu như được viết toàn bộ bằng C. Vào thời điểm này, RSI được đổi tên thành
Oracle Corporation.
Oracle phiên bản 4 được phát hành vào năm 1984. Phiên bản này hỗ trợ
cả hệ thống VAX lẫn hệ điều hành IBM VM. Oracle4 là phiên bản đầu tiên hợp
nhất tính nhất quán đọc dữ liệu. Phiên bản 5, được giới thiệu năm 1985, là một
cột mốc lịch sử vì nó đưa kỹ nghệ khách/chủ (client/server computing) vào thị
trường với việc sử dụng SQL*Net, phiên bản 5 cũng là sản phẩm MS-DOS đầu
tiên vượt qua rào cản 640KB.
Năm 1988, Oracle đưa ra phiên bản 6, giới thiệu khóa ở mức thấp, cũng
như cải thiện về mặt hiệu suất mà mở rộng các chức năng, bao gồm việc tạo ra
các số tuần tự (sequence) và thao tác ghi trễ. Lúc này, Oracle đã chạy được trên
nhiều nền và hệ điều hành khác nhau.
Oracle 7 được phát hành năm 1992, bao gồm nhiều thay đổi kiến trúc về
bộ nhớ, CPU và tiện ích nhập/xuất. Oracle 7 là hệ quản trị CSDL quan hệ đầy đủ
chức năng nhất, được sử dụng trong nhiều năm. Nó có nhiều ưu điểm nhờ tính
năng dễ sử dụng, công cụ SQL*DBA và các tiện ích khác.
Năm 1997 Oracle giới thiệu Oracle 8, thêm phần mở rộng đối tượng
(object extension) cũng như nhiều tính năng và công cụ quản trị mới. Sau đó,
Oracle 8.15 với tên gọi Oracle 8i, phiên bản hỗ trợ nhiều tính năng mới là các
ứng dụng CSDL Internet.
Năm 1998 Oracle phát hành phiên bản trên Intel Linux, mở ra cho Oracle
Sự phát triển vượt bậc khi Open Source đang là trở thành một xu hướng phát
triển mới.
7


Năm 1999 phát hành Oracle 8i tích hợp máy ảo Java JVM. Năm 2000
phát hành Oracle 8i Release 2, ngoài Oracle Database, Oracle còn phát triển bộ
sản phẩm ứng dụng cho doanh nghiệp - ERP. Phát hành Oracle 9i Application

Server, đây là một sản phẩm thuộc lớp giữa (middletier), Năm 2001 phát hành
Oracle 9i Release với tính năng Real Application Cluster (RAC) và Advanced
Analytic Service. Năm 2001 phát hành Oracle 9i Release2 với những tính năng
mở rộng cho phép Oracle có giao diện thân thiện. Với người dùng, cho phép
quản lý CSDL trở nên mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả hơn.
Năm 2004 phát hành Oracle 10g Release 1 (g = Grid), Oracle Database
10g là hệ thống CSDL đầu tiên được thiết kế nhằm tăng sức mạnh lưu trữ và xử
lý dựa trên công nghệ tính toán lưới (Grid Computing), giúp cho doanh nghiệp
giảm chi phí và sự phức tạp trong việc quản trị các ứng dụng kinh doanh, cũng
như cung cấp cho các nhà quản trị CSDL một cái nhìn toàn vẹn về cơ sở hạ tầng
máy tính của công ty. Ngoài ra còn giúp khách hàng theo dõi và quản trị toàn bộ
hạ tầng mạng lưới Oracle, từ CSDL và các ứng dụng tới các thiết bị lưu trữ, tất
cả chỉ trong một bộ điều khiển.
Năm 2007 phát hành Oracle 11g Release 1 gồm có những tính năng mới
như: Oracle 11g được cải thiện lớn về hiệu năng, quy mô triển khai, khả năng
quản lý và mức độ sẵn sàng. Ngoài ra Oracle còn tăng cường thêm một công
nghệ nén mới cho phép giảm dung lượng xuống 2/3; và khả năng cho phép lưu
trữ dữ liệu chưa cấu trúc một cách nhanh hơn so với các hệ thống file truyền
thống, bên cạnh đó vẫn tập trung vào công nghệ tính toán lưới. Năm 2009 phát
hành phiên bản Oracle llg Release 2 cung cấp cho RAC tính năng cấu hình động
trên cụm máy chủ (gird plug, and play) và khả năng hợp nhóm các máy chủ, cho
phép doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bằng cách sắp xếp hợp lý việc triển khai
và quản lý lưới CSDL. Sự kết hợp giữa tính năng nén dữ liệu nâng cao
(Advanced Compression) và phân hoạch dữ liệu (Partitioning) giúp cho giảm
thiểu chi phí lưu trữ bằng khả năng nén dữ liệu từ 2 đến 4 lần và đơn giản hóa
việc sử dụng các công nghệ lưu trữ chi phi thấp hơn. Công nghệ ASM (Oracle
Automatic Storage Management - khả năng tự động quản lý vùng lưu trữ) được
mở rộng để hỗ trợ lưu trữ trên hệ thống tệp tin (Cluster File System) nhằm giúp
khách hàng giảm chi phí lưu trữ.
1.3.2.


Kiến trúc cơ bản của Oracle
8


Orcle được kiến trúc theo mô hình 3 lớp: Lớp dự liệu, lớp xử lý và lớp bộ
nhớ.

Hình 1.3.2: Mô Hình 3 lớp
Lớp dữ liệu (File systems):
Lớp dữ liệu bao gồm các tập tin dữ liệu được tổ chức lưu trữ tại các đĩa
cứng của một hoặc nhiều máy chủ khác nhau (tính phân tán của CSDL Oracle).
Khi có các yêu cầu truy xuất từ phía các máy trạm, các thành phần bên trong dữ
liệu đã được các xử lý bên dưới nạp đúng phần dữ liệu cần truy xuất trước đó từ
đĩa cứng vào bên trong bộ nhớ của máy chủ. Điều này sẽ giúp cho tốc độ truy
xuất được hiệu quả hơn.
Thông thường bên trong một CSDL Oracle sẽ có nhiều loại tập tin dữ liệu
khác nhau. Tiêu biểu là một số loại tập tin sau:
• Tập tin tham số (init file): Là tập tin chứa các thông tin cơ sở liên quan






đến tên CSDL vị trí của các tập tin điều khiễn, các tham số,…
Tập tin điều khiễn (control file): Là tập tin chứa các thông tin liên quan




đễn ngày giờ tạo CSDL, vị trí của CSDL,…
Tập tin dữ liệu (database file): Là tập tin chứa dữ liệu thật sự của



CSDL
Tập tin lưu vết (redo log file): Là tập tin chứa các hành động cập nhật

dữ liệu (thêm, sửa, huỷ) bên trong các giao tác.
Lớp xử lý bên dưới (Background processes):
9


Lớp xử lý bên dưới tại máy chủ sẽ đảm bảo cho mỗi quan hệ giữa
phần CSDL vật lý và phần hiển thị trong bộ nhớ được khớp nhau. Cũng
giống như lớp dữ liệu, các xử lý được chia ra làm nhiều loại khác nhau.
Một số xử lý tiêu biễu như sau:
• Xử lý ghi vào CSDL (database Writer): Xử lý này được tự động thực
hiện khi dữ liệu trên vùng đệm của bộ nhớ máy tính bị đầy, khi đó hệ
thống sẽ đọc và ghi xuống CSDL các dòng dữ liệu bị thay đỗi và sau
đó giải phóng vùng đệm bộ nhớ máy tính.


Xử lý ghi vào tập tin log (log writer): Xử lý này được tự động thực
hiện để ghi nhận xuống tập tin log các thông tin dữ liệu bên trong quá
trình thực hiện giao tác. Điều này sẽ làm an toàn dữ liệu hơn khi giao
tác chưa kết thúc nhưng thông tin vẫn được lưu trữ.




Lớp bộ nhớ (Memory):
Lớp bộ nhớ bao gồm nhiều thành phần khác nhau được tổ chức lưu
trữ trên vùng đệm bộ nhớ của máy tính nhằm tăng tốc độ xử lý trong
Oracle, khái niệm này còn được biết đến với một tên khác là vùng toàn
cục hệ thống (system global area). Một số vùng đệm tiêu biễu như sau:
• Vùng đệm lưu trữ CSDL (database buffer cache): Là nơi lưu trữ các


thông tin dữ liệu đã được đọc từ các tập tin dữ liệu trên đĩa cứng.
Vùng đệm lưu trữ các thông tin chung thường dùng (dictionary cache):
Là nơi lưu trữ các bảng hệ thống của CSDL Oracle, bản thân Oracle
thường xuyên sử dụng các bảng này do đó bên trong hệ thống Oracle
đã quyết định đặt chúng trên bộ nhớ nhằm tránh đi việc đọc đĩa thường
xuyên.



Vùng đệm lưu trữ lệnh SQL (SQL area): Là nơi lưu trữ các lệnh SQL
được thực hiện tại máy chủ mà các máy trạm truyền đến. Tại đây các
lệnh sẽ được phân tích cú pháp, kiễm tra tính đúng sai trước khi thực
hiện và trả về kết quả cho các máy trạm.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ORACLE SECURE BACKUP
10


Khái niệm Oracle Secure Backup
Oracle Secure Backup là dịch vụ cung cấp bảo vệ dữ liệu đáng tin cậy
thông qua hệ thống sao lưu tập tin vào đĩa. Nó hỗ trợ tất cả các ổ đĩa chính và
thiết bị sử dụng giao diện SCSI.

2.1.

2.2. Các
-

tính năng của Oracle Secure Backup
Oracle Secure Backup cho phép người dùng thực hiện các thao tác sau:
Sao lưu và khôi phục dữ liệu từ Oracle Cluster File System (OCFS) trên
Windows và Linux.

-

Tối ưu hóa các nguồn lực bằng cách chia sẻ ổ đĩa tự động.

-

Sử dụng ký tự đại diện và danh sách loại trừ để xác định những gì muốn
sao lưu.

-

Thực hiện sao lưu theo nhiều cấp.
Tạo bản sao lưu mở rộng nhiều luồng.
Duy trì bảo mật và hạn chế những người dùng được ủy quyền để thực
hiện các hoạt động quản lý dữ liệu. Theo mặc định, SSL được sử dụng để
xác thực và truyền thông giữa các máy trong miền quản trị.
Phục hồi dữ liệu nhanh chóng. Oracle Secure Backup sử dụng định vị trực
tiếp để định vị và khôi phục truy cập trực tiếp, ngoài ra nó còn cung cấp
một bản ghi về vị trí đĩa của tất cả các dữ liệu backup để có thể truy xuất
nhanh.

Có thể truy cập các hệ thống từ xa và từ bất kỳ vị trí nào trong mạng mà
không cần sử dụng NFS hoặc CIFS (dịch vụ cho phép chia sẻ tập tin cho
nhiều người dùng trên cùng mạng và người dùng có thể thao tác như với
tập tin trên chính đĩa cứng của mình).

-

-

2.3. Oracle

Secure Backup và Recovery Manager
RMAN (Recovery Manager) là công cụ dùng để backup/restore database
Oracle. RMAN là một phần tích hợp của cơ sở dữ liệu Oracle, có chức năng sao
lưu và phục hồi các tập tin cơ sở dữ liệu, không phân biệt các loại đĩa lưu trữ
được sử dụng cho các tập tin này. Hầu hết các tác vụ liên quan đến việc sao lưu,
phục hồi database đều dùng RMAN để thực hiện, vì đây là công cụ chuyên dụng
và mạnh mẽ.
11


Oracle Secure Backup có thể sao lưu tất cả các loại tệp trên hệ thống. Nó
có thể được coi như một lớp quản lý phương tiện truyền thông cho RMAN
thông qua giao diện SBT (phần mềm quản lý phương tiện truyền thông mà
RMAN có thể sử dụng để sao lưu).
2.4. Giao

diện Oracle Secure Backup

Hình 2.4: Các giao diện có thể sử dụng để truy cập Oracle Secure Backup

Người dùng có thể tương tác với Oracle Secure Backup bằng một trong
những công cụ sau:
• Oracle Secure Backup Web tool
Oracle Secure Backup Web tool (công cụ Web) là một giao diện
dựa trên trình duyệt, cho phép cấu hình một miền quản trị, quản lý sao
lưu và khôi phục lại các tập tin hệ thống dữ liệu.
Các công cụ Web sử dụng một Apache Web server, nó hoạt động
khi Oracle Secure Backup được khởi động trên máy chủ để khởi chạy
công cụ Web. Người dùng có thể truy cập các công cụ Web từ bất kỳ
trình duyệt Web nào có thể kết nối đến máy chủ này.
• Giao diện dòng lệnh Oracle Secure Backup (obtool)
Oracle Secure Backup cung cấp một chương trình dòng lệnh được
gọi là “obtool” như một sự thay thế cho công cụ Web. Người dùng có
thể đăng nhập vào miền quản trị thông qua obtool để sao lưu, khôi
phục dữ liệu file hệ thông và để cấu hình, quản lý các tiến trình. Người
dùng có thể chạy các obtool trên bất kỳ máy nào trong miền quản trị
mà Oracle Secure Backup được cài đặt.
12






Oracle Enterprise Manager Database Control and Grid Control
Oracle Enterprise Manager là một bộ công cụ dựa trên giao diện để
quản lý môi trường Oracle. Người dùng có thể sử dụng Enterprise
Manager để lên kế hoạch và thực hiện sao lưu RMAN thông qua
Oracle secure backup SBT interface. Người dùng cũng có thể thực
hiện quản lý các tiến trình, các phương tiện truyền thông và các thiết bị

trong miền quản trị Oracle Secure Backup.
Enterprise Manager chỉ sử dụng cho các tác vụ liên quan đến cơ sở
dữ liệu như sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu, không thể dùng để thực
hiện các thao tác sao lưu và khôi phục hệ thống tệp tin.
Người dùng có thể chạy Enterprise Manager Control Grid trên bất
kỳ máy chủ cơ sở dữ liệu nào trong miền quản trị và sử dụng giao diện
này để quản lý tất cả các hoạt động sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu.
Recovery Manager command-line interface (RMAN)
Sử dụng giao diện dòng lệnh RMAN để cấu hình và sao lưu, khôi
phục lại hoạt động sử dụng Oracle Secure Backup SBT interface. Các
tiện ích RMAN nằm trong thư mục con của Oracle Home. Người dùng
có thể chạy các dòng lệnh RMAN trên bất kỳ máy chủ cơ sở dữ liệu
nào, miễn là nó có thể kết nối với cơ sở dữ liệu đích. Đối với RMAN
để thực hiện sao lưu tới Oracle Secure Backup, Oracle Secure Backup
SBT library phải nằm trên cùng một máy chủ với cơ sở dữ liệu đích.

2.5. Oracle

Secure Backup Administrative Domains
Một miền quản trị là một mạng lưới các máy chủ được quản lý như một
đơn vị chung để thực hiện sao lưu và khôi phục lại hoạt động. Để cấu hình
Oracle Secure Backup, người dùng cần phải gán vai trò cho mỗi máy chủ trong
miền. Một máy chủ có thể có một hoặc nhiều vai trò sau:
• Administrative server (Máy chủ quản trị)
Vai trò này có thể được gán cho một máy trong miền quản trị có
chứa một bản sao của phần mềm Oracle Secure Backup. Máy chủ quản
trị duy trì dữ liệu cấu hình và lên danh mục cho các miền.
Mỗi miền quản trị chỉ có duy nhất một máy chủ quản trị.
Máy chủ quản trị chạy trình lập lịch (trình duy trì một danh sách
công việc sao lưu dự kiến thực hiện) Oracle Secure Backup, khởi động

và giám sát việc sao lưu, khôi phục các công việc trong miền quản trị.
13






Người dùng sẽ chọn máy chủ quản trị khi cài đặt Oracle Secure
Backup.
Media server (Máy chủ truyền thông)
Có thể gán vai trò này cho một máy chủ có một hoặc nhiều thiết bị
lưu trữ thứ cấp, chẳng hạn như một thư viện hay ổ đĩa. Một miền quản
trị có nhiều máy chủ truyền thông.
Client (Máy trạm)
Có thể gán vai trò này cho máy chủ có dữ liệu được truy cập cục bộ
đã được sao lưu bởi Oracle Secure Backup. Một miền quản trị có một
hoặc niều máy trạm. Hầu hết các máy được xác định trong miền quản
trị là máy trạm. Các máy trạm thường lưu trữ dữ liệu trong một cơ sở
dữ liệu Oracle hoặc trong các hệ thống tập tin địa phương.

Hình 2.5: Miền quản trị với một máy chủ

2.6. Oracle

Secure Backup Classes and Rights
Một lớp trong Oracle Secure Backup định nghĩa một bộ quyền được cấp
cho người dùng. Mỗi lớp đều được định nghĩa chi tiết các quyền truy cập phù
hợp với nhu cầu của Oracle Secure Backup. Ví dụ, có thể gán nhiều người dùng
vào một lớp, nhưng mỗi người trong số họ là một thành viên của chỉ một lớp.


14


Hình 2.6: Lớp và các quyền
Các lớp sau được coi là “chìa khóa” để người dùng hiểu các quyền của
người dùng Oracle Secure Backup:
• admin
Lớp này được sử dụng để quản trị tổng thể một miền. Các lớp
admin có tất cả các quyền cần thiết để sửa đổi cấu hình tên miền và
thực hiện sao lưu, khôi phục hoạt động.
• operator
Lớp này được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày theo tiêu
chuẩn. Các lớp operator thiếu quyền cấu hình nhưng có tất cả các
quyền cần thiết để sao lưu và khôi phục hoạt động. Nó cũng cho phép
người dùng truy vấn trạng thái của tất cả các thiết bị lưu trữ chính và
thứ cấp và kiểm soát trạng thái của các thiết bị này.




oracle
Lớp này, tương tự như lớp operator, có các quyền cho phép người
dùng sửa đổi cài đặt cấu hình cơ sở dữ liệu Oracle cũng như để thực
hiện sao lưu cơ sở dữ liệu Oracle.
user
Lớp này được chỉ định cho người dùng cụ thể và cho phép họ tương
tác với một cách hạn chế với tên miền của họ. Lớp này dành riêng cho
những người dùng cần phải duyệt qua dữ liệu của họ trong Oracle
15





Secure Backup và thực hiện các hoạt động khôi phục dựa trên người
dùng.
reader
Lớp này cho phép người dùng Oracle Secure Backup duyệt danh
mục. Người đọc chỉ được phép sửa đổi tên và mật khẩu cho tài khoản
người dùng Oracle Secure Backup của họ.

16


CHƯƠNG 3: DEMO ORACLE SECURE BACKUP SỬ DỤNG RMAN
TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
3.1.

Chuẩn bị
1. 01 máy tính chạy hệ điều hành Windows.
2. Cài đặt Oracle 11g Release 2.

Các bước thực hiện
Đầu tiên, sử dụng công cụ SQLPLUS của Oracle để kiểm tra chế độ hiện
tại của database. Chế độ Noarchivelog sẽ được cài đặt mặc định. Tuy nhiên, ở
chế độ này thì database sẽ không cho phép người dùng quyền backup hay copy
bất kỳ dữ liệu gì. Vì vậy, nếu muốn backup dữ liệu cần phải chuyển đổi từ chế
độ Noarchivelog sang chế độ Archivelog.
3.2.


Hình 3.2.1: Kết quả sau khi thực hiện chuyển đổi sang chế độ Archivelog

Tiếp theo, tiến hành kiểm tra cơ sở dữ liệu đang có trong máy
17


Hình 3.2.2: Cơ sở dữ liệu hiện có
Bắt đầu tiến hành sao lưu dữ liệu. Ở trong bài demo, system identifier
(SID) được cài đặt với tên là orcl và sẽ kết nối với RMAN thông qua câu lệnh
rman target/.

Hình 3.2.3: Kết nối với RMAN

Ngay sau đó tiến hành việc backup dữ liệu. Sau khi thực hiện câu lệnh
backup database; thì quá trình backup được bắt đầu.
18


Hình 3.2.4: Bắt đầu quá trình Backup
Sau một thời gian, quá trình backup kết thúc. Người dùng sẽ được thông
báo về sự kết thúc và nơi lưu trữ file backup. Toàn bộ dữ liệu đã được backup
thành công!

Hình 3.2.5: Quá trình Backup kết thúc
Tiếp theo sẽ shutdown database bằng câu lệnh shutdown abort; nhằm mục
đích xóa dữ liệu database, phục vụ việc thử nghiệm restore dữ liệu.
19


Hình 3.2.6: Shutdown database bằng câu lệnh shutdown abort;

Tiếp theo tiến hành xóa toàn bộ dữ liệu đang có. Thoát khỏi RMAN và
tiến hành đăng nhập lại.

Hình 3.2.7: Đăng nhập lại vào RMAN

Lúc này SPfile (SPfile hỗ trợ Oracle có thể tự động lấy cơ sở dữ liệu) đã
sẵn sàng sử dụng nên ta sử dụng lệnh startup nomount;
20


Hình 3.2.8: Bước chuẩn bị cho yêu cầu Restore
Bắt đầu tiến hành Restore. Đầu tiên thực hiện việc khôi phục Controlfile.

Hình 3.2.9: Khôi phục Controlfile
Sau khi Controlfile được khôi phục thành công và sẵn sàng để sử dụng,
tiến hành Restore database. Sử dụng lệnh alter database mount; để hiện thông
tin và lệnh restore database; để bắt đầu quá tình Restore.

21


Hình 3.2.10: Hiển thị thông tin

Hình 3.2.11: Bắt đầu quá trình Restore database

22


Hình 3.2.12: Kết thúc quá trình Restore database
Lúc này, controlfile và các file database đã được phục hồi thành công.

Tiếp đến phục hồi nốt những file redo còn thiếu.

Hình 3.2.13: CSDL đã được phục hồi thành công và mở lại

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS.Nguyễn Nam Hải, TS.Lương Thế Dũng, TS.Trần Thị Lượng, Giáo tình:
“An toàn Cơ sở dữ liệu”, Học viện Kỹ thuật mật mã, 2013
[2] Nguyễn Thị Thu Hằng, Đồ án: “Tìm hiểu cơ chế Backup và Recover trong
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu”, Học viện Kỹ thuật mật mã, 2010.
[3] Padmaja Potineni, “Oracle Secure Backup Administrator’s Guide, Release
10.4”, 2013.

24



×