Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giá trị kinh tế của ngoại tác và hàng hóa công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.32 KB, 12 trang )

Giá trị kinh tế của ngoại tác và
hàng hóa công
Gv: Nguyễn Thị Yến
Phân tích chi phí – lợi ích


Xem xét một vài tình huống
Tình huống 1: Làng ung thư Phú Thọ
 Tình huống 2: Vedan
 Trồng rừng Lâm Đồng (cơ chế PES)



Ngoại tác
“ Đôi khi một chủ thể sử dụng nguồn lực cho dự án mà không
phải trả tiền cho nguồn lực đó”
“ Đôi khi dự án mang lại lợi ích cho những nhóm đối tượng
nhất định theo cách mà chủ dự án không thể trích một phần
chi trả bằng tiền từ phía các đối tượng đó”
(Pedro Belli, Jock J.Andresson et all)

Ngoại ứng/ngoại tác là các tác động phát sinh từ việc sản xuất
hay tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó gây tổn hại đến lợi ích
hoặc chi phí của một nhóm đối tượng mà không thông qua
giao dịch và không được phản ánh trong giá cả


Ngoại tác tích cực và tiêu cực
 Ngoại

tác tiêu cực: dự án gây ra thiệt hại kinh tế


đến các nhóm đối tượng khác mà không phải trả
chi phí
Vd: dự án gây ô nhiễm không khí làm tổn hại đến sức khỏe dân
cư xung quanh và làm tăng chi phí khám chữa bệnh

 Ngoại

tác tích cực: dự án tạo ra lợi ích kinh tế
cho các nhóm đối tượng khác mà không nhận
được chi trả từ các nhóm đối tượng này
Vd: dự án xây dựng đường làm giá nhà đất của khu vực dân cư
tăng lên
Dự án trồng rừng làm chất lượng không khí xung quanh tốt lên,
làm tăng giá trị cuộc sống và giảm các bệnh về hô hấp


Chi phí tư nhân và chi phí xã hội
 Ở một mức sản lượng q* bất kỳ,
diện tích nằm dưới đường MSC cho
biết chi phí xã hội để sản xuất ra
mức sản lượng đó, trong khi diện
tích nằm dưới đường MPC cho biết
chi phí mà tư nhân nhìn nhận
 Phần diện tích chênh lệch giữa hai
đường là chi phí ngoại tác

Nguồn:


Ngoại ứng môi trường





Ngoại ứng môi trường là một dạng điển
hình của ngoại ứng mà phân tích kinh tế cần
phải xét đến
Ngoại ứng môi trường cần được nhận diện
và lượng hóa nếu có thể được, và đưa vào
phân tích kinh tế như một khoản chi phí của
dự án (trường hợp làm gia tăng gánh nặng
bệnh tật) và lợi ích của dự án (trường hợp
giảm lượng phát thải GHGs)
Lượng hóa ngoại tác và đưa chúng vào phân tích
kinh tế như một ngân lưu chi phí hoặc lợi ích
của dự án


Lượng hóa ngoại tác


Xác định ranh giới:
Phạm vi không gian: xem xét tác động môi trường
đến đâu
Đối tượng tác động: nhận dạng đối tượng bị tác
động (đi liền với xác định các nhân tố vật lý)



Xác định khuôn khổ thời gian

Các tác động môi trường xảy ra trong vòng đời của
dự án  dễ dàng biểu diễn trong bảng phân tích
Tác động môi trường xảy ra trong vòng đời của dự
án và kéo dài trong những năm đã kết thúc dự án 
Khi phân tích phải mở rộng bảng phân tích thêm một
số năm hoặc tính toán như một giá trị thanh lý của
dự án


Lượng hóa ngoại tác
Các bước xác định:
 Bước 1: Xác định các tác động của dự án đối với môi
trường
 Bước 2: Gán một giá trị bằng tiền cho các tác động
môi trường đó
 Trường hợp Dự án nhà máy nhiệt điện xả khí thải ô nhiễm ra môi
trường, bước 1 Xác định tác động của dự án đối với chất lượng
không khí được đo bằng các đặc tính vật lý; bước 2 Đánh giá giá trị
bằng tiền của việc cải thiện chất lượng không khí



Chỉ cần ước tính chi phí/lợi ích của ngoại tác ở một
mức hoạt động nhất định của dự án là đủ

Tác động của dự án
đến môi trường

Tồn tại giá trị
thị trường


Không tồn tại giá trị
thị trường

Biết trước

Trường hợp 1

Trường hợp 3

Không biết trước

Trường hợp 2

Trường hợp 4


Kỹ thuật xác định giá trị ngoại tác
 Kỹ

thuật định giá khách quan:
Dựa vào những thay đổi trong chi phí sản xuất, chi phí thay thế, chi
tiêu để phòng tránh, thông tin về tác động đến sức khỏe con người
hay chi phí ốm đau  định giá dựa vào giá trị thị trường

Tổn thất năng suất
Dự án làm giảm năng suất đánh bắt cá, năng suất lúa

Phản ứng dose (Dose – response)
• Dự án làm ô nhiễm không khí:

 Dùng quan hệ phản ứng dose (DRR) để gắn những thay đổi trong mức ô
nhiễm xung quanh với những tác động đến sức khỏe
 DRR là một mối quan hệ ước lượng thống kê giữa một mức ô nhiễm nhất
định trong không khí với những kết cục khác nhau về sức khỏe: mức độ
ốm đau, số ngày nghỉ việc, …

• Dự án làm ô nhiễm nước
 Khác với trường hợp ô nhiễm không khí, chúng ta không có cách nào khác
ngoài việc hít thở không khí xung quanh, nhưng chúng ta có thể tránh
không dùng nước ô nhiễm
 Sử dụng nghiên cứu dịch tễ (nhóm kiểm soát – nhóm đối chứng) để xác
định tác động của ô nhiễm nước đến sức khỏe


Kỹ thuật xác định giá trị ngoại tác
Chi phí thay thế
• Tính toán từ các chi phí trực tiếp để khắc phục tác động môi
trường do dự án gây ra: sơn sửa lại nhà cửa do bụi, lắp kính
chống tiếng ồn, mua máy lọc nước, …
• Dự án bóng: coi lợi ích bảo tồn bằng với chi phí tạo ra nó: vd dự
án thủy điện chặt cây và phá hủy hệ sinh thái khu vực lòng hồ.
Kỹ thuật dự án bóng xác định giá trị kinh tế của hệ sinh thái lòng
hồ bằng cách ước tính chi phí để tạo ra một quần thể sinh thái
giống như vậy.

Lượng hóa bằng tiền các tác động của ô nhiễm đến sức
khỏe:
• Xác định chi phí gánh nặng bệnh tật
• Đánh giá giá trị cuộc sống:
 Định giá chi phí do chết sớm – cách tiếp cận vốn con người: ở Mỹ là 35 triệu USD  các quốc gia khác???

 Phương pháp xác định sự khác biệt về tiền lương: Sử dụng mức phụ
trội về tiền lương thường được trả thêm cho những công nhân làm
việc nguy hiểm  nhằm ước lượng định giá ngầm của cá nhân với một
cái chết mang tính thống kê:
Bằng mức phụ trội tiền lương chia cho xác suất tử vong


Kỹ thuật xác định giá trị ngoại tác
Kỹ

thuật định giá chủ quan

Giá sẵn lòng chi trả WTP
• Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân về giá sẵn lòng chi trả của
họ để được hưởng tác động môi trường tích cực của dự
án/hoặc để tránh tác động tiêu cực môi trường của dự án

Giá sẵn lòng chấp nhận WTA


Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân về mức giá mà họ có thể
chấp nhận được để hưởng tác động môi trường tích cực
của dự án/hoặc để tránh tác động tiêu cực môi trường của
dự án


Hàng hóa công
(đọc thêm)




×