Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Các bênh thường gặp Trên Lợn Và cách Phóng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 56 trang )

TAI LIEU THU Y
CAC BENH TREN HEO VA
CACH PHONG TRI BENH


Các bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo
Vi khuẩn E.Coli và các thể điển hình: Vi khuẩn E.Coli có tên đầy đủ là Escherichia
coli (thuộc họ Enterobacteriaceae) gây bệnh bại huyết, tiêu chảy ở heo con sơ sinh,
bệnh tiêu chảy và phù thủng sau ở heo cai sữa. Vi khuẩn này có sẵn trong đường ruột
chủ yếu ở phần ruột già và phần dưới của ruột non, là một loại vi khuẩn cơ hội sẵn
sàng tấn công khi có một số điều kiện tác động đến heo như: vào thời điểm ngay sau
khi đẻ heo con chưa hoàn chỉnh hệ thống phòng vệ nên vi khuẩn E.coli dễ dàng xâm
nhập vào ruột và gây bệnh hay do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ chưa tốt,
chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém, không thông thoáng, bị stress, thiếu máu, thiếu
vitamin…
Các thể gây bệnh điển hình của vi khuẩn E.coli trên heo:
- Thể bại huyết (nhiễm E.coli máu): bệnh thường xảy ra ở heo con sơ sinh từ 0-3
ngày tuổi.
- Thể viêm ruột tiêu chảy
-Thể phù thủng: Thường gặp ở heo con trước và sau cai sữa 1-2 tuần ( hoặc có xảy ra
viêm vú, viêm bàng quang ở heo nái).
Các thể do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo:

- Thể nhiễm trùng huyết
*Nguyên nhân: thường xảy ra ở các đàn úm không ấm áp, vệ sinh kém, thiếu
hoặc ít sữa đầu, nước uống không tốt, sữa mẹ kém làm giảm hoặc mất nhu động ruột,
có thể do thiếu máu, thiếu vitamin (A, PP, B5…). Vi khuẩn E.coli sẽ xâm nhập và
nhân lên trong ruột, vào máu và gây nhiễm trùng máu.
*Triệu chứng & bệnh tích: heo bị nhiễm bệnh trong vòng 12h sau khi sanh và
có thể chết trong vòng 48 giờ với các biểu hiện sau: heo bệnh lười vận động, đứng
riêng ra khỏi đàn, ủ rũ, đuôi rũ xuống hông. Đôi khi ói mửa, run rẩy và có thể chết sau


khi hôn mê, co giật (tỷ lệ chết có thể 80-90%).
Heo bị nhiễm trùng huyết có bệnh tích: viêm màng ngoài và van tim, sung huyết
thận, lá lách, có thể viêm da và khớp.
*Phòng bệnh và các điều trị: tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng heo nái trước
khi đẻ bằng các loại hoá chất sát trùng đặc hiệu, nên thường xuyên thay đổi hoá chất
để chống lờn. Tăng khẩu phần ăn cho heo mẹ và dùng thức ăn chất lượng cao để đảm


bảo nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ trước khi đẻ và thời kỳ nuôi con. Khi heo đã
mắc bệnh tiến hành điều trị bằng các loại thuốc đặc trị đối với vi khuẩn E. Coli có bán
trên thị trường.

- Thể tiêu chảy: trong số những loại bệnh tiêu chảy như tiêu chảy vi khuẩn
Clostridial, Coccidiosis, TGE và PED thì tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli được xem là
phổ biến. có thể thấy ở 3 giai đoạn và lứa tuổi ở heo con như: Tiêu chảy phân trắng ở
heo từ 12-72 giờ sau khi đẻ; Tiêu chảy từ 4 ngày tuổi đến 3-4 tuần tuổi; Tiêu chảy sau
cai sữa hay viêm ruột tiêu chảy sau cai sữa.Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn heo con sơ
sinh đến giai đoạn cai sữa. nhưng tập trung vào hai giai đoạn khi lợn được 5 ngày tuổi
và giai đoạn hai từ 7-14 ngày tuổi.
* Nguyên nhân: Bệnh xảy ra ở các đàn úm không đủ ấm, vệ sinh chuồng và
thức ăn nước uống kém, thiếu hoặc ít sữa đầu, sữa mẹ kém, thiếu máu, thiếu vitamin.
Bệnh thường kết hợp nhiệt độ quá thấp, mưa lạnh, ẩm ướt, stress… Lý do, hệ thống
tiêu hóa ở lợn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ miễn dịch của lợn còn yếu nên vi khuẩn
E. Coli dễ dàng tấn công. Do đó nếu đã tấn công thì thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao
* Triệu chứng:
Đối với heo sơ sinh: Trường hợp ác tính cơ thể run rẩy, nằm sụp trong góc chuồng,
vùng da quanh hậu môn và đuôi ướt. Nước rãi chảy ra liên tục và có mùi hôi, kèm
theo nôn ói. Heo bị tiêu chảy sẽ có tình trạng khát nước, mắt nhắm, da tím tái, khuẩn
E.Coli thường làm cho những con khác trong đàn có màu da cam hoặc vàng, trước khi
tử vong thì sùi bọt mép.

Đối với những con mắc bệnh thể nhẹ: Xuất hiện những dấu hiệu kể trên nhưng ở mức
độ nhẹ hơn với thời gian dài hơn. Triệu chứng này thường gặp ở nhóm sơ sinh từ 7-14
ngày tuổi. Phân có màu trắng.
Đối với những con bỏ bú: Thường có dấu hiệu suy yếu, khát nước và tiêu chảy ra
nước. Một số trường hợp còn có máu trong phân, phân có những màu sắc khác
thường. Mắt nhắm do thiếu nước nên trọng lượng lợn giảm nhanh, ở thể nặng có thể
tử vong, cũng có trường hợp lợn khỏe nhưng do nhiễm bệnh có thể tử vong, không để
lại những dấu hiệu bên ngoài và chỉ tiêu chảy thành từng đợt.
Heo con mắc bệnh yếu đi rất nhanh nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông
xù và chết (tỷ lệ chết có thể lên đến 80-90%).


Một dạng tiêu chảy phân trắng điển hình do E. Coli

* Chẩn đoán - chữa trị và phòng bệnh
Để điều trị khỏi bệnh người ta làm phép thử phân để tìm hiểu chính xác nguyên nhân
gây bệnh. Đơn giản bằng cách ngâm giấy có chứa khuẩn E.Coli vào dịch kiềm (màu
xanh) nếu nhiễm E.Coli thì nó sẽ chuyển sang màu hồng. Đối với những gia đình
không có điều kiện thì nên báo cho bác sĩ thú y để kiểm tra cụ thể bệnh tình và có
phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra nên thực hiện một số vấn đề phòng tránh
sau:
- Cho heo bú ngay từ khi lọt lòng vì sữa đầu có chứa hàm lượng dưỡng chất cao. Cho
heo con bú càng sớm càng tốt, sau 24 giờ chất kháng thể trong sữa mẹ sẽ giảm trong
khi đó men tiêu hóa chất đạm lại hoạt động mạnh gây phá hủy các kháng thể trong
sữa đầu.
- Nên tiêm phòng cho heo mẹ và heo con, (dịch tả, thương hàn, tiêu chảy vì khuẩn
E.Coli…) để tạo miễn dịch tốt.
- Vệ sinh cuống rốn tốt cho heo con sơ sinh, nếu không sẽ bị viêm nhiễm và phát sinh
bệnh. Nên cắt rốn, sát trùng bằng iodine liên tục cho đến khi rốn rụng.
- Cung cấp dưỡng chất sắt cho heo con để hạn chế nguy cơ thiếu máu dẫn đến tiêu

chảy.
- Phòng bệnh cho heo mẹ để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử
cung và mất sữa).
- Vệ sinh chuồng trại, cho ăn vệ sinh, đủ chất, đủ nước, nước uống phải sạch sẽ, nên
cho kín chuồng khi trời lạnh và thoáng mát về mùa hè.

- Thể phù thủng: vi khuẩn E.coli gây bệnh phát triển trong niêm mạc ruột làm sản
sinh độc tố phá hủy mao mạch dẫn đến phù thủng khắp cơ thể. Bệnh thường xảy ra


trên heo cai sữa hoặc sau cai sữa 1-3 tuần tuổi. Bệnh thường xảy ra trên những con
lớn nhất đàn sau lây qua những con khác.
* Nguyên nhân: do chuồng trại vệ sinh không tốt, ẩm thấp. E.coli có sẵn trong cơ
thể kết hợp với stress khi tách mẹ thì sẽ nhân lên nhanh trong ruột. Thay đổi thức ăn
đột ngột, heo con không còn được bú do đó sẽ ăn quá nhiều thức ăn dẫn đến không
tiêu hóa hết thức ăn.
* Triệu chứng: lúc mới nhiễm bệnh heo có dấu hiệu kém ăn, kém linh hoạt. Bệnh
thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và trên heo lớn
trội của bầy. Ở thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù,ở
thể cấp tính, bệnh diễn biến 2-3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày
thứ 3 có triệu chứng phù.
Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai,
đôi khi sưng cả mặt. Ngoài ra heo cũng dễ bị phù não do não bị chèn ép bởi dịch thoát
ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn đến triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi
chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng. Đồng thời do
thủy thủng ở thanh quản nên heo bệnh thường hay kêu en ét giống tiếng chim.
* Bệnh tích: vùng mỡ liên kết dưới da bị thủy thủng,hạch bẹn, hạch ruột bị thủy
thủng, phù thủng ở màng treo ruột. Thủy thủng mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh
quản.
*Phòng trị: bằng mọi biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng và tránh mọi

nguyên nhân dẫn đến stress như chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, giữ chuồng khô ráo,
ấm áp, sạch sẽ. Thức ăn và nước uống phải chất lượng hợp vệ sinh. Tập cho heo con
ăn sớm, cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp... Đồng thời chú ý sát trùng chuồng trại
thường xuyên. Nên giảm bớt 50% thức ăn trong 2 ngày đầu sau cai sữa và trộn thêm
kháng sinh vào thức ăn
*Điều trị: Việc điều trị chỉ có kết quả khi chưa nhiễm độc tố vào máu, chưa có
triệu chứng phù thủng. Khi heo đã mắc bệnh nên tiến hành cách ly và phòng bệnh cho
toàn đàn. Cung cấp thêm các vitamin, chất điện giải, tăng sức đề kháng, nhằm tăng
hiệu quả điều trị đồng thời sử dụng các sản phẩm điều trị đặc hiệu có bán trên thị
trường.


Formatted: Font: 22 pt

Bệnh viêm khớp trên lợn con sơ sinh

ĐẶC ĐIỂM: -Viêm đa khớp trên heo con sơ sinh là một
trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong trên
heo trước cai sữa. -Vi khuẩn xâm nhập qua đường
miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng,
các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền

Deleted: <sp>

chuồng, qua vết thiến.

Deleted: []¶

TRIỆU CHỨNG:
-Heo con đi khập khiểng từ 3-4 ngày tuổi, khớp chân sưng

lên vào ngày 7-15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy
ra lúc 2-5 tuần tuổi.
-Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn
chân.





PHÒNG BỆNH:
-Vệ sinh sát trùng chuồng sinh thật kỹ lưỡng bằng
ANTIVIRUS-FMB, PIVIDINE.
-Các dụng cụ bấm răng, cắt đuôi, thiến,..phải được đun sôi,
sát trùng.
-Nền chuồng, thành chuồng không được gồ ghề, thô nhám


-Sát trùng rốn bằng cồn iod.
-Cho heo con bú đầy đủ sữa đầu

ĐIỀU TRỊ
-Sử sụng kháng sinh tiêm toàn thân và tiêm vào khớp:
LINCOCIN 10%, AMPICOLI-D, ALISTIN,
AMOSONE, AMOXIGEN
-Bồi bổ cơ thể giúp cho heo mau phục hồi sức khỏe:
TALUTO, VITAVET AD3E.
-Vệ sinh sát trùng chuồng trại: PIVIDINE,
ANTIVIRUS-FMB
-Cần chữa trị sớm ngay khi mới phát hiện heo đi khập
khiểng



Bệnh tiêu chảy phân trắng trên heo con

NGUYÊN NHÂN: Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con
thường gây chết heo con do nhiễm độc tố vi trùng và do
mất nước, tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi trùng
E.coli, Salmonella (S. cholerasuis, S. typhisuis) và đóng
vai trò phụ là vi trùng: Proteus, Streptococus. Bệnh
xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và suốt
trong thời kỳ bú mẹ.
TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH:
* Thể gây chết nhanh: chủ yếu ở heo từ 4-15 ngày tuổi,
sau 1-2 ngày đi phân trắng heo con gầy sút rất nhanh, kém
bú rồi bỏ bú hẳn, đi đứng xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt
nhạt, bốn chân lạnh. Có con hay đứng riêng một chỗ và thở
nhanh, tiêu phân lỏng. Màu phân từ xanh đen biến thành
màu xám (màu tro bếp), rồi màu trắng đục, trắng hơi vàng.
Mùi tanh, khắm. Phân dính vào mông, đuôi, bệnh kéo dài
2-4 ngày. Heo suy nhược, trước khi chết có hiện tượng co
giật hoặc run.


* Thể kéo dài: heo từ 20 ngày tuổi trở lên hay mắc thể này,
bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày, heo bú kém, phân màu trắng
đục, trắng hơi vàng. Có con mắt có ghèn, có quần thâm
quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không lành, heo suy
nhược rồi chết sau hàng tuần bị bệnh.



BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
* Phòng bệnh
- Heo con sau khi sinh nên cho bú đủ sữa đầu, úm liên tục
đến 2 tuần. Tiêm sắt đầy đủ (IRON DEXTRAN 10% hoặc
IRON DEXTRAN B12: 1 ml/ con vào ngày thứ 3 và 1 ml/
con vào ngày thứ 10).
- Vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng PIVIDINE hoặc
ANTIVIRUS-FMB (dùng 2-3 ml thuốc hoà trong 1 lít
nước, phun thuốc mỗi tuần 1-2 lần).
- Giữ ấm cho heo con.


-Tập heo con ăn bằng thức ăn dễ tiêu hoá như SWINE
MILK.
-Tiêm VITAVET AD3E: 1 ml/ con, mỗi tuần tiêm 1 lần.
* Trị bệnh
Dùng kháng sinh, thuốc trợ sức và cấp chất điện giải cho
heo.
- kháng sinh: Chọn 1 trong các loại kháng sinh sau:
+ C.F.G, SG.ANTI-E.COLI, NEO-PEC: 1-2 ml/con/ lần,
cho uống trực tiếp ngày 2 lần, liên tục 2-3 ngày.
+SAPECTYL: 2 ml/ 5-7 kg thể trọng/ lần, cho uống trực
tiếp ngày 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
+ Nếu bệnh kéo dài nên kết hợp kháng sinh tiêm:
COLIGEN hoặc SG.ENRO-COLISTIN (1 ml/ 5 kg thể
trọng, ngày 1 lần trong 2-3 ngày)


- Trợ sức: B.COMPLEX-C: 1 ml/ 5-10 kg thể trọng, ngày
tiêm 1 lần cho đến khi hết bệnh.

- Cấp nước: SG.GLUCOSE 5%: tiêm vào xoang bụng 200
ml/ con/ ngày.
- Cấp chất điện giải: ELECTROLYTE - C: hoà tan 1g/ 2
lít nước, cho uống tự do.


Điều trị hiệu quả bệnh đường hô
hấp cho gia súc


Bệnh hô hấp trên gia súc có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong
năm, phổ biến nhất là giai đoạn chuyển mùa. Hiện nay, thời tiết nắng nóng
gay gắt cũng là thời điểm có tỉ lệ bệnh tăng cao và có thể gây chết đột ngột
cho gia súc là nỗi lo của bà con chăn nuôi.
* Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: Có thể do vi khuẩn hay virus,
Thí dụ:
- Trên heo: Bệnh Tai xanh (Porcine Respiratory Repreduction
Syndrome – PRRS do virus Lelystar), Bệnh Viêm phổi-màng phổi (do
Actinobacillus
multocida),Viêm

pleuropneumonia),
teo

xoang

Tụ

mũi


huyết
truyền

trùng

(do

Pasteurella

nhiễm

(do

Bordetella

bronchiseptica), Viêm phổi, khớp, xoang và màng não (bệnh Glasser do
Haemophillus parasuis), Hô hấp mãn tính (Suyễn heo do Mycoplasma
hyopneumoniae)
- Trên trâu, bò: Viêm phổi ( do Mannheimia haemolytica), Tụ huyết
trùng (Pasteurella multocida), Viêm não-màng não huyết khối, viêm phổi,
sảo thai, viêm khớp, viêm cơ tim và nhiễm trùng máu (do Histophilus
somni), Viêm vú (Mycoplasma bovis), Viêm kết-giác mạc (do Moraxella
bovis)


- Trên chó: Ho cũi chó ( do Bordetella bronchiseptica), Nhiễm khuẩn
kế phát các bệnh do virus như Caré, Phó cúm,…gây viêm đường hô hấp do
Pasteurella,

Mycoplasma,


Bordetella,

Staphylococcus,

Streptococcus,

Pseudomonas spp,…
* Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh đường hô hấp rất đa dạng, nhưng
triệu chứng chung là: mệt mỏi, mũi ướt hoặc chảy mũi, sốt, chảy nước mắt,
tai rũ, thở khó, thở bụng, tím tái và lạnh phần mõm, chót tai, cuối các chi. Có
thể có dịch mũi đặc (màu trắng, hoặc hơi xanh như mủ), hoặc chảy nhiều
nước dãi, phù nề hầu (bệnh Tụ huyết trùng), Có thể có kèm các rối loạn sinh
sản trong bệnh Tai xanh,…
* Điều trị: Do đặc điểm bệnh phát rất nhanh (bệnh tụ huyết trùng,
Viêm dính phổi-màng phổi) nên việc điều trị cần phải khẩn cấp, thuốc cần
phải chọn lựa dạng tác dụng nhanh và kéo dài để cắt cơn ở những lần tái
phát sau đó. Ngoài ra, thuốc cũng phải mang tính đặc trị đối với những vi
khuẩn đặc biệt như Mycoplasma sp, Heamophilus,…thì mới diệt được mầm
bệnh. Đối với một số bệnh do virus gây giảm sức đề kháng cho gia súc, dễ
gây kế phát các bệnh khác như Tai xanh trên heo, Caré trên chó, … thì việc
điều trị là không thể. Trường hợp kết hợp nhiều biện pháp để nâng sức cho
gia súc, điều trị triệu chứng và phòng tránh nhiễm trùng kế phát bằng kháng


sinh thì liều trình sẽ kéo dài (có thể khoảng 7-10 ngày), hiệu quả thấp
(khoảng 50-60 %), và chi phí cũng như công sức sẽ rất lớn.
Hiện nay Cty Vemedim có một dạng sản phẩm đặc trị bệnh hô hấp
cho gia súc: Tulavitryl sử dụng với một liều duy nhất 1ml/40 kg thể trọng.
Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài giúp chặn đứng ngay cơn kịch phát,

hiệu quả kéo dài giúp ngăn ngững cơn kế phát sau đó. Với phổ kháng khuẩn
rộng tác động chuyên trên các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ giúp điều
trị khỏi hầu hết các bệnh hô hấp tránh tình trạng điều trị không hiệu quả do
điều kiện chẩn đoán thường dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra với đặc
điểm hàm lượng thuốc lưu trữ lâu trong huyết tương, trong mô phổi,
Tulavitryl còn có thể giúp ích cho việc phòng các nhiễm trùng kế phát do
suy giảm sức đề kháng bởi các bệnh do virus như Tai xanh, Caré,…
Liều trình cụ thể có thể áp dụng như sau:
Tulavitryl: 1ml/40 kg thể trọng, 1 liều duy nhất
Furo: 1ml/20 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục (có thể nên
tiêm vào buổi chiều tối)
VimeLiptyl: 1ml/10 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục


Bromhexine: 1ml/10 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục
Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục
Nâng sức, nâng lực gia súc bằng các loại vitamin: Vimekat, Vime
Canlamin, B complex fortified…


Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên heo
NGUYÊN NHÂN: Do vi khuẩn Pasteurella multocida
gây ra với tính chất dịch lẻ tẻ. Đặc điểm của bệnh là gây
nhiễm trùng máu, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp
(chủ yếu gây viêm phổi). Bệnh thường ghép với bệnh
dịch tả, suyễn heo do Mycoplasma.
TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH:
* Thể quá cấp: bệnh diễn biến rất nhanh trong vòng 12-24
giờ, heo sốt cao 410C, nằm yên một chỗ, bỏ ăn, thở khó có
thể sưng ở hầu và xuất hiện những vết đỏ (nâu, tím) ở

cuống tai, cổ, da bụng, lưng...
* Thể cấp tính:
- Sốt cao 40,50C-410C
- Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng, sau đặc dần, có thể
có mủ hoặc đôi khi có máu, rất khó thở . Mổ khám thấy
phổi viêm xuất huyết hoặc phổi cứng như gan (hoá gan)
- Sưng hầu có khi lan rộng ra cổ và cằm.


- Xuất huyết ở tai, vùng da cổ, bụng,
lưng.
* Thể mãn tính
- Bệnh kéo dài 3-6 tuần.
- Heo gầy còm, thở khó, ho nhiều có thể tiêu chảy liên
miên.
- Có khi thấy viêm khớp (khớp đầu gối), da bong vảy (vùng
bị đỏ trước đó), đi đứng không vững.

Hình: niêm mạc mũi sưng đỏ


Hình: phổi cứng lại kèm theo xuất huyết


Hình: phổi hóa gan

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
* Phòng bệnh:



×