Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kỹ năng giao tiếp tốt trong thời đại mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.76 KB, 15 trang )

GIAO TIẾP TỐT KỸ NĂNG SỐNG
TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Xuất bản 2018


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá nh ư bây gi ờ r ất c ần cho mình
mối quan hệ cũng như cách nói chuyện với đồng nghiệp sao tốt nh ất...Và
đây tài liệu này giúp các bạn làm sao để nói chuy ện tốt khi g ặp m ọi tr ường
hợp dù là khó nhất.Đây có khá nhiều phương pháp bạn nên ch ọn lọc
những ý chính tốt nhất phù hợp với bạn .Độc lập công vi ệc không th ể giúp
thăng tiến mà cần sự hoà đồng trong công việc nhất là công việc nhóm.Các
bạn xem và có tham khảo thêm.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP
CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
CHƯƠNG 3 CÁC VẬN HÀNH
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP
1.Giao tiếp là gì

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và
người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông th ường, giao tiếp
trải qua ba trạng thái:
1.


Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;

2.

Hiểu biết lẫn nhau;

3.

Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

2. Phân loại
-Theo hoạt động
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:


Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình
thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha
me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng x ử riêng
trong xã hội.



Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn
ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã
hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nh ưng
khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (nh ư
quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị
cáo...).



Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy
định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ
theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong
cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có
được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.
Theo tính chất


Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:


Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực
tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và ph ương th ức
phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp
gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác
như: thư từ, fax, email,…



Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai
người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập th ể)và giao tiếp xã
hội (quốc gia, quốc tế,..).



Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao
tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo
một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không
có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn ph ải tuân
theo các thông lệ, quy ước thông thường.




Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao
tiếp kinh doanh...

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta th ường nghĩ đến giao tiếp
bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả
về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.


CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
1. Tinh thần và thái độ sống tích cực.

Học cách giao tiếp tốt chính là cải thiện từng bước sự nghiệp của bạn


Quan trọng hơn, thái độ sống tích cực đó cần được mọi người nhìn thấy và
truyền cảm hứng cho những người đối diện.

2. Luôn nói chuyện một cách cẩn trọng với m ột tông gi ọng thân
thiện.
Người giao tiếp giỏi nhất là người có cách giao tiếp tốt và nói chuy ện m ột
cách tự tin và khoan thai, thong thả. Cách nói chuy ện này khiến h ọ tr ở
thành người rất dễ chịu. Đó cũng chính là vũ khí cho kỹ năng thuyết
phục của họ.
3. Chú ý đến người đối diện khi đang giao tiếp.
-Sử dụng cuộc nói chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác ch ứ
không phải là cơ hội để nâng cao bản thân. “Nên nh ớ rằng vi ệc đề cao b ản
thân có thể làm thỏa mãn cái tôi của bạn nhưng không phải là cách bạn

hấp dẫn mọi người hay để kết bạn” – Hill nói.
4. Giữ vững sự điềm tĩnh của mình trong mọi tình huống.
Một phản ứng mạnh mẽ với bất cứ điều gì, dù tiêu cực hay tích c ực đ ều đ ể
lại một ấn tượng không tốt với mọi người. “Hãy nhớ sự im lặng có th ể
được nhiều hơn là lời nói giận dữ của bạn”.


5. Kiên nhẫn.

Một trong những kỹ năng quan trọng để có cách giao tiếp tốt là lắng nghe
và quan sát
Hãy nhớ rằng: thời gian, lời nói, hành vi được tôi luy ện trong sự “Nh ẫn” sẽ
đem lại cho bạn những cơ hội lớn hơn những người thiếu kiên nh ẫn. Đó
cũng là một cách rèn luyện để có được cách giao tiếp tốt.
6. Cởi mở.
Những người chỉ thích “đóng cửa” với những ý tưởng cố định và ch ỉ thích
kết nối với những người giống mình, thì họ không chỉ đang bỏ lỡ c ơ hội
phát triển cá nhân mà còn là cơ hội thúc đẩy nghề nghiệp. Hãy học cách
giao tiếp, cởi mở hơn sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho bạn.
7.Cười khi nói chuyện với người khác.
Tài sản lớn nhất của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt’s là “nụ c ười
triệu đô” của ông. Mỗi cuộc nói chuyện của ông v ới mọi ng ười tr ở nên d ễ


chịu và ấn tượng hơn nhờ nụ cười thân thiện này. Học cách giao tiếp
tốt đôi khi chỉ là học cách nở một nụ cười với người khác.
8.Biết không phải tất cả mọi suy nghĩ đều cần phải được th ể hiện.
Ngay cả khi có những suy nghĩ là đúng nhưng họ cũng không th ể hiện n ếu
nó xúc phạm hoặc làm tổn thương giá trị của người khác. Và đây chính
là cách giao tiếp hiệu quả: Hãy nói những điều “th ực sự” cần thiết.

9. Không trì hoãn.
Trì hoãn giao tiếp chỉ khiến mọi người nghĩ bạn sợ hành động, và “nh ững
người thành công không làm điều đó” – Hill nói.
10. Làm ít nhất một việc tốt mỗi ngày.
Người giao tế giỏi nhất là người luôn giúp người khác mà không kỳ v ọng
mình được trả ơn.
11.Tìm bài học trong thất bại.
Mọi người ngưỡng mộ những người biết đứng dậy từ thất bại chứ không
phải cứ đắm chìm trong đó.


Khi nhìn vào thất bại, có thể bạn sẽ bất ngờ về những bài học nó đem cho
bản thân mình
12. Có cách giao tiếp tốt với người đang nói chuyện với h ọ cứ nh ư
người đó là người quan trọng nhất thế gian.
Người khéo léo biết sử dụng những cuộc trò chuyện như một cơ hội để học
hỏi người khác và tạo điều kiện cho đối phương có th ời gian đ ể chia s ẻ. Ở
tình hướng này kỹ năng giao tiếp ứng xử.
13. Biết cách ca ngợi người khác đúng lúc, đúng ch ỗ.
Không ca ngợi quá mức khiến lời khen trở nên giả tạo, sáo rỗng. H ọ ca
ngợi người khác một cách chân chính mà không bị quá nhiều.
14. Có một người nào đó mà họ tin tưởng luôn chỉ ra sai sót.
Những người thành công không giả vờ đáng yêu; họ đáng yêu bởi vì họ
biết quan tâm đến tư cách đạo đức và danh tiếng, lòng tự trọng của mình.


Bên họ luôn có một người tâm giao thành thật với họ để có th ể chia s ẻ,
góp ý và thay đổi theo hướng tiến bộ.
Tóm lại, tạo ra ấn tượng tốt khi trò chuyện là một điều cần phải học
tập mỗi ngày. Và với những điều trên hi vọng rằng bạn sẽ có nh ững bài

học về cách giao tiếp tốt nơi công sở bạn nhé.


CHƯƠNG 3 CÁC VẬN HÀNH
1. Mỉm cười một cách tự nhiên
Không gì đẹp hơn một nụ cười từ trong tâm của bạn. Khi bạn mỉm cười một
cách chân thật, người đối diện có thể cảm nhận được sự vui vẻ của bạn, cũng có
thể cảm nhận được sự ấm áp của bạn. Và điều đó khiến người ta bất giác cảm
thấy gần gũi hơn, cũng tự nhiên muốn cởi mở hơn với bạn.
2. Thả lỏng người và tỏ ra cởi mở
Có thể bạn sẽ hơi run một chút khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là những
người mà bạn đang cố sức gây ấn tượng tốt trước mặt họ. Nhưng ở những
trường hợp như vậy, tốt hơn hết hãy cứ coi mọi chuyện bình thường đi và hít
thở sâu, thả lỏng người, nói chậm, tự nhiên, cởi mở… mọi chuyện đều sẽ ổn cả
thôi.
3. Khen người khác chân thành
Tất cả mọi người đều thích nhận về những lời khen ngợi, đây là một chân lý.
Việc bạn trao đi lời khen có thể khiến họ lên tinh thần rất nhiều, và họ sẽ muốn
nói lời cảm ơn bạn. Tuy nhiên đừng vì thế mà cố tỏ ra giả tạo hoặc khen một
cách máy móc cũng như xu nịnh, hãy biết điểm dừng bởi ranh giới giữa lời khen
thành thật và xu nịnh rất mong manh.

4. Giao tiếp bằng mắt


Ai đó đã từng nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vậy nên trong một số trường hợp,
kể cả khi bạn không biết diễn đạt bằng ngôn từ cho phù hợp, bạn vẫn có thể
truyền tải ngụ ý của mình thông qua ánh mắt. Tránh chớp mắt quá nhiều, hoặc
đảo mắt qua lại, điều này sẽ khiến người đối diện có cảm giác bất an và cho
rằng bạn gian xảo đấy.

5. Lời chào đi trước
Kể cả khi bạn chưa biết bắt đầu câu chuyện như thế nào, cũng hãy chào hỏi thật
to và rõ ràng. Điều đó cho người đối diện cảm giác bạn đang rất tôn trọng họ, và
vì vậy họ cũng sẽ sẵn lòng lắng nghe mọi điều mà bạn chia sẻ. Chưa kể, người
Việt mình vẫn có câu "lời chào cao hơn mâm cỗ" mà.
6. Tiết lộ những khiếm khuyết của bạn
Chúng ta vẫn nghi ngại việc tiết lộ khiếm khuyết của mình cho người khác và
luôn có xu hướng giấu nhẹm đi, vì chúng ta xấu hổ, vì chúng ta nghĩ tốt đẹp mới
khoe ra còn xấu xa thì đậy lại. Nhưng đôi khi bạn vẫn cần thành thật ngay từ
đầu, và chẳng ai đánh giá điểm khiếm khuyết của bạn cả, họ sẽ cảm thông với
bạn hơn, đồng thời còn đề cao sự thật thà và dũng cảm nơi bạn.

7. Những cái "chạm"
Có một sự thật không thể chối cãi là: đôi khi, sự va chạm cơ thể có tác dụng
khiến người ta "xao xuyến" hơn một vạn lần lời nói. Và với những ai sử dụng
tuyệt chiêu này một cách khéo léo, coi như là họ đã biết "thả thính" ở một level
cao cấp rồi đấy. Tất nhiên, bạn vẫn nên lưu ý để sao cho sự va chạm hữu ý như
vô tình, đừng quá vồ vập, đừng quá mạnh bạo, dễ khiến người ta hoảng sợ và
đánh giá bạn là một kẻ "biến thái" nhé.
8. Hơi nhoài người về phía trước
Đây chính là thủ thuật nhỏ trong giao tiếp, báo hiệu cho người đối diện biết rằng
bạn đang rất hào hứng với câu chuyện của họ, bạn đang chăm chú lắng nghe
đây. Và điều này sẽ tiếp thêm động lực cho người ấy tiếp tục cuộc chuyện trò
với bạn.


9. Sự tương tác
Sẽ chẳng ai muốn nói chuyện với một người ngồi im như khúc gỗ và không đưa
ra bất kỳ sự tương tác nào. Cho dù bạn có xinh đẹp xuất thần, thì việc bạn
không có sự tương tác vẫn khiến bạn bị đánh giá là "kém duyên". Và ngược lại,

khi bạn chăm chỉ tương tác qua lại với người đối diện, họ sẽ cứ muốn nói
chuyện với bạn hoài, nói mãi không thôi cũng được.


CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
1.Lợi ích khi bạn giao tiếp tốt
-Giúp cuộc sống tốt đẹp hơn
-Thăng tiến cuộc sống
-Có mối quan hệ với mọi người tốt hơn
-Và nhiều các lợi khác bạn sẽ tìm được trong cuộc sống
2. Kết luận
-Việc giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống
-Những cái nhỏ nhặt đảm bảo bạn sẽ trải nghiệp tốt h ơn trong th ời đ ại
mới



×